Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN1442:1986

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1442:1986 về trứng vịt tươi - thương phẩm do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1442:1986 về trứng vịt tươi - thương phẩm do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành đã được thay thế bởi Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1442:2018 về Trứng vịt .

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1442:1986 về trứng vịt tươi - thương phẩm do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 1442:1986

TRỨNG VỊT TƯƠI - THƯƠNG PHẨM
Fresh duck egg

Tiêu chuẩn này thay thế TCVN 1442-73, áp dụng cho các loại trứng vịt tươi tiêu thụ trong nước.

1. Khái niệm

1.1. Trứng tươi:

Trứng theo đúng yêu cầu của tiêu chuẩn này.

1.2. Trứng loại ra:

Trứng nhìn bề ngoài hoặc khi soi không đạt yêu cầu của tiêu chuẩn này.

Trứng loại ra gồm các dạng sau:

1.2.1. Trứng bẩn: trên vỏ trứng bị bẩn do máu phân bùn đất do trứng khác vỡ chảy vào chiếm một phần ba bề mặt vỏ trứng.

1.2.2. Trứng đã rửa: Trứng đã rửa nước hay chùi khô, làm cho lớp màng ngoài vỏ trứng mất đi.

1.2.3. Trứng rạn nứt: Trứng có vết rạn nứt nhỏ thành đường hay rạn chân chim trên bề mặt vỏ.

1.2.4. Trứng dập: Trứng bị dập vỏ vôi nhưng không rách màng lụa

1.2.5. Trứng non: Trứng vỏ mềm do khi đẻ thiếu lớp vỏ vôi

1.2.6. Trứng méo mó: Trứng có vỏ vôi không đúng với dạng tự nhiên.

1.2.7. Trứng cũ: Trứng có buồng khí to không bảo đảm yêu cầu như quy định ở mục 3.

1.2.8. Trứng có máu hay thịt: Trứng khi đem soi, ở phần lòng đỏ và lòng trắng có máu hay thịt đường kính không quá 3 mm.

1.2.9. Trứng có bọt khí: Trứng khi đem soi thấy có bọt khí di động tự do.

1.2.10. Trứng chiếu 1: Trứng đã ấp từ 5 đến 7 ngày phải loại ra do trứng không có phôi hoặc chết phôi.

1.3. Trứng hỏng

Trứng không dùng làm thực phẩm bán ngoài thị trường mà phải qua chế biến hoặc làm thức ăn chăn nuôi.

Trứng hỏng gồm các dạng sau:

1.3.1. Trứng vỡ: Trứng vỡ cả vỏ vôi và vỏ lụa, lòng đỏ, lòng trắng có thể chảy ra ngoài

Ban hành theo quyết định số 379/QĐ ngày 22 tháng 10 năm 1986 của ủy ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước

1.3.2. Trứng bẩn nhiều: Trứng bị bẩn trên một phần ba bề mặt vỏ trứng.

1.3.3. Trứng có vòng máu:

Trứng đã bảo quản ở nhiệt độ cao, phôi phát triển nửa chừng rồi chết để lại một vòng máu to hay nhỏ.

1.3.4. Trứng ấp dở: Trứng đã đem vào ấp, phôi đã phát triển rồi chết.

1.3.5. Trứng ám: Trứng khi soi có màu đen thẫm ở sát vỏ trứng.

1.3.6. Trứng vữa: Trứng loãng lòng khi soi thấy những vấn đen nhờ nhờ, vang, đỏ hay biến màu xanh,

1.3.7. Trứng thối: Vỏ trứng biến màu xanh thẫm, khi đập ra có mùi khó ngửi.

2. Phân hạng

2.1. Phân hạng theo khối lượng

Bảng 1

Hạng

Khối lượng một quá (g)

Sai lệch cho phép

I

Từ 65 trở lên

 

II

Từ 55 đến dưới 65

 

III

Dưới 55

±1

2.2. Tỷ lệ lẫn loại cho phép

Trứng tươi khi xuất cho người tiêu thụ, cho phép lẫn tối đa 2% trứng loại ra (không kể trứng rạn nứt) và cho phép lẫn tối đa 5% trứng rạn nứt không được lẫn trứng hỏng.

3. Yêu cầu kỹ thuật

3.1. Trứng vịt tươi phải theo đúng yêu cầu ghi trong bảng 2

Bảng 2

Tên chỉ tiêu

Nhập từ nơi sản xuất

Xuất cho người tiêu thụ

Mùi

Không có mùi lạ

Vỏ

Không méo mó, sạch, không rửa, không chùi, không vỡ

Buồng khí

Không cao quá 6 mm

Không cao quá 9 mm

Lòng đỏ

Khi xoay không lệch khỏi tâm quả trứng

Khi xoay cho phép lệch khỏi tâm quả trứng một ít

Lòng trắng

Trong, đặc sền sệt

Trong, không được loãng quá

3.2. Mỗi lô trứng khi giao nhận phải kèm theo một giấy chứng nhận chất lượng:

4. Phương pháp thử

Theo TCVN 4300 - 86.

5. Ghi nhãn, bao gói, vận chuyển, bảo quản

5.1. Ghi nhãn:

Mỗi thùng trứng phải có nhãn đính kèm, nội dung ghi:

Tên cơ sở sản xuất;

Tên và hạng trứng;

Ngày giao nhận;

Số lượng trứng;

Khối lượng tịnh và khối lượng cả bì của mỗi thùng;

Ký hiệu và số hiệu của tiêu chuẩn này.

5.2. Bao gói

Các phương tiện bao gói (thùng giấy, khay hay lồng sọt chuyên dùng để đựng trứng) phải sạch khô, không có mùi lạ, và phải lót chất êm xốp.

5.3. Vận chuyển

Các phương tiện vận chuyển phải êm sạch khô và không có mùi lạ. Xe phải có mui che mưa nắng, đồng thời phải thoáng khí. Khi bốc dỡ và vận chuyển phải tránh mọi va chạm mạnh gây đập vỡ. Dụng cụ đựng trứng… phải chèn chặt để không xê dịch va chạm vào nhau. Xung quanh thành xe phải chèn bằng chất đệm êm dày 20-30 mm.

5.4. Bảo quản

Phải có kho riêng để bảo quản trứng. Nơi bảo quản phải khô, sạch, thoáng khí, tránh mưa hắt và ánh nắng mặt trời trực tiếp vào, tránh chuột bọ xâm nhập. Không được để lẫn với các mặt hàng khác. 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN TCVN1442:1986

Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
Số hiệuTCVN1442:1986
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành...
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcNông nghiệp
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật2 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download TCVN TCVN1442:1986

Lược đồ Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1442:1986 về trứng vịt tươi - thương phẩm do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1442:1986 về trứng vịt tươi - thương phẩm do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
                Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
                Số hiệuTCVN1442:1986
                Cơ quan ban hànhBộ Khoa học và Công nghệ
                Người ký***
                Ngày ban hành...
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcNông nghiệp
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật2 năm trước

                Văn bản được căn cứ

                  Văn bản hợp nhất

                    Văn bản gốc Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1442:1986 về trứng vịt tươi - thương phẩm do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

                    Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1442:1986 về trứng vịt tươi - thương phẩm do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành