Thông tư 39/2016/TT-BCA

Thông tư 39/2016/TT-BCA quy định về tiếp nhận, xử lý thông tin báo cháy và triển khai hoạt động chữa cháy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành

Nội dung toàn văn Thông tư 39/2016/TT-BCA tiếp nhận xử lý thông tin báo cháy triển khai hoạt động chữa cháy


B CÔNG AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 39/2016/TT-BCA

Hà Nội, ngày 04 tháng 10 năm 2016

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ TIẾP NHẬN, XỬ LÝ THÔNG TIN BÁO CHÁY VÀ TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG CHỮA CHÁY CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Căn cứ Luật phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001 đã được sa đi, bổ sung theo Luật sửa đi, bổ sung một sđiều của Luật phòng cháy và cha cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013 (sau đây viết gọn là Luật phòng cháy và chữa cháy);

Căn cứ Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy (sau đây viết gọn là Nghị định số 79/2014/NĐ-CP);

Căn cứ Nghị định số 106/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;

Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định về tiếp nhận, xử lý thông tin báo cháy và triển khai hoạt động chữa cháy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về nguyên tc, trình tự thực hiện chữa cháy, chỉ huy, thành lập bộ phận phục vụ công tác chỉ huy chữa cháy và nhiệm vụ của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trong công tác chữa cháy.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy (sau đây viết gọn là cán bộ) làm nhiệm vụ chữa cháy.

2. Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy các đơn vị, địa phương.

3. Công an các đơn vị, địa phương.

Điều 3. Nguyên tắc trong hoạt động chữa cháy

1. Tuân thủ quy định của Luật phòng cháy và chữa cháy, các văn bản hướng dẫn thi hành, Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Bảo đảm an toàn đối với người, phương tiện tham gia chữa cháy và người bị nạn, đng thời hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tài sản.

3. Tiến hành kịp thời bằng lực lượng, phương tiện tại chỗ và trước hết phải ưu tiên cho việc cứu người.

4. Bảo đảm tính cơ động, kịp thời; tính mệnh lệnh, chỉ huy thống nhất trong công tác chữa cháy.

5. Bảo đảm trang bị phương tiện và các điều kiện cần thiết khác phục vụ công tác cha cháy; hoạt động chữa cháy phải thực hiện theo đúng quy trình nghiệp vụ cha cháy.

Điều 4. Quy định về biểu mẫu để sử dụng trong công tác chữa cháy

1. Ban hành các biu mẫu đsử dụng trong công tác chữa cháy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, bao gồm:

a) Stiếp nhận thông tin báo cháy (Mu số 01);

b) Lệnh điều động lực lượng, phương tiện đi chữa cháy (Mu số 02);

c) Bảng thống kê lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy và khu vực chữa cháy (Mu số 03);

d) Phiếu chiến thuật chữa cháy (Mẫu số 04).

2. Công an các đơn vị, địa phương khi in các biu mẫu quy định tại khoản 1 Điều này phải in thống nhất trên khgiấy A4 và không được tự ý thay đi nội dung biu mẫu; có trách nhiệm quản lý việc in, cấp phát, sử dụng biu mẫu và có s sách đtheo dõi.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Mục 1. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN CHỮA CHÁY

Điều 5. Tiếp nhận, xử lý thông tin báo cháy

1. Tiếp nhận thông tin báo cháy

a) Cán bộ trực thông tin của đơn vị khi tiếp nhận tin báo cháy phải hỏi rõ các thông tin sau:

- Họ, tên, địa chỉ, sđiện thoại (nếu có) ca người báo cháy;

- Địa chỉ, thời gian xảy ra cháy;

- Những thông tin về đám cháy, cụ thể: Cơ sở xảy ra cháy, diện tích đám cháy, nguy cháy lan, số lượng người bị mắc kẹt trong đám cháy, thiệt hại ban đầu về người, tài sản và những thông tin khác liên quan đến đám cháy.

b) Ngay sau khi nhận được tin, cán bộ nhận tin báo phải ghi vào stiếp nhận thông tin báo cháy; đng thời, báo cáo ngay thông tin đã tiếp nhận cho cán bộ trực chỉ huy đơn vị và nhận lệnh điều động lực lượng, phương tiện đi chữa cháy từ chỉ huy đơn vị.

2. Xử lý thông tin báo cháy

Ngay sau khi nhận được lệnh điều động lực lượng, phương tiện đi chữa cháy của cán bộ trực chỉ huy đơn vị, cán bộ trực thông tin có nhiệm vụ:

a) Phát lệnh báo động đi chữa cháy;

b) Chuyn lệnh điều động lực lượng, phương tiện đi chữa cháy, phương án chữa cháy và phiếu chiến thuật chữa cháy cho cán bộ được phân công làm chỉ huy chữa cháy đtổ chức tập hợp, điều động lực lượng, phương tiện đi chữa cháy;

c) Thông báo cho các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm chữa cháy và tham gia chữa cháy theo quy định của Luật phòng cháy và chữa cháy đphối hợp tham gia tổ chức chữa cháy.

3. Trường hợp cán bộ trực thông tin nhận được tin báo cháy xảy ra trên địa bàn không thuộc phạm vi quản lý thì phải thông báo đầy đủ thông tin nhận được cho đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trực tiếp quản lý địa bàn nơi xảy ra cháy đtriển khai hoạt động chữa cháy, sau đó báo cáo đầy đủ thông tin nhận được cho cán bộ trực chỉ huy đơn vị.

Điều 6. Điều động lực lượng, phương tiện chữa cháy đến đám cháy

1. Khi có lệnh báo động đi chữa cháy, cán bộ được phân công làm chỉ huy chữa cháy phải nhanh chóng tập hợp, điều động lực lượng, phương tiện đi chữa cháy.

2. Trên đường đến đám cháy, cán bộ được phân công làm chỉ huy chữa cháy phải thực hiện các yêu cầu sau:

a) Thường xuyên giữ liên lạc với trung tâm thông tin của đơn vị;

b) Quá trình đi thực hiện nhiệm vụ, nếu gặp khó khăn, trở ngại, người chỉ huy chữa cháy phải báo cáo kịp thời về lãnh đạo đơn vị trực tiếp quản lý; đồng thời, tìm cách khắc phục khó khăn, trở ngại đđưa lực lượng, phương tiện chữa cháy đến đám cháy một cách nhanh nhất;

c) Trên đường đến đám cháy, nếu gặp một đám cháy khác, người chỉ huy chữa cháy phải báo cáo lãnh đạo đơn vị trực tiếp quản lý về tình hình, diễn biến của đám cháy đxin ý kiến quyết định cho số lượng cán bộ, phương tiện chữa cháy ở lại thực hiện nhiệm vụ chữa cháy và xin bổ sung lực lượng, phương tiện; đng thời, tiếp tục triển khai nhiệm vụ chữa cháy đã xác định.

Điều 7. Triển khai hoạt động chữa cháy tại đám cháy

1. Trinh sát đám cháy

Khi đến nơi xảy ra cháy, người chỉ huy chữa cháy căn cứ vào tình hình, diễn biến của đám cháy, tổ chức trinh sát đám cháy đnắm tình hình vụ việc, khả năng bố trí, trin khai lực lượng, phương tiện chữa cháy tiếp cận đám cháy và quyết định biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy phù hợp, cụ thể:

a) Trường hợp đám cháy không phức tạp, người chỉ huy chữa cháy có thể trực tiếp quan sát và quyết định biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy phù hợp đdập tắt đám cháy;

b) Trường hợp đám cháy có diễn biến phc tạp hoặc có nhiều yếu tố nguy him đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của lực lượng chữa cháy thì người chỉ huy chữa cháy phải thành lập ttrinh sát đám cháy có tối thiu từ 02 đến 03 cán bộ trở lên đtổ chức trinh sát. Trường hợp cần thiết, người chỉ huy chữa cháy có thể yêu cầu cán bộ, nhân viên của cơ sở nơi xảy ra cháy tham gia giúp tổ trinh sát thực hiện nhiệm vụ;

Tổ trinh sát đám cháy có nhiệm vụ xác định:

- Có hay không có người bị nạn trong đám cháy; số lượng, vị trí, tình trạng của người bị nạn; biện pháp và khả năng cứu người bị nạn;

- Các yếu tố nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của người bị nạn cũng như lực lượng tham gia chữa cháy;

- Các chất cháy chủ yếu, nguy cơ cháy lan và khả năng phát triển của đám cháy;

- Vị trí thích hợp để bố trí phương tiện chữa cháy;

- Khả năng sử dụng phương tiện chữa cháy thực có của cơ sở để phục vụ cho chữa cháy; các nguồn nước có thể sử dụng cho chữa cháy;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của người chỉ huy chữa cháy.

c) Căn cứ vào tình hình, diễn biến của đám cháy và lực lượng, phương tiện chữa cháy hiện có, người chỉ huy chữa cháy có thể quyết định đồng thời việc tổ chức trinh sát đám cháy và triển khai lực lượng, phương tiện để tổ chức cứu người, cứu tài sản và dập tắt đám cháy.

2. Triển khai hoạt động chữa cháy

Trong hoạt động chữa cháy phải tiến hành đồng thời công tác chữa cháy với cứu người bị nạn, cứu tài sản trong đám cháy; trong đó, phải ưu tiên cứu người bị nạn, cụ thể:

a) Tổ chức cứu người bị nạn trong đám cháy, bao gồm:

- Trực tiếp đưa hoặc hướng dẫn người bị nạn trong đám cháy ra khu vực an toàn; trường hợp không thể di chuyển người bị nạn đến nơi an toàn thì cần áp dụng các biện pháp bảo vệ để người bị nạn không bị tác động bởi các yếu tố nguy hiểm của đám cháy;

- Trường hợp cứu người trong công trình cao tầng mà không có cầu thang bộ thoát hiểm hoặc cầu thang bộ thoát hiểm không sử dụng được thì có thể sử dụng các phương tiện, thiết bị cần thiết để cứu người bị nạn.

b) Triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy, bao gồm:

- Triển khai đội hình chữa cháy vào vị trí thực hiện nhiệm vụ;

- Đưa phương tiện chữa cháy cần thiết tiếp cận đám cháy.

c) Khống chế, dập tắt đám cháy

Căn cứ vào tình hình, diễn biến của đám cháy, người chỉ huy chữa cháy quyết định việc lựa chọn chất chữa cháy và biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy phù hợp để khống chế, dập tắt đám cháy.

Điều 8. Các hoạt động hỗ trợ trong công tác chữa cháy

1. Tổ chức thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy

Việc tổ chức thông tin liên lạc phải bảo đảm an toàn, liên tục, thông suốt để phục vụ chữa cháy, cụ thể:

a) Thông tin liên lạc từ người chỉ huy chữa cháy, ban chỉ huy chữa cháy, ban tham mưu chữa cháy đến người chỉ huy tại khu vực chữa cháy và người chỉ huy lực lượng, phương tiện được điều động tham gia chữa cháy;

b) Thông tin liên lạc từ người chỉ huy chữa cháy, người chỉ huy tại khu vực chữa cháy đến từng vị trí chữa cháy.

2. Chiếu sáng khu vực chữa cháy

Việc chiếu sáng khu vực chữa cháy phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Chiếu sáng lối thoát nạn phục vụ cho việc cứu người, cứu tài sản;

b) Những khu vực có nguy cơ gây nổ chỉ được chiếu sáng từ xa, trừ trường hợp các thiết bị chiếu sáng thuộc loại phòng nổ;

c) Các điểm đấu, nối dây điện, đèn pha và các thiết bị chiếu sáng khác phải đặt ở nơi an toàn, tránh bị tiếp xúc với nước, lửa hoặc môi trường axít, kiềm.

3. Bảo đảm hậu cần phục vụ chữa cháy

Người chỉ huy chữa cháy căn cứ tình hình, diễn biến đám cháy và dự kiến thời gian chữa cháy để bảo đảm hậu cần phục vụ chữa cháy, cụ thể:

a) Bố trí nước uống, thực phẩm, quần, áo, bảo đảm y tế cho cán bộ tham gia chữa cháy; trường hợp cần thiết có thể cho cán bộ trực tiếp chữa cháy được nghỉ luân phiên;

b) Bổ sung chất chữa cháy, nhiên liệu cho phương tiện chữa cháy; thay thế kịp thời các phương tiện chữa cháy nếu bị hư hỏng.

Điều 9. Tập hợp lực lượng, thu hồi phương tiện trở về đơn vị

1. Khi kết thúc nhiệm vụ chữa cháy, người chỉ huy chữa cháy phải tổ chức thực hiện các việc sau đây:

a) Tập hợp lực lượng, điểm danh quân số được điều động tham gia chữa cháy và kiểm tra lại phương tiện, thiết bị chuyên dùng cho việc chữa cháy trước khi trở về đơn vị;

b) Báo cáo trung tâm thông tin của đơn vị về việc kết thúc nhiệm vụ chữa cháy và lệnh cho lực lượng, phương tiện trở về đơn vị.

2. Khi về đến đơn vị, cán bộ trực chỉ huy đơn vị phải cho tổ chức kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy và tổ chức thường trực chữa cháy theo quy định.

Mục 2. CHỈ HUY CHỮA CHÁY

Điều 10. Người chỉ huy chữa cháy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy

Người chỉ huy chữa cháy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy là những người giữ các chức vụ sau đây:

1. Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

2. Giám đốc, Phó Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Trưởng phòng, Phó trưởng phòng nghiệp vụ Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Trưởng phòng, Phó trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Trưởng phòng, Phó trưởng phòng nghiệp vụ, Trưởng phòng, Phó trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy khu vực, Trưởng phòng, Phó trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên sông thuộc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

4. Đội trưởng, Phó đội trưởng Đội Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; Đội trưởng, Phó đội trưởng Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Điều 11. Xác định người chỉ huy chữa cháy khi có nhiều đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cùng tham gia chữa cháy

1. Khi có từ 02 đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên cùng tham gia chữa cháy thì chỉ huy đội được phân công làm chỉ huy chữa cháy của đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trực tiếp quản lý địa bàn nơi xảy ra cháy là người chỉ huy chữa cháy.

2. Khi có từ 02 Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thuộc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên cùng tham gia chữa cháy thì lãnh đạo phòng được phân công làm chỉ huy chữa cháy của Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trực tiếp quản lý địa bàn nơi xảy ra cháy là người chỉ huy chữa cháy.

3. Khi có lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy của 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên cùng tham gia chữa cháy thì lãnh đạo đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi xảy ra cháy là người chỉ huy chữa cháy.

Điều 12. Chuyển giao quyền chỉ huy chữa cháy

1. Việc chuyển giao quyền chỉ huy chữa cháy được tính từ thời điểm cán bộ của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có chức vụ cao hơn người chỉ huy chữa cháy đương nhiệm (sau đây gọi chung là cán bộ cấp trên) đến đám cháy.

2. Khi cán bộ cấp trên đến đám cháy, người chỉ huy chữa cháy đương nhiệm phải báo cáo về tình hình, diễn biến của đám cháy, những công việc đã thực hiện và kết quả đạt được.

3. Người chỉ huy chữa cháy đương nhiệm sau khi chuyển giao quyền chỉ huy chữa cháy cho cán bộ cấp trên thì vẫn tiếp tục tham gia vào ban chỉ huy chữa cháy (nếu có) hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác do cán bộ cấp trên giao.

4. Khi đến đám cháy, cán bộ cấp trên có thể không tiếp nhận quyền chỉ huy chữa cháy mà ủy quyền cho người chỉ huy chữa cháy đương nhiệm tiếp tục thực hiện công tác chỉ huy chữa cháy nhưng phải chịu trách nhiệm về kết quả chữa cháy.

5. Trong trường hợp phải rời khỏi đám cháy để thực hiện nhiệm vụ khác theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền, người chỉ huy chữa cháy phải chỉ định người thay thế trong số cán bộ của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đang tham gia chữa cháy để thực hiện nhiệm vụ chỉ huy chữa cháy và phải thông báo cho trung tâm thông tin của đơn vị; đồng thời, phải ghi vào sổ nhật ký của ban tham mưu chữa cháy.

Điều 13. Nhiệm vụ của người chỉ huy chữa cháy

1. Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP.

2. Trực tiếp hoặc thông qua ban tham mưu chữa cháy để chỉ huy, điều hành các lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy.

3. Xác định trình tự, các biện pháp triển khai hoạt động chữa cháy, cứu người bị nạn, cứu tài sản và dập tắt đám cháy.

4. Tổ chức trinh sát đám cháy; xác định vị trí, hướng chữa cháy chính và việc triển khai lực lượng, phương tiện cần thiết để chữa cháy.

5. Phân chia khu vực chữa cháy và chỉ định người chỉ huy từng khu vực chữa cháy.

6. Báo cáo cán bộ trực chỉ huy đơn vị trực tiếp quản lý hoặc theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền về tình hình, diễn biến của đám cháy.

7. Tổ chức các biện pháp bảo đảm an toàn cho lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy; bảo đảm các hoạt động hỗ trợ trong công tác chữa cháy.

8. Phối hợp tổ chức bảo vệ khu vực chữa cháy, hiện trường vụ cháy, áp dụng các biện pháp bảo vệ tài liệu, đồ vật phục vụ công tác điều tra vụ cháy, xác định nguyên nhân gây ra cháy.

9. Tổ chức tập hợp lực lượng, thu hồi phương tiện trở về đơn vị khi kết thúc nhiệm vụ chữa cháy.

10. Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo cấp trên giao.

Mục 3. THÀNH LẬP BỘ PHẬN PHỤC VỤ CÔNG TÁC CHỈ HUY CHỮA CHÁY

Điều 14. Ban chỉ huy chữa cháy

1. Ban chỉ huy chữa cháy do người chỉ huy chữa cháy quyết định thành lập trong trường hợp đám cháy có diễn biến phức tạp, cần huy động nhiều lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy.

2. Thành phần ban chỉ huy chữa cháy, bao gồm:

a) Trưởng ban là người chỉ huy chữa cháy;

b) Các phó trưởng ban là chỉ huy đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trực tiếp quản lý địa bàn nơi xảy ra cháy, đại diện chính quyền địa phương, cơ sở nơi xảy ra cháy;

c) Các thành viên là chỉ huy các lực lượng khác được điều động tham gia chữa cháy theo quy định.

3. Các phó trưởng ban và thành viên ban chỉ huy chữa cháy thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của trưởng ban và chịu trách nhiệm trước trưởng ban về việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

Điều 15. Ban tham mưu chữa cháy

1. Ban tham mưu chữa cháy do người chỉ huy chữa cháy quyết định thành lập, có nhiệm vụ giúp người chỉ huy chữa cháy thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Điều 13 Thông tư này và giúp ban chỉ huy chữa cháy điều hành, chỉ huy các hoạt động chữa cháy.

2. Thành phần ban tham mưu chữa cháy, bao gồm:

a) Trưởng ban là chỉ huy đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trực tiếp quản lý địa bàn nơi xảy ra cháy;

b) Các phó trưởng ban là người giúp việc cho chỉ huy đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trực tiếp quản lý địa bàn nơi xảy ra cháy, giúp việc cho lãnh đạo chính quyn địa phương, người đứng đu cơ sở nơi xảy ra cháy;

c) Thành viên là chuyên viên an toàn lao động của cơ sở nơi xảy ra cháy (nếu có), đại diện lực lượng phòng cháy và chữa cháy tại chỗ và một số thành viên khác do người chỉ huy chữa cháy chỉ định.

Chương III

NHIỆM VỤ CỦA CÁN BỘ THAM GIA CHỮA CHÁY

Điều 16. Nhiệm vụ của người chỉ huy khu vực chữa cháy

1. Giúp người chỉ huy chữa cháy thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại các khoản 1, 3, 4, 7 và khoản 8 Điều 13 Thông tư này trong phạm vi khu vực chữa cháy được giao phụ trách.

2. Báo cáo người chỉ huy chữa cháy về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.

3. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của người chỉ huy chữa cháy.

Điều 17. Nhiệm vụ của đội trưởng đội chữa cháy

1. Điều hành hoạt động của đội chữa cháy thuộc phạm vi quản lý.

2. Tiếp nhận mệnh lệnh từ người chỉ huy chữa cháy đgiao nhiệm vụ cho các tiu đội thuộc phạm vi quản lý.

3. Kiểm tra việc chấp hành quy định về bảo đảm an toàn, trang phục, thiết bị bảo hộ cá nhân trang bị cho cán bộ trong toàn đội thuộc phạm vi quản lý trước khi thực hiện nhiệm vụ chữa cháy.

4. Thiết lập sự phối hợp trong công tác chữa cháy giữa các tchữa cháy thuộc phạm vi quản lý và sự phối hợp của toàn đội với các đơn vị khác.

5. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của người chỉ huy chữa cháy.

Điều 18. Nhiệm vụ của tổ trưởng tổ chữa cháy

1. Điều hành hoạt động của tchữa cháy thuộc phạm vi quản lý.

2. Chp hành các mệnh lệnh của chỉ huy cấp trên.

3. Kiểm tra việc chấp hành quy định về bảo đảm an toàn, trang phục, thiết bị bảo hộ cá nhân trang bị cho cán bộ trong tchữa cháy thuộc phạm vi quản lý trước khi thực hiện nhiệm vụ chữa cháy; bảo đảm sự hoạt động liên tục của phương tiện chữa cháy khi tham gia chữa cháy.

4. Điểm danh quân scủa t; kiểm tra lại phương tiện chữa cháy được giao quản lý và báo cáo đội trưởng đội chữa cháy trực tiếp quản lý về quân số, phương tiện chữa cháy của ttrước khi nhận lệnh trở về đơn vị.

5. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của đội trưởng đội chữa cháy.

Điều 19. Nhiệm vụ của cán bộ tham gia chữa cháy

1. Nm vững nhiệm vụ được giao và nhiệm vụ chung của tchữa cháy; trực tiếp tham gia chữa cháy, cứu người, cứu tài sản trong đám cháy.

2. Kịp thời báo cáo cán bộ trực tiếp quản lý về tình trạng người bị nạn, các tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; khn trương cứu người bị nạn ra khỏi nơi nguy hiểm ngay khi có th.

3. Bảo quản, sử dụng trang phục, thiết bị bảo hộ cá nhân được trang bị khi thực hiện nhiệm vụ chữa cháy.

4. Báo cáo cán bộ trực tiếp quản lý về tình hình sức khỏe của bản thân hoặc đồng đội khi thấy không thể tiếp tục tham gia chữa cháy và tình hình, diễn biến khác có thtác động đến việc thực hiện nhiệm vụ chữa cháy.

5. Trong trường hợp thực hiện mệnh lệnh của người chỉ huy chữa cháy hoặc người chỉ huy khu vực chữa cháy hoặc đội trưởng đội chữa cháy thì phải báo cáo cho ttrưởng trực tiếp quản lý.

Điều 20. Nhiệm vụ của cán bộ thông tin liên lạc trong khi chữa cháy

1. Truyền đạt mệnh lệnh từ người chỉ huy chữa cháy, trưởng ban tham mưu chữa cháy đến người chỉ huy tại khu vực chữa cháy và những người có trách nhiệm trong khi chữa cháy và phải báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ cho cán bộ đã ra mệnh lệnh.

2. Thng kê những thông tin đã nhận và truyền đạt.

3. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của người chỉ huy chữa cháy.

Điều 21. Nhiệm vụ của cán bộ điều khiển phương tiện chữa cháy cơ giới

1. Điều khin phương tiện chữa cháy vào, ra khỏi vị trí chữa cháy theo mệnh lệnh của người chỉ huy trực tiếp.

2. Bảo đảm cho phương tiện chữa cháy được giao quản lý, sử dụng hoạt động liên tục.

3. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của người chỉ huy chữa cháy.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 22. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 06 tháng 12 năm 2016.

Điều 23. Trách nhiệm thi hành

1. Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Thông tư này.

2. Tng cục trưởng, thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đc Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương báo cáo về Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ) để kịp thời hướng dẫn.

 


Nơi nhận:
- Các đồng chí Thứ trưởng Bộ Công an;
- Các Tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ Công an;
- Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Công báo nội bộ;
- Lưu: VT, C66.

BỘ TRƯỞNG




Thượng
tướng Tô Lâm

 

 

Mẫu số 01
Ban hành kèm theo Thông tư s 39/2016/TT-BCA ngày 04/10/2016

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

 

 

 

…(1)…

…(2)…

 

SỔ TIẾP NHẬN
THÔNG TIN BÁO CHÁY

 

 

 

 

Ghi chú:

(1) Tên đơn vị cấp trên trực tiếp của đơn vị tiếp nhận tin báo cháy.

(2) Đơn vị tiếp nhận thông tin báo cháy.

 

NỘI DUNG TIẾP NHẬN THÔNG TIN BÁO CHÁY

Ca trực từ ... giờ ... phút, ngày ... tháng ... năm ... đến ... giờ ... phút, ngày ... tháng ... năm ...

- Trực chỉ huy đơn vị (cấp bậc, họ tên, chức vụ):

………………………………………………………………………………………………………

- Trực chỉ huy đội chữa cháy (cấp bậc, họ tên, chức vụ):

………………………………………………………………………………………………………

- Trực thông tin đơn vị (cấp bậc, họ tên, chức vụ):

………………………………………………………………………………………………………

- Trực ban đơn vị (cấp bậc, họ tên, chức vụ):

………………………………………………………………………………………………………

1. Thời gian nhận tin báo cháy: ... giờ ... phút, ngày ... tháng ... năm…;

2. Họ, tên, địa chỉ, số điện thoại (nếu có) của người báo cháy: ……………………………

………………………………………………………………………………………………………

3. Địa chỉ, thời gian xảy ra cháy: ………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………..

4. Loại hình cơ sở xảy ra cháy: …………………………………………………………………

5. Những thông tin về đám cháy (quy mô, diện tích đám cháy, nguy cơ cháy lan, chất cháy chủ yếu, hoạt động chữa cháy của lực lượng tại chỗ):

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

6. Những thông tin khác liên quan đến đám cháy: ……………………………………………

7. Ý kiến chỉ đạo của trực chỉ huy đơn vị: ………………………………………………………

 

TRỰC CHỈ HUY ĐƠN VỊ
(Ký và ghi rõ họ tên)

CÁN BỘ TRỰC THÔNG TIN ĐƠN VỊ
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

……..(1) ……..
……..(2) ……..
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Mẫu số 02
Ban hành kèm theo Thông tư s39/2016/TT-BCA ngày 04/10/2016

Số: …/LĐĐ

... ngày ... tháng ... năm...

 

 

LỆNH ĐIỀU ĐỘNG LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN ĐI CHỮA CHÁY

Tôi: ………………………………….. Chức vụ …………………………………………………

Cơ quan/đơn vị: ………………………………………………………………………………….

Ra lệnh cho đơn vị ………………………………………………………………………………

Điều động ngay lực lượng, phương tiện đi chữa cháy gồm:

- Lực lượng: ………………………… người;

- Phương tiện: ……………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

Đi làm nhiệm vụ chữa cháy tại địa chỉ: …………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

 

Giờ phát lệnh: ………………….
Giờ nhận lệnh:………………….

……………(3) ……………
(Ký, ghi rõ chức vụ, họ tên và đóng dấu)

 

Ghi chú:

(1) Ghi rõ Công an hoặc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tnh, thành phtrực thuộc Trung ương.

(2) Ghi rõ Phòng Cnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hoặc Phòng Cnh sát phòng cháy và chữa cháy.

(3) Chức vụ của người ra lệnh.

