Quyết định 2941/QĐ-BYT

Quyết định 2941/QĐ-BYT năm 2014 về Kế hoạch hành động phòng, chống dịch bệnh do vi rút Ê-bô-la tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Nội dung toàn văn Quyết định số 2941/QĐ-BYT 2014 Kế hoạch hành động phòng chống dịch bệnh do vi rút Ê bô la


BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2941/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 07 tháng 8 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG PHÒNG CHỐNG BỆNH DO VI RÚT Ê-BÔ-LA TẠI VIỆT NAM

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch hành động phòng chống bệnh do vi rút Ê-bô-la tại Việt Nam”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ; Chánh Thanh tra Bộ; Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế: Viện trưởng các viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur; Giám đốc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế: Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thủ trưởng y tế các Bộ, ngành; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- PTT
g. Vũ Đức Đam (để báo cáo);
- BT. N
guyễn Thị Kim Tiến (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ; (để báo cáo)
;
- Các Đ/c Thtrưởng (để phối hợp chỉ đạo);
- C
ng TTĐT Bộ Y tế;
- Lưu: VT. DP.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thanh Long

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

PHÒNG CHỐNG BỆNH DO VI RÚT Ê-BÔ-LA TẠI VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2941/QĐ-BYT ngày 7/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Bệnh do vi rút Ê-bô-la (bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ê-bô-la) là một bệnh truyền nhim cấp tính nguy him (bệnh truyền nhiễm nhóm A) có khả năng lây lan nhanh và tỷ lệ tử vong cao (có thể tới 90%). Người bệnh có triệu chứng sốt cao kéo dài, đau đu, đau cơ vùng bụng và ngực, viêm họng, nôn hoặc buồn nôn, tiêu chảy cấp, xuất huyết da niêm mạc (dấu hiệu dây thắt, ban xuất huyết hoặc dát sn, chảy máu cam) và xuất huyết phủ tạng (nôn, ỉa ra máu...). Thể nặng điển hình thường có tn thương gan, suy thận, viêm tổ chức não; có th biến chứng suy đa phủ tạng, tràn dịch màng phổi và sốc. Bệnh lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết, bộ phận cơ thể của người mc bệnh, động vật bị bệnh hoặc tiếp xúc với dụng cụ bị ô nhiễm bởi dịch tiết của người, động vật mc bệnh. Các loài tinh tinh, vượn người, khỉ rừng, linh dương và nhím châu Phi có thể là chứa vi rút và có khả năng lây sang người hoặc người bệnh và người mang vi rút tiềm ẩn cũng có vai trò nguồn truyền nhiễm trong chu trình lây người - người.

I. TÌNH HÌNH BỆNH DO VI RÚT Ê-BÔ-LA TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

1. Trên thế giới

Vụ dịch đầu tiên được ghi nhận vào năm 1976 tại Sudan với hơn 600 trường hợp mắc. Từ đó đến nay dịch đã xảy ra tại 11 quốc gia châu Phi. Đặc biệt từ tháng 12/2013 đến ngày 1/8/2014 thế giới đã ghi nhận 1.603 trường hợp mắc bao gồm 887 trường hợp tại 04 nước Guinea (485 mắc/358 tử vong), Liberia (468 mc /255 tử vong), Nigeria (4 mắc/1 tử vong) và Sierra Leone (646 mc 273 tử vong). Đặc biệt đã ghi nhận trên 100 cán bộ y tế nhiễm vi rút Ebola.

2. Tại Việt Nam

Qua hệ thống báo cáo giám sát đến ngày 01/8/2014, nước ta chưa ghi nhận trưng hợp mc bệnh do vi rút Ê-bô-la.

3. Nhận định, dự báo

Căn cứ vào tình hình và đặc điểm dịch tễ của bệnh, nguy cơ dịch có thể xâm nhập vào Việt Nam cũng như có khả năng bùng phát thành dịch lớn tại cộng đồng nếu không chủ động triển khai các biện pháp phòng chống do:

- Bệnh do vi rút Ê-bô-la lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết, bộ phận cơ thể của người mắc bệnh, động vật bị bệnh hoặc tiếp xúc với dụng cụ bị ô nhiễm bởi dịch tiết của người, động vật mc bệnh.

- Tỷ lệ mc và tử vong đang tăng cao từng ngày tại các quốc gia vùng Tây Phi.

- Nguy cơ bệnh có thể xâm nhập vào nước ta thông qua các khách du lịch, người lao động về từ các quốc gia vùng Tây Phi hoặc hành khách nhập cảnh có thời gian ở, đi qua các quốc gia vùng Tây Phi.

- Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, các biện pháp phòng bệnh hiện nay chủ yếu dựa vào vệ sinh cá nhân và ngăn ngừa lây truyền tại cộng đồng.

II. KINH NGHIỆM PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH TẠI VIỆT NAM

- Sự chỉ đạo sát sao của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chng dịch và hỗ trợ tích cực của các Tổ chức quốc tế.

- Phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành, đoàn thể, huy động toàn bộ hệ thng chính trị vào công tác phòng chống dịch.

- Chủ động chuẩn bị các hoạt động phòng chống dịch từ trung ương đến địa phương: giám sát, thu dung, điều trị, dự trữ thuốc, vật tư, trang thiết bị.

- Chia sẻ kịp thời thông tin giữa các đơn vị trong nước và quốc tế về tình hình dịch và các biện pháp phòng, chống dịch.

- Chủ động cung cấp thông tin cho các đơn vị thông tấn, báo chí để định hướng thông tin và tuyên truyn cho người dân áp dụng các biện pháp phù hợp.

- Phân tuyến điều trị, tránh hiện tượng quá tải cục bộ tại các bệnh viện tuyến cui, tập trung các nguồn lực điều trị không để xảy ra tử vong ngay từ ca bệnh đu tiên.

- Xây dựng kế hoạch phòng chng dịch theo các tình huống dịch để có các biện pháp ứng phó phù hợp.

- Các phòng xét nghiệm chuẩn bị đảm bảo an toàn sinh học phù hợp và xác định kịp thời chủng vi rút gây bệnh để có các biện pháp đáp ứng phù hợp.

III. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

Phát hiện sớm trường hợp nhim bệnh do vi rút Ê-bô-la, xử lý kịp thời không để dịch lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất tử vong.

2. Mục tiêu cụ thể (theo tình huống dịch bệnh)

2.1. Tình huống 1: Chưa ghi nhận ca bệnh tại Việt Nam

Phát hiện sớm ca bệnh tại Việt Nam để xử lý triệt để, tránh lây lan cho cán bộ y tế và cộng đồng.

2.2. Tình hung 2: Xuất hiện các ca bệnh xâm nhập vào Việt Nam

Khoanh vùng, xử lý kịp thời triệt để ổ dịch, điều trị tích cực nhằm hạn chế thp nht tử vong và lây lan ra cộng đồng.

2.3. Tình huống 3: Dịch lây lan trong cộng đồng.

Đáp ứng nhanh, khoanh vùng, xử lý kịp thời triệt để ổ dịch, điều trị tích cực nhm hạn chế thấp nhất tử vong và giảm lây lan ra cộng đồng.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH

1. Tình huống 1: Chưa ghi nhận ca bệnh tại Việt Nam.

a) Công tác chỉ đạo, kiểm tra

- Tăng cường hoạt động của Ban chỉ đạo phòng, chng dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi các cấp.

- Xây dựng kế hoạch phòng chống dịch trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt phê duyệt.

- Ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai các hoạt động tại các đơn vị y tế địa phương.

- Tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát, hướng dẫn công tác giám sát, sẵn sàng thu dung, điều trị, xử lý dịch tại các địa phương và các hướng dẫn kỹ thuật.

b) Công tác giám sát, dự phòng

- Tăng cường giám sát phát hiện tại cửa khẩu, thực hiện việc kiểm tra sàng lọc nhằm phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh do vi rút Ê-bô-la tại khu vực cửa khu đcách ly kịp thời, hạn chế lây lan vào Việt Nam, áp dụng khai báo y tế tại ca khẩu quốc tế đối với hành khách nhập cảnh từ vùng dịch bệnh.

- Giám sát chặt chẽ tại cộng đồng và cơ sở y tế để phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh do vi rút Ê-bô-la và có yếu tố dịch tễ liên quan các trường hợp nghi ngờ tại các cơ sở khám chữa bệnh, tại cộng đồng.

- Xây dựng các hướng dẫn phòng chống bệnh trong các cơ sở điều trị.

- Củng cố nâng cấp phòng xét nghiệm đảm bảo an toàn sinh học theo quy định đối với xét nghiệm bệnh dịch để chẩn đoán xác định vi rút Ê-bô-la tại các Viện Vệ sinh dịch tTrung ương và Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh.

- Chuẩn bị các trang thiết bị, hóa chất, sinh phẩm y tế, vật tư để xét nghiệm chn đoán xác định vi rút Ê-bô-la.

- Chun bị trang thiết bị xét nghiệm và phòng hộ cá nhân cho cán bộ y tế.

- Tổ chức tập huấn các phương pháp lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển mẫu.

- Rà soát, cập nhật các hướng dẫn kỹ thuật về giám sát, dự phòng xử lý ổ dịch theo tình hình dịch.

- Tổ chức tập huấn cho các cán bộ tham gia công tác phòng chống dịch cập nhật về các hướng dẫn chuyên môn kthuật trong giám sát, phòng chống dịch.

- Thường xuyên tổ chức đánh giá nguy cơ để đề xuất các biện pháp ứng phó phù hợp.

- Kiện toàn các đội chống dịch cơ động, sẵn sàng hỗ trợ các địa phương điều tra, xử lý ổ dịch.

c) Công tác điều trị

- Các cơ sở khám, chữa bệnh chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc, trang thiết bị phòng hộ cho cán bộ y tế, khu vực cách ly, giường bệnh; sẵn sàng tổ chức tốt việc thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân.

- Đẩy mạnh công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo tại các bệnh viện.

- Thiết lập mạng lưới các đơn vị thu dung điều trị bệnh nhân. Thiết lập khu vực cách ly riêng để khám và điều trị các trường hợp nghi ngờ nhiễm vi rút Ê- bô-la không được để lây nhiễm trong bệnh viện.

- Rà soát, cập nhật các hướng dẫn kỹ thuật hướng dẫn chẩn đoán điều trị, nghiên cứu sử dụng các thuốc kháng vi rút phù hợp, hiệu quả.

- Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cán bộ trong chẩn đoán, điều trị, chăm sóc bệnh nhân.

- Kiện toàn các đội cấp cu lưu động, sẵn sàng hỗ trợ địa phương cấp cứu, điều trị bệnh nhân khi có yêu cầu.

d) Công tác truyền thông

- Xây dựng các thông điệp truyền thông, khuyến cáo phòng chống dịch tại các cửa khu, cơ sở điều trị và cộng đồng.

- Truyền tải các thông điệp, khuyến cáo phòng chng dịch bệnh tới các đoàn du lịch, người lao động tới các vùng có dịch vi rút Ê-bô-la đặc biệt tại vùng Tây Phi.

- Dán poster, phát các tờ rơi tại các cửa khẩu quốc tế hướng dẫn những hành khách tự theo dõi tình trạng sức khỏe và chủ động liên hệ với các đơn vị y tế khi cần thiết.

- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền kịp thời cung cấp thông tin để người dân không hoang mang lo lắng và phối hợp thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh.

e) Công tác hậu cần

- Rà soát tình hình thuốc, vật tư, trang thiết bị,y móc phục vụ công tác giám sát, xdịch, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân, xây dựng kế hoạch sửa cha, bổ sung và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Chuẩn bị sn sàng kinh phí, vật tư, hóa chất, phương tiện, kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống khi có dịch xảy ra.

f) Công tác hợp tác quốc tế

- Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế đ trao đi thông tin về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống.

- Phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) và các tổ chức quốc tế khác để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm đồng thời hỗ trợ các nguồn lực trong phòng chống dịch bệnh.

2. Tình huống 2: Xuất hiện các ca bệnh xâm nhập vào Việt Nam

a) Công tác chỉ đạo, kiểm tra

- Báo cáo tình hình diễn biến của dịch thường xuyên cho Văn phòng Chính phủ đkịp thời nhận được các chỉ đạo về phòng chng dịch.

- Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi các cấp tổ chức họp hàng tuần và đột xuất để thống nhất chỉ đạo triển khai các hoạt động tại các đơn vị y tế địa phương.

- Ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai các hoạt động tại các đơn vị y tế địa phương.

- Tổ chức các đoàn kiểm tra giám sát, hướng dẫn tại các địa phương và đánh giá việc triển khai công tác phòng chống dịch của các địa phương.

b) Công tác giám sát, dự phòng

- Tăng cường giám sát các trường hợp nghi ngờ mắc vi rút Ê-bô-la có yếu tố dịch t liên quan; giám sát, theo dõi tình trạng sức khỏe của những người có tiếp xúc gần với người bệnh trong vòng 21 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cui. Áp dụng việc báo cáo hàng ngày và chia sẻ thông tin kịp thời.

- Thực hiện giám sát chặt chẽ hành khách tại cửa khẩu; tiếp tục duy trì kiểm tra sàng lọc nhằm phát hiện các trường hợp nghi ngờ tại cửa khẩu thông qua sử dụng máy đo thân nhiệt từ xa. Tiếp tục triển khai việc khai báo y tá đối với hành khách nhập cảnh tại các cửa khẩu phù hợp với tình hình dịch và thông lệ quốc tế.

- Tăng cường giám sát trọng điểm và giám sát, lấy mẫu bệnh phẩm các trường hợp nghi ngờ mc vi rút Ê-bô-la tại các bệnh viện để xét nghiệm để xác định sự lưu hành, biến đổi, mức độ lây lan bệnh do vi rút Ê-bô-la.

- Phòng xét nghiệm tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Viện Pasteur thành phố HChí Minh sẵn sàng đáp ứng đủ điều kiện an toàn xét nghiệm chẩn đoán xác định bệnh do vi rút Ê-bô-la.

- Tổ chức tập hun các phương pháp lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển mu theo đúng địa điểm quy định.

- Đảm bảo phát hiện nhanh, chính xác tác nhân gây bệnh của các phòng xét nghiệm của các Viện VSDT TƯ và Viện Pasteur TP.HCM.

- Đẩy mạnh giám sát dựa vào sự kiện các kênh báo chí, các nguồn chính thức và không chính thức để kịp thời xác minh, tổ chức điều tra phát hiện ổ dịch khoanh vùng, xử lý triệt đkhông để bùng phát dịch trong cộng đồng.

- Tổ chức thường trực phòng, chống dịch tại các đơn v y tế; các đội chống dịch cơ động hỗ trợ các địa phương xử lý ổ dịch.

- Thường xuyên cập nhật, đánh giá rút kinh nghiệm và cập nhật các tài liệu chuyên môn trong công tác giám sát, xử lý ổ dịch để kịp thi điều chỉnh các hướng dẫn, chỉ đạo phù hợp với đặc điểm dịch bệnh.

c) Công tác điều trị

- Thực hiện tiếp nhận bệnh nhân theo phân tuyến điều trị, những bệnh nhân đu tiên được điều trị tại các bệnh viện tuyến cuối, hạn chế thấp nhất nguy cơ tử vong.

- Thực hiện nghiêm ngặt việc tổ chức cách ly đối với bệnh nhóm A, kiểm soát nhim khun, phòng chng lây nhiễm chéo tại các bệnh viện theo quy định; các vt dụng bị ô nhim, đthải bỏ và chất thải của bệnh nhân cần phải khử trùng và xử lý theo quy định.

- Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng hộ cho các cán bộ y tế trực tiếp tham gia khám, điều trị, chăm sóc bệnh nhân, không để xảy ra hiện tượng lây nhiễm sang cán bộ y tế.

- Tchức thường trực cấp cứu, thu dung, điều trị tại các đơn vị khám, chữa bệnh; các đội cấp cứu lưu động, sẵn sàng hỗ trợ địa phương cấp cứu, điều trbệnh nhân khi có yêu cầu.

- Thường xuyên cập nhật, đánh giá rút kinh nghiệm trong công tác chẩn đoán điều trị, chăm sóc đkịp thời điều chỉnh các hướng dẫn, chỉ đạo phù hợp với đặc điểm dịch bệnh.

d) Công tác truyền thông

- Hàng ngày cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chng trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế, Website của Cục Y tế dự phòng, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, các phương tiện thông tin đại chúng.

- Thưng xuyên cập nhật các thông tin, sửa đổi các thông điệp truyền thông khuyến cáo phòng chng dịch phù hợp với các đối tượng nguy cơ và phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Đẩy mạnh việc truyền thông, khuyến cáo phòng chống dịch tại các cửa khu, cơ sở điều trị và cộng đồng.

- Hàng tun tổ chức gặp mặt báo chí để cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống.

e) Công tác hậu cần

- Căn cứ vào dự báo tình hình dịch tiếp tục bổ sung kinh phí, vật tư hóa chất, phương tiện, kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống dch đề phòng dịch bùng phát trên diện rộng.

- Thực hiện chính sách cho các cán bộ thực hiện công tác điều tra xác minh dịch, thương trực phòng chống dịch và cán bộ thực hiện thu dung điều trị, chăm sóc bệnh nhân.

- Tiếp tục chuẩn bị sẵn sàng kinh phí, vật tư, hóa chất, phương tiện, kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống trong trường hợp dịch bùng phát trên diện rộng.

- Xây dựng kế hoạch dự trữ, bổ sung thuốc, vật tư, trang thiết bị phục vụ công tác phòng chng dịch trong trường hợp dịch lan rộng, kéo dài.

f) Công tác hợp tác quốc tế

- Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế để nắm bắt và chia sẻ thông tin về tình hình dịch bệnh.

- Phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) và các tổ chức quốc tế khác để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm đồng thời hỗ trợ các nguồn lực trong phòng chống dịch bệnh.

3. Tình huống 3: Dịch lây lan trong cộng đồng

a) Công tác chỉ đạo, kiểm tra

- Báo cáo hàng ngày tình hình diễn biến của dịch thường xuyên và tham mưu cho Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chính phủ các biện pháp phòng chống dịch để nhận được chỉ đạo kịp thời.

- Tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện, các văn bản chỉ đạo các Bộ, ngành, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và các địa phương thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.

- Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh các cấp tổ chức họp hàng ngày để thống nhất chỉ đạo triển khai các hoạt động tại các đơn vị y tế địa phương.

- Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan triển khai quyết liệt các hoạt động phòng chống dịch theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.

- Đánh giá tình hình dịch và thực hiện việc công bố dịch theo quy định của Luật Phòng chng bệnh truyền nhiễm.

- Ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai các hoạt động ti các đơn vị y tế địa phương.

- Tổ chức các đoàn kiểm tra giám sát, hướng dẫn tại các địa phương và đánh giá việc triển khai công tác phòng chống dịch của các địa phương.

b) Công tác giám sát, dự phòng

- Tăng cường giám sát các chùm ca bệnh do vi rút Ê-bô-la tại cộng đồng. Áp dụng việc báo cáo hàng ngày và chia sẻ thông tin kịp thời.

- Tổ chức khoanh vùng ổ dịch, triển khai các biện pháp hạn chế đi lại khi cn thiết, áp dụng các biện pháp phòng bệnh rộng rãi, bắt buộc đối với toàn bộ người dân trong khu vực ổ dịch.

- Tiếp tục triển khai giám sát bệnh do vi rút Ê-bô-la, đẩy mạnh việc giám sát dựa vào sự kiện thông qua các trang tin điện tử, báo chí, thông tin của các nguồn chính thức và không chính thức để kịp thời xác minh, tổ chức điều tra phát hiện dịch, khoanh vùng, xử lý sớm các ổ dịch trong cộng đồng.

- Thực hiện giám sát chặt chẽ hành khách tại cửa khẩu và khu vực biên giới; tiếp tục duy trì kiểm tra sàng lọc nhm phát hiện các trường hợp nghi ngờ ti cửa khu.

- Tiếp tục thực hiện việc khai báo y tế đối với hành khách nhập cảnh tại các cửa khu phù hợp với tình hình dịch và thông lệ quốc tế.

- Tăng cường giám sát, xét nghiệm để xác định sự lưu hành, biến đổi, mức độ lây lan bệnh do vi rút Ê-bô-la.

- Thường xuyên phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới cập nhật và phổ biến kỹ thuật, phương pháp chẩn đoán xác định bệnh.

- Đảm bảo phát hiện nhanh, chính xác tác nhân gây bệnh của các phòng xét nghiệm của các Viện VSDT TƯ và Viện Pasteur TP.HCM.

- Thường xuyên đánh giá rút kinh nghiệm trong công tác giám sát, chẩn đoán điều trị, dự phòng xử lý ổ dịch để kịp thời điều chỉnh các hướng dẫn chỉ đạo phù hợp với đặc điểm dịch bệnh.

- Tổ chức thường trực phòng, chống dịch tại các đơn vị y tế; các đội chống dịch cơ động hỗ trợ các địa phương xử lý ổ dịch.

- Thường xuyên cập nhật, đánh giá rút kinh nghiệm và cập nhật các tài liệu chuyên môn trong công tác giám sát, xử lý ổ dịch để kịp thi điều chỉnh các hướng dẫn, chỉ đạo phù hợp với đặc điểm dịch bệnh.

c) Công tác điều trị

- Thực hiện quyết liệt việc phân tuyến, triển khai bệnh viện vệ tinh để điều trị bệnh nhân theo quy định nhằm giảm tải các bệnh viện tuyến cuối.

- Các bệnh viện chủ động triển khai kế hoạch mở rộng việc thu dung điều trbệnh nhân; sn sàng thiết lập các bệnh viện dã chiến khi cần thiết.

-c cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện nghiêm ngặt việc tổ chức cách ly đối với bệnh nhóm A, kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chng lây nhiễm chéo ti các bệnh viện theo quy định; làm thông thoáng buồng bệnh để giảm nồng độ vi rút. Tập trung tối đa nguồn lực và chuyên môn k thut để điều trị bệnh nhân đhạn chế tối đa trường hợp tử vong.

- Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng hộ cho các cán bộ y tế trực tiếp tham gia khám, điều trị, chăm sóc bệnh nhân, không để xảy ra hiện tưng lây nhiễm sang cán bộ y tế.

- Tchức thường trực cấp cứu, thu dung, điều trị tại các đơn vị khám, chữa bệnh; các đội cấp cứu lưu động, sẵn sàng hỗ trợ địa phương cấp cứu điều trị bệnh nhân khi có yêu cầu.

- Thường xuyên cập nhật, đánh giá rút kinh nghiệm trong công tác chẩn đoán điều trị, chăm sóc để kịp thời điều chỉnh các hướng dẫn, chỉ đạo phù hợp với đặc điểm dịch bệnh.

d) Công tác truyền thông

- Hàng ngày cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh các biện pháp phòng chng trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế, Website của Cục Y tế dự phòng, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và các phương tiện thông tin đại chúng.

- Thường xuyên cập nhật các thông tin, sửa đổi các thông điệp truyền thông, khuyến cáo phòng chống dịch phù hợp với các đối tượng nguy cơ và ph biến trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Hàng tuần tổ chức gặp mặt báo chí để cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống.

- Đẩy mạnh việc giao lưu với các độc giả trên các báo giấy, báo điện tử

e) Công tác hậu cần

- Căn cứ vào dự báo tình hình dịch tiếp tục bổ sung kinh phí, vật tư, hóa chất, phương tiện, kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.

- Thực hiện chính sách cho các cán bộ thực hiện công tác điều tra xác minh dịch, thương trực phòng chống dịch và cán bộ thực hiện thu dung điều trị, chăm sóc bệnh nhân.

- Yêu cầu các đơn vị, cơ sở sản xuất, cung cấp các dịch vụ thiết yếu xây dựng các kế hoạch đảm bảo cung cấp dịch vụ trong trường hợp dịch bùng phát lan rộng.

- Xem xét trình Chính phủ cấp bổ sung máy móc, thuốc, vật tư, hóa chất từ nguồn dự trữ quốc gia đáp ng kịp thời công tác phòng, chống dịch.

f) Công tác hợp tác quốc tế

- Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế để nắm bắt và chia sẻ thông tin về tình hình dịch bệnh.

- Phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) và các tổ chức quốc tế khác để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm đồng thời hỗ trợ các nguồn lực trong phòng chống dịch bệnh.

V. CÁC GIẢI PHÁP CHUNG

1. Tổ chức, chỉ đo

a) Tại Trung ương

- Tăng cường hoạt động Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh; đẩy mạnh hoạt đng các tiu ban, mc độ hoạt động theo từng tình hung dịch đột xuất hàng tuần, hàng ngày.

- Thực hiện giao ban trực tuyến hàng tun, đột xuất, hàng ngày đảm bảo thường xuyên trao đổi thông tin về tình hình dịch giữa Trung ương và các khu vực.

- Cập nhật tình hình dịch trên thế giới, thống nhất các biện pháp đáp ứng theo din biến của dịch; chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các địa phương trên toàn quốc thực hiện.

- Báo cáo tình hình diễn biến của dịch trên thế giới thường xuyên và tham mưu cho Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chính phủ các biện pháp phòng chống dịch để nhận được các chỉ đạo kp thời.

- Phối hợp với Chủ tịch UBND các tỉnh/thành phố tăng cường hoạt động của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch của địa phương.

- Chỉ đạo Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng, các bệnh viện, và các đơn vị trực thuộc chuẩn bị cơ sở vật chất, thuốc, hóa chất, máy móc trang thiết bị vt tư chuyên dụng, trang bị bảo hộ, khu vực cách ly và nhân lực đđối phó với dịch.

- Tăng cường phối hợp các cơ quan chức năng tại cửa khẩu giám sát, kiểm tra người, động vật, phương tiện vận tải và hàng hóa nhập cảnh, nhập khu qua các cửa khẩu. Khi phát hiện trường hợp nghi ngờ mắc bnh truyền nhiễm, cn được khám cách ly và áp dụng kịp thời các biện pháp phòng chống nhằm hạn chế sự lây lan của bệnh.

- Phối hợp tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về các biện pháp phòng chống dịch bệnh do vi rút Ê-bô-la theo tình hung của dịch thông báo thường xuyên tình hình dịch không để người dân hoang mang, lo lắng.

- Phối hợp với các Bộ, ngành chỉ đạo các đơn vị, cơ sở sản xuất, cung cấp các dịch vụ thiết yếu xây dựng kế hoạch và triển khai cung cấp dịch vụ trong trường hợp dịch bùng phát lan rộng.

- Phối hợp vi Bộ Tài chính và các cơ quan chức năng chuẩn bị kinh phí đáp ứng công tác sn sàng phòng chống dịch, hỗ trợ địa phương khi có nhu cầu đáp ứng đủ các chế độ, chính sách cho cán bộ tham gia công tác phòng, chng dịch.

- Thành lập các đoàn công tác đi kim tra, chỉ đạo, đôn đốc các hoạt động phòng chng dịch tại các địa phương.

b) Tại địa phương

- Tăng cường vai trò của UBND tỉnh, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh của tỉnh chỉ đạo các hoạt động phòng chống dịch theo hướng dẫn của Ban chỉ đạo phòng chống dịch của Bộ Y tế. Tổ chức kiểm tra, chỉ đạo giám sát việc thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh tại địa phương.

- Các đơn vị y tế trên địa bàn tăng cường giám sát, phát hiện sớm; sẵn sàng thu dung, điều trị bệnh nhân; tăng cường tuyên truyền vtình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống cho người dân.

- Các Trung tâm Y tế dự phòng tnh, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo các Trung tâm Y tế trực thuộc và phối hợp với các đơn vị thuộc hệ điều trị thực hiện giám sát các ca do vi rút Ê-bô-la trên địa bàn phụ trách, thực hiện lấy mẫu xét nghiệm và báo cáo, gửi mẫu lên Viện Vệ sinh dịch t Trung ương và Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh để xét nghiệm.

- Tổ chức các lớp tập huấn về giám sát ca bệnh do vi rút Ê-bô-la cho các huyện, thị trong địa bàn phụ trách.

- Đối với các địa phương có cửa khẩu quốc tế, cần phối hợp chặt chẽ các cơ quan chức năng tại cửa khẩu kiểm dịch y tế hành khách nhập cảnh, động vt nhập khẩu từ các vùng đang có dịch, không để bệnh dịch xâm nhập.

- Phi kết hợp chặt chẽ với cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác giám sát ca bệnh có hội chứng cúm tại cộng đồng.

- Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách cho cán bộ tham gia chống dch bệnh do vi rút Ê-bô-la: phụ cấp chống dịch, trực dịch.

2. Xây dựng kế hoạch, đầu tư tài chính

- Thực hiện phương châm 4 tại ch, trước mắt sử dụng kinh phí đã được cấp hàng năm cho công tác phòng, chống dịch; căn cứ diễn biến tình hình dịch, tng hợp nhu cầu và xin cấp bổ sung.

- Sở Y tế các tỉnh thành phố tổng hợp nhu cầu kinh phí bổ sung của các đơn vị giám sát, điều trị, truyền thông trong tỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Bộ Y tế triển khai kinh phí phòng chống dịch năm 2014, rà soát nhu cầu kinh phí bổ sung phòng chống dịch bệnh do vi rút Ê-bô-la của các đơn vị trực thuộc Bộ.

- Trong trường hợp dịch xâm nhập, kéo dài, Bộ Y tế tổng hợp nhu cầu bổ sung từ các đơn vị thuộc Bộ, các tỉnh/thành phố trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

3. Chuyên môn kỹ thuật

3.1. Các giải pháp giảm mắc

- Tăng cường năng lực giám sát bệnh do vi rút Ê-bô-la đảm bảo đủ khả năng xét nghiệm chẩn đoán xác định, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh đầu tiên để có biện pháp cách ly, thu dung, điều trị kịp thời.

- Nắm chắc thông tin tình hình dịch bệnh trên thế giới và trong nước đẩy mạnh việc kiểm soát dịch bệnh tại các cửa khẩu, các bệnh viện và cộng đồng.

- Thường xuyên cập nhật hướng dẫn giám sát, phòng chống dịch bệnh do vi rút Ê-bô-la ; thực hiện điều tra dịch tễ ca bệnh, điều tra người tiếp xúc và nguồn lây truyền đcó kế hoạch, biện pháp phòng, chống thích hợp.

- Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng hộ cá nhân cho các cán bộ y tế trong việc khám, điều trị, chăm sóc bệnh nhân để tránh lây nhiễm từ các bnh nhân.

- Củng cố và duy trì hoạt động của đội cơ động chống dịch tại đơn vị y tế các tuyến. Tổ chức trực chống dịch 24/24 giờ trong thời gian có dịch.

- Tổ chức chiến dịch tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh do vi rút Ê-bô-la.

- Thành lập các đoàn công tác kiểm tra việc sn sàng phòng chống dch bệnh tại các địa phương trước, trong và sau thời gian xảy ra dịch.

- Dự trữ kinh phí, hóa chất, thuốc, trang thiết bị y tế kịp thời cho các đa phương triển khai các biện pháp chống dịch.

- Tăng cường năng lực xét nghiệm: Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đòi hỏi xét nghiệm cần được thực hiện trong phòng xét nghiệm đảm bo an toàn sinh học cp 4.

+ Củng c trang thiết bị phòng xét đảm bảo đủ năng lực xét nghiệm xác định bệnh do vi rút Ê-bô-la.

+ Trang bị phòng hộ cho cán bộ xét nghiệm phải đảm bảo và kiểm tra sức khỏe thường xuyên.

+ Cung cấp dụng cụ, hóa chất sinh phẩm, thiết bị xét nghiệm, chẩn đoán.

+ Thường xuyên phối hợp với Tổ chức Y tế thế gii cập nht và phổ biến kỹ thuật, phương pháp chẩn đoán xác định bệnh

+ Đảm bảo phát hiện nhanh, chính xác tác nhân gây bệnh của các phòng xét nghiệm của các Viện VSDT TƯ và Viện Pasteur TP.HCM.

+ Tổ chức tập hun các phương pháp lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển và thông báo kết quả xét nghiệm cho các tuyến.

3.2. Các giải pháp giảm tử vong

- Thiết lập mạng lưới các bệnh viện sẵn sàng thu dung, điều trị bệnh nhân do vi rút Ê-bô-la; có kế hoạch mở rộng các cơ sở thu dung điều trị bệnh nhân theo từng tình hung dịch để tránh hiện tượng quá tải.

- Thực hiện nghiêm ngặt việc phân luồng khám bệnh cách ly điều trị, thực hiện triệt để công tác phòng hộ cá nhân, chống nhim khuẩn, lây nhiễm chéo tại các bệnh viện.

- Rà Soát, cập nhật bổ sung hướng dẫn chẩn đoán, điều tr bnh do vi rút Ê-bô-la.

- Xây dựng cơ số dự trữ quốc gia về trang thiết bị, thuốc, vật tư, hoá chất phương tiện bảo hộ ...

- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các bệnh viện trong công tác chuẩn bị phòng chống dịch.

- Chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh:

+ Chuẩn bị sẵn khu vực tiếp nhận bệnh nhân do vi rút Ê-bô-la khi có dịch xảy ra, đảm bảo đy đủ, trang thiết bị, vật tư, thuốc cấp cứu bệnh nhân nặng.

+ Thành lập các nhóm cấp cứu lưu động sẵn sàng hỗ trợ các địa phương trong trường hợp có nhiều bệnh nhân.

+ Chỉ đạo chuyên môn, hướng dẫn và hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới.

- Tăng cường năng lực cho bệnh viện các tuyến, bệnh viện trung ương điều trị các trường hợp rất nặng; bệnh viện tuyến tỉnh điều trị các trường hợp nặng, bệnh viện huyện điều trị các trường hợp thông thường, hạn chế chuyển viện tránh lây lan

- Tập huấn cho cán bộ điều trị và điều dưỡng tại các bệnh viện về chn đoán và điều trị bệnh do vi rút Ê-bô-la và sử dụng các trang thiết bị hồ sc cấp cứu.

- Trang bị phương tiện chẩn đoán, điều trị, cấp cứu bệnh nhân để đạt mục tiêu giảm tử vong.

4. Truyền thông, giáo dục sức khỏe

- Thường xuyên cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh và các bin pháp phòng chống dịch cho người dân để người dân không hoang mang và chủ động áp dụng các biện pháp bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng.

- Tuyên truyền đến các đối tượng nguy cơ lây nhiễm từ khách nhập cảnh, người nước ngoài vào Việt Nam cũng như tới những người Việt Nam đi du lịch tới các quốc gia/vùng có dịch bệnh do vi rút Ê-bô-la.

- Nâng cao khả năng đáp ứng của hệ thống cán bộ tuyên truyền trong và ngoài ngành y tế về trình độ, phương tiện, nhân lực. Huy động các bộ, ban, ngành, đoàn th tham gia công tác tuyên truyền phòng, chống dịch.

- Thông báo diễn biến, tình hình dịch bệnh hàng ngày của các nước đang có dịch trên các phương tiện thông tin đại chúng tại trung ương và địa phương, các trang tin điện tử.

- Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe, phổ biến kiến thức về các biện pháp phòng bệnh trên các kênh thông tin trung ương và địa phương đngười dân chủ động phòng, chng, biết cách tự bảo vệ, tăng cường vệ sinh cá nhân, hạn chế đến vùng có dịch.

- Các cơ quan thông tấn, báo chí phối hợp với ngành y tế để triển khai hoạt động truyền thông phòng, chống bệnh do vi rút Ê-bô-la.

- Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe Trung ương, các Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe tuyến tỉnh triển khai các nội dung truyền thông theo yêu cầu của công tác phòng, chống dịch bệnh do vi rút Ê-bô-la.

5. Phối hợp liên ngành

- Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan trong việc triển khai các biện pháp phòng chng dịch phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các B ngành liên quan.

- Các Bộ, ngành chỉ đạo các đơn vị thuộc lĩnh vực quản lý chủ động xây dựng các kế hoạch phòng chống dịch đặc biệt có kế hoạch duy trì các hoạt động thiết yếu trong trường hợp dịch bùng phát rộng.

- Huy đng sự tham gia của các ban, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội (phụ nữ thanh niên, Hội nông dân, Hội chữ thập đỏ) trong việc vận động nhân dân triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh do vi rút Ê-bô-la.

- Thành lập các đoàn liên ngành kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh do vi rút Ê-bô-la tại các địa phương.

6. Hợp tác quốc tế

- Phối hợp chặt chẽ với WHO và các Tổ chức quốc tế chia sthông tin về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống dịch; huy động sự htrợ v thuc, trang thiết bị, vật tư phục vụ công tác phòng chống dịch.

- Phối hp với WHO hỗ trợ trang bị phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học đối với bệnh Ê-bô-la và vật tư, hóa chất để xét nghim chn đoán bệnh.

7. Nghiên cứu khoa học

- Các Viện Vệ sinh dch tễ/Pasteur chủ động triển khai các nghiên cứu dịch thọc phân tbệnh do vi rút đánh giá nguồn gốc, sự biến đổi, phương thc y truyền đ đxuất các biện pháp phòng chống.

- Nghiên cứu đc điểm dịch tễ học, đặc điểm lâm sàng, đánh giá kết quả điều trị đkịp thời đưa ra các giải pháp giảm mắc, tử vong phù hợp theo diễn biến thực tế của bệnh.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Tuyến Trung ương

a) Cục Y tế dự phòng

- Tham mưu Bộ trưởng Bộ Y tế trong việc chỉ đạo các đơn vị y tế trên toàn quc trin khai công tác phòng, chống dịch bệnh do vi rút Ê-bô-la theo tng tình hung dịch.

- Thường xuyên cp nhật, tng hợp tình hình dịch trong nước và quốc tế thường xuyên báo cáo Lãnh đạo Bộ Y tế, Lãnh đạo Chính phủ và các đơn vị liên quan.

- Thường xuyên cập nhật hướng dẫn giám sát, phòng chống dịch bệnh do vi rút Ê-bô-la trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt.

- Tham mưu Bộ trưởng Bộ Y tế thực hiện việc công bố dịch khi có đủ điều kiện công bdịch theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

- Trực tiếp chỉ đạo, đôn đc, kim tra các địa phương, đơn vị thuộc hệ y tế dự phòng triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh do vi rút Ê-bô-la.

- Chỉ đạo các Viện VSDT/Pasteur sẵn sàng trang thiết bị, phòng xét nghiệm đđiều kiện và sinh phẩm chẩn đoán xét nghiệm xác định bệnh do vi rút Ê-bô-la- triển khai tích cực việc giám sát trọng điểm cúm quốc gia, phát hiện sm sự lưu hành của bệnh do vi rút Ê-bô-la.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc các Bộ, ngành trin khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh do vi rút Ê-bô-la .

- Đu mi thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế, chia sẻ thông tin với các Tổ chức quốc tế, các quốc gia khác.

- Đầu mối thành lập các đoàn công tác trực tiếp chỉ đạo, giám sát công tác phòng, chống dịch tại các địa phương.

b) Cục Quản lý Khám, chữa bệnh

- Tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Y tế trong việc chỉ đạo, điều hành công tác cấp cứu, thu dung, điều trị dịch bệnh do vi rút Ê-bô-la; trực tiếp chỉ đạo đôn đốc tt cả cơ sở khám chữa bệnh trong hệ thống điều trị từ Trung ương đến địa phương trong việc thực hiện phân tuyến thu dung, cách ly, cấp cứu, điều trị bệnh do vi rút Ê-bô-la.

- Chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện nghiêm việc phân luồng, phân tuyến điều trị bệnh nhân, thực hiện kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo tại các bệnh viện, xử lý các vật dụng bị ô nhiễm, đồ thải bỏ và chất thải của bệnh nhân cần phải khử trùng theo đúng quy định.

- Thường xuyên cập nhật, sửa đổi hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng chống cho cán bộ y tế của do vi rút Ê-bô-la trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt.

- Xây dựng mạng lưới cơ sở y tế thu dung, điều trị bệnh nhân bệnh do vi rút Ê-bô-la theo từng tình huống dịch, không để xảy ra tình trạng quá tải; hạn chế vận chuyển bệnh nhân.

- Chỉ đạo tập huấn cho cán bộ hệ điều trị, kiểm tra công tác điều trị dịch bệnh trong phạm vi cả nước. Tổng kết, rút kinh nghiệm các trường hợp tử vong.

- Chỉ đạo các Viện/Bệnh viện trực thuộc Bộ, bệnh viện tỉnh/thành phố chuẩn bị đy đủ thuốc, trang thiết bị hồi sức cấp cứu và các phương tiện cần thiết để sẵn sàng tiếp nhận, cấp cứu và điều trị bệnh nhân.

- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, lây truyền chéo trong bệnh viện và thường trực chống dịch.

c) Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng

- Tổ chức chỉ đạo, phối hợp với các đơn vị truyền thông trong việc tuyên truyền, giáo dục phòng, chống dịch bệnh do vi rút Ê-bô-la trước, trong và sau khi dịch bệnh do vi rút Ê-bô-la ghi nhận và xảy ra tại Việt Nam.

- Thông báo diễn biến, tình hình dịch bệnh hàng ngày của các nước đang có dịch trên các phương tiện thông tin đại chúng từ Trung ương đến địa phương các trang tin điện tử.

- Định kỳ tổ chức gặp mặt báo chí cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống.

- Xây dựng các thông điệp truyền thông theo các nhóm đối tượng nguy cơ người nhập cảnh từ vùng có dịch, người du lịch đến vùng có dịch phù hợp theo từng tình huống dịch.

- Chỉ đạo Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe Trung ương, các trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe tuyến tỉnh phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương triển khai các nội dung truyền thông theo yêu cầu của công tác phòng, chống dịch bệnh do vi rút Ê-bô-la.

d) Vụ Kế hoạch- Tài chính

- Chủ động tham mưu cho Lãnh đạo Bộ Y tế về tạo nguồn, sử dụng và điều phi các nguồn lực từ dự trữ quốc gia, ngân sách nhà nước, các tổ chức trong và ngoài nước cho công tác phòng, chống dịch bệnh do vi rút Ê-bô-la.

- Tổng hợp nhu cầu kinh phí phòng chống dịch từ các đơn vị thuộc Bộ Y tế các B, ngành liên quan trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Có kế hoạch đxuất mua bổ sung trang thiết bị, thuốc trong trường hợp dịch bùng phát trên diện rộng, kéo dài.

- Đầu mi tổng hợp đề xuất kinh phí bổ sung từ các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế và t các đa phương trình Thủ tướng Chính phủ cấp bổ sung trong trường hợp dịch xâm nhập vào Việt Nam, lan rộng và kéo dài.

- Hưng dn các đơn vị, địa phương thực hiện các chế độ, chính sách cho các cán bộ tham gia công tác phòng chống dịch.

e) Cục Quản lý môi trường y tế

Chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt vệ sinh cá nhân để phòng chống dịch bệnh. Phát động người dân vệ sinh môi trường, rửa tay với xà phòng.

Chỉ đạo thực hiện nghiêm xử lý môi trường, vật dụng, chất thải y tế chất thải nơi có người nghi mc bệnh do vi rút Ê-bô-la và xử lý theo đúng quy định.

f) Vụ Hợp tác quc tế

- Đu mi liên hệ, huy động sự hỗ trợ từ các Tổ chức quốc tế cho công tác phòng chng dịch bệnh do vi rút Ê-bô-la: tài chính, kỹ thuật, thuốc, trang thiết bphòng chống dịch.

- Phi hợp với các cơ quan chức năng thuộc Bộ ngoại giao thu thập các thông tin về tình hình dịch và các biện pháp phòng chống của các nước từ các đơn vị ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài.

g) Vụ Bảo hiểm y tế

Phối hợp với Cục Quản lý khám, Vụ Khoa học và Đào tạo chữa bệnh, Bảo him xã hội Việt Nam thực hiện các chính sách bảo hiểm y tế đối với các bnh nhân điều trị bệnh do vi rút Ê-bô-la.

h) Các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur

- Chủ động sẵn sàng Phòng xét nghiệm đủ tiêu chuẩn, trang thiết bị sinh phm đảm bảo xét nghiệm chẩn đoán xác định bệnh do vi rút Ê-bô-la; tăng cường công tác thu thập và xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm tìm vi rút gây bệnh.

- Chỉ đạo, hỗ trợ các Trung tâm Y tế dự phòng thuộc khu vực được phân công phụ trách trong việc triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh do vi rút Ê-bô-la. Tổ chức các lớp tập huấn phòng, chống dịch cho các địa phương trong khu vực phụ trách.

- Thành lập các đoàn công tác trực tiếp hỗ trợ, giám sát các địa phương có có ca nhiễm bệnh, tử vong do bệnh do vi rút Ê-bô-la.

- Tổ chức tập huấn chuyên môn kỹ thuật giám sát, phòng và chống dịch bệnh do vi rút Ê-bô-la.

- Dự trhóa chất, thiết bị, vật tư chuyên dụng, triển khai các hoạt động chống dịch, sẵn sàng hỗ trợ địa phương khi có dịch.

- Nghiên cứu khoa học về dịch tễ học, vi rút học và miễn dịch học.

i) Các bệnh viện tuyến Trung ương

- Thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn, chống lây nhiễm chéo trong bệnh viện, hướng dẫn bệnh nhân và người chăm sóc thực hiện nghiêm các biện pháp phòng hộ cá nhân.

- Chủ động thiết lập các bệnh viện vệ tinh để giảm quá tải bệnh viện khi bệnh có smắc cao tại cộng đồng.

- Tổ chức tập huấn cho cán bộ hệ điều trị về tiếp nhận, cách ly, điều trị cấp cứu bệnh nhân theo phân công của Cục Quản lý khám, chữa bệnh.

- Hỗ trợ các Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh, huyện và một số bệnh viện ngành chuẩn bị đầy đủ thuốc, trang thiết bị hồi sức cấp cứu và các phương tiện cn thiết để sẵn sàng tiếp nhận, cấp cu và điều trị bệnh nhân.

- Chủ động chuẩn bị giường bệnh, có kế hoạch duy trì hoạt động thường xuyên của bệnh viện khi có dịch lớn.

- Chủ động phối hợp với các đơn vị y tế dự phòng trong công tác thông tin, báo cáo ca bệnh truyền nhim đy đủ, chính xác, kịp thời theo quy định.

- Rà soát thuốc, máy móc, trang thiết bị, vật tư phục vụ cấp cứu, điều trị bệnh nhân, chủ động bổ sung, thay thế, không được để tình trạng thiếu khi xảy dịch.

- Thực hiện tốt việc xử lý các vật dụng bị ô nhiễm, đồ thải bỏ và chất thải của bệnh nhân theo quy định.

k) Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung ương

- Phối hợp với Vụ Truyền thông - Thi đua, khen thưởng chỉ đạo các Trung tâm Truyền thông, Giáo dục sức khỏe các tỉnh, thành phố triển khai các hoạt động truyền thông đến các khu vực có nguy cơ, đối tượng có nguy cơ.

- Xây dựng các thông điệp truyền thông, tài liệu truyền thông gửi cho các địa phương.

- Tổ chức tập huấn cho các cán bộ truyền thông về năng lực truyền thông giáo dục sức khỏe.

2. Địa phương

a) Giám đc Sở Y tế các tỉnh, thành phố

- Tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố tăng cường các hoạt động phòng, chng dịch bệnh do vi rút Ê-bô-Ia tại các cấp ở địa phương; tăng cường hoạt động của Ban chỉ đạo phòng chống dịch, thống nhất các biện pháp phòng chống dịch bệnh do vi rút Ê-bô-la theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch của Bộ Y tế.

- Lập kế hoạch phòng chng dịch bệnh do vi rút Ê-bô-la của tnh, thành phố. Đu mi tập hợp các đề xuất kinh phí bổ sung của các đơn vị y tế trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Đối với các địa phương có cửa khẩu quốc tế, chỉ đạo kiểm dịch chặt chẽ khách nhập cảnh, động vật nhập khẩu từ các vùng đang có dịch, không để bệnh dịch xâm nhập.

- Phi kết hợp chặt chẽ với cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác giám sát bệnh do vi rút Ê-bô-la tại cộng đồng.

- Tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

- Kiểm tra đánh giá hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh của các đơn vị trong tỉnh, thành phố.

