Quyết định 07/2001/QĐ-BCN

Quyết định 07/2001/QĐ-BCN ban hành tạm thời Định mức tổng hợp và Đơn giá dự toán không tính khấu hao tài sản cố định cho công tác điều tra cơ bản về địa chất và khoáng sản rắn đới biển nông ven bờ (0-30 mét nước) tỷ lệ 1/100.000-1/50.000 do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành

Quyết định 07/2001/QĐ-BCN Định mức tổng hợp Đơn giá dự toán không tính khấu hao tài sản cố định cho điều tra cơ bản về địa chất khoáng sản đã được thay thế bởi Quyết định 06/2008/QĐ-BTNMT Định mức kinh tế - kỹ thuật các công trình địa chất và được áp dụng kể từ ngày 13/10/2008.

Nội dung toàn văn Quyết định 07/2001/QĐ-BCN Định mức tổng hợp Đơn giá dự toán không tính khấu hao tài sản cố định cho điều tra cơ bản về địa chất khoáng sản


BỘ CÔNG NGHIỆP
******

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
******

Số: 07/2001/QĐ-BCN

Hà Nội, ngày 14 tháng 02 năm 2001

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH TẠM THỜI ĐỊNH MỨC TỔNG HỢP VÀ ĐƠN GIÁ DỰ TOÁN KHÔNG TÍNH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CHO CÔNG TÁC ĐIỀU TRA CƠ BẢN VỀ ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN RẮN ĐỚI BIỂN NÔNG VEN BỜ (0-30 MÉT NƯỚC) TỶ LỆ 1/100.000-1/50.000

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP

Căn cứ Nghị định số 74/CP ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Công nghiệp;
Căn cứ Công văn số 1222/ BVGCP ngày 02 tháng 01 năm 2001 của Ban Vật giá Chính phủ về việc góp ý kiến bộ định mức tổng hợp điều tra địa chất và Công văn số 648 TC/HCSN ngày 19 tháng 01 năm 2001 của Bộ Tài chính về việc tham gia định mức, đơn giá địa chất biển;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam tại Công văn số 1171 CV/ ĐCKS-TĐ ngày 07 tháng 12 năm 2000 về việc trình phê chuẩn và ban hành tạm thời kết quả định mức, đơn giá dự toán cho công tác điều tra địa chất - khoáng sản rắn đới biển nông ven bờ tỷ lệ 1/100.000 (1/50.000);
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành tạm thời kèm theo Quyết định này bộ định mức tổng hợp và đơn giá dự toán không tính khấu hao tài sản cố định cho công tác điều tra cơ bản về địa chất và khoáng sản rắn đới biển nông ven bờ (0-30 mét nước) tỷ lệ 1/100.000-1/50.000.

Điều 2. Định mức tổng hợp là căn cứ để xây dựng các đơn giá dự toán và tính toán các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong các đề án điều tra cơ bản về địa chất- khoáng sản rắn đới biển nông ven bờ tỷ lệ 1/100.000-1/50.000.

Đơn giá dự toán không tính khấu hao tài sản cố định là căn cứ để lập và thẩm tra các dự toán đề án địa chất, lập kế hoạch ngân sách và quyết toán các bước địa chất và nhiệm vụ địa chất hoàn thành của công tác điều tra địa chất biển nông ven bờ tỷ lệ 1/100.000 và 1/50.000.

Điều 3. Giao Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam tổ chức ấn loát và hướng dẫn các tổ chức điều tra địa chất sử dụng thống nhất bộ định mức tổng hợp và đơn giá dự toán này.

Điều 4. Bộ định mức tổng hợp và đơn giá dự toán này được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2001.

Điều 5. Chánh Văn phòng Bộ, các Vụ trưởng: Vụ Quản lý Công nghệ và Chất lượng sản phẩm, Vụ Tài chính Kế toán, Vụ Kế hoạch và Đầu tư, Vụ Pháp chế, Vụ Tổ chức - Cán bộ, Cục trưởng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản, Thủ trưởng các đơn vị điều tra địa chất và khoáng sản chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đỗ Hải Dũng

 

CHƯƠNG I

QUI ĐỊNH CHUNG

1. Các định mức được xây dựng sau đây là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật dùng để lập kế hoạch dự toán và thanh quyết toán cho công tác Điều tra cơ bản về địa chất và khoáng sản rắn đới biển nông ven bờ (0-30m nước) tỷ lệ 1/100.000 - 1/50.000.

2. Các cơ sở để xây dựng mức.

- Quy định tạm thời về Nội dung chủ yếu của công tác điều tra cơ bản địa chất và khoáng sản rắn đới biển nông ven bờ (0-30m nước) tỷ lệ 1/100.000 - 1/50.000 đã được Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam thông qua.

- Các định mức tổng hợp và đơn giá dự toán đã được Bộ Công nghiệp phê duyệt.

+ Quyết định 1822/QĐ-TCKT ngày 31 tháng 8 năm 1998 về việc ban hành định mức tổng hợp và đơn giá dự toán công tác điều tra địa chất khoáng sản rắn biển nông ven bờ tỷ lệ 1/500.000.

+ Quyết định 1824/QĐ-TCKT ngày 31 tháng 8 năm 1998 về việc ban hành định mức tổng hợp và đơn giá dự toán cho công tác địa vật lý (phần bổ sung).

+ Quyết định 67/1998/QĐ-BCN ngày 12 tháng 10 năm 1998 về việc ban hành định mức tổng hợp và đơn giá dự toán cho công tác trắc địa phục vụ địa chất biển và địa chất môi trường đô thị:

3. Các định mức và đơn giá trong tập này xây dựng cho một số dạng công tác sau:

3.1 Công tác địa chất.

3.2 Công tác địa vật lý.

3.3 Công tác trắc địa.

4. Các giai đoạn thi công gồm công tác ngoài trời và trong phòng theo trình tự sau:

4.1 Công tác địa chất.

- Lập đề cương và chuẩn bị thi công (trong phòng).

- Thi công thực địa (ngoài trời)

- Văn phòng sau thực địa và viết báo cáo kết quả điều tra bước của từng chuyên đề, báo cáo thông tin bước của đề án (trong phòng).

4.2. Công tác địa vật lý.

- Lập đề án và chuẩn bị thi công tại cơ sở.

- Thi công thực địa.

- Lập báo cáo kết quả khảo sát.

4.3. Công tác trắc địa.

- Lập đề án và chuẩn bị thi công.

- Thi công thực địa.

- Văn phòng sau thi công và vẽ bản đồ, viết báo cáo kết quả thi công giai đoạn.

5. Hình thức thi công:

a. Đối với công tác địa chất và trắc địa phục vụ địa chất:

Tùy theo độ sâu nước biển phân ra:

- Điều tra ven bờ: từ 0-10m nước tiến hành bằng thuyền máy với các dạng điều tra diện tích tỷ lệ 1/100.000 và điều tra một số vùng trọng điểm tỷ lệ 1/50.000.

- Từ 10-30m nước tiến hành bằng tàu thủy: điều tra diện tích tỷ lệ 1/100.000 và các vùng trọng điểm tỷ lệ 1/50.000.

b. Đối với công tác địa vật lý phục vụ địa chất và trắc địa phục vụ địa vật lý.

- Từ 4-30m nước tiến hành khảo sát bằng tàu thủy với các dạng điều tra tỷ lệ 1/100.000 - 1/50.000.

c. Công tác khoan tay.

- Công tác khoan tay lấy mẫu và tài liệu địa chất phục vụ cho các loại bản đồ được xây dựng theo các định mức và đơn giá riêng.

6. Chủ nhiệm đề án có nhiệm vụ tổ chức, triển khai các công việc ngoài trời, trong phòng theo đề án và đề cương được duyệt; chỉ đạo, kiểm tra kỹ thuật, kiểm tra chất lượng công tác thực địa, công tác văn phòng trước, trong và sau thực địa; phối hợp công việc của các chuyên đề do Trung tâm Địa chất khoáng sản biển, Liên đoàn Vật lý địa chất và Liên đoàn Trắc địa địa hình thực hiện. Chịu trách nhiệm về chất lượng tài liệu của toàn đề án.

- Đội trưởng là người tổ chức thực hiện các công việc ngoài trời gồm thực địa và văn phòng thực địa; kiểm tra chất lượng, khối lượng công việc của toàn đội và các chuyên đề trong đội, phối hợp công việc với các tổ khác của đề án. Được giải quyết các công việc nảy sinh trong quá trình thực địa theo uỷ quyền của Thủ trưởng đơn vị.

- Chủ trì các bản đồ - chuyên đề là tổ trưởng chuyên môn, chịu trách nhiệm từng loại bản đồ được Chủ nhiệm đề án phân công.

7. Đơn vị sản xuất ngoài trời là đội điều tra được bố trí lao động thuộc các bản đồ - chuyên đề phù hợp yêu cầu chuyên môn.

Đơn vị nghiên cứu trong phòng là một đoàn gồm các tổ bản đồ - chuyên đề phối hợp với nhau.

8. Đơn vị sản xuất dùng để định mức gồm đoàn, đội, tổ được thiết kế theo dạng công tác. Cấp bậc kỹ thuật theo yêu cầu công việc phù hợp với thực tế công tác địa chất.

Thang bậc lương theo Nghị định 25-CP và 26-CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ và Nghị định 05-CP ngày 26 tháng 1 năm 1994, Nghị định 06-CP ngày 21 tháng 1 năm 1997 của Chính phủ.

9. Định mức sản lượng cho công tác ngoài trời được xây dựng theo các nhân tố ảnh hưởng:

a. Thời gian làm việc:

- Một ca làm việc 6 giời theo Thông tư 16/LĐTBXH-TT ngày 23 tháng 4 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đối với công tác ngoài trời và 8 giờ đối với công tác trong phòng.

- Một tháng làm việc 25,4 ngày.

b. Điều kiện thi công ngoài trời (bảng 1a, 1b).

c. Mức độ phức tạp cấu trúc địa chất (bảng 1c).

10. Các công việc lập bản đồ địa chất ảnh hưởng và sự chuyển động đường bờ, bản đồ cấu trúc kiến tạo biển ven bờ theo tài liệu địa vật lý tổng hợp, bản đồ tai biến địa chất và dự báo tai biến, quan trắc tại trạm cố định, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xây dựng hệ thống thông tin địa lý chưa có trong tập định mức này.

Bảng 1a: Điều kiện thi công ngoài trời của công tác điều tra địa chất, khoáng sản đới biển nông ven bờ (0-30m nước tỷ lệ 1/100.000 và 1/50.000) (công tác địa chất)

Nhân tố ảnh hưởng

Đặc điểm

Thời tiết

Khảo sát trong điều kiện bình thường, gió từ cấp 5 trở xuống (thông thường từ tháng 4 đến tháng 8). thời gian tiến hành công việc trên 25,4 ngày trong tháng, trong đó 20 ngày làm việc trên biển.

Phương tiện

Khảo sát ven bờ (0-10m nước) bằng thuyền máy trọng tải ³ 20T. Tốc độ trung bình 5km/h. Điều tra ngoài khơi (10-30m nước) bằng tàu thủy trọng tải > 200T.

 

Loại I

Bãi biển thoải đều, mặt địa hình ổn định, ít đầm lầy, sụt lở, có sú vẹt nhưng không đáng kể.

- Chế độ thủy triều ổn định, giao thông trong khoảng £ 1m.

- Đường giao thông ven bờ thuận lợi, đi lại dễ dàng.

- Nhiều bến đậu của thuyền, phân bố đều, ra vào thuận lợi.

Mức độ khó khăn đi lại ven bờ (0-10m nước)

Loại II

Vùng biển có núi đá lăn ra biển, có đầm lầy, bùn sét nhão, bãi sú vẹt ăn lan ra biển, đi lại tương đối khó khăn.

- Vùng cửa sông, dòng chảy không ổn định, rải rác có các bãi cạn.

 

Loại III

Bãi biển có nhiều đầm lầy, thụt. Bãi sú vẹt và rừng cây nước mặn ăn lan ra biển > 100m.

- Nhiều đảo, cồn cát, bãi nổi, luồng lạch hẹp đi lại phụ thuộc thủy triều.

- Đường giao thông xa bờ, đi lại khó kh8an.

- Bến đậu của thuyền ít, phân bố không đều.

 

Loại I

Vùng biển yên tĩnh, dòng chảy ổn định, địa hình đáy biển bằng phẳng, thoải đều.

- Nhiều bến cảng, tàu thuyền ra vào dễ dàng thuận lợi.

Mức độ khó khăn đi lại ngoài khơi (10-30m nước)

Loại II

Vùng biển có một vài đột biến về địa hình đáy biển, rải rác có bãi nổi, nền đá gốc hoặc đá ngầm, san hô.

- Khu vực cửa sông có tốc độ dòng chảy không ổn định, ảnh hưởng đến việc đi lại của tàu thuyền.

 

Loại III

Vùng biển có nhiều đột biến về địa hình đáy biển, nhiều cồn cát, hõm sâu, đá ngầm.

- ít cảng sông, cảng biển, xa đảo, khó khăn trong việc neo đậu và tránh gió bão.

Bảng 1b: Bảng phân loại mức độ khó khăn (công tác địa vật lý)

Mức độ phức tạp

Điều kiện ven bờ

Mưa bão dòng  chảy ven bờ

Hệ thống cầu cảng, tránh bảo

Địa hình đáy biển và đảo

Loại 1:

Vùng biển ít phức tạp

Dễ đi lại nhờ đường ôtô, bãi cát dài, ít mỏm đá lởm chởm, ít cửa sông, cách trung tâm KTKT < 50km

Thời tiết điều hòa, không có bão. Tốc độ dòng chảy yếu. Chế độ thủy triều đều, biên độ triều nhỏ, ít ngày gió trên cấp 4-5.

Thuận lợi, có nhiều nơi tránh bão, tiếp tế thuận tiện.

Đơn giản, bằng phẳng, không có mỏm đá ngầm, bãi cạn, đảo. Đáy bùn sét.

Loại 2:

Vùng biển phức tạp

Bờ xen các bãi cát, mỏm đá dễ đi lại. 20-30km có một cửa sông suối. Cách trung tâm KTKT 50-100km.

Trong mùa khảo sát có thể có bão, nhiều ngày gió dưới cấp 4-5. Dòng chảy có tốc độ vừa, ít ảnh hưởng đến đo vẽ ĐVL. Chế độ triều không đều, biên độ triều trung bình.

Toàn vùng có 3-4 điểm tàu có thể neo đậu cập cảng để tiếp tế, tránh bão.

Đa phần là bằng phẳng, có ít đá ngầm, rãnh sâu. Đáy bùn cát.

Loại 3:

Vùng biển rất phức tạp

Bờ đá khúc khuỷu hoặc nhiều sét phù sa lầy thụt, khó đi lại, ít bãi cát, nhiều cửa sông nhưng tàu không ra vào được. Cách trung tâm KHKT > 100km.

Dòng chảy mạnh làm tàu khó đi đúng tuyến khảo sát. Trong mùa khảo sát có 3-4 cơn bão. Chế độ triều phức tạp, biên độ triều lớn, ít ngày có gió dưới cấp 4.

Ít vị trí cho tàu neo đậu, tránh bão.

Nhiều bãi cạn, san hô và đá ngầm, nhiều khe hẻm, khó đo vẽ theo đúng tuyến thiết kế.

Bảng 1c: Phân loại phức tạp cấu trúc địa chất biển

Mức độ phức tạp cấu trúc địa chất

Đặc điểm

Đơn giản

- Các đá gốc trước Đệ Tứ lộ không đáng kể, bao gồm 1-2 phân vị địa chất.

- Các thành tạo Đệ Tứ là chủ yếu. Thành phần thạch học ổn định, chủ yếu là cát, ít phù sa hiện đại, có từ 2 đến 3 tướng trầm tích.

- Ít đứt gãy, có 1 hoặc 2 cấu tạo trước Đệ Tứ và Đệ Tứ dễ phân biệt và khoanh định theo mạng lưới đo vẽ 1/100.000 và 1/50.000.

Trung bình

Đá gốc trước Đệ Tứ lộ trên các đảo hoặc ven bờ chiếm từ 2-5% diện tích, có từ 2 đến 3 phân vị địa chất.

- Thành tạo Đệ Tứ của các phân vị địa tầng Holocen, Pleistocen với 2 đến 3 tướng trầm tích.

- Thành phần thạch học gồm cát, bột, sét lẫn lộn. Các kiểu trầm tích với diện tích trên 25km2.

- Cấu trúc địa chất phức tạp vừa, có mặt 2 đến 3 hệ thống đứt gãy. Các cấu tạo Đệ Tứ với diện tích hơn 50 km2.

Phức tạp

- Đá gốc lộ trên 5% diện tích, có từ 4 phân vị địa tầng trở lên, nhiều đá xâm nhập và phun trào.

- Thành tạo Đệ Tứ có tuổi Holocen, Pleistocen với nhiều tướng trầm tích (từ 4 tướng trở lên) phân bố hẹp dưới 25km2 và thay đổi phức tạp.

- Cấu tạo Đệ Tứ đa dạng thuộc nhiều đới cấu trúc khác nhau với diện tích < 50km2. Nhiều hệ thống đứt gãy phân cắt.

CHƯƠNG II

ĐỊNH MỨC TỔNG HỢP TẠM THỜI CHO CÔNG TÁC ĐIỀU TRA CƠ BẢN VỀ ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN RẮN ĐỚI VEN BỜ (0-30M NƯỚC) TỶ LỆ 1/100.000 - 1/50.000

A. ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG:

I. ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG CHO CÔNG TÁC ĐỊA CHẤT:

1. Điều tra địa chất, khoáng sản, địa chất môi trường.

Các định mức được xây dựng trong mục I này cho các dạng công việc sau:

1/ Bản đồ địa chất - khoáng sản.

2/ Bản đồ dị thường các nguyên tố quặng chính.

3/ Bản đồ vành trọng sa.

4/ Bản đồ phân vùng triển vọng khoáng sản.

5/ Bản đồ địa mạo đáy biển và dọc đường bờ.

6/ Bản đồ thủy thạch động lực.

7/ Bản đồ trầm tích tầng mặt.

8/ Bản đồ địa chất môi trường.

9/ Bản đồ dị thường xạ phổ gama.

1.1. Công tác ngoài trời

1.1.1. Mạng lưới điều tra

Công tác điều tra địa chất, khoáng sản, địa chất môi trường thực hiện theo các mạng lưới đã được ghi trong “Qui định tạm thời về nội dung chủ yếu của công tác điều tra cơ bản về địa chất và khoáng sản rắn đới biển nông ven bờ (0-30m nước) tỷ lệ 1/100.000 - 1/50.000”. Các định mức sản lượng trong tập này được tính toán theo các chỉ số trung bình như sau:

Bảng 1d. Mạng lưới trung bình cho công tác điều tra địa chất, khoáng sản đới biển ven bờ (0-30m nước) tỷ lệ 1/100.000 và 1/50.000

Khu vực điều tra

Dạng công việc

Cấu trúc địa chất

Mật độ trạm trên 1km2

Khoảng cách giữa các tuyến (km)

Khoảng cách giữa các trạm (km)

Ven bờ (0-10m nước)

Điều tra diện tích (1/100.000)

Đơn giản

Trung bình

Phức tạp

0,55

0,63

0,85

1,6

1,6

1,6

1,8

1,5

1,0

Điều tra các vùng trọng điểm (1/50.000)

Đơn giản

Trung bình

Phức tạp

1,93

2,15

2,35

0,6

0,6

0,6

1,3

1,1

1,0

Ngoài khơi (10-30m nước)

Điều tra diện tích (1/100.000)

Đơn giản

Trung bình

Phức tạp

0,37

0,43

0,5

1,6

1,6

1,6

1,69

1,43

1,22

Điều tra các vùng trọng điểm (1/50.000)

Đơn giản

Trung bình

Phức tạp

1,91

2,14

2,37

0,6

0,6

0,6

1,19

1,04

0,93

1.1.2. Thành phần công việc.

+ Điều tra ven bờ (0-10m nước)

Chuẩn bị tài liệu, dụng cụ, máy móc để tiến hành công việc thuyền.

- Đi tư nơi ở đến bến đậu của thuyền, đi thuyền đến vị trí làm việc và ngược lại.

- Đào hố, lấy mẫu, đãi mẫu, đi bộ khảo sát dọc theo tuyến bờ biển và trong khu vực trạm ở vị trí bãi triều thấp.

- Đi đến trạm khảo sát mới trên biển bằng thuyền.

- Dừng thuyền, thả neo, khảo sát tại trạm.

- Thả dụng cụ lấy mẫu xuống đáy biển và kéo dụng cụ lấy mẫu lên.

- Lấy các loại mẫu cần thiết cho các bản đồ và chuyên đề, sắp xếp mẫu lưu vào khay gỗ, đóng nắp.

- Lấy mẫu nước, đo thông số hải văn, thủy văn.

- Lấy và đãi mẫu trọng sa.

- Hoàn chỉnh công tác mẫu: phơi khô, đóng gói, gắn paraphin mẫu nước.

- Lập danh sách mẫu và yêu cầu phân tích.

- Thu thập các thông tin có liên quan tới chuyên đề từ nhân dân địa phương.

- Di chuyển trong vùng công tác.

- Lên bản đồ tài liệu thực tế, lập sổ đăng ký mẫu, hoàn chỉnh nhật ký thực địa.

- Xác định khu vực có triển vọng khoáng sản, các vị trí có tiềm năng tai biến địa chất, ô nhiễm môi trường, các vị trí thuận lợi cho việc phát triển kinh tế… để điều tra ở tỷ lệ lớn hơn.

- Vẽ bản đồ của từng chuyên đề.

- Viết báo cáo, nghiệm thu thực địa.

+ Điều tra ngoài khơi (10-30m nước)

- Chuẩn bị tài liệu, dụng cụ và di chuyển đến trạm khảo sát.

- Dừng tàu, thả neo, chuẩn bị khảo sát.

- Vận hành dụng cụ lấy mẫu.

- Lấy các loại mẫu cho từng loại bản đồ, chuyên đề: mẫu trầm tích, vi cổ sinh, địa hóa, lấy và đãi mẫu trọng sa, lấy mẫu nước; xác định thành phần độ hạt.

- Ghi nhật ký mô tả theo các chuyên đề, mô tả đặc điểm mẫu.

- Sắp xếp mẫu lưu vào khay gỗ, phơi khô đậy nắp, ghi số hiệu mẫu.

- Đo thông số nước biển.

- Đo đạc thông số hải văn: sóng, gió, dòng chảy.

- Làm khô mẫu, đóng gói, lập danh sách và yêu cầu phân tích.

- Đi đến điểm khảo sát mới.

- Kết thúc công việc và quay về nơi trú ẩn.

- Di chuyển về cảng, đưa mẫu lên bờ, tiếp lương thực, thực phẩm và quay trở lại khu vực điều tra.

- Xác định diện tích có triển vọng khoáng sản và phức tạp về môi trường, trầm tích để điều tra ở tỷ lệ lớn hơn.

- Lên bản đồ tài liệu thực tế.

- Vẽ bản đồ thực địa của các chuyên đề.

- Viết báo cáo và nghệim thu thực địa.

2. Công tác trong phòng

2.1 Lập đề cương và chuẩn bị thi công

- Chuẩn bị diện tích nghiên cứu.

- Thu thập các tài liệu đã công bố, các thông tin mới nhất về vùng nghiên cứu về địa chất biển trong và ngoài nước.

- Lập kế hoạch và khối lượng công việc.

- Thiết kế mạng lưới điều tra, thiết kế khoan tay, khoan máy, trạm quan trắc…

- Dự kiến diện tích có triển vọng để điều tra ở tỷ lệ lớn hơn.

- Dự kiến vùng phức tạp về địa chất, vùng ẩn chứa tiềm năm tai biến, vùng có khả năng ô nhiễm để điều tra chuyên đề.

- Nghiên cứu các phương pháp xử lý số liệu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.

- Hoàn thiện phương pháp khảo sát, lấy mẫu.

- Viết đề cương chi tiết cho từng chuyên đề.

- Lập dự toán chi phí.

- Bảo vệ đề cương cùng các kết quả nghiên cứu.

- Đề xuất các sáng kiến, phương pháp mới để áp dụng trong mùa thực địa.

- Chuẩn bị vật tư, phương tiện cho công tác thực địa.

- Tập huấn chuyên môn và tay nghề của cán bộ kỹ thuật và công nhân.

- Học tập an toàn lao động.

2.2 Công tác văn phòng sau thực địa và viết báo cáo kết quả điều tra bước của từng chuyên đề; công tác tổng hợp tài liệu và viết báo cáo thông tin bước của đề án.

* Công tác văn phòng sau thực địa và viết báo cáo kết quả điều tra bước của từng chuyên đề:

- Chỉnh lý các tài liệu thực địa: nhật ký ghi chép, bản vẽ công trình.

- Nhận, kiểm tra kết quả phân tích và viết nhận xét.

- Nhập số liệu vào máy vi tính.

- Xử lý tính toán kết quả phân tích mẫu.

- Tính toán các thông số về địa hóa, trầm tích, thủy động lực, địa chất môi trường, địa vật lý xạ phổ.

- Lên vành phân tán trọng sa, địa hóa.

- Vẽ bản đồ đẳng trị Trend phần dư các nguyên tố hóa học trong nước biển, trong trầm tích.

- Sử dụng các biện pháp xử lý làm tăng lượng thông tin.

- Nghiên cứu các tài liệu địa vật lý, đối chiếu, so sánh với kết quả thu được của địa chất.

- Thành lập cột địa tầng khu vực, cột địa tầng tổng hợp.

- Thành lập bộ bản đồ địa chất trước Đệ Tứ, bản đồ địa chất Đệ Tứ, bản đồ địa mạo đáy biển và dọc đường bờ, bản đồ thủy thạch động lực, bản đồ trầm tích tầng mặt, bản đồ địa chất môi trường, bản đồ vành trọng sa, bản đồ dị thường các nguyên tố quặng chính, bản đồ phân vùng triển vọng khoáng sản, bản đồ dị thường xạ phổ gama.

- Tính hàm lượng, trữ lượng khoáng sản dự báo.

- Hoàn chỉnh hồ sơ các điểm khoáng sản.

- Lập chú giải.

- Viết báo cáo thuyết minh.

- Vẽ các biểu bảng.

- Bảo vệ kết quả trước Hội đồng nghiệm thu Trung tâm Địa chất khoáng sản biển.

- Sửa chữa kết quả.

* Công tác tổng hợp tài liệu viết báo cáo thông tin bước của đề án.

- Trên cơ sở các bản đồ và báo cáo thuyết minh từng tờ bản đồ thuộc đề án đã được thành lập, chủ nhiệm đề án, chủ các chuyên đề (kể cả chuyên đề địa vật lý biển và trắc địa biển) lựa chọn tài liệu, tổng hợp tài liệu, xây dựng bản vẽ của tất cả các chuyên đề để lập báo cáo chung (báo cáo thông tin bước). Các bản vẽ lúc này được thành lập ở tỷ lệ 1/100.000, 1/50.000.

- Bảo vệ kết quả trước Hội đồng nghiệm thu cấp có thẩm quyền phê duyệt bước.

- Sửa chữa kết quả.

- Bàn giao bộ phận lưu trữ.

3. Định mức:

- Định mức biên chế lao động của đội điều tra diện tích tỷ lệ 1/100.000 - 1/50.000: phần ven bờ ghi ở bảng 2, ngoài khơi ghi ở bảng 3.

- Định mức sản lượng của đội điều tra diện tích tỷ lệ 1/100.000 - 1/50.000 ven bờ ghi ở bảng 5, đội điều tra diện tích tỷ lệ 1/100.000 - 1/50.000 ngoài khơi ghi ở bảng 6.

- Định mức biên chế lao động trong phòng ghi ở bảng 4, định mức sản lượng ghi ở bảng 7.

- Định mức biên chế lao động tổ trong phòng ghi ở bảng 4b, định mức sản lượng ghi ở bảng 7.

 


Định mức biên chế lao động ngoài trời cho công tác điều tra cơ bản về địa chất và khoáng sản rắn đới biển nông ven bờ (0-30m nước) tỷ lệ 1/100.000 - 1/50.000

Đội điều tra ven bờ (0-10m nước)

Đơn vị tính: Ngày người/ca - đội

Bảng 2

 

 

Chức danh lao động và bậc lương

TT

Dạng công việc

Chủ nhiệm đề án KS cao cấp bậc 3/7

Đội trưởng KS chính bậc 4/9

Chủ trì chuyên đề KS cao cấp bậc 2/7

Kỹ thuật chuyên sâu KS chính bậc 2/9

Kỹ thuật giúp việc KS bậc 3/10

Công nhân lấy mẫu CN 3/7

Cộng

1

Bản đồ địa chất-khoáng sản

0,2

0,2

1

1

 

1

3,4

2

Bản đồ dị thường các nguyên tố quặng chính

0,1

0,1

1

1

 

1

3,2

3

Bản đồ vành trọng sa

0,1

0,1

1

 

1

1

3,2

4

Bản đồ phân vùng triển vọng khoáng sản

0,1

0,1

1

 

 

 

1,2

5

Bản đồ địa mạo đáy biển và dọc đường bờ

0,1

0,1

1

 

 

 

1,2

6

Bản đồ thủy - thạch động lực

0,15

0,15

1,5

 

0,5

1,5

3,8

7

Bản đồ trầm tích tầng mặt

0,05

0,05

0,5

 

0,5

0,5

1,6

8

Bản đồ địa chất môi trường

0,1

0,1

1

 

1

1

3,2

 

Cộng

0,9

0,9

8

2

3

6

20,8

 

Đội điều tra ngoài khơi (10-30m nước)

Đơn vị tính: Ngày người/ca - đội

Bảng 3

 

 

Chức danh lao động và bậc lương

TT

Dạng công việc

Chủ nhiệm đề án KS cao cấp bậc 3/7

Đội trưởng KS chính bậc 4/9

Chủ trì chuyên đề KS cao cấp bậc 2/7

Kỹ thuật chuyên sâu KS chính bậc 2/9

Kỹ thuật giúp việc KS bậc 3/10

Công nhân lấy mẫu CN 3/7

Cộng

1

Bản đồ địa chất-khoáng sản

0,2

0,2

1

2

1

3

7,4

2

Bản đồ dị thường các nguyên tố quặng chính

0,1

0,1

1

1

 

2

4,2

3

Bản đồ vành trọng sa

0,1

0,1

1

 

1

2

4,2

4

Bản đồ phân vùng triển vọng khoáng sản

0,1

0,1

1

 

 

1

2,2

5

Bản đồ địa mạo đáy biển và dọc đường bờ

0,1

0,1

1

1

 

 

2,2

6

Bản đồ thủy - thạch động lực

0,15

0,15

1,5

0,5

 

1,5

3,8

7

Bản đồ trầm tích tầng mặt

0,05

0,05

0,5

0,5

 

0,5

1,6

8

Bản đồ địa chất môi trường

0,1

0,1

1

1

 

1

3,2

 

Cộng

0,9

0,9

8

6

2

11

28,8

 

 

 

Định mức biên chế lao động trong phòng cho công tác điều tra cơ bản về địa chất và khoáng sản rắn đới biển nông ven bờ (0-30m nước) tỷ lệ 1/100.000 - 1/50.000

Đơn vị tính: Tháng người/tháng đoàn

Bảng 4

 

 

Chức danh lao động và bậc lương

TT

Dạng công việc

Chủ nhiệm đề án KS cao cấp bậc 3/7

Chủ trì chuyên đề KS cao cấp bậc 2/7

Kỹ thuật chuyên sâu KS chính bậc 2/9

Kỹ thuật giúp việc KS bậc 3/10

Kỹ thuật họa đồ KTV bậc 8/16

Cộng

1

Bản đồ địa chất-khoáng sản

0,2

1

5

5

0,5

11,7

2

Bản đồ dị thường các nguyên tố quặng chính

0,1

1

3

6

0,3

10,4

3

Bản đồ vành trọng sa

0,1

1

2

5

0,2

8,3

4

Bản đồ phân vùng triển vọng khoáng sản

0,1

1

2

3

0,1

6,2

5

Bản đồ địa mạo đáy biển và dọc đường bờ

0,1

1

1

1

0,1

3,2

6

Bản đồ thủy - thạch động lực

0,15

1,5

2

3,5

0,15

7,3

7

Bản đồ trầm tích tầng mặt

0,05

0,5

1

1,5

0,05

3,1

8

Bản đồ địa chất môi trường

0,1

1

2

3

0,1

6,2

 

Cộng

0,9

8

18

28

1,5

56,4

 


Định mức biên chế lao động trong phòng cho công tác tổng hợp tài liệu và viết báo cáo thông tin bước của đề án

Đơn vị tính: Tháng người/tháng tổ

Bảng 4b

TT

Dạng công việc

chức danh lao động và bậc lương

Định mức

1

Chủ nhiệm đề án

KSCC bậc 3/7

1

2

Bản đồ địa chất-khoáng sản

KSCC bậc 2/7

1

3

Bản đồ dị thường các nguyên tố quặng chính

KSCC bậc 2/7

1

4

Bản đồ vành trọng sa

KSCC bậc 2/7

1

5

Bản đồ phân vùng triển khoáng sản

KSCC bậc 2/7

1

6

Bản đồ địa mạo đáy biển và dọc đường bờ

KSCC bậc 2/7

1

7

Bản đồ thủy - thạch động lực

KSCC bậc 2/7

1

8

Bản đồ trầm tích tầng mặt

KSCC bậc 2/7

1

9

Bản đồ địa chất môi trường

KSCC bậc 2/7

1

10

Bản đồ dị thường xạ phổ gama

KSCC bậc 2/7

1

11

Chuyên đề địa vật lý

KSCC bậc 2/7

1

12

Chuyên đề trắc địa

KSCC bậc 2/7

1

 

Cộng

 

12

 

 

ĐỊNH MỨC SẢN LƯỢNG NGOÀI TRỜI CHO CÔNG TÁC

Điều tra cơ bản về địa chất và khoáng sản rắn đới biển nông ven bờ tỷ lệ 1/100.000 - 1/50.000

I. Điều tra ven bờ (0-10m nước)

Bảng 5

Đơn vị tính: km2/tháng đội

Cấu trúc địa chất

Mức độ khó khăn đi lại ven bờ

Loại I

Loại II

Loại III

 

Tỷ lệ 1/100.000

Đơn giản

143,210

133,750

118,690

Trung bình

129,690

121,050

107,390

Phức tạp

102,450

95,460

84,500

 

Tỷ lệ 1/50.000

Đơn giản

44,310

41,050

35,940

Trung bình

40,660

37,610

32,850

Phức tạp

37,800

34,980

30,590

 

II. Điều tra ngoài khơi (10-30m nước)

Bảng 6

Đơn vị tính: km2/tháng đội

Cấu trúc địa chất

Mức độ khó khăn đi lại ngoài khơi

Loại I

Loại II

Loại III

 

Tỷ lệ 1/100.000

Đơn giản

285,380

268,580

251,450

Trung bình

252,440

237,740

222,840

Phức tạp

222,580

209,850

196,880

 

Tỷ lệ 1/50.000

Đơn giản

59,690

56,490

53,240

Trung bình

54,040

51,150

48,220

Phức tạp

49,380

46,760

44,110

 

Định mức sản lượng trong phòng cho công tác điều tra cơ bản về địa chất và khoáng sản rắn đới biển nông ven bờ (0-30m nước) tỷ lệ 1/100.000 - 1/50.000

Bảng 7

Dạng công việc

Đơn vị tính

Sản lượng

Lập đề cương và chuẩn bị thi công

km2/tháng đoàn

1.219

Công tác văn phòng sau thực địa và viết báo cáo kết quả điều tra bước của từng chuyên đề

km2/tháng đoàn

609

Công tác tổng hợp tài liệu và viết báo cáo thông tin bước của đề án

km2/tháng tổ

1.219

 

2. Lập bản đồ dị thường xạ phổ gama vùng biển 0-30m nước tỷ lệ 1/100.000 và 1/50.000.

2.1. Công tác lập bản đồ dị thường các nguyên tố phóng xạ vùng biển nông ven bờ tới độ sâu 30m nước thực hiện theo đúng tỷ lệ và mạng lưới điều tra địa chất, khoáng sản, địa chất môi trường và tai biến địa chất tỷ lệ 1/100.000 và 1/50.000 được tiến hành đồng thời với công tác đo vẽ địa chất và các chuyên đề khác. Các định mức và đơn giá cho công tác này tuân thủ theo các qui định được nêu trong phần qui định chung.

2.2. Định mức và đơn giá cho đo xạ phổ gama được xây dựng trên cơ sở các điều kiện tổ chức - kỹ thuật và công nghệ sau:

- Điều kiện thi công được nêu trong bảng 1.

- Loại máy sử dụng: GA-12 hoặc GAD-6.

- Khi khảo sát ngoài khơi độ sâu trên 10m nước máy móc được đặt trên tàu. Đầu thu được thả xuống đáy biển bằng hệ thống tời và dây cáp khi tàu neo tại trạm khảo sát. Sau thời gian đủ tích lũy xung tiến hành đo, đọc giá trị các nguyên tố U, Th, K và ghi vào sổ; tiến hành đo lặp, đo kiểm tra theo tỷ lệ qui định. Khi kết thúc khảo sát tại trạm kéo đầu thu lên boong tàu và di chuyển tới trạm đo tiếp theo.

- Khi đo trên vùng ven biển có độ sâu dưới 10m nước máy móc được đặt trên thuyền với đầu thu thả xuống đáy biển để đo giá trị các nguyên tố phóng xạ tại nơi thiết kế các trạm trên mặt cắt. Tại khu vực sát mép nước tiến hành đo đạc khi triều kiệt. Việc di chuyển bằng đi bộ và xách tay.

- Các phương tiện vận chuyển (tàu khảo sát, thuyền…), các phương tiện liên lạc sử dụng chung với đội đo vẽ địa chất và các chuyên đề khác.

2.3. Định mức biên chế lao động cho công tác lập bản đồ xạ phổ gama vùng biển nông được tính bằng tháng-người/tháng-máy (khi khảo sát ngoài thực địa), tháng-người/tháng-tổ (khi tiến hành lập đề cương và làm văn phòng) và được nêu trong bảng 8.

2.4. Định mức sản lượng cho công tác lập đề cương và chuẩn bị thi công được tính bằng km2/1 tháng-tổ và được nêu trong bảng 7b.

2.5. Định mức sản lượng cho công tác đo xạ phổ gama ngoài khơi được tính bằng km2/tháng-máy và được nêu trong bảng 6b.

2.6. Định mức sản lượng cho công tác đo xạ phổ gama ven bờ được tính bằng km2/tháng-máy và được nêu trong bảng 5b.

2.7. Việc đo bổ sung (tỷ lệ 1/50.000) các dị thường phóng xạ được tiến hành khi phát hiện các vùng có lượng xung lớn cần phải khảo sát. Định mức sản lượng cho công tác đo bổ sung được tính khi đo ngoài khơi là km2/tháng-máy và được nêu trong bảng 6b, cho đo ven bờ là km2/tháng-máy và được nêu trong bảng 5b.

2.8. Định mức sản lượng văn phòng hàng năm tính bằng km2/tháng-tổ được nêu trong bảng 7b.

2.9. Mức hao mòn dụng cụ, tiêu hao vật liệu được nêu trong các bảng 16, 18.

2.10. Đơn giá dự toán cho công tác lập bản đồ dị thường xạ phổ gama vùng biển nông được nêu trong các bảng số 41, 42, 43. Nguyên tắc và cơ sở tính toán được nêu trong phân nguyên tắc chung.

Định mức biên chế lao động cho công tác lập bản đồ dị thường xạ phổ gama đới biển nông ven bờ (0-30m nước) tỷ lệ 1/100.000 và 1/50.000

Đơn vị tính: tháng-người/tháng-máy (tháng-tổ)

Bảng 8

Chức danh nghiệp vụ nghề nghiệp

Bậc lương

Công tác ngoài trời

Công tác trong phòng

Ngoài khơi

Ven bờ

Lập đề cương

Văn phòng

Chủ nhiệm đề án

KSCC 3/7

0,1

0,1

0,1

0,1

Đội trưởng khảo sát

KSC 2/9

0,1

0,1

0,1

0,1

KS địa vật lý, tổ trưởng

KSC 2/9

1,0

0,5

1,0

1,0

Kỹ sư địa vật lý

KS 6/10

1,0

1,0

2,0

2,0

Kỹ thuật viên ĐVL

KTV 10/16

 

1,0

-

-

Công nhân

4/7A2N2

1,0

 

-

-

Tổng cộng

 

3,2

2,7

3,2

3,2

 

ĐỊNH MỨC SẢN LƯỢNG NGOÀI TRỜI CHO CÔNG TÁC

Lập bản đồ dị thường xạ phổ gama đới biển nông ven bờ (0-30m nước) tỷ lệ 1/100.000 - 1/50.000

I. Điều tra ven bờ (0-10m nước)

Bảng 5b

Đơn vị tính: km2/tháng máy

Cấu trúc địa chất

Mức độ khó khăn đi lại ven bờ

Loại I

Loại II

Loại III

 

Tỷ lệ 1/100.000

Đơn giản

143,210

133,750

118,690

Trung bình

129,690

121,050

107,390

Phức tạp

102,450

95,460

84,500

 

Tỷ lệ 1/50.000

Đơn giản

44,310

41,050

35,940

Trung bình

40,660

37,610

32,850

Phức tạp

37,800

34,980

30,590

II. Điều tra ngoài khơi (10-30m nước)

Bảng 6b

Đơn vị tính: km2/tháng máy

Cấu trúc địa chất

Mức độ khó khăn đi lại ngoài khơi

Loại I

Loại II

Loại III

 

Tỷ lệ 1/100.000

Đơn giản

285,380

268,580

251,450

Trung bình

252,440

237,740

222,840

Phức tạp

222,580

209,850

196,880

 

Tỷ lệ 1/50.000

Đơn giản

59,690

56,490

53,240

Trung bình

54,040

51,150

48,220

Phức tạp

49,380

46,760

44,110

Định mức sản lượng trong phòng cho công tác lập bản đồ dị thường xạ phổ gama đới biển nông ven bờ (0-30m nước) tỷ lệ 1/100.000 - 1/50.000

Bảng 7b

Dạng công việc

Đơn vị tính

Sản lượng

Lập đề cương và chuẩn bị thi công

km2/tháng tổ

1.219

Công tác văn phòng sau thực địa và viết báo cáo kết quả điều tra bước của chuyên đề

km2/tháng tổ

609

3. Lấy mẫu và tài liệu địa chất bằng phương pháp khoan tay không tháp

3.1. Khoan tay không tháp để lấy các loại mẫu và tài liệu địa chất là một dạng công việc của Đội điều tra địa chất biển trong đề án “Điều tra địa chất, khoáng sản, địa chất môi trường và tai biến địa chất vùng biển Nam Trung bộ từ 0 - 30m nước ở tỷ lệ 1/100.000 và 1/50.000”.

3.2. Các định mức và đơn giá dự toán cho công tác này được xây dựng cho các công việc:

- Khoan để lấy các loại mẫu và tài liệu địa chất theo yêu cầu của đề án tại một vị trí. Các lỗ khoan trong 1 vị trí cách nhau 2-3m.

- Di chuyển đến vị trí khoan mới dọc theo bờ biển - bãi triều - cồn nổi khoảng cách 2-3km.

3.3. Điều kiện kỹ thuật và tổ chức thi công như sau:

- Sử dụng bộ khoan tay không tháp có ống mẫu van bi để lấy các loại mẫu ở một vị trí khoan đến chiều sâu 6-8m.

- Khoan thẳng đứng so với mặt phẳng nằm ngang.

- Đất đá khoan qua từ cấp I - III độ khoan được nêu ở bảng số 9.

- Khoan được tiến hành ở độ sâu mực nước biển 0-1,5m nước (trong đới ngập nước £ 1,5m).

- Đường kính dụng cụ lấy mẫu 27-32mm (ống mẫu van bi). Quá trình khoan được tiến hành chống ống vách có đường kính £ 100mm.

- Khoan lấy mẫu và di chuyển đến vị trí khoan mới được tiến hành trong 1 ca trong ngày. Thời gian ca làm việc là 6 giờ.

- Phương tiện để di chuyển dụng cụ khoan từ vị trí khoan này đến vị trí khoan thác dọc bờ biển - bãi triều - cồn nổi trong ca làm việc được thực hiện bằng thuyền máy hoặc xuồng máy.

3.4. Định mức biên chế lao động cho 1 ca để lấy mẫu và tài liệu địa chất bằng khoan tay không tháp ven bờ - bãi triều - cồn nổi tại một vị trí khoan chiều sâu 6-8m trong đới ngập nước £ 1,5m được tính bằng ngày-người cho 1 ca-tổ (cho 1 mũi khoan) và được nêu ở bảng 10.

Bảng phân cấp đất đá theo độ khoang cho công tác khoan tay không tháp ven bờ - bãi triều và cồn nổi

Bảng 9

Cấp đất đá

Các đất đá đại diện cho mỗi cấp

I

Bùn ướt và đất đầm lầy, không tạo nút. Đất trồng và than bùn lẫn ít cuội sỏi. Á sét xốp, hoàng thổ, đất tảo cát

II

Đất sét cát và cuội nhỏ không dính kết với nhau, sét dạng dải, dẻo chứa cát, sét hoàng thổ, cát chảy có nút.

III

Đất sét và cuội dính kết bằng sét với ít tảng lăn, cát dính kết yếu bằng sét. Á sét chắt sít, sét khô hoặc ướt. Cát khô, đất chảy, hoàng thổ kết đọng lâu năm, phần mềm Mác nơ, bở rời.

Định mức biên chế lao động để lấy mẫu và tài liệu địa chất bằng phương pháp khoan tay không tháp ven bờ biển - bãi triều và cồn nổi

Đơn vị tính: Ngày-người/ca-tổ

Bảng số 10

Chức danh - nghề nghiệp - chức vụ

Bậc lương

Định mức

- Kỹ sư cao cấp - địa chất - Chủ nhiệm đề án

3/7

0,1

- Kỹ sư chính - địa chất - Đội trưởng sản xuất

4/9

0,5

- Kỹ sư chính - địa chất - Tổ trưởng sản xuất

2/9

1,0

- Công nhân - khoan tay - trực tiếp sản xuất

4/7A2N2

5

Tổng cộng

 

6,6

- Định mức thời gian được tính bằng ca - tổ cho một vị trí khoan và được nêu ở bẳng 11.

3.5. Thành phần công việc khoan tay bao gồm:

- Nhận nhiệm vụ, chuẩn bị dụng cụ vật liệu và phương tiện để thi công.

- Vận chuyển dụng cụ - vật liệu đến vị trí khoan lấy mẫu bằng thuyền hoặc xuồng máy. Xác định tọa độ lỗ khoan.

- Chống và nhổ ống vách.

- Khoan thuần tuý lấy mẫu với hiệp khoan 0,5m đến 1,0m. Các lỗ khoan lấy mẫu trong một vị trí khoan cách nhau 2-3m.

- Tiếp cần khoan, nâng thả dụng cụ khoan, thay ống mẫu khoan.

- Lấy mẫu ra khỏi ống, đóng gói bảo quản mẫu và vận chuyển mẫu lên bờ.

- Lấy tài liệu địa chất, vẽ thiết đồ lỗ khoan, ghi chép số hiệu mẫu, lập sổ đăng ký mẫu.

- Thu dọn dụng cụ khi kết thúc vị trí khoan và di chuyển tới vị trí lấy mẫu khác.

Định mức thời gian để lấy mẫu và tài liệu địa chất ở một vị trí khoan bằng phương pháp khoan tay không tháp ven bờ biển - bãi triều và cồn nổi

Đơn vị tính: ca - tổ/mét địa tầng

Bảng số 11

Chiều sâu lấy mẫu ở 1 vị trí khoan (m)

Định mức

6-8

0,17 ca tổ/mét địa tầng

3.6. Công việc di chuyển bộ khoan tay không tháp và dụng cụ - vật liệu từ vị trí khoan lấy mẫu này đến vị trí khoan lấy mẫu khác dọc theo bờ biển - bãi triều - cồn nổi trong phạm vi 2-3km do tổ khoan lấy mẫu thực hiện. Định mức biên chế lao động để thực hiện công việc di chuyển giống như định mức biên chế lao động trong 1 ca khoan lấy mẫu. Định mức thời gian cho công việc di chuyển được tính bằng ca - tổ cho 1 lần di chuyển và nêu ở bảng 12.

Thành phần công việc của việc di chuyển như sau:

- Xếp đặt dụng cụ - vật liệu lên thuyền máy hoặc xuồng máy.

- Đẩy thuyền máy hoặc xuồng máy đến vị trí khoan lấy mẫu mới.

- Tháo dỡ dụng cụ - vật liệu khỏi thuyền hoặc xuồng máy.

Định mức thời gian để di chuyển vị trí lấy mẫu và bộ khoan tay không tháp ven bờ - bãi triều và cồn nổi

Đơn vị tính: ca - tổ/1 lần

Bảng số 12

Khoảng cách di chuyển (m)

Định mức

2-3

0,23

II. ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG CHO CÔNG TÁC ĐỊA VẬT LÝ:

Biên chế lao động và sản lượng được tính theo các dạng công việc trong điều tra địa vật lý tỷ lệ 1/100.000 và 1/50.000: lập đề án và chuẩn bị thi công tại cơ sở; thi công thực địa; tổ văn phòng lập báo cáo kết quả khảo sát.

1. Nội dung các công việc được định mức:

a. Lập đề án và chuẩn bị thi công tại cơ sở:

- Đề án khảo sát địa vật lý vùng biển nông tỷ lệ 1/100.000 và 1/50.000 được xây dựng và trình duyệt trên cơ sở quyết định giao nhiệm vụ của cấp và tuân thủ các quy định lập đề án và dự toán hiện hành của Nhà nước và Ngành.

- Nội dung công việc được định mức bao gồm:

+ Tham khảo thu thập tài liệu địa chất, địa vật lý, khí tượng thủy văn, điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội, giao thông thủy bộ, điều kiện tàu thuyền, bến cảng vùng ven bờ và vùng biển khảo sát.

+ Lập đề án, trình duyệt ở các hội đồng nghiệm thu và trình phê chuẩn ở cấp có thẩm quyền.

+ Tiến hành chuẩn bị thi công tại cơ sở: kiểm tra, kiểm định, bảo dưỡng, chạy thử máy móc thiết bị. Mua sắm vật tư, linh kiện kỹ thuật, làm các thủ tục cần thiết phục vụ khảo sát (giấy phép hoạt động điều tra địa chất, địa vật lý, giấy phép phát sóng liên lạc, bảo hiểm, hàng hải…). Đóng gói máy móc thiết bị…

b. Thi công thực địa:

- Công tác thi công thực địa bao gồm các công việc: khảo sát thu thập số liệu thực địa bằng tổ hợp các phương pháp địa vật lý và văn phòng thực địa.

- Định mức tổng hợp được xây dựng cho công tác đo vẽ địa vật lý bằng tổ hợp các phương pháp: Địa chấn phản xạ liên tục độ phân giải cao, từ biển, đo sâu hồi âm.

- Máy móc thiết bị sử dụng đo vẽ gồm: Tổ hợp thiết bị chương trình địa chấn phản xạ liên tục độ phân giải cao Geont-shelf, máy từ biển MbIIM, máy đo sâu FE-400 FURUNO, máy ghi đọc CD-ROM được đặt trên tàu và máy từ ghi biến thiên MMII-303 đặt trên bờ.

- Nội dung các công việc thi công thực địa được định mức gồm:

+ Công tác chuẩn bị - kết thúc:

* Lắp đặt, kiểm tra hoạt động của tổ hợp máy móc thiết bị làm việc ở trạng thái tĩnh và động. Ghép nối đồng bộ tổ hợp với các thiết bị định vị.

* Đo thử nghiệm, chọn thông số đo đạc cho máy địa chấn, đo chọn chiều dài cáp từ và đo đeviasia cho máy từ biển, kiểm tra máy và thước đo của máy đo sâu.

* Chuẩn bị máy móc, thử máy, đo chọn điểm đặt máy biến thiên từ.

* Di chuyển đến tuyến đo trong vùng khảo sát và ngược lại khi kết thúc chuyến đo. Đồng thời tiến hành các công tác chuẩn bị và kết thúc công việc một ca khảo sát như: chuẩn bị máy móc thiết bị, thả thiết bị thu phát xuống biển khi bắt đầu chuyến đo, kéo thiết bị lên và làm vệ sinh công công nghiệp khi kết thúc chuyến đo. Kiểm tra, hoàn chỉnh hồ sơ tài liệu chuyến đo, bàn giao cho tổ văn phòng thực địa.

* Tiến hành sửa chữa nhỏ máy móc thiết bị trong quá trình tàu tiến hành thu thập số liệu trên tuyến. Bảo dưỡng sữa chữa định kỳ trong từng đợt khảo sát. Vệ sinh đóng gói đưa vào chế độ bảo quản khi kết thúc thi công thực địa.

* Công việc tác nghiệp:

* Khảo sát thu thập số liệu trên các tuyến ngang dọc, kiểm tra, chi tiết.

* Theo dõi biến thiên từ trong quá trình tàu hoạt động khảo sát thu thập số liệu trên tuyến.

* Theo dõi, kiểm tra, in tài liệu địa chấn, đo sâu ra băng tương tự, ghi số liệu địa chấn, từ vào ổ cứng, đĩa CD, đĩa mềm.

+ Văn phòng thực địa:

* Tiếp nhận tài liệu, xử lý, phân tích sơ bộ tài liệu thực địa, trên cơ sở đó đánh giá đặc điểm trường địa vật lý, đặc điểm cấu trúc địa chất của vùng khảo sát. Cung cấp tài liệu cho Chủ nhiệm đề án sử dụng và chỉ đạo thi công cho các bước tiếp theo.

* Tổng hợp khối lượng, chất lượng, tiến độ, tình hình thực hiện công tác thi công thực địa, các kết quả địa vật lý, địa chất đã đạt được, trình nghiệm thu bước thi công thực địa.

c. Báo cáo kết quả khảo sát:

- Công tác văn phòng báo cáo kết quả khảo sát được tiến hành sau khi kết thúc thi công thực địa nhằm xử lý, phân tích, tổng hợp các tài liệu địa vật lý, đưa ra các kết quả địa chất.

- Nội dung các công việc được định mức:

+ Tiếp nhận các tài liệu thực địa bao gồm địa vật lý, địa chất, trắc địa, tình hình thi công… lập kế hoạch cho công tác văn phòng báo cáo kết quả khảo sát.

+ Tham khảo, thu thập các tài liệu địa vật lý, địa chất, có liên quan phục vụ cho việc lập báo cáo kết quả khảo sát.

+ Tiến hành xử lý liên kết các tài liệu:

* Xử lý tài liệu địa chấn: phân chia các tập địa chấn đặc trưng phổ biến, liên kết các mặt cắt, tính chuyển mặt cắt thời gian sang mặt cắt độ sâu, thành lập các bản đồ, sơ đồ, mặt cắt.

* Xử lý tài liệu từ: tiến hành các phép hiệu chỉnh, thành lập các bản đồ trường từ, trường dị thường từ.

* Xử lý tài liệu đo sâu: tiến hành các phép hiệu chỉnh, thành lập bản đồ hình thái đáy biển, cung cấp số liệu độ sâu cho bộ phận địa chấn sử dụng.

+ Phân tích tài liệu:

* Phân tích các cấu trúc địa chất theo tài liệu địa chấn, phân tích định tính, định lượng các tài liệu từ.

* Tổng hợp các tài liệu, phân tích luận giải đặc điểm địa chất, cấu trúc, kiến tạo, địa chất môi trường, các khu vực có triển vọng khoáng sản, dự báo các tai biến địa vật lý.

+ Lập báo cáo kết quả khảo sát, trình duyệt ở các hội đồng nghiệm thu và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Định mức

a. Định mức biên chế lao động và sản lượng cho công tác lập đề án và chuẩn bị thi công tại cơ sở:

Định mức biên chế lao động cho công tác lập đề án và chuẩn bị thi công tại cơ sở

Bảng số 13

Đơn vị tính: người/tháng tổ

Chức danh

 chức vụ, nghề nghiệp

Bậc lương

Hệ số lương bình quân

Số lượng

Chủ biên đề án

KSCC 2/7

5,21

1

Kỹ sư địa vật lý

KSC 4/9

4,1

3

Kỹ sư địa chất

KSC 4/9

4,1

1

Kỹ sư điện tử

KS 7/10

3,23

1

Kỹ thuật viên

KTV 11/16

2,68

1

Kỹ thuật họa đồ

KTV 11/16

2,68

1

Cộng

 

30,20

8

Định mức sản lượng cho công tác lập đề án và chuẩn bị thi công tại cơ sở

Bảng số 14

Đơn vị tính: km/tháng tổ, km2/tháng tổ

Tên công việc

Đơn vị tính

Định mức 1/100.000

Định mức 1/50.000

Lập đề án chuẩn bị thi công tại cơ sở

 

 

 

Tính theo chiều dài tuyến

 

 

 

Khó khăn loại 1

Km/tháng tổ

950

950

Khó khăn loại 2

Km/tháng tổ

950

950

Khó khăn loại 3

Km/tháng tổ

950

950

Tính theo diện tích

 

 

 

Khó khăn loại 1

Km2/tháng tổ

1.178

742

Khó khăn loại 2

Km2/tháng tổ

1.178

742

Khó khăn loại 3

Km2/tháng tổ

1.178

742

b. Định mức biên chế lao động và sản lượng cho công tác thi công thực địa:

Định mức biên chế lao động cho công tác thi công thực địa

Bảng số 15

Đơn vị tính: người/tháng đội

Chức danh

 chức vụ, nghề nghiệp

Bậc lương

Hệ số lương bình quân

Số lượng

I. Đội khảo sát thực địa

 

 

15,5

Chủ nhiệm đề án

KSCC 2/7

5,21

0,5

Đội trưởng

KSC 4/9

4,1

1

Kỹ sư địa vật lý (địa chấn)

KS 9/10

3,73

4

Kỹ sư địa vật lý (từ biển)

KS 9/10

3,73

2

Kỹ sư địa vật lý (từ biến thiên)

KS 9/10

3,73

2

Kỹ sư địa vật lý (đo sâu)

KS 8/10

3,48

1

Kỹ sư điện tử (liên lạc)

KS 8/10

3,48

1

Kỹ thuật viên

KTV 11/16

2,68

4

II. Tổ văn phòng thực địa

 

 

4,5

Chủ nhiệm đề án

KSCC 2/7

5,21

0,5

Kỹ sư địa vật lý

KSC 4/9

4,1

2

Kỹ sư địa chất

KSC 4/9

4,1

1

Kỹ sư tin học, điện tử

KS 8/10

3,48

1

Cộng

 

72,61

20

Định mức sản lượng cho công tác thi công thực địa

Bảng số 16

Đơn vị tính: km/tháng đội, km2/tháng đội

Tên công việc

Đơn vị tính

Định mức 1/100.000

Định mức 1/50.000

Thi công thực địa

 

 

 

Tính theo chiều dài tuyến

 

 

 

Khó khăn loại 1

Km/tháng đội

396

346

Khó khăn loại 2

Km/tháng đội

346

303

Khó khăn loại 3

Km/tháng đội

297

260

Tính theo diện tích

 

 

 

Khó khăn loại 1

Km2/tháng đội

491

270

Khó khăn loại 2

Km2/tháng đội

429

237

Khó khăn loại 3

Km2/tháng đội

368

203

c. Định mức biên chế lao động và sản lượng cho công tác văn phòng báo cáo kết quả khảo sát:

Định mức biên chế lao động cho công tác văn phòng lập báo cáo kết quả khảo sát

Bảng số 17

Đơn vị tính: người/tháng tổ

Chức danh

 chức vụ, nghề nghiệp

Bậc lương

Hệ số lương bình quân

Số lượng

Chủ nhiệm đề án

KSCC 2/7

5,21

0,5

Kỹ sư chính ĐVL (địa chấn)

KSC 4/9

4,1

4

Kỹ sư ĐVL (địa chấn)

KS 8/10

3,48

5

Kỹ sư chính ĐVL (từ)

KSC 4/9

4,1

1

Kỹ sư ĐVL (từ)

KS 8/10

3,48

2

Kỹ sư địa chất

KSC 4/9

4,1

1

Kỹ sư tin học điện tử

KS 8/10

3,48

2

Kỹ sư ĐVL đo sâu

KS 8/10

3,48

1

Kỹ sư địa vật lý

KSC 4/9

4,1

1

Kỹ thuật họa đồ

KTV 11/16

2,68

2

Cộng

 

74,07

20

Định mức sản lượng cho công tác văn phòng lập báo cáo kết quả

Bảng số 18

Đơn vị tính: km/tháng tổ, km2/tháng đội

Tên công việc

Đơn vị tính

Định mức 1/100.000

Định mức 1/50.000

Tính theo chiều dài tuyến

 

 

 

Khó khăn loại 1

Km/tháng tổ

625

625

Khó khăn loại 2

Km/tháng tổ

625

625

Khó khăn loại 3

Km/tháng tổ

625

625

Tính theo diện tích

 

 

 

Khó khăn loại 1

Km2/tháng tổ

775

488

Khó khăn loại 2

Km2/tháng tổ

775

488

Khó khăn loại 3

Km2/tháng tổ

775

488

III. ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG CHO CÔNG TÁC TRẮC ĐỊA:

III.1. Định mức lao động cho công tác trắc địa phục vụ địa chất biển:

1. Xác định tọa độ và độ sâu điểm lấy mẫu trên thuyền (độ sâu từ 0-10m)

1.1. Nội dung công việc:

Nghiên cứu yêu cầu, nhiệm vụ, tài liệu thiết kế và các tài liệu khác có liên quan đến đề cương được duyệt.

- Chuẩn bị máy móc, dụng cụ, kiểm tra, kiểm nghiệm máy, dụng cụ đo theo quy định.

- Xác định tọa độ thiết kế và xử lý cho phù hợp với thiết kế dẫn đường.

- Dẫn thuyền tới điểm thiết kế. Xác định tọa độ và độ sâu chính thức.

- Kiểm tra, hoàn thiện kết quả đo và giao nộp tài liệu.

1.2. Định mức biên chế lao động

Định mức biên chế lao động cho công tác: Xác định tọa độ và độ sâu điểm lấy mẫu trên thuyền (0-10m nước). 6 giờ/ngày.

Bảng số 19

Đơn vị tính: người/tổ

Chức danh - Nghề nghiệp Chức vụ

Bậc lương

Hệ số lương

Loại khó khăn

Loại 1

Loại 2

Loại 3

Kỹ sư chính trắc địa CNĐA

8/9

5,22

0,25

0,25

0,25

Kỹ sư trắc địa

6/10

2,98

1

1

1

Kỹ sư trắc địa

3/10

2,26

1

1

1

Tổng

 

 

2,25

2,25

2,25

1.3. Định mức sản lượng:

Định mức sản lượng cho công tác: Xác định tọa độ và độ sâu điểm lấy mẫu trên thuyền (0-10m nước). 6 giờ/ngày.

Bảng số 20

Đơn vị tính: Điểm/ngày tổ

Nội dung công việc

Đơn vị tính

Loại khó khăn

Loại 1

Loại 2

Loại 3

Xác định tọa độ và độ sâu điểm lấy mẫu trên thuyền (0-10m nước)

Điểm

4,0

3,73

3,30

2. Xác định tọa độ và độ sâu điểm lấy mẫu trên tàu (10-30m)

2.1. Nội dung công việc:

- Nghiên cứu mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ và các loại tài liệu thiết kế theo đề án được duyệt.

- Chuẩn bị máy móc thiết bị và các dụng cụ đo đạc. Kiểm tra và kiểm nghiệm máy móc theo nội dung quy định.

- Xác định tọa độ thiết kế của các điểm lấy mẫu, xử lý số liệu thiết kế để phù hợp với thiết kế dẫn đường.

- Dẫn tàu đến vị trí thiết kế, định vị tọa độ chính thức và đo sâu điểm lấy mẫu.

- Vẽ sơ đồ ghi chú vị trí điểm và hướng đi của tàu.

- Điều khiển và theo dõi máy GPS tại trạm tĩnh liên tục trong thời gian máy GPS đang làm việc ngoài khơi.

- Kiểm tra, hoàn thiện kết quả đo và giao nộp tài liệu.

2.2. Định mức biên chế lao động

Định mức biên chế lao động cho công tác: Xác định tọa độ và độ sâu điểm lấy mẫu trên tàu (10-30m). 6 giờ/ngày.

Bảng số 21

Đơn vị tính: người/tổ

Chức danh - Nghề nghiệp Chức vụ

Bậc lương

Hệ số lương

Loại khó khăn

Loại 1

Loại 2

Loại 3

Kỹ sư chính trắc địa CNĐA

8/9

5,22

0,25

0,25

0,25

Kỹ sư trắc địa

7/9

4,94

1

1

1

Kỹ sư trắc địa

7/10

3,23

1

1

1

Kỹ thuật viên trắc địa

3/10

2,26

2

2

2

Tổng

 

 

4,25

4,25

4,25

2.3. Định mức sản lượng:

Định mức sản lượng cho công tác: Xác định tọa độ và độ sâu điểm lấy mẫu trên tàu (ngoài khơi). 6 giờ/ngày.

Bảng số 22

Đơn vị tính: Điểm/ngày tổ

Nội dung công việc

Đơn vị tính

Loại khó khăn

Loại 1

Loại 2

Loại 3

Xác định tọa độ và độ sâu điểm lấy mẫu trên tàu (10-30m nước)

Điểm

5,94

5,60

5,25

3. Công tác đo sâu theo tuyến bằng máy đo sâu hồi âm (Chung cho cả hai tỷ lệ 1:50.000 và 1:100.000).

3.1. Nội dung công việc:

- Nghiên cứu mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ và các tài liệu thiết kế theo đề cương được duyệt.

- Chuẩn bị máy đo sâu và các dụng cụ có liên quan. Nghiên cứu, lắp đặt vị trí cần phát âm theo đúng tiêu chuẩn quy định. Kiểm tra và kiểm nghiệm máy theo tiêu chuẩn quy định.

- Đo sâu theo tuyến, liên tục theo dõi hoạt động của máy để điều chỉnh chất lượng và tốc độ băng hợp lý, thay đổi thang đo phù hợp với khảong độ sâu. Ghi chú các điểm đặc trưng địa hình, vị trí điểm và tuyến trên băng, ấn dấu, và ghi chú thời gian đồng bộ với GPS.

 - Máy OSK-16667 có thể ghi độ sâu theo băng và truyền số liệu qua máy tính. Trong tường hợp không yêu cầu băng gốc theo số liệu trong máy tính có thể được dùng để vẽ thành băng theo tỷ lệ yêu cầu. Do đó định mức có thể tính cho 2 dạng công việc phụ thuộc vào yêu  cầu của địa chất là:

+ Đo độ sâu qua băng gốc và máy tính.

+ Không chạy băng đo sâu mà chỉ ghi số liệu độ sâu qua máy tính.

- Kiểm tra và hoàn thiện kết quả đo sâu, đặc biệt là nội dung ghi chú theo quy định đối với tuyến, từng hàng (đầu và cuối). Giao nộp tài liệu.

3.2. Định mức biên chế lao động

Bảng số 23

Đơn vị tính: người/tháng tổ

Đo sâu hồi âm

Bằng máy FE-400

Bằng máy OSK-1667

Chức danh - Nghề nghiệp Chức vụ

Bậc lương

Hệ số lương

Loại khó khăn

Loại khó khăn

Loại 1

Loại 2

Loại 3

Loại 1

Loại 2

Loại 3

Kỹ sư chính trắc địa CNĐA

8/9

5,22

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

Kỹ sư trắc địa

5/9

4,38

1

1

1

2

2

2

Tổng

 

 

1,25

1,25

1,25

2,25

2,25

2,25

3.3. Định mức sản lượng: 6 giờ/ngày

Bảng số 24

Đơn vị tính: Km/tháng tổ

Nội dung công việc

Đơn vị tính

Loại khó khăn

Loại 1

Loại 2

Loại 3

Xác định độ sâu theo tuyến bằng máy đo sâu hồi âm trên tàu

Km

396

346

297

Ghi chú: Khi đo sâu theo tuyến bằng máy đo sâu hồi âm trên thuyền (0-10m) thì định mức sản lượng sẽ giảm 2,2 lần so với đo sâu trên tàu.

 

4. Trạm quan trắc mực nước biển

4.1. Nội dung công việc

- Chọn vị trí thích hợp để đặt trạm quan trắc tại khu vực ít ảnh hưởng của sóng biển và sâu để khi mực nước thủy triều thấp nhất vẫn quan trắc được.

- Xây mốc và đo độ nối độ cao từ hệ độ cao Nhà nước (Hòn Dấu - Hải Phòng) với trạm quan trắc thủy triều.

- Ghi chép vào nhật ký thủy triều quan trắc được trên mia 24 giờ trong ngày.

4.2. Định mức biên chế lao động

Định mức biên chế lao động cho công tác: Trạm quan trắc mực nước biển.

Bảng 25

Đơn vị tính: Người/tháng tổ

Chức danh - Nghề nghiệp chức vụ

Bậc lương

Hệ số lương

Số người

Kỹ sư chính trắc địa CNĐA

8/9

5,22

0,2

Kỹ sư chính trắc địa

2/9

3,54

1

Kỹ thuật viên trắc địa

3/10

2,26

1

Tổng

 

 

2,2

5. Văn phòng thực địa địa chất biển

5.1. Nội dung công việc

- Xử lý số liệu  các kết quả đo của từng đợt thực địa để cung cấp các thông tin cần thiết cho đợt thi công thực địa tiếp theo.

- Xử lý vi phân kết quả đo máy động.

- Đưa vị trí từng điểm mẫu địa chất lên bản đồ thiết kế để đánh giá độ lệch của tuyến và điểm.

- So sánh độ sâu theo băng với mặt địa hình để cung cấp thông tin cho địa chất để đánh giá về sự thay đổi địa hình tầng mặt phân chia các bậc địa hình, địa mạo. So sánh độ sâu theo băng với độ sâu mặt phản xạ theo băng địa chấn.

5.2. Định mức biên chế lao động

Định mức biên chế lao động cho công tác: Văn phòng thực địa địa chất biển

Bảng 26

Đơn vị tính: Người/tháng tổ

Chức danh - Nghề nghiệp chức vụ

Bậc lương

Hệ số lương

Số người

Kỹ sư chính trắc địa CNĐA

8/9

5,22

0,2

Kỹ sư chính trắc địa

4/9

4,10

1

Kỹ sư chính trắc địa

2/9

3,54

1

Kỹ sư trắc địa

4/10

2,50

1

Tổng

 

 

2,2

5.3. Định mức sản lượng

Định mức sản lượng cho công tác: Văn phòng thực địa địa chất biển

Bảng số 27

Đơn vị tính: Km2/tháng tổ

Nội dung công việc

Đơn vị tính

Định mức sản lượng

Văn phòng thực địa địa chất biển

Km2

911

6. Văn phòng nội nghiệp địa chất biển

6.1. Nội dung công việc

- Hiệu chỉnh vi phân chính thức kết quả đo các máy động trên toàn khu vực khảo sát.

- Xử lý các số liệu đo trên tuyến cho phù hợp với số liệu đo trên tàu.

- Tính chuyển tọa độ giữa các hệ theo yêu cầu của địa chất.

- Đọc độ sâu theo băng của tất cả các điểm mẫu địa chất và các điểm đặc trưng địa hình. Xử lý và hiệu chỉnh kết quả đo sâu.

- Kiểm tra lại tọa độ, độ sâu cùng các ký hiệu tương ứng kèm theo trên màn hình máy vi tính. Thành lập chính thức kết quả thống kê tọa độ và độ sâu. Soạn thảo các file chuẩn theo hệ tọa độ, độ cao Quốc gia VN-2000 dạng ASCII.

- Thành lập mặt cắt địa hình của tất cả các tuyến ngang và dọc tỷ lệ ngang 1:100.000 và 1:50.000. Thành lập các sơ đồ thi công.

6.2. Định mức biên chế lao động

Định mức biên chế lao động cho công tác: Văn phòng nội nghiệp địa chất biển

Bảng 28

Đơn vị tính: Người/tổ

Chức danh - Nghề nghiệp chức vụ

Bậc lương

Hệ số lương

Số người

Kỹ sư chính trắc địa CNĐA

4/9

4,10

1

Kỹ sư chính trắc địa

2/9

3,54

2

Kỹ sư trắc địa

4/10

2,50

2

Tổng

 

 

5

6.3. Định mức sản lượng

Định mức sản lượng cho công tác: Văn phòng nội nghiệp địa chất biển.

Bảng số 29

 

Nội dung công việc

Đơn vị tính

Định mức sản lượng

Văn phòng nội nghiệp địa chất biển

Km2/tháng tổ

1366

7. Vẽ bản đồ độ sâu đáy biển (Tỷ lệ 1:50.000 và 1:100.000)

7.1. Nội dung công việc

- Chuẩn bị máy móc, thiết bị và các tài liệu có liên quan. Phân chia bản vẽ, tính tọa độ góc khung.

- Số hóa phần địa hình ven bờ và các đảo lớn.

- Chuẩn bị file vẽ cho phù hợp với phần mềm hiện có.

- Vẽ thử theo kết quả file vẽ đã chuẩn bị. Kiểm tra, sửa chữa và bổ sung kết quả vẽ thử.

- Soạn thảo khung và ghi chú ngoài khung.

- Kiểm tra lần cuối. Vẽ và in chính thức. Kiểm tra bản in, giao nộp bản gốc.

7.2. Định mức biên chế lao động

Định mức biên chế lao động cho công tác: Vẽ bản đồ độ sâu đáy biển tỷ lệ 1:100.000 và 1:50.000.

Bảng 30

Đơn vị tính: Người/ tháng tổ

Chức danh - Nghề nghiệp chức vụ

Bậc lương

Hệ số lương

Số người

Kỹ sư chính trắc địa CNĐA

8/9

5,22

0,5

Kỹ sư chính trắc địa

5/9

4,38

2

Kỹ sư trắc địa

5/10

2,74

0,75

Tổng

 

 

3,25

7.3. Định mức sản lượng

Định mức sản lượng cho công tác: Vẽ bản đồ độ sâu đáy biển tỷ lệ 1:100.000 và 1:50.000.

Bảng số 31

Đơn vị tính: Người/tháng tổ

Nội dung công việc

Đơn vị tính

Định mức sản lượng

Vẽ bản đồ độ sâu đáy biển tỷ lệ 1:100.000

Km2

812

Vẽ bản đồ độ sâu đáy biển tỷ lệ 1:50.000

Km2

295

III.2. Định mức tổng hợp cho công tác trắc địa phục vụ địa vật lý biển tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000

1. Xác định tọa độ trạm cố định

1.1. Nội dung công việc

- Chuẩn bị máy móc, thiết bị và các tài liệu liên quan theo thiết kế trong đề cương đề án được duyệt.

- Khảo sát tìm điểm khống chế cũ và vị trí đặt anten, đặt máy. Xây mốc cố định tại vị trí đặt anten.

- Tiến hành đo bằng máy động và máy tính theo thiết kế và nội dung trong đề cương.

- Tính hiệu chỉnh vi phân và tính toán tọa độ chính thức trạm cố định.

- Vẽ sơ đồ vị trí điểm cố định.

1.2. Định mức biên chế lao động

Bảng 32

Đơn vị tính: Người/ ngày tổ

Chức danh - Nghề nghiệp chức vụ

Bậc lương

Hệ số lương

Số người

Kỹ sư chính trắc địa CNĐA

7/9

4,94

1

Kỹ sư chính trắc địa

5/9

4,38

2

Kỹ sư trắc địa

5/10

2,74

2

Công nhân kỹ thuật trắc địa

6/7

2,98

1

Tổng

 

 

6

1.3. Định mức sản lượng

Định mức sản lượng cho công tác: Xác định tọa độ trạm cố định GPS.

Bảng số 33

Đơn vị tính: Trạm/ngày tổ

Nội dung công việc

Đơn vị tính

Định mức sản lượng

Xác định tọa độ trạm cố định GPS

Trạm

0,1

2. Trắc địa định vị dẫn tuyến (tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000)

2.1. Nội dung công việc

- Nghiên cứu mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ và các tài liệu theo đề án được duyệt.

- Chuẩn bị máy móc, thiết bị, kiểm tra và kiểm nghiệm máy trên bờ. Lắp đặt máy trên tàu, kiểm tra và kiểm nghiệm máy trên tàu (đồng bộ với các thiết bị khác). Dẫn tàu rời cảng tới vùng khảo sát.

- Xác định các yếu tố dẫn đường theo tọa độ thiết kế. Xử lý tọa độ thiết kế để phù hợp với thiết bị dẫn đường.

- Dẫn đường theo tuyến thiết kế và xác định các điểm đo địa vật lý.

- Vẽ và ghi chú sơ đồ thực địa (kết quả và diễn biến thi công hàng ngày).

- Điều khiển và theo dõi máy GPS tại trạm tĩnh liên tục trong thời gian máy GPS động làm việc ngoài khơi.

- Kiểm tra, hoàn thiện kết quả đo và giao nộp tài liệu.

2.2. Định mức biên chế lao động.

Định mức biên chế lao động cho công tác: Định vị dẫn đường tuyến địa vật lý.

Bảng số 34

Đơn vị tính: Người/tháng tổ

Chức danh - Nghề nghiệp

chức vụ

Bậc lương

Hệ số lương

Loại khó khăn

Loại 1

Loại 2

Loại 3

Kỹ sư chính trắc địa CNĐA

7/9

4,94

0,25

0,25

0,25

Kỹ sư chính trắc địa

5/9

4,38

2

2

2

Kỹ sư trắc địa

4/10

2,50

2

2

2

Tổng

 

 

4,25

4,25

4,25

2.3. Định mức sản lượng:

Định mức sản lượng cho công tác: Định vị dẫn đường tuyến địa vật lý. 6 giờ/ngày.

Bảng số 35

Đơn vị tính: Km/tháng tổ

Nội dung công việc

Đơn vị tính

Loại khó khăn

Loại 1

Loại 2

Loại 3

Định vị dẫn đường tuyến địa vật lý tỷ lệ 1:50.000

Km

346

303

260

Định vị dẫn đường tuyến địa vật lý tỷ lệ 1:000.000

Km

396

346

297

3. Văn phòng thực địa địa vật lý biển

3.1. Nội dung công việc

- Xử lý sơ bộ các kết quả đo của từng đợt thực địa để cung cấp các thông tin cần thiết cho đợt thi công thực địa tiếp theo.

- Xử lý vi phân kết quả đo của máy động để cung cấp kết quả thi công của từng tuyến cho địa vật lý xử lý kết quả đo của mình.

- Lập sơ đồ vị trí tuyến thi công. Vẽ sơ đồ vị trí điểm giao nhau của tuyến ngang và tuyến dọc tỷ lệ 1:50.000 để đánh giá kết quả đo thực địa.

- Tính tọa độ và phương vị của các điểm đo Deviasia để cung cấp cho địa vật lý tính hiệu chỉnh từ trường khu vực.

- Kiểm tra băng độ sâu. So sánh độ sâu theo băng với độ sâu mặt phản xạ theo băng địa chấn. Cung cấp sơ bộ kết quả độ sâu cho địa chấn, địa mạo.

3.2. Định mức biên chế lao động

Định mức biên chế lao động cho công tác: Văn phòng thực địa địa vật lý biển

Bảng 36

Đơn vị tính: Người/ tháng tổ

Chức danh - Nghề nghiệp chức vụ

Bậc lương

Hệ số lương

Số người

Kỹ sư chính trắc địa CNĐA

8/9

5,22

0,2

Kỹ sư chính trắc địa

4/9

4,10

1

Kỹ sư chính trắc địa

2/9

3,54

1

Kỹ sư trắc địa

4/10

2,50

1

Tổng

 

 

3,2

3.3. Định mức sản lượng

Định mức sản lượng cho công tác: Văn phòng thực địa địa vật lý biển

Bảng số 37

Đơn vị tính: Km/tháng tổ

Nội dung công việc

Đơn vị tính

Định mức sản lượng

Văn phòng thực địa địa vật lý biển

Km

863

4. Văn phòng nội nghiệp địa vật lý biển

4.1. Nội dung công việc

- Hiệu chỉnh vi phân chính thức kết quả đo máy động trên tàu khu vực khảo sát.

- Tính chuyển tọa độ giữa các hệ theo yêu cầu của địa vật lý.

- Soạn thảo các file chuẩn theo nội dung yêu cầu của địa vật lý. Thành lập chính thức kết quả thống kê tọa độ và thời gian của điểm đo địa vật lý. Sau khi đã kiểm tra chặt chẽ trên màn hình máy vi tính. Kết quả được in ra và ghi vào đĩa 1.44 để chuyển qua giai đoạn xử lý và vẽ bản đồ tuyến khảo sát địa vật lý.

- Đọc độ sâu trên băng của các điểm đo địa vật lý theo đặc trưng địa hình. Tính chuyển hiệu chỉnh độ sâu và chuyển số liệu sang file, chuẩn bị phục vụ vẽ bản đồ địa hình đáy biển (file chuẩn dạng ASCII).

- Thành lập sơ đồ thi công.

4.2. Định mức biên chế lao động

Định mức biên chế lao động cho công tác: Văn phòng nội nghiệp địa vật lý biển.

Bảng 38

Đơn vị tính: Người/ tháng tổ

Chức danh - Nghề nghiệp chức vụ

Bậc lương

Hệ số lương

Số người

Kỹ sư chính trắc địa CNĐA

7/9

4,10

1

Kỹ sư chính trắc địa

2/9

3,54

2

Kỹ sư trắc địa

4/10

2,50

2

Tổng

 

 

5

4.3. Định mức sản lượng

Định mức sản lượng cho công tác: Văn phòng nội nghiệp địa vật lý biển.

Bảng số 39

Đơn vị tính: Km/tháng tổ

Nội dung công việc

Đơn vị tính

Định mức sản lượng

Văn phòng nội nghiệp địa vật lý biển

Km

1294

5. Vẽ bản đồ tuyến khảo sát địa vật lý

5.1. Nội dung công việc

- Chuẩn bị máy móc, thiết bị và các tài liệu liên quan. Phân chia bản vẽ, tính tọa độ góc khung.

- Số hóa phần địa hình ven bờ và các đảo lớn.

- Chuẩn bị các file vẽ cho phù hợp với phần mềm hiện có.

- Vẽ thử theo kết quả các file vẽ đã chuẩn bị. Kiểm tra, sửa chữa và bổ sung kết quả vẽ thử.

- Soạn thảo khung và ghi chú ngoài khung.

- Kiểm tra lần cuối. Vẽ và in chính thức.

5.2. Định mức biên chế lao động

Định mức biên chế lao động cho công tác: Vẽ bản đồ tuyến khảo sát địa vật lý.

Bảng 40

Đơn vị tính: Người/ tháng tổ

Chức danh - Nghề nghiệp chức vụ

Bậc lương

Hệ số lương

Số người

Kỹ sư chính trắc địa CNĐA

8/9

5,22

0,5

Kỹ sư chính trắc địa

5/9

4,38

2

Kỹ sư trắc địa

5/10

2,74

0,75

Tổng

 

 

3,25

5.3. Định mức sản lượng

Định mức sản lượng cho công tác: Vẽ bản đồ tuyến khảo sát địa vật lý.

Bảng số 41

Đơn vị tính: Km/tháng tổ

Nội dung công việc

Đơn vị tính

Định mức sản lượng

Vẽ bản đồ tuyến khảo sát địa vật lý

Km

1446

B. ĐỊNH MỨC HAO MÒN, VẬT TƯ

I. ĐỊNH MỨC HAO MÒN, VẬT TƯ CHO CÔNG TÁC ĐỊA CHẤT

 


ĐỊNH MỨC HAO MÒN DỤNG CỤ VẬT RẺ TIỀN TRONG 1 THÁNG LÀM VIỆC NGOÀI TRỜI CHO CÔNG TÁC ĐIỀU TRA CƠ BẢN VỀ ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN RỚI ĐỚI BIỂN NÔNG VEN BỜ (0-30M NƯỚC) TỶ LỆ 1/100.000 VÀ 1/50.000 ĐIỀU TRA VEN BỜ (0-10M NƯỚC)

Bảng 42

TT

Danh mục dụng cụ trang bị và quy cách

Đơn vị tính

Tỷ lệ hao mòn trong tháng

Dạng công việc

BĐ địa chất - khoáng sản

BĐ dị thường các nguyên tố quặng chính

BĐ vành trọng sa

BĐ phân vùng triển vọng khoáng sản

BĐ địa mạo đáy biển và dọc đường bờ

BĐ thủy - thạch động lực

BĐ trầm tích tầng mặt

BĐ địa chất môi trường

1

Địa bàn địa chất

Chiếc

8

1

1

1

1

1

1

1

1

2

Kính lúp 5x7

-

8

1

0

1

1

1

1

1

1

3

Búa địa chất

-

10

1

1

1

1

1

1

1

1

4

Xắc cốt đựng tài liệu

-

8.5

2

1

1

1

1

1

1

1

5

Kính lặn

-

20

1

1

1

1

1

1

1

1

6

Đèn bão

-

17

1

1

1

0.5

0.5

0.5

1

1

7

Dao chặt cây

-

12

1

1

1

1

1

1

1

1

8

Xẻng xúc đất

-

25

1

1

1

0

0

0

1

1

9

Bate đãi mẫu

-

9

0

1

1

0

0

0

0

0

10

Hòm gỗ đựng tài liệu

-

10

1

1

1

1

1

1

0

0

11

Hòm sắt đựng tài liệu

-

8

1

1

1

1

1

1

1

1

12

Can nhựa 3 lít

-

8.5

1

1

1

1

1

1

1

1

13

Thau nhựa

-

8.5

1

1

1

1

1

1

1

1

14

Xô nhựa 20 lít

-

8.5

0

0

1

0

0

0

0

0

15

Thước tỷ lệ 3 cạnh

-

3.5

1

1

1

1

1

1

1

1

16

Eke

-

3.5

1

1

1

1

1

1

1

1

17

Thước vẽ đường cong

-

3.5

1

1

1

1

1

1

1

1

18

Thước cuộn 10m

-

8.5

1

1

1

1

1

1

1

1

19

Thước nhựa 0,5m

-

8.5

1

1

1

1

1

1

1

1

20

Thước nhựa 1m

-

8.5

1

1

0

0

0

0

0

0

21

Compa tỷ lệ

-

3.5

1

1

1

1

1

1

1

1

22

Compa xoay

-

3.5

2

2

2

1

1

1

1

1

23

Compa 12 bộ phận

bộ

3.5

1

1

1

1

1

1

1

1

24

Bút vẽ đường kép

chiếc

3.5

1

1

1

1

1

1

1

1

25

Ống đựng bản đồ

-

3.5

2

1

1

1

1

1

1

1

26

Bút chì kim

-

8.5

2

2

2

1

1

1

1

1

27

Đèn pin

-

12

1

1

1

1

1

1

1

1

28

Bi đông dựng nước

-

8

3

3

3

1

1

1

2

2

29

Bàn dập ghim

-

3.5

1

1

1

0.5

0.5

0.5

0.5

0.5

30

Radio nghe thời tiết

-

10

0.3

0.3

0.3

0.1

0.1

0.1

0.3

0.3

31

Thùng tôn đãi mẫu

-

8

0

0

1

0

0

0

0

0

32

Khay inox trộn mẫu

-

5

0.35

0.35

0.35

0.15

0.1

0

0.35

0.35

33

Dao rọc giấy

-

2

1

1

1

1

1

1

1

1

34

Kéo Trung Quốc

-

4

2

1

1

1

1

1

1

1

35

Khóa hòm

-

4.5

2

2

2

1

1

1

1

1

36

Ba lô

-

7

4

3

3

1

1

1

2

2

37

Rây 1mm

-

12

0.4

0.3

0

0

0

0

0.3

0

38

Tời thủ công

-

8.25

0.25

0.2

0.2

0.1

0.05

0

0.1

0.1

39

Batomet lấy mẫu nước

-

8.25

0

0

0

0

0

0

0

1

40

Máy ảnh

-

1.7

1

1

1

1

1

1

1

1

41

Ống nhòm

-

1.7

0.5

0.5

0.5

0.5

1

1

0.5

0.5

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐỊNH MỨC HAO MÒN DỤNG CỤ VẬT RẺ TIỀN TRONG 1 THÁNG LÀM VIỆC NGOÀI TRỜI CHO CÔNG TÁC ĐIỀU TRA CƠ BẢN VỀ ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN RỚI ĐỚI BIỂN NÔNG VEN BỜ (0-30M NƯỚC) TỶ LỆ 1/100.000 VÀ 1/50.000 ĐIỀU TRA NGOÀI KHƠI (10-30M NƯỚC)

Bảng 43

TT

Danh mục dụng cụ trang bị và quy cách

Đơn vị tính

Tỷ lệ hao mòn trong tháng

Dạng công việc

BĐ địa chất - khoáng sản

BĐ dị thường các nguyên tố quặng chính

BĐ vành trọng sa

BĐ phân vùng triển vọng khoáng sản

BĐ địa mạo đáy biển và dọc đường bờ

BĐ thủy - thạch động lực

BĐ trầm tích tầng mặt

BĐ địa chất môi trường

1

Địa bàn địa chất

Chiếc

8

1

0

0

 

1

0

1

0

2

Kính lúp 5x7

-

8

1

0

1

1

0

0

1

0

3

Búa địa chất

-

10

1

0

0

0

0

0

1

0

4

Xắc cốt đựng tài liệu

-

8.5

1

1

1

1

1

1

1

1

5

Kính lặn

-

20

1

1

1

1

1

1

1

1

6

Dao rọc giấy

-

2

1

1

1

1

1

1

1

1

7

Búa Trung Quốc

-

4

1

1

1

1

1

1

1

1

8

Xẻng xúc đất

-

2.5

1

1

1

0

0

0

0

0

9

Bate đãi mẫu

-

9

0

1

1

0

0

0

0

0

10

Hòm gỗ đựng tài liệu

-

10

1

1

1

0

0

0

0

0

11

Hòm sắt đựng tài liệu

-

8

1

1

1

1

1

1

1

1

12

Khóa hòm

-

4.5

2

2

2

1

1

1

1

1

13

Thau nhưa

-

8.5

1

1

1

0

0

0

1

0

14

Xô nhựa 20lít

-

8.5

1

1

1

0

0

0

0

1

15

Thước tỷ lệ 3 cạnh

-

3.5

1

1

1

1

1

1

1

1

16

Eke

-

3.5

1

1

1

1

1

1

1

1

17

Thước vẽ đường cong

bộ

3.5

1

1

1

0

0

0

0

0

18

Bút chì kim

chiếc

8.5

4

2

2

1

1

2

2

2

19

Thước nhựa 0,5m

-

8.5

1

1

1

1

1

1

1

1

20

Thước nhựa 1m

-

8.5

1

1

1

0

0

0

0

0

21

Compa tỷ lệ

-

3.5

1

1

1

1

1

1

1

1

22

Compa xoay

-

3.5

2

2

2

1

1

1

1

1

23

Compa 12 bộ phận

bộ

3.5

1

1

1

0

0

0

0

0

24

Bút vẽ đường kép

chiếc

3.5

1

1

1

1

1

1

1

1

25

Ống đựng bản đồ

-

3.5

2

1

1

1

1

1

1

1

26

Đèn pin

-

12

2

1

1

0

0

1

1

1

27

Radio nghe thời tiết

-

10

0.5

0.4

0.4

0.1

0.1

0.1

0.2

0.2

28

Bàn dập ghim

-

3.5

1

1

1

0.5

0.5

0.5

0.5

0.5

29

Thùng tôn đãi mẫu

-

8

0

1

1

0

0

0

0

0

30

Khay inox trộn mẫu

-

5

0.25

0.2

0.2

0.1

0.05

0

0.1

0.1

31

Rây 1mm

-

12

0.4

0.3

 

0

0

0

0.3

0

32

Batomet

-

2.75

0

0

0

0

0

0

0

1

33

Máy ảnh

-

1.7

1

1

1

1

1

1

1

1

34

Ống nhòm

-

1.7

0.5

0.5

0.5

0.5

1

1

0.5

0.5

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐỊNH MỨC HAO MÒN DỤNG CỤ VẬT RẺ TIỀN TRONG 1 THÁNG LÀM VIỆC TRONG PHÒNG CHO CÔNG TÁC ĐIỀU TRA CƠ BẢN VỀ ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN RỚI ĐỚI BIỂN NÔNG VEN BỜ (0-30M NƯỚC) TỶ LỆ 1/100.000 VÀ 1/50.000

Bảng 44

TT

Danh mục dụng cụ trang bị và quy cách

Đơn vị tính

Tỷ lệ hao mòn trong tháng

Dạng công việc

BĐ địa chất - khoáng sản

BĐ dị thường các nguyên tố quặng chính

BĐ vành trọng sa

BĐ phân vùng triển vọng khoáng sản

BĐ địa mạo đáy biển và dọc đường bờ

BĐ thủy - thạch động lực

BĐ trầm tích tầng mặt

BĐ địa chất môi trường

1

Bàn làm việc

Chiếc

2

11.7

10.4

8.3

6.2

3.2

4.2

6.2

6.2

2

Ghế tựa

-

4

11.7

10.4

8.3

6.2

3.2

4.2

6.2

6.2

3

Bàn kính can vẽ

-

4

0.5

0.5

0.5

0.5

0.5

0.5

0.5

0.5

4

Tủ đựng tài liệu

-

2

2

2

2

1

1

1

1

1

5

Kệ mẫu

-

1.5

1

0.5

0.2

0.3

0.2

0

0.5

0.3

6

Hòm sắt đựng tài liệu

-

4

2

2

2

1

1

1

1

1

7

Khóa hòm

-

4.5

2

2

2

1

1

1

1

1

8

Máy tính điện tử bỏ túi

-

3

2

2

2

1

1

1

1

1

9

Quạt trần

-

3

3

2

2

1

1

1

1

1

10

Quạt cây

-

3

3

3

2

2

1

1

2

2

11

Bộ đèn neon

bộ

5

6

5

4

2

1

1

2

2

12

Cặp đựng tài liệu

chiếc

4

11.7

10.4

8.3

6.2

3.2

4.2

6.2

6.2

13

Bảng nhựa

-

2

1

1

1

1

1

1

1

1

14

Đồng hồ treo tường

-

3

3

3

2

1

1

1

1

1

15

Bàn dập ghim

-

3.5

2

2

2

1

1

1

1

1

16

Kính lúp 5-7x

-

4.5

3

2

2

2

1

0

2

1

17

Kính lúp 20x

-

4.5

3

1

2

2

1

0

1

1

18

Thước tỷ lệ 3 cạnh

-

3.5

2

1

1

1

1

1

1

1

19

E ke

-

3.5

4

3

3

2

2

2

3

3

20

Thước vẽ đường cong

-

3.5

1

1

1

0

0

0

0

0

21

Thước đo độ

-

4.5

1

1

1

1

1

1

1

1

22

Thước nhựa 0,5m

-

4.5

3

3

2

2

1

1

2

2

23

Thước nhựa 1m

-

4.5

2

2

2

1

1

1

1

1

24

Compa tỷ lệ

-

3.5

2

2

2

1

1

1

1

1

25

Compa xoay

-

3.5

2

2

2

1

1

1

1

1

26

Compa 12 bộ phận

bộ

3.5

1

1

1

0.5

0.5

0.5

0.5

0.5

27

Bút vẽ đường kép

chiếc

3.5

2

2

2

1

1

1

1

1

28

Ống đựng bản đồ

-

3.5

3

2

2

1

1

1

1

1

29

Bút chì kim

-

8.5

11.7

10.4

8.3

6.2

3.2

4.2

6.2

6.2

30

Kéo Trung Quốc

-

4

1

1

1

1

1

1

1

1

31

Dao rọc giấy

-

2

1

1

1

1

1

1

1

1

32

Thước đục lỗ

-

4.5

2

2

2

1

1

1

1

1

33

Kính lập thể

-

1.7

0

0

0

0

1

0

0

0

34

Phần mềm chuyên dụng

bộ

1.7

1

2

1

1

1

1

2

2

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


ĐỊNH MỨC HAO MÒN DỤNG CỤ, TRANG BỊ VÀ VẬT RẺ TIỀN CHO CÔNG TÁC LẬP BẢN ĐỒ DỊ THƯỜNG XẠ PHỔ GAMA ĐỚI BIỂN NÔNG VEN BỜ (0-30M NƯỚC)

(Tính cho một tổ - máy hoặc một tổ văn phòng)

Bảng 45

TT

Tên dụng cụ, trang bị, vật rẻ tiền

Đơn vị tính

Mức hao mòn (%)

Mức trang bị

Thực địa

Văn phòng

1

Máy tính điện tử bỏ túi

chiếc

23

1

1

2

Radio

-

25

0

0

3

Ống nhòm

-

20

1

0

4

Tuốc lơ vít

-

50

1

0

5

Kìm nguội

-

50

1

0

6

Kìm bấm

-

50

1

0

7

Clê

-

50

2

0

8

Hòm đựng tài liệu

-

50

1

1

9

Khóa hòm

-

50

1

1

10

Eke nhựa

bộ

50

0

1

11

Thước tỷ lệ

chiếc

50

0

1

12

Thước cạnh đồng

-

50

0

1

13

Thước đo độ

-

50

0

1

14

Thước vẽ đường cong

-

50

0

1

15

Bộ compa

bộ

30

0

1

16

Áo phao

Cái

50

3

0

17

Găng tay bạt

Đôi

100

6

0

18

Quần áo bảo hộ

bộ

100

6

0

19

Giầy vải

Đôi

100

6

0

20

Mũ cát

Cái

50

6

0

21

Áo mưa

bộ

50

6

0

22

Quả nặng

chiếc

100

1

0

23

Quạt trần

-

25

0

1

24

Quạt bàn Vinawin

-

25

0

1

25

Cáp vật lý

m

33

100

0

26

Bộ nạp ắc quy

bộ

20

1

0

27

Phụ tùng thay thế (tinh thể, bộ nhân quang điện…)

Cái

100

1

0

28

Tời thủ công

bộ

33

1

0

29

Bộ chương trình xử lý

bộ

20

0

1

ĐỊNH MỨC TIÊU HAO VẬT LIỆU CHO CÔNG TÁC ĐIỀU TRA CƠ BẢN VỀ ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN RẮN ĐỚI BIỂN NÔNG VEN BỜ (0-30M NƯỚC) TỶ LỆ 1/100.000 VÀ 1/50.000

Cho 1 tháng làm việc

(Tính chung cho 8 loại bản đồ)

Bảng 46

TT

Danh mục vật liệu và quy cách

Đơn vị tính

Ngoài trời

Trong phòng

Đội ven bờ

Đội ngoài trời

Lập đề cương và CB thi công

Văn phòng tổng kết sau thực địa

1

Nhật ký địa chất

quyển

12.0

12.0

-

-

2

Sổ công tác 15x20cm

-

6.0

6.0

0

-

3

Giấy viết kẻ ngang

tập

12.0

12.0

24

40

4

Giấy kẻ ly 80x100cm

tờ

2.3

3.8

4

7

5

Giấy watman vẽ bản đồ

-

0.0

0.0

4

8

6

Giấy can

m

3.0

3.0

8

16

7

Giấy kroki viết biểu bảng

tờ

12.0

12.0

23

40

8

Giấy gói mẫu

-

18.8

30.0

-

-

9

Giấy đánh máy khổ A4

gam

0.4

0.4

1

1.5

10

Hộp gim

hộp

0.2

0.2

0.36

0.47

11

Bút chì đen

chiếc

6.0

6.0

8

12

12

Bút chì hóa học

-

2.3

4.5

 

-

13

Bút chì màu

hộp

0.1

0.1

0.2

0.3

14

Bút bi

chiếc

6.0

6.0

16

24

15

Ngòi bút can

-

3.0

4.5

8

12

16

Bút lông tô màu

-

0.0

0.0

4

4

17

Mực cửu long xanh + đỏ

lọ

0.0

0.0

4

4

18

Bút dạ

hộp

0.2

0.2

0.5

0.5

19

Mực can các loại

lọ

0.8

0.8

2

3

20

Mực bút dạ

hộp

0.4

0.5

1

1.5

21

Mầu nước

-

0.1

0.2

0.3

0.5

22

Cặp ba dây

chiếc

3.0

3.0

8

12

23

Bìa đóng sách

tờ

3.0

3.0

8

12

24

Bản đồ địa hình 1/500.000

mảnh

6.0

6.0

11

8

25

Bản đồ địa hình 1/200.000

-

9.8

9.8

13

13

26

Bản đồ địa hình 1/50.000

-

9.8

9.8

13

13

27

Bản đồ mộc 1/200.000

-

0.0

0.0

 

37

28

Tẩy chì

chiếc

3.0

3.0

8

12

29

Ghim kẹp giấy

hộp

0.2

0.2

0.3

0.4

30

Nhũ xóa

-

0.4

0.4

2

2

31

Hồ dán giấy

lọ

0.8

0.8

2.5

3

32

Ruột chì kim

hộp

2.3

2.3

2

2

33

Phim ảnh

cuộn

2.3

1.5

1

2

34

Bút pentut

chiếc

2.3

2.3

-

-

35

Bìa nhựa

tờ

15.0

15.0

21

40

36

Sơn trắng + đỏ

Kg

0.2

0.4

-

0.5

37

Sơn chống gỉ

Kg

0.0

0.0

-

2

38

Pin đèn + pin đài

Đôi

15.0

15.0

-

 

39

Dầu hỏa thắp sáng

Lít

3.0

0.0

-

 

40

Paraphin gắn nút chai

Kg

0.8

1.5

 

 

41

Axít HCl

Lít

1.5

3.0

 

 

42

Nước cất

-

3.8

6.0

 

 

43

Bao tải dứa

chiếc

30.0

67.5

 

 

44

Băng dính to

cuộn

7.5

22.5

1

1

45

Bật lửa ga

chiếc

3.8

7.5

 

 

46

Chun buộc

Kg

2.3

3.8

 

 

47

Túi nilon đựng mẫu

Kg

3.8

7.5

 

 

48

Dây gai buộc mẫu

Kg

0.4

0.8

 

 

49

Vải nhựa

m2

2.3

3.8

 

 

50

Bình lấy mẫu nước

chiếc

135.0

202.5

 

 

51

Khay gỗ đựng mẫu

-

12.0

18.0

 

 

52

Cán xẻng + cán búa

-

1.5

0.8

 

 

53

Kính râm bảo hộ

-

2.0

2.3

 

 

54

Dây tời

m

15.0

22.5

 

 

55

Cáp tời lấy mẫu nước

-

7.5

7.5

 

 

56

Dây cáp buộc ống phóng và cuốc đại dương

-

4.5

4.5

 

 

57

Dây chân rết

-

-

25.0

 

 

58

Chiếu  cá nhân

chiếc

3.9

2.3

 

 

59

Áo phao

-

2.0

2.3

 

 

60

Găng tay vải

đôi

9.0

2.3

 

 

61

Quần áo bảo hộ

bộ

3.9

2.3

 

 

62

Dày vải

đôi

3.9

2.3

 

 

63

Mũ cứng bọc vải

chiếc

2.0

2.3

 

 

64

Áo mưa cá sấu

bộ

3.9

2.3

 

 

ĐỊNH MỨC TIÊU HAO VẬT LIỆU CHO CÔNG TÁC LẬP BÁO CÁO TỔNG HỢP CHUNG TRONG 1 THÁNG LÀM VIỆC TRONG PHÒNG

Bảng 46b

TT

Tên vật liệu

Đơn vị tính

Mức tiêu hao

1

Giấy đánh máy khổ A4

gam

0.6

2

Bút chì đen

cái

5.0

3

Bút bi

-

5.0

4

Tẩy chì

-

5.0

5

Bút kim 0.5

-

5.0

6

Giấy Troky

tờ

4.0

7

Giấy can

m

2.0

ĐỊNH MỨC TIÊU HAO VẬT LIỆU CHO CÔNG TÁC

LẬP BẢN ĐỒ DỊ THƯỜNG XẠ PHỔ GAMA ĐỚI BIỂN NÔNG VEN BỜ (0-30M NƯỚC)

(Tính cho một tháng - máy hoặc một tháng tổ văn phòng)

Bảng 47

TT

Tên vật liệu

Đơn vị tính

Mức tiêu hao

Thực địa

Văn phòng

1

Sổ tay

quyển

0.8

1.0

2

Sổ ghi chép thực địa

-

0.8

0.0

3

Sổ chuẩn máy xạ

-

0.4

0.0

4

Giấy kẻ ly

tờ

1.5

10.0

5

Giấy can

m

1.5

5.0

6

Giấy Troky

tờ

1.5

5.0

7

Giấy kẻ ngang

tập

0.4

3.0

8

Bút chì đen

Cái

1.5

3.0

9

Bút chì 24 màu

hộp

0.0

0.26

10

Bút kim

Cái

1.5

3.0

11

Mực viết

lọ

0.8

2.0

12

Tẩy

Cái

1.5

4.0

13

Cặp đựng tài liệu

-

0.8

1.0

14

Thước kẻ

-

0.8

2.0

15

Bút dạ

hộp

0.4

1.0

16

Băng dính

cuộn

2.3

0.0

17

Dây chân rết

m

20.0

 

18

Bút bi

cái

1.5

4.0

ĐỊNH MỨC TIÊU HAO VẬT TƯ - VẬT LIỆU TRONG CÔNG TÁC LẤY MẪU BẰNG PHƯƠNG PHÁP KHOAN TAY KHÔNG THÁP

(Tính cho một ca tổ)

Bảng 48

TT

Tên vật tư

Quy cách

Đơn vị tính

Mức tiêu hao

Khoan lấy mẫu

Di chuyển

1

Cần khoan

f 32mm

chiếc

0.075

-

2

Ống chống

f 89mm

-

0.120

-

3

Ống mẫu van bi

f 35mm

-

0.038

-

4

Ống mẫu van lá

f 35mm

-

0.023

-

5

Đấu nối cần

f 32mm

bộ

0.023

-

6

Khóa mở ống

f 89mm

chiếc

0.023

-

7

Khóa mở cần

f 32mm

-

0.023

-

8

Kha mút kẹp ống

f 89mm

-

0.015

-

9

Kha mút kẹp cần

f 32mm

-

0.015

-

10

Vin ca

f 32mm

-

0.015

-

11

Goong ô

f 32mm

-

0.015

-

12

Búa tạ

5kg

-

0.015

-

13

Dụng cụ cứu sự cố

f 32mm

bộ

0.008

-

14

Dụng cụ sửa chữa

 

-

0.008

0.015

15

Dụng cụ mộc

 

-

0.008

0.015

16

Phao bảo hiểm

 

chiếc

0.015

0.015

17

Vật liệu gỗ

Nhóm 5-6

m3

0.001

0.001

18

Thừng đay

< 10mm

Kg

0.750

1.500

19

Túi đựng mẫu

Nilong

Kg

0.008

0.000

20

Lưỡi khoan ruột gà

f 32mm

chiếc

0.015

0.000

21

Quần áo bảo hộ lao động

 

bộ

0.020

0.020

22

Giầy bảo hộ lao động

 

Đôi

0.039

0.020

23

Kính bảo hộ lao động

 

chiếc

0.020

0.020

24

Mũ bảo hộ lao động

 

-

0.020

0.020

25

Găng tay bảo hộ lao động

 

đôi

0.225

0.225

26

Quần áo mưa

 

bộ

0.010

0.010

II. ĐỊNH MỨC HAO MÒN, VẬT TƯ CHO CÔNG TÁC ĐỊA VẬT LÝ

ĐỊNH MỨC TIÊU HAO VẬT LIỆU

(Tính cho 1000km tuyến khảo sát)

Bảng số 49

Tên vật liệu

ĐVT

Mức hao phí

Thực địa

VP kết quả

1

2

3

4

Đĩa máy tính 1.44MB

hộp

0.77

0.33

Linh kiện điện tử

bộ

1

-

Đĩa lau đầu từ

Cái

1

0.33

Ru băng máy in

Cái

1

1

Giấy ghi địa chấn

cuộn

14

-

Giấy ghi đo sâu

cuộn

4

-

Giấy A4

gram

1

3

Giấy A3

gram

0.5

1

Dây điện đôi

m

50

-

Dây điện đơn

m

50

-

Bóng đèn tròn

Cái

3

3

Đèn tuýp 1,2m

bộ

2

3

Spacker

Cái

4

-

Bảng điện

Cái

2

3

Cầu dao 2 chiều

Cái

1.3

-

Pin đèn 1,5V

đôi

12

-

Ống nhựa bơm nước

m

7

-

Dung dịch axit đặc

Kg

1

-

Nước cất

Lít

4

-

Tre cây

Cây

3

-

Tôn

m2

2

-

Xà phòng

Kg

2

-

Dây buộc các loại

m

25

-

Giấy kẻ học sinh

tập

5

20

Vở ôly 48 trang

quyển

5

10

Sổ công tác

quyển

3.3

3.3

Giấy milimét

cuộn

1

2

Giấy can

cuộn

1

0.7

Giấy Croky

tờ

5

50

Cặp đựng tài liệu

Cái

2

2

Bút kim các cỡ

Cái

1

5

Mực can

lọ

1

1

Bút bi

Cái

10

20

Hộp chì màu

hộp

1

1

Bút chì kim

Cái

5

5

Bút dạ

Cái

1

2

Cồn lau máy

Lít

0.5

-

Axeton

Lít

1

-

Băng dính trong

cuộn

5

10

Băng dính cách điện chống

cuộn

2

-

Dao lam

hộp

2

2

Ghim kẹp

hộp

2

3

Phim ảnh

cuộn

2

-

Đầu bọp ắc quy

Cái

3

-

Gỗ ván

m2

2.5

-

Gỗ dán

m2

2.5

-

Dây thép

Kg

1

-

Thiếc hàn

Kg

0.2

-

Nhựa thông

Kg

0.2

-

Mỏ hàn

Cái

1

-

Bộ ấm chén

bộ

1

1

Ca cốc nhựa

Cái

3

-

Đĩa CD-ROM

Cái

4

1

Dao máy in cho trạm địa chất

Cái

5

3

Điện cực máy in

Cái

4

1

Dây curoa A53

sợi

4

-

Dây curoa

sợi

4

-

Kim đo sâu

Cái

4

-

Địa lau đầu CD-ROM

Cái

1

0.33

Bộ đàm nội bộ

bộ

1

-

Vải che máy

m2

5

-

Chổi than

Cái

5

-

Ống bọc đầu thu

m

4

-

Giấy in máy từ

cuộn

7

-

Que hàn

Kg

2

-

Cáp phát ĐC

m

7

-

Cáp thu ĐC

m

5

-

Cáp thu từ

m

5

-

Hòm đựng máy

Cái

3

-

Tấm khuếch đại

tấm

0.5

-

Tấm tai mơ

tấm

0.5

-

Linh kiện điện tử

bộ

1

-

ĐỊNH MỨC HAO MÒN DỤNG CỤ, TRANG BỊ VÀ VẬT RẺ TIỀN

Bảng 50

Tên trang bị, dụng cụ

ĐVT

Mức hao mòn năm (%)

Số lượng

T. Địa

V.Phòng

Thực địa

VP kết quả

1

2

3

4

5

6

Máy tính điện tử bỏ túi

Cái

50

20

1

1

Ổn áp

24

24

2

1

Máy hút bụi

24

24

-

1

Bơm nước

50

50

1

-

Máy hàn

24

24

1

-

Đồng hồ điện tử

50

20

2

-

Radio

24

24

1

-

Thước dây sắt 5m

cuộn

50

50

1

-

Hòm đựng tài liệu

Cái

24

24

4

4

Khóa hòm

24

24

4

4

Bàn làm việc

50

20

10

10

Phích 2 lít

100

100

2

4

Compa

bộ

50

50

1

2

Giá để băng

Cái

24

24

 

1

Can nhựa

50

50

3

-

Clê các cỡ

24

24

4

-

Hộp tuýp mỡ

hộp

100

100

1

-

Kìm điện

60

 

5

-

Tuốc nơ vít

60

 

5

-

Búa

24

24

2

-

Cưa, bào, đục

bộ

50

50

1

-

Khoan bắt vít

Cái

50

50

1

-

Mũi khoan

50

50

5

-

Thước dây 30m

cuộn

50

50

1

-

Thước kẻ 1m, 50cm

Cái

50

50

2

5

Bộ thước chữ

bộ

50

50

-

2

Ghế tựa

Cái

50

20

10

10

Quạt bàn

50

20

2

5

Đèn pin

60

50

5

-

Bàn dập ghim

50

50

2

5

Ấm điện

50

50

2

2

Bút kẻ nét đơn

bộ

24

24

1

2

Bút kẻ nét kép

24

24

1

2

Vải che bạt máy

m2

50

50

35

-

Phao cứu sinh

Cái

50

50

14

-

Phao nhựa đầu thu từ

50

50

20

-

Tủ đựng tài liệu

40

20

-

2

Ắc quy 12v 150Ah

Hòm

50

50

8

-

Ống nhòm

Cái

24

24

1

-

Avomet

24

24

2

-

Phuy đựng xăng 200 lít

24

24

2

-

Can xăng 20 lít

24

24

4

-

ĐỊNH MỨC TIÊU HAO NHIÊN LIỆU

(Tính cho 1.000km/tuyến khấu hao)

Bảng 51

STT

Tên

Đơn vị tính

Lượng tiêu hao

Ghi chú

1

Dầu ma dút

Lít

1.008

 

2

Dầu bôi trơn

lít

12

 

 


III. ĐỊNH MỨC HAO MÒN, VẬT TƯ CHO CÔNG TÁC TRẮC ĐỊA

Bảng 52: Định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho công tác trắc địa biển thực địa

TT

Tên vật liệu

Đơn vị tính

Xác định tọa độ điểm lấy mẫu trên tàu (10đ)

Xác định tọa độ điểm lấy mẫu trên thuyền (10đ)

Định vị dẫn đường (1000km)

Đo sâu

1

Giấy Krôky

tờ

0.5

0.5

1

1

2

Giấy can bóng mờ

m

0.5

0.5

1

1

3

Giấy milimét

m

0.5

0.5

1

1

4

Sổ công tác

quyển

1

1

1

1

5

Giấy kẻ Việt Trì

thếp

1

1

0.5

0.5

6

Bút chì

Cái

2

2

1

1

7

Tẩy chì

Cái

1

1

1

1

8

Mực viết các loại

lọ

-

-

-

-

9

Mực can

Tuýp

-

-

-

-

10

Bút kim

Cái

0.5

0.5

0.5

0.5

11

Bìa đóng sách

tờ

-

-

-

-

12

Cặp ba dây

Cái

-

-

-

-

13

Dao gọt bút chì

Cái

0.5

0.5

0.5

0.5

14

Bản đồ địa hình 1:500.000

tờ

1

1

1

1

15

Bản đồ địa hình 1:50.000

tờ

1

1

1

1

16

Băng đo sâu

cuộn

-

-

-

4,4 cho máy FE-400 22 cuộn cho máy OSK-16667

Bảng 53: Định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho công tác trắc địa phục vụ địa chất biển (tính cho 1000km2)

TT

Tên vật liệu

Đơn vị tính

Văn phòng thực địa

Văn phòng nội nghiệp

Vẽ bản đồ

1

Giấy Diamat Pháp

m

-

-

0.3

2

Giấy Krôky

m2

2

6

1

3

Giấy can bóng mờ

m2

0.2

2

1

4

Giấy Milimét

m2

2

8

1

5

Sổ công tác

quyển

1

2

1

6

Giấy kẻ Việt Trì

thếp

2

4

1

7

Bút chì

Cái

1

6

1

8

Tẩy chì

Cái

1

1

1

9

Mực viết các loại

lọ

0.5

0.5

0.5

10

Mực can

Tuýp

0.2

0.2

0.2

11

Bút kim

Cái

0.3

1

1

12

Bìa đóng sách

tờ

2

8

1

13

Cặp đựng tài liệu

Cái

1

2

1

14

Dao gọt bút chì

Cái

0.5

1

0.5

15

Bản đồ Mecator tỷ lệ 1:200.000

tờ

0.5

1

0.1

16

Bản đồ địa hình 1:50.000, 1:100.000 - 1:200.000

tờ

0.5

1

0.1

Bảng 54: Định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho công tác trắc địa phục vụ địa vật lý biển

TT

Tên vật liệu

Đơn vị tính

Văn phòng thực địa (1000km)

Văn phòng nội nghiệp (1000km)

Vẽ bản đồ (1000km)

Trạm quan trắc mực nước biển (1 tháng)

Trạm cố định

(1 trạm)

1

Giấy Diamat Pháp

m

-

-

0.8

-

-

2

Giấy Krôky

m2

3

10

2

1

1

3

Giấy can bóng mờ

m2

1

4

1

2.5

-

4

Giấy Milimét

m2

1

6

2

1.5

2

5

Sổ công tác

quyển

1

1

1

0.5

1

6

Giấy kẻ Việt Trì

thếp

2

2

2

0.5

2

7

Bút chì

Cái

2

3

3

0.5

1

8

Tẩy chì

Cái

1

1

1

-

1

9

Mực viết các loại

lọ

0.5

0.5

0.5

-

0.5

10

Mực can

Tuýp

1

1

1

-

0.2

11

Bút kim

Cái

1

2

1

0.5

1

12

Bìa đóng sách

tờ

0.2

0.2

0.5

-

2

13

Cặp đựng ba dây

Cái

1

2

1

0.5

1

14

Dao gọt bút chì

Cái

0.2

0.2

0.5

-

0.5

15

Bản đồ Mecator tỷ lệ 1:200.000

tờ

0.1

1

-

-

-

16

Bản đồ địa hình 1:50.000, 1:100.000 - 1:200.000

tờ

1

1

-

-

1

17

Mia bằng sắt tráng men

Cái

-

-

-

0.25

-

18

Đèn pin

Cái

-

-

-

0.25

-

19

Pin

Cặp

-

-

-

4

-

20

Dây thép 2 milimét

Kg

-

-

-

0.5

-

21

Xi măng P400

Kg

-

-

-

2.5

-

22

Tâm mốc sứ

Cái

-

-

-

0.25

-

Bảng 55: Định mức hao mòn dụng cụ trang thiết bị và vật rẻ tiền mau hỏng cho công tác trắc địa phục vụ địa chất biển

(Tính cho 1 năm)

TT

Tên vật liệu

Đơn vị tính

Trạm quan trắc mực nước biển

Xác định tọa độ điểm lấy mẫu trên tàu

Xác định tọa độ điểm lấy mẫu trên thuyền

Định vị dẫn đường

Đo sâu

Trạm cố định

Số lượng

Hao mòn %

Số lượng

Hao mòn %

Số lượng

Hao mòn %

Số lượng

Hao mòn %

Số lượng

Hao mòn %

Số lượng

Hao mòn %

1

Máy tính điện tử bỏ túi

cái

1

20

1

30

1

30

1

30

1

30

1

30

2

Ống nhòm

cái

0.5

10

0.5

10

0.5

10

0.5

10

0.5

10

25

10

3

Ô che nắng

cái

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

3

10

4

Thước thép 2m

cái

1

20

1

20

1

20

1

20

1

20

3

10

5

Thước kẻ tọa độ

cái

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

6

Thước tỷ lệ xích xiên

cái

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

1

20

7

Thước cạnh đồng

bộ

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

1

20

8

Compa sắt

cái

1

20

1

20

1

20

1

20

1

20

1

20

9

E ke

cái

1

20

1

20

1

20

1

20

1

20

1

20

10

Thước đo độ

cái

1

20

1

20

1

20

1

20

1

20

1

20

11

Thước nhựa 0.5m

cái

1

20

1

20

1

20

1

20

1

20

1

20

12

Can nhựa 5-10 lít

cái

1

100

1

100

1

100

1

100

1

100

1

100

13

Máy phát điện Honda

cái

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

1

20

14

Bảng tra tọa độ Gauss

cái

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

15

Ký hiệu địa hình

quyển

1

20

1

20

1

20

1

20

1

20

-

-

16

Quy phạm trắc địa

quyển

1

20

1

20

1

20

1

20

1

20

1

20

17

Bàn làm việc

Cái

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

18

Túi đựng tài liệu

Cái

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

19

Quần áo phao

bộ

1

50

1

50

1

50

1

50

1

50

-

-

20

Thước thép 50m

 Cái

1

30

1

30

1

30

1

-

-

-

2

30

21

Mia Ni vô

cặp

1

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 56: Định mức hao mòn dụng cụ trang thiết bị và vật rẻ tiền mau hỏng cho công tác trắc địa phục vụ địa chất biển

(Tính cho 1 năm)

TT

Tên vật liệu

Đơn vị tính

Văn phòng thực địa

Văn phòng nội nghiệp

Vẽ bản đồ

Số lượng

Hao mòn %

Số lượng

Hao mòn %

Số lượng

Hao mòn %

1

Máy tính điện tử Casio

Cái

1

30

1

30

1

30

2

Ống nhòm

-

-

-

-

-

-

3

Địa bàn định hướng

-

-

-

-

-

-

4

Thước thép 50m

-

-

-

-

-

-

5

Dọi đo độ sâu

-

-

-

-

-

-

6

Thước kẻ tọa độ

-

-

-

-

-

-

7

Thước tỷ lệ xích xiên

1

20

1

20

1

20

8

Thước cạnh đồng

1

20

1

20

1

20

9

Compa sắt

bộ

1

20

1

20

1

20

10

E ke

Cái

1

20

1

20

1

20

11

Thước nhựa 0.5m

1

20

1

20

1

20

12

Thước đo độ

1

20

1

20

1

20

13

Thước nhựa 1m

1

20

1

20

1

20

14

Bảng tra gia số tọa độ

quyển

1

20

1

20

1

20

15

Bảng tra tọa độ Gauss

1

20

1

20

1

20

16

Bảng tra chênh cao

-

-

-

-

-

-

17

Ký hiệu địa hình

1

20

1

20

1

20

18

Quy tắc chi tiết

1

20

1

20

1

20

19

Quy phạm trắc địa

1

20

1

20

1

20

20

Bàn làm việc

bộ

1

20

4

20

2

20

21

Tủ đựng tài liệu

Cái

1

20

2

20

1

20

22

Bàn kính tọa độ

-

-

1

-

-

-

Bảng 57: Định mức hao mòn dụng cụ trang thiết bị và vật rẻ tiền mau hỏng cho công tác trắc địa phục vụ địa vật lý biển

(Tính cho 1 năm)

TT

Tên vật liệu

Đơn vị tính

Văn phòng thực địa

Văn phòng nội nghiệp

Vẽ bản đồ

Số lượng

Hao mòn %

Số lượng

Hao mòn %

Số lượng

Hao mòn %

1

Máy tính điện tử Casio

Cái

1

30

1

30

1

30

2

Máy điều hòa nhiệt độ

Cái

-

-

1

20

1

20

3

Máy hút ẩm

Cái

-

-

-

-

1

20

4

Thước thép 50m

Cái

-

-

-

-

-

-

5

Dọi đo độ sâu

Cái

-

-

-

-

-

-

6

Thước kẻ tọa độ

Cái

-

-

1

20

1

20

7

Thước tỷ lệ xích xiên

Cái

-

-

1

20

1

20

8

Thước cạnh đồng

Cái

-

-

1

20

1

20

9

Compa

bộ

1

20

1

20

1

20

10

E ke

bộ

1

20

1

20

1

20

11

Thước đo độ

bộ

1

20

1

20

1

20

12

Thước nhựa 0.5m

bộ

1

20

1

20

1

20

13

Thước nhựa 1m

bộ

1

20

1

20

1

20

14

Bảng tra gia số tọa độ

quyển

1

20

1

20

1

20

15

Bảng tra tọa độ Gauss

quyển

1

20

1

20

1

20

16

Bảng tra chênh cao

quyển

-

-

-

-

-

-

17

Ký hiệu địa hình

quyển

1

20

1

20

1

20

18

Quy tắc chi tiết

quyển

1

20

1

20

1

20

19

Quy phạm trắc địa

quyển

1

20

1

20

1

20

20

Bàn làm việc

bộ

1

20

1

20

2

20

21

Tủ đựng tài liệu

Cái

1

20

1

20

1

20

 


BỘ CÔNG NGHIỆP

ĐƠN GIÁ DỰ TOÁN

Cho công tác điều tra cơ bản về địa chất và khoáng sản rắn đới biển nông ven bờ (0-30m nước) tỷ lệ 1/100.000 - 1/50.000

(không tính khấu hao tài sản cố định)

(Ban hành kèm theo Quyết định số:         /2001/QĐ-BCN

ngày… tháng… năm 2001)

Hà Nội, 2001

CHƯƠNG I

QUI ĐỊNH CHUNG

1. Các đơn giá dự toán này được sử dụng để:

Lập, thẩm tra dự toán, lập kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, thanh quyết toán khối lượng công việc của các bước, đề án địa chất hoàn thành.

2. Các đơn giá dự toán được xây dựng bằng phương pháp trực tiếp theo các định mức tổng hợp (định mức lao động, định mức hao mòn, vật tư) và các chế độ chính sách hiện hành của Nhà nước, của Ngành.

Kết cấu các khoản mục chi phí trong đơn giá dự toán bao gồm:

2.1. Chi phí trực tiếp

2.1.1. Lương và các khoản phụ cấp

2.1.1.1. Lương chính

- Kỹ thuật

- Công nhân

2.1.1.2. Phụ cấp theo lương

- Kỹ thuật

- Công nhân

2.1.1.3. Lương phụ

- Kỹ thuật: 15,5% (Lương chính + Phụ cấp theo lương)

- Công nhân: 12,2% (Lương chính + Phụ cấp theo lương)

2.1.2. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn

2.1.3. Hao mòn

2.1.4. Vật liệu

2.1.5. Chi phí phục vụ

2.2. Chi phí gián tiếp

2.3. Bồi dưỡng đi biển, nước ngọt, bảo hiểm đi biển

3. Các đơn giá dự toán trong tập này được xây dựng dựa vào:

- Quyết định số 39/1999/QĐ-BCN ngày 5 tháng 7 năm 1999 của Bộ Công nghiệp về việc ban hành đơn giá dự toán cho công trình địa chất (không tính khấu hao tài sản cố định) trừ bồi dưỡng đi biển và nước ngọt.

- Quyết định số 40/1999/QĐ-BCN ngày 5 tháng 7 năm 1999 của Bộ Công nghiệp về việc ban hành đơn giá dự toán cho công trình địa chất (có tính khấu hao tài sản cố định và không tính khấu hao tài sản cố định).

- Quyết định số 29/1999/QĐ-BCN ngày 2 tháng 6 năm 1999 của Bộ Công nghiệp về việc ban hành các hệ số chi phí phục vụ, tỷ lệ gián tiếp (không tính khấu hao tài sản cố định) cho công tác điều tra địa chất về tài nguyên khoáng sản.

- Lương, vật tư, hao mòn tính theo mặt bằng giá của Quyết định số 39, 40/1999/QĐ-BCN ngày 5 tháng 7 năm 1999 của Bộ Công nghiệp.

- Bồi dưỡng đi biển và nước ngọt tính lại theo Thông tư liên tịch số 15/2000/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 4 tháng 7 năm 2000, Thông tư liên tịch số 06/LB-TT ngày 28 tháng 2 năm 1997 của Bộ LĐ-TBXH và BTC, hướng dẫn thực hiện của Bộ Công nghiệp.

4. Đơn giá dự toán cho các công việc điều tra cơ bản về địa chất và khoáng sản đới biên nông ven bờ (0-30m nước) tỷ lệ 1/100.000 - 1/50.000 bao gồm các dạng công tác:

4.1. Công tác địa chất:

- Bản đồ địa chất - khoáng sản

- Bản đồ dị thường các nguyên tố quặng chính

- Bản đồ vành trọng sa

- Bản đồ phân vùng triển vọng khoáng sản

- Bản đồ địa mạo đáy biển và dọc đường bờ

- Bản đồ thủy thạch động lực

- Bản đồ trầm tích tầng mặt

- Bản đồ địa chất môi trường

- Bản đồ dị thường xạ phổ gamma

- Khoan tay lấy mẫu và tài liệu địa chất

4.2. Công tác địa vật lý

- Lập đề án và chuẩn bị thi công tại cơ sở

- Thi công thực địa

- Văn phòng lập báo cáo kết quả khảo sát

4.3. Công tác trắc địa

- Công tác trắc địa phục vụ địa chất biển

- Công tác trắc địa phục vụ địa vật lý biển

Đơn giá này được tính với hệ số khu vực bằng 0 và vận chuyển bằng 1. Đơn giá này sẽ được điều chỉnh theo vùng đề án.

Chi phí cho các dạng công tác không có trong tập đơn giá này sẽ được dự toán tài chính theo quy định hiện hành bao gồm:

- Chi phí thuê tàu, thuê thuyền phục vụ khảo sát.

- Chi phí vận chuyển, di chuyển, tiền lương và các chi phí khác theo chế độ cho người, vật tư thiết bị, dụng cụ làm việc từ trụ sở làm việc (Hà Nội) đến địa điểm khảo sát và ngược lại.

- Chi phí thuê hoa tiêu, dẫn đường, sử dụng tần số vô tuyến.

- Chi phí cho các công việc lập bản đồ địa chất ảnh và sự chuyển động đường bờ, bản đồ cấu trúc kiến tạo biển ven bờ theo tài liệu địa vật lý tổng hợp, bản đồ tai biến địa chất và dự báo tai biến, quan trắc tại trạm cố định, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xây dựng hệ thống thông tin địa lý.

- Chi phí lắp đặt máy móc, thiết bị trước và sau khảo sát.

5. Thời gian biển động (gió từ cấp 5 trở lên) vượt quá 10 ngày trong 1 tháng làm việc được dự toán tài chính theo quy định hiện hành.

6. Đơn giá dự toán cho các dạng công tác nêu trong tập đơn giá này được điều chỉnh theo Quyết định số 28/2000/QĐ-BCN ngày 11 tháng 4 năm 2000 của Bộ Công nghiệp như các dạng công tác địa chất biển, địa vật lý biển, trắc địa biển tỷ lệ 1/500.000. Đối với công tác “Trạm quan trắc mực nước biển” được điều chỉnh theo hệ số của công tác “Xác định tọa độ trạm cố định”.

DANH MỤC CHI PHÍ PHỤC VỤ

1. Lương và phụ cấp lương, BHXH, BHYT của CBCNV bộ phận phục vụ

2. Chi phí vận chuyển

- Chuyển quân trong vùng công tác (người, trang thiết bị dụng cụ, lương thực thực phẩm).

- Vận chuyển mẫu, vật tư từ điểm trung chuyển về trạm tĩnh (trụ sở trên bờ).

- Đi lấy kết quả phân tích mẫu ở các cơ sở phân tích thí nghiệm.

- Vận chuyển tài liệu thu thập được từ các cơ quan trong và ngoài ngành về đơn vị; vận chuyển tài liệu, đề án báo cáo từ đơn vị về trình duyệt tại Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Bộ Công nghiệp và nộp lưu trữ.

- Đưa Chủ nhiệm đề án đi nghiệm thu các công trình địa chất tại thực địa.

3. Chi phí phục vụ đời sống cho CBCNV trực tiếp sản xuất theo chế độ

- Tiếp phẩm - cấp dưỡng.

- Y tế công trường.

4. Chi phí liên hệ công tác

- Liên hệ với địa phương và các đồn biên phòng vùng công tác.

- Liên hệ thuê thuyền, thuê bến.

- Liên hệ phát sóng vô tuyến.

5. Chi phí về sửa chữa nhỏ các thiết bị, dụng cụ làm việc.

6. Chi phí về an ninh, bảo quản mẫu vật.

7. Chi phí về kiểm định thiết bị, máy móc.

8. Chi phí về photo đánh máy tài liệu.

9. Chi phí về điện nước của CBCNV thuộc đề án.

Chi phí phục vụ được tính bằng hệ số theo tiền lương cơ bản của công việc: 0,66 cho công tác lập đề án, 0,62 cho công tác ngoài trời và 0,39 cho công tác trong phòng.

DANH MỤC CHI PHÍ GIÁN TIẾP

1. Lương và phụ cấp của CBCNV bộ máy.

2. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chi cho phương tiện làm việc.

3. Vật tư, vật liệu - dụng cụ đồ dùng trang thiết bị dùng cho bộ máy quản lý.

4. Chăm sóc sức khỏe ban đầu.

5. Công tác phí của CBCNV bộ máy.

6. Bưu phí, điện thoại liên lạc của cơ quan.

7. Hành chính phí, tiếp tân, khánh tiết.

8. Nghiệp vụ phí - kiểm kê định kỳ.

9. Chi phí tàu xe đi phép năm của bộ máy quản lý.

10. Điện nước làm việc của bộ máy quản lý.

11. Chi phí bảo hiểm phương tiện xe máy, vé cầu phà của đơn vị.

12. Chi phí về an toàn bảo hộ lao động của bộ máy quản lý.

13. Chi phí sửa chữa máy móc, thiết bị phương tiện làm việc.

14. Khấu hao và sửa chữa lớn TSCĐ, nhà cửa của cơ quan (trừ khối SX).

15. Chi phí về phòng chống bão lụt, phòng chống cháy.

16. Chi phí hướng dẫn kỹ thuật thi công, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho CBCNV, thử nghiệm máy móc thiết bị.

17. Chi phí bản vẽ, bảo quản kho tàng.

18. Chi phí cho cán bộ đoàn thể chuyên trách (trừ lương).

19. Sơ kết, tổng kết, quý, 6 tháng, 9 tháng và năm.

20. Nghiệm thu kết quả bước.

21. Chi vé cầu phà người đi công tác.

22. Các chi phí khác.

Chi phí gián tiếp được tính bằng 20,49% chi phí trực tiếp.

CHƯƠNG II

ĐƠN GIÁ TẠM THỜI CHO CÔNG TÁC ĐIỀU TRA CƠ BẢN VỀ ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN RẮN ĐỚI BIỂN NÔNG VEN BỜ (0-30M NƯỚC)

TỶ LỆ 1/100.000 - 1/50.000

Bảng hệ số vận chuyển theo khu vực hành chính

Bảng số 1

TT

Hệ số

Khu vực hành chính (tỉnh thành phố)

1

1,04

Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Nam-Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh

2

1,05

Hải Hưng, Sơn Tây, Bà Rịa - Vũng Tàu

3

1,06

Thái Bình, Nam Hà, Ninh Bình, Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi

4

1,07

Hà Bắc, Vĩnh Phú, Quảng Trị, Bình Định, Bình Thuận, Long An, Tiền Giang

5

1,08

Hòa Bình, Bắc Thái, Thanh Hóa, Nghệ An, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Sông Bé, Tây Ninh, Bến Tre

6

1,09

Tuyên Quang, Yên Bái, Hà Tĩnh, Quảng Bình

7

1,10

Lạng Sơn, Đồng Tháp

8

1,11

Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ

9

1,12

Lào Cai, Sơn La, Hà Giang, Cao Bằng, Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc

10

1,13

An Giang, Sóc Trăng

11

1,14

Lai Châu, Kiên Giang

12

1,15

Minh Hải

ĐƠN GIÁ CHO CÔNG TÁC ĐỊA CHẤT

ĐƠN GIÁ DỰ TOÁN CHO CÔNG TÁC

Lập bản đồ địa chất - khoáng sản đới biển nông ven bờ (0-30m nước)

tỷ lệ 1/100.000 và 1/50.000

I. Điều tra ven bờ (0-10m nước)

Bảng số 2

Đơn vị tính: Đồng/km2

Cấu trúc địa chất

Mức độ khó khăn đi lại ven bờ

Loại I

Loại II

Loại III

 

Tỷ lệ 1/100.000

Đơn giản

62.789

67.230

75.760

Trung bình

69.334

74.283

83.732

Phức tạp

87.769

94.196

106.414

 

Tỷ lệ 1/50.000

Đơn giản

202.933

219.049

250.194

Trung bình

221.150

239.085

273.728

Phức tạp

237.883

257.060

293.951

II. Điều tra ngoài khơi (10-30m nước)

Bảng số 3

Đơn vị tính: Đồng/km2

Cấu trúc địa chất

Mức độ khó khăn đi lại ngoài khơi

Loại I

Loại II

Loại III

 

Tỷ lệ 1/100.000

Đơn giản

58.675

62.345

66.592

Trung bình

66.331

70.432

75.142

Phức tạp

75.230

79.793

85.050

 

Tỷ lệ 1/50.000

Đơn giản

280.526

296.417

314.511

Trung bình

309.855

327.362

347.254

Phức tạp

339.028

358.096

379.610

III. Công tác trong phòng

Bảng số 4

Dạng công việc

Đơn vị tính

Đơn giá

Lập đề cương và chuẩn bị thi công

đ/km2

11.714

Công tác văn phòng sau thực địa và viết báo cáo kết quả điều tra bước của chuyên đề

đ/km2

23.753

ĐƠN GIÁ DỰ TOÁN CHO CÔNG TÁC

Lập bản đồ dị thường các nguyên tố quặng chính đới biển nông ven bờ

(0-30m nước) tỷ lệ 1/100.000 và 1/50.000

I. Điều tra ven bờ (0-10m nước)

Bảng số 5

Đơn vị tính: Đồng/km2

Cấu trúc địa chất

Mức độ khó khăn đi lại ven bờ

Loại I

Loại II

Loại III

 

Tỷ lệ 1/100.000

Đơn giản

58.562

62.704

70.660

Trung bình

64.667

69.282

78.095

Phức tạp

81.861

87.855

99.250

 

Tỷ lệ 1/50.000

Đơn giản

189.271

204.302

233.350

Trung bình

206.262

222.898

255.300

Phức tạp

221.868

239.754

274.162

II. Điều tra ngoài khơi (10-30m nước)

Bảng số 6

Đơn vị tính: Đồng/km2

Cấu trúc địa chất

Mức độ khó khăn đi lại ngoài khơi

Loại I

Loại II

Loại III

 

Tỷ lệ 1/100.000

Đơn giản

34.986

37.174

39.706

Trung bình

39.551

41.996

44.804

Phức tạp

44.857

47.578

50.712

 

Tỷ lệ 1/50.000

Đơn giản

167.267

176.742

187.531

Trung bình

184.755

195.194

207.055

Phức tạp

202.150

213.520

226.347

III. Công tác trong phòng

Bảng số 7

Dạng công việc

Đơn vị tính

Đơn giá

Lập đề cương và chuẩn bị thi công

đ/km2

9.929

Công tác văn phòng sau thực địa và viết báo cáo kết quả điều tra bước của chuyên đề

đ/km2

20.146

ĐƠN GIÁ DỰ TOÁN CHO CÔNG TÁC

Lập bản đồ vành trọng sa đới biển nông ven bờ

(0-30m nước) tỷ lệ 1/100.000 và 1/50.000

I. Điều tra ven bờ (0-10m nước)

Bảng số 8

Đơn vị tính: Đồng/km2

Cấu trúc địa chất

Mức độ khó khăn đi lại ven bờ

Loại I

Loại II

Loại III

 

Tỷ lệ 1/100.000

Đơn giản

54.933

58.818

66.281

Trung bình

60.660

64.989

73.256

Phức tạp

76.788

82.411

93.100

 

Tỷ lệ 1/50.000

Đơn giản

177.543

191.643

218.891

Trung bình

193.481

209.172

239.481

Phức tạp

208.120

224.898

257.174

II. Điều tra ngoài khơi (10-30m nước)

Bảng số 9

Đơn vị tính: Đồng/km2

Cấu trúc địa chất

Mức độ khó khăn đi lại ngoài khơi

Loại I

Loại II

Loại III

 

Tỷ lệ 1/100.000

Đơn giản

32.916

34.975

37.358

Trung bình

37.212

39.513

42.154

Phức tạp

42.204

44.764

47.713

 

Tỷ lệ 1/50.000

Đơn giản

157.375

166.290

176.441

Trung bình

173.829

183.650

194.809

Phức tạp

190.194

200.892

212.961

III. Công tác trong phòng

Bảng số 10

Dạng công việc

Đơn vị tính

Đơn giá

Lập đề cương và chuẩn bị thi công

đ/km2

7.975

Công tác văn phòng sau thực địa và viết báo cáo kết quả điều tra bước của chuyên đề

đ/km2

16.178

ĐƠN GIÁ DỰ TOÁN CHO CÔNG TÁC

Lập bản đồ phân vùng triển vọng khoáng sản đới biển nông ven bờ

(0-30m nước) tỷ lệ 1/100.000 và 1/50.000

I. Điều tra ven bờ (0-10m nước)

Bảng số 11

Đơn vị tính: Đồng/km2

Cấu trúc địa chất

Mức độ khó khăn đi lại ven bờ

Loại I

Loại II

Loại III

 

Tỷ lệ 1/100.000

Đơn giản

218.126

30.115

33.936

Trung bình

31.058

33.274

37.507

Phức tạp

39.315

42.194

47.667

 

Tỷ lệ 1/50.000

Đơn giản

90.902

98.121

112.072

Trung bình

99.062

107.096

122.614

Phức tạp

106.557

115.148

131.673

II. Điều tra ngoài khơi (10-30m nước)

Bảng số 12

Đơn vị tính: Đồng/km2

Cấu trúc địa chất

Mức độ khó khăn đi lại ngoài khơi

Loại I

Loại II

Loại III

 

Tỷ lệ 1/100.000

Đơn giản

19.796

21.035

22.468

Trung bình

22.380

23.763

25.352

Phức tạp

25.382

26.922

28.695

 

Tỷ lệ 1/50.000

Đơn giản

94.647

100.009

106.114

Trung bình

104.543

110.450

117.161

Phức tạp

114.386

120.819

128.078

III. Công tác trong phòng

Bảng số 13

Dạng công việc

Đơn vị tính

Đơn giá

Lập đề cương và chuẩn bị thi công

đ/km2

6.394

Công tác văn phòng sau thực địa và viết báo cáo kết quả điều tra bước của chuyên đề

đ/km2

12.960

ĐƠN GIÁ DỰ TOÁN CHO CÔNG TÁC

Lập bản đồ địa mạo đáy biển và dọc đường bờ đới biển nông ven bờ

(0-30m nước) tỷ lệ 1/100.000 và 1/50.000

I. Điều tra ven bờ (0-10m nước)

Bảng số 14

Đơn vị tính: Đồng/km2

Cấu trúc địa chất

Mức độ khó khăn đi lại ven bờ

Loại I

Loại II

Loại III

 

Tỷ lệ 1/100.000

Đơn giản

27.989

29.968

33.771

Trung bình

30.906

33.112

37.324

Phức tạp

39.124

41.989

47.435

 

Tỷ lệ 1/50.000

Đơn giản

90.459

97.643

111.526

Trung bình

98.580

106.574

122.017

Phức tạp

106.038

114.587

131.032

II. Điều tra ngoài khơi (10-30m nước)

Bảng số 15

Đơn vị tính: Đồng/km2

Cấu trúc địa chất

Mức độ khó khăn đi lại ngoài khơi

Loại I

Loại II

Loại III

 

Tỷ lệ 1/100.000

Đơn giản

22.639

24.055

25.694

Trung bình

25.593

27.176

28.993

Phức tạp

29.027

30.787

32.816

 

Tỷ lệ 1/50.000

Đơn giản

108.238

114.370

121.351

Trung bình

119.555

126.310

133.985

Phức tạp

130.811

138.168

146.469

III. Công tác trong phòng

Bảng số 16

Dạng công việc

Đơn vị tính

Đơn giá

Lập đề cương và chuẩn bị thi công

đ/km2

3.865

Công tác văn phòng sau thực địa và viết báo cáo kết quả điều tra bước của chuyên đề

đ/km2

7.819

ĐƠN GIÁ DỰ TOÁN CHO CÔNG TÁC

Lập bản đồ thủy - thạch động lực đới biển nông ven bờ

(0-30m nước) tỷ lệ 1/100.000 và 1/50.000

I. Điều tra ven bờ (0-10m nước)

Bảng số 17

Đơn vị tính: Đồng/km2

Cấu trúc địa chất

Mức độ khó khăn đi lại ven bờ

Loại I

Loại II

Loại III

 

Tỷ lệ 1/100.000

Đơn giản

57.766

61.852

69.700

Trung bình

63.788

68.341

77.034

Phức tạp

80.749

86.661

97.902

 

Tỷ lệ 1/50.000

Đơn giản

186.700

201.527

230.181

Trung bình

203.460

219.960

251.832

Phức tạp

218.854

236.498

270.438

II. Điều tra ngoài khơi (10-30m nước)

Bảng số 18

Đơn vị tính: Đồng/km2

Cấu trúc địa chất

Mức độ khó khăn đi lại ngoài khơi

Loại I

Loại II

Loại III

 

Tỷ lệ 1/100.000

Đơn giản

30.059

31.939

34.115

Trung bình

33.981

36.082

38.495

Phức tạp

38.540

40.878

43.571

 

Tỷ lệ 1/50.000

Đơn giản

143.713

151.854

161.123

Trung bình

158.738

167.707

177.897

Phức tạp

173.683

183.452

194.473

III. Công tác trong phòng

Bảng số 19

Dạng công việc

Đơn vị tính

Đơn giá

Lập đề cương và chuẩn bị thi công

đ/km2

7.165

Công tác văn phòng sau thực địa và viết báo cáo kết quả điều tra bước của chuyên đề

đ/km2

14.452

ĐƠN GIÁ DỰ TOÁN CHO CÔNG TÁC

Lập bản đồ trầm tích tầng mặt đới biển nông ven bờ

(0-30m nước) tỷ lệ 1/100.000 và 1/50.000

I. Điều tra ven bờ (0-10m nước)

Bảng số 20

Đơn vị tính: Đồng/km2

Cấu trúc địa chất

Mức độ khó khăn đi lại ven bờ

Loại I

Loại II

Loại III

 

Tỷ lệ 1/100.000

Đơn giản

34.457

36.894

41.575

Trung bình

38.049

40.764

45.950

Phức tạp

48.165

51.692

58.397

 

Tỷ lệ 1/50.000

Đơn giản

111.364

120.208

137.299

Trung bình

121.361

131.203

150.214

Phức tạp

130.543

141.067

161.312

II. Điều tra ngoài khơi (10-30m nước)

Bảng số 21

Đơn vị tính: Đồng/km2

Cấu trúc địa chất

Mức độ khó khăn đi lại ngoài khơi

Loại I

Loại II

Loại III

 

Tỷ lệ 1/100.000

Đơn giản

18.236

19.377

20.697

Trung bình

20.616

21.891

23.354

Phức tạp

23.382

24.800

26.434

 

Tỷ lệ 1/50.000

Đơn giản

87.188

92.127

97.751

Trung bình

96.304

101.745

107.928

Phức tạp

105.371

111.297

117.984

III. Công tác trong phòng

Bảng số 22

Dạng công việc

Đơn vị tính

Đơn giá

Lập đề cương và chuẩn bị thi công

đ/km2

3.794

Công tác văn phòng sau thực địa và viết báo cáo kết quả điều tra bước của chuyên đề

đ/km2

7.756

ĐƠN GIÁ DỰ TOÁN CHO CÔNG TÁC

Lập bản đồ địa chất môi trường đới biển nông ven bờ

(0-30m nước) tỷ lệ 1/100.000 và 1/50.000

 

I. Điều tra ven bờ (0-10m nước)

 

Bảng số 23

Đơn vị tính: Đồng/km2

Cấu trúc địa chất

Mức độ khó khăn đi lại ven bờ

Loại I

Loại II

Loại III

 

Tỷ lệ 1/100.000

Đơn giản

54.683

58.551

65.980

Trung bình

60.384

64.694

72.923

Phức tạp

76.439

82.036

92.677

 

Tỷ lệ 1/50.000

Đơn giản

176.737

190.772

217.897

Trung bình

192.602

208.221

238.393

Phức tạp

207.175

223.877

256.005

 

II. Điều tra ngoài khơi (10-30m nước)

 

Bảng số 24

Đơn vị tính: Đồng/km2

Cấu trúc địa chất

Mức độ khó khăn đi lại ngoài khơi

Loại I

Loại II

Loại III

 

Tỷ lệ 1/100.000

Đơn giản

28.733

30.530

32.610

Trung bình

32.482

34.491

36.797

Phức tạp

36.840

39.075

41.649

 

Tỷ lệ 1/50.000

Đơn giản

137.374

145.156

154.017

Trung bình

151.737

160.310

170.051

Phức tạp

166.023

175.361

185.896

 

III. Công tác trong phòng

 

Bảng số 25

Dạng công việc

Đơn vị tính

Đơn giá

Lập đề cương và chuẩn bị thi công

đ/km2

6.421

Công tác văn phòng sau thực địa và viết báo cáo kết quả điều tra bước của chuyên đề

đ/km2

13.014

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐƠN GIÁ DỰ TOÁN CHO CÔNG TÁC

Lập bản đồ dị thuờng xạ phổ gama đới biển nông ven bờ

(0-30m nước) tỷ lệ 1/100.000 và 1/50.000

 

I. Điều tra ven bờ (0-10m nước)

 

Bảng số 26

Đơn vị tính: Đồng/km2

Cấu trúc địa chất

Mức độ khó khăn đi lại ven bờ

Loại I

Loại II

Loại III

 

Tỷ lệ 1/100.000

Đơn giản

44.371

47.509

53.538

Trung bình

48.997

52.494

59.171

Phức tạp

62.024

66.566

75.200

 

Tỷ lệ 1/50.000

Đơn giản

143.407

154.796

176.805

Trung bình

156.281

168.954

193.436

Phức tạp

168.105

181.657

207.727

 

II. Điều tra ngoài khơi (10-30m nước)

 

Bảng số 27

Đơn vị tính: Đồng/km2

Cấu trúc địa chất

Mức độ khó khăn đi lại ngoài khơi

Loại I

Loại II

Loại III

 

Tỷ lệ 1/100.000

Đơn giản

25.379

26.967

28.804

Trung bình

28.691

30.465

32.502

Phức tạp

32.540

34.514

36.788

 

Tỷ lệ 1/50.000

Đơn giản

121.339

128.213

136.039

Trung bình

134.025

141.598

150.202

Phức tạp

146.644

154.891

164.197

 

III. Công tác trong phòng

 

Bảng số 28

Dạng công việc

Đơn vị tính

Đơn giá

Lập đề cương và chuẩn bị thi công

đ/km2

3.444

Công tác văn phòng sau thực địa và viết báo cáo kết quả điều tra bước của chuyên đề

đ/km2

6.894

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐƠN GIÁ DỰ TOÁN CHO CÔNG TÁC

Lấy mẫu và tài liệu địa chất bằng phương pháp khoan tay không tháp ven bờ biển - bãi triều - cồn nổi

Bảng số 29

Dạng công việc

Đơn vị tính

Đơn giá

- Khoan lấy mẫu và tài liệu địa chất

đ/mét địa tầng

92.871

- Di chuyển vị trí

đ/1 vị trí

112.946

 

 

ĐƠN GIÁ DỰ TOÁN CHO CÔNG TÁC

Công tác tổng hợp tài liệu và viết báo cáo thông tin bước của đề án

Bảng số 30

Dạng công việc

Đơn vị tính

Đơn giá

Tổng hợp tài liệu và viết báo cáo thông tin bước của đề án

đ/km2

37.751

 

 

Bảng hệ số điều chỉnh đơn giá theo vùng đề án cho công tác

 điều tra ven bờ (0-10m nước)

Bảng số 31

Hệ số

vận chuyển

Hệ số khu vực

1

0,1

0,2

0,3

0,4

0,5

0,7

1

0,04

1,007

1,015

1,023

1,030

1,038

1,045

1,061

1,084

0,05

1,009

1,017

1,024

1,032

1,040

1,047

1,063

1,085

0,06

1,011

1,019

1,026

1,034

1,042

1,049

1,064

1,087

0,07

1,013

1,020

1,028

1,036

1,043

1,051

1,066

1,089

0,08

1,015

1,022

1,030

1,038

1,045

1,053

1,068

1,091

0,09

1,017

1,024

1,032

1,039

1,047

1,055

1,070

1,093

0,11

1,020

1,028

1,035

1,043

1,051

1,058

1,074

1,096

0,13

1,024

1,032

1,039

1,047

1,054

1,062

1,077

1,100

0,14

1,026

1,033

1,041

1,049

1,056

1,064

1,079

1,102

0,15

1,028

1,035

1,043

1,050

1,058

1,066

1,081

1,104

 

 

Bảng hệ số điều chỉnh đơn giá theo vùng đề án cho công tác

 điều tra ngoài khơi (10-30m nước)

Bảng số 32

Hệ số

vận chuyển

Hệ số khu vực

1

0,1

0,2

0,3

0,4

0,5

0,7

1

0,04

1,007

1,013

1,018

1,024

1,030

1,036

1,047

1,064

0,05

1,009

1,014

1,020

1,026

1,032

1,037

1,049

1,066

0,06

1,010

1,016

1,022

1,028

1,033

1,039

1,050

1,068

0,07

1,012

1,018

1,023

1,029

1,035

1,041

1,052

1,069

0,08

1,014

1,019

1,025

1,031

1,037

1,042

1,054

1,071

0,09

1,015

1,021

1,027

1,033

1,038

1,044

1,056

1,073

0,11

1,019

1,025

1,030

1,036

1,042

1,048

1,059

1,076

0,13

1,022

1,028

1,034

1,040

1,045

1,051

1,063

1,080

0,14

1,024

1,030

1,036

1,041

1,047

1,053

1,064

1,081

0,15

1,026

1,031

1,037

1,043

1,049

1,054

1,066

1,083

0

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 07/2001/QĐ-BCN

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu07/2001/QĐ-BCN
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành14/02/2001
Ngày hiệu lực14/02/2001
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 13/10/2008
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 07/2001/QĐ-BCN

Lược đồ Quyết định 07/2001/QĐ-BCN Định mức tổng hợp Đơn giá dự toán không tính khấu hao tài sản cố định cho điều tra cơ bản về địa chất khoáng sản


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 07/2001/QĐ-BCN Định mức tổng hợp Đơn giá dự toán không tính khấu hao tài sản cố định cho điều tra cơ bản về địa chất khoáng sản
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu07/2001/QĐ-BCN
                Cơ quan ban hànhBộ Công nghiệp
                Người kýĐỗ Hải Dũng
                Ngày ban hành14/02/2001
                Ngày hiệu lực14/02/2001
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 13/10/2008
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản gốc Quyết định 07/2001/QĐ-BCN Định mức tổng hợp Đơn giá dự toán không tính khấu hao tài sản cố định cho điều tra cơ bản về địa chất khoáng sản

                      Lịch sử hiệu lực Quyết định 07/2001/QĐ-BCN Định mức tổng hợp Đơn giá dự toán không tính khấu hao tài sản cố định cho điều tra cơ bản về địa chất khoáng sản