 

 

 Mẫu số 03

 Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2016/TT-BCA ngày 04/10/2016 

 

BẢNG THỐNG KÊ LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN THAM GIA CHỮA CHÁY VÀ KHU VỰC CHỮA CHÁY

Các lực lượng tham gia chữa cháy

Thời gian đến đám cháy

Quân s

Phương tiện

Nhiệm vchính được giao

Khu vc cha cháy

Thời gian bt đầu chữa cháy

Thời gian rút khỏi đám cháy

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy

 

 

 

 

 

 

 

Các lực lượng khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THỐNG KÊ KHU VỰC CHỮA CHÁY

Khu vực chữa cháy số …

Chỉ huy

Nhiệm vụ chính

Slưng

Số lượng các lăng

CBCS

Tchữa cháy

Tmặt nạ

Lăng A

Lăng B

Lăng giá

Lăng phun bọt

Các loại khác

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TRỰC CHỈ HUY ĐƠN VỊ
(Ký và ghi rõ họ tên)

CÁN BỘ TRỰC THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

Trích từ phương án chữa cháy                                                                                     Mẫu số 04

Cơ sở loại: …….                        Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2016/TT-BCA ngày 04/10/2016

 

PHIẾU CHIẾN THUẬT CHỮA CHÁY

Số: ………………

1. Tên cơ sở: ………………………………………………………………………………………

2. Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………..

3. Điện thoại ……………………………………………………………………………………….

4. Thuộc địa bàn quản lý của đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy: …………………

5. Tuyến đường từ đội Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đến cơ sở

a) ……………………………………………………………………………………………...........

b) ……………………………………………………………………………………………...........

c) ……………………………………………………………………………………………...........

6. Lực lượng chữa cháy tại chỗ: Trong giờ làm việc …….. người; ngoài giờ ……. người.

7. Phương tiện chữa cháy tại chỗ: ………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………...............

8. Nguồn nước phục vụ chữa cháy:

STT

Nguồn nước

Trữ lượng (m3) hoặc lưu lưng (1/s)

Vị trí, khoảng cách nguồn nước (m)

Những điểm cần chú ý

1

Trong cơ sở

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Ngoài cơ sở

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9. Đặc điểm chiến, kthuật chữa cháy

STT

Tình huống cháy

Diện tích cháy (m2)

Loại, khối lượng chất cháy chủ yếu

Những điểm cn chú ý khi chữa cháy (Chiến thuật chữa cháy, tính toán lực lượng, phương tiện chữa cháy, tổ chức triển khai chữa cháy ...)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10. Sơ đồ mặt bằng cơ sở, khu dân cư (thể hiện rõ giao thông, nguồn nước trong và ngoài cơ sở, hướng gió chủ đạo, khoảng cách giữa các công trình...)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11. Huy động lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy

STT

Tổ chức, cá nhân được huy động

Số điện thoại

Loại phương tiện được huy động

Số lượng

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 39/2016/TT-BCA

Loại văn bảnThông tư
Số hiệu39/2016/TT-BCA
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành04/10/2016
Ngày hiệu lực06/12/2016
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 39/2016/TT-BCA

Lược đồ Thông tư 39/2016/TT-BCA tiếp nhận xử lý thông tin báo cháy triển khai hoạt động chữa cháy


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản sửa đổi, bổ sung

      Văn bản bị đính chính

        Văn bản được hướng dẫn

          Văn bản đính chính

            Văn bản bị thay thế

              Văn bản hiện thời

              Thông tư 39/2016/TT-BCA tiếp nhận xử lý thông tin báo cháy triển khai hoạt động chữa cháy
              Loại văn bảnThông tư
              Số hiệu39/2016/TT-BCA
              Cơ quan ban hànhBộ Công An
              Người kýTô Lâm
              Ngày ban hành04/10/2016
              Ngày hiệu lực06/12/2016
              Ngày công báo...
              Số công báo
              Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
              Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
              Cập nhật7 năm trước

              Văn bản thay thế

                Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản gốc Thông tư 39/2016/TT-BCA tiếp nhận xử lý thông tin báo cháy triển khai hoạt động chữa cháy

                      Lịch sử hiệu lực Thông tư 39/2016/TT-BCA tiếp nhận xử lý thông tin báo cháy triển khai hoạt động chữa cháy

                      • 04/10/2016

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 06/12/2016

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực