Nghị quyết 20/2011/QH13

Nghị quyết 20/2011/QH13 về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII do Quốc hội ban hành

Nội dung toàn văn Nghị quyết 20/2011/QH13 chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nh


QUỐC HỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Nghị quyết số: 20/2011/QH13

Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2011

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG LUẬT, PHÁP LỆNH CỦA QUỐC HỘI NHIỆM KỲ KHÓA XIII

QUỐC HỘI
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;

Căn cứ Luật Tổ chức Quốc hội số 30/2001/QH10 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 83/2007/QH11;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12;

Sau khi xem xét Tờ trình số 46/TTr-UBTVQH13 ngày 27 tháng 10 năm 2011 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội;

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1.

Thông qua Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII gồm 85 dự án luật, 06 dự án pháp lệnh thuộc Chương trình chính thức và 38 dự án luật, 03 dự án pháp lệnh thuộc Chương trình chuẩn bị (theo Danh mục kèm theo).

Điều 2.

Giao Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan, tổ chức hữu quan tập trung thực hiện các giải pháp sau đây

1. Ủy ban thường vụ Quốc hội chủ trì phối hợp chặt chẽ với Chính phủ và các cơ quan, tổ chức hữu quan kịp thời tổ chức triển khai Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII; trường hợp cần điều chỉnh Chương trình thì phải theo đúng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Không đưa vào Chương trình kỳ họp Quốc hội những dự án không bảo đảm chất lượng, không đủ hồ sơ và thời hạn Luật định.

Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị chuyên đề để các đại biểu Quốc hội chuyên trách và các đại biểu Quốc hội quan tâm cho ý kiến về các dự án luật còn nhiều vấn đề chưa rõ và ý kiến khác nhau trước khi trình Quốc hội.

2. Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các cơ quan, tổ chức trình dự án luật, pháp lệnh chịu trách nhiệm trước Quốc hội về việc chỉ đạo, tạo mọi điều kiện cần thiết về cán bộ, kinh phí, thời gian và các điều kiện khác cho việc soạn thảo dự án luật, pháp lệnh nhằm bảo đảm chất lượng, tiến độ dự án; khắc phục triệt để tình trạng gửi hồ sơ dự án đến cơ quan thẩm tra, Ủy ban thường vụ Quốc hội và các vị đại biểu Quốc hội không đúng thời hạn Luật định; kịp thời ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, bảo đảm các văn bản này có hiệu lực đồng thời với thời điểm có hiệu lực của luật, pháp lệnh.

3. Cơ quan soạn thảo thực hiện nghiêm chỉnh Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chú trọng việc tổng kết thực tiễn, xây dựng tờ trình và dự thảo, trong đó xác định rõ các chính sách của luật, pháp lệnh; tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức hữu quan, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản để bảo đảm tính khả thi, tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản trong hệ thống pháp luật. Trưởng Ban soạn thảo phải chịu trách nhiệm về chất lượng và tiến độ của dự án luật.

4. Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình chủ động phối hợp chặt chẽ, tham gia ngay từ đầu với cơ quan trình, cơ quan soạn thảo, thẩm tra, chỉnh lý dự án. Báo cáo của cơ quan thẩm tra phải thể hiện rõ chính kiến của mình và các ý kiến của các cơ quan tham gia thẩm tra đối với dự án. Cơ quan tham gia thẩm tra có trách nhiệm thẩm tra, phát biểu ý kiến bằng văn bản của Thường trực hoặc của Hội đồng dân tộc, Ủy ban đối với phần nội dung của dự án liên quan đến lĩnh vực phụ trách. Đối với những nội dung chính còn có nhiều ý kiến khác nhau, cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp với cơ quan trình dự án và các cơ quan, tổ chức hữu quan báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội thảo luận làm cơ sở cho việc chỉnh lý dự án.

Ủy ban pháp luật chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội về bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của hệ thống pháp luật; chủ trì bảo đảm kỹ thuật lập pháp của dự án luật, pháp lệnh trước khi trình Quốc hội xem xét, thông qua.

Đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội dành thời gian cần thiết để nghiên cứu, tham khảo ý kiến của các cơ quan, các chuyên gia, nhà khoa học, tổ chức thảo luận, cho ý kiến góp phần hoàn thiện dự án. Đại biểu Quốc hội không phải là thành viên Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có thể đăng ký tham gia hoạt động thẩm tra, chỉnh lý dự án luật, pháp lệnh cùng với Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban mà mình quan tâm.

5. Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiếp tục củng cố bộ máy giúp việc về công tác xây dựng pháp luật đủ mạnh để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao; thu hút các chuyên gia, nhà khoa học giỏi tham gia vào quá trình soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật, pháp lệnh; có cơ chế tài chính phù hợp, cung cấp thông tin đầy đủ phục vụ hoạt động lập pháp của Quốc hội.

6. Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ kịp thời bố trí kinh phí hỗ trợ xây dựng luật, pháp lệnh cho việc thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII.

Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2011./.

 

 

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI




Nguyễn Sinh Hùng

 

CÁC DỰ ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG LUẬT, PHÁP LỆNH CỦA QUỐC HỘI NHIỆM KỲ KHÓA XIII

(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 20/2011/QH13)

Gồm có 85 dự án luật, 06 dự án pháp lệnh thuộc Chương trình chính thức và 38 dự án luật, 03 dự án pháp lệnh thuộc Chương trình chuẩn bị

A. CHƯƠNG TRÌNH CHÍNH THỨC

I. LĨNH VỰC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC THIẾT CHẾ TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

16 dự án luật và 02 dự án pháp lệnh

Các dự án luật:

1. Luật hoặc nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992

2. Luật Khiếu nại

3. Luật Tố cáo

4. Luật Thủ đô

5. Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi)

6. Luật Chủ tịch nước

7. Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)

8. Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi)

9. Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi)

10. Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (sửa đổi)

11. Luật Công đoàn (sửa đổi)

12. Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi)

13. Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội (sửa đổi)

14. Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi)

15. Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật

16. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng

Các dự án pháp lệnh:

1. Pháp lệnh Hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật

2. Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật

II. LĨNH VỰC QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN TỰ DO DÂN CHỦ CỦA CÔNG DÂN

06 dự án luật

1. Luật Hộ tịch

2. Luật Hòa giải cơ sở

3. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư

4. Luật Căn cước công dân

5. Luật Tiếp công dân

6. Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam

III. LĨNH VỰC DÂN SỰ, KINH TẾ

29 dự án luật, 01 dự án pháp lệnh

Các dự án luật:

1. Luật Hợp tác xã (sửa đổi)

2. Luật Bảo hiểm tiền gửi

3. Luật Đất đai (sửa đổi)

4. Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi)

5. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực

6. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế

7. Luật Đầu tư công, mua sắm công

8. Luật Giá

9. Bộ luật Dân sự (sửa đổi)

10. Luật Quy hoạch

11. Luật Đô thị

12. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân

13. Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi)

14. Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sửa đổi)

15. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật Thuế giá trị gia tăng

16. Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)

17. Luật Phí, lệ phí

18. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kế toán

19. Luật Phá sản (sửa đổi)

20. Luật Chứng khoán (sửa đổi)

21. Luật Thủy lợi

22. Luật Thú y

23. Luật Hải quan (sửa đổi)

24. Luật Xây dựng (sửa đổi)

25. Luật Nhà ở (sửa đổi)

26. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa

27. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam

28. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam

29. Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)

Các dự án pháp lệnh:

1. Pháp lệnh Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối

IV. LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO, KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ, Y TẾ, VĂN HÓA - THÔNG TIN, THỂ THAO, DÂN TỘC, TÔN GIÁO, DÂN SỐ, GIA ĐÌNH, TRẺ EM, LAO ĐỘNG VÀ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

21 dự án luật và 01 dự án pháp lệnh

Các dự án luật:

1. Luật Giáo dục đại học

2. Luật Lưu trữ

3. Luật Đo lường

4. Luật Quảng cáo

5. Bộ luật Lao động (sửa đổi)

6. Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá

7. Luật Việc làm

8. Luật Xuất bản (sửa đổi)

9. Luật Thư viện

10. Luật Phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai

11. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ

12. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Năng lượng nguyên tử

13. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

14. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dạy nghề

15. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội

16. Luật An toàn, vệ sinh lao động

17. Luật Tiền lương tối thiểu

18. Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật

19. Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi)

20. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế

21. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Các dự án pháp lệnh:

1. Pháp lệnh Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng

V. LĨNH VỰC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH, TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI

13 dự án luật và 02 dự án pháp lệnh

Các dự án luật:

1. Luật Xử lý vi phạm hành chính

2. Luật Giám định tư pháp

3. Luật Cơ yếu

4. Luật Biển Việt Nam

5. Luật Quân đội nhân dân Việt Nam

6. Luật Công an nhân dân (sửa đổi)

7. Luật Giáo dục quốc phòng - an ninh

8. Luật Phòng, chống khủng bố

9. Luật Dự trữ quốc gia

10. Bộ luật Hình sự (sửa đổi)

11. Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi)

12. Luật Phòng, chống rửa tiền

13. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy, chữa cháy

Các dự án pháp lệnh:

1. Pháp lệnh Công tác quốc phòng ở các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương

2. Pháp lệnh Cảnh sát cơ động

B. CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN BỊ

38 dự án luật và 03 dự án pháp lệnh

1. Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân

2. Luật Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân

3. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (hợp nhất)

4. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế

5. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công chứng

6. Luật Chứng thực

7. Luật Báo chí (sửa đổi)

8. Luật Tiếp cận thông tin

9. Luật về hội hoặc Luật Lập hội

10. Luật Trưng cầu ý dân

11. Luật Biểu tình

12. Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh

13. Luật Thủy sản (sửa đổi)

14. Luật Quản lý ngoại thương

15. Luật Đấu giá tài sản

16. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự

17. Luật Tố tụng lao động

18. Luật Thống kê (sửa đổi)

19. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước

20. Luật Đo đạc và bản đồ

21. Luật Khí tượng thủy văn

22. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao

23. Luật Dân số

24. Luật Hiến máu

25. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thanh niên

26. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ

27. Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia

28. Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

29. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hôn nhân và Gia đình

30. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Du lịch

31. Luật Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

32. Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự

33. Luật Bảo vệ bí mật nhà nước

34. Luật Truy nã tội phạm

35. Luật An toàn thông tin số

36. Luật Tạm giữ, tạm giam

37. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú

38. Luật Phòng, chống tội phạm có tổ chức

39. Pháp lệnh Đào tạo một số chức danh tư pháp

40. Pháp lệnh Thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự

41. Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động tố tụng của Tòa án nhân dân.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 20/2011/QH13

Loại văn bảnNghị quyết
Số hiệu20/2011/QH13
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành26/11/2011
Ngày hiệu lực26/11/2011
Ngày công báo18/12/2011
Số công báoTừ số 625 đến số 626
Lĩnh vựcBộ máy hành chính
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật12 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 20/2011/QH13

Lược đồ Nghị quyết 20/2011/QH13 chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nh


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản sửa đổi, bổ sung

      Văn bản bị đính chính

        Văn bản được hướng dẫn

          Văn bản đính chính

            Văn bản bị thay thế

              Văn bản hiện thời

              Nghị quyết 20/2011/QH13 chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nh
              Loại văn bảnNghị quyết
              Số hiệu20/2011/QH13
              Cơ quan ban hànhQuốc hội
              Người kýNguyễn Sinh Hùng
              Ngày ban hành26/11/2011
              Ngày hiệu lực26/11/2011
              Ngày công báo18/12/2011
              Số công báoTừ số 625 đến số 626
              Lĩnh vựcBộ máy hành chính
              Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
              Cập nhật12 năm trước

              Văn bản thay thế

                Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản gốc Nghị quyết 20/2011/QH13 chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nh

                      Lịch sử hiệu lực Nghị quyết 20/2011/QH13 chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nh

                      • 26/11/2011

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 18/12/2011

                        Văn bản được đăng công báo

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 26/11/2011

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực