Thông tư 34/2015/TT-BGDĐT

Thông tư 34/2015/TT-BGDĐT về Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Thái và M'Nông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Nội dung toàn văn Thông tư 34/2015/TT-BGDĐT chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Thái M'Nông


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 34/2015/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2015

 

THÔNG TƯ

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN DẠY TIẾNG THÁI VÀ M’NÔNG

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 07/2013/NĐ-CP ngày 09/01/2013 của Chính phủ sửa đổi điểm b, khoản 13 Điều 13 của Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Căn cứ Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 07 năm 2010 của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên;

Theo biên bản họp thẩm định ngày 28 tháng 8 năm 2015 của Hội đồng thẩm định Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Thái và M’Nông;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục,

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư ban hành Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Thái và M’Nông.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này các Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số, bao gồm:

1. Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Thái.

2. Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng M’Nông.

Điều 2. Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Thái và M’Nông ban hành kèm theo Thông tư này là cơ sở để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên biên soạn tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Thái và M’Nông và triển khai các hoạt động dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học của giảng viên, học viên theo chương trình.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 2 năm 2016.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo, Hiệu trưởng các trường cao đẳng sư phạm, đại học sư phạm, Giám đốc các đại học có trường đại học sư phạm, hiệu trưởng các trường đại học có khoa sư phạm chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./. 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban VHGD TNTNNĐ của Quốc hội;
- Ban Tuyên giáo TW;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Bộ Tư pháp (Cục KTVBQPPL);
- Uỷ ban dân tộc;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Như Điều 3 (để thực hiện);
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, Cục NG&CBQLCSGD, Vụ PC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Nghĩa

 

CHƯƠNG TRÌNH

BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN DẠY TIẾNG THÁI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 34/2015/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Củng cố và phát triển những hiểu biết về ngôn ngữ, văn hóa và năng lực dạy học tiếng Thái cho đội ngũ giáo viên dạy học tiếng Thái trong các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục phổ thông) và trung tâm giáo dục thường xuyên.

2. Mục tiêu cụ thể

Sau khi hoàn thành Chương trình bồi dưỡng, học viên đạt được các mục tiêu cụ thể như sau:

- Nắm vững và thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số nói chung, tiếng Thái nói riêng, từ đó hiểu đúng vai trò, tầm quan trọng của việc dạy tiếng dân tộc thiểu số ở vùng dân tộc thiểu số, góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có dân tộc Thái;

- Nắm vững những đặc điểm cơ bản của ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp tiếng Thái trong so sánh với ngôn ngữ tiếng Việt; Những đặc điểm đặc trưng, cơ bản của văn hóa, văn học dân tộc Thái;

- Nắm vững lí luận và phương pháp dạy học tiếng Thái, các hình thức tổ chức, quản lí dạy học, các phương pháp cơ bản về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập;

- Nâng cao các năng lực cơ bản trong dạy học tiếng Thái: Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường dạy học; Năng lực xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học trên cơ sở phát huy được những hiểu biết đã có của người học về ngôn ngữ và văn hóa Thái; Năng lực sử dụng sáng tạo các phương tiện dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của người học; Kĩ năng kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học; Năng lực giao tiếp, ứng xử; Năng lực tổ chức, quản lí, quan sát, nhận xét giờ học; Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn dạy học phù hợp với đặc thù môn học; Năng lực tự học, tự bồi dưỡng, tích lũy kiến thức về ngôn ngữ, văn hóa và phương pháp dạy học tiếng Thái;

- Nâng cao ý thức giáo dục học sinh, cộng đồng bảo tồn, phát triển tiếng nói, chữ viết và văn hóa Thái, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

II. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG

1. Giáo viên dạy học tiếng Thái trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.

2. Giáo viên sử dụng thông thạo tiếng Thái (nghe, nói, đọc, viết), có nguyện vọng dạy học tiếng Thái nhưng chưa qua các lớp đào tạo hoặc bồi dưỡng dạy học tiếng Thái.

III. CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG Khối lượng kiến thức

Tổng khối lượng kiến thức tối thiểu là 165 tiết, được chia thành 3 khối kiến thức như sau:

- Một số vấn đề chung về dạy học tiếng dân tộc thiểu số: 15 tiết

- Kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Thái: 90 tiết

- Phương pháp dạy học tiếng Thái trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên: 60 tiết

Nội dung Chương trình

TT

Nội dung

Tổng số tiết

Số tiết

thuyết

Thực hành

1.

Một số vấn đề chung về dạy tiếng dân tộc thiểu số

15

15

0

a)

Vai trò, ý nghĩa của việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số nói chung, tiếng Thái nói riêng ở vùng dân tộc thiểu số

2

2

0

b)

Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số ở vùng dân tộc thiểu số

3

3

0

c)

Xu hướng phát triển của việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số ở vùng dân tộc thiểu số

2

2

0

d)

Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Thái

8

8

0

2.

Kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Thái

90

45

45

a)

Kiến thức cơ bản về tiếng Thái - những đặc điểm của tiếng Thái trong so sánh với tiếng Việt

70

35

35

 

- Ngữ âm và chữ viết tiếng Thái - những đặc điểm cơ bản của ngữ âm và chữ viết tiếng Thái trong so sánh với tiếng Việt; Phương ngữ trong tiếng Thái.

30

15

15

- Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Thái - những đặc điểm cơ bản của từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Thái trong so sánh với tiếng Việt.

20

10

10

- Ngữ pháp tiếng Thái - những đặc điểm cơ bản của ngữ pháp tiếng Thái trong so sánh với tiếng Việt.

20

10

10

b)

Kiến thức cơ bản về văn hóa và văn học dân tộc Thái

20

7

13

- Một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng dân tộc Thái.

2

1

1

- Văn hóa dân tộc Thái - những đặc điểm đặc trưng, cơ bản của văn hóa Thái.

8

3

5

- Văn học dân tộc Thái - những đặc điểm đặc trưng, cơ bản của văn học Thái.

10

3

7

3.

Phương pháp dạy học tiếng Thái trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên

60

21

39

a)

Chương trình tiếng Thái trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên

5

5

0

b)

Các nguyên tắc và quan điểm cơ bản của việc dạy học tiếng Thái trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên

1

1

0

c)

Các phương pháp, kĩ thuật và phương tiện dạy học tiếng Thái trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên

20

8

12

- Một số phương pháp dạy học tiếng Thái với tư cách tiếng mẹ đẻ (Phương pháp giao tiếp, Phương pháp phân tích ngôn ngữ, Phương pháp thực hành, luyện tập,…).

5

2

3

- Một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực (Dạy học đặt và giải quyết vấn đề; Dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ; Học theo hợp đồng; Học theo dự án; Dạy học theo chu trình trải nghiệm,…) và phương tiện dạy học tiếng Thái.

15

6

9

d)

Các hình thức tổ chức và quản lí hoạt động bồi dưỡng tiếng Thái

2

1

1

đ)

Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng tiếng Thái

3

1

2

e)

Thực hành dạy học tiếng Thái trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên

14

2

12

- Thiết kế kế hoạch bài học môn Tiếng Thái theo phương pháp dạy học tích cực và phát triển năng lực người học

3

1

2

- Thực hành kĩ năng dạy học tiếng Thái theo quan điểm giao tiếp và phương pháp dạy học tích cực và phát triển năng lực người học.

5

0

5

- Dự giờ và quan sát lớp học; phân tích, đánh giá giờ học tiếng Thái theo hướng Nghiên cứu bài học.

6

1

5

g)

Dạy học phát triển kĩ năng giao tiếp tiếng Thái cho học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên

15

3

12

- Dạy học phát triển kĩ năng nghe, nói tiếng Thái.

5

1

4

- Dạy học phát triển kĩ năng đọc tiếng Thái.

5

1

4

- Dạy học phát triển kĩ năng viết tiếng Thái.

5

1

4

Tổng cộng:

165

81

84

IV. MÔ TẢ CÁC KHỐI KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Một số vấn đề chung về dạy tiếng dân tộc thiểu số

a) Mục tiêu

Sau khi hoàn thành nội dung này, học viên đạt được các mục tiêu sau:

- Hiểu rõ tầm quan trọng của việc gìn giữ và phát huy tiếng nói và chữ viết tiếng Thái nói riêng và tiếng dân tộc thiểu số nói chung;

- Nắm vững một số vấn đề chung về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong dạy học tiếng dân tộc thiểu số nói chung, tiếng Thái nói riêng;

- Hiểu rõ vai trò và ý nghĩa của việc dạy học tiếng Thái; Các xu hướng phát triển của việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số để vận dụng được vào thực tiễn dạy học;

- Nắm vững Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Thái.

b) Nội dung

Gồm 4 chuyên đề:

Chuyên đề 1: Vai trò, ý nghĩa của việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số nói chung, tiếng Thái nói riêng ở vùng dân tộc thiểu số.

Chuyên đề 2: Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về dạy học tiếng dân tộc thiểu số ở vùng dân tộc thiểu số.

Chuyên đề 3: Xu hướng phát triển của việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số ở vùng dân tộc thiểu số.

Chuyên đề 4: Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Thái.

2. Kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Thái

a) Mục tiêu

Sau khi hoàn thành nội dung này, học viên đạt được các mục tiêu sau:

- Nắm vững các kiến thức cơ bản về ngữ âm, chữ viết, từ vựng, ngữ pháp tiếng Thái trong so sánh với ngôn ngữ tiếng Việt;

- Nắm vững những đặc điểm đặc trưng, cơ bản của văn hóa, văn học dân tộc Thái để vận dụng được vào thực tiễn dạy học. b) Nội dung

Gồm 6 chuyên đề, trong đó các chuyên đề 1, 2 và 3 trình bày nhóm kiến thức cơ bản về tiếng Thái - những đặc điểm của tiếng Thái trong so sánh với tiếng Việt; Chuyên đề 4, 5 và 6 trình bày nhóm kiến thức cơ bản về văn hóa, văn học dân tộc Thái.

Chuyên đề 1: Ngữ âm và chữ viết tiếng Thái - những đặc điểm cơ bản của ngữ âm và chữ viết tiếng Thái trong so sánh với tiếng Việt; Phương ngữ trong tiếng Thái:

+ Âm và chữ cái; Dấu thanh, âm vực; Vần và cấu tạo của vần; Hợp âm của nguyên âm; Một số nguyên âm có nghĩa tương đồng; Các kí tự đặc biệt; Tiếng, từ ngữ khó phát âm.

+ Phương ngữ và xử lí hiện tượng phương ngữ trong dạy học tiếng Thái.

Chuyên đề 2: Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Thái - những đặc điểm cơ bản của từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Thái trong so sánh với tiếng Việt:

+ Từ và các phương thức cấu tạo từ Thái; Từ địa phương và từ vay mượn.

+ Nghĩa của từ; Các biện pháp tu từ trong tiếng Thái.

Chuyên đề 3: Ngữ pháp tiếng Thái - những đặc điểm cơ bản của ngữ pháp tiếng Thái trong so sánh với tiếng Việt:

+ Nghi thức lời nói (chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi) trong tiếng Thái.

+ Các phương thức ngữ pháp tiếng Thái:

Từ đơn, từ ghép; Danh từ, động từ, tính từ, đại từ (chỉ ngôi, để hỏi); Từ (từ láy, từ vay mượn, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa);

Câu và cấu trúc một số mẫu câu đơn giản (câu đơn, câu hỏi); Một số thành phần phụ của câu; Câu ghép và một số cặp quan hệ từ nối các vế trong câu ghép.

Chuyên đề 4: Một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng dân tộc Thái.

Chuyên đề 5: Văn hóa dân tộc Thái - những đặc điểm đặc trưng, cơ bản của văn hóa Thái (tín ngưỡng, tôn giáo, lễ tục, phong tục, tập quán, kiến trúc, ẩm thực, trang phục, âm nhạc,…).

Chuyên đề 6: Văn học dân tộc Thái - những đặc điểm đặc trưng, cơ bản của văn học Thái (văn học dân gian, văn học viết).

3. Phương pháp dạy học tiếng Thái trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên

a) Mục tiêu

Sau khi hoàn thành nội dung này, học viên đạt được các mục tiêu sau:

- Hiểu và giảng dạy được chương trình tiếng Thái trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên;

- Hiểu và vận dụng được một số phương pháp dạy học tiếng Thái với tư cách dạy tiếng mẹ đẻ;

- Hiểu và vận dụng được một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực và phương tiện công nghệ thông tin hiện đại để nâng cao hiệu quả dạy học môn Tiếng Thái trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.

b) Nội dung

Gồm 7 chuyên đề:

Chuyên đề 1: Chương trình tiếng Thái trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên: mục tiêu, nội dung, chuẩn kiến thức kĩ năng, hướng dẫn thực hiện chương trình.

Chuyên đề 2: Các nguyên tắc và quan điểm cơ bản của việc dạy học môn Tiếng Thái trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên: các nguyên tắc và quan điểm dạy học tiếng mẹ đẻ (quan điểm giao tiếp, quan điểm tích hợp, quan điểm tích cực hóa hoạt động học tập của người học).

Chuyên đề 3: Các phương pháp, kĩ thuật và phương tiện dạy học môn Tiếng Thái trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên:

+ Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tiếng Thái với tư cách dạy học tiếng mẹ đẻ: Phương pháp giao tiếp; Phương pháp phân tích ngôn ngữ; Phương pháp thực hành luyện tập,…

+ Một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tiếng Thái theo các phương pháp dạy học tích cực: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề; Dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ; Học theo hợp đồng; Học theo dự án; Dạy học theo chu trình trải nghiệm,…

Chuyên đề 4: Các hình thức tổ chức và quản lí dạy học tiếng Thái: Các hình thức tổ chức và quản lí dạy học; Tổ chức và quản lí dạy học tiếng Thái theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh.

Chuyên đề 5: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Thái: Mục đích kiểm tra, đánh giá; Các kiến thức cơ bản liên quan đến kiểm tra, đánh giá; Các kĩ năng kiểm tra, đánh giá; Các hình thức và quy trình kiểm tra, đánh giá; Sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá.

Chuyên đề 6: Thực hành dạy học tiếng Thái trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên:

+Thiết kế kế hoạch bài học môn Tiếng Thái theo quan điểm giao tiếp, phương pháp dạy học tích cực và phát triển năng lực người học.

+ Thực hành kĩ năng dạy học môn Tiếng Thái theo quan điểm giao tiếp, phương pháp dạy học tích cực và phát triển năng lực người học.

+ Dự giờ và quan sát lớp học; Phân tích, đánh giá giờ học tiếng Thái theo hướng Nghiên cứu bài học.

Chuyên đề 7: Dạy học phát triển kĩ năng giao tiếp tiếng Thái cho học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên:

+ Dạy học phát triển kĩ năng nghe, nói tiếng Thái: Các kiến thức, kĩ năng và những yếu tố liên quan đến kĩ năng nghe, nói tiếng Thái; Cách thức rèn luyện và phát triển các kĩ năng nghe, nói tiếng Thái (kể chuyện, đóng vai, trình bày, diễn thuyết, tranh luận, thảo luận, trò chơi học tập,…)

+ Dạy học phát triển kĩ năng đọc tiếng Thái: Các kiến thức, kĩ năng và những yếu tố liên quan đến kĩ năng đọc tiếng Thái; Cách thức rèn luyện và phát triển kĩ năng đọc (đọc đúng, đọc lưu loát, đọc hiểu) các loại văn bản tiếng Thái.

+ Dạy học phát triển kĩ năng viết tiếng Thái: Kiến thức, kĩ năng và những yếu tố liên quan đến kĩ năng viết tiếng Thái; Cách thức rèn luyện và phát triển kĩ năng viết tiếng Thái (viết đúng chính tả, tạo lập các loại văn bản thông thường, phổ biến trong đời sống của người Thái).

V. YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

Chủ đề

Yêu cầu cần đạt

Kiến thức

Kĩ năng

1. Một số vấn đề chung về dạy tiếng dân tộc thiểu số

a) Vai trò, ý nghĩa của việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số nói chung, tiếng Thái nói riêng ở vùng dân tộc thiểu số

- Hiểu được vai trò và ý nghĩa của việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số nói chung, tiếng Thái nói riêng trong bảo tồn và phát huy truyền thống dân tộc, thực hiện quyền bình đẳng ngôn ngữ giữa các dân tộc; Hỗ trợ cho việc học tốt tiếng Việt của học sinh.

 

b) Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số ở vùng dân tộc thiểu số

- Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số nói chung, tiếng Thái nói riêng ở vùng dân tộc thiểu số.

- Có kĩ năng tìm hiểu, cập nhật các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng Thái để vận dụng vào thực tiễn dạy học.

- Có kĩ năng đề xuất, tham vấn các chính sách có liên quan đến dạy học tiếng dân tộc thiểu số nói chung, tiếng Thái nói riêng.

c) Xu hướng phát triển của việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số ở vùng dân tộc thiểu số

- Hiểu và phân tích được các xu hướng phát triển của việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số nói chung và tiếng Thái nói riêng ở vùng dân tộc thiểu số.

- Có kĩ năng đề xuất các giải pháp (đề tài, dự án) dạy học tiếng dân tộc nhằm nâng cao chất lượng dạy học; Bảo tồn, phát triển ngôn ngữ dân tộc nói chung, tiếng Thái nói riêng.

d) Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Thái

- Hiểu và phân tích được mục tiêu, nội dung, yêu cầu cần đạt và hướng dẫn thực hiện Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Thái.

- Có kĩ năng tìm hiểu, phân tích Chương trình giáo dục và Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Thái.

2. Kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Thái

a) Kiến thức cơ bản về tiếng Thái - Những đặc điểm của tiếng Thái trong so sánh với tiếng Việt

- Ngữ âm và chữ viết tiếng Thái - những đặc điểm cơ bản của ngữ âm và chữ viết tiếng Thái trong so sánh với tiếng Việt; Phương ngữ trong tiếng Thái

- Hiểu và phân tích được đặc điểm, chức năng của các đơn vị ngữ âm tiếng Thái: Nguyên âm, phụ âm, vần, chữ cái, dấu thanh và cách sử dụng dấu thanh theo tổ cao - tổ thấp (...& mai nưng; ..*. mai xoong ba- b&a- b*a; Ba- B&a- B*a),

- Nhận biết được âm thường:

- Giải thích được đặc điểm chữ viết và các quy tắc chữ viết Thái và một số quy tắc chính tả: vị trí các nguyên âm trong tiếng và từ.

- Hiểu và phân tích được hiện tượng phương ngữ trong dạy học tiếng Thái.

- Hiểu và phân tích được những vấn đề đặc trưng, cơ bản của ngữ âm và chữ viết tiếng Thái trong so sánh với tiếng Việt, làm rõ các hiện tượng tương đồng và dị biệt để phát huy chuyển di tích cực, khắc phục chuyển di tiêu cực trong dạy học tiếng Thái.

- Có kĩ năng: nhận diện và phân tích các đơn vị ngữ âm tiếng Thái; Nhận biết các hiện tượng tương đồng và dị biệt giữa ngữ âm và chữ viết tiếng Thái với tiếng Việt; Tự học để nâng cao kiến thức về ngữ âm và chữ viết tiếng Thái, vận dụng vào thực tiễn dạy học.

- Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Thái - những đặc điểm cơ bản của từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Thái trong so sánh với tiếng Việt.

- Hiểu và phân tích được các đặc điểm, chức năng của từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Thái: Từ và các phương thức cấu tạo từ Thái; từ địa phương và từ vay mượn; Nghĩa của từ; Các biện pháp tu từ trong tiếng Thái.

- Nhận diện các hiện tượng tương đồng và dị biệt giữa từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Thái và tiếng Việt để phát huy chuyển di tích cực, khắc phục chuyển di tiêu cực trong dạy học tiếng Thái, giúp học sinh vừa học tốt tiếng Thái vừa giảm bớt khó khăn trong quá trình học tiếng Việt.

- Có kĩ năng: nhận diện và phân tích các kiểu cấu tạo từ, nghĩa của từ, các biện pháp tu từ trong tiếng Thái; Nhận biết rõ các hiện tượng tương đồng và dị biệt giữa từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Thái và tiếng Việt; Tự học để phát triển, làm giàu vốn từ văn hóa, học thuật Thái, vận dụng vào thực tiễn dạy học.

- Ngữ pháp tiếng Thái - những đặc điểm cơ bản của ngữ pháp tiếng Thái trong so sánh với tiếng Việt

- Hiểu và phân tích được đặc điểm cơ bản của ngữ pháp tiếng Thái: Các phương thức ngữ pháp; Câu, cấu tạo câu, các kiểu câu; dấu câu; Đoạn văn và văn bản tiếng Thái.

- Nhận diện các hiện tượng tương đồng và dị biệt giữa ngữ pháp tiếng Thái và tiếng Việt để phát huy chuyển di tích cực, khắc phục chuyển di tiêu cực trong dạy học tiếng Thái, giúp học sinh vừa học tốt tiếng Thái vừa giảm bớt khó khăn trong quá trình học tiếng Việt.

- Có kĩ năng: nhận diện, phân tích các hiện tượng ngữ pháp tiếng Thái; Các hiện tượng tương đồng và dị biệt giữa ngữ pháp tiếng Thái và tiếng Việt; Tự học để nâng cao kiến thức về ngữ pháp tiếng Thái, vận dụng vào thực tiễn dạy học.

b) Kiến thức cơ bản về văn hóa, văn học dân tộc Thái

- Một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng dân tộc Thái.

- Hiểu và phân tích được một số đặc điểm đặc trưng, cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng dân tộc Thái.

- Có kĩ năng tìm hiểu, tổng hợp, phân tích các thông tin về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng dân tộc Thái để vận dụng hiệu quả vào thực tiễn dạy học.

- Văn hóa dân tộc Thái

- những đặc điểm đặc trưng, cơ bản của văn hóa Thái.

- Hiểu và giải thích được những đặc điểm đặc trưng, cơ bản của văn hóa dân tộc Thái: tín ngưỡng, tôn giáo, lễ tục, kiến trúc, ẩm thực, trang phục, âm nhạc, …

- Có kĩ năng tìm hiểu, tổng hợp, phân tích các thông tin về văn hóa truyền thống dân tộc Thái để vận dụng hiệu quả vào thực tiễn dạy học và giao tiếp trong cộng đồng dân tộc Thái.

- Văn học dân tộc Thái

- những đặc điểm đặc trưng, cơ bản của văn học Thái.

- Hiểu và phân tích được những đặc điểm đặc trưng, cơ bản của văn học Thái.

- Nắm được một số tác giả, tác phẩm và các thể loại tiêu biểu của văn học Thái (văn học dân gian, văn học viết).

- Phân tích được mối quan hệ của văn học Thái với văn học của các dân tộc thiểu số khác.

- Có kĩ năng tìm hiểu, phân tích, đánh giá một số đặc điểm đặc trưng, cơ bản của văn học Thái; Một số tác giả, tác phẩm phẩm tiêu biểu (văn học dân gian, văn học viết); Phân tích mối quan hệ của văn học Thái với văn học các dân tộc thiểu số khác để vận dụng hiệu quả vào thực tiễn dạy học.

3. Phương pháp dạy học tiếng Thái trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên

a) Chương trình tiếng Thái trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên

- Hiểu và phân tích được mục tiêu, kế hoạch dạy học, nội dung, chuẩn kiến thức kĩ năng và hướng dẫn thực hiện Chương trình tiếng Thái trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.

- Có kĩ năng phân tích chương trình môn học nói chung, Chương trình tiếng Thái nói riêng để vận dụng hiệu quả vào thực tiễn dạy học.

b) Các nguyên tắc và quan điểm cơ bản của việc dạy học tiếng Thái

- Hiểu rõ các nguyên tắc và quan điểm dạy học tiếng mẹ đẻ (quan điểm giao tiếp, quan điểm tích hợp, quan điểm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh).

- Vận dụng được các nguyên tắc và quan điểm dạy học tiếng mẹ đẻ vào thực tiễn dạy học tiếng Thái.

c) Các phương pháp, kĩ thuật và phương tiện dạy học tiếng Thái

- Hiểu và phân tích được một số phương pháp dạy học tiếng Thái với tư cách tiếng mẹ đẻ (Phương pháp giao tiếp; Phương pháp phân tích ngôn ngữ; Phương pháp thực hành luyện tập,…)

- Nắm vững một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực và phương tiện dạy học tiếng Thái (Dạy học đặt và giải quyết vấn đề; Dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ; Học theo hợp đồng; Học theo dự án; Dạy học theo chu trình trải nghiệm,…) để nâng cao hiệu quả dạy học và phát triển năng lực của học sinh.

- Có kĩ năng lựa chọn, sử dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật và phương tiện dạy học phù hợp với thực tiễn dạy học tiếng Thái cho học sinh.

d) Các hình thức tổ chức và quản lí dạy học môn Tiếng Thái

- Hiểu và giải thích được các hình thức tổ chức và quản lí dạy học môn Tiếng Thái theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh.

- Có kĩ năng vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học phù hợp với các kiểu bài dạy học tiếng Thái: hình thành kiến thức mới, thực hành luyện tập, ôn tập,...

đ) Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Thái

- Hiểu và phân tích được các kiến thức và kĩ năng cơ bản về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Thái của học sinh: Mục đích kiểm tra đánh giá; Các kiến thức cơ bản liên quan đến kiểm tra đánh giá; Các kĩ năng kiểm tra đánh giá; Các hình thức và quy trình kiểm tra đánh giá; Sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá.

- Có kĩ năng đánh giá kết quả học tập của người học thông qua việc vận dụng, đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập tiếng Thái theo hướng phát triển năng lực của học sinh.

e) Thực hành dạy học tiếng Thái

- Hiểu và phân tích được cách thức xây dựng kế hoạch bài học môn tiếng Thái theo quan điểm giao tiếp và Phương pháp dạy học tích cực.

- Hiểu và phân tích được cách thức tổ chức thực hiện các hoạt động dạy học tiếng Thái theo quan điểm giao tiếp và Phương pháp dạy học tích cực.

- Hiểu và phân tích được các yêu cầu và kĩ thuật dự giờ, quan sát lớp học, phân tích, đánh giá tiết học theo hướng Nghiên cứu bài học.

- Có kĩ năng thiết kế kế hoạch bài học, tổ chức thực hiện các hoạt động dạy học; Dự giờ, quan sát lớp học, phân tích, đánh giá tiết học,… trong thực tế dạy học tiếng Thái.

g) Dạy học phát triển kĩ năng giao tiếp tiếng Thái cho học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên

- Hiểu và phân tích được yêu cầu, nội dung cần đạt về các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Thái trong Chương trình.

- Hiểu và phân tích được các kiến thức, kĩ năng và những yếu tố liên quan đến hoạt động rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Thái cho học sinh.

- Hiểu và giải thích được cách thức sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin, các kĩ thuật dạy học hiện đại hỗ trợ cho các hoạt động rèn luyện kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Thái cho học sinh.

- Có kĩ năng thiết kế và tổ chức thực hiện các hoạt động rèn luyện kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Thái cho học sinh; Sử dụng hiệu quả các phương tiện công nghệ thông tin, các kĩ thuật dạy học hiện đại để hỗ trợ các hoạt động rèn luyện kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Thái cho học sinh.

VI. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG

1. Phương pháp và hình thức tổ chức bồi dưỡng

a) Phương pháp bồi dưỡng

Việc bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Thái cần dựa trên việc áp dụng một cách phù hợp với đối tượng người học và yêu cầu thực tiễn của địa phương.

Mục tiêu của Chương trình là củng cố và phát triển những hiểu biết về ngôn ngữ, văn hóa và năng lực dạy học tiếng Thái nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên dạy học tiếng Thái trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên; Để đạt được mục tiêu này, cần đổi mới phương pháp bồi dưỡng theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học viên, phương pháp bồi dưỡng cần tập trung vào quan điểm lấy hoạt động học và tự học của học viên làm trung tâm.

Giảng viên là người tổ chức hướng dẫn, điều chỉnh hoạt động của học viên. Giảng viên cần có phương pháp, quy trình và kĩ thuật dạy học hợp lí, phù hợp với đối tượng học viên, qua đó hình thành phương pháp học tập hiệu quả ở học viên.

Học viên là chủ thể của hoạt động bồi dưỡng, được tham gia tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình học tập. Thông qua hoạt động giảng dạy của giảng viên, học viên được trang bị các phương pháp học tiếng Thái. Các phương pháp đó cần trở thành cách thức, con đường tự học, tự bồi dưỡng của học viên sau khóa bồi dưỡng để mỗi học viên tiếp tục, thường xuyên nâng cao năng lực nghiệp vụ giảng dạy tiếng Thái.

Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tiếng Thái cần được phát huy như:

- Các phương pháp dạy và học tiếng Thái tích cực ở trường sư phạm (Đổi mới phương pháp thuyết trình và bài diễn giảng, phương pháp thảo luận và tổ chức xêmina, phương pháp dạy và học vi mô; Học theo hợp đồng; Học theo dự án; Đối thoại và sắm vai; Đóng kịch, kể chuyện,...) với các hình thức hoạt động học tiếng Thái: học cá nhân, học theo cặp, học theo nhóm và học cả lớp.

- Tổ chức các hoạt động xêmina, hội thảo chuyên đề,... song song với các hoạt động dạy tiếng truyền thống.

- Tận dụng các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông để số hóa các tài liệu bồi dưỡng, tạo cơ hội cho học viên tự học, tự bồi dưỡng nâng cao chất lượng học tập; Tăng cường tổ chức các hoạt động học tập tích cực, các hoạt động ngoại khóa, giao lưu với các cơ sở giảng dạy và nghiên cứu, sử dụng tiếng Thái.

- Hướng dẫn học viên tự học, tự nghiên cứu với sự hỗ trợ của các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông; Tự học theo tổ/nhóm chuyên môn của trường/cụm trường; Tận dụng mọi cơ hội để học viên được thực hành các kĩ năng ngôn ngữ Thái và nghiệp vụ sư phạm trong giảng dạy tiếng Thái.

b) Hình thức tổ chức bồi dưỡng

Hình thức tổ chức bồi dưỡng cần linh hoạt cho phù hợp với đối tượng người học và điều kiện thực tiễn ở địa phương. Có thể tổ chức bồi dưỡng tập trung một đợt hay nhiều đợt; Bồi dưỡng qua mạng kết hợp với bồi dưỡng tập trung trên tinh thần phát huy vai trò tự học, tự bồi dưỡng của học viên nhưng phải đảm bảo thời lượng quy định của chương trình.

2. Đánh giá kết quả học tập của học viên

Đánh giá kết quả học tập của học viên phải được thực hiện theo hướng khuyến khích học viên vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng đã học vào những tình huống thực tế trong hoạt động dạy học tiếng Thái; Trân trọng từng sáng kiến, cải tiến dù rất nhỏ của học viên.

a) Nội dung và phương pháp đánh giá

- Đánh giá kết quả học tập của học viên căn cứ vào yêu cầu cần đạt của Chương trình bồi dưỡng. Đánh giá kết quả cần tập trung vào việc xác nhận năng lực sử dụng tiếng Thái và năng lực dạy học tiếng Thái của học viên.

- Đánh giá năng lực coi trọng cả 3 hình thức: đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì và đánh giá tổng kết.

Đánh giá thường xuyên được thực hiện ngay trong các chuyên đề học tập thông qua các hình thức: Hỏi - đáp giữa giảng viên và học viên; Các bài tập ngắn thực hiện bằng nói hoặc viết tiếng Thái; Các nhiệm vụ giải quyết các tình huống sư phạm ngay trong giờ học; Bài kiểm tra viết ngắn gồm những câu hỏi trắc nghiệm khách quan, câu hỏi mở,...

Đánh giá định kì được thực hiện khi kết thúc một phần/khối kiến thức. Đánh giá định kì phải bao quát đủ những nội dung cốt lõi của khối kiến thức vừa học trong Chương trình bồi dưỡng thông qua các hình thức: Các bài tập giao cho nhóm, yêu cầu học viên hợp tác để giải quyết một nhiệm vụ trong thực tiễn (Học theo dự án; Học theo hợp đồng,...); Bài kiểm tra viết, gồm những câu hỏi trắc nghiệm khách quan, câu hỏi mở, viết bài luận, thực hành dạy học,...

Đánh giá tổng kết được thực hiện vào cuối khóa học, khi đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng. Đánh giá tổng kết phải bao quát đủ những nội dung cốt lõi của cả chương trình bồi dưỡng (các kiến thức về ngôn ngữ, văn hóa, văn học, các phương pháp và kĩ năng dạy học tiếng Thái, thực hành dạy học tiếng Thái) thông qua:

- Đánh giá kiến thức và kĩ năng ngôn ngữ Thái:

+ Đánh giá kĩ năng nghe, nói có thể được thực hiện bằng nói, bài phỏng vấn, phiếu quan sát học viên nói trong hội thoại,...

+ Đánh giá kĩ năng đọc hiểu có thể được thực hiện bằng bài kiểm tra viết với những câu hỏi trắc nghiệm khách quan, câu hỏi mở,...

+ Đánh giá kĩ năng viết có thể được thực hiện bằng bài kiểm tra viết với những câu hỏi mở hoặc bài luận về nội dung văn hóa, văn học Thái.

- Đánh giá phương pháp và kĩ thuật dạy học tiếng Thái có thể được thực hiện bằng bài kiểm tra viết với những câu hỏi trắc nghiệm khách quan, câu hỏi mở,...

- Đánh giá kĩ năng thực hành dạy học tiếng Thái được thực hiện ngay trong thời gian học viên học thực hành, có thể sử dụng phiếu quan sát, đánh giá tiết dạy với các tiêu chí đánh giá của Phương pháp dạy học tích cực.

b) Sử dụng kết quả đánh giá

Kết quả đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ và đánh giá tổng kết nhằm xác định năng lực, sự tiến bộ, kết quả bồi dưỡng của học viên trong quá trình, sau mỗi giai đoạn và kết thúc khóa học, nhằm giúp học viên thay đổi cách học, xác định được phương hướng tự bồi dưỡng, nâng cao năng lực dạy học tiếng Thái của bản thân, đồng thời giúp giảng viên và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có cơ sở điều chỉnh phương pháp dạy học, thay đổi trong tổ chức, quản lí, nâng cao chất lượng học tập cho học viên trong những khóa bồi dưỡng tiếp theo.

Kết quả đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì và đánh giá tổng kết là căn cứ để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng xét, cấp chứng chỉ tốt nghiệp cho học viên. Chỉ đánh giá và xét tốt nghiệp cho những học viên có mặt và tham gia tích cực các hoạt động học tập tập trung trên lớp, hoạt động thực hành, thực hiện đầy đủ các bài tập được giao và hoàn thành tối thiểu 80% số tiết của Chương trình bồi dưỡng.

3. Điều kiện thực hiện chương trình

Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng sau khi được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Thái cần căn cứ Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Thái này để biên soạn tài liệu.

Để thực hiện chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Thái có hiệu quả, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cần đảm bảo một số điều kiện sau:

- Có đội ngũ giảng viên đạt chuẩn về phẩm chất và năng lực bồi dưỡng tiếng Thái: vừa có kiến thức ngôn ngữ, văn hóa, văn học Thái sâu rộng, vừa có trình độ sư phạm lành nghề, biết ứng dụng các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông vào dạy học.

- Có đủ các điều kiện để thực hiện biên soạn tài liệu bồi dưỡng, đảm bảo các yêu cầu cần đạt của chương trình (đội ngũ tác giả là các trí thức dân tộc Thái; các tài liệu công cụ, tài liệu tham khảo về tiếng Thái, về văn hóa, văn học Thái; kinh phí biên soạn và in ấn tài liệu, cơ sở vật chất phòng học, các phương tiện công nghệ thông tin hỗ trợ cho hoạt động dạy học và bố trí thời gian học tập cho học viên một cách hợp lí,...).

- In ấn đầy đủ tài liệu học tập cho học viên, các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông phục vụ cho khóa bồi dưỡng.

 

CHƯƠNG TRÌNH

BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN DẠY TIẾNG M’NÔNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 34 /2015/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Củng cố và phát triển những hiểu biết về ngôn ngữ, văn hóa và năng lực dạy học tiếng M’Nông cho đội ngũ giáo viên dạy học tiếng M’Nông trong các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục phổ thông) và trung tâm giáo dục thường xuyên.

2. Mục tiêu cụ thể

Sau khi hoàn thành Chương trình bồi dưỡng, học viên đạt được các mục tiêu cụ thể như sau:

- Nắm vững và thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số nói chung, tiếng M'Nông nói riêng, từ đó hiểu đúng vai trò, tầm quan trọng của việc dạy tiếng dân tộc thiểu số ở vùng dân tộc thiểu số, góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có dân tộc M'Nông;

- Nắm vững những đặc điểm cơ bản của ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp tiếng M’Nông trong so sánh với ngôn ngữ tiếng Việt; Những đặc điểm đặc trưng, cơ bản của văn hóa, văn học dân tộc M’Nông;

- Nắm vững lí luận và phương pháp dạy học tiếng M’Nông, các hình thức tổ chức, quản lí dạy học, các phương pháp cơ bản về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập;

- Nâng cao các năng lực cơ bản trong hoạt động dạy học tiếng M’Nông: Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường dạy học; Năng lực xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học trên cơ sở phát huy được những hiểu biết đã có của người học về ngôn ngữ và văn hóa M’Nông; Năng lực sử dụng sáng tạo các phương tiện dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của người học; Kĩ năng kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học; Năng lực giao tiếp, ứng xử; năng lực tổ chức, quản lí, quan sát, nhận xét giờ học; Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn dạy học phù hợp với đặc thù môn học; Năng lực tự học, tự bồi dưỡng, tích lũy kiến thức về ngôn ngữ, văn hóa và phương pháp dạy học tiếng M’Nông;

- Nâng cao ý thức giáo dục học sinh, cộng đồng bảo tồn, phát triển tiếng nói, chữ viết và văn hóa M’Nông, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

II. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG

1. Giáo viên dạy học tiếng M’Nông trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.

2. Giáo viên sử dụng thông thạo tiếng M’Nông (nghe, nói, đọc, viết), có nguyện vọng dạy học tiếng M’Nông nhưng chưa qua các lớp đào tạo hoặc bồi dưỡng dạy học tiếng M’Nông.

III. CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG Khối lượng kiến thức:

Tổng khối lượng kiến thức tối thiểu là 165 tiết, được chia thành 3 khối kiến thức như sau:

- Một số vấn đề chung về dạy học tiếng dân tộc thiểu số: 15 tiết

- Kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa dân tộc M’Nông: 90 tiết

- Phương pháp dạy học tiếng M’Nông trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên: 60 tiết

Nội dung Chương trình:

TT

Nội dung

Tổng số tiết

Số tiết

thuyết

Thực hành

1.

Một số vấn đề chung về dạy tiếng dân tộc thiểu số

15

15

0

a)

Vai trò, ý nghĩa của việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số nói chung, tiếng M’Nông nói riêng ở vùng dân tộc thiểu số

2

2

0

b)

Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số ở vùng dân tộc thiểu số

3

3

0

c)

Xu hướng phát triển của việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số ở vùng dân tộc thiểu số

2

2

0

d)

Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng M’Nông

8

8

0

2.

Kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa dân tộc M’Nông

90

45

45

a)

Kiến thức cơ bản về tiếng M’Nông - những đặc điểm của tiếng M’Nông trong so sánh với tiếng Việt

70

35

35

- Ngữ âm và chữ viết tiếng M’Nông - những đặc điểm cơ bản của ngữ âm và chữ viết tiếng M’Nông trong so sánh với tiếng Việt; Phương ngữ trong tiếng M’Nông.

30

15

15

- Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng M’Nông - những đặc điểm cơ bản của từ vựng - ngữ nghĩa tiếng M’Nông trong so sánh với tiếng Việt.

20

10

10

- Ngữ pháp tiếng M’Nông - những đặc điểm cơ bản của ngữ pháp tiếng M’Nông trong so sánh với tiếng Việt.

20

10

10

b)

Kiến thức cơ bản về văn hóa và văn học dân tộc M’Nông

20

7

13

- Một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng dân tộc M’Nông.

2

1

1

- Văn hóa dân tộc M’Nông - những đặc điểm đặc trưng, cơ bản của văn hóa M’Nông.

8

3

5

- Văn học dân tộc M’Nông - những đặc điểm đặc trưng, cơ bản của văn học M’Nông.

10

3

7

3.

Phương pháp dạy học tiếng M’Nông trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên

60

21

39

a)

Chương trình tiếng M’Nông trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên

5

5

0

b)

Các nguyên tắc và quan điểm cơ bản của việc dạy học tiếng M’Nông trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên

1

1

0

c)

Các phương pháp, kĩ thuật và phương tiện dạy học tiếng M’Nông trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên

20

8

12

- Một số phương pháp dạy học tiếng M’Nông với tư cách tiếng mẹ đẻ (Phương pháp giao tiếp, Phương pháp phân tích ngôn ngữ, Phương pháp thực hành, luyện tập,…).

5

2

3

- Một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực (Dạy học đặt và giải quyết vấn đề; Dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ; Học theo hợp đồng; Học theo dự án; Dạy học theo chu trình trải nghiệm,…) và phương tiện dạy học tiếng M’Nông.

15

6

9

d)

Các hình thức tổ chức và quản lí hoạt động bồi dưỡng tiếng M’Nông

2

1

1

đ)

Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng tiếng M’Nông

3

1

2

e)

Thực hành dạy học tiếng M’Nông trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên

14

2

12

- Thiết kế kế hoạch bài học môn Tiếng M’Nông theo phương pháp dạy học tích cực và phát triển năng lực người học.

3

1

2

- Thực hành kĩ năng dạy học tiếng M’Nông theo quan điểm giao tiếp và phương pháp dạy học tích cực và phát triển năng lực người học.

5

0

5

- Dự giờ và quan sát lớp học; phân tích, đánh giá giờ học tiếng M’Nông theo hướng Nghiên cứu bài học.

6

1

5

g)

Dạy học phát triển kĩ năng giao tiếp tiếng M’Nông cho học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên

15

3

12

- Dạy học phát triển kĩ năng nghe, nói tiếng M’Nông .

5

1

4

- Dạy học phát triển kĩ năng đọc tiếng M’Nông.

5

1

4

- Dạy học phát triển kĩ năng viết tiếng M’Nông.

5

1

4

Tổng cộng:

165

81

84

IV. MÔ TẢ CÁC KHỐI KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Một số vấn đề chung về dạy tiếng dân tộc thiểu số

a) Mục tiêu

Sau khi hoàn thành nội dung này, học viên đạt được các mục tiêu sau:

- Hiểu rõ tầm quan trọng của việc gìn giữ và phát huy tiếng nói và chữ viết tiếng M’Nông nói riêng và tiếng dân tộc thiểu số nói chung;

- Nắm vững một số vấn đề chung về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong dạy học tiếng dân tộc thiểu số nói chung, tiếng M’Nông nói riêng;

- Hiểu rõ vai trò và ý nghĩa của việc dạy học tiếng M’Nông; Các xu hướng phát triển của việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số để vận dụng được vào thực tiễn dạy học;

- Nắm vững Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng M’Nông.

b) Nội dung

Gồm 4 chuyên đề:

Chuyên đề 1: Vai trò, ý nghĩa của việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số nói chung, tiếng M’Nông nói riêng ở vùng dân tộc thiểu số.

Chuyên đề 2: Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về dạy học tiếng dân tộc thiểu số ở vùng dân tộc thiểu số.

Chuyên đề 3: Xu hướng phát triển của việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số ở vùng dân tộc thiểu số.

Chuyên đề 4: Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng M’Nông.

2. Kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa dân tộc M’Nông

a) Mục tiêu

Sau khi hoàn thành nội dung này, học viên đạt được các mục tiêu sau:

- Nắm vững các kiến thức cơ bản về ngữ âm, chữ viết, từ vựng, ngữ pháp tiếng M’Nông trong so sánh với ngôn ngữ tiếng Việt;

- Nắm vững những đặc điểm đặc trưng, cơ bản của văn hóa, văn học dân tộc M’Nông để vận dụng được vào thực tiễn dạy học.

b) Nội dung

Gồm 6 chuyên đề, trong đó các chuyên đề 1, 2 và 3 trình bày nhóm kiến thức cơ bản về tiếng M'Nông - những đặc điểm của tiếng M'Nông trong so sánh với tiếng Việt; Chuyên đề 4, 5 và 6 trình bày nhóm kiến thức cơ bản về văn hóa, văn học dân tộc M'Nông.

Chuyên đề 1: Ngữ âm và chữ viết tiếng M’Nông - những đặc điểm cơ bản của ngữ âm và chữ viết tiếng M’Nông trong so sánh với tiếng Việt; Phương ngữ trong tiếng M’Nông:

+ Nguyên âm, phụ âm, vần; Chữ dấu cái,phụ (Dấu vầng trăng  ) âm ngắn; Dấu cách (’) ngắt giọng); Mô hình khuyết (  tổng quát của âm tiết; Âm tiết mạnh và âm tiết yếu;

+ Phương ngữ và xử lí hiện tượng phương ngữ trong dạy học tiếng M’Nông.

Chuyên đề 2: Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng M’Nông - những đặc điểm cơ bản của từ vựng - ngữ nghĩa tiếng M’Nông trong so sánh với tiếng Việt:

+ Từ và các phương thức cấu tạo từ M’Nông; Từ địa phương và từ vay mượn.

+ Nghĩa của từ; Các biện pháp tu từ trong tiếng M’Nông.

Chuyên đề 3: Ngữ pháp tiếng M’Nông - những đặc điểm cơ bản của ngữ pháp tiếng M’Nông trong so sánh với tiếng Việt:

+ Các phương thức ngữ pháp tiếng M’Nông;

+ Câu, cấu tạo câu, các kiểu câu trong tiếng M’Nông;

+ Dấu câu tiếng M’Nông;

+ Đoạn văn và văn bản tiếng M’Nông.

Chuyên đề 4: Một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng dân tộc M’Nông.

Chuyên đề 5: Văn hóa dân tộc M’Nông - những đặc điểm đặc trưng, cơ bản của văn hóa M’Nông (tín ngưỡng, tôn giáo, lễ tục, phong tục, tập quán, kiến trúc, ẩm thực, trang phục, âm nhạc,…).

Chuyên đề 6: Văn học dân tộc M’Nông - những đặc điểm đặc trưng, cơ bản của văn học M’Nông (văn học dân gian, văn học viết).

3. Phương pháp dạy học tiếng M’Nông trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên

a) Mục tiêu

Sau khi hoàn thành nội dung này, học viên đạt được các mục tiêu sau:

- Hiểu và giảng dạy được Chương trình tiếng M’Nông trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên;

- Hiểu và vận dụng được một số phương pháp dạy học tiếng M’Nông với tư cách dạy tiếng mẹ đẻ;

- Hiểu và vận dụng được một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực và phương tiện công nghệ thông tin hiện đại để nâng cao hiệu quả dạy học môn Tiếng M’Nông.

b) Nội dung

Gồm 7 chuyên đề:

Chuyên đề 1: Chương trình tiếng M’Nông trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên: mục tiêu, nội dung, chuẩn kiến thức kĩ năng, hướng dẫn thực hiện chương trình.

Chuyên đề 2: Các nguyên tắc và quan điểm cơ bản của việc dạy học môn Tiếng M’Nông trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên: các nguyên tắc và quan điểm dạy học tiếng mẹ đẻ: quan điểm giao tiếp, quan điểm tích hợp, quan điểm tích cực hóa hoạt động học tập của người học.

Chuyên đề 3: Các phương pháp, kĩ thuật và phương tiện dạy học môn Tiếng M’Nông trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên:

+ Một số phương pháp và kĩ dạy học tiếng M’Nông với tư cách dạy học tiếng mẹ đẻ: Phương pháp giao tiếp; Phương pháp phân tích ngôn ngữ; Phương pháp thực hành luyện tập,…

+ Một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tiếng M’Nông theo các phương pháp dạy học tích cực: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề; Dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ; Học theo hợp đồng; Học theo dự án; Dạy học theo chu trình trải nghiệm,…

Chuyên đề 4: Các hình thức tổ chức và quản lí dạy học tiếng M’Nông: Các hình thức tổ chức và quản lí dạy học; Tổ chức và quản lí dạy học tiếng M’Nông theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh.

Chuyên đề 5: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng M’Nông: Mục đích kiểm tra đánh giá; các kiến thức cơ bản liên quan đến kiểm tra đánh giá; Các kĩ năng kiểm tra đánh giá; Các hình thức và quy trình kiểm tra đánh giá; Sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá.

Chuyên đề 6: Thực hành dạy học tiếng M’Nông trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên:

+ Thiết kế kế hoạch bài học môn Tiếng M’Nông theo quan điểm giao tiếp, phương pháp dạy học tích cực và phát triển năng lực người học.

+ Thực hành kĩ năng dạy học môn Tiếng M’Nông theo quan điểm giao tiếp, phương pháp dạy học tích cực và phát triển năng lực người học.

+ Dự giờ và quan sát lớp học; Phân tích, đánh giá giờ học tiếng M’Nông theo hướng Nghiên cứu bài học.

Chuyên đề 7: Dạy học phát triển kĩ năng giao tiếp tiếng M’Nông cho học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên:

+ Dạy học phát triển kĩ năng nghe, nói tiếng M’Nông: Các kiến thức, kĩ năng và những yếu tố liên quan đến kĩ năng nghe, nói tiếng M’Nông; Cách thức rèn luyện và phát triển các kĩ năng nghe, nói tiếng M’Nông (kể chuyện, đóng vai, trình bày, diễn thuyết, tranh luận, thảo luận, trò chơi học tập,…)

+ Dạy học phát triển kĩ năng đọc tiếng M’Nông: Các kiến thức, kĩ năng và những yếu tố liên quan đến kĩ năng đọc tiếng M’Nông; Cách thức rèn luyện và phát triển kĩ năng đọc (đọc đúng, đọc lưu loát, đọc hiểu) các loại văn bản tiếng M’Nông.

+ Dạy học phát triển kĩ năng viết tiếng M’Nông: Kiến thức, kĩ năng và những yếu tố liên quan đến kĩ năng viết tiếng M’Nông; Cách thức rèn luyện và phát triển kĩ năng viết tiếng M’Nông (viết đúng chính tả, tạo lập các loại văn bản thông thường, phổ biến trong đời sống của người M’Nông).

V. YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

Chủ đề

Yêu cầu cần đạt

Kiến thức

Kĩ năng

1. Một số vấn đề chung về dạy tiếng dân tộc thiểu số

a) Vai trò, ý nghĩa của việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số nói chung, tiếng M’Nông nói riêng ở vùng dân tộc thiểu số

- Hiểu được vai trò và ý nghĩa của việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số nói chung, tiếng M’Nông nói riêng trong bảo tồn và phát huy truyền thống dân tộc, thực hiện quyền bình đẳng ngôn ngữ giữa các dân tộc; Hỗ trợ cho việc học tốt tiếng Việt của học sinh.

 

b) Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số ở vùng dân tộc thiểu số

- Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số nói chung, tiếng M’Nông nói riêng ở vùng dân tộc thiểu số.

- Có kĩ năng tìm hiểu, cập nhật các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng M’Nông để vận dụng vào thực tiễn dạy học.

- Có kĩ năng đề xuất, tham vấn các chính sách có liên quan đến dạy học tiếng dân tộc thiểu số nói chung, tiếng M’Nông nói riêng.

c) Xu hướng phát triển của việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số ở vùng dân tộc thiểu số

- Hiểu và phân tích được các xu hướng phát triển của việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số nói chung và tiếng M’Nông nói riêng ở vùng dân tộc thiểu số.

- Có kĩ năng đề xuất các giải pháp (đề tài, dự án) dạy học tiếng dân tộc thiểu số nhằm nâng cao chất lượng dạy học; Bảo tồn, phát triển ngôn ngữ dân tộc thiểu số nói chung, tiếng M’Nông nói riêng.

d) Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng M’Nông

- Hiểu và phân tích được mục tiêu, nội dung, yêu cầu cần đạt và hướng dẫn thực hiện Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng M’Nông.

- Có kĩ năng tìm hiểu, phân tích Chương trình giáo dục và Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng M’Nông.

2. Kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa dân tộc M’Nông

a) Kiến thức cơ bản về tiếng M’Nông - Những đặc điểm của tiếng M’Nông trong so sánh với tiếng Việt

- Ngữ âm và chữ viết tiếng M’Nông - những đặc điểm cơ bản của ngữ âm và chữ viết tiếng M’Nông trong so sánh với tiếng Việt; Phương ngữ trong tiếng M’Nông.

- Hiểu và phân tích được đặc điểm, chức năng của các đơn vị ngữ âm tiếng M’Nông: Nguyên âm, phụ cái, dấu âm, vần, chữ ) âm ngắn; dấu cách (’) ngắt giọng); Âm trăng khuyếtphụ (Dấu vầng ( tiết mạnh và âm tiết yếu.

- Giải thích được đặc điểm chữ viết và các quy tắc chữ viết M’Nông.

- Hiểu và phân tích được các hiện tượng phương ngữ trong dạy học tiếng M’Nông.

- Hiểu và phân tích được những đặc điểm cơ bản của ngữ âm và chữ viết tiếng M’Nông trong so sánh với tiếng Việt, làm rõ các hiện tượng tương đồng và dị biệt để phát huy chuyển di tích cực, khắc phục chuyển di tiêu cực trong dạy học tiếng M’Nông, giúp học sinh vừa học tốt tiếng M’Nông vừa giảm bớt khó khăn trong quá trình học tiếng Việt.

- Có kĩ năng: nhận diện và phân tích các đơn vị ngữ âm tiếng M’Nông; Nhận biết các hiện tượng tương đồng và dị biệt giữa ngữ âm và chữ viết tiếng M’Nông với tiếng Việt; Tự học để nâng cao kiến thức về ngữ âm và chữ viết tiếng M’Nông, vận dụng vào thực tiễn dạy học.

- Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng M’Nông - những đặc điểm cơ bản của từ vựng - ngữ nghĩa tiếng M’Nông trong so sánh với tiếng Việt.

- Hiểu và phân tích được những đặc điểm cơ bản của từ vựng- ngữ nghĩa tiếng M’Nông: Từ và các phương thức cấu tạo từ M’Nông; Từ địa phương và từ vay mượn; nghĩa của từ; Các biện pháp tu từ trong tiếng M’Nông.

- Nhận diện các hiện tượng tương đồng và dị biệt giữa từ vựng - ngữ nghĩa tiếng M’Nông và tiếng Việt để phát huy chuyển di tích cực, khắc phục chuyển di tiêu cực trong dạy học tiếng M’Nông, giúp học sinh vừa học tốt tiếng M’Nông vừa giảm bớt khó khăn trong quá trình học tiếng Việt.

- Có kĩ năng: nhận diện và phân tích các kiểu cấu tạo từ, nghĩa của từ, các biện pháp tu từ trong tiếng M’Nông; Nhận biết rõ các hiện tượng tương đồng và dị biệt giữa từ vựng - ngữ nghĩa tiếng M’Nông và tiếng Việt; Tự học để phát triển, làm giàu vốn từ văn hóa, học thuật M’Nông, vận dụng vào thực tiễn dạy học.

- Ngữ pháp tiếng M’Nông - những đặc điểm cơ bản của ngữ pháp tiếng M’Nông trong so sánh với tiếng Việt.

- Hiểu và phân tích được đặc điểm cơ bản của ngữ pháp tiếng M’Nông: Các phương thức ngữ pháp; Câu, cấu tạo câu, các kiểu câu; Dấu câu; đoạn văn và văn bản tiếng M’Nông.

- Nhận diện các hiện tượng tương đồng và dị biệt giữa ngữ pháp tiếng M’Nông và tiếng

Việt để phát huy chuyển di tích cực, khắc phục chuyển di tiêu cực trong dạy học tiếng M’Nông, giúp học sinh vừa học tốt tiếng M’Nông vừa giảm bớt khó khăn trong quá trình học tiếng Việt.

- Có kĩ năng: nhận diện, phân tích các hiện tượng ngữ pháp tiếng M’Nông; Các hiện tượng tương đồng và dị biệt giữa ngữ pháp tiếng M’Nông và tiếng Việt; Tự học để nâng cao kiến thức về ngữ pháp tiếng M’Nông, vận dụng vào thực tiễn dạy học.

b) Kiến thức cơ bản về văn hóa, văn học dân tộc M’Nông

- Một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng dân tộc M’Nông.

- Hiểu và phân tích được một số đặc điểm đặc trưng, cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng dân tộc M’Nông.

- Có kĩ năng tìm hiểu, tổng hợp, phân tích các thông tin về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng dân tộc M’Nông để vận dụng hiệu quả vào thực tiễn dạy học.

- Văn hóa dân tộc M’Nông - những đặc điểm đặc trưng, cơ bản của văn hóa M’Nông.

- Hiểu và giải thích được những đặc điểm đặc trưng, cơ bản của văn hóa dân tộc M’Nông: tín ngưỡng, tôn giáo, lễ tục, kiến trúc, ẩm thực, trang phục; âm nhạc,…

- Có kĩ năng tìm hiểu, tổng hợp, phân tích các thông tin về văn hóa truyền thống dân tộc M’Nông để vận dụng hiệu quả vào thực tiễn dạy học và giao tiếp trong cộng đồng dân tộc M’Nông.

- Văn học dân tộc M’Nông - những đặc điểm đặc trưng, cơ bản của văn học M’Nông.

- Hiểu và phân tích được những đặc điểm đặc trưng, cơ bản của văn học M’Nông.

- Nắm được một số tác giả, tác phẩm và các thể loại tiêu biểu của văn học M’Nông (văn học dân gian, văn học viết).

- Phân tích được mối quan hệ của văn học M’Nông với văn học của các dân tộc thiểu số khác.

- Có kĩ năng tìm hiểu, phân tích, đánh giá một số đặc điểm đặc trưng, cơ bản của văn học M’Nông;

Một số tác giả, tác phẩm phẩm tiêu biểu (văn học dân gian, văn học viết); Phân tích mối quan hệ của văn học M’Nông với văn học các dân tộc thiểu số khác để vận dụng hiệu quả vào thực tiễn dạy học.

3. Phương pháp dạy học tiếng M’Nông trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên

a) Chương trình tiếng M’Nông trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.

- Hiểu và phân tích được mục tiêu, kế hoạch dạy học, nội dung, chuẩn kiến thức kĩ năng và hướng dẫn thực hiện Chương trình tiếng M’Nông trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên

- Có kĩ năng phân tích chương trình môn học nói chung, Chương trình tiếng M’Nông nói riêng để vận dụng hiệu quả vào thực tiễn dạy học.

b) Các nguyên tắc và quan điểm cơ bản của việc dạy học tiếng M’Nông.

- Hiểu rõ các nguyên tắc và quan điểm dạy học tiếng mẹ đẻ (quan điểm giao tiếp, quan điểm tích hợp, quan điểm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh).

- Vận dụng được các nguyên tắc và quan điểm dạy học tiếng mẹ đẻ vào thực tiễn dạy học tiếng M’Nông.

c) Các phương pháp, kĩ thuật và phương tiện dạy học tiếng M’Nông.

- Hiểu và phân tích được một số phương pháp dạy học tiếng M’Nông với tư cách tiếng mẹ đẻ (Phương pháp giao tiếp; Phương pháp phân tích ngôn ngữ; Phương pháp thực hành luyện tập,…)

- Nắm vững một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực và phương tiện dạy học tiếng M’Nông (Dạy học đặt và giải quyết vấn đề; Dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ; Học theo hợp đồng; Học theo dự án; Dạy học theo chu trình trải nghiệm,…) để nâng cao hiệu quả dạy học.

- Có kĩ năng lựa chọn, sử dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật và phương tiện dạy học phù hợp với thực tiễn dạy học tiếng M’Nông cho học sinh.

d) Các hình thức tổ chức và quản lí dạy học môn Tiếng M’Nông .

- Hiểu và giải thích được các hình thức tổ chức và quản lí dạy học môn Tiếng M’Nông theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh.

- Có kĩ năng vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học phù hợp với các kiểu bài dạy học tiếng M’Nông: hình thành kiến thức mới, thực hành, luyện tập, ôn tập,...

đ) Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng M’Nông.

- Hiểu và phân tích được các kiến thức và kĩ năng cơ bản về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng M’Nông của học sinh: Mục đích kiểm tra đánh giá; Các kiến thức cơ bản liên quan đến kiểm tra đánh giá; Các kĩ năng kiểm tra đánh giá; Các hình thức và quy trình kiểm tra đánh giá; Sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá.

- Có kĩ năng đánh giá kết quả học tập của người học thông qua việc vận dụng, đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập tiếng M’Nông theo hướng phát triển năng lực của học sinh.

e) Thực hành dạy học tiếng M’Nông.

- Hiểu và phân tích được cách thức xây dựng kế hoạch bài học môn tiếng M’Nông theo quan điểm giao tiếp và Phương pháp dạy học tích cực.

- Hiểu và phân tích được cách thức tổ chức thực hiện các hoạt động dạy học tiếng M’Nông theo quan điểm giao tiếp và Phương pháp dạy học tích cực.

- Hiểu và phân tích được các yêu cầu và kĩ thuật dự giờ, quan sát lớp học, phân tích, đánh giá tiết học theo hướng Nghiên cứu bài học.

- Có kĩ năng thiết kế kế hoạch bài học, tổ chức thực hiện các hoạt động dạy học; Dự giờ, quan sát lớp học, phân tích, đánh giá tiết học,… trong thực tế dạy học tiếng M’Nông.

g) Dạy học phát triển kĩ năng giao tiếp tiếng M’Nông cho học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.

- Hiểu và phân tích được yêu cầu, nội dung cần đạt về các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng M’Nông trong Chương trình.

- Hiểu và phân tích được các kiến thức, kĩ năng và những yếu tố liên quan đến hoạt động rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng M’Nông cho học sinh.

- Hiểu và giải thích được cách thức sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin, các kĩ thuật dạy học hiện đại hỗ trợ cho các hoạt động rèn luyện kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng M’Nông cho học sinh.

- Có kĩ năng thiết kế và tổ chức thực hiện các hoạt động rèn luyện kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng M’Nông cho học sinh; Sử dụng hiệu quả các phương tiện công nghệ thông tin, các kĩ thuật dạy học hiện đại để hỗ trợ các hoạt động rèn luyện kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng M’Nông cho học sinh.

VI. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG

1. Phương pháp và hình thức tổ chức bồi dưỡng

a) Phương pháp bồi dưỡng

Việc bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng M’Nông cần dựa trên việc áp dụng một cách phù hợp với đối tượng người học và yêu cầu thực tiễn của địa phương.

Mục tiêu của Chương trình là củng cố và phát triển những hiểu biết về ngôn ngữ, văn hóa và năng lực dạy học tiếng M’Nông nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên dạy học tiếng M’Nông trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên; Để đạt được mục tiêu này, cần đổi mới phương pháp bồi dưỡng theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học viên, phương pháp bồi dưỡng cần tập trung vào quan điểm lấy hoạt động học và tự học của học viên làm trung tâm.

Giảng viên là người tổ chức hướng dẫn, điều chỉnh hoạt động của học viên. Giảng viên cần có phương pháp, quy trình và kĩ thuật dạy học hợp lí, phù hợp với đối tượng học viên, qua đó hình thành phương pháp học tập hiệu quả ở học viên;

Học viên là chủ thể của hoạt động bồi dưỡng, được tham gia tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình học tập. Thông qua hoạt động giảng dạy của giảng viên, học viên được trang bị các phương pháp học tiếng M’Nông. Các phương pháp đó cần trở thành cách thức, con đường tự học, tự bồi dưỡng của học viên sau khóa bồi dưỡng để mỗi học viên tiếp tục, thường xuyên nâng cao năng lực nghiệp vụ giảng dạy tiếng M’Nông.

Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tiếng M’Nông cần được phát huy:

- Các phương pháp dạy và học tiếng M’Nông tích cực ở trường sư phạm (Đổi mới phương pháp thuyết trình và bài diễn giảng, phương pháp thảo luận và tổ chức xêmina, phương pháp dạy và học vi mô; Học theo hợp đồng; Học theo dự án; Đối thoại và sắm vai; Đóng kịch, kể chuyện,...) với các hình thức hoạt động học tiếng M’Nông: học cá nhân, học theo cặp, học theo nhóm và học cả lớp.

- Tổ chức các hoạt động xêmina, hội thảo chuyên đề,... song song với các hoạt động dạy tiếng truyền thống.

- Tận dụng các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông để số hóa các tài liệu bồi dưỡng, tạo cơ hội cho học viên tự học, tự bồi dưỡng nâng cao chất lượng học tập; Tăng cường tổ chức các hoạt động học tập tích cực, các hoạt động ngoại khóa, giao lưu với các cơ sở giảng dạy và nghiên cứu, sử dụng tiếng M’Nông.

- Hướng dẫn học viên tự học, tự nghiên cứu với sự hỗ trợ của các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông; Tự học theo tổ/nhóm chuyên môn của trường/cụm trường; Tận dụng mọi cơ hội để học viên được thực hành các kĩ năng ngôn ngữ M’Nông và nghiệp vụ sư phạm trong giảng dạy tiếng M’Nông.

b) Hình thức tổ chức bồi dưỡng

Hình thức tổ chức bồi dưỡng cần linh hoạt cho phù hợp với đối tượng người học và điều kiện thực tiễn ở địa phương. Có thể tổ chức bồi dưỡng tập trung một đợt hay nhiều đợt; Bồi dưỡng qua mạng kết hợp với bồi dưỡng tập trung trên tinh thần phát huy vai trò tự học, tự bồi dưỡng của học viên nhưng phải đảm bảo thời lượng quy định của chương trình.

2. Đánh giá kết quả học tập của học viên

Đánh giá kết quả học tập của học viên phải được thực hiện theo hướng khuyến khích học viên vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng đã học vào những tình huống thực tế trong hoạt động dạy học tiếng M’Nông; Trân trọng từng sáng kiến, cải tiến dù rất nhỏ của học viên.

a) Nội dung và phương pháp đánh giá

Đánh giá kết quả học tập của học viên căn cứ vào yêu cầu cần đạt của Chương trình bồi dưỡng. Đánh giá kết quả cần tập trung vào việc xác nhận năng lực sử dụng tiếng M’Nông và năng lực dạy học tiếng M’Nông của học viên.

Đánh giá năng lực coi trọng cả 3 hình thức: đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì và đánh giá tổng kết.

Đánh giá thường xuyên được thực hiện ngay trong các chuyên đề học tập thông qua các hình thức: Hỏi - đáp giữa giảng viên và học viên; Các bài tập ngắn thực hiện bằng nói hoặc viết tiếng M'Nông; Các nhiệm vụ giải quyết các tình huống sư phạm ngay trong giờ học; Bài kiểm tra viết ngắn gồm những câu hỏi trắc nghiệm khách quan, câu hỏi mở,...

Đánh giá định kì được thực hiện khi kết thúc một phần/khối kiến thức. Đánh giá định kì phải bao quát đủ những nội dung cốt lõi của khối kiến thức vừa học trong Chương trình bồi dưỡng thông quan các hình thức: Các bài tập giao cho nhóm yêu cầu học viên hợp tác để giải quyết một nhiệm vụ trong thực tiễn (Học theo dự án; Học theo hợp đồng;...); Bài kiểm tra viết, gồm những câu hỏi trắc nghiệm khách quan, câu hỏi mở, viết bài luận, thực hành dạy học,...

Đánh giá tổng kết được thực hiện vào cuối khóa học, khi đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng. Đánh giá tổng kết phải bao quát đủ những nội dung cốt lõi của cả chương trình bồi dưỡng (các kiến thức về ngôn ngữ, văn hóa, văn học, các phương pháp và kĩ năng dạy học tiếng M’Nông, thực hành dạy học tiếng M’Nông), thông qua:

- Đánh giá kiến thức và kĩ năng ngôn ngữ M'Nông:

+ Đánh giá kĩ năng nghe, nói, có thể được thực hiện bằng nói, bài phỏng vấn, phiếu quan sát học viên nói trong hội thoại,...

+ Đánh giá kĩ năng đọc hiểu, có thể được thực hiện bằng bài kiểm tra viết với những câu hỏi trắc nghiệm khách quan, câu hỏi mở,...

+ Đánh giá kĩ năng viết, có thể được thực hiện bằng bài kiểm tra viết với những câu hỏi mở hoặc bài luận về nội dung văn hóa, văn học M’Nông.

- Đánh giá phương pháp và kĩ thuật dạy học tiếng M’Nông, có thể được thực hiện bằng bài kiểm tra viết với những câu hỏi trắc nghiệm khách quan, câu hỏi mở,...

- Đánh giá kĩ năng thực hành dạy học tiếng M'Nông, được thực hiện ngay trong thời gian học viên học thực hành, có thể sử dụng phiếu quan sát, đánh giá tiết dạy với các tiêu chí đánh giá của Phương pháp dạy học tích cực.

b) Sử dụng kết quả đánh giá

Kết quả đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ và đánh giá tổng kết nhằm xác định năng lực, sự tiến bộ, kết quả bồi dưỡng của học viên trong quá trình, sau mỗi giai đoạn và kết thúc khóa học, nhằm giúp học viên thay đổi cách học, xác định được phương hướng tự bồi dưỡng, nâng cao năng lực dạy học tiếng M'Nông của bản thân, đồng thời giúp giảng viên và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có cơ sở điều chỉnh phương pháp dạy học, thay đổi trong tổ chức, quản lí, nâng cao chất lượng học tập cho học viên trong những khóa bồi dưỡng tiếp theo.

Kết quả đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì và đánh giá tổng kết là căn cứ để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng xét, cấp chứng chỉ tốt nghiệp cho học viên. Chỉ đánh giá và xét tốt nghiệp cho những học viên có mặt và tham gia tích cực các hoạt động học tập tập trung trên lớp, hoạt động thực hành, thực hiện đầy đủ các bài tập được giao và hoàn thành tối thiểu 80% số tiết của Chương trình bồi dưỡng.

3. Điều kiện thực hiện chương trình

Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng sau khi được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng M'Nông cần căn cứ Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng M’Nông này để biên soạn tài liệu.

Để thực hiện chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng M’Nông có hiệu quả, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cần đảm bảo một số điều kiện sau:

- Có đội ngũ giảng viên đạt chuẩn về phẩm chất và năng lực bồi dưỡng tiếng M’Nông: vừa có kiến thức ngôn ngữ, văn hóa, văn học M’Nông sâu rộng, vừa có trình độ sư phạm lành nghề, biết ứng dụng các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông vào dạy học.

- Có đủ các điều kiện để thực hiện biên soạn tài liệu bồi dưỡng, đảm bảo các yêu cầu cần đạt của chương trình (đội ngũ tác giả là các trí thức dân tộc M’Nông; các tài liệu công cụ, tài liệu tham khảo về tiếng M’Nông, về văn hóa, văn học M’Nông; kinh phí biên soạn và in ấn tài liệu, cơ sở vật chất phòng học, các phương tiện công nghệ thông tin hỗ trợ cho hoạt động dạy học và bố trí thời gian học tập cho học viên một cách hợp lí,...).

- In ấn đầy đủ tài liệu học tập cho học viên, các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông phục vụ cho khóa bồi dưỡng.

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 34/2015/TT-BGDĐT

Loại văn bảnThông tư
Số hiệu34/2015/TT-BGDĐT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành30/12/2015
Ngày hiệu lực15/02/2016
Ngày công báo26/01/2016
Số công báoTừ số 117 đến số 118
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Giáo dục
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật8 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 34/2015/TT-BGDĐT

Lược đồ Thông tư 34/2015/TT-BGDĐT chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Thái M'Nông


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Thông tư 34/2015/TT-BGDĐT chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Thái M'Nông
                Loại văn bảnThông tư
                Số hiệu34/2015/TT-BGDĐT
                Cơ quan ban hànhBộ Giáo dục và Đào tạo
                Người kýNguyễn Thị Nghĩa
                Ngày ban hành30/12/2015
                Ngày hiệu lực15/02/2016
                Ngày công báo26/01/2016
                Số công báoTừ số 117 đến số 118
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Giáo dục
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật8 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản gốc Thông tư 34/2015/TT-BGDĐT chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Thái M'Nông

                        Lịch sử hiệu lực Thông tư 34/2015/TT-BGDĐT chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Thái M'Nông

                        • 30/12/2015

                          Văn bản được ban hành

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 26/01/2016

                          Văn bản được đăng công báo

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 15/02/2016

                          Văn bản có hiệu lực

                          Trạng thái: Có hiệu lực