Nghị định 128/2013/NĐ-CP

Nghị định 128/2013/NĐ-CP xử lý tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam

Nghị định 128/2013/NĐ-CP xử lý tài sản chìm đắm thủy nội địa vùng nước cảng biển Việt Nam đã được thay thế bởi Nghị định 05/2017/NĐ-CP xử lý tài sản chìm đắm đường thủy nội địa vùng nước cảng biển vùng biển Việt Nam và được áp dụng kể từ ngày 01/07/2017.

Nội dung toàn văn Nghị định 128/2013/NĐ-CP xử lý tài sản chìm đắm thủy nội địa vùng nước cảng biển Việt Nam


CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 128/2013/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2013

 

NGHỊ ĐỊNH

VỀ XỬ LÝ TÀI SẢN CHÌM ĐẮM TRÊN TUYẾN ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA, VÙNG NƯỚC CẢNG BIỂN VÀ VÙNG BIỂN VIỆT NAM

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật biển Việt Nam ngày 21 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Bộ luật hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;

Chính phủ ban hành Nghị định về xử lý tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển và vùng bin Việt Nam,

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về xử lý tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến xử lý tài sản chìm đm trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng bin và vùng biển Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Tàu thuyền là phương tiện hoạt động trên mặt nước hoặc dưới mặt nước, bao gồm tàu, thuyền và các phương tiện khác có động cơ hoặc không có động cơ.

2. Tài sản chìm đắm là tàu thuyền, hàng hóa hoặc các vật thể khác chìm đắm hoặc trôi nổi trên các tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển, vùng biển Việt Nam hoặc dạt vào bờ biển Việt Nam.

3. Tài sản chìm đắm gây nguy hiểm là tài sản chìm đắm làm cản trở hoặc gây nguy hiểm cho hoạt động hàng hải, hoạt động giao thông đường thủy nội địa; ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc đe dọa đến tính mạng con người; gây ô nhiễm môi trường hoặc ảnh hưởng tới tài nguyên.

4. Xử lý tài sản chìm đắm là hoạt động tiếp nhận thông tin, thông báo, xác định vị trí tài sản chìm đắm, xác định chủ sở hữu tài sản, thăm dò, trục vớt, chuyển giao, tiếp nhận, bảo quản, bán, tiêu hủy tài sản chìm đắm.

5. Trục vớt tài sản chìm đắm bao gồm việc làm nổi, di dời, phá dỡ, phá hủy hoặc thanh thải tài sản chìm đắm.

6. Chủ tài sản chìm đắm là chủ sở hữu tài sản chìm đắm hoặc chủ tàu nếu tài sản chìm đắm là tàu thuyền.

7. Chủ tàu là chủ sở hữu tàu.

8. Cảng vụ là đơn vị quản lý tại khu vực có tài sản chìm đắm sau đây: Cảng vụ hàng hải hoặc cảng vụ đường thủy nội địa hoặc đơn vị quản lý đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật đường thủy nội địa.

9. Tuyến đường thủy nội địa là luồng và hành lang luồng đường thủy nội địa được xác định cụ thể điểm đầu và điểm cuối và vùng nước trước cầu, bến cảng thủy nội địa.

Điều 4. Phân loại và xác định tài sản chìm đắm gây nguy hiểm

Tài sản chìm đắm gây nguy hiểm được phân thành hai cấp độ và được xác định theo một trong các tiêu chí dưới đây:

1. Tài sản chìm đắm gây nguy hiểm cấp 1:

a) Gây mất an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải hoặc hoạt động đường thủy nội địa tại khu vực nhưng chưa gây tắc luồng và chưa phải áp dụng biện pháp cấm luồng hàng hải hoặc luồng đường thủy nội địa;

b) Có nguy cơ gây bệnh dịch cho con người và môi trường sống hoặc đe dọa đến tính mạng con người;

c) Có nguy cơ xảy ra tràn dầu hoặc hóa chất độc hại gây nguy hiểm;

d) Tài sản chìm đắm có chứa đựng đến 100 tấn dầu mỏ hoặc các sản phẩm dầu mỏ hoặc đến 50 tấn hóa chất độc hại gây nguy hiểm.

2. Tài sản chìm đắm gây nguy hiểm cấp 2:

a) Gây mất an toàn dẫn đến phải cấm luồng hàng hải hoặc luồng đường thủy nội địa hoặc gây tắc luồng hàng hải hoặc luồng đường thủy nội địa;

b) Xảy ra tràn dầu hoặc hóa chất độc hại gây nguy hiểm;

c) Có nguy cơ cao gây bệnh dịch cho con người và môi trường sống hoặc đe dọa trực tiếp đến tính mạng con người;

d) Tài sản chìm đắm có chứa đựng trên 100 tấn dầu mỏ hoặc các sản phẩm dầu mỏ hoặc trên 50 tấn hóa chất độc hại gây nguy hiểm.

3. Cảng vụ có trách nhiệm căn cứ các tiêu chí quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này để quyết định cấp nguy hiểm của tài sản chìm đắm và báo cáo ngay cấp trên trực tiếp là Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải bằng văn bản.

Điều 5. Nghĩa vụ tổ chức thăm dò, trục vớt tài sản chìm đắm

1. Chủ tài sản chìm đắm có nghĩa vụ tổ chức thăm dò, trục vt tài sản chìm đắm theo phương án được phê duyệt; đồng thời phải chịu mọi chi phí liên quan đến việc trục vớt, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này.

2. Trường hợp chủ tài sản chìm đắm không thực hiện việc lập phương án thăm dò, trục vớt và tổ chức trục vớt hoặc trục vớt không đúng thời hạn yêu cầu thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 11 của Nghị định này quyết định việc trục vớt tài sản chìm đắm. Trong trường hợp này, chủ tài sản chìm đắm vẫn phải chịu mọi chi phí liên quan đến xử lý tài sản chìm đắm và bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực có liên quan.

3. Trường hợp tài sản chìm đắm là tàu thuyền, hàng hóa hoặc các vật thể khác từ tàu thuyền thì chủ tàu có nghĩa vụ lập phương án thăm dò, trục vớt tài sản chìm đắm và tổ chức thăm dò, trục vớt tài sản chìm đắm theo đúng phương án được duyệt; đồng thời phải chịu mọi chi phí liên quan. Người quản lý tàu, người khai thác tàu chịu trách nhiệm liên đới trong việc trục vớt tài sản chìm đắm và thanh toán các chi phí có liên quan đến việc xử lý tài sản.

4. Đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm, chủ tài sản chìm đm phải lập phương án thăm dò, trục vớt tài sản chìm đắm và tổ chức trục vớt tài sản đúng thời hạn quy định tại Khoản 3 Điều 9 của Nghị định này. Trường hợp chủ tài sản không thực hiện đúng thời hạn thì Cảng vụ chủ trì, phi hợp với các cơ quan liên quan tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm và báo cáo Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải.

5. Chủ tài sản chìm đắm ngoài việc thực hiện các quy định tại Khoản 4 Điều này, đồng thời phải áp dụng mọi biện pháp phòng ngừa, hạn chế thiệt hại xảy ra và phải bồi thường mọi thiệt hại theo quy định có liên quan của pháp luật. Trường hợp tài sản chìm đắm gây ô nhiễm môi trường, chủ tài sản chìm đắm phải áp dụng ngay mọi biện pháp nhằm hạn chế, xử lý ô nhiễm môi trường và phải bồi thường thiệt hại ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Điều 6. Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản chìm đắm khi không xác định được chủ sở hữu hoặc vô chủ

Việc xác lập quyền sở hữu đối với tài sản chìm đắm khi không xác định được chủ sở hữu hoặc vô chủ thực hiện theo quy định tại các Điều 187, 239 và Điều 240 của Bộ luật dân sự năm 2005.

Điều 7. Mất quyền sở hữu đối với tài sản chìm đắm

1. Chủ sở hữu tài sản chìm đắm bị mất quyền sở hữu đối với tài sản chìm đắm trong các trường hợp sau:

a) Chủ sở hữu tài sản chìm đắm có tuyên bố bằng văn bản việc từ bỏ tài sản mà không thực hiện việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản đó cho tchức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật;

b) Chủ sở hữu tài sản chìm đắm không thông báo hoặc liên hệ với cơ quan có thm quyền về việc xử lý tài sản chìm đắm hoặc không tổ chức thăm dò, trục vớt tài sản chìm đắm trong thời hạn quy định trừ trường hợp có lý do bt khả kháng theo quy định tại Điều 161 Bộ luật dân sự năm 2005. Trường hợp có lý do bất khả kháng, chủ sở hữu tài sản chìm đắm phải thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền.

2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án thăm dò, trục vớt theo quy định tại Điều 11 của Nghị định này có trách nhiệm công bố thời điểm mất quyền sở hữu đối với tài sản chìm đắm và quyết định việc xử lý tài sản chìm đắm quy định tại Khoản 1 Điều này.

3. Việc công bố mất quyền sở hữu và thời điểm mất quyền sở hữu đối với tài sản chìm đắm phải được thực hiện bằng văn bản và gửi tới địa chỉ của chủ sở hữu tài sản chìm đắm (nếu có) và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng Trung ương và địa phương, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 10 của Nghị định này.

4. Chủ sở hữu tài sản chìm đắm gây nguy hiểm bị mất quyền sở hữu đối với tài sản chìm đắm quy định tại Khoản 1 Điều này vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường mọi thiệt hại, chi phí liên quan đến việc xử lý tài sản chìm đm và bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

5. Quy định về mất quyền sở hữu đối với tài sản chìm đắm tại Khoản 1 Điều này không áp dụng đối với tàu quân sự và tàu công vụ.

Chương 2.

TIẾP NHẬN, XỬ LÝ THÔNG TIN, THÔNG BÁO CHO CHỦ TÀI SẢN CHÌM ĐẮM

Điều 8. Tiếp nhận, xử lý thông tin về tài sản chìm đắm

1. Chủ tài sản chìm đắm hoặc tổ chức, cá nhân phát hiện tài sản chìm đm có trách nhiệm thông báo ngay cho Cảng vụ tại khu vực hoặc đơn vị bảo đảm an toàn giao thông tại khu vực, Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cấp huyện nơi gần nhất biết về địa điểm và loại tài sản chìm đắm.

Chậm nhất 03 (ba) ngày kể từ ngày nhận được thông báo, Cảng vụ hoặc y ban nhân dân cấp xã hoặc cấp huyện báo cáo Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; trường hợp tài sản chìm đắm là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu còn phải thông báo cho cơ quan hải quan nơi gần nhất để phối hợp giải quyết theo quy định của pháp luật về hải quan.

2. Trường hợp tài sản chìm đắm trong khu vực quân sự thì chủ tài sản chìm đắm, tổ chức, cá nhân phát hiện tài sản bị chìm đắm có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan quân sự địa phương nơi gần nhất biết. Trong thời hạn 03 (ba) ngày kể từ ngày nhận được thông báo, cơ quan quân sự địa phương có trách nhiệm báo cáo cơ quan quân sự cp trên trực tiếp và Bộ Quốc phòng.

3. Trách nhiệm tiếp nhận và xử lý thông tin về tài sản chìm đắm:

a) Cảng vụ hàng hải tại khu vực có trách nhiệm tiếp nhận và xử lý thông tin đối với tài sản chìm đắm trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam;

b) Cảng vụ đường thủy nội địa hoặc đơn vị quản lý đường thủy nội địa khu vực trực thuộc Cục Đường thủy nội địa hoặc cơ quan có thẩm quyền theo quy đnh của pháp luật đường thủy nội địa có trách nhiệm tiếp nhận và xử lý thông tin đối với tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa quốc gia;

c) Cảng vụ đường thủy nội địa hoặc đơn vị quản lý đường thủy nội địa trực thuộc Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm tiếp nhận và xử lý thông tin đối với tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa địa phương;

d) Cơ quan quân sự địa phương có trách nhiệm tiếp nhận và xử lý thông tin đối với tài sản chìm đắm thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh và tài sản chìm đắm trong khu vực quân sự;

đ) Tổ chức, đơn vị bảo đảm an toàn giao thông tại khu vực có trách nhiệm kịp thời thiết lập báo hiệu cảnh báo và thông báo cho tàu thuyn ngay sau khi nhận được thông tin vtài sản chìm đm gây nguy him trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển và vùng bin Việt Nam.

4. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thông tin có trách nhiệm:

a) Xác nhận về việc tiếp nhận thông tin;

b) Kiểm tra và xác minh thông tin đã nhận;

c) Báo cáo bằng văn bản với cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 11 của Nghị định này;

d) Tổ chức bảo vệ tài sản bị chìm đắm; trường hợp tài sản bị chìm đắm ở ngoài vùng nước cảng biển, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có tài sản chìm đắm chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan để thực hiện.

Điều 9. Thời hạn thông báo và thời hạn trục vớt tài sản chìm đắm

1. Trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này, thời hạn thông báo và trục vớt tài sản chìm đắm được quy định như sau:

a) Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày tài sản bị chìm đắm, chủ tài sản chìm đắm phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 11 của Nghị định này về việc trục vớt và dự kiến thời hạn kết thúc trục vớt tài sản chìm đắm;

b) Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày nhận được thông báo về tài sản chìm đắm, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án thăm dò, trục vớt quyết định thời hạn dự kiến kết thúc hoạt động trục vớt hoặc quy định cụ thể thời hạn chủ sở hữu tài sản chìm đắm phải kết thúc hoạt động trục vớt nhưng thời hạn này không được quá một năm kể từ ngày phương án trục vớt được phê duyệt.

2. Đối vi tài sản chìm đắm gây nguy hiểm, chủ tài sản chìm đắm phải thông báo ngay cho Cảng vụ biết và tổ chức trục vớt đúng thời hạn theo yêu cu của Cảng vụ quy định tại Khoản 3 Điều này.

3. Căn cứ điều kiện thực tế và cấp độ nguy hiểm của tài sản bị chìm đắm, Cảng vụ quyết định và thông báo cho chủ tài sản chìm đắm về thời hạn trục vớt tài sản chìm đắm theo thời hạn sau đây:

a) Chậm nhất 24 (hai mươi tư) giờ kể từ khi xảy ra hoặc phát hiện tài sản bị chìm đắm gây nguy hiểm cấp 2;

b) Chậm nhất 10 (mười) ngày kể từ khi xảy ra hoặc phát hiện tài sản bị chìm đắm gây nguy hiểm cấp 1. Trường hợp cần thiết phải kéo dài thời hạn tchức trục vớt tài sản chìm đm, Cảng vụ phải báo cáo và có sự chấp thuận bằng văn bản của Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải.

4. Đối với tài sản chìm đắm không gây nguy hiểm, trong trường hợp bất khả kháng, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 11 của Nghị định này có quyền gia hạn thời hạn trục vớt so với thời hạn dự kiến trong phương án trục vớt tài sản chìm đắm.

Điều 10. Thông báo cho chủ tài sản chìm đắm

1. Trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này, việc thông báo cho chủ tài sản chìm đắm được thực hiện như sau:

a) Trường hợp tài sản chìm đắm có giấy tờ, tài liệu hoặc ký, mã hiệu có thể xác định được tên và địa chỉ chủ tài sản chìm đắm thì trong thời hạn 03 (ba) ngày kể từ ngày nhận được thông báo, Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cấp huyện thông báo cho chủ tài sản chìm đắm theo địa chỉ đã được tìm thấy. Nội dung thông báo được thực hiện theo Mẫu số 01 tại Phụ lục của Nghị định này;

b) Trường hợp tài sản chìm đắm chưa xác định được chủ tài sản, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo có tài sản chìm đắm, y ban nhân dân cấp tỉnh phải thông báo 03 (ba) lần liên tiếp trên phương tiện thông tin đại chúng Trung ương và địa phương để tìm chủ tài sản chìm đắm; đối vi tài sản chìm đắm có nguồn gốc nước ngoài, phải thông báo bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Nội dung thông báo được thực hiện theo Mẫu số 02 tại Phụ lục của Nghị định này;

c) Trong vòng 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày thông báo lần cuối theo quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này, chủ tài sản chìm đắm hoặc người đại diện hợp pháp phải liên lạc với cơ quan thông báo để làm thủ tục nhận lại tài sản hoặc thực hiện nghĩa vụ trục vớt tài sản chìm đắm.

2. Thông báo cho chủ tài sản chìm đắm đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm:

a) Cảng vụ phải thông báo ngay cho chủ tài sản chìm đắm nếu xác định được địa chỉ của chủ tài sản chìm đắm;

b) Trường hợp không xác định được chủ tài sản chìm đắm, Cảng vụ có trách nhiệm báo cáo Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan;

c) Cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điểm b Khoản này phải thông báo 03 (ba) lần liên tiếp trên phương tiện thông tin đại chúng Trung ương và địa phương để tìm chủ tài sản chìm đắm nếu chưa xác định được địa chỉ của chủ tài sản chìm đắm theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này. Đối với tài sản chìm đắm có nguồn gốc nước ngoài thì phải thông báo bng tiếng Việt và tiếng Anh. Nội dung thông báo được thực hiện theo Mu số 02 tại Phụ lục của Nghị định này.

Chương 3.

THĂM DÒ, TRỤC VỚT TÀI SẢN CHÌM ĐẮM

Điều 11. Thẩm quyền phê duyệt phương án thăm dò, phương án trục vớt tài sản chìm đắm và quyết định tổ chức trục vớt

1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì tổ chức phê duyệt phương án thăm dò, phương án trục vớt tài sản chìm đắm và quyết định tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm là di sản văn hóa dưới nước, trừ trường hợp quy định tại các Khoản 2, 3 và Khoản 4 Điều này.

2. Bộ Quốc phòng chủ trì tổ chức phê duyệt phương án thăm dò, phương án trục vớt tài sản chìm đắm và quyết định tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia và tài sản chìm đắm trong khu vực quân sự, trừ trường hợp quy định tại các Khoản 1, 3 và Khoản 4 Điều này.

3. Bộ Giao thông vận tải chủ trì tổ chức phê duyệt phương án thăm dò, phương án trục vớt tài sản chìm đắm và quyết định tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm gây nguy hiểm và phân cấp cho các cơ quan sau đây:

a) Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm không xác định được chủ sở hữu hoặc thuộc sở hữu nhà nước và tài sản chìm đắm do Cảng vụ tổ chức thăm dò, trục vớt;

b) Cảng vụ, đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm xác định được chủ tài sản chìm đắm trên các tuyến đường thủy nội địa, trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam, do chủ tài sản chìm đắm tổ chức thăm dò, trục vớt tài sản chìm đắm;

Trường hợp tài sản chìm đắm là di sản văn hóa dưới nước hoặc liên quan đến quốc phòng, an ninh thì trước khi phê duyệt phương án trục vớt phải có ý kiến bằng văn bản của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì tchức phê duyệt phương án thăm dò, phương án trục vớt tài sản chìm đắm và quyết định tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm không thuộc phạm vi quy định tại các Khoản 1, 2 và Khoản 3 Điều này và phân cấp cho các cơ quan sau đây:

a) Sở Giao thông vận tải phê duyệt phương án thăm dò, phương án trục vớt tài sản chìm đắm trong tuyến đường thủy nội địa địa phương đối với tài sản chìm đắm gây nguy him không xác định được chủ sở hữu hoặc thuộc sở hữu nhà nước và tài sản chìm đắm do Cảng vụ trực thuộc Sở Giao thông vận tải tchức thăm dò, trục vớt;

b) Cảng vụ trực thuộc Sở Giao thông vận tải phê duyệt đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm đã xác định được chủ tài sản chìm đắm.

5. Trước khi phê duyệt phương án thăm dò, phương án trục vớt tài sản chìm đắm trong khu vực gây ảnh hưởng đến hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí hoặc gây cản trở đến hoạt động bình thường, gây ảnh hưởng đến an ninh, an toàn của công tác thăm dò, khai thác dầu khí, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều này phải lấy ý kiến bằng văn bản của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Điều 12. Trách nhiệm lập phương án thăm dò, phương án trục vớt tài sản chìm đắm

1. Chủ tài sản chìm đắm có trách nhiệm trực tiếp hoặc thuê tổ chức, cá nhân thực hiện lập phương án thăm dò, phương án trục vớt trình cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 11 của Nghị định này phê duyệt và tổ chức thực hiện trừ các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này.

2. Trường hợp không xác định được chủ sở hữu tài sản chìm đắm hoặc chủ tài sản chìm đắm không thực hiện việc lập phương án đúng thời hạn quy định thì cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án quy định tại Điều 11 của Nghị định này quyết định giao tổ chức, cá nhân lập phương án thăm dò, phương án trục vớt tài sản chìm đắm.

3. Cảng vụ có trách nhiệm tổ chức lập phương án thăm dò, phương án trục vớt đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm trong trường hợp dưới đây:

a) Chủ tài sản chìm đắm không thực hiện đúng thời hạn theo quy định;

b) Tài sản chìm đắm gây nguy hiểm không xác định được chủ sở hữu hoặc thuộc sở hữu nhà nước.

4. Việc lập phương án thăm dò, phương án trục vt tài sản chìm đắm có thể được thực hiện riêng biệt hoặc đồng thời. Cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 11 của Nghị định này quyết định đi với từng trường hợp cụ th.

Điều 13. Thủ tục phê duyệt phương án thăm dò, phương án trục vớt tài sản chìm đắm

1. Tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 11 của Nghị định này một (01) bộ h sơ đnghị phê duyệt phương án thăm dò, phương án trục vớt tài sản chìm đắm.

2. Hồ sơ phê duyệt phương án thăm dò, phương án trục vớt tài sản chìm đắm bao gồm:

a) Tờ trình của tổ chức, cá nhân lập phương án;

b) Phương án thăm dò, phương án trục vớt theo quy định tại Điều 14 của Nghị định này;

c) Ý kiến của Cảng vụ (trừ trường hợp Cảng vụ đề nghị phê duyệt phương án);

d) Các tài liệu, giấy tờ cần thiết có liên quan khác (nếu có).

3. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án thăm dò, trục vớt tài sản chìm đắm tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra số lượng, thành phần hồ sơ trong các trường hợp sau đây:

a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ đầy đủ thì cấp giấy biên nhận và hẹn ngày trả kết quả theo quy định; nếu hồ sơ không đầy đủ thì trả lại hồ sơ và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định;

b) Trường hợp nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính, nếu hồ sơ đầy đủ thì tiếp nhận và thực hiện các bước tiếp theo. Nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì cơ quan có thẩm quyền phê duyệt gửi văn bản thông báo và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ;

c) Trong thời hạn quy định tại Khoản 4 Điều này, cơ quan có thm quyền phê duyệt phải có văn bản phê duyệt phương án thăm dò, phương án trục vớt tài sản chìm đắm và gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt.

4. Thời hạn phê duyệt:

a) Đối với phương án thăm dò: Không quá 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định;

b) Đối với phương án trục vớt: Không quá 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định. Trường hợp phương án trục vt phức tạp thì thời hạn phê duyệt không quá 30 (ba mươi) ngày làm việc;

c) Đối với phương án trục vớt tài sản chìm đắm gây nguy hiểm, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phải tổ chức phê duyệt ngay trong thời hạn 24 (hai mươi bốn) giờ kể từ thời điểm nhận được hồ sơ theo quy định.

Điều 14. Nội dung phương án thăm dò, phương án trục vớt tài sản chìm đắm

1. Phương án thăm dò tài sản bị chìm đắm gồm các nội dung cơ bản sau:

a) Tên, loại tài sản chìm đắm;

b) Số lượng, loại hàng chở trên tàu, dầu nhiên liệu của tàu, dầu nhớt của tàu (nếu là tàu thuyền);

c) Địa điểm tài sản bị chìm đắm;

d) Cơ quan, đơn vị thực hiện;

đ) Thời gian dự kiến bắt đầu và kết thúc;

e) Phương tiện tham gia và biện pháp thăm dò;

g) Biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trong quá trình thăm dò có ý kiến của đơn vị, tổ chức có chức năng bảo đảm an toàn giao thông tại khu vực trục vớt;

h) Bàn giao kết quả thăm dò cho cơ quan có thẩm quyền;

i) Biện pháp phòng ngừa ô nhiễm môi trường;

k) Biện pháp phòng, chống cháy, n;

l) Dự toán chi phí thăm dò;

m) Điều kiện để lựa chọn tchức, cá nhân trục vớt (nếu cần).

2. Phương án trục vớt tài sản chìm đắm gồm các nội dung cơ bản sau:

a) Tên, loại tài sản chìm đắm;

b) Số lượng, loại hàng chở trên tàu (nếu là tàu thuyền);

c) Căn cứ tổ chức việc trục vớt;

d) Kết quả thực hiện phương án thăm dò tài sản chìm đắm (nếu có);

đ) Địa điểm tài sản bị chìm đắm;

e) Thời gian dự kiến bắt đầu và kết thúc;

g) Phương tiện tham gia và biện pháp trục vớt;

h) Biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trong quá trình   trục vớt có ý kiến của đơn vị, tổ chức có chức năng bảo đảm an toàn giao thông tại khu vực trục vớt;

i) Biện pháp bảo đảm an toàn lao động trong quá trình trục vớt;

k) Biện pháp bảo quản tài sản bị chìm đắm sau khi được trục vớt;

l) Bàn giao tài sản được trục vớt;

m) Biện pháp phòng ngừa ô nhiễm môi trường;

n) Biện pháp phòng, chống cháy, nổ;

o) Dự toán chi phí trục vớt;

p) Điều kiện để lựa chọn tổ chức, cá nhân trục vớt (nếu cần).

3. Đối với phương án thăm dò, phương án trục vớt do chủ tài sản lập và thực hiện trục vớt thì không cần dự toán chi phí thăm dò, chi phí trục vớt.

Điều 15. Tổ chức thăm dò, trục vớt tài sản chìm đắm

1. Chủ tài sản chìm đắm hoặc tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ có trách nhiệm tổ chức thăm dò, trục vớt tài sản chìm đắm theo phương án thăm dò, phương án trục vớt được phê duyệt, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.

2. Cảng vụ có trách nhiệm tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm gây nguy hiểm trong các trường hợp dưới đây:

a) Tchức thăm dò, trục vớt đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm cấp 1 trong trường hợp chủ tài sản chìm đắm không thực hiện đúng thời hạn theo quy định của Nghị định này;

b) Chỉ định đơn vị thực hiện thăm dò, trục vớt đối với tài sản chìm đắm gây nguy him cấp 2 trong trường hợp chủ tài sản chìm đắm không thực hiện đúng thời hạn theo quy định của Nghị định này;

c) Đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm cấp 2, việc tổ chức thăm dò, trục vớt có thể được thực hiện đồng thời với việc xem xét, phê duyệt phương án của cơ quan có thẩm quyền.

3. Đối với tài sản chìm đắm không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu từ bỏ tài sản, không thực hiện trách nhiệm thăm dò, trục vớt; tài sản chìm đắm là tài sản thuộc sở hữu nhà nước thì việc lựa chọn tổ chức, cá nhân lập phương án và tổ chức thăm dò, trục vớt sẽ do cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 11 của Nghị định này quyết định thông qua hình thức lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.

Điều 16. Điều kiện tham gia thăm dò, trục vớt tài sản chìm đắm

Tchức, cá nhân Việt Nam hoặc tchức, cá nhân nước ngoài tham gia thăm dò, trục vớt tài sản chìm đắm phải bảo đảm các điều kiện sau:

1. Có đăng ký kinh doanh hoặc được cấp phép hoạt động thăm dò, trục vớt theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh, hoạt động.

2. Có kinh nghiệm trong hoạt động thăm dò, trục vớt.

3. Có đội ngũ nhân viên và trang thiết bị đáp ứng yêu cầu của hoạt động thăm dò, trục vớt phù hợp với quy mô của phương án thăm dò, trục vớt đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 17. Quyền ưu tiên thăm dò, trục vớt tài sản chìm đắm

1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam được quyền ưu tiên trong việc giao kết hợp đồng thăm dò, trục vớt tài sản chìm đắm trên các tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam.

2. Trường hợp tổ chức, cá nhân Việt Nam không đủ năng lực thăm dò, trục vớt thì căn cứ vào loại tài sản chìm đắm, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 11 của Nghị định này quyết định việc cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được thực hiện việc thăm dò, trục vớt tài sản chìm đắm theo quy định của Nghị định này hoặc được Thủ tướng Chính phủ cho phép thăm dò, trục vớt tài sản chìm đắm trong trường hợp phức tạp, liên quan đến thẩm quyền của nhiều Bộ, ngành, địa phương.

Chương 4.

TIẾP NHẬN, BẢO QUẢN, TIÊU HỦY VÀ BÁN TÀI SẢN CHÌM ĐẮM

Điều 18. Tiếp nhận và bảo quản tài sản chìm đắm

1. Chủ tài sản chìm đắm có trách nhiệm bảo quản tài sản của mình, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.

2. Người ngẫu nhiên trục vớt được tài sản, người tìm thấy, cứu được hoặc tham gia cứu được tài sản của người khác đang trôi nổi trên biển hoặc dạt vào bờ biển Việt Nam, trong vùng nước cảng biển và các tuyến đường thủy nội địa có trách nhiệm bảo quản các tài sản đó cho đến khi giao lại cho Cảng vụ hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cấp huyện nơi gần nhất. Cảng vụ hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cấp huyện có trách nhiệm chỉ định tchức, cá nhân bảo quản tài sản.

3. Trường hợp tài sản chìm đắm là di sản văn hóa dưới nước thì thực hiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

4. Trường hợp tài sản chìm đắm liên quan đến quốc phòng, an ninh và tài sản chìm đắm trong khu vực quân sự thì cơ quan quân sự liên quan chủ trì, phối hợp với cơ quan công an chịu trách nhiệm tổ chức bảo quản.

5. Trường hợp tài sản chìm đắm sau khi trục vớt là tài sản thuộc sở hữu nhà nước hoặc chủ tài sản không tiếp nhận, cơ quan có thm quyền phê duyệt phương án trục vớt có trách nhiệm thuê tổ chức, cá nhân tiếp nhận, bảo quản.

Điều 19. Chuyển giao tài sản chìm đắm là di sản văn hóa dưới nước hoặc thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh

1. Chuyển giao cho cơ quan nhà nước có chức năng quản lý di sản văn hóa dưới nước đối với các loại tài sản chìm đắm được tìm thấy sau đây:

a) Di tích lịch sử - văn hóa;

b) Bảo vật quốc gia;

c) Di vật, cổ vật là hiện vật độc bản hoặc có giá trị đặc biệt về văn hóa, khoa học, lịch sử thuộc shữu nhà nước theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa dưới nước.

2. Chuyển giao cho cơ quan quân sự hoặc cơ quan công an đối với tài sản chìm đắm được tìm thấy thuộc lĩnh vực quốc phòng hoặc an ninh quốc gia.

3. Việc chuyển giao tài sản chìm đắm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

Điều 20. Biên bản giao nhận tài sản chìm đắm

1. Việc giao nhận tài sản chìm đắm giữa các tổ chức, cá nhân phải được lập thành biên bản giao nhận tài sản.

2. Biên bản giao nhận tài sản chìm đắm bao gồm những nội dung chính sau đây:

a) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân giao tài sản;

b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhận tài sản;

c) Thời gian, địa điểm phát hiện hoặc trục vớt tài sản;

d) Đặc điểm tài sản và các thông tin có liên quan cần thiết khác.

3. Biên bản giao nhận tài sản chìm đắm phải được đại diện hợp pháp của bên giao và bên nhận ký xác nhận, mỗi bên giữ một bản và gửi cơ quan có liên quan.

Điều 21. Tiêu hủy tài sản chìm đắm

1. Cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 11 của Nghị định này quyết định việc tiêu hủy tài sản chìm đắm đi với các tài sản phải tiêu hủy theo quy định của pháp luật.

2. Cơ quan, đơn vị tiếp nhận, bảo quản tài sản chìm đắm phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện việc tiêu hủy tài sản nêu tại Khoản 1 Điều này theo quy định có liên quan của pháp luật.

3. Việc tiêu hủy phải được lập thành biên bản gồm các nội dung chủ yếu sau:

a) Tên, loại tài sản tiêu hủy;

b) Căn cứ thực hiện tiêu hủy tài sản;

c) Thời gian, địa điểm tiêu hủy tài sản;

d) Chủng loại, số lượng tài sản tiêu hủy;

đ) Hình thức tiêu hủy tài sản;

e) Thành phần tham gia tiêu hủy tài sản.

4. Chi phí tiêu hủy tài sản do chủ tài sản chìm đắm chi trả. Trường hợp tài sản chìm đắm thuộc sở hữu nhà nước, việc thanh toán chi phí tiêu hủy cùng các chi phí liên quan đến việc thăm dò, trục vớt tài sản chìm đắm do cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 11 của Nghị định này quyết định.

Điều 22. Bán tài sản chìm đắm thuộc sở hữu nhà nước

1. Việc bán tài sản chìm đắm thuộc sở hữu nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản. Cơ quan có thm quyền theo quy định tại Điều 11 của Nghị định này phê duyệt phương án thăm dò, trục vớt quyết định việc bán đấu giá tài sản chìm đắm.

2. Đối với tài sản chìm đắm là tài sản nhà nước do đơn vị vũ trang nhân dân quản lý, sử dụng, việc bán tài sản chìm đắm được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại đơn vị vũ trang nhân dân.

3. Trường hợp tài sản chìm đắm là di vật, cổ vật được bán đấu giá tại nước ngoài được thực hiện theo quy định có liên quan khác của pháp luật.

Điều 23. Chi phí xử lý tài sản chìm đắm

Chi phí xử lý tài sản chìm đắm bao gồm:

1. Chi phí thăm dò, trục vớt, giám định tài sản chìm đắm.

2. Chi phí vận chuyển, trông coi, bảo quản tài sản chìm đắm.

3. Chi phí điều tiết thực hiện phương án bảo đảm an toàn giao thông trong quá trình thăm dò, trục vớt (nếu có).

4. Chi phí thông báo tìm chủ tài sản, chi phí chuyển giao tài sản, chi phí tiêu hủy tài sản, chi phí định giá, bán đấu giá tài sản.

5. Thuế, phí, lệ phí (nếu có).

6. Chi thưởng (nếu có).

7. Lãi suất đối với chi phí xử lý tài sản chìm đắm quá thời hạn thanh toán (nếu có).

8. Chi phí hợp lý khác liên quan (nếu có).

Điều 24. Thanh toán chi phí xử lý tài sản chìm đắm

1. Chủ sở hữu tài sản chìm đắm có trách nhiệm thanh toán các khoản chi phí xử lý tài sản chìm đắm theo quy định tại Điều 23 của Nghị định này. Thời hạn thanh toán các chi phí xử lý tài sản chìm đắm chậm nhất là 12 (mười hai) tháng kể từ ngày hoàn thành việc trục vớt. Trường hợp quá thời hạn 12 (mười hai) tháng mà các chi phí xử lý tài sản chìm đắm không được thanh toán thì sẽ được tính thêm số tiền lãi trong thời gian chậm thanh toán theo mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm thanh toán.

2. Trường hợp tổ chức thăm dò, trục vớt tài sản chìm đắm gây nguy hiểm theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 của Nghị định này, nếu số tiền thu được không đủ bù đắp chi phí và chủ sở hữu không có khả năng chi trả hoặc không xác định được chủ sở hữu tài sản chìm đắm thì số tiền còn thiếu được ngân sách nhà nước cấp bổ sung. Cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 11 của Nghị định này quyết định việc bán tài sản chìm đắm có trách nhiệm thanh toán các chi phí liên quan đến xử lý tài sản chìm đắm.

3. Chi phí xử lý tài sản chìm đắm có thể được thanh toán bằng hiện vật trục vớt được; việc thanh toán bằng hiện vật được thực hiện trước hoặc sau khi trục vớt tài sản chìm đắm. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án thăm dò, trục vớt tài sản chìm đắm quyết định việc thanh toán bằng hiện vật theo quy định tại Điều 26 của Nghị định này.

4. Trường hợp tài sản chìm đắm được xử lý theo hình thức phá hủy, chủ tài sản chìm đắm phải chịu chi phí phá hủy, nếu chủ tài sản chìm đắm không có khả năng chi trả hoặc không xác định được chủ sở hữu tài sản chìm đắm thì được thanh toán từ ngân sách nhà nước. Cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 11 của Nghị định này quyết định việc thanh toán các chi phí liên quan đến phá hủy tài sản chìm đắm.

5. Chi phí xử lý tài sản chìm đắm gây nguy hiểm do Cảng vụ tổ chức trục vớt được ứng trước từ nguồn kinh phí trục vớt tài sản chìm đắm trong dự toán chi ngân sách hàng năm của Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân cp tỉnh. Bộ Tài chính hướng dn việc lập, phân bổ và thanh quyết toán kinh phí xử lý tài sản chìm đắm từ ngân sách nhà nước.

Điều 25. Xử lý tài sản chìm đắm thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài

Việc xử lý tài sản chìm đắm thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được thực hiện như sau:

1. Tài sản chìm đắm là tàu thuyền sau khi được trục vớt nếu được bán cho tchức, cá nhân Việt Nam phải thực hiện các thủ tục về xuất, nhập khẩu và thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.

2. Tài sản chìm đắm là hàng hóa hoặc các vật thể khác, sau khi được trục vớt nếu được bán tại Việt Nam phải thực hiện các thủ tục theo quy định như đối với hàng hóa nhập khẩu.

3. Tài sản chìm đắm là tàu thuyền công vụ nước ngoài hoặc tàu chiến nước ngoài sau khi trục vớt được xử lý thông qua con đường ngoại giao.

Điều 26. Thanh toán chi phí xử lý tài sản chìm đắm bằng hiện vật

Trường hợp xử lý tài sản chìm đắm không xác định được chủ sở hữu hoặc vô chủ hoặc tài sản chìm đắm thuộc sở hữu nhà nước, việc thanh toán chi phí bằng hiện vật được thực hiện theo quy định sau:

1. Đối với tài sản chìm đắm nhưng chưa được trục vớt:

a) Hội đồng định giá được thành lập theo quy định tại Điều 27 của Nghị định này tiến hành xác định giá trị của tài sản bị chìm đắm;

b) Cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 11 của Nghị định này lựa chọn tổ chức, cá nhân thực hiện thăm dò, trục vớt tài sản chìm đắm và bán tài sản chìm đắm thông qua hình thức đấu giá thanh toán chi phí xử lý tài sản chìm đắm bằng hiện vật theo quy định của pháp luật về đu giá tài sản.

2. Đối với tài sản chìm đắm đã được trục vớt:

a) Hội đồng định giá được thành lập theo quy định tại Điều 27 của Nghị định này tiến hành xác định giá trị của tài sản chìm đắm;

b) Cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 11 của Nghị định này căn cứ chi phí thăm dò, trục vớt tại phương án đã được phê duyệt và giá trị tài sản chìm đắm do Hội đồng định giá xác định, quyết định thanh toán chi phí xử lý tài sản chìm đắm bằng hiện vật cho tổ chức, cá nhân liên quan.

Điều 27. Thành lập Hội đồng định giá, xác định giá trị tài sản chìm đắm

1. Cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 11 của Nghị định này quyết định thành lập Hội đồng định giá, xác định giá trị tài sản chìm đắm. Chủ tịch Hội đồng là đại diện của cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đng.

2. Thành phần Hội đồng định giá bao gồm:

a) Chủ tịch Hội đồng định giá;

b) Đại diện Cảng vụ (đối với trường hợp không phê duyệt phương án thăm dò, phương án trục vớt tài sản chìm đắm);

c) Đại diện cơ quan tài chính (Bộ Tài chính đối với tài sản chìm đắm do cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương phê duyệt phương án thăm dò, trục vớt; Sở Tài chính đối với tài sản chìm đắm do cơ quan có thẩm quyền ở địa phương phê duyệt phương án thăm dò, trục vớt);

d) Đại diện cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ tiếp nhận, bảo quản tài sản chìm đắm;

đ) Đại diện cơ quan chuyên môn kỹ thuật hoặc các chuyên gia về tài sản;

e) Đại diện các cơ quan, tổ chức liên quan.

3. Số lượng thành viên của Hội đồng định giá tối thiểu là 05 người.

4. Hội đồng định giá có trách nhiệm định giá tài sản chìm đắm theo quy định của pháp luật về nguyên tắc, phương pháp, chuẩn mực thẩm định giá.

5. Hội đồng định giá có thể thuê hoặc giao cho cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ tiếp nhận, bảo quản; thuê tổ chức đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá xác định giá trị tài sản chìm đắm để xem xét, tham khảo trước khi quyết định.

6. Chi phí hoạt động của Hội đồng định giá được tính chung vào chi phí xử lý tài sản chìm đắm và được chi trả theo quy định.

Điều 28. Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng định giá

1. Hội đồng định giá làm việc theo nguyên tắc tập thể. Các cuộc họp của Hội đồng định giá phải có ít nhất 2/3 tổng số thành viên của Hội đồng tham dự. Các quyết định của Hội đồng định giá phải được quá nửa số thành viên Hội đồng tán thành và được lập thành biên bản. Trong trường hợp số lượng biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phương án có sự biểu quyết của Chủ tịch Hội đồng định giá.

2. Hội đồng định giá lập biên bản về việc định giá tài sản. Biên bản định giá tài sản phải ghi nhận kịp thời, đầy đủ và trung thực toàn bộ quá trình định giá tài sản.

3. Nội dung chủ yếu của biên bản định giá tài sản bao gồm:

a) Tên, loại tài sản định giá;

b) Họ, tên Chủ tịch Hội đồng định giá và các thành viên của Hội đồng định giá;

c) Họ, tên những người tham dự phiên họp định giá tài sản;

d) Thời gian, địa điểm tiến hành việc định giá tài sản;

đ) Ý kiến của các thành viên Hội đồng định giá và những người tham dự phiên họp định giá tài sản;

e) Kết quả biểu quyết của Hội đồng định giá về giá trị của tài sản;

g) Địa điểm hoàn thành việc định giá tài sản;

h) Chữ ký của các thành viên Hội đồng định giá.

4. Biên bản định giá tài sản phải được lưu trong hồ sơ định giá tài sản.

Điều 29. Sử dụng giá trị tài sản do Hội đồng định giá xác định

Giá trị tài sản do Hội đồng định giá xác định được sử dụng làm căn cứ đ:

1. Thanh toán chi phí xử lý tài sản chìm đắm trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền quyết định thanh toán chi phí bằng hiện vật.

2. Xác định giá khởi điểm để tổ chức bán đấu giá.

3. Chi thưởng cho tổ chức, cá nhân phát hiện tài sản chìm đắm.

Điều 30. Quản lý nguồn thu từ xử lý tài sản chìm đắm

1. Đối với tài sản chìm đắm không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu tài sản theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 7 của Nghị định này thì số tiền thu được từ việc bán đấu giá tài sản chìm đắm được sử dụng để thanh toán các khoản chi quy định tại Điều 23 của Nghị định này; số tiền còn lại (nếu có) được nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

2. Đối với tài sản chìm đắm bị mất quyền sở hữu theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 7 của Nghị định này, số tiền thu được từ việc bán đấu giá tài sản chìm đắm sau khi thanh toán các khoản chi quy định tại Điều 23 của Nghị định này; số tiền còn lại (nếu có) được gửi vào ngân hàng và thông báo cho chủ sở hữu biết; sau 180 (một trăm tám mươi) ngày, kể từ ngày thông báo, nếu chủ sở hữu không nhận số tiền còn lại thì số tiền này cùng số tiền lãi được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách.

Điều 31. Chi thưởng, thủ tục chi thưởng cho việc phát hiện tài sản chìm đắm

Tổ chức, cá nhân phát hiện tài sản chìm đắm được thưởng một tỷ lệ phần trăm giá trị tài sản chìm đắm. Mức chi thưởng và thủ tục chi thưởng được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Chương 5.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 32. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12 tháng 12 năm 2013 và thay thế Nghị định số 18/2006/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2006 của Chính phủ về xử lý tài sản chìm đắm ở biển.

2. Ban hành kèm theo Nghị định này 01 Phụ lục về mẫu các văn bản sử dụng trong xử lý tài sản chìm đắm.

3. Những quy định của Nghị định này khác vi quy định tại Khoản 3 Điều 6, Điểm c Khoản 2 Điều 9; Khoản 5 Điều 19 của Nghị định số 96/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2009 về việc xử lý tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được phát hiện hoặc tìm thấy thuộc đất liền, các hải đảo và vùng biển Việt Nam và Nghị định số 86/2005/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 2005 về quản lý và bảo vệ di sản văn hóa dưới nước về cùng một nội dung liên quan đến xử lý tài sản chìm đắm gây nguy hiểm thì áp dụng quy định của Nghị định này.

Điều 33. Tổ chức thực hiện

1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan tổ chức thực hiện Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch y ban nhân dân các tỉnh, thành phtrực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
-
Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Các Cục: Hàng hải VN, Đường thủy nội địa VN;
- VPCP: BTCN; các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTN (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

PHỤ LỤC

MẪU CÁC VĂN BẢN SỬ DỤNG TRONG XỬ LÝ TÀI SẢN CHÌM ĐẮM
(Ban hành kèm theo Nghị định số 128/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ)

Mẫu số 01: Thông báo về việc xử lý tài sản bị chìm đắm

Mẫu số 02: Thông báo tìm chủ tài sản chìm đắm

 

Mẫu số 01

CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN
THÔNG BÁO1

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:         /TB-1

………, ngày ….. tháng ….. năm …….

 

THÔNG BÁO

Về việc xử lý tài sản bị chìm đắm

………………………………………………….1........................................... thông báo:

Tên và đặc điểm tài sản bị chìm đắm:.......................................................................

Chủ sở hữu tài sản:...................................................................................................

Địa chỉ:.......................................................................................................................

Số điện thoại liên lạc:.................................................................................................

Vị trí tài sản bị chìm đắm:..........................................................................................

Yêu cầu chủ tài sản bị chìm đắm hoặc người đại diện hợp pháp có mặt tại địa điểm: ...............

...................................................................................... để xử lý tài sản bị chìm đắm.

Thời hạn trình phương án thăm dò, trục vớt tài sản chìm đắm:.................................

Thời hạn trục vớt tài sản chìm đắm:...........................................................................

Trường hợp chủ tài sản chìm đắm hoặc người đại diện hp pháp không liên hệ với cơ quan ra thông báo hoặc không thực hiện việc trục vớt tài sản chìm đắm, tài sản chìm đắm nói trên sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật./.

 

 

Nơi nhận:
- Chủ tài sản chìm đắm;
- Lưu 1.

QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên

____________

1 Là Cảng vụ hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cấp huyện.

 

Mẫu số 02

CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN
THÔNG BÁO1

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:         /TB-1

………, ngày ….. tháng ….. năm …….

 

THÔNG BÁO

Về việc tìm chủ tài sản chìm đắm

……………………………………………………….1.................................... thông báo:

Tên và đặc điểm tài sản bị chìm đắm:.......................................................................

...................................................................................................................................

Vị trí tài sản bị chìm đắm: .........................................................................................

..................................................................................................................................

Yêu cầu chủ tài sản bị chìm đắm hoặc người đại diện hợp pháp có mặt tại địa điểm: ...............

..................................................................................... để xử lý tài sản bị chìm đắm.

Thời hạn trình phương án thăm dò, trục vớt tài sản chìm đắm:..................................

Thời hạn trục vớt tài sản chìm đắm:............................................................................

Trường hợp chủ tài sản chìm đắm hoặc người đại diện hợp pháp không liên hệ với cơ quan ra thông báo hoặc không thực hiện việc trục vớt tài sản chìm đắm, tài sản chìm đắm nói trên sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật./.

 

 

Nơi nhận:
- Phương tiện thông tin đại chúng;
- Lưu 1.

QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên

____________

1 Là Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 128/2013/NĐ-CP

Loại văn bảnNghị định
Số hiệu128/2013/NĐ-CP
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành15/10/2013
Ngày hiệu lực12/12/2013
Ngày công báo28/10/2013
Số công báoTừ số 707 đến số 708
Lĩnh vựcTài chính nhà nước, Quyền dân sự, Giao thông - Vận tải
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 01/07/2017
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 128/2013/NĐ-CP

Lược đồ Nghị định 128/2013/NĐ-CP xử lý tài sản chìm đắm thủy nội địa vùng nước cảng biển Việt Nam


Văn bản bị đính chính

    Văn bản được hướng dẫn

    Văn bản đính chính

      Văn bản hiện thời

      Nghị định 128/2013/NĐ-CP xử lý tài sản chìm đắm thủy nội địa vùng nước cảng biển Việt Nam
      Loại văn bảnNghị định
      Số hiệu128/2013/NĐ-CP
      Cơ quan ban hànhChính phủ
      Người kýNguyễn Tấn Dũng
      Ngày ban hành15/10/2013
      Ngày hiệu lực12/12/2013
      Ngày công báo28/10/2013
      Số công báoTừ số 707 đến số 708
      Lĩnh vựcTài chính nhà nước, Quyền dân sự, Giao thông - Vận tải
      Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 01/07/2017
      Cập nhật7 năm trước

      Văn bản được dẫn chiếu

      Văn bản hướng dẫn

        Văn bản được hợp nhất

          Văn bản gốc Nghị định 128/2013/NĐ-CP xử lý tài sản chìm đắm thủy nội địa vùng nước cảng biển Việt Nam

          Lịch sử hiệu lực Nghị định 128/2013/NĐ-CP xử lý tài sản chìm đắm thủy nội địa vùng nước cảng biển Việt Nam