- Thực hiện đy đủ các chế độ chính sách cho cán bộ tham gia chống dịch bệnh do vi rút Ê-bô-la: phụ cấp chống dịch, trực dịch ...

b) Bệnh viện đa khoa tỉnh/thành phố và bệnh viện khu vực tỉnh, thành phố

- Thực hiện nghiêm việc cách ly, kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm chéo và thực hiện các biện pháp phòng hộ cho cán bộ y tế.

- Phối hợp với các bệnh viện tuyến cuối thiết lập bệnh viện vệ tinh khi cần thiết; thực hiện nghiêm việc phân luồng, phân tuyến điều trị bệnh nhân.

- Xây dựng kế hoạch tổ chức thu dung, cấp cứu và điều trị dịch bệnh, duy trì hoạt động thường xuyên của bệnh viện khi có dịch.

- Chỉ đạo các Bệnh viện huyện chuẩn bị đầy đủ thuốc, trang thiết bị hồi sức cấp cứu và các phương tiện cần thiết để sẵn sàng tiếp nhận, cấp cu và điều trbệnh nhân.

- Tập hun phác đcấp cứu, điều trị, hướng dẫn các cơ sở điều trị thực hiện.

- Chỉ đạo tuyến và hỗ trợ tuyến dưới về mặt chuyên môn, nhân lực, vật lực khi cn thiết, kim tra giám sát công tác phòng, chng dịch của các cơ sở khám chữa bệnh trong phạm vi địa phương.

- Thực hiện kiểm soát nhim khun bệnh viện, phòng, chống lây nhiễm chéo trong bệnh viện, xử lý các vật dụng bị ô nhiễm, đồ thải bỏ và chất thải của bệnh nhân theo quy định.

- Chủ động thông báo cho các đơn vị y tế dự phòng trong công tác thông tin báo cáo ca bệnh truyền nhim đy đủ, chính xác, kịp thời theo quy định.

c) Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố

- Xây dựng và cập nhật kế hoạch phòng, chng bệnh, dịch bệnh do vi rút Ê-bô-la của tỉnh/thành phố.

- Giám sát chặt chẽ tình hình mắc dịch bệnh đến tận thôn, ấp, xã, phường, hộ gia đình. Báo cáo kịp thời diễn biến tình hình dịch theo quy định.

- Củng cố các đội chống dịch cơ động, hỗ trợ các địa phương khi cần thiết.

- Triển khai hoạt động điều tra và xử lý triệt để ổ dịch theo quy định của BY tế.

- Tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh, dịch bệnh do vi rút Ê-bô-la.

d) Trung tâm Kiểm dịch Y tế quc tế tỉnh, thành phố

- Giám sát chặt chẽ đối với người nhập cảnh vào nước ta, đặc biệt từ các quốc gia có dịch khi phát hiện trường hợp nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, cần được khám cách ly và áp dụng kịp thời các biện pháp phòng chống nhằm hạn chế sự lây lan của bệnh.

- Tăng cường giám sát, kiểm tra và xử lý đối với các phương tiện vận tải, hàng hóa nhập cảnh, nhập khu vào Việt Nam, áp dụng Tờ khai y tế, tránh gây ảnh hưởng và ách tắc tại cửa khẩu.

- Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng ở cửa khẩu trong việc kiểm tra, giám sát người, phương tiện vận tải và hàng hóa nhập cảnh, nhập khẩu qua các cửa khu..

e) Trung tâm Truyền thông và Giáo dục sức khỏe tnh, thành phố

- Phối hợp với các địa phương triển khai các hoạt động truyền thông đến các khu vực có nguy cơ, đối tượng có nguy cơ.

- Xây dựng và phổ biến các thông điệp truyền thông, tài liệu truyền thông phù hợp với các địa phương.

- Tổ chức tập huấn cho các cán bộ truyền thông về năng lực truyền thông giáo dục sức khỏe.

f) Trung tâm Y tế huyện

- Tham mưu cho Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh cấp huyện tăng cường các hoạt động phòng, chng dịch bệnh tại địa phương.

- Giám sát chặt chẽ phát hiện sớm ca mắc bệnh đầu tiên tại thôn, ấp, xã phường, hộ gia đình đkhoanh vùng và xử lý kịp thời. Báo cáo kịp thời din biến tình hình dịch theo quy định.

- Triển khai hoạt động xử lý triệt để ổ dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh, dịch bệnh do vi rút Ê-bô-la.

g) Bệnh viện đa khoa huyện

- Thực hiện nghiêm việc cách ly, kiểm soát nhim khun, phòng lây nhim chéo và thực hiện các biện pháp phòng hộ cho cán bộ y tế.

- Xây dng kế hoạch thu dung, cách ly và điều tr bnh nhân và duy trì hoạt động thường xun của bệnh viện khi có dịch.

- Chuẩn bị đầy đủ thuốc, trang thiết bị hồi sức cấp cứu và các phương tiện cần thiết đsẵn sàng tiếp nhận, cấp cứu và điều trị bệnh nhân dịch bệnh.

- Tập huấn phác đồ cấp cứu, điều trị, hướng dẫn các trạm y tế xã và phòng khám tư nhân trên địa bàn.

- Chủ động thông báo cho các đơn vị y tế dự phòng trong công tác thông tin, báo cáo ca bệnh truyền nhiễm đầy đủ, chính xác, kịp thời theo quy định.

h) Trạm y tế xã

- Tổ chức điều tra, giám sát, phát hiện cách ly, xử lý kịp thời không đdịch lây lan.

- Tổ chức cấp cứu ban đầu và điều trị bệnh nhân khi mắc bệnh. Theo dõi, giám sát các trường hợp điều trị tại nhà.

- Thành lập đội chng dịch gồm các cán bộ y tế, đoàn thanh niên, phụ n.... đtriển khai các biện pháp phòng, chng tại các hộ gia đình.

Bản kế hoạch này sẽ được cập nhật và điều chỉnh thường xuyên, kịp thời đphù hợp với diễn biến của tình hình dịch cũng như quá trình triển khai công tác phòng chống dịch trên thực tế.

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 2941/QĐ-BYT

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu2941/QĐ-BYT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành07/08/2014
Ngày hiệu lực07/08/2014
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcThể thao - Y tế
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật10 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 2941/QĐ-BYT

Lược đồ Quyết định số 2941/QĐ-BYT 2014 Kế hoạch hành động phòng chống dịch bệnh do vi rút Ê bô la


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định số 2941/QĐ-BYT 2014 Kế hoạch hành động phòng chống dịch bệnh do vi rút Ê bô la
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu2941/QĐ-BYT
                Cơ quan ban hànhBộ Y tế
                Người kýNguyễn Thanh Long
                Ngày ban hành07/08/2014
                Ngày hiệu lực07/08/2014
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcThể thao - Y tế
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật10 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản gốc Quyết định số 2941/QĐ-BYT 2014 Kế hoạch hành động phòng chống dịch bệnh do vi rút Ê bô la

                      Lịch sử hiệu lực Quyết định số 2941/QĐ-BYT 2014 Kế hoạch hành động phòng chống dịch bệnh do vi rút Ê bô la

                      • 07/08/2014

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 07/08/2014

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực