Thông tư 11/2014/TT-BLĐTBXH

Thông tư 11/2014/TT-BLĐTBXH về chương trình khung trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề cho 12 nghề thuộc nhóm nghề Công nghệ kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Thông tư 11/2014/TT-BLĐTBXH khung trình độ trung cấp cao đẳng nghề nhóm Công nghệ kỹ thuật đã được thay thế bởi Thông tư 09/2019/TT-BLĐTBXH bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật và được áp dụng kể từ ngày 10/07/2019.

Nội dung toàn văn Thông tư 11/2014/TT-BLĐTBXH khung trình độ trung cấp cao đẳng nghề nhóm Công nghệ kỹ thuật


BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 11/2014/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 27 tháng 05 năm 2014

 

THÔNG TƯ

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO 12 NGHỀ THUỘC NHÓM NGHỀ CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT

Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 06 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quy định về chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề;

Xét đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề,

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho 12 nghề thuộc nhóm nghề Công nghệ kỹ thuật như sau:

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho các nghề: Chế tạo khuôn mẫu; Vận hành máy xây dựng; Vận hành cần, cầu trục; Gia công ống công nghệ; Lắp đặt thiết bị lạnh; Sửa chữa, lắp ráp xe máy; Sửa chữa thiết bị dệt; Sửa chữa thiết bị tự động hóa; Sửa chữa điện máy công trình; Điện đầu máy đường sắt; Sửa chữa đường dây tải điện đang vận hành; Kỹ thuật ngoại vi và thiết bị đầu cuối để áp dụng đối với các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp chuyên nghiệp công lập và tư thục có đăng ký hoạt động dạy nghề các nghề trên (sau đây gọi chung là cơ sở dạy nghề) nhưng không bắt buộc áp dụng đối với cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài.

1. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Chế tạo khuôn mẫu” (Phụ lục 1).

2. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề cho nghề “Vận hành máy xây dựng” (Phụ lục 2).

3. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề cho nghề “Vận hành cần, cầu trục” (Phụ lục 3).

4. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Gia công ống công nghệ” (Phụ lục 4).

5. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Lắp đặt thiết bị lạnh” (Phụ lục 5).

6. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề cho nghề “Sửa chữa, lắp ráp xe máy” (Phụ lục 6).

7. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Sửa chữa thiết bị dệt” (Phụ lục 7).

8. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Sửa chữa thiết bị tự động hóa” (Phụ lục 8).

9. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Sửa chữa điện máy công trình” (Phụ lục 9).

10. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Điện đầu máy đường sắt” (Phụ lục 10).

11. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Sửa chữa đường dây tải điện đang vận hành” (Phụ lục 11).

12. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Kỹ thuật ngoại vi và thiết bị đầu cuối” (Phụ lục 12).

Điều 2. Căn cứ quy định tại Thông tư này, hiệu trưởng các cơ sở dạy nghề có đăng ký hoạt động dạy nghề cho các nghề được quy định tại Thông tư này tổ chức xây dựng, thẩm định, duyệt chương trình dạy nghề của trường.

Điều 3. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12 tháng 7 năm 2014. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức Chính trị - Xã hội và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng cục Dạy nghề, các cơ sở dạy nghề có đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề cho 12 nghề được quy định tai Thông tư này và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các UB của QH;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND, Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ LĐTBXH;
- Lưu VT, TCDN (20 b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Ngọc Phi

 

PHỤ LỤC 01

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ “CHẾ TẠO KHUÔN MẪU”
(Ban hành kèm theo Thông tư số 11/2014/TT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

A - Chương trình khung trình độ trung cấp nghề

Tên nghề: Chế tạo khuôn mẫu

Mã nghề: 40510259

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tương đương (Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa Trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 35

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Trình bày và phân tích được các dấu, ký hiệu, hình biểu diễn, quy định liên quan trên bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp, sự khác nhau của các phương pháp chiếu góc thứ nhất và thứ 3 (E và A);

+ Trình bày được công dụng, nguyên lý hoạt động của những hệ thống điều khiển tự động bằng điện, điện tử, ... trong máy công cụ;

+ Trình bày được công dụng, phạm vi sử dụng các phần mềm vẽ - thiết kế 2D, cơ bản khi gia công khuôn;

+ Trình bày được tính chất cơ lý của các loại vật liệu thông dụng dùng trong ngành cơ khí, vật liệu chế tạo khuôn và các phương pháp xử lý cơ - nhiệt để làm tăng độ bền của khuôn;

+ Giải thích được các ký hiệu về dung sai lắp ghép ghi trên bản vẽ và tính toán được: sai lệch, dung sai, kích thước của chi tiết; độ hở, độ dôi, dung sai của mối ghép theo TCVN và tiêu chuẩn ISO;

+ Trình bày và giải thích được các hiện tượng cơ lý phát sinh trong quá trình gia công: cắt gọt, tia lửa điện, rèn dập, đúc kim loại, ép nhựa, ép cao su;

+ Trình bày được công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc, phương pháp đo, đọc, hiệu chỉnh, bảo quản các loại dụng cụ và thiết bị đo thông dụng của nghề;

+ Trình bày được công dụng, cấu tạo, nguyên lý, điều kiện làm việc, yêu cầu kỹ thuật của khuôn và các chi tiết, bộ phận của khuôn;

+ Phân tích được độ chính xác gia công và phương pháp đạt độ chính xác gia công;

+ Trình bày được yêu cầu, nguyên tắc, trình tự chọn chuẩn; lập được quy trình công nghệ, lựa chọn được đồ gá và dụng cụ khi gia công và lắp ráp khuôn;

+ Trình bày được công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc, yêu cầu kỹ thuật, khả năng công nghệ của các loại máy cắt kim loại, máy công cụ điều khiển số và các trang bị, dụng cụ, đồ gá, thông dụng của nghề.

- Kỹ năng:

+ Đọc bản vẽ chi tiết, sản phẩm, bản vẽ lắp ráp khuôn theo phương pháp chiếu góc thứ nhất và thứ 3 (E và A);

+ Sử dụng được một số phần mềm vẽ và thiết kế 2D, để thiết kế sản phẩm hoặc Khuôn đơn giản;

+ Sử dụng và bảo quản được các loại dụng cụ và thiết bị đo (Máy đo tọa độ, máy quét) thông dụng của nghề;

+ Đọc và lập được quy trình công nghệ chế tạo khuôn; đánh giá được phương án công nghệ;

+ Lập được chương trình gia công khuôn đơn giản bằng các mã lệnh cơ bản, trên các máy công cụ điều khiển số;

+ Vận hành được các máy Phay, Tiện, Khoan, Mài vạn năng và các máy công cụ điều khiển số (Máy tiện CNC, Phay CNC, máy cắt dây, máy cắt tia lửa điện...), máy cầm tay đúng quy trình, quy phạm, đảm bảo an toàn;

+ Gia công được các chi tiết khuôn đúng yêu cầu kỹ thuật (đạt cấp chính xác từ cấp 5 đến cấp 8, độ nhám từ Rz20 mm đến Ra 0,16 mm) và thời gian quy định;

+ Thực hiện được công việc nguội chế tạo, lắp ráp các loại khuôn đúng kỹ thuật;

+ Đọc hiểu được một số tài liệu chuyên ngành cơ bản bằng tiếng Anh;

+ Sử dụng được một số phần mềm văn phòng: Word, Excel...

2. Chính trị và đạo đức; Thể chất và quốc phòng

- Chính trị, đạo đức:

+ Có kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu và đường lối cách mạng của Đảng và Nhà nước;

+ Nắm được cơ bản quyền, nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân;

+ Có hiểu biết và ý thức trách nhiệm trong việc phòng chống tham nhũng;

+ Có ý thức nghề nghiệp, kiến thức cộng đồng và tác phong làm việc công nghiệp; có lối sống lành mạnh phù hợp với phong tục tập quán và truyền thống văn hóa dân tộc;

+ Thể hiện ý thức tích cực học tập rèn luyện để không ngừng nâng cao trình độ, đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu của sản xuất.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Có kiến thức, kỹ năng về thể dục, thể thao cần thiết;

+ Nắm được phương pháp tập luyện nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe, nâng cao thể lực để học tập và lao động sản xuất;

+ Có kiến thức và kỹ năng cơ bản về quốc phòng - An ninh, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm

Sau khi tốt nghiệp trình độ Trung cấp nghề học sinh sẽ làm việc trong lĩnh vực chế tạo, sửa chữa, bảo dưỡng khuôn kim loại: khuôn dập, khuôn đúc kim loại, khuôn nhựa, khuôn ép cao su;

+ Trực tiếp gia công trên các máy công cụ vạn năng và máy công cụ điều khiển số;

+ Có khả năng tự tạo việc làm;

+ Tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian đào tạo: 2 năm

- Thời gian học tập: 90 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 2565 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 270 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 90 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2355 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 1830 giờ; Thời gian học tự chọn: 525 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 689 giờ; Thời gian học thực hành: 1666 giờ

3. Thời gian học văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở: 1020 giờ

(Danh mục các môn học văn hóa Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo trong Chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm, đảm bảo có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả)

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

210

106

87

17

MH 01

Chính trị

30

22

6

2

MH 02

Pháp luật

15

10

4

1

MH 03

Giáo dục thể chất

30

3

24

3

MH 06

Giáo dục quốc phòng - An ninh

45

28

13

4

MH 05

Tin học

30

13

15

2

MH 06

Ngoại ngữ (tiếng Anh)

60

30

25

5

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

1830

527

1209

94

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

375

219

131

25

MH 07

Vẽ kỹ thuật

90

45

39

6

MH 08

Vật liệu cơ khí

60

50

6

4

MH 09

Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật

60

40

16

4

MH 10

Cơ kỹ thuật

75

47

23

5

MH 11

Kỹ thuật Điện - Điện tử công nghiệp

45

25

17

3

MĐ 12

Vẽ 2D (AutoCAD)

45

12

30

3

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1455

308

1078

69

MH 13

Khuôn cơ bản

90

60

25

5

MH 14

Nguyên lý cắt

45

34

8

3

MH 15

Máy cắt và máy điều khiển theo chương trình số (CNC)

60

30

26

4

MH 16

Kỹ thuật an toàn - vệ sinh công nghiệp

30

20

8

2

MĐ 17

Quản lý chất lượng

45

20

22

3

MĐ 18

Nguội cơ bản

60

8

50

2

MĐ 19

Tiện cơ bản

120

33

81

6

MĐ 20

Phay cơ bản

120

25

90

5

MĐ 21

Khoan khoét, doa lỗ

45

5

37

3

MĐ 22

Mài cơ bản

90

15

70

5

MĐ 23

Tiện, Phay CNC cơ bản

120

12

104

4

MĐ 24

Gia công khuôn trên máy cắt dây

45

10

32

3

MĐ 25

Gia công khuôn trên máy cắt xung

45

10

32

3

MĐ 26

Lắp ráp khuôn dập

120

12

92

16

MĐ 27

Lắp ráp khuôn ép nhựa

90

6

81

3

MĐ 28

Thực tập sản xuất

330

8

320

2

 

Tổng cộng

2040

633

1296

111

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC

(Có nội dung chi tiết kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian phân bổ cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục IV, trong chương trình khung đã đề xuất mô đun tự chọn. Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu dành cho các mô đun, môn học đào tạo nghề (³ 2340 giờ).

- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do Cơ sở dạy nghề tự xây dựng, được xác định căn cứ vào mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù ngành, nghề hoặc vùng, miền.

1.1. Danh mục và phân bố thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

- Danh mục các mô đun đào tạo nghề tự chọn được xác định trên cơ sở bảng phân tích công việc. Các mô đun đào tạo nghề tự chọn thường tương ứng với các công việc có độ quan trọng ở mức “cần biết” hoặc “nên biết”.

- Trong chương trình đã đề xuất 10 môn học và mô đun tự chọn dưới đây:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 29

Tiện, Phay CNC nâng cao

90

10

76

4

MH 30

Anh văn chuyên ngành

60

40

16

4

MH 31

Kỹ năng giao tiếp

60

40

17

3

MĐ 32

Lắp ráp khuôn ép cao su

75

10

62

3

MĐ 33

Lắp ráp khuôn đúc áp lực

60

09

46

5

MĐ 34

Xử lý bề mặt khuôn

90

12

75

3

MĐ 35

Hàn cơ bản

90

10

77

3

MH 36

Truyền dẫn khí nén-thủy lực

60

40

17

3

MH 37

Công nghệ chế tạo phôi

60

40

16

4

MĐ 38

Nhiệt luyện cơ bản

60

40

17

3

MĐ 39

Nâng cao hiệu quả công việc

60

25

30

5

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

- Trên cơ sở quy định về chương trình khung, Hiệu trưởng nhà trường tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình chi tiết của các môn học, mô đun tự chọn cho Cơ sở mình.

- Ví dụ có thể chọn các môn học, mô đun tự chọn như sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 29

Tiện, Phay CNC nâng cao

90

10

76

4

MH 30

Anh văn chuyên ngành

60

40

16

4

MĐ 32

Lắp ráp khuôn ép cao su

75

10

62

3

MĐ 33

Lắp ráp khuôn đúc áp lực

60

09

46

5

MĐ 34

Xử lý bề mặt khuôn

90

12

75

3

MĐ 35

Hàn cơ bản

90

10

77

3

MH 37

Công nghệ chế tạo phôi

60

40

16

4

 

Tổng cộng

525

131

368

26

(Có nội dung chi tiết kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp

TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Không quá 120 phút

2

Văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở

Viết, trắc nghiệm

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

3

Kiến thức, kỹ năng nghề:

- Lý thuyết nghề

 

Viết

Vấn đáp



Trắc nghiệm

 

Không quá 180 phút

Không quá 60 phút

(40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời/học sinh)

Không quá 90 phút

- Thực hành nghề

Bài thi thực hành

Không quá 4 giờ

- Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết với thực hành)

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

Không quá 4 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện

- Để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, cơ sở dạy nghề có thể bố trí cho học sinh tham quan, học tập, thực tập tại một số doanh nghiệp, công ty, khu công nghiệp, khu chế xuất;

- Để giáo dục đạo đức, truyền thống, mở rộng nhận thức về văn hóa xã hội có thể bố trí cho học sinh tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, mời Hội cựu chiến binh địa phương giáo dục, tham gia các hoạt động xã hội do Đoàn trường chủ trì;

- Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm phù hợp.

TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao:

Tổ chức giải việt dã, giải bóng đá mini trong trường

Tham gia hội thao tại địa phương

Vào các ngày lễ, kỷ niệm trong năm do địa phương phát động

2

Văn hóa, văn nghệ:

Mời các đoàn văn công về biểu diễn

Đoàn trường, Hội học sinh tổ chức hội thi văn nghệ

Vào các ngày lễ, kỷ niệm trong năm

Vào các ngày lễ, kỷ niệm trong năm

3

Hoạt động thư viện:

Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn trường, Hội học sinh tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt

5

Tham quan, dã ngoại:

Đoàn trường, hội học sinh

Khoa chuyên nghề

Theo kế hoạch đào tạo năm học

4. Các chú ý khác

- Sau mỗi môn học, mô đun đều phải kiểm tra kết thúc môn học mô đun theo quy chế thi và kiểm tra hiện hành.

- Tùy theo điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị của từng Cơ sở dạy nghề và vùng, miền các Cơ sở dạy nghề có thể xác định các môn học, mô đun tự chọn cho phù hợp hơn, nhưng phải đảm bảo tỷ lệ lý thuyết chiếm 15% - 30%, thực hành chiếm 70% - 85%.

- Đối với các mô đun liên quan đến việc rà khuôn, thử khuôn các Trường có thể kết hợp với các Công ty sản xuất khuôn hoặc hoặc các Công ty có sử dụng các thiết bị dập, ép nhựa, đúc áp lực... để giảng dạy và thực tập cho phù hợp.

- Trong chương trình này, các môn học, mô đun bắt buộc và tự chọn đều được đặt tên theo mức độ phổ thông nhằm tạo điều kiện cho học sinh có thể tiếp tục theo học liên thông để nâng cao trình độ sau này khi ra trường. Bổ sung nhiều môn học, mô đun theo hướng phát triển của khoa học và công nghệ hiện nay.

- Khi các trường thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học, mô đun tự chọn, có thể xếp sắp lại mã môn học, mô đun trong chương trình đào tạo của trường mình để dễ theo dõi và quản lý./.

B - Chương trình khung trình độ cao đẳng nghề

Tên nghề: Chế tạo khuôn mẫu

Mã nghề: 50510259

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tương đương

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 51

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Phân tích được các dấu, ký hiệu, hình biểu diễn, quy định liên quan trên bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp, so sánh được sự khác nhau của các phương pháp chiếu góc thứ nhất và thứ ba (E và A);

+ Phân tích được công dụng, nguyên lý hoạt động của những hệ thống điều khiển tự động bằng điện, điện tử,... trong máy công cụ;

+ Trình bày được công dụng, phạm vi sử dụng các phần mềm vẽ - thiết kế 2D, 3D và các phần mềm lập trình gia công (CAM) cơ bản khi gia công khuôn;

+ Trình bày được tính chất cơ lý của các loại vật liệu thông dụng dùng trong ngành cơ khí, vật liệu chế tạo khuôn và các phương pháp xử lý cơ - nhiệt để làm tăng độ bền của khuôn;

+ Giải thích được các ký hiệu về dung sai lắp ghép ghi trên bản vẽ và tính toán được: sai lệch, dung sai, kích thước của chi tiết; độ hở, độ dôi, dung sai của mối ghép theo TCVN và tiêu chuẩn ISO;

+ Trình bày và giải thích được các hiện tượng cơ lý phát sinh trong quá trình gia công: cơ khí, tia lửa điện, rèn dập, đúc kim loại, ép nhựa, ép cao su;

+ Trình bày được công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc, phương pháp đo, đọc, hiệu chỉnh, bảo quản các loại dụng cụ và thiết bị đo thông dụng của nghề;

+ Trình bày được công dụng, cấu tạo, nguyên lý, điều kiện làm việc, yêu cầu kỹ thuật của Khuôn và các chi tiết, bộ phận của khuôn;

+ Xác định được tình trạng làm việc của khuôn, hiện tượng hư hỏng, nguyên nhân và giải pháp khắc phục;

+ Phân tích được độ chính xác gia công và phương pháp đạt độ chính xác gia công;

+ Trình bày được yêu cầu, nguyên tắc, trình tự chọn chuẩn; thiết kế quy trình công nghệ, thiết kế đồ gá và dụng cụ khi gia công và lắp ráp khuôn;

+ Trình bày được công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc, yêu cầu kỹ thuật, khả năng công nghệ của các loại máy cắt kim loại, máy công cụ điều khiển số, các thiết bị dập, đúc áp lực, ép nhựa, ép cao su và các trang bị, dụng cụ, đồ gá, thông dụng của nghề; các thiết bị dập, đúc áp lực, ép nhựa, ép cao su và các trang bị, dụng cụ, đồ gá, thông dụng của nghề;

+ Vận dụng các kiến thức về tổ chức sản xuất để tổ chức các nhóm làm việc độc lập có hiệu quả;

+ Trình bày được công dụng, phương pháp sử dụng được một số phần mềm văn phòng: Word, Excel...

- Kỹ năng:

+ Đọc và vẽ được bản vẽ chi tiết, sản phẩm, bản vẽ lắp ráp khuôn theo phương pháp chiếu góc thứ nhất và thứ ba (E và A);

+ Sử dụng được một số phần mềm vẽ và thiết kế 2D, 3D để thiết kế sản phẩm hoặc khuôn;

+ Sử dụng và bảo quản được các loại dụng cụ và thiết bị đo (Máy đo tọa độ, máy quét) thông dụng của nghề;

+ Đọc và lập được quy trình công nghệ chế tạo, lắp ráp hoặc sửa khuôn; Đánh giá được phương án công nghệ;

+ Lập được chương trình gia công khuôn đơn giản bằng các mã lệnh cơ bản, hoặc một số phần mềm lập trình tự động (CAM) trên các máy công cụ điều khiển số;

+ Vận hành được một số máy cắt gọt kim loại cơ bản (Phay, Tiện, Khoan, Mài vạn năng) và các máy công cụ điều khiển số (Máy tiện CNC, Fay CNC, Trung tâm gia công, máy cắt dây, Máy cắt tia lửa điện...), máy ráp khuôn, máy cầm tay đúng quy trình, quy phạm, đảm bảo an toàn;

+ Gia công được các chi tiết khuôn đúng yêu cầu kỹ thuật (đạt cấp chính xác từ cấp 5 đến cấp 8, độ nhám từ Rz20 mm đến Ra 0,16 mm) và thời gian quy định;

+ Làm được công việc nguội chế tạo, lắp ráp và sửa chữa các loại khuôn đúng kỹ thuật;

+ Vận hành và thử được khuôn trên thiết bị dập, đúc, ép. Đánh giá được tình trạng kỹ thuật và phát hiện kịp thời các biểu hiện bất thường của khuôn;

+ Phát hiện được sai hỏng, sửa chữa được khuôn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;

+ Đọc được tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh;

+ Sử dụng được một số phần mềm văn phòng: Word, Excel...

2. Chính trị và đạo đức; Thể chất và quốc phòng

- Chính trị, đạo đức:

+ Có kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu và đường lối cách mạng của Đảng và Nhà nước;

+ Nắm được cơ bản quyền, nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân và phòng chống tham nhũng;

+ Có ý thức nghề nghiệp, kiến thức cộng đồng và tác phong làm việc công nghiệp; có lối sống lành mạnh phù hợp với phong tục tập quán và truyền thông văn hóa dân tộc;

+ Có hiểu biết và ý thức trách nhiệm trong việc phòng chống tham nhũng;

+ Thế hiện ý thức tích cực học tập rèn luyện để không ngừng nâng cao trình độ, đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu của sản xuất;

- Thể chất, quốc phòng:

+ Có kiến thức, kỹ năng về thể dục, thể thao cần thiết;

+ Nắm được phương pháp tập luyện nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe, nâng cao thể lực để học tập và lao động sản xuất;

+ Có kiến thức và kỹ năng cơ bản về quốc phòng - An ninh, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội làm việc

Sau khi tốt nghiệp trình độ Cao đẳng nghề, sinh viên có thể làm việc trong lĩnh vực chế tạo, sửa chữa và thiết kế khuôn kim loại: khuôn dập, khuôn đúc kim loại, khuôn nhựa, khuôn ép cao su đơn giản.

+ Trực tiếp gia công trên các máy công cụ vạn năng và máy công cụ điều khiển số;

+ Cán bộ kỹ thuật trong phân xưởng, nhà máy, công ty có liên quan đến Khuôn mẫu và ngành cơ khí;

+ Tổ trưởng sản xuất, Quản đốc phân xưởng trong các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, kinh doanh khuôn mẫu và các sản phẩm cơ khí;

+ Có khả năng tự tạo việc làm;

+ Tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian đào tạo: 3 năm

- Thời gian học tập: 131 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 3780 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 300 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 120 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3330 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 2595 giờ; Thời gian học tự chọn: 735 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 1061 giờ ; Thời gian học thực hành: 2269 giờ

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

450

220

200

30

MH 01

Chính trị

90

60

24

6

MH 02

Pháp luật

30

21

7

2

MH 03

Giáo dục thể chất

60

4

52

4

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

75

58

13

4

MH 05

Tin học

75

17

54

4

MH 06

Ngoại ngữ (tiếng Anh)

120

60

50

10

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

2595

833

1627

135

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

375

219

131

25

MH 07

Vẽ kỹ thuật

90

45

39

6

MH 08

Vật liệu cơ khí.

60

50

6

4

MH 09

Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật

60

40

16

4

MH 10

Cơ kỹ thuật

75

47

23

5

MH 11

Kỹ thuật Điện - Điện tử công nghiệp

45

25

17

3

MĐ 12

Vẽ 2D (AutoCAD)

45

12

30

3

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

2220

614

1496

110

MH 13

Khuôn cơ bản

90

60

25

5

MH 14

Nguyên lý cắt

45

34

8

3

MH 15

Máy cắt và máy điều khiển theo chương trình số (CNC)

60

30

26

4

MH 16

Kỹ thuật an toàn - vệ sinh công nghiệp

30

20

8

2

MĐ 17

Quản lý chất lượng

45

20

22

3

MĐ 18

Nguội cơ bản

60

8

50

2

MĐ 19

Tiện cơ bản

120

33

81

6

MĐ 20

Phay cơ bản

120

25

90

5

MĐ 21

Khoan khoét, doa lỗ

45

5

37

3

MĐ 22

Mài cơ bản

90

15

70

5

MĐ 23

Tiện, Phay CNC cơ bản

120

12

104

4

MĐ 24

Gia công khuôn trên máy cắt dây

45

10

32

3

MĐ 25

Gia công khuôn trên máy cắt xung

45

10

32

3

MĐ 26

Lắp ráp khuôn dập

120

12

92

16

MĐ 27

Lắp ráp khuôn ép nhựa

90

6

81

3

MĐ 28

Thực tập sản xuất (08 tuần)

330

8

320

2

MH 29

Công nghệ chế tạo máy

75

58

12

5

MH 30

Đồ gá gia công và lắp ráp

45

32

10

3

MH 31

Tổ chức quản lý sản xuất trong Doanh nghiệp Cơ khí

30

25

3

2

MĐ 32

Ứng dụng phần mềm vẽ 3D (Inventor...)

75

20

52

3

MĐ 33

Lập trình tự động gia công trên máy CNC (Mastercam...)

90

40

45

5

MĐ 34

Gia công Điện cực

45

15

27

3

MĐ 35

Gia công tinh khuôn, trên máy mài vạn năng

45

12

30

3

MĐ 36

Gia công khuôn, trên trung tâm gia công Tiện CNC

75

20

52

3

MĐ 37

Gia công khuôn, trên trung tâm gia công Phay CNC

90

25

62

3

MĐ 38

Gia công khuôn, trên máy mài CNC

60

15

43

2

MĐ 39

Rà, hiệu chỉnh và sửa chữa khuôn

45

20

22

3

MĐ 40

Thử khuôn, trên máy dập

45

12

29

4

MĐ 41

Thử khuôn, trên máy ép nhựa

45

12

31

2

 

Tổng cộng

3045

1053

1827

165

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC

(Có nội dung chi tiết kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian phân bổ cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục IV, trong chương trình khung đã đề xuất mô đun tự chọn. Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu dành cho các mô đun, môn học đào tạo nghề (³ 3300 giờ).

- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do Cơ sở dạy nghề tự xây dựng, được xác định căn cứ vào mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù ngành, nghề hoặc vùng, miền.

1.1. Danh mục và phân bố thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

- Danh mục các mô đun đào tạo nghề tự chọn được xác định trên cơ sở bảng phân tích công việc. Các mô đun đào tạo nghề tự chọn thường tương ứng với các công việc có độ quan trọng ở mức “cần biết” hoặc “nên biết”.

- Trong chương trình đã đề xuất 20 môn học và mô đun tự chọn dưới đây:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 42

Tiện, Phay CNC nâng cao

90

10

76

4

MH 43

Tiếng Anh chuyên ngành

60

40

16

4

MH 44

Kỹ năng giao tiếp

60

40

17

3

MĐ 45

Lắp ráp khuôn ép cao su

75

10

62

3

MĐ 46

Lắp ráp khuôn đúc áp lực

60

09

46

5

MĐ 47

Xử lý bề mặt khuôn

90

12

75

3

MĐ 48

Hàn cơ bản

90

10

77

3

MĐ 49

Thử khuôn trên máy đúc áp lực

45

20

24

1

MĐ 50

Thử khuôn trên máy ép cao su

45

20

24

1

MĐ 51

Đồ án công nghệ gia công khuôn

120

12

104

4

MĐ 52

Truyền dẫn khí nén-thủy lực

60

40

17

3

MH 53

Công nghệ chế tạo phôi

60

40

16

4

MH 54

Nhiệt luyện cơ bản

60

40

17

3

MĐ 55

Nâng cao hiệu quả công việc

60

25

30

5

MH 56

Maketing

30

20

8

2

MĐ 57

Scan và thiết kế ngược

90

15

72

3

MĐ 58

Tạo mẫu nhanh

60

25

30

5

MĐ 59

Thực tập tốt nghiệp

320

10

307

2

MĐ 60

Gia công khuôn Micro

120

30

86

4

MĐ 61

Công nghệ sửa chữa khuôn

120

12

104

4

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

- Trên cơ sở quy định về chương trình khung, Hiệu trưởng nhà trường tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình chi tiết của các môn học, mô đun tự chọn cho Cơ sở mình.

- Ví dụ có thể chọn 09 môn học, mô đun tự chọn như sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 42

Tiện, Phay CNC nâng cao

90

10

76

4

MH 43

Tiếng Anh chuyên ngành

60

40

16

4

MĐ 45

Lắp ráp khuôn ép cao su

75

10

62

3

MĐ 46

Lắp ráp khuôn đúc áp lực

60

09

46

5

MĐ 47

Xử lý bề mặt khuôn

90

12

75

3

MĐ 48

Hàn cơ bản

90

10

77

3

MĐ 49

Thử khuôn, trên máy đúc áp lực

45

20

24

1

MĐ 50

Thử khuôn, trên máy ép cao su

45

20

24

1

MĐ 51

Đồ án công nghệ gia công khuôn

120

12

104

4

MH 53

Công nghệ chế tạo phôi

60

40

16

4

 

Tổng cộng

735

183

520

32

(Có nội dung chi tiết kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Không quá 120 phút

2

Kiến thức, kỹ năng nghề:

- Lý thuyết nghề

 

Viết

Vấn đáp


Trắc nghiệm

 

Không quá 180 phút

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời)

Không quá 90 phút

 

- Thực hành nghề

Bài thi thực hành

Không quá 24 giờ

 

- Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết với thực hành)

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

Không quá 24 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

- Để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, cơ sở dạy nghề có thế bố trí cho sinh viên tham quan, học tập, thực tập tại một số doanh nghiệp, công ty, khu công nghiệp, khu chế xuất.

- Để giáo dục đạo đức, truyền thống, mở rộng nhận thức về văn hóa xã hội có thể bố trí cho sinh viên tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, mời Hội cựu chiến binh địa phương giáo dục, tham gia các hoạt động xã hội do Đoàn trường chủ trì.

- Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm phù hợp.

TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao:

Tổ chức giải việt dã, giải bóng đá mini trong trường

Tham gia hội thao tại địa phương

 

Vào các ngày lễ, kỷ niệm trong năm

Do địa phương phát động

2

Văn hóa, văn nghệ:

Mời các đoàn văn công về biểu diễn

Đoàn trường, Hội sinh viên tổ chức hội thi văn nghệ

Vào các ngày lễ, kỷ niệm trong năm

Vào các ngày lễ, kỷ niệm trong năm

3

Hoạt động thư viện:

Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn trường, hội sinh viên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt

5

Tham quan, dã ngoại:

Đoàn trường, hội sinh viên

Khoa chuyên nghề

Theo kế hoạch đào tạo năm học

4. Các chú ý khác

- Sau mỗi môn học, mô đun đều phải kiểm tra kết thúc môn học, mô đun theo quy chế thi và kiểm tra hiện hành.

- Tùy theo điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị của từng Cơ sở dạy nghề và vùng, miền các Cơ sở dạy nghề có thể xác định các môn học, mô đun tự chọn cho phù hợp hơn, nhưng phải đảm bảo tỷ lệ lý thuyết chiếm 15% - 35%, thực hành chiếm 65% - 85%.

- Đối với các mô đun liên quan đến việc rà khuôn, thử khuôn các Trường có thể kết hợp với các Công ty sản xuất khuôn hoặc hoặc các Công ty có sử dụng các thiết bị dập, ép nhựa, đúc áp lực ... để giảng dạy và thực tập cho phù hợp.

- Trong chương trình này, các môn học, mô đun bắt buộc và tự chọn đều được đặt tên theo mức độ phổ thông nhằm tạo điều kiện cho sinh viên có thể tiếp tục theo học liên thông để nâng cao trình độ sau này khi ra trường. Bổ sung nhiều môn học, mô đun theo hướng phát triển của khoa học và công nghệ hiện nay.

- Nếu sử dụng chương trình khung này để giảng dạy cho đối tượng tuyển sinh liên thông dọc từ Trung cấp nghề lên thì cần chỉnh lại kế hoạch tổng thể (3 học kỳ), sinh viên cần học bổ sung những môn học chung, kiến thức, kỹ năng chưa học ở trình độ Trung cấp nghề. Nội dung thi tốt nghiệp cho đối tượng này vẫn áp dụng như sinh viên trình độ Cao đẳng nghề.

- Khi các trường thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học, mô đun tự chọn, có thế xếp sắp lại mã môn học, mô đun trong chương trình đào tạo của trường mình để dễ theo dõi và quản lý./.

 

PHỤ LỤC 02

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ “VẬN HÀNH MÁY XÂY DỰNG”
(Ban hành theo Thông tư số 11/2014/TT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

A - Chương trình khung trình độ trung cấp nghề

Tên nghề: Vận hành máy xây dựng

Mã nghề: 40510250

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương

(Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa Trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 29

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiền thức, kỹ năng nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Hiểu được sơ đồ cấu tạo chung của động cơ đốt trong, hệ thống điện, hệ thống thủy lực, khí nén dùng trong các máy xây dựng;

+ Hiểu được sơ đồ cấu tạo chung của các thiết bị: băng tải, nghiền, sàng, trạm trộn bê tông cố định và di động, máy bơm bê tông, chức năng và đặc tính kỹ thuật cơ bản của từng chủng loại thiết bị;

+ Nêu được công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các thiết bị đo, kiểm tra, giám sát kỹ thuật trong trạm trộn bê tông;

+ Trình bày được nguyên lý hoạt động của động cơ đốt trong, hệ thống điện, hệ thống thủy lực, khí nén dùng trong các máy xây dựng;

+ Trình bày được nguyên lý hoạt động của các thiết bị: băng tải, nghiền, sàng, máy trộn bê tông di động, máy bơm bê tông;

+ Trình bày được nguyên lý hoạt động của của trạm trộn bê tông cố định thường dùng trên các công trường sản xuất vật liệu xây dựng;

+ Trình bày được quy trình vận hành các thiết bị: băng tải, nghiền, sàng, trạm trộn bê tông cố định, máy trộn bê tông di động và máy bơm bê tông trên công trường xây dựng;

+ Chỉ ra được các bước trong quy trình bảo dưỡng, duy trì tình trạng kỹ thuật trong vận hành đối với động cơ đốt trong, hệ thống điện, hệ thống thủy lực, khí nén dùng trong các máy xây dựng;

+ Chỉ ra được các bước trong quy trình bảo dưỡng, duy trì tình trạng kỹ thuật trong vận hành đối với các thiết bị: băng tải, nghiền, sàng, trạm trộn bê tông, máy trộn, bê tông di động, máy bơm bê tông và các máy liên quan;

+ Nêu được quy phạm kỹ thuật an toàn bảo hộ lao động trong quá trình bảo dưỡng, vận hành các thiết bị: băng tải, nghiền, sàng, trạm trộn bê tông, máy trộn bê tông di động và máy bơm bê tông;

+ Xác định được hiện tượng, nguyên nhân xảy ra sự cố trong quá trình vận hành các thiết bị;

+ Nêu được các biện pháp xử lý sự cố khi vận hành các thiết bị băng tải, nghiền, sàng, trạm trộn bê tông, máy trộn bê tông di động, máy bơm bê tông và các máy liên quan.

- Kỹ năng:

+ Thực hiện kiểm tra, bảo dưỡng được động cơ đốt trong, hệ thống điện, hệ thống thủy lực, khí nén dùng trong các máy xây dựng;

+ Thực hiện kiểm tra, bảo dưỡng được các thiết bị: băng tải, nghiền, sàng, trạm trộn bê tông cố định, máy trộn bê tông di động và máy bơm bê tông;

+ Vận hành được các thiết bị: băng tải, nghiền, sàng, trạm trộn bê tông cố định, máy trộn bê tông di động và máy bơm bê tông ở chế độ không tải và có tải theo đúng quy trình vận hành;

+ Theo dõi được diễn biến quá trình làm việc của thiết bị, máy; kiểm tra, đánh giá tình trạng làm việc và duy trì các thông số kỹ thuật của chúng trong suốt thời gian vận hành;

+ Phát hiện và xử lý được sự cố của các thiết bị, máy móc theo quy trình xử lý sự cố;

+ Sử dụng được các dụng cụ cần thiết trong thời gian vận hành;

+ Thực hiện công tác an toàn, bảo hộ lao động, vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường;

+ Phối hợp tổ chức được nơi làm việc cho các đội công tác khi cần thiết;

+ Ghi chép nhật ký vận hành và báo cáo tình trạng thiết bị và các diễn biến các tình huống trong ca vận hành.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng

- Chính trị, đạo đức:

+ Có kiến thức về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Hiến pháp và Pháp luật;

+ Có hiểu biết về đường lối chủ trương của Đảng pháp luật của Nhà nước;

+ Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa;

+ Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật;

+ Có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp;

+ Luôn có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu của công việc.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Thường xuyên rèn luyện thân thể để có đủ sức khỏe học tập và công tác lâu dài trong các doanh nghiệp xây dựng;

+ Có hiểu biết về các phương pháp rèn luyện thể chất, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

+ Hiểu biết những kiến thức kỹ năng cơ bản cần thiết trong chương trình Giáo dục quốc phòng - An ninh;

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng và sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm

Sau khi tốt nghiệp hệ Trung cấp nghề, nghề Vận hành máy xây dựng học sinh có thể làm việc:

- Tổ trưởng hoặc đốc công tại các công trường thi công xây dựng các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, các công trình xây dựng thủy lợi, thủy điện, giao thông.

- Tự tạo việc làm cho mình.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian khóa học: 1,5 năm

- Thời gian học tập: 68 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 2150 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 200 giờ

(Trong đó thi tốt nghiệp: 110 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 1940 giờ

+ Thời gian học bắt buộc 1455 giờ; Thời gian học tự chọn: 485 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 425 giờ; Thời gian học thực hành: 1515 giờ.

3. Thời gian học văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở: 1200 giờ

(Danh mục các môn học văn hóa Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo trong chương trình khung giáo dục Trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm, đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả).

III. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

MÃ MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

210

106

87

17

MH 01

Chính trị

30

22

6

2

MH 02

Pháp luật

15

10

4

1

MH 03

Giáo dục thể chất

30

3

24

3

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

45

28

13

4

MH 05

Tin học

30

13

15

2

MH 06

Ngoại ngữ (tiếng Anh)

60

30

25

5

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

1455

320

1040

95

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

390

155

210

25

MĐ 07

Vẽ kỹ thuật

75

30

40

5

MH 08

Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật

45

20

22

3

MH 09

Cơ kỹ thuật

60

25

31

4

MĐ 10

Điện kỹ thuật

75

30

40

5

MH 11

Vật liệu cơ khí

45

25

18

2

MĐ 12

Nguội cơ bản

45

5

37

3

MH 13

Kỹ thuật an toàn lao động và vệ sinh môi trường

45

20

22

3

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1065

165

830

70

MĐ 14

Bảo dưỡng kỹ thuật động cơ đốt trong

90

20

63

7

MĐ 15

Bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống điện

45

6

36

3

MĐ 16

Bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống thủy lực, khí nén

60

12

43

5

MĐ 17

Bảo dưỡng kỹ thuật băng tải

45

8

34

3

MĐ 18

Bảo dưỡng kỹ thuật máy nghiền

60

12

43

5

MĐ 19

Bảo dưỡng kỹ thuật máy sàng

45

6

36

3

MĐ 20

Bảo dưỡng kỹ thuật trạm trộn bê tông cố định

90

18

66

6

MĐ 21

Bảo dưỡng kỹ thuật máy trộn bê tông di động

45

8

34

3

MĐ 22

Bảo dưỡng kỹ thuật máy bơm bê tông

45

8

34

3

MĐ 23

Vận hành băng tải

45

8

34

3

MĐ 24

Vận hành máy nghiền

60

12

43

5

MĐ 25

Vận hành máy sàng

45

6

36

3

MĐ 26

Vận hành trạm trộn bê tông cố định

105

20

78

7

MĐ 27

Vận hành máy trộn bê tông di động

45

8

34

3

MĐ 28

Vận hành máy bơm bê tông

45

6

36

3

MĐ 29

Thực tập sản xuất

195

7

180

8

 

Tổng cộng

1665

426

1127

112

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC

(Có nội dung chi tiết kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

MÃ MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 30

Kỹ thuật điện tử cơ bản

75

15

55

5

MĐ 31

Bảo dưỡng kỹ thuật máy bơm nước

75

15

55

5

MĐ 32

Bảo dưỡng kỹ thuật máy nén khí

60

12

43

5

MĐ 33

Bảo dưỡng kỹ thuật máy đầm bê tông

60

12

43

5

MĐ 34

Vận hành máy bơm nước

60

12

43

5

MĐ 35

Vận hành máy nén khí

45

6

36

3

MĐ 36

Vận hành máy đầm bê tông

45

6

36

3

MĐ 37

Sửa chữa những hư hỏng thông thường trên máy xây dựng

125

37

82

6

 

Tổng cộng

545

115

393

37

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

- Các Cơ sở dạy nghề căn cứ vào thời gian, tỷ lệ phân bổ giữa lý thuyết và thực hành đã được quy định, đồng thời căn cứ vào nhu cầu cần thiết của vùng, miền và cơ sở vật chất hiện có để xây dựng chương trình khung và chương trình chi tiết các môn học, mô đun tự chọn cho phù hợp. Các cơ sở dạy nghề triển khai xây dựng chương trình chi tiết các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn. Ngoài ra, các cơ sở dạy nghề cũng có thể xây dựng thêm một số môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn khác để người học có thể lựa chọn phù hợp với nhu cầu phát triển công nghiệp của vùng miền sẽ công tác sau khi tốt nghiệp.

- Căn cứ vào Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 09 tháng 06 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, việc phân bổ thời gian cho các môn học và các mô đun đào tạo nghề được quy định như sau:

+ Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc chiếm từ 70% đến 80% (trong khung chương trình Vận hành máy xây dựng: thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc: 1455 giờ chiếm 75%). Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn chiếm từ 20% đến 30% (trong khung chương trình Vận hành máy xây dựng: thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn: 485 giờ chiếm 25%) tổng số thời gian thực học tối thiểu của các môn học, mô đun đào tạo nghề;

+ Thời gian giữa lý thuyết và thực hành trong các môn học, mô đun đào tạo nghề: Lý thuyết chiếm từ 15% đến 30% (trong khung chương trình Vận hành máy xây dựng: lý thuyết 425 giờ chiếm 21,91%), thực hành chiếm từ 70% đến 85% (trong khung chương trình Vận hành máy xây dựng: thực hành 1515 giờ chiếm 78,09%) tổng số thời gian thực học tối thiểu của các môn học, mô đun đào tạo nghề;

- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các Cơ sở dạy nghề có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo tự chọn hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được đề nghị trong chương trình khung tại mục V, tiểu mục 1.1. Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định nhưng không được quá thời gian thực học quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khóa học.

Ví dụ: Cơ sở dạy nghề có thể lựa chọn 7 trong số 8 môn học, mô đun có trong danh mục môn học, mô đun tự chọn ở trên để áp dụng và xây dựng đề cương chi tiết chương trình đào tạo, cụ thể như sau:

MÃ MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý, thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 30

Kỹ thuật điện tử cơ bản

75

15

55

5

MĐ 31

Bảo dưỡng máy bơm nước

75

15

55

5

MĐ 32

Bảo dưỡng máy nén khí

60

12

43

5

MĐ 33

Vận hành máy bơm nước

60

12

43

5

MĐ 34

Vận hành máy nén khí

45

6

36

3

MĐ 35

Vận hành máy đầm bê tông

45

6

36

3

MĐ 36

Sửa chữa những hư hỏng thông thường trên máy xây dựng

125

37

82

6

 

Tổng cộng

485

103

350

32

(Có nội dung chi tiết kèm theo)

- Trên cơ sở quy định về chương trình khung, Hiệu trưởng nhà trường tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình chi tiết của các môn học, mô đun tự chọn cho trường mình.

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp

TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Không quá 120 phút

2

Văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở

Viết, trắc nghiệm

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

3

Kiến thức, kỹ năng nghề

- Lý thuyết nghề

 




- Thực hành nghề

- Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết với thực hành)

 

Viết

Trắc nghiệm

Vấn đáp


Bài thi thực hành

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

 

Không quá 180 phút

Không quá 90 phút

Không quá 60 phút (làm bài 40 phút, trả lời 20 phút/học sinh)

Không quá 8 giờ

Không quá 8 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện

- Học tập nội quy quy chế và giới thiệu nghề nghiệp cho sinh viên khi mới nhập trường;

- Để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, cơ sở dạy nghề có thể bố trí cho sinh viên tham quan, học tập tại một số cơ sở sản xuất, công trường thi công xây dựng của các doanh nghiệp;

- Để giáo dục truyền thống, mở rộng nhận thức và văn hóa xã hội có thể bố trí cho sinh viên tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương, tìm hiểu, làm quen văn hóa doanh nghiệp;

- Thời gian và nội dung hoạt động giáo dục ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa như sau:

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao:

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

- Qua các phương tiện thông tin đại chúng

- Sinh hoạt tập thể

Ngoài giờ học hàng ngày từ 19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

Hoạt động thư viện:

Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Thăm quan, dã ngoại

Mỗi học kỳ 1 lần

4. Các chú ý khác:

- Sau khi lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn, Cơ sở dạy nghề có thể sắp xếp lại thứ tự các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo để thuận lợi cho việc quản lý;

- Có thể sử dụng một số mô đun đào tạo trong chương trình khung nêu trên để xây dựng chương trình dạy nghề trình độ Sơ cấp nghề (tùy theo nhu cầu của người học) nhưng phải tạo điều kiện thuận lợi cho người học có thể học liên thông lên trình độ trung cấp nghề./.

B - Chương trình khung trình độ cao đẳng nghề

Tên nghề: Vận hành máy xây dựng

Mã nghề: 50510250

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 33

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Hiểu được sơ đồ cấu tạo chung của động cơ đốt trong, hệ thống điện, hệ thống thủy lực, khí nén dùng trong các máy xây dựng;

+ Hiểu được sơ đồ cấu tạo chung của các thiết bị: băng tải, nghiền, sàng, trạm trộn bê tông cố định và di động, máy bơm bê tông, chức năng và đặc tính kỹ thuật cơ bản của từng chủng loại thiết bị;

+ Nêu được công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các thiết bị đo, kiểm tra, giám sát kỹ thuật trong trạm trộn bê tông cố định;

+ Trình bày được nguyên lý hoạt động của động cơ đốt trong, hệ thống điện, hệ thống thủy lực, khí nén dùng trong các máy xây dựng;

+ Trình bày được nguyên lý hoạt động của các thiết bị: băng tải, nghiền, sàng, máy trộn bê tông di động, máy bơm bê tông;

+ Trình bày được nguyên lý hoạt động của của trạm trộn bê tông cố định thường dùng trên các công trường sản xuất vật liệu xây dựng;

+ Trình bày được quy trình vận hành các thiết bị: băng tải, nghiền, sàng, trạm trộn bê tông cố định, máy trộn bê tông di động và máy bơm bê tông;

+ Xác định được các bước trong quy trình bảo dưỡng, duy trì tình trạng kỹ thuật trong vận hành đối với động cơ đốt trong, hệ thống điện, hệ thống thủy lực, khí nén dùng trong các máy xây dựng;

+ Xác định được các bước trong quy trình bảo dưỡng, duy trì tình trạng kỹ thuật trong vận hành các thiết bị: băng tải, nghiền, sàng, trạm trộn bê tông, máy trộn bê tông di động, máy bơm bê tông và các máy liên quan;

+ Nêu được quy phạm kỹ thuật an toàn bảo hộ lao động trong quá trình bảo dưỡng, vận hành các thiết bị: băng tải, nghiền, sàng, trạm trộn bê tông, máy trộn bê tông di động và máy bơm bê tông;

+ Xác định được hiện tượng, nguyên nhân xẩy ra sự cố trong quá trình vận hành các thiết bị;

+ Nêu được các biện pháp xử lý sự cố khi vận hành các thiết bị băng tải, nghiền, sàng, trạm trộn bê tông, máy trộn bê tông di động, máy bơm bê tông và các máy liên quan;

+ Nêu được các hình thức, phương pháp tổ chức, quản lý, điều hành sản xuất cơ bản nhằm đạt được hiệu quả cao trong quá trình vận hành các thiết bị, máy xây dựng;

+ Xác định được kiến thức, kỹ năng và phương pháp hướng dẫn, kèm cặp thợ bậc thấp hơn;

+ Biết được phương pháp nghiên cứu khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất.

- Kỹ năng:

+ Thực hiện kiểm tra, bảo dưỡng được động cơ đốt trong, hệ thống điện, hệ thống thủy lực, khí nén dùng trong các máy xây dựng;

+ Thực hiện kiểm tra, bảo dưỡng được các thiết bị: băng tải, nghiền, sàng, trạm trộn bê tông cố định, máy trộn bê tông di động và máy bơm bê tông thường dùng trên các công trường sản xuất vật liệu xây dựng;

+ Vận hành được các thiết bị: băng tải, nghiền, sàng, trạm trộn bê tông cố định, máy trộn bê tông di động và máy bơm bê tông ở chế độ không tải và có tải theo đúng quy trình vận hành;

+ Theo dõi được diễn biến quá trình làm việc của thiết bị, máy; kiểm tra, đánh giá tình trạng làm việc và duy trì các thông số kỹ thuật của chúng trong suốt thời gian vận hành;

+ Phát hiện và xử lý được các sự cố của các thiết bị, máy theo đúng quy trình;

+ Sử dụng được các dụng cụ cần thiết trong thời gian vận hành;

+ Thực hiện công tác an toàn, bảo hộ lao động, vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường;

+ Phối hợp tổ chức được nơi làm việc cho các đội công tác khi cần thiết;

+ Tổ chức tốt nơi làm việc cho các đội, tổ chức làm việc theo nhóm cho các nhiệm vụ trong ca vận hành và duy trì sự hợp tác giữa các cá nhân khi làm việc nhóm;

+ Ứng dụng được khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào công việc thực tiễn của nghề;

+ Chủ động thực hiện được việc bồi dưỡng, kèm cặp kiến thức và kỹ năng cho người thợ vận hành bậc thấp;

+ Ghi chép nhật ký vận hành và báo cáo tình trạng thiết bị và các diễn biến các tình huống trong ca vận hành.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng

- Chính trị, đạo đức:

+ Có kiến thức về chủ nghĩa Mác - Lê nin; tư tưởng Hồ Chí Minh, sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật;

+ Có hiểu biết về đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân;

+ Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;

+ Có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, có ý thức và tác phong công nghiệp;

+ Luôn có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu của công việc.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Thường xuyên rèn luyện thân thể để có đủ sức khỏe để làm việc lâu dài trong các doanh nghiệp xây dựng;

+ Có hiểu biết về các phương pháp rèn luyện thể chất, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

+ Hiểu biết những kiến thức kỹ năng cơ bản cần thiết trong chương trình Giáo dục quốc phòng - An ninh;

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng và sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tố quốc.

3. Cơ hội việc làm

Sau khi tốt nghiệp hệ cao đẳng nghề, nghề Vận hành máy xây dựng sinh viên có thể làm các công việc:

+ Vận hành các loại máy xây dựng và các máy liên quan khác trong nghề vận hành máy xây dựng trên các công trường xây dựng;

+ Làm chủ một số máy xây dựng như: băng tải, nghiền, sàng, trạm trộn bê tông, máy trộn bê tông di động, máy bơm bê tông, máy phun bê tông;

+ Làm tổ trưởng hoặc đốc công tại các công trường thi công xây dựng các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, các công trình xây dựng thủy lợi, thủy điện, giao thông;

+ Làm giáo viên dạy thực hành tại các cơ sở dạy nghề;

+ Tự tạo việc làm cho mình.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian đào tạo: 2,5 năm

- Thời gian học tập: 110 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 3280 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 300 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 110 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2830 giờ

+ Thời gian học bắt buộc 2125 giờ; Thời gian học tự chọn: 705giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 850 giờ; Thời gian học thực hành: 1980 giờ

III. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

MÃ MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

450

220

200

30

MH 01

Chính trị

90

60

24

6

MH 02

Pháp luật

30

21

7

2

MH 03

Giáo dục thể chất

60

4

52

4

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

75

58

13

4

MH 05

Tin học

75

17

54

4

MH 06

Ngoại ngữ (tiếng Anh)

120

60

50

10

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

2125

713

1284

128

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

570

243

291

36

MĐ 07

Vẽ kỹ thuật

75

30

40

5

MH 08

Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật

45

20

22

3

MH 09

Cơ kỹ thuật

60

25

31

4

MĐ 10

Điện kỹ thuật

75

30

40

5

MH 11

Vật liệu cơ khí

60

38

18

4

MH 12

Công nghệ thủy lực - khí nén

45

35

8

2

MĐ 13

Nguội cơ bản

45

5

37

3

MĐ 14

Hàn cơ bản

45

5

37

3

MH 15

Tổ chức và quản lý quá trình sản xuất

45

30

13

2

MĐ 16

AutoCAD

30

5

23

2

MH 17

Kỹ thuật an toàn lao động và vệ sinh môi trường

45

20

22

3

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1555

470

993

92

MĐ 18

Bảo dưỡng kỹ thuật động cơ đốt trong

105

45

52

8

MĐ 19

Bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống điện

60

20

36

4

MĐ 20

Bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống thủy lực, khí nén

75

25

45

5

MĐ 21

Bảo dưỡng kỹ thuật băng tải

60

20

36

4

MĐ 22

Bảo dưỡng kỹ thuật máy nghiền

75

28

42

5

MĐ 23

Bảo dưỡng kỹ thuật máy sàng

60

20

36

4

MĐ 24

Bảo dưỡng kỹ thuật trạm trộn bê tông cố định

135

56

70

9

MĐ 25

Bảo dưỡng kỹ thuật máy trộn bê tông di động

60

20

36

4

MĐ 26

Bảo dưỡng kỹ thuật máy bơm bê tông

60

20

36

4

MĐ 27

Vận hành băng tải

60

20

36

4

MĐ 28

Vận hành máy nghiền

75

28

42

5

MĐ 29

Vận hành máy sàng

60

20

36

4

MĐ 30

Vận hành trạm trộn bê tông cố định

150

58

83

9

MĐ 31

Vận hành máy trộn bê tông di động

75

25

45

5

MĐ 32

Vận hành máy bơm bê tông

60

20

36

4

MĐ 33

Thực tập sản xuất

385

45

326

14

Tổng cộng

2575

933

1484

158

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC

(Có nội dung chi tiết kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

MÃ MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 34

Kỹ thuật điện tử cơ bản

90

32

52

6

MĐ 35

Bảo dưỡng kỹ thuật máy bơm nước

75

26

44

5

MĐ 36

Bảo dưỡng kỹ thuật máy nén khí

60

20

36

4

MĐ 37

Bảo dưỡng kỹ thuật máy đầm bê tông

60

20

36

4

MĐ 38

Bảo dưỡng kỹ thuật máy phun bê tông

60

20

36

4

MĐ 39

Vận hành máy bơm nước

75

26

44

5

MĐ 40

Vận hành máy nén khí

60

20

36

4

MĐ 41

Vận hành máy đầm bê tông

60

20

36

4

MĐ 42

Vận hành máy phun bê tông

60

20

36

4

MĐ 43

Sửa chữa những hư hỏng thông thường trên máy xây dựng

165

26

128

11

 

Tổng cộng

765

230

484

51

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

- Các Cơ sở dạy nghề căn cứ vào thời gian, tỷ lệ phân bổ giữa lý thuyết và thực hành đã được quy định, đồng thời căn cứ vào nhu cầu cần thiết của vùng, miền và cơ sở vật chất hiện có để xây dựng chương trình khung và chương trình chi tiết các môn học, mô đun tự chọn cho phù hợp. Các cơ sở dạy nghề triển khai xây dựng chương trình chi tiết các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn. Ngoài ra, các cơ sở dạy nghề cũng có thể xây dựng thêm một số môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn khác để người học có thể lựa chọn phù hợp với nhu cầu phát triển công nghiệp của vùng miền sẽ công tác sau khi tốt nghiệp.

- Căn cứ vào Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 09 tháng 06 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, việc phân bổ thời gian cho các môn học và các mô đun đào tạo nghề được quy định như sau:

+ Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc chiếm từ 70% đến 80% (trong khung chương trình Vận hành máy xây dựng: thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc: 2125 giờ chiếm 75,09%). Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn chiếm từ 20% đến 30% (trong khung chương trình Vận hành máy xây dựng: thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn: 705 giờ chiếm 24,91%) tổng số thời gian thực học tối thiểu của các môn học, mô đun đào tạo nghề;

+ Thời gian giữa lý thuyết và thực hành trong các môn học, mô đun đào tạo nghề: Lý thuyết chiếm từ 25% đến 35% (trong khung chương trình Vận hành máy xây dựng: lý thuyết 850 giờ chiếm 30,04%), thực hành chiếm từ 65% đến 75% (trong khung chương trình Vận hành máy xây dựng: thực hành 1980 giờ chiếm 69,96%) tổng số thời gian thực học tối thiểu của các môn học, mô đun đào tạo nghề;

- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các Cơ sở dạy nghề có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo tự chọn hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được đề nghị trong chương trình khung tại mục V, tiểu mục 1.1. Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khóa;

Ví dụ: Cơ sở dạy nghề có thể lựa chọn số giờ theo khung chương trình đã xây dựng (705 giờ) trong tổng số 765 giờ của 10 môn học, mô đun có trong danh mục môn học, mô đun tự chọn ở trên để áp dụng và xây dựng đề cương chi tiết chương trình đào tạo, cụ thể như sau:

MÃ MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giò)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiệm tra

MĐ 34

Kỹ thuật điện tử cơ bản

90

32

52

6

MĐ 35

Bảo dưỡng máy bơm nước

75

26

44

5

MD 36

Bảo dưỡng máy nén khí

60

20

36

4

MĐ 37

Bảo dưỡng máy đầm bê tông

60

20

36

4

MĐ 38

Bảo dưỡng máy phun bê tông

45

15

27

3

MĐ 39

Vận hành máy bơm nước

75

26

44

5

MĐ 40

Vận hành máy nén khí

60

20

36

4

MĐ 41

Vận hành máy đầm bê tông

60

20

36

4

MĐ 42

Vận hành máy phun bê tông

45

15

27

3

MĐ 43

Sửa chữa những hư hỏng thông thường trên máy xây dựng

135

16

110

9

 

Tổng cộng

705

210

448

47

(Có nội dung chi tiết kèm theo)

- Trên cơ sở quy định về chương trình khung, Hiệu trưởng nhà trường tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình chi tiết của các môn học, mô đun tự chọn cho trường mình.

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Không quá 120 phút

2

Kiến thức, kỹ năng nghề

- Lý thuyết nghề

 




- Thực hành nghề

- Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết với thực hành)

 

Viết

Trắc nghiệm

Vấn đáp


Bài thi thực hành

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

 

Không quá 180 phút

Không quá 90 phút

Không quá 60 phút (làm bài 40 phút, trả lời 20 phút sinh viên)

Không quá 24 giờ

Không quá 24 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện

- Học tập nội quy quy chế, giới thiệu nghề nghiệp cho sinh viên khi nhập trường.

- Để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, cơ sở dạy nghề có thể bố trí cho sinh viên tham quan, học tập tại một số cơ sở sản xuất, công trường thi công xây dựng của các doanh nghiệp.

- Để giáo dục truyền thống, mở rộng nhận thức và văn hóa xã hội có thể bố trí cho sinh viên tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương, tìm hiểu, làm quen văn hóa doanh nghiệp.

- Thời gian và nội dung hoạt động giáo dục ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa như sau:

TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao:

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

- Qua các phương tiện truyền thông;

- Sinh hoạt tập thể

Ngoài giờ học hàng ngày từ 19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

Hoạt động thư viện:

Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Thăm quan, dã ngoại

Mỗi học kỳ 1 lần

4. Các chú ý khác

- Sau khi lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn, Cơ sở dạy nghề có thể sắp xếp lại thứ tự các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo để thuận lợi cho việc quản lý.

- Dựa theo chương trình này, khi đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp nghề lên cao đẳng nghề, cơ sở dạy nghề cần giảng dạy bổ sung những môn học, mô đun bắt buộc và một số môn học, mô đun tự chọn trong chương trình trung cấp nghề chưa giảng dạy.

 

PHỤ LỤC 03

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ “VẬN HÀNH CẦN, CẦU TRỤC”
(Ban hành kèm theo Thông tư số 11/2014/TT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

A - Chương trình khung trình độ trung cấp nghề

Tên nghề: Vận hành cần, cầu trục

Mã nghề: 40510247

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương (Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa Trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 27

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của cần trục, cầu trục và các máy liên quan;

+ Trình bày được các phương pháp thi công của cần trục, cầu trục và các máy liên quan;

+ Trình bày được các biện pháp an toàn bảo hộ lao động phòng chống cháy nổ, phòng chống tai nạn lao động, sơ cứu người bị tai nạn, các biện pháp an toàn và vệ sinh môi trường khi vận hành, bảo dưỡng máy trục;

+ Phân tích được quy trình chuẩn bị thi công cho cần trục, cầu trục và các máy liên quan;

+ Trình bày được quy trình vận hành và bảo dưỡng các loại máy trục;

+ Trình bày được một số nguyên nhân hư hỏng, cách kiểm tra, sửa chữa những hư hỏng thông thường của cần trục, cầu trục và các máy liên quan;

+ Trình bày được các đặc tính kỹ thuật, so sánh được các thông số kỹ thuật của cần trục, cầu trục và các máy liên quan;

+ Trình bày được các phương án tổ chức và quản lý khi bốc xếp hàng hóa.

- Kỹ năng:

+ Đọc được các bản vẽ thi công;

+ Thực hiện được các biện pháp an toàn và vệ sinh môi trường khi thi công nền và xử lý được các tình huống khi xảy ra tai nạn;

+ Lựa chọn được các công việc chuẩn bị cho cần trục, cầu trục và các máy liên quan trước khi thi công;

+ Sử dụng được các dụng cụ thiết bị trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa những hư hỏng thông thường;

+ Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa được những hư hỏng thông thường trên các máy cần trục, cầu trục và các máy liên quan đúng quy trình, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị;

+ Vận hành được máy cần trục, cầu trục và các máy liên quan đúng quy trình đảm bảo an toàn cho người và thiết bị;

+ Thực hiện được một số kỹ năng cơ bản về nguội;

+ Lựa chọn được phương án thi công và các thiết bị thi công;

+ Tổ chức, điều hành tổ, nhóm và kèm cặp người thợ có tay nghề thấp;

+ Hướng dẫn được thợ bậc dưới và thợ phụ trong các công việc thi công nền;

+ Thực hiện được các biện pháp an toàn kỹ thuật và vệ sinh môi trường;

+ Có khả năng làm việc độc lập và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc;

+ Có kỹ năng giao tiếp tốt với lãnh đạo, với đồng nghiệp và với khách hàng.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng

- Chính trị, đạo đức:

+ Có một số kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Hiến pháp và Pháp luật của nhà nước;

+ Có hiểu biết về đường lối chủ trương của Đảng về định hướng phát triển kinh tế - xã hội;

+ Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa;

+ Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật;

+ Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp;

+ Luôn có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu của công việc.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Thường xuyên rèn luyện thân thể để có đủ sức khỏe học tập và công tác;

+ Có hiểu biết về các phương pháp rèn luyện thể chất, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

+ Hiểu biết những kiến thức kỹ năng cơ bản cần thiết trong chương trình Giáo dục quốc phòng - An ninh;

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng và sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc m

Sau khi tốt nghiệp hệ trung cấp nghề, nghề Vận hành cần trục, cầu trục học sinh, có thể làm:

+ Vận hành các loại máy: cần trục, cầu trục và một số liên quan trong nghề vận hành máy trục trên các công trường xây dựng lắp ghép nhà, phục vụ ép cọc, bốc xếp hàng hóa ở cảng sông, cảng biển, cảng hàng không;...

+ Bảo dưỡng và sửa chữa những hư hỏng thông thường trên các máy cần trục, cầu trục, cổng trục và một số máy liên quan trong nghề vận hành máy trục;

+ Làm chủ một số máy trục;

+ Làm tổ trưởng hoặc đốc công tại các công trường thi công xây dựng;

+ Tự tạo việc làm cho mình.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian khóa học: 1,5 năm

- Thời gian học tập: 68 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 2395 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 200 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 110 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2185 giờ

+ Thời gian học bắt buộc 1595 giờ; Thời gian học tự chọn: 590 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 561 giờ; Thời gian học thực hành: 1624 giờ

3. Thời gian học văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở: 1200 giờ

(Danh mục các môn học văn hóa Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong chương trình khung giáo dục Trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm, đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả)

III. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

MÃ MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

210

106

87

17

MH 01

Chính trị

30

22

6

2

MH 02

Pháp luật

15

10

4

1

MH 03

Giáo dục thể chất

30

3

24

3

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

45

28

13

4

MH 05

Tin học

30

13

15

2

MH 06

Ngoại ngữ (tiếng Anh)

60

30

25

5

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

1680

465

1092

123

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

410

259

120

31

MH 7

Điện kỹ thuật

45

34

8

3

MH 8

Cơ kỹ thuật

60

40

16

4

MH 9

Vẽ kỹ thuật

60

40

16

4

MH 10

Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật

45

37

4

4

MH 11

Vật liệu cơ khí và dầu mỡ bôi trơn

60

52

4

4

MH 12

An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp

30

18

8

4

MĐ 13

Nguội cơ bản

80

20

56

4

MH 14

Kỹ năng giao tiếp

30

18

8

4

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1270

206

972

92

MĐ 15

Bảo dưỡng động cơ đốt trong

95

15

72

8

MĐ 16

Bảo dưỡng hệ thống điện

90

18

64

8

MĐ 17

Bảo dưỡng hệ thống thủy lực - Khí nén

95

15

72

8

MĐ 18

Bảo dưỡng gầm và thiết bị công tác cần trục bánh xích, bánh lốp

95

15

72

8

MĐ 19

Bảo dưỡng cầu trục

80

12

64

4

MH 20

Kỹ thuật thi công

60

56

0

4

MĐ 21

Vận hành cần trục bánh xích, bánh lốp

320

30

274

16

MĐ 22

Vận hành cầu trục

190

18

148

24

MĐ 23

Thực hành sản xuất

160

8

144

8

Tổng cộng:

1805

552

1117

136

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC

(Có nội dung chi tiết kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

MÃ MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 24

Bảo dưỡng và vận hành máy nâng

150

22

120

8

MĐ 25

Bảo dưỡng và vận hành máy vận thăng

140

16

116

8

MĐ 26

Lắp dựng cần trục tháp

150

22

120

8

MĐ 27

Thay đổi thiết bị công tác cần trục

150

22

120

8

MĐ 28

Sửa chữa những hư hỏng thông thường trên máy trục

170

42

120

8

MĐ 29

Bảo dưỡng và vận hành cổng trục

150

30

110

10

MĐ 30

Xử lý tình huống khi thi công

150

30

110

10

MĐ 31

Bảo dưỡng và sửa chữa thang máy

100

30

65

5

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

- Các Cơ sở dạy nghề căn cứ vào thời gian, tỷ lệ phân bổ giữa lý thuyết và thực hành đã được quy định, đồng thời căn cứ vào nhu cầu cần thiết của vùng, miền và cơ sở vật chất hiện có để xây dựng chương trình khung và chương trình chi tiết các môn học, mô đun tự chọn cho phù hợp. Các cơ sở dạy nghề triển khai xây dựng chương trình chi tiết các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn. Ngoài ra, các cơ sở dạy nghề cũng có thể xây dựng thêm một số môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn khác để người học có thể lựa chọn phù hợp với nhu cầu phát triển công nghiệp của vùng miền sẽ công tác sau khi tốt nghiệp.

- Căn cứ vào Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 09 tháng 06 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, việc phân bổ thời gian cho các môn học và các mô đun đào tạo nghề được quy định như sau:

+ Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc chiếm từ 70% đến 80%. Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn chiếm từ 20% đến 30% tổng số thời gian thực học tối thiểu của các môn học, mô đun đào tạo nghề;

+ Thời gian giữa lý thuyết và thực hành trong các môn học, mô đun đào tạo nghề: Lý thuyết chiếm từ 15% đến 30%, thực hành chiếm từ 70% đến 85%;

Ví dụ: Cơ sở dạy nghề có thể lựa chọn 4 trong số 8 môn học, mô đun có trong danh mục môn học, mô đun tự chọn ở trên để áp dụng và xây dựng đề cương chi tiết chương trình đào tạo, cụ thể như sau:

MÃ MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 24

Bảo dưỡng và vận hành máy nâng

150

22

120

8

MĐ 25

Bảo dưỡng và vận hành máy vận thăng

140

16

116

8

MĐ 26

Lắp dựng cần trục tháp

150

22

120

8

MĐ 27

Thay đổi thiết bị công tác cần trục

150

22

120

8

Tổng cộng

590

82

476

32

(Có nội dung chi tiết kèm theo)

- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các Cơ sở dạy nghề có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo tự chọn hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được đề nghị trong chương trình khung tại mục V, tiểu mục 1.1. Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khóa học.

- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do trường tự xây dựng, được xác định căn cứ vào mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù ngành, nghề hoặc vùng, miền.

- Trên cơ sở quy định về chương trình khung, Hiệu trưởng nhà trường tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình chi tiết của các môn học, mô đun tự chọn cho trường mình.

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Không quá 120 phút

2

Văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở

Viết, trắc nghiệm

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

3

Kiến thức, kỹ năng nghề

- Lý thuyết nghề

 



- Thực hành nghề

- Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết với thực hành)

 

Viết

Trắc nghiệm

Vấn đáp

Bài thi thực hành

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

 

Không quá 180 phút

Không quá 90 phút

Không quá 60 phút (làm bài 40 phút, trả lời 20 phút)

Không quá 24 giờ

Không quá 24 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện

- Học tập nội quy quy chế và giới thiệu nghề nghiệp cho sinh viên khi mới nhập trường.

- Để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, cơ sở dạy nghề có thể bố trí cho sinh viên tham quan, học tập tại một số nhà máy, cơ sở sản xuất, công trường thi công xây dựng,...

- Để giáo dục truyền thống, mở rộng nhận thức và văn hóa xã hội có thể bố trí cho sinh viên tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương.

- Thời gian và nội dung hoạt động giáo dục ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa như sau:

TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao:

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

- Qua các phương tiện truyền thông

- Sinh hoạt tập thể

Ngoài giờ học hàng ngày từ 19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

Hoạt động thư viện:

Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Thăm quan, dã ngoại

Mỗi học kỳ 1 lần

4. Các chú ý khác

- Sau khi lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn, Cơ sở dạy nghề có thể sắp xếp lại thứ tự các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo để thuận lợi cho việc quản lý.

- Có thể sử dụng một số mô đun đào tạo trong chương trình khung nêu trên để xây dựng chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề (tùy theo nhu cầu của người học) nhưng phải tạo điều kiện thuận lợi cho người học có thể học liên thông lên trình độ trung cấp nghề.

- Dựa theo chương trình này, khi đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp nghề lên cao đẳng nghề Cơ sở dạy nghề cần giảng dạy bổ sung những môn học, mô đun bắt buộc và một số môn học, mô đun tự chọn trong chương trình trung cấp nghề chưa giảng dạy./.

B - Chương trình khung trình độ cao đẳng nghề

Tên nghề: Vận hành cần, cầu trục

Mã nghề: 50510247

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 36

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy cần trục, cầu trục, cần trục tháp, cần trục chân đế và các máy liên quan;

+ Phân tích được các phương pháp thi công của cần trục, cầu trục, cần trục tháp, cần trục chân đế và các máy liên quan;

+ Trình bày được các biện pháp an toàn bảo hộ lao động phòng chống cháy nổ, phòng chống tai nạn lao động, sơ cứu người bị tai nạn, các biện pháp an toàn và vệ sinh môi trường khi vận hành, bảo dưỡng máy trục;

+ Phân tích được quy trình chuẩn bị thi công cho cần trục, cầu trục, cần trục tháp, cần trục chân đế và các máy liên quan;

+ Giải thích và lựa chọn được quy trình vận hành và bảo dưỡng cần trục, cầu trục, cần trục tháp, cần trục chân đế và các máy liên quan;

+ Phân tích được một số nguyên nhân hư hỏng, cách kiểm tra, sửa chữa những hư hỏng thông thường của cần trục, cầu trục, cần trục tháp, cần trục chân đế và các máy liên quan;

+ Phân tích được các biện pháp xử lý tình huống khi thi công cần trục, cầu trục, cần trục tháp, cần trục chân đế và các máy liên quan;

+ Phân tích được các đặc tính kỹ thuật, so sánh được các thông số kỹ thuật của cần trục, cầu trục, cần trục tháp, cần trục chân đế và các máy liên quan;

+ Trình bày được các phương án tổ chức và quản lý khi thi công;

+ Có khả năng giao tiếp trong công việc.

- Kỹ năng:

+ Lập được kế hoạch các biện pháp thi công xếp dỡ hàng hóa;

+ Thực hiện được các biện pháp an toàn và vệ sinh môi trường khi thi công nền và xử lý sơ cứu người khi xảy ra các tình huống khi xảy ra tai nạn;

+ Lựa chọn được các công việc chuẩn bị cho cần trục, cầu trục, cần trục tháp, cần trục chân đế và các máy liên quan trước khi thi công;

+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ thiết bị trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa những hư hỏng thông thường;

+ Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa được những hư hỏng thông thường trên các cần trục, cầu trục, cổng trục, cần trục chân đế và các máy liên quan đúng quy trình, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị;

+ Vận hành thành thạo máy cần trục, cầu trục, cần trục tháp, cần trục chân đế và các máy liên quan đúng quy trình đảm bảo an toàn cho người và thiết bị;

+ Xử lý được các tình huống khi vận hành cần trục, cầu trục, cần trục tháp, cần trục chân đế và các máy liên quan;

+ Thực hiện được một số kỹ năng cơ bản về nguội, mạch điện;

+ Lựa chọn được phương án thi công và các thiết bị thi công;

+ Tổ chức, điều hành tổ, nhóm thi công và kèm cặp người thợ có tay nghề thấp;

+ Hướng dẫn được thợ bậc dưới và thợ phụ trong các công việc thi công;

+ Thực hiện được các biện pháp an toàn kỹ thuật và vệ sinh môi trường;

+ Có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm, có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc và giải quyết được những tình huống phức tạp trong thực tế.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng

- Chính trị, đạo đức:

+ Nắm được kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác - Lê nin; tư tưởng Hồ Chí Minh;

+ Hiểu biết Hiến pháp, Pháp luật, quyền và nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;

+ Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;

+ Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật;

+ Có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp;

+ Luôn có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu của công việc.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Đủ sức khỏe để làm việc lâu dài trong điều kiện năng động của các công ty lắp đặt điện dân dụng, cơ sở sửa chữa thiết bị điện gia dụng;

+ Có hiểu biết về các phương pháp rèn luyện thể chất, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

+ Hiểu biết những kiến thức kỹ năng cơ bản cần thiết trong chương trình Giáo dục quốc phòng - An ninh;

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng và sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm

Sau khi tốt nghiệp hệ Cao đẳng nghề nghề Vận hành cần, cầu trục sinh viên có thể tham gia vào các vị trí công việc như:

+ Chỉ huy một nhóm công nhân nghề Vận hành cần, cầu làm việc;

+ Làm công việc vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa những hư hỏng thông thường trên các cần trục, cầu trục, cần trục tháp, cần trục chân đế và các máy liên quan trong nghề vận hành cần, cầu trục;

+ Làm tổ trưởng hoặc đốc công tại các công trường thi công xây dựng;

+ Làm giáo viên trong các Trung tâm dạy nghề.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian đào tạo của khóa học: 3 năm

- Thời gian học tập: 131 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 3750 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 300 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 30 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3300 giờ

+ Thời gian học bắt buộc 2315 giờ; Thời gian học tự chọn: 985 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 876 giờ; Thời gian học thực hành: 2424 giờ

III. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

MÃ MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

450

220

200

30

MH 01

Chính trị

90

60

24

6

MH 02

Pháp luật

30

21

7

2

MH 03

Giáo dục thể chất

60

4

52

4

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

75

58

13

4

MH 05

Tin học

75

17

54

4

MH 06

Ngoại ngữ (tiếng Anh)

120

60

50

10

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

2315

633

1508

174

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

585

367

172

46

MH 07

Điện kỹ thuật

45

34

8

3

MH 08

Cơ kỹ thuật

60

40

16

4

MH 09

Vẽ kỹ thuật

90

52

32

6

MH 10

Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật

45

37

4

4

MH 11

Vật liệu cơ khí và dầu mỡ bôi trơn

60

52

4

4

MH 12

An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp

30

18

8

4

MĐ 13

Nguội cơ bản

80

20

56

4

MH 14

Kỹ năng giao tiếp

30

18

8

4

MH 15

Kỹ thuật điện tử cơ bản

30

14

12

4

MĐ 16

Mạch điện cơ bản

40

12

24

4

MH 17

Nhiệt kỹ thuật

45

42

0

3

MH 18

Tổ chức và quản lý quá trình sản xuất

30

26

0

4

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1730

266

1336

128

MĐ 19

Bảo dưỡng động cơ đốt trong

95

15

72

8

MĐ 20

Bảo dưỡng hệ thống điện

90

18

64

8

MĐ 21

Bảo dưỡng hệ thống thủy lực - Khí nén

95

15

72

8

MĐ 22

Bảo dưỡng gầm và thiết bị công tác cần trục bánh xích, bánh lốp

115

15

88

12

MĐ 23

Bảo dưỡng cầu trục

95

19

72

4

MĐ 24

Bảo dưỡng cần trục tháp

95

19

72

4

MĐ 25

Bảo dưỡng cần trục chân đế

95

19

72

4

MH 26

Kỹ thuật thi công

60

56

0

4

MĐ 27

Vận hành cần trục bánh xích, bánh lốp

360

32

312

16

MĐ 28

Vận hành cầu trục

200

28

148

24

MĐ 29

Vận hành cần trục tháp

190

22

144

24

MĐ 30

Thực hành sản xuất

240

8

220

12

Tổng cộng:

2765

851

1708

206

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC

(Có nội dung chi tiết kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

MÃ MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 31

Vận hành cần trục chân đế

170

22

124

24

MĐ 32

Bảo dưỡng và vận hành máy nâng

160

32

120

8

MĐ 33

Bảo dưỡng và vận hành máy vận thăng

155

31

116

8

MĐ 34

Lắp dựng cần trục tháp

170

42

120

8

MĐ 35

Thay đổi thiết bị công tác cần trục

160

32

120

8

MĐ 36

Sửa chữa những hư hỏng thông thường trên máy trục

170

42

120

8

MĐ 37

Bảo dưỡng và vận hành cổng trục

150

30

110

10

MĐ 38

Xử lý tình huống khi thi công

150

30

110

10

MĐ 39

Bảo dưỡng và sửa chữa thang máy

100

30

65

5

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

- Các Cơ sở dạy nghề căn cứ vào thời gian, tỷ lệ phân bổ giữa lý thuyết và thực hành đó được quy định, đồng thời căn cứ vào nhu cầu cần thiết của vùng, miền và cơ sở vật chất hiện có để xây dựng chương trình khung và chương trình chi tiết các môn học, mô đun tự chọn cho phù hợp. Các cơ sở dạy nghề triển khai xây dựng chương trình chi tiết các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn. Ngoài ra, các cơ sở dạy nghề cũng có thể xây dựng thêm một số môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn khác để người học có thể lựa chọn phù hợp với nhu cầu phát triển công nghiệp của vùng miền sẽ công tác sau khi tốt nghiệp.

Ví dụ: Cơ sở dạy nghề có thể lựa chọn 6 trong số 9 môn học, mô đun có trong danh mục môn học, mô đun tự chọn ở trên để áp dụng và xây dựng đề cương chi tiết chương trình đào tạo, cụ thể như sau:

MÃ MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 31

Vận hành cần trục chân đế

170

22

124

24

MĐ 32

Bảo dưỡng và vận hành máy nâng

160

32

120

8

MĐ 33

Bảo dưỡng và vận hành máy vận thăng

155

31

116

8

MĐ 34

Lắp dựng cần trục tháp

170

42

120

8

MĐ 35

Thay đổi thiết bị công tác cần trục

160

32

120

8

MĐ 36

Sửa chữa những hư hỏng thông thường trên máy trục

170

42

120

8

Tổng cộng:

985

201

720

64

(Có nội dung chi tiết kèm theo)

- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các Cơ sở dạy nghề có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo tự chọn hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được đề nghị trong chương trình khung tại mục V, tiểu mục 1.1. Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đó quy định nhưng không được quá thời gian thực học đó quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khóa

- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do trường tự xây dựng, được xác định căn cứ vào mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù ngành, nghề hoặc vùng, miền.

- Trên cơ sở quy định về chương trình khung, Hiệu trưởng nhà trường tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình chi tiết của các môn học, mô đun tự chọn cho trường mình.

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp

TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Không quá 120 phút

2

Kiến thức, kỹ năng nghề

 

 

 

- Lý thuyết nghề

Viết

Không quá 180 phút

 

 

Vấn đáp

Không quá 60 phút (làm bài 40 phút, trả lời 20 phút)

 

 

Trắc nghiệm

Không quá 90 phút

 

- Thực hành nghề

Bài thi thực hành

Không quá 12 giờ

 

- Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết với thực hành)

Bài thi tích hợp giữa lý thuyết và thực hành

Không quá 12 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện

- Học tập nội quy quy chế và giới thiệu nghề nghiệp cho sinh viên khi mới nhập trường.

- Để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, cơ sở dạy nghề có thế bố trí cho sinh viên tham quan, học tập tại một số nhà máy, cơ sở sản xuất, công trường thi công xây dựng.

- Để giáo dục truyền thống, mở rộng nhận thức và văn hóa xã hội cụ thể bố trí cho sinh viên tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương.

- Thời gian và nội dung hoạt động giáo dục ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa như sau:

TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao:

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

- Qua các phương tiện truyền thông

- Sinh hoạt tập thể

Ngoài giờ học hàng ngày từ 19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

Hoạt động thư viện:

Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Thăm quan, dã ngoại

Mỗi học kỳ 1 lần

4. Các chú ý khác

- Sau khi lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn, Cơ sở dạy nghề có thể sắp xếp lại thứ tự các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo để thuận lợi cho việc quản lý.

- Có thể sử dụng một số môn học, mô đun đào tạo trong chương trình khung nêu trên để xây dựng chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề (tùy theo nhu cầu của người học) nhưng phải tạo điều kiện thuận lợi cho người học có thể học liên thông lên trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề.

- Dựa theo chương trình này, khi đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp nghề lên cao đẳng nghề trường cần giảng dạy bổ sung những môn học, mô đun có mã số: MH 15, MH 16, MH 17, MH 18, MĐ 24, MĐ 25, MĐ 29, 80 giờ MĐ 30, MĐ 31, MĐ 36./.

 

PHỤ LỤC 04

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ “GIA CÔNG ỐNG CÔNG NGHỆ”
(Ban hành kèm theo Thông tư số 11/2014/TT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

A - Chương trình khung trình độ trung cấp nghề

Tên nghề: Gia công ống công nghệ

Mã nghề: 40510213

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương (Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa Trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 33

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Trình bày được công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc của thiết bị và dụng cụ gia công ông công nghệ cơ bản;

+ Hiểu được các quy ước, ký hiệu và dung sai lắp ghép trên bản vẽ, biết tính chất, công dụng của các loại lắp ghép cơ bản, cấp chính xác và độ trơn nhẵn bề mặt chi tiết;

+ Trình bày được tính chất, công dụng, ký hiệu của các vật liệu thông dụng trong gia công cơ khí;

+ Nêu được các phương pháp lựa chọn ống, phụ kiện, thiết bị, vật tư phù hợp với yêu cầu gia công chi tiết, phụ kiện ống và cụm ống thông thường.

- Kỹ năng:

+ Sử dụng thành thạo và bảo quản các loại thiết bị, máy gia công ống cơ bản của nghề;

+ Sử dụng thành thạo và bảo quản các thiết bị, dụng cụ đo kiểm, dụng cụ căn chỉnh, dụng cụ và thiết bị nâng chuyển đơn giản phục vụ cho nghề;

+ Đọc được bản vẽ gia công chi tiết, cụm ống công nghệ và các tài liệu liên quan;

+ Tính toán, khai triển được các chi tiết, phụ kiện, giá đỡ ống công nghệ đơn giản;

+ Phân tích bản vẽ, chọn lựa đúng vật tư và phụ kiện đường ống công nghệ;

+ Gia công được các chi tiết, phụ kiện đường ống và giá đỡ ống đơn giản;

+ Gia công được cụm ống đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;

+ Làm được các công việc sửa chữa, thay thế và bảo ôn đơn giản của nghề;

+ Làm sạch và sơn chống gỉ được đường ống đúng tiêu chuẩn;

+ Ứng dụng được kỹ thuật, công nghệ vào công việc gia công ống và xử lý các tình huống kỹ thuật đơn giản trong thực tế gia công ống công nghệ.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng

- Chính trị, đạo đức:

+ Có một số kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Mình; Hiến pháp và Pháp luật của nhà nước;

+ Có hiểu biết về đường lối chủ trương của Đảng về định hướng phát triển kinh tế - xã hội;

+ Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa;

+ Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật;

+ Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp;

+ Luôn có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu của công việc.

- Thể chất và quốc phòng:

+ Có sức khỏe, lòng yêu nghề, có ý thức với cộng đồng và xã hội;

+ Có kiến thức cơ bản, luôn rèn luyện thể chất và thực hiện được các kỹ năng quân sự phổ thông sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc m

- Học sinh sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm tại các đơn vị, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng công nghiệp và dân dụng;

- Có cơ hội tìm việc làm trong các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài và xuất khẩu lao động;

- Có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian đào tạo: 1,5 năm

- Thời gian học tập: 68 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 2000 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 150 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 30 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 1790 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 1400 giờ; Thời gian học tự chọn: 390 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 542 giờ; Thời gian học thực hành: 1248 giờ

3. Thời gian học văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở: 1200 giờ

(Danh mục các môn học văn hóa Trung học phổ thông và phân bố thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm, đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả)

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

210

106

87

17

MH 01

Chính trị

30

22

6

2

MH 02

Pháp luật

15

10

4

1

MH 03

Giáo dục thể chất

30

3

24

3

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

45

28

13

4

MH 05

Tin học

30

13

15

2

MH 06

Ngoại ngữ (tiếng Anh)

60

30

25

5

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

1400

408

894

98

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

240

200

24

16

MH 07

Vẽ kỹ thuật

90

72

12

6

MH 08

Dung sai và lắp ghép

30

23

4

3

MH 09

Cơ kỹ thuật

45

41

2

2

MH 10

Vật liệu cơ khí

45

40

2

3

MH 11

Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động

30

24

4

2

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1160

208

870

82

MĐ 12

Nguội cơ bản

80

12

63

5

MĐ 13

Lắp mạch điện cơ bản

60

12

44

4

MĐ 14

Hàn điện cơ bản

80

10

64

6

MĐ 15

Hàn, cắt khí cơ bản

80

8

66

6

MĐ 16

Nâng chuyển thiết bị

60

8

48

4

MĐ 17

Đọc bản vẽ và tài liệu gia công ống công nghệ

60

20

34

6

MH 18

Khai triển chi tiết và phụ kiện ống công nghệ

60

48

8

4

MĐ 19

Sử dụng dụng cụ-thiết bị gia công ống công nghệ

60

14

40

6

MĐ 20

Đo ống công nghệ

40

8

28

4

MĐ 21

Chọn lựa ống, phụ kiện và thiết bị

40

8

30

2

MĐ 22

Sơn chống rỉ đường ống công nghệ

60

10

45

5

MĐ 23

Gia công kết cấu giữ ống

80

10

65

5

MĐ 24

Gia công chi tiết và phụ kiện từ ống tiêu chuẩn

100

15

80

5

MĐ 25

Gia công chi tiết và phụ kiện ống từ tôn tấm

100

15

80

5

MĐ 26

Gia công cụm ống phẳng

80

10

65

5

MĐ 27

Thực tập sản xuất

120

0

110

10

Tổng cộng

1610

514

981

115

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC

(Có nội dung chi tiết kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bổ thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

1.1. Danh mục và phân bố thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

- Tổng thời gian cho phần học tự chọn trong Chương trình khung trình độ Trung cấp nghề là 390 giờ (chiếm 23% thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề). Các mô đun đào tạo nghề tự chọn được xác định dựa trên kết quả điều tra, khảo sát nghề Gia công ống công nghệ ở nhiều doanh nghiệp thuộc các vùng, miền trên cả nước.

- Tùy theo đặc thù riêng của từng ngành, từng trường mà các trường có thể chọn các môn học, mô đun cho phù hợp nhưng các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn cũng cần được xác định dựa trên kết quả điều tra, khảo sát nghề và có chú ý đến yếu tố đón đầu. Bảng dưới đây giới thiệu danh mục một số mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 28

Thủy lực cơ sở

60

53

3

4

MĐ 29

Sửa chữa, thay thế chi tiết, phụ kiện, thiết bị ống công nghệ

80

10

65

5

MĐ 30

Gia công cụm ống không gian

80

10

65

5

MĐ 31

Bảo ôn đường ống công nghệ

60

10

46

4

MĐ 32

Gia công ống thông gió

80

15

60

5

MH 33

Hệ thống quản lý chất lượng ISO

30

25

3

2

MĐ 34

Gia công ống cấp thoát nước

120

25

87

8

MĐ 35

Gia công ống thép không gỉ

80

13

62

5

MĐ 36

Gia công ống đồng

80

10

65

5

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

- Để xây dựng đề cương chi tiết chương trình cho từng mô đun tự chọn cũng cần phải phân tích công việc thông qua các phiếu phân tích công việc như các mô đun đào tạo nghề bắt buộc. Bảng danh mục mô đun và thời gian cho các mô đun tự chọn để làm cơ sở cho việc xây dựng Đề cương chi tiết chương trình cho từng mô-đun tự chọn. Mẫu định dạng Đề cương chi tiết chương trình cho từng mô đun tự chọn cũng giống như mẫu định dạng Đề cương chi tiết chương trình cho từng mô đun đào tạo bắt buộc.

- Khi các trường chọn các mô đun đào tạo nghề tự chọn để đưa vào chương trình đào tạo, các trường cần căn cứ vào đặc thù riêng của ngành và điều kiện cụ thể của trường để lựa chọn một, hai, ba... trong số các mô đun tự chọn ở danh mục ở bảng trên, cố gắng chọn các mô đun sao cho đảm bảo quỹ thời gian thực học tự chọn tối thiểu quy định trong chương trình khung là 390 giờ. Nếu có một số sai lệch thì ưu tiên lựa chọn nhũng công việc cơ bản, quan trọng; các công việc đơn giản đã được thực tập ở các mô đun trước có thể giảm thời gian.

Ví dụ: Thời gian dành cho các môn học, mô đun tự chọn là 390 giờ có thể lựa chọn 6 mô đun tự chọn mà chương trình khung đã giới thiệu theo bảng sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 28

Thủy lực cơ sở

60

53

3

4

MĐ 29

Sửa chữa, thay thế chi tiết, phụ kiện, thiết bị ống công nghệ

80

10

65

5

MĐ 30

Gia công cụm ống không gian

80

10

65

5

MĐ 31

Bảo ôn đường ống công nghệ

60

10

46

4

MĐ 32

Gia công ống thông gió

80

15

60

5

MH 33

Hệ thống quản lý chất lượng ISO

30

20

8

2

Tổng cộng

390

118

247

25

(Có nội dung chi tiết kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Không quá 120 phút

2

Văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở

Viết, trắc nghiệm

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

3

Kiến thức, kỹ năng nghề:

- Thi lý thuyết nghề

 

 

- Thi thực hành nghề

 

Viết

Vấn đáp

Trắc nghiệm

Bài thi thực hành

 

Không quá 180 phút

Không quá 60 phút

Không quá 90 phút

Không quá 16 giờ

- Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành )

Bài thi lý thuyết và thực hành

Không quá 24 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện

Nội dung

Thời gian

1. Thể dục, thể thao

5giờ ¸ 6 giờ; 17 giờ ¸ 18 giờ hàng ngày

2. Văn hóa, văn nghệ

- Qua các phương tiện thông tin đại chúng

- Sinh hoạt tập thể

 

- Ngoài giờ học hàng ngày

- 19 giờ ¸ 21 giờ (một buổi / tuần ).

3. Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

- Vào tất cả các ngày làm việc trong tuần

4. Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

- Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5. Tham quan, dã ngoại

- Mỗi học kỳ 01 lần

4. Các chú ý khác

- Đề cương chi tiết và chương trình chi tiết các môn học chung bắt buộc theo quy định và hướng dẫn chung của Tổng cục Dạy nghề.

- Khi các trường thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học, mô đun tự chọn, có thể sắp xếp lại mã môn học, mô đun trong chương trình đào tạo của trường mình để dễ theo dõi và quản lý.

- Khi xây dựng chương trình chi tiết của môn học, mô đun cần chú ý: Các công cụ và phương pháp kiểm tra đánh giá phải được xây dựng và trình bày đầy đủ trong các tài liệu hướng dẫn chương trình môn học, mô đun./.

B - Chương trình khung trình độ cao đẳng nghề

Tên nghề: Gia công ống công nghệ

Mã nghề : 50510213

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 43

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Trình bày được nguyên lý, cấu tạo, công dụng của các thiết bị, dụng cụ gia công ống công nghệ cơ bản và hiện đại;

+ Hiểu được các quy ước, ký hiệu và dung sai lắp ghép trên bản vẽ, biết tính chất, công dụng của các loại lắp ghép cơ bản, cấp chính xác và độ trơn nhẵn bề mặt chi tiết;

+ Nêu được tính chất, công dụng, ký hiệu của các vật liệu thông dụng trong gia công ống công nghệ;

+ Trình bày được phương pháp lựa chọn vật tư, thiết bị phù hợp với yêu cầu gia công ống công nghệ;

+ Nếu được phương pháp tính toán, khai triển các chi tiết, phụ kiện ống công nghệ từ đơn giản đến phức tạp;

+ Phân tích được các loại bản vẽ về ống công nghệ, chọn lựa đúng ống, phụ kiện và thiết bị đường ống để gia công hoàn thiện tuyến ống công nghệ;

+ Phân tích, đánh giá và đưa ra được các giải pháp xử lý sự cố thường gặp khi gia công cụm ống, tuyến ống.

- Kỹ năng:

+ Sử dụng thành thạo các thiết bị, dụng cụ đo kiểm, dụng cụ tháo lắp, dụng cụ căn chỉnh, dụng cụ và thiết bị nâng chuyển đơn giản phục vụ cho gia công;

+ Đọc được bản vẽ gia công hệ thống ống công nghệ và tài liệu liên quan;

+ Gia công được các phụ kiện, giá đỡ ống thông thường;

+ Lập trình được chương trình để gia công một số chi tiết đơn giản bằng thiết bị NC, CNC;

+ Gia công, lắp ráp được cụm ống; tuyến ống ngắn tại xưởng;

+ Sửa chữa thay thế, sơn chống gỉ và thử được áp lực cụm ống gia công;

+ Sản xuất được dưỡng mẫu, đồ gá lắp ghép cho gia công cụm ống thông dụng;

+ Lập được kế hoạch và tổ chức thực hiện các công việc được giao của các cá nhân, nhóm, tổ lao động;

+ Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc gia công ống và xử lý các tình huống kỹ thuật trong thực tế gia công chế tạo ống công nghệ;

+ Quản lý, kiểm tra, giám sát được việc thực hiện của tổ, nhóm trong gia công chế tạo.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng

- Chính trị, đạo đức:

+ Vận dụng được những hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam;

+ Có kiến thức về truyền thống dân tộc, giai cấp công nhân Việt Nam vào quá trình rèn luyện bản thân để trở thành người lao động mới có phẩm chất chính trị, có đạo đức và năng lực hoàn thành nhiệm vụ, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

+ Có ý thức thực hiện nghiêm túc đường lối của Đảng, Pháp luật Nhà nước và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao;

+ Có ý thức chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác trong quá trình làm việc theo tổ, nhóm để nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc;

+ Trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ trong quá trình thực hiện công việc;

+ Có ý thức tiết kiệm, bảo vệ dụng cụ, máy móc, thiết bị; bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;

+ Có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, sức khỏe nhằm giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm;

+ Có tinh thần tự học để nâng cao trình độ chuyên môn;

+ Có nhận thức đúng về đường lối xây dựng và phát triển đất nước, Hiến pháp và Pháp luật; yêu nghề, ý thức được trách nhiệm của bản thân về lao động, tác phong làm việc, luôn vươn lên và tự hoàn thiện;

+ Có trách nhiệm, thái độ ứng xử, giải quyết vấn đề chuyên môn hợp lý.

- Thể chất và quốc phòng:

+ Vận dụng được kiến thức cơ bản về phương pháp tập luyện một số môn thể dục thể thao phổ biến vào quá trình tự luyện tập thành thói quen bảo vệ sức khỏe, phát triển thể lực chung và thể lực chuyên môn nghề nghiệp;

+ Thực hiện được một số kỹ thuật cơ bản của các môn thể dục thể thao phổ biến như: thể dục buổi sáng, điền kinh, xà đơn, xà kép, bóng chuyền;.

+ Trình bày được những nội dung chính về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; có ý thức làm tốt công tác quốc phòng, an ninh cơ sở và sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang;

+ Thành thạo một số kỹ năng quân sự cần thiết như: đội ngũ, bắn súng, ném lựu đạn để biết vận dụng vào phòng vệ cá nhân và tham gia bảo vệ an toàn đơn vị;

+ Hình thành tác phong khẩn trương, ngăn nắp và có tính kỷ luật cao trong công tác, sinh hoạt hàng ngày;

+ Có sức khỏe, có ý thức với cộng đồng và xã hội;

+ Sáng tạo trong việc ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất gia công trong nền kinh tế quốc dân và quốc phòng.

3. Cơ hội việc làm

+ Sau khi học xong, sinh viên có thể làm các vị trí công việc như: trực tiếp sản xuất thi công, cán bộ kỹ thuật, tổ trưởng sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất; gia công, sửa chữa đường ống và thiết bị đường ống trong các nhà máy;

+ Có thể tự tạo việc và tiếp tục học tập lên trình độ cao hơn.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian đào tạo: 3 năm

- Thời gian học tập: 131 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 3750 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi tốt nghiệp: 300 giờ

(Trong đó thi tốt nghiệp: 30 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3300 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 2525 giờ; Thời gian học tự chọn: 775 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 952 giờ; Thời gian học thực hành: 2348 giờ

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

450

220

200

30

MH 01

Chính trị

90

60

24

6

MH 02

Pháp luật

30

21

7

2

MH 03

Giáo dục thể chất

60

4

52

4

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

75

58

13

4

MH 05

Tin học

75

17

54

4

MH 06

Ngoại ngữ (tiếng Anh)

120

60

50

10

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

2525

743

1631

151

II.1

Các môn học, mô đun, kỹ thuật cơ sở

465

383

51

31

MH 07

Hình học họa hình

45

34

8

3

MH 08

Vẽ kỹ thuật

90

67

17

6

MH 09

Điện kỹ thuật

45

38

4

3

MH 10

Cơ lý thuyết

45

39

3

3

MH 11

Sức bền vật liệu

30

23

5

2

MH 12

Vật liệu cơ khí

60

54

2

4

MH 13

Dung sai và lắp ghép

45

38

4

3

MH 14

Công nghệ gia công kim loại

45

42

0

3

MH 15

Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động

30

24

4

2

MH 16

Quản lý doanh nghiệp và tổ chức sản xuất

30

24

4

2

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

2060

360

1580

120

MĐ 17

Nguội cơ bản

120

12

101

7

MĐ 18

Lắp mạch điện cơ bản

80

8

66

6

MĐ 19

Hàn điện cơ bản

120

12

101

7

MĐ 20

Hàn, cắt khí cơ bản

120

12

101

7

MĐ 21

Nâng chuyển thiết bị

80

11

62

7

MĐ 22

Đọc bản vẽ và tài liệu gia công ống công nghệ

110

53

47

10

MH 23

Khai triển chi tiết và phụ kiện ống công nghệ

90

74

10

6

MĐ 24

Sử dụng dụng cụ- thiết bị gia công ống công nghệ

100

20

74

6

MĐ 25

Đo ống công nghệ

80

18

58

4

MĐ 26

Chọn lựa ống, phụ kiện và thiết bị

80

15

60

5

MĐ 27

Sơn chống rỉ đường ống công nghệ

80

15

60

5

MĐ 28

Gia công kết cấu giữ ống

80

10

65

5

MĐ 29

Gia công chi tiết và phụ kiện từ ống tiêu chuẩn

100

15

80

5

MĐ 30

Gia công chi tiết và phụ kiện từ ống tiêu chuẩn nâng cao

100

15

80

5

MĐ 31

Gia công chi tiết và phụ kiện ống từ thép tấm

100

15

80

5

MĐ 32

Gia công chi tiết và phụ kiện ống từ thép tấm nâng cao

100

15

80

5

MĐ 33

Gia công cụm ống phẳng

80

10

65

5

MĐ 34

Gia công cụm ống phẳng nâng cao

100

15

80

5

MĐ 35

Gia công cụm ống không gian

100

15

80

5

MĐ 36

Thực tập sản xuất

240

0

230

10

Tổng cộng

2975

963

1831

181

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC

(Có nội dung chi tiết kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bổ thời gian và chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

- Tổng thời gian cho phần học tự chọn trong Chương trình khung trình độ Cao đẳng nghề là 775 giờ (chiếm 24% thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề). Các mô đun đào tạo nghề tự chọn được xác định dựa trên kết quả điều tra, khảo sát nghề Gia công ống công nghệ ở nhiều doanh nghiệp thuộc các vùng, miền trên cả nước.

- Tùy theo đặc thù riêng của từng ngành, từng trường mà các trường có thể chọn các môn học, mô đun cho phù hợp nhưng các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn cũng cần được xác định dựa trên lết quả điều tra, khảo sát nghề và có chú ý đến yếu tố đón đầu. Bảng dưới đây giới thiệu danh mục một số mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 37

Thủy lực cơ sở

60

53

3

4

MH 38

Chi tiết máy

45

39

3

3

MH 39

Kỹ thuật nhiệt cơ sở

45

40

2

3

MĐ 40

Bảo ôn đường ống công nghệ

120

15

100

5

MĐ 41

Gia công ống cấp thoát nước

180

36

134

10

MĐ 42

Sửa chữa, thay thế chi tiết, phụ kiện, thiết bị ống công nghệ

110

10

95

5

MĐ 43

Gia công ống thông gió

175

30

137

8

MH 44

Hệ thống quản lý chất lượng ISO

30

25

3

2

MĐ 45

Gia công ống thép không gỉ

160

30

122

8

MĐ 46

Gia công ống đồng

120

15

100

5

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Căn cứ vào mục tiêu môn học, mô đun đào tạo nghề và nội dung chính trong đề cương chi tiết, thời gian và phân bổ thời gian để xây dựng chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.

- Để xây dựng đề cương chi tiết chương trình cho từng mô đun tự chọn cũng cần phải phân tích công việc thông qua các phiếu phân tích công việc như các mô đun đào tạo nghề bắt buộc. Bảng danh mục mô đun và thời gian cho các mô đun tự chọn để làm cơ sở cho việc xây dựng Đề cương chi tiết chương trình cho từng mô đun tự chọn. Mẫu định dạng Đề cương chi tiết chương trình cho từng mô đun tự chọn cũng giống như mẫu định dạng Đề cương chi tiết chương trình cho từng mô đun đào tạo bắt buộc.

- Khi các trường chọn các mô đun đào tạo nghề tự chọn để đưa vào chương trình đào tạo, các trường cần căn cứ vào đặc thù riêng của ngành và điều kiện cụ thể của trường để lựa chọn một, hai, ba... trong số các mô đun tự chọn ở danh mục ở bảng trên.

Ví dụ: Thời gian dành cho các môn học, mô đun tự chọn là 775 giờ có thể lựa chọn 7 mô đun tự chọn mà chương trình khung đã giới thiệu theo bảng sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 37

Thủy lực cơ sở

60

53

3

4

MĐ 40

Bảo ôn đường ống công nghệ

120

15

100

5

MĐ 42

Sửa chữa, thay thế chi tiết, phụ kiện, thiết bị ống công nghệ

110

10

95

5

MĐ 43

Gia công ống thông gió

175

30

137

8

MH 44

Hệ thống quản lý chất lượng ISO

30

25

3

2

MĐ 45

Gia công ống thép không gỉ

160

30

122

8

MĐ 46

Gia công ống đồng

120

15

100

5

Tổng cộng

775

178

560

37

(Có nội dung chi tiết kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Không quá 120 phút

2

Kiến thức, kỹ năng nghề:

- Thi lý thuyết nghề

 

 

- Thi thực hành nghề

 

Viết

Vấn đáp

Trắc nghiệm

Bài thi thực hành

 

Không quá 180 phút

Không quá 60 phút

Không quá 90 phút

Không quá 16 giờ

 

- Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành)

Bài thi lý thuyết và thực hành

Không quá 24 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện

Nội dung

Thời gian

1. Thể dục, thể thao

5 giờ ¸ 6 giờ; 17 giờ ¸ 18 giờ hàng ngày

2. Văn hóa, văn nghệ

- Qua các phương tiện thông tin đại chúng.

- Sinh hoạt tập thể

 

- Ngoài giờ học hàng ngày

- 19 giờ ¸ 21 giờ vào một buổi trong tuần

3. Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

 

Vào tất cả các ngày làm việc trong tuần

4. Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ 7, chủ nhật

5. Thăm quan, dã ngoại

Mỗi học kỳ 01 lần

4. Các chú ý khác

- Đề cương chi tiết và chương trình chi tiết các môn học chung bắt buộc theo quy định và hướng dẫn chung của Tổng cục Dạy nghề.

- Khi các trường thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học, mô đun tự chọn, có thế sắp xếp lại mã môn học, mô đun trong chương trình đào tạo của trường mình để dễ theo dõi và quản lý.

- Khi xây dựng chương trình chi tiết của môn học, mô đun cần chú ý: Các công cụ và phương pháp kiểm tra đánh giá phải được xây dựng và trình bày đầy đủ trong các tài liệu hướng dẫn chương trình môn học, mô đun./.

 

PHỤ LỤC 05

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ “LẮP ĐẶT THIẾT BỊ LẠNH”
Ban hành kèm theo Thông tư số 11/2014/TT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

A - Chương trình khung trình độ trung cấp nghề

Tên nghề: Lắp đặt thiết bị lạnh

Mã nghề: 40510257

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương (Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì bổ sung phần văn hóa Trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 33

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Hiểu được quy trình: lắp đặt, vận hành các hệ thống máy lạnh công nghiệp, thương nghiệp, dân dụng đảm bảo an toàn, đúng yêu cầu kỹ thuật;

+ Hiểu được quy trình: lắp đặt, vận hành các hệ thống điều hòa không khí cục bộ, điều hòa không khí trung tâm đảm bảo an toàn, đúng yêu cầu kỹ thuật;

+ Hiểu được quy trình bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị lạnh đạt yêu cầu kỹ thuật, công nghệ, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị;

+ Trình bày được những hiện tượng, nguyên nhân và cách kiểm tra, khắc phục sai hỏng trong lắp đặt các thiết bị lạnh;

+ Xác định được các đặc tính kỹ thuật, các thông số kỹ thuật của các chi tiết, cụm chi tiết, các thiết bị lạnh trong hệ thống máy lạnh;

+ Biết được chức năng và phạm vi sử dụng của các thiết bị trong từng lĩnh vực.

- Kỹ năng:

+ Đọc được các bản vẽ lắp đặt;

+ Thực hiện được quy trình lắp đặt các thiết bị lạnh trong máy lạnh dân dụng và điều hòa cục bộ đạt yêu cầu kỹ thuật, công nghệ, an toàn cho người và thiết bị, đạt năng suất;

+ Thực hiện được quy trình bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị lạnh trong máy lạnh dân dụng và điều hòa cục bộ đạt yêu cầu kỹ thuật, công nghệ, an toàn cho người và thiết bị, đạt năng suất;

+ Sử dụng các trang thiết bị an toàn đúng kỹ thuật, sơ cứu được nạn nhân khi xảy ra sự cố.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng

- Chính trị, đạo đức:

+ Trình bày được một số kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; Hiến pháp, Pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Trình bày được đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

+ Có ý thức, trách nhiệm trong việc phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm chống lãng phí;

+ Có lòng yêu nước, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và lợi ích của đất nước;

+ Có đạo đức, yêu nghề và có lương tâm nghề nghiệp;

+ Tuân thủ các quy định của pháp luật, có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp, nghiêm túc, trung thực, cẩn thận, tỷ mỉ, chính xác;

+ Tuân thủ các quy chế học tập, có tinh thần tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu của công việc.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Rèn luyện để có đủ sức khỏe để học tập, công tác lâu dài, sẵn sàng phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tố quốc;

+ Vận dụng được một số phương pháp luyện tập và đạt kỹ năng cơ bản một số môn thể dục, thể thao như: thể dục, điền kinh;...

+ Nếu được các kiến thức cơ bản về công tác quốc phòng toàn dân, dân quân tự vệ;

+ Chấp hành kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tố quốc.

3. Cơ hội việc làm

Học xong chương trình trung cấp nghề “Lắp đặt thiết bị lạnh”, có thể làm việc ở các vị trí:

+ Khu công nghiệp, dịch vụ, chế biến, bảo quản nông sản và thực phẩm...;

+ Các nhà máy chế tạo thiết bị lạnh, các doanh nghiệp thi công lắp đặt sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị lạnh...;

+ Trong các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực điện lạnh;

+ Tự học tập nâng cao trình độ, chuyên môn nghề nghiệp.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian khóa học: 2 năm

- Thời gian học tập: 90 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 2639 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 150 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 60 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2430 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 1870 giờ; Thời gian học tự chọn: 560 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 797 giờ; Thời gian học thực hành: 1633 giờ

3. Thời gian học văn hóa trung học phổ thông đối với hệ tuyến học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở: 1200 giờ

(Danh mục các môn học văn hóa Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm, đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả)

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

210

106

87

17

MH 01

Chính trị

30

22

6

2

MH 02

Pháp luật

15

10

4

1

MH 03

Giáo dục thể chất

30

3

24

3

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

45

28

13

4

MH 05

Tin học

30

13

15

2

MH 06

Ngoại ngữ (tiếng Anh)

60

30

25

5

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

1870

588

1190

92

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

450

248

178

24

MĐ 07

Tiếng Anh chuyên ngành

45

21

22

2

MH 08

An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp

45

30

11

4

MH 09

Vẽ kỹ thuật

60

30

27

3

MH 10

Cơ kỹ thuật

45

36

7

2

MH 11

Cơ sở kỹ thuật điện

45

25

17

3

MĐ 12

Máy điện

90

20

67

3

MH 13

Cơ sở kỹ thuật nhiệt - lạnh

90

60

25

5

MH 14

Vật liệu điện lạnh

30

26

2

2

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1420

340

1012

68

MĐ 15

Điện cơ bản

90

15

71

4

MĐ 16

Điện tử chuyên ngành

90

15

71

4

MĐ 17

Đo lường Điện - Lạnh

60

30

27

3

MĐ 18

Trang bị điện

90

30

56

4

MĐ 19

Nguội lắp ráp

120

30

80

10

MĐ 20

Hàn cơ bản

120

30

85

5

MĐ 21

Lạnh cơ bản

180

70

100

10

MĐ 22

Lắp đặt hệ thống máy lạnh dân dụng

210

60

140

10

MĐ 23

Lắp đặt hệ thống điều hòa không khí cục bộ

210

60

140

10

MĐ 24

Thực tập tốt nghiệp

250

0

242

8

 

Tổng cộng

2080

694

1277

109

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC

(Có nội dung chi tiết kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo tự chọn; thời gian, phân bố thời gian cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

- Môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đào tạo những kiến thức, kỹ năng cần thiết mang tính đặc thù riêng trong từng ngành cụ thể hoặc tính đặc thù của vùng miền của từng địa phương.

- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các Cơ sở dạy nghề có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo tự chọn hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được đề nghị trong chương trình khung tại mục V, tiểu mục 1.1. để thực hiện đảm bảo sao cho tổng thời gian đào tạo là 560 giờ, đủ với thời lượng quy định trong chương trình.

- Việc xác định các môn học, mô đun tự chọn dựa vào các tiêu chí cơ bản như sau:

+ Đảm bảo mục tiêu đào tạo chung của nghề;

+ Đáp ứng được nhu cầu cần thiết của từng ngành, từng địa phương (vùng, lãnh thổ) hoặc của từng doanh nghiệp cụ thể;

+ Đảm bảo thời gian đào tạo theo quy định;

+ Đảm bảo tỷ lệ thời gian (lý thuyết, thực hành) theo quy định.

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 25

PLC

90

15

71

4

MĐ 26

Điện tử công suất

75

30

43

2

MĐ 27

Lắp đặt kho lạnh

105

35

65

5

MH 28

Kỹ năng giao tiếp

45

15

25

5

MĐ 29

Điều hòa không khí ô tô

45

25

22

3

MĐ 30

Gia công lắp đặt đường ống

90

18

68

4

MĐ 31

Bảo trì hệ thống máy lạnh

105

45

55

5

MĐ 32

Gò cơ bản

60

20

37

3

MH 33

Bơm, quạt, máy nén

60

40

17

3

MĐ 34

AutoCAD

45

21

22

2

MH 35

Chuyên đề máy lạnh

50

30

23

7

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

- Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định.

- Nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do trường tự xây dựng được xác định căn cứ vào mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành, nghề hoặc vùng, miền.

- Trên cơ sở các quy định về chương trình khung, Hiệu trưởng nhà trường tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình chi tiết của các môn học, mô đun tự chọn cho trường mình.

- Ví dụ: có thể lựa chọn 8 trong số 9 môn học, mô đun có trong danh mục môn học, mô đun tự chọn ở trên để áp dụng và xây dựng đề cương chi tiết chương trình đào tạo, cụ thể như sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 25

PLC

90

15

71

4

MĐ 26

Điện tử công suất

75

30

43

2

MH 27

Kỹ năng giao tiếp

45

15

25

5

MĐ 28

Điều hòa không khí ô tô

45

20

22

3

MĐ 29

Gia công lắp đặt đường ống

90

18

68

4

MĐ 30

Gò cơ bản

60

20

37

3

MH 31

Bơm, quạt, máy nén

60

40

17

3

MĐ 32

Autocad

45

21

22

2

MH 33

Chuyên đề máy lạnh

50

30

13

7

 

Tổng cộng

560

209

318

33

(Có nội dung chi tiết kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Không quá 120 phút

2

Văn hóa trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở

Viết, trắc nghiệm

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

3

Kiến thức, kỹ năng nghề

- Lý thuyết nghề

 



- Thực hành nghề

- Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết với thực hành)

 

Viết

Trắc nghiệm

Vấn đáp

Bài thi thực hành

Bài thi lý thuyết và thực hành

 

Không quá 120 phút

Không quá 90 phút

Không quá 60 phút (làm bài 40 phút, trả lời 20 phút)

Không quá 8 giờ

Không quá 12 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện

- Để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, cơ sở dạy nghề có thể bố trí cho học sinh tham quan, học tập tại một số nhà máy, cơ sở sản xuất, chế biến thủy hải sản, thực phẩm, các nhà hàng khách sạn có sử dụng máy lạnh.

- Để giáo dục truyền thống, mở rộng nhận thức và văn hóa xã hội có thể bố trí cho học sinh tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương.

- Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm phù hợp.

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

Qua các phương tiện thông tin đại chúng

Sinh hoạt tập thể

 

Ngoài giờ học hàng ngày

19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

 

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Đi thực tế

Phụ thuộc điều kiện cụ thể

4. Các chú ý khác

- Nếu sử dụng chương trình khung này để giảng dạy cho đối tượng tuyển sinh liên thông dọc từ Sơ cấp nghề lên Trung cấp nghề thì cần chỉnh lại kế hoạch tổng thể (2 học kỳ); học bổ sung những kiến thức, kỹ năng chưa học ở trình độ Sơ cấp nghề. Nội dung thì tốt nghiệp cho đối tượng này chỉ cần kiểm tra các kiến thức và kỹ năng nâng cao ở giai đoạn đào tạo Trung cấp nghề.

- Sau khi lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn Cơ sở dạy nghề có thể sắp xếp lại thứ tự các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo để thuận lợi cho việc quản lý./.

B - Chương trình khung trình độ cao đẳng nghề

Tên nghề: Lắp đặt thiết bị lạnh

Mã nghề: 50510257

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 40

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Trình bày được quy trình: lắp đặt, vận hành các hệ thống máy lạnh công nghiệp, thương nghiệp, dân dụng đảm bảo an toàn, đúng yêu cầu kỹ thuật;

+ Trình bày được quy trình: lắp đặt, vận hành các hệ thống điều hòa không khí cục bộ, điều hòa không khí trung tâm đảm bảo an toàn, đúng yêu cầu kỹ thuật;

+ Trình bày được quy trình bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị lạnh đạt yêu cầu kỹ thuật, công nghệ, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị;

+ Phân tích được các bản vẽ lắp đặt, khảo sát mặt bằng để lập được kế hoạch, biện pháp thi công và dự trù thiết bị, nhân lực, dụng cụ, vật tư, bảo hộ lao động...;

+ Trình bày được những hiện tượng, nguyên nhân và cách kiểm tra, khắc phục sai hỏng trong lắp đặt các thiết bị lạnh;

+ Phân tích được các đặc tính kỹ thuật, so sánh được các thông số kỹ thuật của các chi tiết, cụm chi tiết, các thiết bị lạnh trong hệ thống máy lạnh;

+ Biết được chức năng và phạm vi sử dụng của các thiết bị trong từng lĩnh vực.

- Kỹ năng

+ Thực hiện được quy trình lắp đặt các thiết bị lạnh đạt yêu cầu kỹ thuật, công nghệ, an toàn cho người và thiết bị;

+ Thực hiện được quy trình bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị lạnh đạt yêu cầu kỹ thuật, công nghệ, an toàn cho người và thiết bị;

+ Hiệu chỉnh các thông số kỹ thuật của các thiết bị lạnh đảm bảo đạt yêu cầu kỹ thuật, công nghệ, an toàn cho người và thiết bị;

+ Bàn giao thiết bị (hệ thống máy lạnh công nghiệp hoặc hệ thống điều hòa trung tâm...) và hướng dẫn sử dụng (hoặc chuyển giao công nghệ) cho người sử dụng;

+ Tổ chức và điều hành được hoạt động của tổ, nhóm lắp đặt;

+ Hướng dẫn được thợ dưới bậc và thợ phụ trong các công việc;

+ Vận hành, khai thác các thiết bị lạnh an toàn đúng kỹ thuật;

+ Sử dụng các trang bị bảo hộ an toàn đúng kỹ thuật, sơ cứu được nạn nhân khi xảy ra sự cố.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng

- Chính trị, đạo đức:

+ Trình bày được một số kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; Hiến pháp, Pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Trình bày được đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

+ Có ý thức, trách nhiệm trong việc phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm chống lãng phí;

+ Có lòng yêu nước, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và lợi ích của đất nước;

+ Có đạo đức, yêu nghề và có lương tâm nghề nghiệp;

+ Tuân thủ các quy định của pháp luật, có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp, nghiêm túc, trung thực, cẩn thận, tỷ mỉ, chính xác;

+ Tuân thủ các quy chế học tập, có tinh thần tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu của công việc.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Rèn luyện để có đủ sức khỏe để học tập, công tác lâu dài, sẵn sàng phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

+ Vận dụng được một số phương pháp luyện tập và đạt kỹ năng cơ bản một số môn thể dục, thể thao như: Thể dục, điền kinh…;

+ Nêu được các kiến thức cơ bản về công tác quốc phòng toàn dân, dân quân tự vệ;

+ Chấp hành kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm

Học xong chương trình cao đẳng nghề “Lắp đặt thiết bị lạnh” có thể làm việc ở các vị trí:

+ Khu công nghiệp, dịch vụ, chế biến, bảo quản nông sản và thực phẩm…;

+ Các nhà máy chế tạo thiết bị lạnh, các doanh nghiệp thi công lắp đặt sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị lạnh...;

+ Trong các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực điện lạnh;

+ Làm trưởng ca, trương nhóm trong trong lĩnh vực điện lạnh;

+ Tự học tập nâng cao trình độ, chuyên môn nghề nghiệp.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian khóa học: 3 năm

- Thời gian học tập: 131 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 3750 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 300 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 110 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3300 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 2640 giờ; Thời gian học tự chọn: 660 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 1080 giờ; Thời gian học thực hành: 2220 giờ

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

450

220

200

30

MH 01

Chính trị .

90

60

24

6

MH 02

Pháp luật

30

21

7

2

MH 03

Giáo dục thể chất

60

4

52

4

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

75

58

13

4

MH 05

Tin học

75

17

54

4

MH 06

Ngoại ngữ (tiếng Anh)

120

60

50

10

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

2640

799

1709

132

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

540

309

201

30

MĐ 07

Tiếng Anh chuyên ngành

45

21

22

2

MH 08

An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp

45

30

11

4

MH 09

Vẽ kỹ thuật

60

30

27

3

MH 10

Cơ kỹ thuật

45

36

7

2

MH 11

Dung sai lắp ghép

30

21

7

2

MH 12

Cơ sở kỹ thuật điện

45

25

17

3

MĐ 13

Máy điện

90

20

67

3

MH 14

Cơ sở kỹ thuật nhiệt - lạnh

90

60

25

5

MH 15

Vật liệu điện lạnh

30

26

2

2

MH 16

Cơ sở thủy khí và máy thủy khí

30

20

8

2

MH 17

Tổ chức sản xuất

30

20

8

2

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

2100

490

1508

102

MĐ 18

Điện cơ bản

90

15

71

4

MĐ 19

Điện tử chuyên ngành

90

15

71

4

MĐ 20

Đo lường Điện - Lạnh

60

30

27

3

MĐ 21

Trang bị điện

90

30

56

4

MĐ 22

Nguội lắp ráp

120

30

80

10

MĐ 23

Hàn cơ bản

120

30

85

5

MĐ 24

Lạnh cơ bản

180

70

100

10

MĐ 25

Lắp đặt hệ thống máy lạnh dân dụng

210

60

140

10

MĐ 26

Lắp đặt hệ thống máy lạnh thương nghiệp

180

45

125

10

MĐ 27

Lắp đặt hệ thống máy lạnh công nghiệp

180

45

125

10

MĐ 28

Lắp đặt hệ thống điều hòa không khí cục bộ

210

60

140

10

MĐ 29

Lắp đặt hệ thống điều hòa không khí trung tâm

210

60

140

10

MĐ 30

Thực tập tốt nghiệp

360

0

348

12

Tổng cộng

3090

1019

1909

162

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC

(Có nội dung chi tiết kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo tự chọn; thời gian, phân bố thời gian cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

- Môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đào tạo những kiến thức, kỹ năng cần thiết mang tính đặc thù riêng trong từng ngành cụ thể hoặc tính đặc thù của vùng, miền của từng địa phương.

- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các Cơ sở dạy nghề có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo tự chọn hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được đề nghị trong chương trình khung tại mục V, tiểu mục 1.1. để thực hiện đảm bảo sao cho tổng thời gian đào tạo là 660 giờ, đủ với thời lượng quy định trong chương trình.

- Việc xác định các môn học, mô đun tự chọn dựa vào các tiêu chí cơ bản như sau:

+ Đảm bảo mục tiêu đào tạo chung của nghề;

+ Đáp ứng được nhu cầu cần thiết của từng ngành, từng địa phương (vùng, lãnh thổ) hoặc của từng doanh nghiệp cụ thể;

+ Đảm bảo thời gian đào tạo theo quy định;

+ Đảm bảo tỷ lệ thời gian (lý thuyết, thực hành) theo quy định.

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 31

PLC

90

15

71

4

MĐ 32

Điện tử công suất

75

30

43

2

MH 33

Marketing

30

25

4

1

MĐ 34

Điều hòa không khí mới

90

20

65

5

MĐ 35

Lắp đặt kho lạnh

105

35

65

5

MH 36

Kỹ năng giao tiếp

45

15

25

5

MĐ 37

Điều hòa không khí ô tô

45

25

22

3

MĐ 38

Gia công lắp đặt đường ống

90

18

68

4

MĐ 39

Kỹ thuật số

90

30

55

5

MĐ 40

Bảo trì hệ thống máy lạnh

105

45

55

5

MĐ41

Gò cơ bản

60

20

37

3

MH42

Bơm, quạt, máy nén

60

40

17

3

MĐ 43

AutoCAD

45

21

22

2

MĐ 44

Thiết kế lắp đặt hệ thống máy lạnh

90

60

27

3

MH 45

Chuyên đề máy lạnh

60

30

23

7

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

- Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định.

- Nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do trường tự xây dựng được xác định căn cứ vào mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành, nghề hoặc vùng, miền.

- Trên cơ sở các quy định về chương trình khung, Hiệu trưởng nhà trường tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình chi tiết của các môn học, mô đun tự chọn cho trường mình.

- Ví dụ: có thể lựa chọn 8 trong số 15 môn học, mô đun có trong danh mục môn học, mô đun tự chọn ở trên để áp dụng và xây dựng đề cương chi tiết chương trình đào tạo, cụ thể như sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 31

PLC

90

15

71

4

MĐ 32

Điện tử công suất

75

30

43

2

MH 33

Kỹ năng giao tiếp

45

15

25

5

MĐ 34

Điều hòa không khí ô tô

45

25

22

3

MĐ 35

Gia công lắp đặt đường ống

90

18

68

4

MĐ 36

Gò cơ bản

60

20

37

3

MĐ 37

Bơm, quạt, máy nén

60

40

17

3

MĐ 38

Autocad

45

21

22

2

MĐ 39

Thiết kế lắp đặt hệ thống máy lạnh

90

60

27

5

MH 40

Chuyên đề máy lạnh

60

30

23

7

 

Tổng cộng

660

271

353

36

(Có nội dung chi tiết kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Không quá 120 phút

2

Kiến thức, kỹ năng nghề

- Lý thuyết nghề

 


- Thực hành nghề

- Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết với thực hành)

 

Viết, trắc nghiệm

Vấn đáp


Bài thi thực hành

Bài thi lý thuyết và thực hành

 

Không quá 180 phút

Không quá 60 phút (làm bài 40 phút, trả lời 20 phút)

Không quá 8 giờ

Không quá 12 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện

- Để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, cơ sở dạy nghề có thể bố trí cho sinh viên tham quan, học tập tại một số nhà máy, cơ sở sản xuất, chế biến thủy hải sản, thực phẩm, các nhà hàng khách sạn có sử dụng máy lạnh.

- Để giáo dục truyền thống, mở rộng nhận thức và văn hóa xã hội có thể bố trí cho sinh viên tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương.

- Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm phù hợp.

TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

Qua các phương tiện thông tin đại chúng

Sinh hoạt tập thể

 

Ngoài giờ học hàng ngày 19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

 

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Thăm quan, dã ngoại

Mỗi học kỳ 1 lần

4. Các chú ý khác

- Phần tự chọn trong chương trình này được định hướng tỷ lệ thời gian giữa các môn học và mô đun đào tạo 33% thời gian dành cho lý thuyết và 67% dành cho thực hành, nhưng tùy theo điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị của từng Cơ sở dạy nghề và vùng, miền các Cơ sở dạy nghề có thể xác định các môn học, mô đun tự chọn cho phù hợp hơn.

- Nếu sử dụng chương trình khung này để giảng dạy cho đối tượng tuyển sinh liên thông dọc từ Trung cấp nghề lên thì cần chỉnh lại kế hoạch tổng thể (2 học kỳ); học bổ sung những kiến thức, kỹ năng chưa học ở trình độ Trung cấp nghề. Nội dung thi tốt nghiệp cho đối tượng này chỉ cần kiểm tra các kiến thức và kỹ năng nâng cao ở giai đoạn đào tạo Cao đẳng nghề.

- Sau khi lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn Cơ sở dạy nghề có thể sắp xếp lại thứ tự các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo để thuận lợi cho việc quản lý./.

 

PHỤ LỤC 06

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ CHO NGHỀ “SỬA CHỮA, LẮP RÁP XE MÁY”
(Ban hành kèm theo Thông tư số 11/2014/TT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Tên nghề: Sửa chữa, lắp ráp xe máy

Mã nghề: 40510223

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương

(Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa Trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 33

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Vận dụng được kiến thức kỹ thuật cơ sở vào việc tiếp thu các kiến thức chuyên môn nghề Sửa chữa, lắp ráp xe máy;

+ Trình bày được công dụng, yêu cầu, phân loại, cấu tạo và nguyên lý hoạt động các hệ thống, cơ cấu trên xe máy;

+ Đọc và hiểu được bản vẽ kỹ thuật, phương pháp tra cứu các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành xe máy;

+ Giải thích được nội dung các công việc trong quy trình tháo, lắp, kiểm tra, hiệu chỉnh, bảo dưỡng và sửa chữa xe máy;

+ Trình bày được nguyên lý, phương pháp vận hành và phạm vi sử dụng các trang thiết bị trong nghề Sửa chữa, lắp ráp xe máy;

+ Trình bày được nội dung, ý nghĩa của kỹ thuật an toàn và vệ sinh công nghiệp.

- Kỹ năng:

+ Lựa chọn đúng và sử dụng thành thạo các loại dụng cụ, thiết bị tháo, lắp, đo và kiểm tra trong nghề Sửa chữa, lắp ráp xe máy;

+ Tháo, lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa được các cơ cấu, các hệ thống trên xe máy đúng quy trình kỹ thuật và đảm bảo an toàn lao động;

+ Bảo dưỡng được các hệ thống điều khiển bằng điện tử và thủy lực trên xe máy;

+ Làm được một số công việc cơ bản của người thợ nguội, thợ hàn và thợ điện phục vụ cho quá trình Sửa chữa, lắp ráp xe máy.

- Thái độ:

+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về kỹ thuật, an toàn và tiết kiệm;

+ Cẩn thận, chu đáo trong công việc, không để xảy ra sai sót;

+ Có tinh thần hợp tác, chia sẻ và ý thức bảo vệ cộng đồng (sinh mạng, tài sản, môi trường).

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng

- Chính trị, đạo đức:

+ Hiểu biết một số kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Hiến pháp và Pháp luật của Nhà nước;

+ Có ý thức, trách nhiệm trong việc phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm chống lãng phí;

+ Có lương tâm nghề nghiệp, có ý thức chấp hành đúng tổ chức kỷ luật và tác phong làm việc công nghiệp;

+ Tích cực học tập và rèn luyện đạo đức để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu của công việc.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Rèn luyện để có đủ sức khỏe để học tập, công tác lâu dài, sẵn sàng phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

+ Vận dụng được một số phương pháp luyện tập và đạt kỹ năng cơ bản một số môn thể dục, thể thao như: Thể dục, điền kinh;...

+ Nêu được các kiến thức cơ bản về công tác quốc phòng toàn dân, dân quân tự vệ;

+ Vận dụng kiến thức và kỹ năng cơ bản về quân sự phổ thông cần thiết của người chiến sĩ trong công tác bảo vệ trật tự trị an;

+ Chấp hành kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm

- Sau khi tốt nghiệp học sinh làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất phụ tùng xe máy, nhà máy lắp ráp và các trung tâm bảo dưỡng, sửa chữa xe máy.

- Làm thợ sửa chữa tại các xưởng bảo dưỡng và sửa chữa xe máy.

- Làm nhân viên tư vấn dịch vụ tại các đại lý bán hàng và các trung tâm dịch vụ sau bán hàng của các hãng xe máy.

- Công nhân các nhà máy sản xuất phụ tùng và lắp ráp xe máy.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian đào tạo: 02 năm

- Thời gian học tập: 90 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 2550 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 210 giờ

(Trong đó thi tốt nghiệp: 90 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2340 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 1820 giờ; Thời gian học tự chọn: 520 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 582 giờ; Thời gian học thực hành: 1758 giờ

3. Thời gian học văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở: 1200 giờ

(Danh mục các môn học văn hóa Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong chương trình khung giáo dục Trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm, đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả)

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC; THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

210

106

87

17

MH 01

Chính trị

30

22

6

2

MH 02

Pháp luật

15

10

4

1

MH 03

Giáo dục thể chất

30

3

24

3

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

45

28

13

4

MH 05

Tin học

30

13

15

2

MH 06

Ngoại ngữ (tiếng Anh)

60

30

25

5

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

1820

463

1275

82

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

405

223

155

27

MH 07

Điện kỹ thuật

45

35

7

3

MH 08

Cơ ứng dụng

45

35

7

3

MH 09

Vật liệu học

45

30

12

3

MH 10

Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật

45

30

12

3

MH 11

Vẽ kỹ thuật

45

30

12

3

MH 12

An toàn lao động

30

25

3

2

MH 13

Điện tử cơ bản

30

18

10

2

MĐ 14

Nguội cơ bản

60

10

45

5

MĐ 15

Hàn cơ bản

60

10

47

3

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1415

240

1120

55

MĐ 16

Kỹ thuật chung về xe máy

60

15

42

3

MĐ 17

Sửa chữa- lắp ráp hệ thống nhiên liệu

120

25

92

3

MĐ 18

Sửa chữa- lắp ráp hệ thống đánh lửa, khởi động

90

20

65

5

MĐ 19

Sửa chữa- lắp ráp cơ cấu phân phối khí và khối nắp máy

120

20

95

5

MĐ 20

Sửa chữa- lắp ráp hệ thống làm mát, bôi trơn

60

10

47

3

MĐ 21

Sửa chữa- lắp ráp nhóm piston, xylanh-xéc măng

90

20

67

3

MĐ 22

Sửa chữa- lắp ráp hệ thống truyền lực

120

30

85

5

MĐ 23

Sửa chữa- lắp ráp cơ cấu trục khuỷu, thanh truyền

90

20

65

5

MĐ 24

Sửa chữa- lắp ráp trang bị điện

120

25

90

5

MĐ 25

Sửa chữa- lắp ráp hệ thống phanh

90

20

67

3

MĐ 26

Sửa chữa- lắp ráp cơ cấu lái

45

10

33

2

MĐ 27

Sửa chữa- lắp ráp hệ thống treo, di chuyển

90

20

67

3

MĐ 28

Thực tập

320

0

310

10

 

Tổng cộng

2030

569

1362

99

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC

(Có nội dung chi tiết kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ

1. Hướng dẫn xác định danh mục cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục III, các Cơ sở dạy nghề có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo tự chọn phù hợp với mục tiêu đào tạo và điều kiện thực tế của Cơ sở dạy nghề hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được đề nghị trong chương trình khung tại mục V, tiểu đề mục 1.1.

- Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc không nhỏ hơn thời gian thực học tối thiểu.

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

Mã MH, MD

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 29

Sửa chữa, nắn khung càng xe máy

70

15

54

1

MĐ 30

Thực hành sửa chữa và đấu lắp mạch điện trên xe đời mới

120

25

91

4

MĐ 31

Lắp ráp tổng thành xe máy

120

30

80

10

MĐ 32

Chẩn đoán và sửa chữa “Pan” tổng hợp

120

15

101

4

MĐ 33

Vận hành và thử xe

90

15

70

5

MĐ 34

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phun xăng điện tử

60

15

41

4

MĐ 35

Kiểm tra và hiệu chỉnh động cơ

60

15

44

1

MĐ 36

Nâng cao hiệu quả công việc sửa chữa xe máy

60

15

44

1

MĐ 37

Sửa chữa- lắp ráp vỏ nhựa xe máy

90

20

67

3

MĐ 38

Sử dụng và bảo dưỡng xe máy

60

15

44

1

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

- Các Cơ sở dạy nghề căn cứ vào thời gian, tỷ lệ phân bổ giữa lý thuyết và thực hành đã được quy định, đồng thời căn cứ vào nhu cầu cần thiết của vùng, miền và cơ sở vật chất hiện có để xây dựng chương trình khung và chương trình chi tiết các môn học, mô đun tự chọn cho phù hợp. Các Cơ sở dạy nghề triển khai xây dựng chương trình chi tiết các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.

- Khi xây dựng các môn học, mô đun đào tạo tự chọn cần chú ý tỷ lệ thời gian giữa lý thuyết và thực hành theo quy định.

Ví dụ: có thể lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn từ MĐ 29 đến MĐ 33 như sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 29

Sửa chữa, nắn khung càng xe máy

70

15

54

1

MĐ 30

Thực hành sửa chữa và đấu lắp mạch điện trên xe đời mới

120

25

91

4

MĐ 31

Lắp ráp tổng thành xe máy

120

30

80

10

MĐ 32

Chẩn đoán và sửa chữa “Pan” tổng hợp

120

15

101

4

MĐ 33

Vận hành và thử xe

90

15

70

5

 

Tổng cộng

520

100

396

24

(Có nội dung chi tiết kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Không quá 120 phút

2

Văn hóa trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở

Viết, trắc nghiệm

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

3

Kiến thức, kỹ năng nghề:

- Lý thuyết nghề

 

Viết

Trắc nghiệm

Vấn đáp

 

Không quá 120 phút

Không quá 60 phút

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời/học sinh)

- Thực hành nghề

Thực hành bài tập kỹ năng tổng hợp

Không quá 24 giờ

- Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết với thực hành)

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

Không quá 24 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện

- Học tập nội quy quy chế và giới thiệu nghề nghiệp cho học sinh khi mới nhập trường.

- Tổ chức tham quan, thực nghiệm tại các cơ sở sản xuất.

- Tham gia các hoạt động bổ trợ khác để rèn luyện học sinh.

- Thời gian và nội dung hoạt động giáo dục ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa như sau:

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

- Qua các phương tiện thông tin đại chúng

- Sinh hoạt tập thể

Ngoài giờ học hàng ngày từ 19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

Hoạt động thư viện: Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Thăm quan, dã ngoại

Mỗi học kỳ 1 lần

4. Các chú ý khác

- Sau khi lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn, Cơ sở dạy nghề có thể sắp xếp lại thứ tự các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo để thuận lợi cho việc quản lý.

- Có thể sử dụng một số mô đun đào tạo trong chương trình khung nêu trên để xây dựng chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề (tùy theo nhu cầu của người học) nhưng phải tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh có thể học liên thông lên trình độ trung cấp nghề./.

 

PHỤ LỤC 07

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ “SỬA CHỮA THIẾT BỊ DỆT”
(Ban hành kèm theo Thông tư số 11/2014/TT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

A - Chương trình khung trình độ trung cấp nghề

Tên nghề: Sửa chữa thiết bị dệt

Mã nghề: 40510226

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương

(Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa Trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 34

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

-Kiến thức:

+ Trình bày được các kiến thức cơ sở của các môn học như vẽ kỹ thuật, kỹ thuật điện - điện tử, an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp... vận dụng để thực hiện các nhiệm vụ, công việc của nghề sửa chữa thiết bị dệt;

+ Mô tả được các nguyên lý truyền động cơ bản trên máy dệt để thực hiện quá trình sửa chữa thiết bị dệt đảm bảo an toàn và chất lượng sản phẩm;

+ Nhận biết được phương pháp lắp đặt các chi tiết, cụm chi tiết và phương pháp sửa chữa thiết bị dệt;

+ Tìm hiểu các hệ thống điện và điện tử trên các thiết bị dệt hiện đại để đảm bảo sửa chữa thiết bị với hiệu quả cao nhất;

- Kỹ năng:

+ Lựa chọn được các dụng cụ, thiết bị phục vụ cho công tác sửa chữa thiết bị dệt;

+ Lắp đặt được các chi tiết và cụm chi tiết thiết bị dệt đảm bảo an toàn;

+ Sửa chữa, hiệu chỉnh được một số chi tiết, cơ cấu của thiết bị chuẩn bị dệt như máy đánh suốt; máy mắc sợi; máy hồ sợi dọc; máy nối sợi;

+ Sửa chữa, hiệu chỉnh được một số chi tiết, cơ cấu của thiết bị dệt vải như máy dệt thoi; máy dệt kiếm; máy dệt khí;

+ Sửa chữa, hiệu chỉnh được một số chi tiết, cơ cấu của thiết bị kiểm tra vải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và chất lượng sản phẩm;

+ Lập được các biên bản về tình trạng thiết bị, biên bản nghiệm thu sau khi sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng

- Chính trị, đạo đức :

+ Có hiểu biết một số kiến thức phổ thông về Chủ nghĩa Mác - Lê nin, Hiến pháp, Pháp luật. Nắm vững quyền và nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Có hiểu biết về đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển của nghề sửa chữa thiết bị dệt tại Việt Nam;

+ Có hiểu biết về truyền thống tốt đẹp của giai cấp công nhân Việt Nam nói chung và công nhân dệt nói riêng;

+ Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật;

+ Biết được một số biện pháp phòng chống tham nhũng ở Việt Nam;

+ Yêu nghề, có kiến thức cộng đồng và tác phong làm việc của một công dân sống trong xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có lối sống lành mạnh phù hợp với phong tục tập quán và truyền thống văn hóa dân tộc;

+ Luôn có ý thức học tập rèn luyện để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu của công việc.

- Thể chất và quốc phòng:

+ Đủ sức khỏe theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế;

+ Có hiểu biết về các phương pháp rèn luyện thể chất;

+ Hiểu biết những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết trong chương trình giáo dục quốc phòng;

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm

Sau khi tốt nghiệp học sinh có thể trực tiếp tham gia sửa chữa thiết bị trên các dây chuyền công nghệ dệt của các doanh nghiệp sản xuất vải trong nước hoặc nước ngoài.

- Là công nhân sửa chữa thiết bị dệt trên dây chuyền dệt vải.

- Làm tổ trưởng quản lý một công đoạn sửa chữa thiết bị trong dây chuyền dệt vải.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian đào tạo: 02 năm

- Thời gian học tập: 90 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 2550 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 210 giờ

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2340 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 1590 giờ; Thời gian học tự chọn: 750 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 789 giờ; Thời gian học thực hành: 1551 giờ

3. Thời gian học văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở: 1200 giờ .

(Danh mục các môn học văn hóa Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm, đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả)

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

210

106

87

17

MH 01

Chính trị

30

22

6

2

MH 02

Pháp luật

15

10

4

1

MH 03

Giáo dục thể chất

30

3

24

3

MH 04

Giáo dục quốc phòng-An ninh

45

28

13

4

MH 05

Tin học

30

13

15

2

MH 06

Ngoại ngữ (tiếng Anh)

60

30

25

5

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

1590

452

1028

110

II.1

Các môn học, mô đun cơ sở

420

270

121

29

MH 07

Vẽ kỹ thuật

60

29

27

4

MH 08

Cơ kỹ thuật

30

19

9

2

MH 09

Vật liệu cơ khí

30

24

4

2

MH 10

Dung sai lắp ghép

30

23

5

2

MH 11

An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp

30

24

4

2

MĐ 12

Nguội cơ bản

60

19

37

4

MH 13

Kỹ thuật điện - điện tử

90

60

24

6

MH 14

Kỹ thuật dệt

90

72

11

7

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1170

182

907

81

MH 15

Hệ thống điện - điện tử trên dây chuyền dệt

60

30

26

4

MĐ 16

Lắp đặt thiết bị dệt

90

30

54

6

MĐ 17

Sửa chữa, hiệu chỉnh máy đánh suốt sợi ngang

75

15

55

5

MĐ 18

Sửa chữa, hiệu chỉnh máy mắc đồng loạt

75

12

58

5

MĐ 19

Sửa chữa, hiệu chỉnh máy mắc phân băng

75

12

58

5

MĐ 20

Sửa chữa, hiệu chỉnh máy hồ sợi dọc

120

15

97

8

MĐ 21

Sửa chữa, hiệu chỉnh máy dệt thoi

120

20

92

8

MĐ 22

Sửa chữa, hiệu chỉnh máy dệt kiếm

120

15

98

7

MĐ 23

Sửá chữa, hiệu chỉnh máy dệt khí

90

10

74

6

MĐ 24

Sửa chữa, hiệu chỉnh thiết bị kiểm tra vải

75

11

59

5

MĐ 25

Thực tập sản xuất

180

6

158

16

MĐ 26

Thực tập tốt nghiệp

90

6

78

6

 

Tổng cộng

1800

558

1115

127

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC

(Có nội dung chi tiết kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho mô đun đào tạo nghề tự chọn

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian mô đun đào tạo nghề tự chọn

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 27

Văn hóa doanh nghiệp

60

39

18

3

MH 28

Quản trị dự án công nghệ dệt

60

37

20

3

MH 29

Tự động hóa trong sản xuất dệt

60

47

9

4

MH 30

Thông gió và điều hòa không khí

90

45

39

6

MH 31

Vẽ kỹ thuật trên máy tính

60

33

23

4

MH 32

Ứng dụng tin học trong công nghệ dệt

60

31

26

3

MĐ 33

Lắp đặt hệ thống khí nén cho máy dệt thổi khí

120

20

90

10

MĐ 34

Sửa chữa, hiệu chỉnh máy đánh ống

120

20

95

5

MĐ 35

Sửa chữa, hiệu chỉnh máy dệt khăn mặt

150

30

112

8

MH 36

Thiết kế mặt bằng sản xuất dệt

60

30

26

4

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các mô đun đào tạo nghề tự chọn

- Các mô đun đào tạo nghề tự chọn được xác định dựa trên kết quả điều tra, khảo sát nghề sửa chữa thiết bị dệt ở nhiều doanh nghiệp trong cả nước và xét đến xu thế phát triển nghề trong giai đoạn tới. Để xác định thời gian đào tạo cho các mô đun tự chọn cũng cần phải phân tích công việc qua các phiếu phân tích công việc như đối với các mô đun đào tạo nghề bắt buộc.

Ví dụ; có thể lựa chọn 9 trong số 10 môn học, mô đun có trong danh mục môn học, mô đun lựa chọn ở trên để áp dụng và xây dựng đề cương chi tiết chương trình đào tạo, cụ thể như sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 27

Văn hóa doanh nghiệp

60

39

19

3

MH 28

Quản trị dự án công nghệ dệt

60

37

20

3

MH 29

Tự động hóa trong sản xuất dệt

60

47

9

4

MH 31

Vẽ kỹ thuật trên máy tính

60

33

23

4

MĐ 32

Ứng dụng tin học trong công nghệ dệt

60

28

29

3

MĐ 33

Lắp đặt hệ thống khí nén cho máy dệt thổi khí

120

20

90

10

MH 34

Sửa chữa, hiệu chỉnh máy đánh ống

120

20

95

5

MH 35

Sửa chữa, hiệu chỉnh máy dệt khăn mặt

150

30

112

8

MH 36

Thiết kế mặt bằng sản xuất dệt

60

30

26

4

 

Tổng cộng

750

284

423

44

(Có nội dung chi tiết kèm theo)

- Ban chủ nhiệm xây dựng chương trình khung Trung cấp nghề Sửa chữa thiết bị dệt đã xây dựng các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong phần III, các cơ sở dạy nghề có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo tự chọn hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được đề nghị trong chương trình khung phần V mục 1.1.

- Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khóa học.

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Không quá 120 phút

2

Văn hóa trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở

Viết, trắc nghiệm

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

3

Kiến thức, kỹ năng nghề:

 

 

 

- Lý thuyết nghề

Viết

Không quá 180 phút

Vấn đáp

Không quá 40 phút, trong đó: 20 phút chuẩn bị, 20 phút trả lời.

Trắc nghiệm

Không quá 60 phút

- Thực hành nghề

Bài thi thực hành

Không quá 8 giờ

- Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành)

Bài thi lý thuyết và thực hành

Không quá 12 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện

- Quá trình đào tạo cần tổ chức các hoạt động ngoại khóa như văn hóa, văn nghệ, thể thao, tham quan dã ngoại để tăng cường khả năng giao tiếp cho học sinh. Ngoài ra cần trang bị các đầu sách, giáo trình tại thư viện để phục vụ quá trình nghiên cứu các kiến thức chuyên môn và tìm kiếm thông tin nghề nghiệp trên mạng.

- Để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, trường nên bố trí tham quan một số cơ sở doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh phù hợp với nghề đào tạo.

- Các hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa.

Số TT

Hoạt động ngoại khóa

Hình thức

Thời gian

Mục tiêu

1

Chính trị đầu khóa

Tập trung

Sau khi nhập học

- Phổ biến các quy chế đào tạo nghề, nội quy của trường và lớp học;

- Phân lớp, làm quen với giáo viên chủ nhiệm

2

Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, dã ngoại

Cá nhân, nhóm thực hiện hoặc tập thể

Vào các ngày lễ lớn trong năm:

- Khai giảng năm học mới

- Ngày thành lập Đảng, Đoàn

- Ngày thành lập trường, kỷ niệm 20.11….

- Nâng cao kỹ năng giao tiếp, khả năng làm việc nhóm

- Rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, lòng yêu nghề, yêu trường

3

Tham quan phòng truyền thống của ngành, trường

Tập trung

Vào dịp hè, ngày nghỉ trong tuần

- Rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, lòng yêu nghề, yêu trường

4

Tham quan các cơ sở sản xuất

Tập trung, nhóm

Cuối năm học thứ 1 hoặc thứ 2; hoặc trong quá trình thực tập.

- Nhận thức đầy đủ về nghề

- Tìm kiếm cơ hội việc làm

4

Đọc và tra cứu sách, tài liệu tại thư viện

Cá nhân

Ngoài thời gian học tập

- Nghiên cứu, bổ sung các kiến thức chuyên môn

- Tìm kiếm thông tin nghề nghiệp trên Internet

4. Các chú ý khác

Khi các trường thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học, mô đun tự chọn có thế sắp xếp lại mã môn học, mô đun trong chương trình đào tạo của trường mình để dễ theo dõi quản lý./.

B - Chương trình khung trình độ cao đẳng nghề

Tên nghề: Sửa chữa thiết bị dệt

Mã nghề: 50510226

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 43

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Trình bày được các kiến thức cơ sở của các môn học như vẽ kỹ thuật, kỹ thuật điện - điện tử, an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp... vận dụng để thực hiện các nhiệm vụ, công việc của nghề sửa chữa thiết bị dệt;

+ Phân tích được các nguyên lý truyền động cơ bản trên thiết bị dệt vải để thực hiện quá trình sửa chữa thiết bị dệt đảm bảo an toàn, năng suất và chất lượng sản phẩm;

+ Biết phương pháp lắp đặt chi tiết, cụm chi tiết và phương pháp sửa chữa thiết bị dệt đảm bảo an toàn và hiệu suất dệt vải trên máy dệt;

+ Xác định được kế hoạch sửa chữa định kỳ và dự phòng chuẩn bị cho quá trình sửa chữa thiết bị dệt;

+ Nhận biết được các hệ thống điện và điện tử trên các thiết bị dệt hiện đại để đảm bảo sửa chữa thiết bị với hiệu quả cao nhất;

+ Dịch được một số tài liệu kỹ thuật sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị dệt bằng tiếng Anh để ứng dụng vào quá trình sửa chữa thiết bị dệt.

- Kỹ năng:

+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ, thiết bị phục vụ cho công tác sửa chữa thiết bị dệt;

+ Lắp đặt được một số chi tiết và cụm chi tiết của thiết bị dệt đảm bảo an toàn và hiệu suất dệt vải;

+ Sửa chữa, hiệu chỉnh được các chi tiết, cơ cấu của thiết bị chuẩn bị dệt như máy đánh suốt; máy mắc sợi; máy hồ sợi dọc; máy nối sợi;

+ Sửa chữa, hiệu chỉnh được các chi tiết, cơ cấu của thiết bị dệt vải như máy dệt thoi; máy dệt kiếm; máy dệt khí;

+ Sửa chữa, hiệu chỉnh được các chi tiết, cơ cấu của thiết bị kiểm tra vải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và chất lượng sản phẩm;

+ Gia công phục hồi được một số chi tiết điển hình trên máy dệt để đáp ứng trực tiếp nhu cầu sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp;

+ Lập được các biên bản về tình trạng thiết bị, biên bản nghiệm thu, thực hiện cách thức kiểm tra cơ khí và nghiệm thu hệ thống thiết bị dệt sau khi sửa chữa và bảo dưỡng;

+ Quản lý, giám sát và xử lý mọi tình huống công nghệ trong quá trình sửa chữa các loại thiết bị trên dây chuyền công nghệ dệt;

+ Có kỹ năng tổ chức làm việc độc lập và làm việc theo nhóm để thực hiện các nhiệm vụ, công việc của nghề sửa chữa thiết bị dệt.

2. Chính trị, đạo đức; thể chất và quốc phòng

- Chính trị, đạo đức:

+ Trình bày được một số kiến thức phổ thông về Chủ nghĩa Mác - Lê nin, Hiến pháp, Pháp luật, nắm vững quyền và nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để định hướng cho bản thân trong quá trình lao động sản xuất;

+ Phân tích và phát biểu được đường lối phát triển kinh tế của Đảng trong cơ chế thị trường, những thành tựu và định hướng phát triển của nghề sửa chữa thiết bị dệt tại Việt Nam;

+ Tìm hiểu về truyền thống tốt đẹp của giai cấp công nhân Việt Nam nói chung và công nhân ngành Sợi, Dệt, Nhuộm nói riêng để kế thừa truyền thống và phát triển năng lực của ngành trong giai đoạn tới;

+ Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật;

+ Biết được một số biện pháp phòng chống tham nhũng ở Việt Nam;

+ Yêu nghề, có tâm huyết với nghề và tác phong làm việc của một công dân sống trong xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa;

+ Có lối sống lành mạnh phù hợp với phong tục tập quán và truyền thống văn hóa của dân tộc;

+ Nêu cao ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu của công việc.

- Thể chất và quốc phòng:

+ Đảm bảo sức khỏe theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế để lao động trong ngành kéo sợi;

+ Thực hiện các phương pháp rèn luyện thể chất để nâng cao sức khỏe, tạo cơ hội phấn đấu và phát triển;

+ Hiểu biết những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết trong chương trình Giáo dục quốc phòng - An ninh;

+ Nêu cao ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm

Học xong chương trình cao đẳng nghề, sinh viên có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm để thực hiện các nhiệm vụ, công việc của nghề Sửa chữa thiết bị dệt đảm bảo kỹ thuật, an toàn và vệ sinh công nghiệp; đồng thời có năng lực kèm cặp, hướng dẫn, bồi dưỡng, đào tạo kỹ năng nghề cho thợ bậc thấp. Cụ thể tại các doanh nghiệp dệt vải, sinh viên đảm nhiệm được công việc tại các vị trí sau:

+ Trực tiếp tham gia sửa chữa thiết bị trên các dây chuyền công nghệ dệt của các doanh nghiệp sản xuất vải trong nước hoặc nước ngoài;

+ Làm tổ trưởng quản lý tại các tổ sửa chữa thiết bị trong doanh nghiệp sản xuất vải.

Ngoài ra, sinh viên còn có năng lực tham gia học liên thông lên các bậc học cao hơn hoặc học nâng cao nhằm bổ sung, phát triển kiến thức và kỹ năng nghề để đảm nhiệm ở các vị trí:

+ Kỹ thuật viên quản lý quy trình sửa chữa thiết bị dệt;

+ Cán bộ tổ chức và quản lý doanh nghiệp dệt vải quy mô lớn, vừa và nhỏ.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian đào tạo: 03 năm

- Thời gian học tập: 131 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 3750 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi tốt nghiệp: 300 giờ

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3300 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 2270 giờ; Thời gian học tự chọn: 1030 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 1147 giờ; Thời gian học thực hành: 2153 giờ

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

450

220

200

30

MH 01

Chính trị

90

60

24

6

MH 02

Pháp luật

30

21

7

2

MH 03

Giáo dục thể chất

60

4

52

4

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

75

58

13

4

MH 05

Tin học

75

17

54

4

MH 06

Ngoại ngữ (tiếng Anh)

120

60

50

10

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

2270

701

1428

149

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

570

373

167

38

MH 07

Vẽ kỹ thuật

75

37

33

5

MH 08

Cơ kỹ thuật

45

29

13

3

MH 09

Vật liệu cơ khí

45

38

4

3

MH 10

Dung sai và lắp ghép

45

33

9

3

MH 11

An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp

30

24

4

2

MĐ 12

Nguội cơ bản

75

21

49

5

MH 13

Nguyên lý, chi tiết máy

45

33

9

3

MH 14

Kỹ thuật điện - điện tử

90

60

24

6

MH 15

Kỹ thuật dệt

120

98

22

8

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1700

328

1261

111

MH 16

Tiếng Anh chuyên ngành

45

33

9

3

MĐ 17

Lắp đặt thiết bị dệt

90

30

54

6

MH 18

Kế hoạch sửa chữa thiết bị

45

27

15

3

MH 19

Hệ thống điện - điện tử trên dây chuyền dệt

60

30

26

4

MĐ 20

Sửa chữa, hiệu chỉnh máy đánh suốt sợi ngang

90

15

68

7

MĐ 21

Sửa chữa, hiệu chỉnh máy mắc đồng loạt

90

15

70

5

MĐ 22

Sửa chữa, hiệu chỉnh máy mắc phân băng

90

15

70

5

MĐ 23

Sửa chữa, hiệu chỉnh máy hồ sợi dọc

150

21

119

10

MĐ 24

Sửa chữa, hiệu chỉnh thiết bị nối sợi

75

10

60

5

MĐ 25

Sửa chữa, hiệu chỉnh máy dệt thoi

150

29

113

8

MĐ 26

Sửa chữa, hiệu chỉnh máy dệt kiếm

150

20

121

9

MĐ 27

Sửa chữa, hiệu chỉnh máy dệt khí

120

13

100

7

MĐ 28

Sửa chữa, hiệu chỉnh thiết bị kiểm vải

75

10

60

5

MĐ 29

Gia công phục hồi chi tiết máy dệt

150

48

92

10

MĐ 30

Thực tập sản xuất

200

6

178

16

MĐ 31

Thực tập tốt nghiệp

120

6

106

8

 

Tổng cộng

2720

921

1628

179

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC

(Có nội dung chi tiết kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ

1.Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đan đào tạo nghề tự chọn

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 32

Văn hóa doanh nghiệp

60

39

19

3

MH 33

Quản trị dự án công nghệ dệt

60

37

20

3

MH 34

Tự động hóa trong sản xuất dệt

60

47

9

4

MH 35

Thông gió và điều hòa không khí

90

45

39

6

MH 36

Vẽ kỹ thuật trên máy tính

60

33

23

4

MH 37

Ứng dụng tin học trong công nghệ dệt

60

31

26

3

MĐ 38

Lắp đặt hệ thống khí nén cho máy dệt thổi khí

120

20

90

10

MĐ 39

Sửa chữa, hiệu chỉnh máy đánh ống

120

20

95

5

MĐ 40

Sửa chữa, hiệu chỉnh máy dệt khăn mặt

150

30

112

8

MH 41

Thiết kế mặt bằng sản xuất dệt

60

30

26

4

MH 42

Tổ chức sản xuất dây chuyền dệt

60

30

26

4

MĐ 43

Quản lý kỹ thuật sửa chữa thiết bị dệt

130

20

103

7

MH 44

Sức bền vật liệu

45

32

10

3

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Các mô đun đào tạo nghề tự chọn được xác định dựa trên kết quả điều tra, khảo sát nghề công nghệ sợi ở nhiều doanh nghiệp trong cả nước và xét đến xu thế phát triển nghề trong giai đoạn tới. Để xác định thời gian đào tạo cho các mô đun tự chọn cũng cần phải phân tích công việc qua các phiếu phân tích công việc như đối với các mô đun đào tạo nghề bắt buộc.

Ví dụ: có thể lựa chọn 12 trong số 13 môn học, mô đun có trong danh mục môn học, mô đun lựa chọn ở trên để áp dụng và xây dựng đề cương chi tiết chương trình đào tạo, cụ thể như sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 32

Văn hóa doanh nghiệp

60

39

19

3

MH 33

Quản trị dự án công nghệ dệt

60

37

20

3

MH 34

Tự động hóa trong sản xuất dệt

60

47

9

4

MH 35

Thông gió và điều hòa không khí

90

45

39

6

MH 36

Vẽ kỹ thuật trên máy tính

60

33

23

4

MH 37

Ứng dụng tin học trong công nghệ dệt

60

31

26

3

MĐ 38

Lắp đặt hệ thống khí nén cho máy dệt thổi khí

120

20

90

10

MĐ 39

Sửa chữa, hiệu chỉnh máy đánh ống

120

20

95

5

MĐ 40

Sửa chữa, hiệu chỉnh máy dệt khăn mặt

150

30

112

8

MH 41

Thiết kế dây chuyền sản xuất dệt

60

30

26

4

MH 42

Tổ chức sản xuất dây chuyền dệt

60

30

26

4

MĐ 43

Quản lý kỹ thuật sửa chữa thiết bị dệt

130

20

103

7

Tổng cộng

1030

382

588

61

(Có nội dung chi tiết kèm theo)

- Các cơ sở dạy nghề có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo tự chọn hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được đề nghị trong chương trình khung phần V mục 1.1.

- Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khóa học.

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Không quá 120 phút

2

Kiến thức, kỹ năng nghề:

 

 

 

- Lý thuyết nghề

Viết

Không quá 180 phút

Vấn đáp

Không quá 40 phút, (trong đó: 20 phút chuẩn bị, 20 phút trả lời)

- Trắc nghiệm

Không quá 20 phút

- Thực hành nghề

- Bài thi thực hành

Không quá 12 giờ

- Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành)

Bài thi lý thuyết và thực hành

Không quá 12 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện

- Quá trình đào tạo cần tổ chức các hoạt động ngoại khóa như phổ biến các quy chế đào tạo nghề, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, tham quan dã ngoại để tăng cường khả năng giao tiếp cho sinh viên. Ngoài ra cần trang bị các đầu sách, giáo trình, máy tính kết nối internet tại thư viện để phục vụ quá trình nghiên cứu các kiến thức chuyên môn và tìm kiếm thông tin nghề nghiệp.

- Để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, các trường nên bố trí tham quan một số cơ sở doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh nghề dệt phù hợp với nghề Sửa chữa thiết bị dệt.

- Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa.

Số TT

Hoạt động ngoại khóa

Hình thức

Thời gian

Mục tiêu

1

Chính trị đầu khóa

Tập trung

Sau khi nhập học

- Phổ biến các quy chế đào tạo nghề, nội quy của trường và lớp học

- Phân lớp, làm quen với giáo viên chủ nhiệm

2

Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, dã ngoại

Cá nhân, nhóm thực hiện hoặc tập thể

Vào các ngày lễ lớn trong năm:

- Lễ khai giảng năm học mới

- Ngày thành lập Đảng, Đoàn

- Ngày thành lập trường, lễ kỷ niệm 20.11....

- Nâng cao kỹ năng giao tiếp, khả năng làm việc nhóm

- Rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, lòng yêu nghề, yêu trường

3

Tham quan phòng truyền thống của ngành, của trường

Tập trung

Vào dịp hè, ngày nghỉ trong tuần

Rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, lòng yêu nghề, yêu trường

4

Tham quan các cơ sở sản xuất

Tập trung, nhóm

Cuối năm học thứ 2 hoặc thứ 3; hoặc trong quá trình thực tập

- Nhận thức đầy đủ về nghề

- Tìm kiếm cơ hội việc làm

5

Đọc và tra cứu sách, tài liệu tại thư viện

Cá nhân

Ngoài thời gian học tập

- Nghiên cứu, bổ sung các kiến thức chuyên môn

- Tìm kiếm thông tin nghề nghiệp trên Internet

6

Tham gia nghiên cứu khoa học

Nhóm, cá nhân

Trong quá trình học tập tại trường

Rèn luyện khả năng nghiên cứu lý thuyết và thực hành nghề nghiệp

4. Các chú ý khác

Khi các trường thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học, mô đun tự chọn có thế sắp xếp lại mã môn học, mô đun trong chương đào tạo của trường mình để dễ theo dõi quản lý./.

 

PHỤ LỤC 08

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ “SỬA CHỮA THIẾT BỊ TỰ ĐỘNG HÓA”
(Ban hành kèm theo Thông tư số 11/2014/TT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

A - Chương trình khung trình độ trung cấp nghề

Tên nghề: Sửa chữa thiết bị tự động hóa

Mã nghề: 40510310

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương

(Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa Trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 26

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ứng dụng của các thiết bị đo lường tự động hóa, các bộ điều khiển, các mạch điện tử cơ bản, các cơ cấu chấp hành và các thiết bị tự động chuyên dùng;

+ Trình bày được các quy trình vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa và hiệu chuẩn các thiết bị đo lường tự động hóa;

+ Liệt kê được các thông số kỹ thuật đặc trưng của các thiết bị đo lường tự động hóa, các thiết bị tự động chuyên dùng;

+ Trình bày được các thủ tục hành chính và quy định về bàn giao công việc;

+ Có đủ vốn từ để đọc được tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh và ứng dụng được tin học vào công tác văn phòng và hoạt động nghề nghiệp;

+ Ứng dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào công việc thực tiễn của nghề.

- Kỹ năng:

+ Thực hiện được các biện pháp an toàn lao động, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật trong thi công lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng, hiệu chuẩn các thiết bị trong hệ thống điều khiển tự động hóa;

+ Chuẩn bị được được vật tư, thiết bị để phục vụ cho công tác lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng, hiệu chuẩn các thiết bị đo lường tự động hóa;

+ Thực hiện được việc lắp đặt được, sửa chữa được, bảo dưỡng thiết bị đo lường tự động hóa;

+ Hiệu chuẩn được các thiết bị đo lường tự động hóa theo đúng quy trình kỹ thuật theo quy định của Pháp luật Việt Nam;

+ Vận hành được một cách thành thạo thiết bị đo lường tự động hóa;

+ Thực hiện được các biện pháp an toàn trong thi công lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng, hiệu chuẩn các thiết bị trong hệ thống điều khiển tự động hóa;

+ Lập được báo cáo sau khi sửa chữa, bảo dưỡng, hiệu chuẩn các thiết bị đo lường tự động hóa;

+ Giao tiếp được bằng tiếng Anh với người nước ngoài và đọc được các chú thích đơn giản bằng tiếng Anh;

+ Có khả năng tìm kiếm và thu thập thông tin trên các mạng truyền thông về các thiết bị đo lường tự động hóa, các thông tin khác phục vụ cho chuyên môn, quản lý, tổ chức sản xuất.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng

- Chính trị, đạo đức:

+ Có hiểu biết một số kiến thức phổ thông về Chủ nghĩa Mác-Lê nin; tư tưởng Hồ Chí Minh; Hiến pháp, Pháp luật nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Có hiểu biết về đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển của nghề sửa chữa thiết bị tự động hóa;

+ Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa;

+ Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; sống và làm việc theo Hiến pháp, Pháp luật;

+ Có hiểu biết và ý thức trách nhiệm trong việc phòng chống tham nhũng;

+ Yêu nghề, có ý thức cộng đồng và tác phong làm việc của một công dân sống trong xã hội công nghiệp;

+ Có thói quen lao động nghề nghiệp, sống lành mạnh phù hợp với phong tục, tập quán và truyền thống văn hóa dân tộc;

+ Luôn có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu của công việc.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Đủ sức khỏe để làm việc lâu dài trong điều kiện năng động của các xí nghiệp công nghiệp. Sức khỏe đạt yêu cầu theo phân loại của Bộ Y tế;

+ Có hiểu biết về các phương pháp rèn luyện thể chất, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

+ Hiểu biết những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết trong chương trình Giáo dục quốc phòng - An ninh;

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm

Học sinh sau khi tốt nghiệp nghề “Sửa chữa thiết bị tự động hóa” trình độ - trung cấp nghề làm việc tại:

+ Các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp;

+ Các dây chuyền sản xuất tự động;

+ Các doanh nghiệp dịch vụ sửa chữa và bảo trì sản phẩm cơ điện tử;

+ Bộ phận chăm sóc khách hàng của các doanh nghiệp cung cấp thiết bị tự động hóa.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian đào tạo: 2 năm

- Thời gian học tập: 90 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 2565 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 141 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 30 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2355 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 1665 giờ; Thời gian học tự chọn: 690 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 671 giờ; Thời gian học thực hành: 1684 giờ

3. Thời gian học văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở: 1200 giờ

(Danh mục các môn học văn hóa Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm, đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả)

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

210

106

87

17

MH 01

Chính trị

30

22

6

2

MH 02

Pháp luật

15

10

4

1

MH 03

Giáo dục thể chất

30

3

24

3

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

45

28

13

4

MH 05

Tin học

30

13

15

2

MH 06

Ngoại ngữ (tiếng Anh)

60

30

25

5

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

1665

457

1140

68

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

540

176

335

29

MH 07

An toàn lao động

60

40

15

5

MĐ 08

Điện kỹ thuật

90

27

58

5

MĐ 09

Điện tử cơ bản

90

22

64

4

MĐ 10

Đo lường điện

75

25

47

3

MĐ 11

Kỹ thuật số

90

28

58

4

MĐ 12

Khí cụ điện

90

25

60

5

MĐ 13

Vẽ điện

45

9

33

3

II. 2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1125

282

805

38

MH 14

Thiết bị đo lường - cảm biến

90

51

33

6

MĐ 15

Điều khiển thủy lực - khí nén

90

18

68

4

MĐ 16

PLC cơ bản

120

19

96

5

MĐ 17

Điện tử công suất

90

21

65

4

MH 18

Tổ chức sản xuất

45

36

6

3

MĐ 19

Bảo trì hệ thống tự động hóa

210

41

161

8

MĐ 20

Thực tập sản xuất

480

96

376

8

Tổng cộng

1875

564

1227

84

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC

(Có nội dung chi tiết kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục II các Cơ sở dạy nghề có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo tự chọn hoặc lựa chọn các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được đề nghị trong chương trình khung tại mục V, tiểu mục 1.1.

- Thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu được quy định trong Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 09/06/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội.

1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

Danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được xác định trên cơ sở bảng phân tích công việc và bảng đánh giá độ quan trọng của các nhiệm vụ và công việc, gồm 11 môn học, mô đun tự chọn giới thiệu ở bảng dưới đây:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 21

Anh văn chuyên ngành

60

47

9

4

MĐ 22

Điều khiển quá trình

90

30

55

5

MĐ 23

DCS cơ bản

120

26

90

4

MĐ 24

Vi điều khiển

120

40

75

5

MĐ 25

Lắp đặt thiết bị tự động hóa

90

12

75

3

MĐ 26

Hiệu chuẩn thiết bị đo lường

210

40

164

6

MĐ 27

Lắp đặt vận hành hệ thống cơ điện tử

210

36

150

24

MH 28

SCADA

60

34

22

4

MĐ 29

Thiết kế mạch bằng máy tính

120

40

77

3

MH 30

Mạng truyền thông công nghiệp

90

60

24

6

MH 31

Lý thuyết điều khiển tự động

90

50

32

8

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Tùy theo điều kiện, yêu cầu của từng vùng, miền và thời điểm cụ thể, các cơ sở dạy nghề có thể tiến hành lựa chọn các mô đun tự chọn theo 1 trong 3 phương án sau đây:

+ Phương án 1: lựa chọn 6 môn học, mô đun trong bảng của mục V, tiểu đề mục 1.2 để đào tạo với tổng số thời gian học là 690 giờ;

+ Phương án 2: xây dựng các môn học, mô đun tự chọn khác để đào tạo sao cho tổng thời gian thực học đảm bảo theo quy định;

+ Phương án 3: kết hợp cả 2 phương án trên, chọn một số môn học, mô đun trong các môn học, mô đun tự chọn đã đề xuất trong chương trình khung và xây dựng thêm một số môn học, mô đun khác để đào tạo sao cho tổng thời gian thực học đảm bảo theo quy định;

- Các Cơ sở dạy nghề có thể lựa chọn 6 trong số 11 môn học, mô đun (tổng số thời gian học là 690 giờ) có trong danh mục môn học, mô đun lựa chọn ở trên để áp dụng và xây dựng đề cương chi tiết chương trình đào tạo, cụ thể như sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 21

Anh văn chuyên ngành

60

47

9

4

MĐ 22

Điều khiển quá trình

90

30

55

5

MĐ 23

DCS cơ bản

120

26

90

4

MĐ 24

Vi điều khiển

120

40

75

5

MĐ 25

Lắp đặt thiết bị tự động hóa

90

12

75

3

MĐ 26

Hiệu chuẩn thiết bị đo lường

210

40

164

6

Tổng cộng

690

195

468

27

(Có nội dung chi tiết kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp

TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Không quá 120 phút

2

Văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở

Viết, trắc nghiệm

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

3

Kiến thức, kỹ năng nghề

- Lý thuyết nghề

 

Viết

Trắc nghiệm

Vấn đáp

 

Không quá 180 phút

Không quá 90 phút

Không quá 60 phút

(làm bài 40 phút, trả lời 20 phút/học sinh)

- Thực hành nghề

Bài thi thực hành

Không quá 8 giờ

- Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết với thực hành)

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

Không quá 12 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện

- Để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, trường có thể bố trí tham quan một số cơ sở sản xuất, kinh doanh phù hợp với nghề đào

- Thời gian tham quan được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa.

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

Qua các phương tiện thông tin đại chúng

Sinh hoạt tập thể

 

Ngoài giờ học hàng ngày

19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

 

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Đi thực tế

Theo thời gian bố trí của giáo viên và theo yêu cầu của môn học, mô đun

4. Các chú ý khác

Khi các Cơ sở dạy nghề thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học, mô đun tự chọn, có thể sắp xếp lại mã môn học, mô đun trong chương trình đào tạo để dễ theo dõi và quản lý./.

B - Chương trình khung trình độ cao đẳng nghề

Tên nghề: Sửa chữa thiết bị tự động hóa

Mã nghề: 50510310

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 30

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Trình bày được nguyên lý hoạt động của các thiết bị đo lường tự động hóa, các bộ điều khiển, các mạch điện tử cơ bản, các cơ cấu chấp hành và các thiết bị tự động chuyên dùng;

+ Phân tích được nguyên nhân dẫn đến tình trạng hư hỏng thiết bị đo lường tự động hóa, các bộ điều khiển, các mạch điện tử cơ bản, các cơ cấu chấp hành và các thiết bị tự động chuyên dùng;

+ Đánh giá được sự ảnh hưởng của các hư hỏng và các sự cố thường gặp của các thiết bị đo lường tự động hóa, các bộ điều khiển, các mạch điện tử cơ bản, các cơ cấu chấp hành và các thiết bị tự động chuyên dùng;

+ Nêu được các ứng dụng của thiết bị đo lường tự động hóa trong công nghiệp và thực tế sản xuất;

+ Trình bày được quy trình sửa chữa, bảo dưỡng, hiệu chuẩn cho các thiết bị đo lường tự động hóa;

+ Có đủ vốn từ để đọc được tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh và ứng dụng được tin học vào công tác văn phòng và hoạt động nghề nghiệp;

+ Ứng dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào công việc thực tiễn của nghề.

- Kỹ năng:

+ Thực hiện được các biện pháp an toàn lao động, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật trong thi công lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng, hiệu chuẩn các thiết bị trong hệ thống điều khiển tự động hóa;

+ Vận hành được một cách thành thạo thiết bị đo lường tự động hóa, thiết bị phụ trợ trong các hệ thống tự động hóa phục vụ cho công tác sửa chữa thiết bị tự động hóa;

+ Xử lý được tình trạng hoạt động không bình thường và sự cố thường gặp ở các thiết bị trong hệ thống tự động hóa đúng quy trình, đảm bảo an toàn;

+ Độc lập tiến hành sửa chữa được các hư hỏng của các thiết bị tự động hóa;

+ Tổ chức được kế hoạch làm việc theo nhóm, sáng tạo, ứng dụng được khoa học kỹ thuật công nghệ cao, giải quyết được các tình huống phức tạp trong thực tế sản xuất kinh doanh;

+ Giao tiếp tiếng Anh được với người nước ngoài và dịch được các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành bằng tiếng Anh;

+ Có khả năng tìm kiếm và thu thập thông tin trên các mạng truyền thông về các thiết bị đo lường tự động hóa, các thông tin khác phục vụ cho chuyên môn, quản lý, tổ chức sản xuất;

+ Lập được kế hoạch, tổ chức thực hiện được và quản lý được các công việc thuộc lĩnh vực nghề sửa chữa thiết bị tự động hóa, bồi dưỡng được người có kỹ năng nghề bậc thấp hơn.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng

- Chính trị, đạo đức:

+ Có hiểu biết một số kiến thức phổ thông về Chủ nghĩa Mác-Lê nin; tư tưởng Hồ Chí Minh; Hiến pháp, Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Có hiểu biết về đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển của nghề sửa chữa thiết bị tự động hóa;

+ Có hiểu biết và ý thức trách nhiệm trong việc phòng chống tham nhũng;

+ Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa;

+ Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; sống và làm việc theo Hiến pháp, Pháp luật;

+ Yêu nghề, có ý thức cộng đồng và tác phong làm việc của một công dân sống trong xã hội công nghiệp;

+ Có thói quen lao động nghề nghiệp, sống lành mạnh phù hợp với phong tục, tập quán và truyền thống văn hóa dân tộc;

+ Luôn có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu của công việc.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Đủ sức khỏe để làm việc lâu dài trong điều kiện năng động của các xí nghiệp công nghiệp. Sức khỏe đạt yêu cầu theo phân loại của Bộ Y tế;

+ Có hiểu biết về các phương pháp rèn luyện thể chất;

+ Hiểu biết những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết trong chương trình Giáo dục quốc phòng - An ninh;

+ Có ý thức tổ chức kỹ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

2. Cơ hội việc m

Sinh viên sau khi tốt nghiệp nghề Sửa chữa thiết bị tự động hóa trình độ cao đẳng nghề có thể làm việc tại:

+ Các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp;

+ Các dây chuyền sản xuất tự động;

+ Các doanh nghiệp dịch vụ sửa chữa và bảo trì sản phẩm sửa chữa thiết bị tự động hóa;

+ Bộ phận chăm sóc khách hàng của các doanh nghiệp cung cấp thiết bị tự động hóa.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian đào tạo: 3 năm

- Thời gian học tập: 131 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 3750 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 196 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 30 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3300 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 2335 giờ; Thời gian học tự chọn: 965 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 935 giờ; Thời gian học thực hành: 2365 giờ

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

450

220

200

30

MH 01

Chính trị

90

60

24

6

MH 02

Pháp luật

30

21

7

2

MH 03

Giáo dục thể chất

60

4

52

4

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

75

58

13

4

MH 05

Tin học

75

17

54

4

MH 06

Ngoại ngữ (tiếng Anh)

120

60

50

10

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

2335

652

1589

94

II. 1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

645

201

412

32

MH 07

An toàn lao động

60

40

15

5

MĐ 08

Điện kỹ thuật

90

27

58

5

MĐ 09

Điện tử cơ bản

120

30

85

5

MĐ 10

Đo lường điện

75

25

47

3

MĐ 11

Kỹ thuật số

120

42

73

5

MĐ 12

Khí cụ điện

90

25

60

5

MĐ 13

Vẽ điện

90

12

74

4

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1690

451

1177

62

MH 14

Thiết bị đo lường-cảm biến

120

70

42

8

MĐ 15

PLC cơ bản

120

19

96

5

MĐ 16

Điều khiển thủy lực - khí nén

120

30

86

4

MĐ 17

Điều khiển quá trình

160

56

98

6

MĐ 18

DCS cơ bản

120

26

90

4

MĐ 19

Vi điều khiển

120

40

75

5

MĐ 20

Điện tử công suất

90

21

65

4

MH 21

Tổ chức sản xuất

60

40

16

4

MĐ 22

Lắp đặt thiết bị tự động hóa

90

12

72

6

MĐ 23

Bảo trì hệ thống tự động hóa

210

41

161

8

MĐ 24

Thực tập sản xuất

480

96

376

8

Tổng cộng

2785

872

1789

124

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC

(Có nội dung chi tiết kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục II các Cơ sở dạy nghề có thể tự xây dựng các môn học, mô đun đào tạo tự chọn hoặc lựa chọn các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được đề nghị trong chương trình khung tại mục V, tiểu đề mục 1.1.

- Thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu được quy định trong Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 09/06/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

1.1. Danh mục và phân bố thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

Danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được xác định trên cơ sở bảng phân tích công việc và bảng đánh giá độ quan trọng của các nhiệm vụ và công việc, gồm 11 môn học, mô đun tự chọn giới thiệu ở bảng dưới đây:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 25

Anh văn chuyên ngành

75

58

12

5

MH 26

Hệ thống báo cháy và báo khí

60

40

16

4

MĐ 27

Hiệu chuẩn thiết bị đo lường

210

40

164

6

MĐ 28

PLC nâng cao

90

20

66

4

MĐ 29

DCS nâng cao

90

19

68

3

MĐ 30

Thực tập tốt nghiệp

440

80

340

20

MĐ 31

Lắp đặt, vận hành hệ thống cơ điện tử

210

36

169

5

MH 32

SCADA

60

34

22

4

MĐ 33

Thiết kế mạch bằng máy tính

120

40

77

3

MH 34

Mạng truyền thông công nghiệp

90

60

24

6

MH 35

Lý thuyết điều khiển tự động

90

54

30

6

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

- Tùy theo điều kiện, yêu cầu của từng vùng, miền và thời điểm cụ thể, các cơ sở dạy nghề có thể tiến hành lựa chọn các mô đun tự chọn theo 1 trong 3 phương án sau đây:

+ Phương án 1: lựa chọn 6 môn học, mô đun trong bảng của mục V, tiểu đề mục 1.2 để đào tạo với tổng số thời gian học là 965 giờ;

+ Phương án 2: xây dựng các môn học, mô đun tự chọn khác để đào tạo sao cho tổng thời gian thực học đảm bảo theo quy định;

+ Phương án 3: kết hợp cả 2 phương án trên, chọn một số môn học, mô đun trong các môn học, mô đun tự chọn đã đề xuất trong chương trình khung và xây dựng thêm một số môn học, mô đun khác để đào tạo sao cho tổng thời gian thực học đảm bảo theo quy định.

- Các Cơ sở dạy nghề có thể lựa chọn 6 trong số 11 môn học, mô đun (tổng số thời gian học là 965 giờ) có trong danh mục môn học, mô đun tự chọn ở trên để áp dụng và xây dựng đề cương chi tiết chương trình đào tạo, cụ thể như sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 25

Anh văn chuyên ngành

75

58

12

5

MH 26

Hệ thống báo cháy và báo khí

60

40

16

4

MĐ 27

Hiệu chuẩn thiết bị đo lường

210

40

164

6

MĐ 28

PLC nâng cao

90

20

66

4

MĐ 29

DCS nâng cao

90

19

68

3

MĐ 30

Thực tập tốt nghiệp

440

80

340

20

Tổng cộng

965

257

666

42

(Có nội dung chi tiết kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Không quá 120 phút

2

Kiến thức, kỹ năng nghề

- Lý thuyết nghề

 

Viết

Trắc nghiệm

 

Không quá 180 phút

Không quá 90 phút

Vấn đáp

Không quá 60 phút (làm bài 40 phút, trả lời 20 phút/học sinh)

- Thực hành nghề

Bài thi thực hành

Không quá 8 giờ

- Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết với thực hành)

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

Không quá 12 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện

- Để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, các Cơ sở dạy nghề có thể bố trí tham quan một số cơ sở sản xuất, kinh doanh phù hợp với nghề đào tạo.

- Thời gian tham quan được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa.

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

Qua các phương tiện thông tin đại chúng

Sinh hoạt tập thể

Ngoài giờ học hàng ngày

19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần) .

3

Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Đi thực tế

Theo thời gian bố trí của giáo viên và theo yêu cầu của môn học, mô đun

4. Các chú ý khác

Khi các trường thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học, mô đun tự chọn, có thể sắp xếp lại mã môn học, mô đun trong chương trình đào tạo để dễ theo dõi và quản lý./.

 

PHỤ LỤC 09

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ “SỬA CHỮA ĐIỆN MÁY CÔNG TRÌNH”
(Ban hành kèm theo Thông tư số 11/2014/TT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

A - Chương trình khung trình độ trung cấp nghề

Tên nghề: Sửa chữa điện máy công trình

Mã nghề: 40510307

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương (Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa Trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 40

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Hiểu được sơ đồ cấu tạo chung của các hệ thống trên máy công trình và mối liên hệ với hệ thống điện điều khiển;

+ Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và nguyên lý làm việc của các hệ thống điện trên máy công trình thông dụng như San, Lu, Xúc, Ủi, Cần trục và một số máy công trình khác để bảo dưỡng và sửa chữa;

+ Giải thích được cấu trúc cơ bản, chức năng, nhiệm vụ và các thông số kỹ thuật cơ bản của các cơ cấu, bộ phận điều khiển điện, điện tử và thực hiện bảo dưỡng trên các máy thi công xây dựng thông dụng;

+ Xác định được các chỉ tiêu, tiêu chuẩn để đánh giá các mức độ hư hỏng và đề xuất ra phương án bảo dưỡng, sửa chữa các hệ thống điện máy công trình thông dụng khi được cung cấp tài liệu kèm theo.

- Kỹ năng:

+ Sử dụng thành thạo dụng cụ tháo lắp, các thiết bị đo kiểm và thiết bị chẩn đoán hư hỏng hệ thống điện máy công trình;

+ Đọc và phân tích được các sơ đồ mạch điện điều khiển trên các loại máy công trình;

+ Thực hiện được công việc tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa các cơ cấu, hệ thống điện trên các máy công trình thông dụng;

+ Thực hiện được các công việc kiểm tra, xác định được tình trạng kỹ thuật để bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế các chi tiết, bộ phận trong các cơ cấu, hệ thống cơ khí, thủy lực và khí nén được điều khiển bằng điện, điện tử;

+ Chẩn đoán được tình trạng kỹ thuật hệ thống điện điều khiển trên các máy công trình thông dụng;

+ Làm được một số công việc cơ bản của người thợ nguội, thợ hàn, thợ sửa chữa phục vụ cho quá trình bảo dưỡng sửa chữa;

+ Có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng

- Chính trị, đạo đức:

+ Vận dụng những hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam, truyền thống của dân tộc, giai cấp công nhân Việt Nam vào quá trình rèn luyện bản thân để trở thành người lao động mới có phẩm chất chính trị, có đạo đức và năng lực hoàn thành nhiệm vụ, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

+ Có ý thức thực hiện nghiêm túc đường lối của Đảng, Pháp luật của Nhà nước và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao;

+ Có ý thức chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác trong quá trình làm việc theo tổ, nhóm để nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Vận dụng được một số kiến thức cơ bản về phương pháp tập luyện một số môn thể dục thể thao phổ biến vào quá trình tự luyện tập thành thói quen bảo vệ sức khỏe, phát triển thể lực chung và thể lực chuyên môn nghề nghiệp;

+ Thực hiện được một số kỹ thuật cơ bản của các môn thể dục thể thao phổ biến như: thể dục buổi sáng, điền kinh, xà đơn, xà kép, bóng chuyền và các môn thể thao bổ trợ cho hoạt động nghề nghiệp;

+ Trình bày được những nội dung chính về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; có ý thức làm tốt công tác quốc phòng, an ninh ở cơ sở và sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang;

+ Thực hiện được một số kỹ năng quân sự cần thiết như: đội ngũ, bắn súng, ném lựu đạn. Biết vận dụng vào phòng vệ cá nhân và tham gia bảo vệ an toàn đơn vị, cơ sở.

3. Cơ hội việc làm

Sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp nghề, học sinh có thể làm việc:

+ Tự mở xưởng vừa và nhỏ làm dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa điện máy công trình;

+ Tham gia làm việc tại các nhà máy, công ty, các xưởng lắp ráp, sửa chữa bảo dưỡng điện máy công trình;

+ Kinh doanh cung cấp thiết bị, phụ tùng, vật liệu điện máy công trình.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian đào tạo: 2 năm

- Thời gian học tập: 90 tuần

- Thời gian học tập tối thiểu: 2550 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 210 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 60 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian học các môn học chung: 210 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2340 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 1980; Thời gian học tự chọn; 360 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 727 giờ; Thời gian học thực hành: 1613 giờ

3. Thời gian học văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở: 1200 giờ

(Danh mục các môn học văn hóa Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong chương trình khung giáo dục Trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm, đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả)

III. DANH MỰC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

210

106

87

17

MH 01

Chính trị

30

22

6

2

MH 02

Pháp luật

15

10

4

1

MH 03

Giáo dục thể chất

30

3

24

3

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

45

28

13

4

MH 05

Tin học

30

13

15

2

MH 06

Ngoại ngữ (tiếng Anh)

60

30

25

5

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

1770

519

1167

84

II. 1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

345

229

94

22

MH 07

Vẽ kỹ thuật

45

30

11

4

MH 08

Cơ kỹ thuật

45

43

0

2

MH 09

Vật liệu điện

30

22

6

2

MH 10

Điện kỹ thuật

30

28

0

2

MH 11

Vẽ điện

30

20

7

3

MH 12

Tiếng Anh chuyên ngành

45

43

0

2

MH 13

Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động

30

25

3

2

MĐ 14

Hàn thiếc cơ bản

30

6

22

2

MĐ 15

Nguội cơ bản

60

12

45

3

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1425

300

1063

62

MĐ 16

Điện tử cơ bản trên máy công trình

90

22

63

5

MĐ 17

Chuẩn bị làm việc

30

15

13

2

MH 18

Kỹ thuật chung về máy công trình

45

35

8

2

MĐ 19

Cấu tạo và hoạt động của động cơ Diezel

90

28

54

8

MĐ 20

Cấu trúc và chức năng của hệ thống thủy lực trên máy công trình

135

25

102

8

MĐ 21

Cấu trúc và chức năng của hệ thống điện cơ trên máy công trình

75

18

54

3

MĐ 22

Bảo dưỡng - Sửa chữa hệ thống cung cấp điện

75

22

49

4

MĐ 23

Bảo dưỡng - Sửa chữa hệ thống điện khởi động

90

12

75

3

MĐ 24

Sửa chữa hệ thống điện điều khiển động cơ bằng mô tơ ga.

75

22

50

3

MĐ 25

Sửa chữa hệ thống điện điều khiển thủy lực

120

16

99

5

MĐ 26

Sửa chữa hệ thống điện điều khiển khí nén

45

7

36

2

MĐ 27

Sửa chữa hệ thống hiển thị - tín hiệu - cảnh báo

75

22

50

3

MĐ 28

Phân tích mạch thủy lực - Kiểm tra và điều chỉnh Hệ thống thủy lực

60

12

46

2

MĐ 29

Sửa chữa hệ thống điều khiển động cơ bằng bộ điều tốc điện tử

60

12

46

2

MĐ 30

Sửa chữa hệ thống chiếu sáng và tín hiệu

45

8

35

2

MĐ 31

Phân tích mạch điện - Kiểm tra và xử lý sự cố

90

24

73

3

MĐ 32

Thực tập tại doanh nghiệp

225

0

220

5

 

Tổng cộng

1980

635

1244

101

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC

(Có nội dung chi tiết kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ


1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bổ thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 33

Thử máy sau sửa chữa

30

4

24

2

MH 34

Sửa chữa hệ thống gạt mưa

30

7

21

2

MĐ 35

Sửa chữa hệ thống điện điều hòa

60

8

49

3

MĐ 36

Kỹ năng giao tiếp

30

8

20

2

MH 37

Công nghệ phục hồi chi tiết

30

8

20

2

MĐ 38

Tổ chức và quản lý sản xuất trong sửa chữa điện máy thi công xây dựng

30

8

19

3

MĐ 39

Vận hành máy thi công

60

15

43

2

MH 40

Sửa chữa hệ thống điều khiển điện động cơ bằng phun dầu điện tử

90

15

70

5

 

Tổng cộng

360

73

266

21

(Có nội dung chi tiết kèm theo)

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

- Môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đào tạo những kiến thức, kỹ năng cần thiết mang tính đặc thù riêng trong từng môi trường lao động cụ thể hoặc tính đặc thù của vùng, miền của địa phương cần có.

- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc nêu trong mục 3, các cơ sở dạy nghề tự xây dựng hoặc lựa chọn một số môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được đề nghị trong chương trình khung này (mang tính tham khảo) để áp dụng cho cơ sở của mình.

- Việc xác định các môn học, mô đun tự chọn dựa vào các tiêu chí cơ bản như:

+ Đảm bảo mục tiêu đào tạo chung của nghề;

+ Đáp ứng được nhu cầu cần thiết của địa phương hoặc của từng môi trường lao động cụ thể;

+ Đảm bảo thời gian đào tạo theo quy định;

+ Đảm bảo tỉ lệ thời gian (lý thuyết, thực hành) theo quy định.

- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do Cơ sở dạy nghề tự xây dựng hoặc có thể tham khảo, điều chỉnh từ các môn học, mô đun đề nghị trong chương trình khung này, trên cơ sở đảm bảo mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành nghề hoặc vùng, miền.

- Nếu Cơ sở dạy nghề chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn đề nghị trong chương trình khung này thì tiến hành xây dựng đề cương chi tiết từng bài học cho từng chương cụ thể. Sau đó tiến hành thẩm định và ban hành chương trình chi tiết các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn cho Trường/cơ sở của mình.

- Về thời gian đào tạo các môn học, mô đun tự chọn, các Cơ sở dạy nghề tự bố trí, cân đối vào các học kỳ cho phù hợp tiến độ và tính chất môn học, mô đun (có thể bố trí từ học kỳ II trở đi, tùy tính chất từng môn học, mô đun).

- Về thời lượng chi tiết của từng bài học trong các môn học, mô đun tự chọn, các Cơ sở dạy nghề có thể tự cân đối, thay đổi sao cho phù hợp với nội dung yêu cầu.

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Không quá 120 phút

2

Văn hóa trung học phổ thông đối với hệ tuyển học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở

Viết, Trắc nghiệm

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

3

Kiến thức, kỹ năng nghề:

- Lý thuyết nghề

 

Viết,

Vấn đáp

Trắc nghiệm

Không quá 180 phút

- Thực hành nghề

Bài thi thực hành

Không quá 24 giờ

- Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết với thực hành)

Bài thi lý thuyết và thực hành

Không quá 24 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện

- Học tập nội quy quy chế và giới thiệu nghề nghiệp cho học sinh khi mới nhập trường.

- Tổ chức tham quan, thực nghiệm tại các cơ sở sản xuất.

- Tham gia các hoạt động bổ trợ khác để rèn luyện học sinh.

- Thời gian và nội dung hoạt động giáo dục ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian, đào tạo chính khóa như sau:

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

- Qua các phương tiện thông tin đại chúng

- Sinh hoạt tập thể

Ngoài giờ học hàng ngày từ 19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Thăm quan, dã ngoại

Mỗi học kỳ 1 lần

4. Các chú ý khác

Có thể sử dụng một số mô đun đào tạo trong chương trình khung nêu trên để xây dựng chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề (tùy theo nhu cầu của người học) nhưng phải tạo điều kiện thuận lợi cho người học có thể học liên thông lên trình độ trung cấp nghề./.

B - Chương trình khung trình độ cao đẳng nghề

Tên nghề: Sửa chữa điện máy công trình

Mã nghề: 50510307

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 42

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Hiểu được sơ đồ cấu tạo chung của các hệ thống trên máy công trình và mối liên hệ với hệ thống điện điều khiển;

+ Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và nguyên lý làm việc của các hệ thống điện trên máy công trình thông dụng như San, Lu, Xúc, Ủi, Cần trục và một số máy công trình khác để bảo dưỡng và sửa chữa;

+ Giải thích được cấu trúc cơ bản, chức năng, nhiệm vụ và các thông số kỹ thuật cơ bản của các cơ cấu, bộ phận điều khiển điện, điện tử và thực hiện bảo dưỡng trên các máy thi công xây dựng thông dụng;

+ Xác định được các chỉ tiêu, tiêu chuẩn để đánh giá các mức độ hư hỏng và đề xuất ra phương án bảo dưỡng, sửa chữa các hệ thống điện máy công trình thông dụng khi được cung cấp tài liệu kèm theo.

- Kỹ năng:

+ Sử dụng thành thạo dụng cụ tháo lắp, các thiết bị đo kiểm và thiết bị chẩn đoán hư hỏng hệ thống điện máy công trình;

+ Đọc và phân tích được các sơ đồ mạch điện điều khiển trên các loại máy công trình;

+ Thực hiện được công việc tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa các cơ cấu, hệ thống điện trên các máy công trình thông dụng;

+ Thực hiện được các công việc kiểm tra, xác định được tình trạng kỹ thuật để bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế các chi tiết, bộ phận trong các cơ cấu, hệ thống cơ khí, thủy lực và khí nén được điều khiển bằng điện, điện tử;

+ Chẩn đoán được tình trạng kỹ thuật hệ thống điện điều khiển trên các máy công trình thông dụng;

+ Làm được một số công việc cơ bản của người thợ nguội, thợ hàn, thợ sửa chữa phục vụ cho quá trình bảo dưỡng sửa chữa;

+ Có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng

- Chính trị, đạo đức:

+ Có hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam, truyền thống của dân tộc, giai cấp công nhân Việt Nam vào quá trình rèn luyện bản thân để trở thành người lao động mới có phẩm chất chính trị, có đạo đức và năng lực hoàn thành nhiệm vụ, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

+ Có ý thức thực hiện nghiêm chỉnh đường lối của Đảng, Pháp luật của Nhà nước và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao;

+ Có ý thức chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác trong quá trình làm việc theo tổ, nhóm để nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Vận dụng được một số kiến thức cơ bản về phương pháp tập luyện một số môn thể dục thể thao phổ biến vào quá trình tự luyện tập thành thói quen bảo vệ sức khỏe, phát triển thể lực chung và thể lực chuyên môn nghề nghiệp;

+ Thực hiện được một số kỹ thuật cơ bản của các môn thể dục thể thao phổ biến như: thể dục buổi sáng, điền kinh, xà đơn, xà kép, bóng chuyền và các môn thể thao bổ trợ cho hoạt động nghề nghiệp;

+ Trình bày được những nội dung chính về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; có ý thức làm tốt công tác quốc phòng, an ninh ở cơ sở và sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang;

+ Thực hiện được một số kỹ năng quân sự cần thiết như: đội ngũ, bắn súng, ném lựu đạn biết vận dụng vào phòng vệ cá nhân và tham gia bảo vệ an toàn đơn vị, cơ sở.

3. Cơ hội việc làm

Sau khi tốt nghiệp cao đẳng nghề có thể làm việc:

+ Tự mở xưởng làm dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa điện máy công trình;

+ Tham gia làm việc tại các nhà máy, công ty, các xưởng lắp ráp, sửa chữa bảo dưỡng điện máy công trình trong nước cũng như hợp tác lao động Quốc tế;

+ Kinh doanh cung cấp thiết bị, phụ tùng, vật liệu điện máy công trình.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian đào tạo: 3 năm

- Thời gian học tập: 131 tuần

- Thời gian học tập tối thiểu: 3750 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 400 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 60 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian học các môn học chung: 450 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3300 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 2640 giờ; Thời gian học tự chọn: 660 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 1067 giờ; Thời gian học thực hành: 2233 giờ

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

450

220

200

30

MH 01

Chính trị

90

60

24

6

MH 02

Pháp luật

30

21

7

2

MH 03

Giáo dục thể chất

60

4

52

4

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

75

58

13

4

MH 05

Tin học

75

17

54

4

MH 06

Ngoại ngữ (tiếng Anh)

120

60

50

10

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

2640

795

1749

96

II. 1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

435

281

127

27

MH 07

Vẽ kỹ thuật

45

30

11

4

MH 08

Cơ kỹ thuật

60

56

0

4

MH 09

Vật liệu điện

45

30

12

3

MH 10

Điện kỹ thuật

45

42

0

3

MH 11

Vẽ điện

45

20

22

3

MH 12

Tiếng Anh chuyên ngành

60

58

0

2

MH 13

Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động

30

25

3

2

MĐ 14

Hàn thiếc cơ bản

45

8

34

3

MĐ 15

Nguội cơ bản

60

12

45

3

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

2205

514

1622

69

MĐ 16

Điện tử cơ bản trên máy công trình

120

45

70

5

MĐ 17

Chuẩn bị làm việc

45

15

28

2

MH 18

Kỹ thuật chung về máy công trình

75

53

20

2

MĐ 19

Cấu tạo và hoạt động của động cơ Diezel

120

45

67

8

MĐ 20

Cấu trúc và chức năng của hệ thống thủy lực trên máy công trình

180

45

127

8

MĐ 21

Cấu trúc và chức năng của hệ thống điện cơ trên máy công trình

120

30

86

4

MĐ 22

Bảo dưỡng- Sửa chữa hệ thống cung cấp điện

90

30

56

4

MĐ 23

Bảo dưỡng - Sửa chữa hệ thống điện khởi động

105

18

82

5

MĐ 24

Sửa chữa hệ thống điện điều khiển động cơ bằng mô tơ ga.

90

30

56

4

MĐ 25

Sửa chữa hệ thống điện điều khiển thủy lực

180

45

130

5

MĐ 26

Sửa chữa hệ thống điện điều khiển khí nén

90

25

62

3

MĐ 27

Sửa chữa hệ thống hiển thị - tín hiệu - cảnh báo

90

25

62

3

MĐ 28

Sửa chữa hệ thống chiếu sáng và tín hiệu

60

15

43

2

MĐ 29

Phân tích mạch điện - Kiểm tra và xử lý sự cố

180

45

130

5

MĐ 30

Sửa chữa hệ thống thủy lực và khí nén

105

25

78

2

MĐ 31

Thử máy sau sửa chữa

45

8

35

2

MĐ 32

Thực tập tại doanh nghiệp

510

0

505

5

Tổng cộng

3090

1015

1949

126

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC

(Có nội dung chi tiết kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bổ thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 33

Kỹ năng giao tiếp

30

8

20

2

MĐ 34

Sửa chữa hệ thống gạt mưa

30

7

20

3

MĐ 35

Sửa chữa hệ thống điện điều hòa

90

18

69

3

MĐ 36

Vận hành máy thi công

60

15

43

2

MĐ 37

Phân tích mạch thủy lực - Kiểm tra và điều chỉnh

150

35

110

5

MĐ 38

Nâng cao hiệu quả công việc sửa chữa máy công trình

30

8

19

3

MĐ 39

Công nghệ phục hồi chi tiết

60

15

43

2

MĐ 40

Tổ chức và quản lý sản xuất trong sửa chữa điện máy công trình

30

20

7

3

MĐ 41

Sửa chữa hệ thống điều khiển động cơ bằng bộ điều tốc điện tử

60

15

42

3

MĐ 42

Sửa chữa hệ thống điều khiển điện động cơ bằng phun dầu điện tử

120

35

80

5

 

Tổng cộng

660

176

453

31

(Có nội dung chi tiết kèm theo)

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

- Môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đào tạo những kiến thức, kỹ năng cần thiết mang tính đặc thù riêng trong từng môi trường lao động cụ thể hoặc tính đặc thù của vùng, miền của địa phương cần có.

- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc nêu trong mục 3, các Cơ sở dạy nghề tự xây dựng hoặc lựa chọn một số môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được đề nghị trong chương trình khung này (mang tính tham khảo) để áp dụng cho Trường/cơ sở của mình.

- Việc xác định các môn học, mô đun tự chọn dựa vào các tiêu chí cơ bản như:

+ Đảm bảo mục tiêu đào tạo chung của nghề;

+ Đáp ứng được nhu cầu cần thiết của địa phương hoặc của từng môi trường lao động cụ thể;

+ Đảm bảo thời gian đào tạo theo quy định;

+ Đảm bảo tỉ lệ thời gian (lý thuyết, thực hành) theo quy định.

- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do Cơ sở dạy nghề tự xây dựng hoặc có thể tham khảo, điều chỉnh từ các môn học, mô đun đề nghị trong chương trình khung này, trên cơ sở đảm bảo mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành nghề hoặc vùng miền.

- Nếu Cơ sở dạy nghề chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn đề nghị trong chương trình khung này thì tiến hành xây dựng đề cương chi tiết từng bài học cho từng chương cụ thể. Sau đó tiến hành thẩm định và ban hành chương trình chi tiết các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn cho Cơ sở của mình.

- Về thời gian đào tạo các môn học, mô đun tự chọn, các Cơ sở dạy nghề tự bố trí, cân đối vào các học kỳ cho phù hợp tiến độ và tính chất môn học, mô đun (có thể bố trí từ học kỳ III trở đi, tùy tính chất từng môn học, mô đun).

- Về thời lượng chi tiết của từng bài học trong các môn học, mô đun tự chọn, các Cơ sở dạy nghề có thể tự cân đối, thay đổi sao cho phù hợp với nội dung yêu cầu.

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Không quá 120 phút

2

Kiến thức, kỹ năng nghề:

- Lý thuyết nghề

Viết

Trắc nghiệm

Vấn đáp

Không quá 180 phút

Không quá 90 phút

Không quá 60 phút
(40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời)

- Thực hành nghề

Thực hành bài tập kỹ năng tổng hợp.

Không quá 24 giờ

- Mô đun tốt nghiệp (tích hợp giữa lý thuyết với thực hành).

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

Không quá 24 giờ

3. Xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm mục tiêu giáo dục toàn diện

- Học tập nội quy quy chế và giới thiệu nghề nghiệp cho sinh viên khi mới nhập trường.

- Tổ chức tham quan, thực nghiệm tại các cơ sở sản xuất.

- Tham gia các hoạt động bổ trợ khác để rèn luyện sinh viên.

- Thời gian và nội dung hoạt động giáo dục ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa như sau:

TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

- Qua các phương tiện thông tin đại chúng

- Sinh hoạt tập thể

Ngoài giờ học hàng ngày từ 19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

- Hoạt động thư viện:

Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Thăm quan, dã ngoại

Mỗi học kỳ 1 lần

4. Các chú ý khác

- Dựa theo chương trình này, khi đào tạo liên thông từ trình độ Trung cấp nghề lên Cao đẳng nghề các Cơ sở dạy nghề cần giảng dạy bổ sung những môn học, mô đun mà trong chương trình đào tạo trình độ Trung cấp nghề chưa giảng dạy;

- Có thể sử dụng một số môn học, mô đun đào tạo trong chương trình để xây dựng chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề (tùy theo nhu cầu của người học) nhưng phải tạo điều kiện thuận lợi cho người học có thể học liên thông lên trình độ Trung cấp nghề và Cao đẳng nghề./.

 

PHỤ LỤC 10

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ “ĐIỆN ĐẦU MÁY ĐƯỜNG SẮT”
(Ban hành kèm theo Thông tư số 11/2014/TT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

A - Chương trình khung trình độ trung cấp nghề

Tên nghề: Điện đầu máy đường sắt

Mã nghề: 40510304

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương

(Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì bổ sung phần văn hóa Trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 30

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp trung cấp nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Nêu được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các máy điện, thiết bị điện trên đầu máy;

+ Trình bày được nguyên lý cơ bản các mạch điện đầu máy;

+ Trình bày được các phương pháp kiểm tra, thử nghiệm máy điện, mạch điện sửa chữa hệ thống điện trên đầu máy;

+ Phân biệt được các phương pháp kiểm tra phát hiện hư hỏng, trình tự các bước công việc khi bảo dưỡng, sửa chữa các chi tiết, thiết bị điện đầu máy.

- Kỹ năng:

+ Phân biệt được chủng loại các loại máy điện, các thiết bị điện trên đầu máy;

+ Đọc được bản vẽ kỹ thuật cơ khí, bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp thiết bị điện, máy điện, sơ đồ hệ thống điện trên mỗi loại đầu máy cụ thể;

+ Sử dụng được các dụng cụ đo điện, các dụng cụ, thiết bị đo điện chuyên dùng cho nghề điện đầu máy đường sắt;

+ Lắp đặt được các thiết bị cơ bản của hệ thống điện đầu máy;

+ Kiểm tra, khắc phục được được một số hư hỏng thường gặp của hệ thống điện đầu máy;

+ Thực hiện được đúng thứ tự các bước công việc cơ bản khi bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị đối với từng loại máy điện, thiết bị điện đầu máy.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng

- Chính trị, đạo đức:

+ Trình bày được một số kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; Hiến pháp, Pháp luật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;

+ Trình bày được đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

+ Trung thực trong học tập và kiểm tra;

+ Có tính kiên trì, cẩn thận;

+ Có ý thức tiết kiệm trong việc sử dụng vật tư và thời gian;

+ Luôn giữ gìn và sử dụng đúng các dụng cụ thiết bị đo kiểm tra;

+ Có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp;

+ Luôn hợp tác và tuân thủ sự phân công trong học tập, lao động, thực hành;

+ Có tinh thần khiêm tốn, giúp đỡ người khác;

+ Có tinh thần trách nhiệm cao, biết hỗ trợ nhau trong công việc;

+ Tôn trọng pháp luật và thực hiện tốt nghĩa vụ, trách nhiệm công dân;

+ Hiểu biết các biện pháp phòng chống tham nhũng.

- Thể chất và quốc phòng:

+ Có đủ sức khỏe làm việc lâu dài theo yêu cầu của nghề;

+ Vững vàng kiến thức cơ bản và tham gia hoạt động quân sự phổ thông, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm

Sau khi tốt nghiệp, học sinh có cơ hội làm việc ở các nhà máy lắp ráp đầu máy, các Xí nghiệp đầu máy, Công ty đơn vị có sử dụng đầu máy ở các vị trí:

- Công nhân sửa chữa, lắp ráp điện đầu máy.

- Ngoài ra có thế làm việc trong các tổ sửa chữa điện máy thi công công trình đường sắt.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian khóa học: 02 năm

- Thời gian học tập: 90 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 2550 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 210 giờ

(Trong đó thi tốt nghiệp: 90 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2340 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 1660 giờ; Thời gian học tự chọn: 680 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 743 giờ; Thời gian học thực hành: 1597 giờ

3. Thời gian học văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở: 1200 giờ

(Danh mục các môn học văn hóa Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm, đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả)

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

210

106

87

17

MH 01

Chính trị

30

22

6

2

MH 02

Pháp luật

15

10

4

1

MH 03

Giáo dục thể chất

30

3

24

3

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

45

28

13

4

MH 05

Tin học

30

13

15

2

MH 06

Ngoại ngữ (tiếng Anh)

60

30

25

5

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

1660

438

1129

93

II.l

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

285

166

99

20

MH 07

Vẽ kỹ thuật

45

30

12

3

MH 08

Điện kỹ thuật

60

30

26

4

MH 09

Lý thuyết mạch

45

36

6

3

MĐ 10

An toàn điện

45

18

24

3

MĐ 11

Đo lường điện

45

17

24

4

MH 12

Vật liệu điện

45

35

7

3

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1375

272

1030

73

MH 13

Đường sắt thường thức

30

26

2

2

MH 14

Cấu tạo chung của đầu máy

60

42

14

4

MH 15

Truyền động điện

45

36

6

3

MĐ 16

Máy điện và thiết bị điện đầu máy

60

24

32

4

MĐ 17

Hệ thống điện đầu máy

60

36

20

4

MĐ 18

Kỹ thuật lắp đặt điện đầu máy

80

20

52

8

MĐ 19

Kỹ thuật chiếu sáng và điều hòa không khí trên đầu máy

80

20

52

8

MĐ 20

Kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa điện đầu máy

80

20

52

8

MĐ 21

Thực tập bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện đầu máy

440

24

400

16

MĐ 22

Thực tập bảo dưỡng, sửa chữa máy điện và thiết bị điện đầu máy

440

24

400

16

 

Tổng cộng

1870

544

1216

110

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC

(Có nội dung chi tiết kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo tự chọn; thời gian, phân bố thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

1.1. Danh mục và phân bố thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 23

Linh kiện điện tử và điện tử công suất

75

54

16

5

MH 24

Điện đoàn tàu metro

45

36

6

3

MĐ 25

Nguội cơ bản

120

15

100

5

MH 26

Cung cấp điện đường sắt

45

36

6

3

MH 27

Khí cụ điện

45

36

6

3

MĐ 28

Cơ sở thiết kế điện trên máy vi tính

75

19

48

8

MH 29

Máy tính điện tử trên đầu máy

30

26

2

2

MĐ 30

Sửa chữa điện cơ bản

120

24

84

12

MH 31

Kỹ thuật số

45

39

3

3

MH 32

Vật liệu điện - lạnh

30

26

2

2

MĐ 33

Bảo dưỡng, sửa chữa trạm biến áp 110KV

80

20

58

2

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

- Môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đào tạo những kiến thức, kỹ năng cần thiết mang tính đặc thù riêng trong từng môi trường lao động cụ thể hoặc tính đặc thù của vùng, miền của địa phương cần có.

- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc nêu trong mục III, các Trường/Cơ sở dạy nghề tự xây dựng hoặc lựa chọn một số môn học, môn đun đào tạo nghề tự chọn được đề nghị trong chương trình khung này (mang tính tham khảo) để áp dụng cho Trường/cơ sở của mình.

- Việc xác định các môn học, mô đun tự chọn dựa vào các tiêu chí cơ bản như:

+ Đảm bảo mục tiêu đào tạo chung của nghề;

+ Đáp ứng được nhu cầu cần thiết của địa phương hoặc của từng môi trường lao động cụ thể;

+ Đảm bảo thời gian đào tạo theo quy định;

+ Đảm bảo tỉ lệ thời gian (lý thuyết, thực hành) theo quy định.

- Về thời gian đào tạo các môn học, mô đun tự chọn, các Trường/Cơ sở dạy nghề tự bố trí, cân đối vào các học kỳ cho phù hợp tiến độ và tính chất môn học, mô đun (có thể bố trí từ học kỳ III trở đi, tùy tính chất từng môn học, mô đun).

- Về thời lượng chi tiết của từng bài học trong các môn học, mô đun tự chọn, các Trường/Cơ sở dạy nghề có thể tự cân đối, thay đổi sao cho phù hợp với nội dung yêu cầu.

Ví dụ: có thể lựa chọn 10 trong số 11 môn học, mô đun có trong danh mục môn học, mô đun lựa chọn ở trên để áp dụng và xây dựng đề cương chi tiết chương trình dạy nghề, cụ thể như sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 23

Linh kiện điện tử và điện tử công suất

75

54

16

5

MH 24

Điện đoàn tàu metro

45

36

6

3

MĐ 25

Nguội cơ bản

120

15

100

5

MH 26

Cung cấp điện đường sắt

45

36

6

3

MH 27

Khí cụ điện

45

36

6

3

MĐ 28

Cơ sở thiết kế điện trên máy vi tính

75

19

48

8

MĐ 29

Máy tính điện tử trên đầu máy

30

26

2

2

MĐ 30

Sửa chữa điện cơ bản

120

24

84

12

MH 31

Kỹ thuật số

45

39

3

5

MĐ 33

Bảo dưỡng, sửa chữa trạm biến áp 110KV

80

20

58

2

 

Cộng

680

305

329

46

(Có nội dung chi tiết kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Không quá 120 phút

2

Văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở

Viết, trắc nghiệm

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

3

Kiến thức, kỹ năng nghề

- Lý thuyết nghề


 

- Thực hành nghề

- Bài thi tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành)

 

Viết

Vấn đáp


Bài thi thực hành

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

 

Không quá 120 phút

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và trả lời 20 phút/học sinh)

Không quá 12 giờ

Không quá 12 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện

- Nhằm mục đích giáo dục toàn diện, để học sinh có được nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, Trường/Cơ sở dạy nghề có thể bố trí tham quan, học tập dã ngoại tại các xí nghiệp, công ty với kỹ thuật điều khiển hiện đại, tự động hóa cao.

- Để giáo dục truyền thống, mở rộng nhận thức về văn hóa xã hội... có thể bố trí cho học sinh tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương.

- Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa.

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

Qua các phương tiện thông tin đại chúng Sinh hoạt tập thể

Ngoài giờ học hàng ngày

19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Đi thực tế

Theo thời gian bố trí của giáo viên và theo yêu cầu của môn học, mô đun

4. Các chú ý khác

Khi các cơ sở đào tạo nghề tự thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học, mô đun đào tạo tự chọn có thể xếp sắp lại mã môn học, mô đun đào tạo trong chương đào tạo của mình để dễ theo dõi và quản lý./.

B - Chương trình khung trình độ cao đẳng nghề

Tên nghề: Điện đầu máy đường sắt

Mã nghề: 50510304

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 36

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Nêu được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các thiết bị điện trên đầu máy;

+ Mô tả được đầy đủ nguyên lý hoạt động của hệ thống mạch điện đầu máy;

+ Phân biệt được chủng loại các loại máy điện, các thiết bị điện cùng loại;

+ So sánh được kết cấu, tính năng của hệ thống điện trên các loại đầu máy;

+ Phân tích được các bản vẽ hệ thống điện đầu máy, các bản vẽ công nghệ, các yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu kiểm tra;

+ Mô tả được đầy đủ các bước công nghệ cơ bản vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện đầu máy;

+ Trình bày được các phương pháp kiểm tra, thử nghiệm thiết bị điện, hệ thống điện đầu máy;

+ Phân biệt được các phương pháp kiểm tra phát hiện hư hỏng, trình tự các bước công việc khi bảo dưỡng, sửa chữa các cụm chi tiết, thiết bị của hệ thống điện đầu máy.

- Kỹ năng

+ Đọc thành thạo bản vẽ kỹ thuật: bản vẽ chi tiết cấu tạo thiết bị điện, bản vẽ lắp, sơ đồ hệ thống điện mạch trên đầu máy;

+ Thao tác thuần thục một số bước cơ bản trong bảo dưỡng, lắp đặt các thiết bị điện, khí cụ điện, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;

+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo, các dụng cụ, thiết bị chuyên dùng;

+ Phát hiện được sai sót kỹ thuật, ứng dụng được các biện pháp phòng ngừa và khắc phục trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa điện đầu máy;

+ Thực hiện được đầy đủ, chính xác các bước công việc khi bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị điện, mạch điện đối với từng loại đầu máy cụ thể;

+ Tổ chức được tổ, nhóm lao động để thực hiện công việc đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, an toàn lao động.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng

- Chính trị, đạo đức:

+ Trình bày được một số kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; Hiến pháp, Pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Trình bày được đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

+ Trung thực trong học tập và kiểm tra;

+ Có tính kiên trì, cẩn thận;

+ Có ý thức tiết kiệm trong việc sử dụng vật tư và thời gian;

+ Luôn giữ gìn các dụng cụ thiết bị đo kiểm tra;

+ Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp;

+ Có tinh thần cầu thị, không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ;

+ Có tinh thần khiêm tốn, giúp đỡ người khác;

+ Có tinh thần trách nhiệm cao, biết hỗ trợ nhau trong công việc;

+ Tôn trọng pháp luật và thực hiện tốt nghĩa vụ, trách nhiệm công dân;

+ Hiểu biết, áp dụng được các biện pháp phòng chống tham nhũng.

- Thể chất và quốc phòng:

+ Có đủ sức khỏe làm việc lâu dài theo yêu cầu của nghề;

+ Vững vàng kiến thức cơ bản và tham gia hoạt động quân sự phổ thông, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có cơ hội làm việc ở các nhà máy lắp ráp đầu máy, các Xí nghiệp đầu máy, Công ty đơn vị có sử dụng đầu máy ở các vị trí:

- Công nhân sửa chữa, lắp ráp điện đầu máy.

- Kỹ thuật viên kiểm tra chất lượng sản phẩm tại phân xưởng lắp ráp, sửa chữa điện đầu máy.

- Quản lý tổ sản xuất tại các phân xưởng lắp ráp, sửa chữa điện đầu máy.

- Các tổ sửa chữa điện máy thi công công trình đường sắt.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian đào tạo: 3 năm

- Thời gian học tập: 131 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 3750 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 300 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 120 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3300 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 2370 giờ; Thời gian học tự chọn: 930 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 1009 giờ; Thời gian học thực hành: 2291 giờ

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

450

220

200

30

MH 01

Chính trị

90

60

24

6

MH 02

Pháp luật

30

21

7

2

MH 03

Giáo dục thể chất

60

4

52

4

MH 04

Giáo dục quốc phòng -An ninh

75

58

13

4

MH 05

Tin học

75

17

54

4

MH 06

Ngoại ngữ (tiếng Anh)

120

60

50

10

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

2370

552

1667

151

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

300

166

113

21

MH 07

Vẽ kỹ thuật

45

30

12

3

MĐ 08

Điện kỹ thuật

75

30

40

5

MH 09

Lý thuyết mạch

45

36

6

3

MĐ 10

An toàn điện

45

18

24

3

MĐ 11

Đo lường điện

45

17

24

4

MH 12

Vật liệu điện

45

35

7

3

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

2070

386

1554

130

MH 13

Đường sắt thường thức

30

26

2

2

MH 14

Cấu tạo chung của đầu máy

60

42

14

4

MH 15

Truyền động điện

45

36

6

3

MĐ 16

Máy điện và thiết bị điện đầu máy

90

30

52

8

MĐ 17

Điện điều khiển đầu máy

90

42

40

8

MĐ 18

Kỹ thuật lắp đặt điện đầu máy

120

30

80

10

MĐ 19

Kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa điện đầu máy

120

42

68

10

MĐ 20

Thử nghiệm điện đầu máy

75

30

40

5

MĐ 21

Thực tập bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện đầu máy

720

48

632

40

MĐ 22

Thực tập bảo dưỡng, sửa chữa máy điện và thiết bị điện đầu máy

720

60

620

40

 

Tổng cộng

2820

772

1867

181

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC

(Có hội dung chi tiết kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo tự chọn; thời gian, phân bố thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

1.1. Danh mục và phân bố thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 23

Cung cấp điện đường sắt

45

36

6

3

MH 24

Điện đoàn tàu metro

45

36

6

3

MH 25

Khí cụ điện

45

36

6

3

MĐ 26

Cơ sở thiết kế điện trên máy vi tính

120

36

72

12

MH 27

Chuẩn đoán kỹ thuật điện đầu máy

45

36

6

3

MH 28

Máy tính điện tử trên đầu máy

30

26

2

2

MĐ 29

Kỹ thuật chiếu sáng và điều hòa không khí trên đầu máy

120

24

84

12

MĐ 30

Sửa chữa điện cơ bản

120

24

84

12

MH 31

Bảo vệ rơ le

45

35

7

3

MH 32

Kỹ thuật điện tử

45

36

6

3

MH 33

Kỹ thuật số

45

39

3

3

MH 34

Linh kiện điện tử và điện tử công suất

75

54

16

5

MĐ 35

Nguội cơ bản

120

15

100

5

MH 36

Tổ chức quản lý sản xuất

30

24

4

2

MH 37

Vật liệu điện - lạnh

30

28

0

2

MĐ 38

Bảo dưỡng, sửa chữa trạm biến áp 110kV

80

20

40

20

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

- Môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đào tạo những kiến thức, kỹ năng cần thiết mang tính đặc thù riêng trong từng môi trường lao động cụ thể hoặc tính đặc thù của vùng, miền của địa phương cần có.

- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc nêu trong mục III, các Trường/cơ sở dạy nghề tự xây dựng hoặc lựa chọn một số môn học, môn đun đào tạo nghề tự chọn được đề nghị trong chương trình khung này (mang tính tham khảo) để áp dụng cho Trường/cơ sở của mình.

- Việc xác định các môn học, mô đun tự chọn dựa vào các tiêu chí cơ bản như:

+ Đảm bảo mục tiêu đào tạo chung của nghề;

+ Đáp ứng được nhu cầu cần thiết của địa phương hoặc của từng môi trường lao động cụ thể;

+ Đảm bảo thời gian đào tạo theo quy định;

+ Đảm bảo tỉ lệ thời gian (lý thuyết, thực hành) theo quy định.

- Về thời gian đào tạo các môn học, mô đun tự chọn, các Trường/Cơ sở dạy nghề tự bố trí, cân đối vào các học kỳ cho phù hợp tiến độ và tính chất môn học, mô đun (có thể bố trí từ học kỳ III trở đi, tùy tính chất từng môn học, mô đun).

- Về thời lượng chi tiết của từng bài học trong các môn học, mô đun tự chọn, các Trường/Cơ sở dạy nghề có thể tự cân đối, thay đổi sao cho phù hợp với nội dung yêu cầu.

- Ví dụ: Có thể lựa chọn 14 trong số 16 môn học, mô đun có trong danh mục môn học, mô đun lựa chọn ở trên để áp dụng và xây dựng đề cương chi tiết chương trình đào tạo, cụ thể như sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 23

Cung cấp điện đường sắt

45

36

6

3

MH 24

Điện đoàn tàu metro

45

36

6

3

MH 25

Khí cụ điện

45

36

6

3

MĐ 26

Cơ sở thiết kế điện trên máy vi tính

120

36

72

12

MH 27

Chuẩn đoán kỹ thuật điện đầu máy

45

36

6

3

MH 28

Máy tính điện tử trên đầu máy

30

26

2

2

MĐ 29

Kỹ thuật chiếu sáng và điều hòa không khí trên đầu máy

120

24

84

12

MĐ 30

Sửa chữa điện cơ bản

120

24

84

12

MH 31

Bảo vệ rơ le

45

35

7

3

MH 32

Kỹ thuật điện tử

45

36

6

3

MH 33

Kỹ thuật số

45

39

3

3

MH 34

Linh kiện điện tử và điện tử công suất

75

54

16

5

MĐ 35

Nguội cơ bản

120

15

100

5

MH 36

Tổ chức quản lý sản xuất

30

24

4

2

 

Cộng:

930

457

402

71

(Có nội dung chi tiết kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Không quá 120 phút

2

Kiến thức, kỹ năng nghề

- Lý thuyết nghề


 

- Thực hành nghề

- Bài thi tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành)

 

Viết

Vấn đáp


Bài thi thực hành

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

 

Không quá 120 phút

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và trả lời 20 phút/học sinh)

Không quá 12 giờ

Không quá 12 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện

- Nhằm mục đích giáo dục toàn diện, để học sinh có được nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, Trường/Cơ sở dạy nghề có thể bố trí tham quan, học tập dã ngoại tại các xí nghiệp, công ty với kỹ thuật điều khiển hiện đại, tự động hóa cao.

- Để giáo dục truyền thống, mở rộng nhận thức về văn hóa xã hội... có thể bố trí cho học sinh tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương.

- Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa.

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

Qua các phương tiện thông tin đại chúng; Sinh hoạt tập thể

Ngoài giờ học hàng ngày 19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Đi thực tế

Theo thời gian bố trí của giáo viên và theo yêu cầu của môn học, mô đun

4. Các chú ý khác

Khi các cơ sở đào tạo nghề tự thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học, mô đun đào tạo tự chọn có thể xếp sắp lại mã môn học, mô đun đào tạo trong chương đào tạo của mình để dễ theo dõi và quản lý./.

 

PHỤ LỤC 11

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ “SỬA CHỮA ĐƯỜNG DÂY TẢI ĐIỆN ĐANG VẬN HÀNH”
(Ban hành kèm theo Thông tư số 11/2014/TT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

A - Chương trình khung trình độ trung cấp nghề

Tên nghề: Sửa chữa đường dây tải điện đang vận hành

Mã nghề: 40510309

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương

(Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa Trung học phổ thông theo quy định Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 35

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Trình bày được các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, quy phạm của Nhà nước và của ngành liên quan đến lĩnh vực lắp đặt, bảo dưỡng sửa chữa đường dây tải điện không điện và đang vận hành;

+ Mô tả được công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc, thông số và tiêu chuẩn kỹ thuật của các thiết bị đo lường điện thông dụng, các loại khí cụ điện, máy điện, các loại dụng cụ, vật liệu, máy thi công dùng trong lắp đặt, bảo dưỡng sửa chữa đường dây tải điện không điện và đang vận hành;

+ Liệt kê và mô tả được các dụng cụ, trang thiết bị, phương tiện cần thiết trong công tác lắp đặt, bảo dưỡng sửa chữa đường dây tải điện không điện và đang vận hành;

+ Trình bày được các tiêu chuẩn kỹ thuật về sửa chữa đường dây tải điện đang vận hành;

+ Mô tả được quy trình thi công sửa chữa lưới điện 22 kV đang vận hành: bảo dưỡng sứ đứng, sứ treo, xà, bảo dưỡng dây dẫn; thay thế các thiết bị như chống sét, cầu chì tự rơi, dao cách ly, máy cắt;

+ Trình bày được các quy định an toàn khi thi công đường dây đang vận hành.

- Kỹ năng:

+ Đọc và phân tích được các bản vẽ thi công các hạng mục công trình bảo dưỡng sửa chữa đường dây tải điện đang vận hành;

+ Sử dụng và bảo quản được trang thiết bị dụng cụ, thiết bị đo kiểm cần thiết trong công tác bảo dưỡng, sửa chữa đường dây tải điện đang vận hành;

+ Thực hiện được các nhiệm vụ thi công công trình đường dây tải điện trên không lưới điện trung áp, hạ áp: đào móng, dựng cột điện, làm tiếp đất cột, lắp xà, sứ cách điện, căng dây lấy độ võng, lắp đặt các phụ kiện trên đường dây, lắp đặt cáp vặn xoắn hạ áp...;

+ Chuẩn bị được các loại thiết bị vật tư phù hợp với yêu cầu của công việc bảo dưỡng, bảo trì, thay thế thiết bị, đường dây đang mang điện;

+ Thực hiện được quy trình thi công sửa chữa lưới điện 22 kV đang vận hành, bao gồm: bảo dưỡng sứ đứng, sứ treo, xà, thay thế các thiết bị như chống sét, cầu chì tự rơi, dao cách ly, máy cắt;

+ Thực hiện được các biện pháp an toàn trong sửa chữa đường dây đang vận hành: nhận, kiểm tra hiện trường trước khi thi công; kiểm tra trang bị bảo hộ lao động; kiểm tra dụng cụ, phương tiện thi công; đặt biển báo, rào chắn; kiểm tra, bàn giao hiện trường sau khi công tác...

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng

- Chính trị, đạo đức:

+ Trình bày được một số kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về truyền thống yêu nước của dân tộc, của giai cấp công nhân Viêt Nam, về vai trò lãnh đạo, đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước;

+ Nêu được quyền, nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Có nhận thức và biết giữ gìn, phát huy truyền thống của giai cấp công nhân; biết kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam;

+ Tự giác học lập để nâng cao trình độ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; vận dụng được những kiến thức đã học để tu dưỡng, rèn luyện trở thành người lao động có lương tâm nghề nghiệp, chủ động, sáng tạo, có ý thức trách nhiệm cao; có lối sống khiêm tốn giản dị, trong sạch lành mạnh, có tác phong công nghiệp.

- Thể chất và quốc phòng:

+ Trình bày được kiến thức cơ bản và phương pháp tập luyện về thể dục thể thao nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe, nâng cao thể lực để học tập, lao động trong lĩnh vực nghề nghiệp;

+ Trình bày được kiến thức cơ bản trong chương trình Giáo dục quốc phòng - An ninh;

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tự giác trong thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm

Sau khi tốt nghiệp học sinh có thể làm việc tại các công ty phân phối điện, công ty xây lắp điện với các vị trí công việc như:

+ Sửa chữa bảo dưỡng đường dây tải điện trung áp đang vận hành;

+ Quản lý, vận hành, sửa chữa đường dây có điện áp đến 35 kV;

+ Thi công các công trình điện trung, hạ áp.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian khóa học: 02 năm

- Thời gian học tập: 90 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 2550 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 210 giờ(Trong đó thi tốt nghiệp: 90 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2340 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 1765 giờ; Thời gian học tự chọn: 575 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 703 giờ; Thời gian học thực hành: 1637 giờ

3. Thời gian học văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở: 1200 giờ

(Danh mục các môn học văn hóa Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo trong chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm đảm bảo cho học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả)

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

210

106

87

17

MH 01

Chính trị

30

22

6

2

MH 02

Pháp luật

15

10

4

1

MH 03

Giáo dục thể chất

30

3

24

3

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

45

28

13

4

MH 05

Tin học cơ bản

30

13

15

2

MH 06

Ngoại ngữ (tiếng Anh)

60

30

25

5

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

1765

545

1153

67

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

480

239

214

27

MH 07

Vẽ kỹ thuật

45

30

12

3

MH 08

Cơ kỹ thuật

30

22

6

2

MH 09

Cơ kết cấu

30

20

8

2

MH 10

Vật liệu điện

45

32

10

3

MH 11

Sức bền vật liệu

30

20

8

2

MH 12

Kỹ thuật điện

90

56

28

6

MH 13

Máy điện

30

20

8

2

MĐ 14

Gia công cơ khí

60

16

41

3

MĐ 15

Thực tập điện cơ bản

120

23

93

4

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1285

306

939

40

MH 16

Kỹ thuật lưới điện

75

42

29

4

MĐ 17

Kỹ thuật an toàn điện

90

38

49

3

MH 18

Ngắn mạch trong hệ thống điện

45

32

10

3

MH 19

Bảo vệ rơle và tự động hóa

45

32

10

3

MH 20

Tổ chức sản xuất

45

40

2

3

MĐ 21

Sử dụng thiết bị đo lường điện

80

14

63

3

MĐ 22

Thi công đường dây tải điện trên không điện áp đến 35 kv

120

18

99

3

MĐ 23

Quản lý vận hành lưới điện phân phối

80

12

65

3

MĐ 24

Bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện phân phối

80

15

62

3

MĐ 25

Quản lý, sử dụng dụng cụ, trang thiết bị thi công sửa chữa lưới điện 22 kV đang vận hành

120

18

98

4

MĐ 26

Bảo dưỡng cách điện đường dây 22 kV đang vận hành

105

15

86

4

MĐ 27

Thay thế thiết bị điện 22 kV đang vận hành

120

30

86

4

MĐ 28

Thực tập sản xuất

280

0

280

0

 

Tổng cộng

1975

651

1240

84

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC

(Có nội dung chi tiết kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 29

Tin học ứng dụng

60

25

30

5

MH 30

Tiếng Anh chuyên ngành điện

45

25

17

3

MH31

Nhà máy điện và trạm biến áp

45

35

7

3

MH 32

Điện tử công nghiệp

45

30

12

3

MĐ 33

Thi công cáp vặn xoắn lưới điện hạ áp

60

8

50

2

MĐ 34

Gia công tủ điện hạ thế

120

15

102

3

MĐ 35

Bảo dưỡng, sửa chữa xà đường dây 22 kV đang vận hành

200

20

175

5

 

Tổng cộng

575

158

393

24

(Có nội dung chi tiết kèm theo)

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

- Môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đào tạo những kiến thức, kỹ năng cần thiết mang tính đặc thù riêng trong từng môi trường lao động cụ thể hoặc tính đặc thù của vùng, miền của địa phương cần có.

- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc nêu trong mục III, các Trường/Cơ sở dạy nghề tự xây dựng hoặc lựa chọn một số môn học, môn đun đào tạo nghề tự chọn được đề nghị trong chương trình khung này (mang tính tham khảo) để áp dụng cho Trường/cơ sở của mình.

- Việc xác định các môn học, Mô đun tự chọn dựa vào các tiêu chí cơ bản như:

+ Đảm bảo mục tiêu đào tạo chung của nghề;

+ Đáp ứng được nhu cầu cần thiết của địa phương hoặc của từng môi trường lao động cụ thể;

+ Đảm bảo thời gian đào tạo theo quy định;

+ Đảm bảo tỷ lệ thời gian (lý thuyết, thực hành) theo quy định.

- Về thời gian đào tạo các môn học, mô đun tự chọn, các Trường/Cơ sở dạy nghề tự bố trí, cân đối vào các học kỳ cho phù hợp tiến độ và tính chất môn học, mô đun (có thể bố trí từ học kỳ III trở đi, tùy tính chất từng môn học, mô đun).

- Về thời lượng chi tiết của lừng bài học trong các môn học, mô đun tự chọn, các Trường/Cơ sở dạy nghề có thể tự cân đối, thay đổi sao cho phù hợp với nội dung yêu cầu.

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Không quá 120 phút

2

Văn hóa Trung học phổ thông đối với tuyển sinh Trung học cơ sở

Viết, trắc nghiệm

Theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo

3

Kiến thức, kỹ năng nghề

- Lý thuyết nghề


 

- Thực hành nghề

 

Viết

Vấn đáp


Bài thi thực hành

 

Không quá 120 phút

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và trả lời 20 phút/học sinh)

Không quá 12 giờ

 

- Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành)

Bài thi lý thuyết và thực hành

Không quá 12 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện

- Nhằm mục đích giáo dục toàn diện, để học sinh có được nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, Trường/Cơ sở dạy nghề có thể bố trí tham quan,  học tập dã ngoại tại các nhà máy điện, công ty điện lực và truyền tải điện.

- Để giáo dục truyền thống, mở rộng nhận thức về văn hóa xã hội... có thể bố trí cho học sinh tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương.

- Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa.

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

Qua các phương tiện thông tin đại chúng

Sinh hoạt tập thể

Ngoài giờ học hàng ngày 19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Đi thực tế

Theo thời gian bố trí của giáo viên và theo yêu cầu của môn học, mô đun

4. Các chú ý khác

Khi các cơ sở đào tạo nghề tự thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học, mô đun đào tạo tự chọn có thể xếp sắp lại mã môn học, mô đun đào tạo trong chương đào tạo của mình để dễ theo dõi và quản lý./.

B - Chương trình khung trình độ cao đẳng nghề

Tên nghề: Sửa chữa đường dây tải điện đang vận hành

Mã nghề: 50510309

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 39

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Trình bày được các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, quy phạm của Nhà nước và của ngành liên quan đến lĩnh vực lắp đặt, bảo dưỡng sửa chữa đường dây tải điện không điện và đang vận hành;

+ Mô tả được công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc, thông số và tiêu chuẩn kỹ thuật của các thiết bị đo lường điện thông dụng, các loại khí cụ điện, máy điện, các loại dụng cụ, vật liệu, máy thi công dùng trong lắp đặt, bảo dưỡng sửa chữa đường dây tải điện không điện và đang vận hành;

+ Liệt kê và mô tả được các dụng cụ, trang thiết bị, phương tiện cần thiết trong công tác lắp đặt, bảo dưỡng sửa chữa đường dây tải điện không điện và đang vận hành;

+ Trình bày được các tiêu chuẩn kỹ thuật, các giải pháp công nghệ về sửa chữa đường dây tải điện đang vận hành;

+ Trình bày được quy trình thi công sửa chữa lưới điện 22 kV đang vận hành: bảo dưỡng sứ đứng, sứ treo, xà, bảo dưỡng dây dẫn; thay thế các thiết bị như chống sét, cầu chì tự rơi, dao cách ly, máy cắt;

+ Phân tích dược quy trình tổ chức sản xuất, quản lý kỹ thuật tại phân xưởng, tổ, đội sản xuất;

+ Trình bày được các quy định an toàn khi thi công đường dây đang vận hành.

- Kỹ năng:

+ Kèm cặp và hướng dẫn công nhân bậc thấp, kiểm tra và giám sát việc thực hiện công việc của người có trình độ trung cấp nghề, sơ cấp nghề;

+ Đọc và phân tích được các bản vẽ thi công các hạng mục công trình bảo dưỡng sửa chữa đường dây tải điện đang vận hành;

+ Sử dụng thành thạo và bảo dưỡng trang thiết bị dụng cụ, thiết bị cần thiết trong công tác bảo dưỡng, sửa chữa đường dây tải điện đang vận hành;

+ Thực hiện được các nhiệm vụ thi công công trình đường dây tải điện trên không lưới điện trung áp, hạ áp: đào móng, dựng cột điện, làm tiếp đất cột, lắp xà, sứ cách điện, căng dây lấy độ võng, lắp đặt các phụ kiện trên đường dây, lắp đặt cáp vặn xoắn hạ áp...;

+ Phân tích, đánh giá và đưa ra giải pháp xử lý các sự cố, tình huống thường gặp trong quá trình thi công lắp đặt đường dây tải điện, vận hành lưới điện trung áp;

+ Tổ chức làm việc theo nhóm, sáng tạo, ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao, giải quyết được các tình huống phức tạp khi thực hiện các công việc sửa chữa đường dây tải điện 22 kV đang vận hành;

+ Tính toán, đề xuất được các loại thiết bị vật tư phù hợp với yêu cầu của công việc bảo dưỡng, bảo dưỡng, thay thế thiết bị đường dây đang mang điện;

+ Thực hiện được quy trình thi công sửa chữa lưới điện 22 kV đang vận hành, bao gồm: bảo dưỡng sứ đứng, sứ treo, xà, bảo dưỡng dây dẫn; thay thế các thiết bị như chống sét, cầu chì tự rơi, dao cách ly, máy cắt; cô lập và đấu nối lưới điện;

+ Thực hiện được các biện pháp an toàn trong sửa chữa đường dây đang vận hành: nhận, kiểm tra hiện trường trước khi thi công; kiểm tra trang bị bảo hộ lao động; kiểm tra dụng cụ, phương tiện thi công; đặt biển báo, rào chắn; kiểm tra, bàn giao hiện trường sau khi công tác...

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng

- Chính trị, đạo đức:

+ Trình bày được một số kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về truyền thống yêu nước của dân tộc, của giai cấp công nhân Việt Nam, về vai trò lãnh đạo, đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước;

+ Nêu được quyền, nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;

+ Có nhận thức và biết giữ gìn, phát huy truyền thống của giai cấp công nhân; biết kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam;

+ Tự giác học tập để nâng cao trình độ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; vận dụng được những kiến thức đã học để tu dưỡng, rèn luyện trở thành người lao động có lương tâm nghề nghiệp, chủ động, sáng tạo, có ý thức trách nhiệm cao; có lối sống khiêm tốn giản dị, trong sạch lành mạnh, có tác phong công nghiệp.

- Thể chất và quốc phòng:

+ Trình bày được kiến thức cơ bản và phương pháp tập luyện về thể dục thể thao nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe, nâng cao thể lực để học tập, lao động trong lĩnh vực nghề nghiệp;

+ Thực hiện được các kỹ năng cơ bản và phương pháp tập luyện về thể dục thể thao nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe, nâng cao thể lực để học tập, lao động trong lĩnh vực nghề nghiệp;

+ Trình bày được kiến thức cơ bản trong chương trình Giáo dục quốc phòng - an ninh;

+ Thực hiện được các kỹ năng cơ bản trong chương trình Giáo dục quốc phòng - an ninh;

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tự giác trong thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm

- Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm việc tại các công ty phân phối điện, công ty xây lắp điện với các vị trí công việc như:

+ Sửa chữa bảo dưỡng đường dây tải điện trung áp đang vận hành;

+ Quản lý, vận hành, sửa chữa đường dây có điện áp đến 35 kV;

+ Thi công các công trình điện trung, hạ áp;

- Làm giáo viên giảng dạy thực hành các lớp sơ cấp, trung cấp nghề Sửa chữa đường dây tải điện đang vận hành; Xây lắp điện.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian khóa học: 03 năm

- Thời gian học tập: 131 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 3775 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 400 giờ

(Trong đó thi tốt nghiệp: 160 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3320 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 2545 giờ; Thời gian học tự chọn: 775 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 977 giờ; Thời gian học thực hành: 2343 giờ

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

450

220

200

30

MH 01

Chính trị

90

60

24

6

MH 02

Pháp luật

30

21

7

2

MH 03

Giáo dục thể chất

60

4

52

4

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

75

58

13

4

MH 05

Tin học

75

17

54

4

MH 06

Ngoại ngữ (tiếng Anh)

120

60

50

10

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

2545

771

1683

91

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

545

274

241

30

MH 07

Vẽ kỹ thuật

60

40

16

4

MH 08

Cơ kỹ thuật

30

22

6

2

MH 09

Cơ kết cấu

30

20

8

2

MH 10

Vật liệu điện

45

32

10

3

MH 11

Sức bền vật liệu

30

20

8

2

MH 12

Kỹ thuật điện

105

65

33

7

MH 13

Máy điện

45

32

10

3

MĐ 14

Gia công cơ khí

80

20

57

3

MĐ 15

Thực tập điện cơ bản

120

23

93

4

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

2000

497

1442

61

MH 16

Kỹ thuật lưới điện

120

68

46

6

MĐ 17

Kỹ thuật an toàn điện

120

50

66

4

MH 18

Ngắn mạch trong hệ thống điện

45

32

10

3

MH 19

Bảo vệ rơle và tự động hóa

45

32

10

3

MH 20

Bảo vệ quá điện áp

45

32

10

3

MH 21

Tổ chức sản xuất

60

40

17

3

MĐ 22

Sử dụng thiết bị đo lường điện

80

14

63

3

MĐ 23

Thi công đường dây tải điện trên không điện áp đến 35 kv

165

21

139

5

MĐ 24

Quản lý vận hành lưới điện phân phối

90

20

67

3

MĐ 25

Bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện phân phối

150

35

110

5

MĐ 26

Quản lý, sử dụng dụng cụ, trang thiết bị thi công sửa chữa lưới điện 22 kV đang vận hành

120

18

98

4

MĐ 27

Bảo dưỡng cách điện đường dây 22 kV đang vận hành

160

35

120

5

MĐ 28

Cô lập, đấu nối lưới điện

160

40

115

5

MĐ 29

Thay thế thiết bị điện 22 kV đang vận hành

160

40

115

5

MĐ 30

Bảo dưỡng, sửa chữa dây dẫn đường dây 22 kV đang vận hành

120

20

96

4

MĐ 31

Thực tập sản xuất

360

0

360

0

 

Tổng cộng

3000

995

1884

121

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC

(Có nội dung chi tiết kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÂY DỤNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 32

Tin học ứng dụng

90

35

49

6

MH 33

Tiếng Anh chuyên ngành điện

80

34

42

4

MII 34

Nhà máy điện và trạm biến áp

60

45

11

4

MH 35

Điện tử công nghiệp

45

32

10

3

MĐ 36

Thi công cáp vặn xoắn lưới điện hạ áp

60

8

50

2

MĐ 37

Gia công tủ điện hạ thế

150

20

126

4

MĐ 38

Bảo dưỡng, sửa chữa xà đường dây 22 kV đang vận hành

200

20

175

5

MĐ 39

Thi công cáp điện ngầm

90

12

76

2

 

Tổng cộng

775

206

539

30

(Có nội dung chi tiết kèm theo)

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

- Môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đào tạo những kiến thức, kỹ năng cần thiết mang tính đặc thù riêng trong từng môi trường lao động cụ thể hoặc tính đặc thù của vùng, miền của địa phương cần có.

- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc nêu trong mục III, các Trường/cơ sở dạy nghề tự xây dựng hoặc lựa chọn một số môn học, môn đun đào tạo nghề tự chọn được đề nghị trong chương trình khung này (mang tính tham khảo) để áp dụng cho Trường/cơ sở của mình.

- Việc xác định các môn học, mô đun tự chọn dựa vào các tiêu chí cơ bản như:

+ Đảm bảo mục tiêu đào tạo chung của nghề;

+ Đáp ứng được nhu cầu cần thiết của địa phương hoặc của từng môi trường lao động cụ thể;

+ Đảm bảo thời gian đào tạo theo quy định;

+ Đảm bảo tỉ lệ thời gian (lý thuyết, thực hành) theo quy định.

- Về thời gian đào tạo các môn học, mô đun tự chọn, các Trường/Cơ sở dạy nghề tự bố trí, cân đối vào các học kỳ cho phù hợp tiến độ và tính chất môn học, mô đun (có thể bố trí từ học kỳ III trở đi, tùy tính chất từng môn học, mô đun).

- Về thời lượng chi tiết của từng bài học trong các môn học, mô đun tự chọn, các Trường/Cơ sở dạy nghề có thể tự cân đối, thay đổi sao cho phù hợp với nội dung yêu cầu.

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Không quá 120 phút

2

Kiến thức, kỹ năng nghề

- Lý thuyết nghề


 

- Thực hành nghề

 

Viết

Vấn đáp


Bài thi thực hành

 

Không quá 180 phút

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và trả lời 20 phút/học sinh)

Không quá 12 giờ

 

- Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành)

Bài thi lý thuyết và thực hành

Không quá 12 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện

- Nhằm mục đích giáo dục toàn diện, để học sinh có được nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, Trường/Cơ sở dạy nghề có thể bố trí tham quan, học tập dã ngoại tại các nhà máy điện, công ty điện lực và truyền tải điện.

- Để giáo dục truyền thống, mở rộng nhận thức về văn hóa xã hội... có thể bố trí cho học sinh tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương.

- Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa.

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

Qua các phương tiện thông tin đại chúng

Sinh hoạt tập thể

Ngoài giờ học hàng ngày 19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Đi thực tế

Theo thời gian bố trí của giáo viên và theo yêu cầu của môn học, mô đun

4. Các chú ý khác

Khi các cơ sở đào tạo nghề tự thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học, mô đun đào tạo tự chọn có thể xếp sắp lại mã môn học, mô đun đào tạo trong chương đào tạo của mình để dễ theo dõi và quản lý./.

 

PHỤ LỤC 12

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ “KỸ THUẬT MANG NGOẠI VI VÀ THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI”
(Ban hành kèm theo Thông tư số 11/2014/TT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

A - Chương trình khung trình độ trung cấp nghề

Tên nghề: Kỹ thuật mạng ngoại vi và thiết bị đầu cuối

Mã nghề: 40510355

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương

(Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa Trung học phổ thông theo quy định Bộ Giáo dục và đào tạo)

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 31

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp trung cấp nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Hiểu được cấu trúc mạng ngoại vi;

+ Hiểu được đặc tính kỹ thuật các loại cáp trong viễn thông;

+ Trình bày được một số kiến thức cơ bản về kỹ thuật để phân tích các hiện tượng hư hỏng một cách khoa học, hợp lí;

+ Hiểu được nguyên lý hoạt động, tính chất, ứng dụng của các linh kiện điện tử, đặc biệt là các linh kiện điện tử cơ bản được dùng trong lĩnh vực điện tử viễn thông;

+ Hiểu được nguyên lý hoạt động, ứng dụng của các mạch điện tử cơ bản, các mạch điện tử cơ bản được dùng trong thiết bị điện tử viễn thông;

+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các thiết bị đầu cuối thông dụng trong điện tử viễn thông như: Điện thoại bàn, điện thoại di động, thiết bị băng rộng ADSL, máy Fax;

+ Phân tích được nguyên nhân hư hỏng cơ bản của các mạch điện trong các thiết bị đầu cuối;

+ Biết sử dụng chương trình vẽ, làm mạch in;

+ Hiểu được quy trình bảo dưỡng, sửa chữa các cấp đối với các thiết bị viễn thông;

+ Hiểu được ý nghĩa các từ tiếng Anh chuyên ngành thông dụng;

+ Hiểu được cấu trúc một doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Kỹ năng:

+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ đồ nghề, các dụng cụ chuyên dùng và dụng cụ đo kiểm trong sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị điện tử viễn thông;

+ Lắp đặt, kết nối, thi công đúng kỹ thuật các loại cáp viễn thông: cáp đồng, cáp quang;

+ Cài đặt, cấu hình, vận hành được các thiết bị đầu cuối viễn thông;

+ Bảo trì, sửa chữa được các thiết bị điện tử viễn thông, thiết bị đầu cuối theo yêu cầu công việc;

+ Sử dụng được phần mềm vẽ mạch điện tử;

+ Sử dụng được phần mềm vẽ mạch in;

+ Đọc hiểu được các tài liệu đơn giản tiếng Anh chuyên ngành;

+ Biết cách tổ chức quản lý, điều hành một cửa hàng, phân xưởng sản xuất;

+ Biết cách tổ chức, quản lý nhóm thợ trong hoạt động tổ, nhóm.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng

- Chính trị, đạo đức:

+ Hiểu biết một số kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác - Lê nin; tư tưởng Hồ Chí Minh;

+ Có lòng yêu quê hương đất nước, trung thành với sự nghiệp cách mạng và lợi ích của dân tộc;

+ Thực hiện đúng nghĩa vụ và quyền hạn của công dân trong lao động sản xuất, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

+ Có hiểu biết về hiến pháp, pháp luật và Luật lao động của Nhà nước;

+ Nắm vững quyền và nghĩa vụ của người công dân Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;

+ Có đạo đức, lương tâm, ý thức và tác phong nghề nghiệp, yêu lao động, biết sáng tạo, làm việc có khoa học phù hợp với thực tiễn sản xuất;

+ Luôn có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu phát triển đổi mới của công nghệ;

+ Có hiểu biết về tham nhũng; nguyên nhân, hậu quả của tham nhũng; ý nghĩa, tầm quan trọng của phòng chống tham nhũng; trách nhiệm của công dân trong việc phòng, chống tham nhũng.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Có kiến thức, kỹ năng cơ bản về rèn luyện thể chất để có sức khỏe học tập và làm việc;

+ Có kiến thức, kỹ năng cơ bản về quốc phòng, an ninh;

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm

- Làm kỹ thuật viên, quản lý nhóm nhỏ tại các trung tâm bảo hành, sửa chữa thiết bị đầu cuối viễn thông;

- Làm kỹ thuật viên, quản lý nhóm nhỏ tại các tổ mạng ngoại vi của các công ty trong lĩnh vực viễn thông;

- Làm kỹ thuật viên, quản lý nhóm nhỏ tại các tổ viễn thông phụ trách lắp đặt, cài đặt, cấu hình các thiết bị viễn thông, thiết bị đầu cuối;

- Làm chủ, điều hành một cửa hàng, phân xưởng, xí nghiệp nhỏ.

II. THỜI GIAN KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian đào tạo: 2 năm

- Thời gian học tập: 90 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 2550 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 210 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp 90 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2340 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 1875 giờ; Thời gian học tự chọn: 465 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 685 giờ; Thời gian học thực hành: 1655 giờ

3. Thời gian học văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở: 1200 giờ

(Danh mục các môn học văn hóa Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo trong chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo lôgic sư phạm đảm bảo cho học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả).

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

210

106

87

17

MH 01

Chính trị

30

22

6

2

MH 02

Pháp luật

15

10

4

1

MH 03

Giáo dục thể chất

30

3

24

3

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

45

28

13

4

MH 05

Tin học

30

13

15

2

MH 06

Ngoại ngữ (tiếng Anh)

60

30

25

5

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

1875

520

1284

71

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

465

190

251

24

MĐ 07

Vẽ điện (AutoCAD)

45

15

27

3

MĐ 08

Đo lường điện-điện tử

45

20

23

2

MH 09

Linh kiện điện tử

45

30

12

3

MĐ 10

Điện tử cơ bản

120

45

70

5

MH 11

An toàn lao động

30

20

7

3

MĐ 12

Kỹ thuật xung - số

120

45

70

5

MĐ 13

Điện cơ bản

60

15

42

3

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1410

330

1033

47

MĐ 14

Vẽ Điện tử

120

30

85

5

MĐ 15

Vi xử lý

120

30

86

4

MH 16

Hệ thống viễn thông

45

30

13

2

MĐ 17

Lắp ráp và cài đặt máy tính

60

15

42

3

MĐ 18

Kỹ thuật mạng ngoại vi

75

30

42

3

MĐ 19

Kỹ thuật cáp đồng

60

15

41

4

MĐ 20

Kỹ thuật cáp sợi quang

90

30

56

4

MĐ 21

Kỹ thuật sửa chữa điện thoại cố định

180

30

144

6

MĐ 22

Kỹ thuật sửa chữa điện thoại di động

180

30

144

6

MĐ 23

Kỹ thuật sửa chữa thiết bị đầu cuối băng rộng ADSL

150

30

115

5

MĐ 24

Kỹ thuật sửa chữa máy Fax

75

30

42

3

MH 25

Tiếng Anh chuyên ngành

45

30

13

2

MĐ 26

Thực tập tốt nghiệp

210

0

210

 

 

Tổng cộng

2085

626

1371

88

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC

(Có nội dung chi tiết kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo tự chọn; thời gian, phân bố thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

1.1. Danh mục và phân bố thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH 27

Quản trị doanh nghiệp

45

30

13

2

MĐ 28

Mạng máy tính

120

30

85

5

MĐ 29

Mạng công nghiệp

120

30

86

4

MĐ 30

Kỹ thuật Audio - Video

150

45

100

5

MH 31

Mạch tương tự

90

45

41

4

MĐ 32

Kỹ thuật chuyển mạch

120

45

70

5

MH 33

Điện tử công suất

45

30

13

2

MĐ 34

Máy điện

45

15

28

2

MĐ 35

Kỹ thuật sửa chữa tổng đài nội bộ

90

30

57

3

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

- Môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đào tạo những kiến thức, kỹ năng cần thiết mang tính đặc thù riêng trong từng môi trường lao động cụ thể hoặc tính đặc thù của vùng, miền của địa phương cần có.

- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc nêu trong mục III, các trường tự xây dựng hoặc lựa chọn một số môn học, môn đun đào tạo nghề tự chọn được đề nghị trong chương trình khung này (mang tính tham khảo) để áp dụng cho trường mình.

- Việc xác định các môn học, mô đun tự chọn dựa vào các tiêu chí cơ bản như:

+ Đảm bảo mục tiêu đào tạo chung của nghề;

+ Đáp ứng được nhu cầu cần thiết của địa phương hoặc của từng môi trường lao động cụ thể;

+ Đảm bảo thời gian đào tạo theo quy định;

+ Đảm bảo tỉ lệ thời gian (lý thuyết, thực hành) theo quy định.

- Về thời gian đào tạo các môn học, mô đun tự chọn, các trường tự bố trí, cân đối vào các học kỳ cho phù hợp tiến độ và tính chất môn học, mô đun (có thể bố trí từ học kỳ III trở đi, tùy tính chất từng môn học, mô đun).

- Về thời lượng chi tiết của từng bài học trong các môn học, mô đun tự chọn, các trường có thể tự cân đối, thay đổi sao cho phù hợp với nội dung yêu cầu.

Ví dụ: có thể lựa chọn 5 trong số 9 môn học, mô đun có trong danh mục môn học, mô đun lựa chọn ở trên để áp dụng và xây dựng đề cương chi tiết chương trình đào tạo, cụ thể như sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 28

Mạng máy tính

120

30

85

5

MĐ 29

Mạng công nghiệp

120

30

86

4

MH 31

Mạch tương tự

90

45

41

4

MH 33

Điện tử công suất

45

30

13

2

MĐ 35

Kỹ thuật sửa chữa tổng đài nội bộ

90

30

57

3

 

Tổng cộng

465

165

282

18

(Có nội dung chi tiết kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Không quá 120 phút

2

Văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh Trung học cơ sở

Viết, trắc nghiệm

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

3

Kiến thức, kỹ năng nghề

- Lý thuyết nghề

 



- Thực hành nghề

- Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành)

 

Viết,

Vấn đáp


Bài thi thực hành

Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành

 

Không quá 120 phút

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và trả lời 20 phút/học sinh)

Không quá 12 giờ

Không quá 12 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện

- Nhằm mục đích giáo dục toàn diện, để học sinh có được nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, Trường dạy nghề có thể bố trí tham quan, học tập dã ngoại tại các xí nghiệp, công ty viễn thông với kỹ thuật hiện đại.

- Để giáo dục truyền thống, mở rộng nhận thức về văn hóa xã hội... có thể bố trí cho học sinh tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương.

- Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa.

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

Qua các phương tiện thông tin đại chúng

Sinh hoạt tập thể

Ngoài giờ học hàng ngày 19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Đi thực tế

Theo thời gian bố trí của giáo viên và theo yêu cầu của môn học, mô đun

4. Các chú ý khác

Khi các cơ sở đào tạo nghề tự thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học, mô đun đào tạo tự chọn có thể xếp sắp lại mã môn học, mô đun đào tạo trong chương đào tạo của mình để dễ theo dõi và quản lý./.

B - Chương trình khung trình độ cao đẳng nghề

Tên nghề: Kỹ thuật mạng ngoại vi và thiết bị đầu cuối

Mã nghề: 50510355

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông, hoặc tương đương

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 38

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Hiểu được cấu trúc mạng ngoại vi;

+ Nắm vững đặc tính kỹ thuật các loại cáp trong viễn thông;

+ Trình bày được một số kiến thức cơ bản về kỹ thuật để phân tích các hiện tượng hư hỏng một cách khoa học, hợp lí;

+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, tính chất, ứng dụng của các linh kiện điện tử, đặc biệt là các linh kiện điện tử chuyên dùng trong lĩnh vực điện tử viễn thông;

+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ứng dụng của các mạch điện tử cơ bản, các mạch điện tử chuyên biệt được dùng trong thiết bị điện tử viễn thông;

+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các thiết bị đầu cuối thông dụng trong điện tử viễn thông như: Điện thoại bàn, điện thoại di động, thiết bị băng rộng ADSL, máy Fax;

+ Phân tích được nguyên nhân hư hỏng của các mạch điện trong các thiết bị đầu cuối;

+ Tự thiết kế được một số mạch điện thay thế, mạch điện ứng dụng. Đáp ứng yêu cầu công việc sửa chữa hay cải tiến chế độ làm việc của thiết bị điện tử viễn thông;

+ Biết sử dụng chương trình vẽ, mô phỏng mạch điện tử, làm mạch in;

+ Phân tích được quy trình bảo dưỡng, sửa chữa các cấp đối với các thiết bị viễn thông;

+ Hiểu được cách xây dựng quy trình, quy phạm trong thi công và quản lý sản xuất;

+ Hiểu ý nghĩa các từ tiếng Anh chuyên ngành thông, dụng;

+ Hiểu được cấu trúc một doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Kỹ năng:

+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ đồ nghề, các dụng cụ chuyên dùng và dụng cụ đo kiểm trong sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị điện tử viễn thông;

+ Ghi nhớ được các quy trình bảo dưỡng, sửa chữa các cấp đối với các thiết bị viễn thông;

+ Lắp đặt, kết nối, thi công đúng kỹ thuật các loại cáp viễn thông: cáp đồng, cáp quang;

+ Cài đặt, cấu hình, vận hành được các thiết bị đầu cuối viễn thông;

+ Bảo trì, sửa chữa được các thiết bị điện tử viễn thông, thiết bị đầu cuối theo yêu cầu công việc;

+ Sử dụng thành thạo phần mềm vẽ và mô phỏng mạch điện tử;

+ Sử dụng thành thạo phần mềm vẽ mạch in;

+ Đọc hiểu được các lài liệu đơn giản tiếng Anh chuyên ngành;

+ Biết cách tổ chức quản lý, điều hành một doanh nghiệp nhỏ và vừa;

+ Biết cách tổ chức, quản lý nhóm thợ trong hoạt động tổ nhóm;

+ Hướng dẫn nghề nghiệp cho thợ có trình độ thấp hơn.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng

- Chính trị, đạo đức:

+ Hiểu biết một số kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác - Lê nin; tư tưởng Hồ Chí Minh;

+ Có lòng yêu quê hương đất nước, trung thành với sự nghiệp cách mạng và lợi ích của dân tộc;

+ Thực hiện đúng nghĩa vụ và quyền hạn của công dân trong lao động sản xuất, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

+ Hiểu biết về hiến pháp, pháp luật và Luật lao động của Nhà nước;

+ Nắm vững quyền và nghĩa vụ của người công dân Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;

+ Có hiểu biết về tham nhũng; nguyên nhân, hậu quả của tham nhũng; ý nghĩa, tầm quan trọng của phòng chống tham nhũng; trách nhiệm của công dân trong việc phòng, chống tham nhũng;

+ Có đạo đức, lương tâm, ý thức và tác phong nghề nghiệp, yêu lao động, biết sáng tạo, làm việc có khoa học phù hợp với thực tiễn sản xuất;

+ Luôn có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu phát triển đổi mới của công nghệ.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Có kiến thức, kỹ năng cơ bản về rèn luyện thể chất để có sức khỏe học tập và làm việc;

+ Có kiến thức, kỹ năng cơ bản về quốc phòng, an ninh;

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm

- Làm kỹ thuật viên, quản lý nhóm tại các trung tâm bảo hành, sửa chữa thiết bị đầu cuối viễn thông;

- Làm kỹ thuật viên, quản lý nhóm tại các tổ mạng ngoại vi của các công ty trong lĩnh vực viễn thông;

- Làm kỹ thuật viên, quản lý nhóm tại các tổ viễn thông phụ trách lắp đặt, cài đặt, cấu hình các thiết bị viễn thông, thiết bị đầu cuối;

- Làm chủ, điều hành một doanh nghiệp nhỏ.

II. THỜI GIAN KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian đào tạo: 3 năm

- Thời gian học tập: 131 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 3750 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 400 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp 90 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3300 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 2640 giờ; Thời gian học tự chọn: 660 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 1145 giờ; Thời gian học thực hành: 2155 giờ

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I.

Các môn học chung

450

220

200

30

MH 01

Chính trị

90

60

24

6

MH 02

Pháp luật

30

21

7

2

MH 03

Giáo dục thể chất

60

4

52

4

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

75

58

13

4

MH 05

Tin học

75

17

54

4

MH 06

Ngoại ngữ (Anh văn)

120

60

50

10

II.

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

2640

890

1652

98

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

675

320

324

31

MH 07

Quản trị doanh nghiệp

45

30

13

2

MĐ 08

Vẽ điện (AutoCAD)

75

30

41

4

MĐ 09

Đo lường điện, điện tử

60

30

27

3

MH 10

Linh kiện điện tử

45

30

12

3

MĐ 11

Điện tử cơ bản

150

60

85

5

MH 12

An toàn lao động

30

20

7

3

MĐ 13

Kỹ thuật xung - số

150

60

85

5

MĐ 14

Điện cơ bản

60

15

42

3

MH 15

Điện kỹ thuật

60

45

12

3

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1965

570

1328

67

MĐ 16

Vẽ điện tử

120

30

85

5

MĐ 17

Vi xử lý

120

45

71

4

MH 18

Tiếng Anh chuyên ngành

60

30

26

4

MH 19

Kỹ thuật cảm biến

60

30

27

3

MH 20

Mạch tương tự

60

30

27

3

MĐ 21

Mạng máy tính

120

30

85

5

MH 22

Hệ thống viễn thông

60

45

12

3

MĐ 23

Lắp ráp và cài đặt máy tính

90

30

56

4

MĐ 24

Thiết kế và mô phỏng điện tử

90

30

56

4

MH 25

Kỹ thuật mạng ngoại vi

90

60

27

3

MĐ 26

Kỹ thuật cáp đồng

60

15

41

4

MĐ 27

Kỹ thuật cáp sợi quang

90

30

56

4

MĐ 28

Kỹ thuật sửa chữa điện thoại cố định

180

45

129

6

MĐ 29

Kỹ thuật sửa chữa điện thoại di động

180

45

129

6

MĐ 30

Kỹ thuật sửa chữa thiết bị đầu cuối băng rộng ADSL

150

45

100

5

MĐ 31

Kỹ thuật sửa chữa máy Fax

120

30

86

4

MĐ 32

Thực tập tốt nghiệp

315

0

315

0

 

Tổng cộng

3090

1110

1852

128

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC

(Có nội dung chi tiết kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo tự chọn; thời gian, phân bố thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

1.1. Danh mục và phân bố thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 33

Kỹ thuật sửa chữa bộ nguồn

120

30

85

5

MĐ 34

Mạng công nghiệp

120

30

85

5

MĐ 35

Kỹ thuật Audio và Video

150

45

100

5

MH 36

Điện tử công suất

75

60

11

4

MĐ 37

Kỹ thuật chuyển mạch

120

30

85

5

MĐ 38

Kỹ thuật truyền dẫn

120

45

70

5

MH 39

Hệ thống báo hiệu

75

60

11

4

MH 40

Máy điện

45

30

13

2

MĐ 41

Kỹ thuật sửa chữa tổng đài nội bộ

120

30

86

4

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

- Môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đào tạo những kiến thức, kỹ năng cần thiết mang tính đặc thù riêng trong từng môi trường lao động cụ thể hoặc tính đặc thù của vùng, miền của địa phương cần có.

- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc nêu trong mục III, các trường tự xây dựng hoặc lựa chọn một số môn học, môn đun đào tạo nghề tự chọn được đề nghị trong chương trình khung này (mang tính tham khảo) để áp dụng cho trường mình.

- Việc xác định các môn học, mô đun tự chọn dựa vào các tiêu chí cơ bản như:

+ Đảm bảo mục tiêu đào tạo chung của nghề;

+ Đáp ứng được nhu cầu cần thiết của địa phương hoặc của từng môi trường lao động cụ thể;

+ Đảm bảo thời gian đào tạo theo quy định;

+ Đảm bảo tỉ lệ thời gian (lý thuyết, thực hành) theo quy định.

- Về thời gian đào tạo các môn học, mô đun tự chọn, các trường tự bố trí, cân đối vào các học kỳ cho phù hợp tiến độ và tính chất môn học, mô đun (có thể bố trí từ học kỳ III trở đi, tùy tính chất từng môn học, mô đun).

- Về thời lượng chi tiết của từng bài học trong các môn học, mô đun tự chọn, các trường có thể tự cân đối, thay đổi cho phù hợp với nội dung yêu cầu.

- Ví dụ: có thể lựa chọn 6 trong số 9 môn học, mô đun có trong danh mục môn học, mô đun lựa chọn ở trên để áp dụng và xây dựng đề cương chi tiết chương trình đào tạo, cụ thể như sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giò)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 33

Kỹ thuật sửa chữa bộ nguồn

120

30

85

5

MĐ 34

Mạng công nghiệp

120

30

85

5

MĐ 35

Kỹ thuật Audio và Video

150

45

100

5

MH 36

Mạch tương tự

75

60

11

4

MH 39

Hệ thống báo hiệu

75

60

11

4

MĐ 41

Kỹ thuật sửa chữa tổng đài nội bộ

120

30

86

4

 

Cộng:

660

255

378

27

(Có nội dung chi tiết kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

Không quá 120 phút

2

Kiến thức, kỹ năng nghề

- Lý thuyết nghề


 

 

- Thực hành nghề

- Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành)

 

Viết

Vấn đáp


Trắc nghiệm

Bài thi thực hành

Bài thi lý thuyết và thực hành

 

Không quá 120 phút

Không quá 60 phút (40 phút chuẩn bị và trả lời 20 phút/học sinh)

Không quá 90 phút

Không quá 12 giờ

Không quá 12 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện

- Nhằm mục đích giáo dục toàn diện, để học sinh có được nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, Trường/Cơ sở dạy nghề có thể bố trí tham quan, học tập dã ngoại tại các nhà xí nghiệp, công ty viễn thông với kỹ thuật hiện đại;

- Để giáo dục truyền thống, mở rộng nhận thức về văn hóa xã hội... có thể bố trí cho học sinh tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương.

- Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa.

Số TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

Qua các phương tiện thông tin đại chúng

Sinh hoạt tập thể

 

Ngoài giờ học hàng ngày

19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

 

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Đi thực tế

Theo thời gian bố trí của giáo viên và theo yêu cầu của môn học, mô đun

4. Các chú ý khác

Khi các cơ sở đào tạo nghề tự thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học, mô đun đào tạo tự chọn có thể xếp sắp lại mã môn học, mô đun đào tạo trong chương đào tạo của mình để dễ theo dõi và quản lý./.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 11/2014/TT-BLĐTBXH

Loại văn bảnThông tư
Số hiệu11/2014/TT-BLĐTBXH
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành27/05/2014
Ngày hiệu lực12/07/2014
Ngày công báo17/06/2014
Số công báoTừ số 591 đến số 592
Lĩnh vựcLao động - Tiền lương, Giáo dục
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 10/07/2019
Cập nhật5 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 11/2014/TT-BLĐTBXH

Lược đồ Thông tư 11/2014/TT-BLĐTBXH khung trình độ trung cấp cao đẳng nghề nhóm Công nghệ kỹ thuật


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Thông tư 11/2014/TT-BLĐTBXH khung trình độ trung cấp cao đẳng nghề nhóm Công nghệ kỹ thuật
                Loại văn bảnThông tư
                Số hiệu11/2014/TT-BLĐTBXH
                Cơ quan ban hànhBộ Lao động - Thương binh và Xã hội
                Người kýNguyễn Ngọc Phi
                Ngày ban hành27/05/2014
                Ngày hiệu lực12/07/2014
                Ngày công báo17/06/2014
                Số công báoTừ số 591 đến số 592
                Lĩnh vựcLao động - Tiền lương, Giáo dục
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 10/07/2019
                Cập nhật5 năm trước

                Văn bản được dẫn chiếu

                Văn bản hướng dẫn

                  Văn bản được hợp nhất

                    Văn bản gốc Thông tư 11/2014/TT-BLĐTBXH khung trình độ trung cấp cao đẳng nghề nhóm Công nghệ kỹ thuật

                    Lịch sử hiệu lực Thông tư 11/2014/TT-BLĐTBXH khung trình độ trung cấp cao đẳng nghề nhóm Công nghệ kỹ thuật