Văn bản khác 39/BC-UBND

Báo cáo 39/BC-UBND năm 2016 đánh giá hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển khoa học và công nghệ nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2005-2015 tỉnh Bình Định

Nội dung toàn văn Báo cáo 39/BC-UBND đánh giá hiệu quả chính sách pháp luật phát triển khoa học công nghệ Bình Định 2016


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
BÌNH ĐỊNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 39/BC-UBND

Bình Định, ngày 30 tháng 03 năm 2016

 

BÁO CÁO

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NHẰM THÚC ĐẨY CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GIAI ĐOẠN 2005-2015 CỦA TỈNH BÌNH ĐỊNH

Kính gửi: Đoàn Giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Thực hiện Văn bản s1037/ĐGS ngày 14/01/2016 của Đoàn Giám sát UBTV Quốc hội về việc báo cáo Khoa học công nghệ phục vụ Đoàn giám sát của UBTV Quốc hội, UBND tỉnh Bình Định báo cáo kết quả thực hiện chính sách, pháp luật vphát triển khoa học và công nghệ nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2005-2015 của tỉnh Bình Định, cụ thể như sau:

Phần I

VIỆC BAN HÀNH VÀ TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NHẰM THÚC ĐẨY CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GIAI ĐOẠN 2005-2015

I. TÌNH HÌNH BAN HÀNH CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NHẰM THÚC ĐẨY CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GIAI ĐOẠN 2005-2015

Triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách về phát triển KH&CN tại các văn bản: Nghị quyết số 02-NQ/HNTW ngày 24/12/1996; Kết luận số 234-TB/TW ngày 01/4/2009 của Bộ Chính trị về KH&CN; Nghị quyết số 20/NQ-TW ngày 01/11/2012 về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; các luật và văn bản hướng dn thi hành (giai đoạn 2005-2015, Quốc hội đã ban hành 08 Luật liên quan đến KH&CN, gồm: Luật Sở hữu trí tuệ; Luật Chuyển giao công nghệ; Luật Đo lường; Luật Công nghệ cao; Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Luật năng lượng nguyên tử; Luật Khoa học và Công nghệ sa đổi năm 2013), tỉnh Bình Định đã xây dựng những chính sách để cụ thể hóa và phù hợp với đặc thù của địa phương, giai đoạn 2005-2015, Sở KH&CN đã tham mưu UBND tỉnh ban hành 06 văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể:

- Quyết định số 84/2005/QĐ-UB ngày 12/7/2005 về việc phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hóa trên địa bàn tỉnh.

- Quyết định số 18/2006/QĐ-UBND ngày 21/02/2006 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh theo Thông tư số 08/2005/TT-BKHCN ngày 06/6/2005 của Bộ Khoa học Công nghệ.

- Quyết định số 27/2007/QĐ-UBND ngày 24/8/2007 của UBND tỉnh ban hành Quy định về một số chính sách khuyến khích phát triển khoa học công nghệ và nhân lực có trình độ cao.

- Quyết định số 459/2007/QĐ-UBND ngày 02/8/2007 của UBND tỉnh về ban hành Quy chế quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ KH&CN tỉnh Bình Định.

- Quyết định số 20/2009/QĐ-UBND ngày 03/7/2009 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định về phân công trách nhiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực hoạt động Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Bình Định.

- Quyết định số 10/2010/QĐ-UBND ngày 11/6/2010 của UBND tỉnh về việc quy định mức chi phân bổ dự toán và thực hiện các đề tài, dự án khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Bình Định.

- Quyết định số 11/2010/QĐ-UBND ngày 11/6/2010 của UBND tỉnh về việc quy định mức chi cho đề tài nghiên cứu khoa học áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp trong tỉnh.

- Quyết định số 49/2015/QĐ-UBND ngày 25/12/2015 của UBND tỉnh về việc quy định mức chi quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ; các nội dung liên quan đến lập dự toán, phân bvà quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Định.

- Quyết định số 86/QĐ-UBND ngày 12/02/2010 về Ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng theo Thông tư liên tịch số 14/2009/TTLT-BKHCN-BNV ngày 28/5/2009 của Bộ Khoa học Công nghệ và Bộ Nội vụ.

- Quyết định số 387/QĐ-UBND ngày 03/8/2011 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước;

- Quyết định số 145/QĐ-UBND ngày 26/3/2012 của UBND tỉnh phê duyệt Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa chủ lực của tỉnh Bình Định giai đoạn 2011 - 2020”.

- Quyết định số 2650/QĐ-UBND ngày 13/8/2014 của UBND tỉnh Ban hành kế hoạch áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh.

- Quyết định số 1468/QĐ-UBND ngày 24/4/2015 của UBND tỉnh ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Sáng kiến tỉnh Bình Định.

Đánh giá chung: Tỉnh Bình Định đã ban hành chính sách, pháp luật về phát triển KH&CN thúc đẩy CNH, HĐH nói chung, công nghiệp hỗ trợ và cơ khí chế tạo nói riêng có tính phù hợp, tính đồng bộ, tính kịp thời, tính khả thi.

II. TÌNH HÌNH XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC CHIẾN LƯỢC, ĐỀ ÁN, CHƯƠNG TRÌNH, NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÚC ĐẨY CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GIAI ĐOẠN 2005-2015

1. Tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết của Đảng, Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ

- Thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết Đại hội XVIII Đảng bộ tỉnh; Nghị quyết số 20/NQ-TW ngày 01/11/2012 về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điu kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Chính phủ có Nghị quyết s46/NQ-CP ngày 29/3/2013 ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 20/NQ-TW và Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hưng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

- Quán triệt sâu sắc tinh thần các nghị quyết và các văn bản trên, Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình hành động số 08-CTr/TU ngày 30/8/2011 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết Đại hội XVIII Đảng bộ tỉnh vđào tạo phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2015; UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng Định hướng phát triển KH&CN tỉnh Bình Định đến năm 2020 và xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XIX về phát triển KH&CN giai đoạn 2016-2020.

2. Tình hình triển khai các Chương trình, dự án KH&CN thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa

2.1. Kết quả thực hiện Chương trình hành động số 06-CTr/TU ngày 01 tháng 8 năm 2006 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn

- Thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Tỉnh ủy Bình Định đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và đề án triển khai đào tạo nghề cho lao động nông thôn, triển khai các cơ chế, chính sách do trung ương ban hành. Kết quả chủ yếu đạt được:

- Sản xuất nông nghiệp phát triển khá toàn diện. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, vật nuôi; ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất; xây dựng và nhân rộng các mô hình cánh đồng lớn; phát triển chăn nuôi đi đối với các biện pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm bước đầu đem lại hiệu quả. Một số sản phẩm như cá ngừ đại dương, tôm thẻ chân trắng công nghệ cao, lạc, lúa giống... đang triển khai mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy hải sản tăng bình quân hàng năm 5,1%. Giá trị chăn nuôi chiếm tỉ trọng khá cao trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Tỉ lệ che phủ rừng đạt 49,5%. Sản lượng khai thác, nuôi trồng thủy sản tăng khá. Đội tàu thuyền của tỉnh phát triển mạnh, góp phần tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

- Chương trình xây dựng nông thôn mới đạt được những kết quả quan trọng. Đã hoàn thành công tác quy hoạch nông thôn mới ở tất cả các xã trong tỉnh; huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng nông thôn; hỗ trợ phát triển sản xuất; tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân; đào tạo cán bộ... Đến cuối năm 2015, có 28 xã được công nhận đạt 19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, đạt tỉ lệ 23% tổng số xã.

- Kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội tiếp tục được đầu tư xây dựng. Trong đó nhiều công trình hoàn thành, đưa vào sử dụng, đã và đang phát huy hiệu quả. Một số dự án lớn trên các lĩnh vực giao thông, thủy lợi, chỉnh trang đô thị, giáo dục, y tế, du lịch, văn hóa,... đang được triển khai. Tổng vn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn 5 năm (2011-2015) đạt 41,6% GRDP, tăng bình quân hàng năm 20,52%.

- Các chính sách khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế được quan tâm thực hiện. Các doanh nghiệp nhà nước, các hợp tác xã có nhiều cố gắng vượt qua khó khăn, duy trì và phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng, hiệu quả, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu. Kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển, chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản xuất công nghiệp, dịch vụ. Các thành phn kinh tế có vn đầu tư nước ngoài tiếp tục đầu tư theo chiều sâu.

2.2. Kết quả thực hiện Chương trình chuyển giao, ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) giai đoạn 2010-2015

a) Triển khai kỹ thuật trồng hoa thương phẩm các giống hoa chất lượng cao từ cây cấy mô thực vật (Hoa cúc, phong lan, đồng tiền, hoa huệ)

- Đã triển khai 25 mô hình trồng hoa tại 06 huyện trong tỉnh (Tây Sơn , Hoài Nhơn, Tuy Phước, Hoài Ân, Vân Canh, Phù Cát) với tổng diện tích là 12.080 m2, cung cấp 265.000 cây giống hoa các loại (nguồn gốc cây cấy mô). Tập huấn kỹ thuật trồng các loại hoa cho 550 lượt người, hội thảo tổng kết 21 buổi cho 440 lượt người tham gia.

- Kết quả mô hình trồng hoa thương phẩm phát triển tốt, phù hợp với điều kiện của địa phương, nâng cao thu nhập kinh tế của các hộ tham gia, kết quả được nhân rộng góp phần cải thiện đời sống của nhân dân địa phương.

b) Triển khai mô hình trồng rừng thâm canh bằng keo lai cấy tại huyện Tây Sơn (2 ha), Tp. Quy Nhơn (2ha) cung cấp 8.800 cây giống có nguồn gốc cấy mô thực vật.

Kết quả mô hình cho thấy tỷ lệ cây sống cao (trên 95%) cây sinh trưởng và phát triển tốt, rng trồng đồng đều, nâng cao thu nhập kinh tế cho người trồng rừng khi sử dụng giống có nguồn gốc cấy mô so với trước đây.

c) Triển khai kỹ thuật xử lý phế phụ phẩm làm phân bón hữu cơ tại chỗ bằng chế phẩm sinh học tại 11 mô hình của 05 huyện Tây Sơn, Hoài Ân, An Nhơn, Hoài Nhơn, Phù Mỹ tổng lượng phế thải nông nghiệp xử lý là 220 m3.

Mô hình ủ phế phẩm hữu cơ tại các huyện đạt chất lượng cao, giúp người tham gia mô hình có được nguồn phân bón tại chỗ với chất lượng tốt giá thành thấp hơn 1/3 so với giá phân trên thị trường, đồng thời góp phần giải quyết ô nhiễm môi trường nông thôn, người dân sử dụng phân bón cho rau, t rất tốt, phục vụ thiết thực cho sản xuất nông nghiệp.

d) Triển khai mô hình ứng dụng chế phẩm vi sinh Trichoderma trong thâm canh cây lạc và t.

Triển khai 56 mô hình, tại 08 huyện, thành phố của tỉnh: Tuy Phước, Vân Canh, Vĩnh Thạnh, Phù Mỹ, Phù Cát, Hoài Nhơn, Tây Sơn, Tp. Quy Nhơn, với tổng diện tích là 53.500 m2 cung cấp 85,5 kg chế phẩm vi sinh Trichoderma phòng ngừa bệnh thối cổ rễ cho cây lạc và cây ớt. Tập huấn kỹ thuật sử dụng chế phẩm cho 150 lượt người, hội thảo tổng kết 05 buổi cho 150 lượt người tham gia. Kết quả các mô hình cho thấy cây lạc, cây ớt phát triển tốt, tỷ lệ sống của cây lạc tại các mô hình trung bình đạt trên 90%, cây t 85%; năng suất trung bình của các mô hình trng lạc, ớt đạt từ 25 - 30 tạ/ha; lợi nhuận trung bình đạt 1.350.000 đồng/500m2, cao hơn 500.000 đồng/500m2 so đối chứng.

e) Triển khai mô hình ứng dụng chế phẩm vi sinh Mertarhizium để phòng ngừa và kiểm soát rầy nâu hại lúa.

- Triển khai 25 mô hình trồng lúa có ứng dụng chế phẩm vi sinh Mertarhizium để phòng ngừa và kiểm soát rầy nâu hại lúa tại 05 huyện của tỉnh (Phù Mỹ: 5 mô hình, Tây Sơn: 5 mô hình, Tuy Phước: 5 mô hình, Hoài Nhơn: 5 mô hình, Hoài Ân: 5 mô hình) với tổng diện tích là 60.000 m2.

- Thông qua mô hình ứng dụng chế phẩm vi sinh Mertarhizium tại các huyện, cho thấy đã hạn chế được rầy nâu hại lúa, năng suất bình quân đạt 55-60 tạ/ha (cao hơn 15-20% so ruộng đối chứng), đã giúp cho người dân có thêm kiến thức về phòng trừ rầy nâu bằng chế phẩm sinh học; giúp người nông dân thay đổi thói quen sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ bệnh hại; góp phần bảo vệ sức khỏe cho người sản xuất và nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường.

g) Triển khai mô hình trồng nấm Linh chi.

Triển khai 08 mô hình trồng nấm Linh chi tại 06 huyện, thị xã, thành phố gồm: Phù Cát, Vân Canh, Vĩnh Thạnh, An Lão, thị xã An Nhơn và Tp. Quy Nhơn, cung cấp 19.000 bịch phôi giống nấm Linh chi cho hộ dân tham gia mô hình. Tập huấn kỹ thuật trồng nấm 07 buổi cho 140 lượt người, hội thảo tổng kết 07 bui cho 140 lượt người, nấm Linh chi tại các mô hình đều phát triển tốt, không bị sâu bệnh hại. Kết quả thu hoạch: mô hình tại xã Nhơn An, thị xã An Nhơn là 5kg (doanh thu 2.500.000 đồng); mô hình tại phường Bùi Thị Xuân là 6,1 kg (3.100.000 đồng); mô hình tại phường Nhơn Phú là 4kg (doanh thu 2.000.000 đồng); mô hình tại xã Cát Hanh, Phù Cát: 4kg (doanh thu 2.000.000 đồng); mô hình tại xã Canh Vinh, Vân Canh: 6kg (doanh thu 3.000.000 đồng); mô hình tại Thị trấn Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Thạnh: 6kg (doanh thu 3.000.000 đồng); mô hình tại An Lão: 6kg (doanh thu 3.000.000 đồng).

h) Triển khai hình trồng nấm Sò.

- Triển khai 05 mô hình trồng nấm Sò tại 04 địa điểm trong tỉnh (An Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước), cung cấp 19.000 bịch phôi giống nấm Sò cho hộ dân tham gia mô hình. Tập huấn kỹ thuật trồng 04 buổi cho 80 lượt người, hội thảo tổng kết 04 buổi cho 80 lượt người. Kết quả nấm Sò tại các mô hình đều phát triển tốt, không bị sâu bệnh hại. Kết quả thu hoạch, mô hình tại xã Nhơn An, thị xã An Nhơn là 150 kg (doanh thu 3.750.000 đồng) và mô hình tại xã Mỹ Lộc, Phù Mỹ là 175 kg (4.375.000 đồng), thị trấn Ngô Mây, Phù Cát: 300 kg (doanh thu 6.000.000 đng) và mô hình tại xã Cát Hưng, huyện Phù Cát: 250kg (doanh thu: 4.250.00 đng); mô hình tại thị trấn Tuy Phước, huyện Tuy Phước: 450kg (doanh thu 6.750.000 đồng).

- Ngoài ra đã tổ chức tham quan cho 207 lượt nông dân, cán bộ khuyến nông cơ sở của các huyện thuộc mô hình tham quan mô hình tại Trạm nghiên cứu thực nghiệm KH&CN của Trung tâm, qua các buổi tham quan người dân tham gia thực hiện mô hình được tận mt xem các mô hình trồng hoa thương phẩm các ging hoa chất lượng cao, xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp, ứng dụng chế phẩm vi sinh Trichoderma trong thâm canh cây Lạc, mô hình trồng nấm Linh chi, nấm Sò trao đi kinh nghiệm, để từ đó rút ra các kinh nghiệm để tổ chức triển khai mô hình được tt hơn.

Đánh giá chung: Chương trình chuyển giao, ứng dụng công nghệ sinh học đã được nhân dân, cán bộ Hp tác xã các huyện, Trạm khuyến nông đánh giá cao vhiệu quả kinh tế, quy trình kỹ thuật, tính mới trong sản xuất nông nghiệp; Chương trình thực hiện đã chuyển giao các sản phẩm, các kỹ thuật tiến bộ của công nghệ sinh học vào phục vụ sản xuất, góp phần chuyển đổi cơ cu cây trng, tạo thêm việc làm và nâng cao thu nhập kinh tế cho người dân.

2.3. Kết quả thực hiện Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa chủ lực của tỉnh Bình Định giai đoạn 2011 - 2020”

a) Đào tạo bồi dưỡng kiến thức về NS&CL cho cán bộ lãnh đạo, quản lý, người lao động trong các doanh nghiệp và cơ quan.

- Đã tổ chức 11 lớp đào tạo cho hơn 400 lượt người đào tạo theo hai hình thức mời chuyên gia và thành viên Ban dự án thực hiện. Nội dung đào tạo đã cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về tiêu chuẩn và chất lượng đối với quy định của pháp luật Việt Nam, Hiệp định về rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT). Đây là chuyên đề được các học viên tham gia lớp tập huấn đánh giá là cn thiết và hữu ích.

- Đào tạo đội ngũ chuyên gia tư vấn về NSCL: 50 người; chưa xây dựng 02 - 03 tổ chức có chức năng tư vấn về NSCL; xây dựng mạng lưới cán bộ tư vấn, hỗ trợ tại các cơ quan (các schuyên ngành, các chi cục) đthúc đẩy phong trào và htrợ thực hiện Dự án NSCL thuộc ngành, lĩnh vực quản lý.

b) Đánh giá, lựa chọn doanh nghiệp tham gia Dự án.

- Hằng năm, cơ quan thường trực của Dự án (Chi cục TCĐLCL) tổ chức khảo sát, đánh giá từ 20 - 25 doanh nghiệp để xác định nhu cầu và khả năng của doanh nghiệp tham gia Dự án. Trên cơ skết quả khảo sát và việc lựa chọn phương pháp, công cụ áp dụng của doanh nghiệp, Ban Dự án họp xem xét quyết định lựa chọn doanh nghiệp điểm tham gia Dự án.

- Trung bình hằng năm có từ 2 - 3 doanh nghiệp điểm tham gia Dự án, tính đến nay đã có 9 doanh nghiệp có Dự án áp dụng các phương pháp, công cụ 5S - Kaizen và Bảo trì năng suất toàn diện - TPM. Trong đó 4 doanh nghiệp áp dụng cả 2 công cụ theo từng giai đoạn. Giai đoạn đu tiên là áp dụng 5S - kaizen, sau đó tiếp tục triển khai TPM (có tham luận riêng của DN). Nhìn chung các doanh nghiệp điểm tham gia Dự án có bước khởi đầu khá tốt, tuy nhiên kết quả thường không cao do việc duy trì và cải tiến chưa được thực hiện tốt.

c) Hỗ trợ và thúc đẩy các doanh nghiệp xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý theo chuẩn mực quốc tế.

- Xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý theo chuẩn mực quốc tế như: Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001; hệ thống quản lý môi trường ISO 14001; hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, HACCP, GMP, GAP ... là yêu cầu bắt buộc ca nhiều của thị trường quốc tế đối với hàng xuất khẩu, cũng như một số lĩnh vực được quy định trong nước. Quá trình xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý này thường do các cá nhân, tổ chức tư vấn độc lập đào tạo, hướng dn, htrợ và các tổ chức chứng nhận (bên thứ 3) đánh giá cấp giy chứng nhận. Đến nay đã có 53 doanh nghiệp đã được các tổ chức chứng nhận đánh giá cấp giy chứng nhận và stiền hỗ trợ cho các doanh nghiệp từ ngun sự nghiệp KH&CN là 1,36 tỉ đng theo quy chế cấp hỗ trợ của Quyết định 27/QĐ-UBND Việc xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến theo yêu cầu của các hệ thống cũng là giải pháp tích cực nâng cao NSCL của doanh nghiệp.

- Với 7 tiêu chí đánh giá, việc tham gia giải thưởng chất lượng quốc gia là dịp để các doanh nghiệp đánh giá lại hoạt động sản xuất - kinh doanh của mình theo các chuẩn mực quốc tế đối với doanh nghiệp tuyệt hảo và là cơ hội cho việc cải tiến hoàn thiện. Thời gian qua chúng ta đã có 04 lượt doanh nghiệp tham gia với 1 giải vàng và 2 giải bạc (1 DN đang đề nghị giải vàng).

- Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh đạt yêu cu chất lưng xuất khẩu (tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn nưc ngoài, hp đồng chất lượng của khách hàng); 70 SPHH thuộc 23 DN (mục tiêu 20) đưc chứng nhận và công bố hp chuẩn; 06 DN tham gia và đạt giải thưng chất lượng quốc gia .

- Nâng cao chỉ tiêu cạnh tranh của DN thông qua các chỉ s: tăng trưởng DN, mở rộng thị trường, tăng trưởng GDP của tỉnh và chỉ số cạnh tranh chung của tỉnh (xếp loại PCI của VCCI).

d) Năng lực thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa đạt trình độ quốc tế đáp ứng yêu cầu đánh giá phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với các sản phẩm, hàng hóa chủ lực của tỉnh.

Tổ chức điều tra, khảo sát năng lực kiểm định, thử nghiệm và hiệu chuẩn tại 120 đơn vị trên địa bàn tỉnh, trong đó có 08 phòng thử nghiệm được đánh giá chứng nhận phù hợp theo tiêu chuẩn TCVN ISO/IEC 17025:2007; 19 phòng thử nghiệm được đánh giá công nhận LAS-XD. Qua đó, đánh giá năng lực kiểm định, thử nghiệm và hiệu chuẩn của các phòng thử nghiệm trên địa bàn tỉnh và đề xuất cho UBND tỉnh có định hướng quy hoạch và phát triển cho những năm tiếp theo.

CÁC PHÒNG THÍ NGHIỆM ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ CÔNG NHẬN PHÙ HỢP ISO 17025

SỐ HIỆU

TÊN PHÒNG THÍ NGHIỆM

TÊN CƠ QUAN

LĨNH VỰC

TNG SỐ CH TIÊU

VILAS 224

Trung tâm Phân tích và Kiểm nghiệm Bình Định

Trung tâm Phân tích và Kiểm nghiệm BĐ

Hóa - Sinh

43

VILAS 422

Phòng Thử nghiệm - Ban đảm bảo chất lượng

Nhà máy Sữa Bình Đnh

Hóa - Sinh

02

VILAS 620

Phòng Kim soát chất lượng

Công ty CP Khoáng sản Biotan

Hóa

11

VILAS 671

Phòng Quan trc - Phân tích

Chi cục Bảo vệ Môi trường

Hóa

5

VILAS 674

Phòng Kim định - Thử nghiệm

Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Điện - Điện t

65

VILAS 675

Khoa Sinh học Phân tử

Viện St rét - Ký sinh trùng - Côn trùng

Hóa - Sinh

07

VILAS Med 035

Phòng, xét nghiệm Hóa - Sinh - Huyết học

Viện St rét - Ký sinh trùng - Côn trùng

Huyết học - Sinh - Hóa

17

VILAS 748

Phòng phân tích thí nghiệm

Liên đoàn Địa chất Trung Trung bộ

Hóa

20

VILAS 794

Trung tâm Kim nghiệm Dược phẩm - Mỹ phẩm

Trung tâm Kim nghiệm Dược phẩm - Mỹ phẩm

Dược

222

e) Nghiên cứu tính toán chỉ snăng suất các yếu t tng hợp TFP của tỉnh.

Ban quản lý Dự án cũng đã phối hợp với Viện Năng suất Việt Nam và Cục Thống kê Bình Định nghiên cứu tính toán Chỉ số năng suất các yếu tố tổng hợp TFP của tỉnh. Chỉ sTFP là chỉ tiêu đo lường năng suất của đồng thời cả “lao động” và “vốn” trong một hoạt động cụ thể hay cho cả nền kinh tế. TFP phản ảnh sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ, qua đó sự gia tăng đầu ra không chỉ phụ thuộc vào tăng thêm về số lượng của đầu vào mà còn tùy thuộc vào chất lượng của các yếu tố đầu vào là lao động và vốn. Cùng với lượng đầu vào như nhau, lượng đầu ra có thể lớn hơn nhờ vào việc cải tiến chất lượng của lao động, vn và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực này. Vì vậy, tăng TFP gắn liền với áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, đổi mới công nghệ, cải tiến phương thức quản lý và nâng cao kỹ năng, trình độ tay nghề của người lao động…, kết quả tổng hợp như sau:

BẢNG TỔNG HỢP TC ĐỘ TĂNG: GRPD, VỐN, LAO ĐỘNG VÀ TFP

NĂM

GRDP

VN

LAO ĐNG

TFP

2010

8,24

13,46

3,72

1,22

2011

4,83

11,40

3,59

- 1,27

2012

7,98

11,40

-0,22

4,25

2013

6,07

11,97

1,91

0,80

Bình quân 2011 -2013

7,95

11,95

2,05

2,51

Bình quân 2011-2014

6,29

11,59

1,75

1,26

Nhận xét: Tốc độ tăng, giảm trong 4 năm: GRDP có tốc độ tăng khá cao và ổn định; Vn tăng nhanh và ổn định; Lao động giảm nhẹ; TFP tăng nhanh.

BẢNG SO SÁNH TC ĐỘ TĂNG TFP CỦA TỈNH VỚI QUỐC GIA

NĂM

TFP CA TNH

TFP QUC GIA

2011

- 1,27

0,85

2012

4,25

1,03

2013

0,80

1,75

2014 (Sơ bộ)

2,51

2,16

Bình quân 2011-2013

1,26

1,2

Bình quân 2011-2014

1,57

1,44

BẢNG SO SÁNH ĐÓNG GÓP VỐN, LAO ĐỘNG VÀ TFP VÀO GRDP GIAI ĐOẠN 2011 - 2014

 

ĐÓNG GÓP CA VỐN

ĐÓNG GÓP CA LAO ĐNG

ĐÓNG GÓP CA TFP

Tnh

60,23

21,53

18,25

Quốc gia

55,14

22,00

22,85

2.4. Kết quả thực hiện Dự án “Hỗ trợ các sản phẩm đặc trưng của tỉnh giai đoạn 2011-2015”

a) Kết quả điều tra các sản phẩm đặc trưng của tỉnh.

Kết quả điều tra khảo sát được thực hiện ở 10 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Bình Định cho thấy: Có 54 làng nghề và vùng nghề đang hoạt động, trong đó 18 làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, 07 làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng, 24 làng nghề sản xuất dụng cụ và hàng tiêu dùng. Trong tổng số 54 làng nghề truyền thống được khảo sát có 26 làng nghề phát triển tốt (gồm 20 làng nghề truyền thống và 06 làng nghề mi hình thành), 25 làng nghề ở mức trung bình (23 làng nghề truyền thống và 02 làng nghề mi hình thành), 03 làng nghề hoạt động yếu (làng nghề truyền thống). Các làng nghề hoạt động trên lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến nông - lâm - hải sản là những làng nghề hoạt động có hiệu quả.

54 làng nghề và vùng nghề nói trên được phân bố trên địa bàn 08 huyện, cụ thể:

Địa chỉ làng nghề / Tên sản phẩm

Số hộ có tham gia hoạt động SX làng nghề

Thi gian hoạt động sản xuất trong năm (tháng)

1. Hoài Nhơn (6)

1363

 

1. Hoài Châu Bc

 

 

Dệt chiếu cói - Chương Hòa, Gian An Đông, Gia An, Quy Thuận

424

11

2. Tam Quan Bắc

 

 

Dệt chiếu - Công Thạnh, Dĩnh Thạnh

359

10

3. Tam Quan Nam

 

 

- Bún số 8 và bánh tráng - thôn Tăng 1

35

8

- Dệt thảm sơ dừa - thôn Lợi Tây, Lợi Bắc, Lợi Nam

210

9

4. Hoài Hảo

 

 

- Bánh tráng các loại - Tấn Thạnh 1,2, Phụng Du 1,2

85

8

- Sản xuất tinh bột mì - Tấn Thạnh 1,2, Phụng Du 1,2

250

8

2. Hoài Ân (2)

256

 

- Chm nón - thôn Vĩnh Đức

150

12

- Sản xuất nong - thôn Đức Long

106

8

3. Phù M(9)

982

 

- Dệt chiếu Mỹ Thng - thôn 10, thôn 11

142

10

- Làng nghề đan dây dừa - Chánh Khoan Tây, Khoan Đông, Khoa

227

12

- Làng nghề chế biến cá cơm khô - Xuân Bình

47

4

- Bánh tráng gạo - thôn Vĩnh Bình, Văn Trường

85

9

- Dây chỉ nhựa, dây dừa - thôn Vĩnh Bình, thôn Văn Tường

34

10

- Chế biến hải sản khô - thôn Tân Phụng 2

72

9

- Sản xuất bún gạo tươi - thôn Tường An

71

10

- Đan đồ dùng bằng tre - thôn Vĩnh Lý, Vĩnh Nhơn

140

10

- Bánh tráng mì chà - thôn Mỹ Hội 1,2,3

164

10

4. Vĩnh Thnh (2)

86

 

- Bánh tráng Vĩnh Cửu - thôn Vĩnh Cửu

45

11

- Thổ cẩm HàRi - làng HàRi

41

7

5. Tây Sơn (10)

2728

 

- Bột sn Phú Hưng - thôn Phú Hưng

169

9

- Nón lá Bình Thuận - thôn Thuận Hạnh, Thuận Hiệp

293

12

- Gạch ngói Thượng Giang - xóm 2, Thượng Giang

76

9

- Bánh tráng Kiên Long - xóm Hòa Bình, thôn Kiên Long

41

9

- Tinh bột sắn Ngãi Hữu - xóm Ngãi Hữu

32

9

- Gạch ngói Tây An - xóm 6,10 thôn Trà Sơn

47

7

- Đan lát xóm Ký Bố - xóm Ký B, xóm 6

60

9

- Gạch ngói Bình Tường - thôn Hòa Lạc, Hòa Trung

70

9

- Gạch ngói Tây Xuân - thôn Phú Hòa, Phú An

290

9

- Gạch ngói Bình Nghi - thôn 1,2, Lai Nghi, Thủ Thi

1650

9

6. Phù Cát (5)

1336

 

- Bánh tráng Phú Gia - thôn Phú Gia

270

9

- Nón lá Phú Gia - thôn Phú Gia

400

12

- Nhang Xuân Quang - thôn Xuân Quang

120

10

- Chiếu cói Phú Hậu - thôn Phú Hậu

212

10

- Chiếu cói - thôn Cánh Hội và Chánh Hữu

334

10

7. An Nhơn (17)

4838

 

- Làng chẻ que nhang - thôn Bả Canh

134

11

- Làng nón Mỹ Hòa - đội 6,7 thôn Mỹ Hòa

105

10

- Làng rèn - Tây Phương Danh

224

9

- Nón Gò Găng Tân Nghi - thôn Tân Nghi

160

10

- Đậu miếng Vạn Thuận - đội 11 thôn Vạn Thuận

22

12

- Nón Gò Găng - Tiên Hội, Vĩnh Phú, Vạn Thuận, Châu Thành

1590

10

- Bún tươi Ngãi Chánh - xóm Bắc thôn Ngãi Chánh

69

12

- Làng Đồ gốm - xóm Mỹ Từ - thôn Nhơn Nghĩa Đông

89

9

- Làng tiện, chạm gỗ mỹ nghệ - thôn Bc Nhạn Tháp

40

12

- Bánh tráng, Bún An Thái - xóm Mỹ An - thôn An Thái

67

12

- Gạch An Thái - thôn Nhơn Nghĩa Đông - Mỹ Thạnh

383

10

- Rượu Bàu đá - xóm Mỹ Từ - thôn Nhơn Nghĩa Đông

13

12

- Làng đan tre Nhơn Khánh - xóm 3 - thôn Quan Quang

183

10

- Bánh tráng Trương Cửu - thôn Trường Cửu

167

9

- Làng đan rổ cá - thôn Đông Lâm

210

9

- Rượu Bàu đá - Cù Lâm, Đông Lâm, Tráng Long, Tân Lập, Trường Cửu

1200

12

- Gạch Nhơn Hòa - thôn An Lộc

162

9

8. Tuy Phưc (3)

312

 

- Chiếu cói Lạc Điền - đội 5,6 Lạc Điền

137

11

- Chiếu cói An Lợi - đội 7,8,9 An Lợi

93

11

- Bánh tráng - Trì Thượng, Kim Tây

82

10

Trong các làng nghề nói trên, có 05 làng nghề được quy hoạch phát triển gắn với phục vụ phát triển du lịch theo quyết định số: 786/QĐ-UBND ngày 08/11/2006 của UBND tỉnh Bình Định, đó là:

- Làng nghề rượu Bàu Đá Cù Lâm (xã Nhơn Lộc, thị xã An Nhơn);

- Làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhan Tháp (xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn);

- Làng nghề rèn Tây Phương Danh (thị trấn Đập Đá, thị xã An Nhơn);

- Làng nón ngựa Phú Gia (xã Cát Tường, huyện Phù Cát);

- Làng nghề dệt vải thổ cẩm và sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ vải thổ cẩm HàRi (xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh).

b) Kết quả hỗ trợ phát triển nhãn hiệu tập thể “Rượu Bàu Đá”

- Thông qua chương trình “Sở hữu trí tuệ và cuộc sống” phát trên sóng truyền hình Bình Định vào tối thứ 4 hàng tun, giới thiệu logo, mu nhãn hiệu và kiu dáng chai chính thống của rượu Bàu Đá.

- Đăng công bố mẫu nhãn hiệu, kiểu dáng chai, nguồn gốc xuất xứ, thành phần và một số lưu ý về sản phẩm trên Báo Bình Định và phát trên sóng truyền hình Bình Định.

c) Hỗ trợ xác lập nhãn hiệu chứng nhận “Nón ngựa Phú Gia”; quản lý và phát triển nhãn hiệu “Nón ngựa Phú Gia” .

- Xây dựng bộ tiêu chuẩn nón ngựa Phú Gia làm cơ sở cho việc chứng nhận bao gồm: Xây dựng dự thảo Bộ tiêu chuẩn; tổ chức hội thảo lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, chuyên gia có liên quan (30 đại biu).

- Thiết kế 03 mẫu nhãn hiệu chứng nhận và tổ chức hội thảo ly ý kiến đóng góp từ các tổ chức, cơ quan, hộ sản xuất có liên quan đchọn mẫu nhãn hiệu chứng nhận phù hợp.

- Xây dựng Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Nón ngựa Phú Gia và tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp để hoàn thiện quy chế.

- Xây dựng bản đồ xác định nguồn gốc sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận và hoàn thiện hồ sơ gửi Cục Sở hữu trí tuệ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận Nón ngựa Phú Gia.

- Đúc kết quy trình sản xuất truyền thng phù hợp với thực tế áp dụng cho việc sản xuất nón mang nhãn hiệu chứng nhận Nón ngựa Phú Gia

- Xây dựng và thực hiện phương án phbiến nghề nhằm mở rộng, nâng cao tay nghề sản xuất và kinh doanh sản phẩm Nón ngựa Phú Gia cho các hộ tại địa phương bao gồm:

+ Kỹ thuật đan mê sườn: 64 tiết

+ Kỹ thuật chằm nón cơ bản: 60 tiết

+ Kỹ thuật sáng tạo các kiểu mẫu: 45 tiết

+ Hoàn chỉnh sản phẩm: 32 tiết

+ Trang bị kiến thức về kỹ năng tiếp xúc với khách du lịch và kỹ năng phối hợp trong kinh doanh: 32 tiết

- Xây dựng hệ thng tài liệu phục vụ quản lý và phát triển thương hiệu Nón ngựa Phú Gia.

- Xây dựng và đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm Nón Ngựa Phú Gia (của thôn Phú Gia, xã Cát Tường, huyện Phù Cát), hồ sơ đã được Cục Sở hữu trí tuệ xác nhận.

d) Hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cho sản phẩm Bánh tráng nước dừa Tam Quan

- Khảo sát đánh giá về quy mô, quy trình công nghệ, năng suất, tiêu chuẩn chất lượng, đối với sản phẩm Bánh tráng nước dừa Tam Quan. (Hoài Thanh Tây: 15 cơ sở; Hoài Hảo: 50 cơ s, Tam Quan: 15 cơ sở, các xã khác: 40 cơ sở)

- Nghiêu cứu, đề xuất lựa chọn pháp nhân sở hữu và đối tượng sở hữu phù hợp với sản phẩm Bánh tráng nước dừa Tam Quan (lập báo cáo đề xuất khả thi phù hợp với thực tế và theo luật sở hữu trí tuệ). Kết quả lựa chọn UBND huyện Hoài Nhơn là chủ nhãn hiệu chứng nhận Bánh tráng nước dừa Tam Quan.

- Phân tích, xác định các tiêu chí đặc thù của Bánh tráng nước dừa Tam Quan bao gồm:

+ Tiêu chí về nguồn gốc

+ Tiêu chí về chất lượng

+ Phân tích các đặc tính, chất lượng sản phẩm cần chứng nhận (hàm lượng Protein, muối khoáng, lipid, đường, chất xơ, các vitamin)

+ Phân tích cảm quan (hình dáng, kích thước, màu sc, hương, vị)

+ Phân tích các chỉ tiêu vi sinh, vi nấm: (Vi sinh: TSV SVHK, Coliforms, E.Coli, S.aureus, Cl. Perfringens, B. cereus, TSBTNM-M; Vi nấm: Aflatoxin B1, Aflatoxin B1B2G1G2)

- Xây dựng bộ tiêu chuẩn chuẩn bị cho việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đng thời ban hành tiêu chuẩn cơ sở cho Bánh tráng nước dừa Tam Quan.

- Thiết kế, thống nhất lựa chọn mẫu nhãn hiệu cần bảo hộ và xin ý kiến chuyên gia.

- Xây dựng và ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu cần bảo hộ cho Bánh tráng nước dừa Tam Quan và xin ý kiến chuyên gia.

- Xây dựng bản đồ xác định nguồn gốc sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận và hoàn thiện hồ sơ gửi Cục Sở hữu trí tuệ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận.

- Xây dựng hệ thống tài liệu phục vụ quản lý và phát triển thương hiệu Bánh tráng nước dừa Tam Quan và tổ chức Hội thảo góp ý toàn bộ hệ thống các tài liệu.

- Xây dựng đoạn phim quảng bá phục vụ cho các dịp hội chợ triển lãm (thời lượng 5 phút).

- Tổ chức mô hình bảo quản sản phẩm bánh tráng nước dừa bằng phương pháp đóng gói bao bì hút chân không.

- Mua máy đóng gói hút chân không triển khai mô hình và hỗ trợ cho cơ sở sản xuất (loại công nghiệp) (04 máy).

- Xây dựng và đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm Bánh tráng nước dừa Tam Quan, hsơ đã được Cục Sở hữu trí tuệ xác nhận.

2.5. Kết quả thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực cơ khí chế tạo

Trong lĩnh vực cơ khí chế tạo, các nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đã được thực hiện như: “Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy đục gmộng vuông thủy lực tự động”; “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy ép, bo đáy cu (đáy elip “Nghiên cứu chế tạo dây chuyền thiết bị sản xuất gạch không nung”. Kết quả các đề tài đã chế tạo các máy móc phục vụ đắc lực cho doanh nghiệp trong việc cơ khí hóa, tự động hóa trong các công đoạn chế biến, nâng cao độ chính xác, chất lượng sản phẩm, góp phần nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, các thiết bị chế tạo trong tỉnh có giá thành hạ nhiều lần so với thiết bị nhập khẩu, đặc biệt thông qua việc nghiên cứu chế tạo đã góp phần nâng cao năng lực cơ khí chế tạo trong tỉnh.

III. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÚC ĐẨY CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GIAI ĐOẠN 2005-2015

1. Đổi mới cơ chế quản lý KH&CN

a) Xây dựng và tổ chức hoạt động KH&CN

- Việc xây dựng kế hoạch nghiên cứu - phát triển (NC&PT) ở tỉnh đã dựa trên những căn cứ rõ ràng hơn, hệ thống hơn, xuất phát từ: Quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, tiềm lực KH&CN của tỉnh (tài chính, nhân lực,...), kết quả thực hiện kế hoạch KH&CN của năm trước, cũng như hướng dẫn xây dựng kế hoạch KH&CN của Bộ Khoa học và Công nghệ,... Đã chú trọng trong công tác kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các Hội đồng tư vấn v KH&CN như: Hội đồng KH&CN tư vấn xác định nhiệm vụ, Hội đồng tư vấn tuyn chọn, xét chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện các nhiệm vụ KH&CN; Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN; Hội đồng thẩm định, giám định về KH&CN các dự án đầu tư...Các thành viên được chọn vào các hội đồng là những chuyên gia có năng lực và chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ KH&CN. Tiến hành khách quan, trung thực, bình đẳng trong công tác tư vấn tuyn chọn tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài, dự án; đánh giá kết quả thực hiện đtài, dự án.

- Sự phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước và các hội, đoàn thcũng được chú trọng, đã có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa Sở KH&CN với Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh, các đoàn thể chính trị, xã hội như Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Liên đoàn Lao động, Hội Nông dân tỉnh,... trong hoạt động tuyên truyền KH&CN, phát động các phong trào thi đua lao động sáng tạo, tiến quân vào mặt trận khoa học kỹ thuật; đồng thời đã có sự tôn vinh, khen thưởng kịp thời các nhân tố tích cực, có thành tích thông qua các Hội thi lao động sáng tạo kỹ thuật; Hội thi Tin học trẻ; Hội thi sáng tạo nhà nông v.v..

b) Cơ chế quản lý hoạt động KH&CN

- Cùng với việc Luật Khoa học và Công nghệ ban hành năm 2013, có hiệu lực thi hành từ 01/01/2014 và các Nghị định, Thông tư liên ngành hướng dẫn thi hành Luật lần lượt ban hành, cơ chế quản lý hoạt động KH&CN của tỉnh được rà soát, tham mưu UBND tỉnh sửa đổi cho phù hợp; công tác kiểm tra, kim soát quản lý quá trình thực hiện các nội dung, mục tiêu của các đề tài/dự án được tiến hành thường xuyên, có sự kết hợp chặt chẽ với cơ quan chủ quản, các ngành hữu quan của tỉnh và địa phương nơi triển khai mô hình nghiên cứu, trong đó chú trọng các sản phẩm của đề tài, hiệu quả KT-XH và khả năng nhân rộng; công tác tổ chức nghiệm thu cũng có nhiều cải tiến theo hướng nâng cao trách nhiệm làm việc của hội đồng KH&CN chuyên ngành và qui định cụ thể các chỉ tiêu đánh giá, các thành viên được mời tham gia hội đồng đánh giá nghiệm thu có tính chuyên nghiệp hơn.

- Một số sở, ngành đã thành lập Hội đồng KH&CN, trong đó có nhiều Hội đồng phát huy tác dụng tốt như Hội đồng khoa học của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội đồng khoa học ngành Y tế.

2. Huy động nguồn lực tài chính cho KH&CN (nguồn NSNN và ngoài NSNN)

- Tổng số đề tài, dự án thực hiện giai đoạn 2005-2015: 208 đề tài, dự án, Trong đó: 177 đề tài, dự án cấp tỉnh, 24 đề tài, dự án cấp Bộ, cấp Nhà nước và có 07 dự án được Quỹ môi trường toàn cu (GEF) tài trợ.

- Tổng kinh phí thực hiện: 147.785,614 triệu đồng

Trong đó:

Kinh phí SNKH của trung ương: 69.145,86 triệu đồng

Kinh phí sự nghiệp KH&CN của tỉnh: 61.582,094 triệu đồng

Kinh phí tài trợ từ Quỹ Môi trường toàn cu: 6.557,66 triệu đồng

Kinh phí đối ứng của doanh nghiệp, huy động từ nguồn khác: 10.500 triệu đồng

3. Phát triển hạ tầng KH&CN

a. Đầu tư cơ sở, vật chất cho các đơn vị sự nghiệp KH&CN

Giai đoạn 2005-2015, UBND tỉnh đã quan tâm đầu tư tiềm lực trang thiết bị cho các đơn vị thuộc Sở KH&CN với tổng kinh phí 36.727,4 triệu đồng, trong đó, Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN đầu tư kinh phí 10.854,8 triệu đồng, Trung tâm Phân tích và Kiểm nghiệm đầu tư 14.689 triệu đồng, đầu tư thiết bị nâng cao năng lực kiểm định và thử nghiệm của Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - chất lượng với kinh phí là: 11.183,6 triệu đồng. Ngoài ra, một số đơn vị sự nghiệp của tỉnh như: Trung tâm Hạ tầng thông tin (thuộc Sở Thông tin và Truyn thông), Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường (thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường); Trung tâm Giống vật nuôi, Trung tâm Giống thủy sản, Trung tâm Ging cây trng (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); Trung tâm Y tế dự phòng cũng đã được UBND tỉnh quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất kỹ thuật, các Trung tâm này đã trở thành lực lượng nòng cốt trong việc thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN phục vụ sản xuất trên địa bàn tỉnh.

b. Phát triển hạ tầng cho thông tin KH&CN

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật các Trung tâm Thông tin tài nguyên và môi trường; Trung tâm ứng dụng CNTT và viễn thông đã được đầu tư cơ bản và hoạt động bước đầu có hiệu quả; Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Định đã được đầu tư xây dựng mới với trang thiết bị tương đối hiện đại đã có nhiều cố gắng trong việc đi mới, nâng cao chất lượng nội dung chương trình. Hiện nay, thời lưng phát sóng truyn hình là 17 gi/ngày và phát thanh là 6 giờ/ngày; đã phủ sóng 100% địa bàn toàn tỉnh. Tại địa bàn từng huyện, thị xã, thành phvà một số xã thuộc cấp huyện và phường Bùi Thị Xuân, thành phố Quy Nhơn đã được đầu tư xây dựng Thư viện điện tử nhằm chuyển tải các tiến bộ KHKT, các công nghệ mới, các kiến thức khoa học mới đến người nông dân và các đối tượng có nhu cầu khai thác thông tin phục vụ thiết thực cho sản xuất, góp phần phát triển KT-XH các địa phương của tỉnh.

4. Phát triển hệ thống tổ chức và nguồn nhân lực KH&CN

a) Phát triển hệ thống tổ chức KH&CN

Đến hiện nay, đã có tổng số tổ chức hoạt động KH&CN đã được cấp giấy đăng ký hoạt động KH&CN là 11 đơn vị, trong đó có 07 đơn vị do UBND tỉnh quyết định thành lập, có 02 đơn vị trực thuộc tổ chức chính trị- xã hội và 02 đơn vị thuộc doanh nghiệp; loại hình tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có 02 đơn vị, tổ chức dịch vụ KH&CN có 09 đơn vị.

b) Phát triển nguồn nhân lực KH&CN

Tổng số cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, huyện trong biên chế là 26.881 người, trong đó: 72 tiến sĩ, bác sĩ CK2; 1.164 thạc sĩ, bác sĩ dưc sĩ CK1; 16.314 đại học; 2.552 cao đẳng, 5.893 trung cấp, 886 sơ cấp.

- Nhân lực lao động trong lĩnh vực KH&CN (đơn vị NCTK) của tỉnh là 3.520 người, trong đó có 14 tiến sĩ, 287 thạc sĩ; 1.249 đại học, kỹ sư, 191 cao đng, 1.233 trung cấp và 483 lao động khác.

- Nhân lực KH&CN của các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn tỉnh (Đại học Quy Nhơn, Viện Đào tạo và khoa học ứng dụng- Đại học thủy lợi, Viện KHKT nông nghiệp DHNTB, Viện sốt rét- KST-CT Quy Nhơn, Trung tâm Nghiên cứu phát triển chăn nuôi miền Trung, Bệnh viện Phong- Da liu Quy Hòa): tng scó 985 người, trong đó có: 21 PGS-TS; 121 TS; 442 thạc sĩ; 288 đại học; 115 cao đng, trung cấp.

c) Về đào tạo nguồn nhân lực

Thực hiện Chương trình hành động số 08-CTr/TU ngày 30/8/2011 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết Đại hội XVIII Đảng bộ tỉnh về đào tạo phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2015, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo Ban cán sự đảng UBND tỉnh xây dựng các kế hoạch, đề án cụ thể hóa các mục tiêu nhiệm vụ của Chương trình, bao gm: Quy hoạch phát triển nhân lực giai đoạn 2011-2020; Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã giai đoạn 2011-2015; Đề án đào tạo nghề cho lao động giai đoạn 2012-2015; Đán phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015; Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục toàn dân đến năm 2020.

Những kết quả đạt được:

- Đào tạo được 21 tiến sĩ; 58 bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp II; 426 thạc sĩ và 145 bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp I;

- Bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho 25.500 lao động;

- 100% cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh, huyện đạt chuẩn vtrình độ chuyên môn theo ngạch, chức danh bổ nhiệm; cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ dự nguồn cấp xã có trình độ trung cấp chuyên ngành trở lên 713/923 chiếm tỷ lệ 77,25%.

- Về lý luận chính trị: Cao cấp 404 người, trung cấp 1.670 người;

Trường Đại học Quy Nhơn, Trường Đại học Quang Trung, Trường Cao đng Nghề Quy Nhơn, Trường Cao đẳng Y tế, Trường Cao đẳng Quy Nhơn và nhiều cơ sở đào tạo khác đã tổ chức nhiu loại hình đào tạo chính quy, tại chức, liên kết góp phần đào tạo tại chỗ mi năm hàng ngàn nhân lực có trình độ đại học, cao đng, trung cấp nghề, công nhân kỹ thuật tay ngh cao. Vthực hiện chính sách khuyến khích phát triển KH&CN và thu hút nhân lực trình độ cao trong giai đoạn (2001 - 2014).

d) Về thu hút cán bộ chuyên môn, khoa học: Giai đoạn 2005-2015, tỉnh đã thực hiện chế độ, chính sách thu hút và khuyến khích đi với nhân lực trình độ cao cho 1.457 ngưi, thuộc 06 nhóm đối tượng (12 tiến sĩ; 99 chuyên khoa cấp 2; 897 thạc sĩ; 153 chuyên khoa cấp 1; 105 tốt nghiệp đại học loại giỏi; 191 tốt nghiệp đại học loại khá) với tổng số kinh phí là: 18.731 triệu đồng.

5. Phát triển thị trường KH&CN

a) Hoạt động tạo lập thị trường KH&CN

Thị trường KH&CN phát triển thuận lợi với nhu cầu trao đổi, mua bán công nghệ trong xã hội và doanh nghiệp ngày càng gia tăng, một số doanh nghiệp đã chú trọng tham gia việc tạo lập thị trường KH&CN thông qua việc giới thiệu, chào bán các thiết bị công nghệ, sản phẩm từ các đề tài, dự án khoa học và công nghệ do mình sản xuất tại các chợ công nghệ và thiết bị tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đắc Lắc, Đà Nng... bước đầu đã mang lại hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, một số kết quả nghiên cứu đã có sản phẩm được thương mại hóa góp phần hình thành và tạo lập thị trường KHCN như: Công ty c phn Dược và Trang thiết bị y tế, Công ty cphần Phân bón và dịch vụ tổng hợp Bình Định, Công ty cổ phần Khoáng sản Bình Định, Công ty TNHH Trung Thành, Công ty TNHH Văn Dương, Cơ sở cơ khí Đông Hải, Công ty TNHH cơ khí và thương mại Vũ Thạnh,....Một số doanh nghiệp của tỉnh tham dự các chợ công nghệ và thiết bị, đã có thiết bị công nghệ, sản phẩm đã được tặng cúp vàng và bằng khen của Bộ KH&CN, của UBND tỉnh, một số doanh nghiệp của tỉnh có sản phẩm được bình chọn danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao nhiều năm liền như Công ty cphần Dược - Trang thiết bị Y tế, Doanh nghiệp Nước mắm Mười Thu,...đã góp phần tạo dựng uy tín về thương hiệu trên thị trường trong nước và ngoài nước.

b) Đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ

Tổng quan về hiện trạng công nghệ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định cho thấy:

- Hin trạng trình độ công nghệ của từng doanh nghiệp và của các nhóm ngành được xác định và so sánh đánh giá thông qua các hệ số thành phn Kỹ thuật - Technoware (T), Con người - Humanware (H), Thông tin - Infoware (I), Tổ chức - Orgaware (O) và hệ số đóng góp của công nghệ (TCC).

- Chỉ số “Hệ số đóng góp của công nghệ” (TCC) có giá trị trên trung bình (TCC=0.5937). Trong đó các chỉ sthành phần “Kỹ thuật” (T), “Con người” (H), “Thông tin” (I), “Tổ chức” (O) có giá trị tương ứng (0.6878; 0.4620; 0.6274; 0.6639). Ba thành phần T (Technoware), O (Organiware) và I (Infoware) đạt mức khá và trung bình khá, còn thành phần H (Humanwere) đạt ở mức dưới trung bình. Một điểm đặc biệt là sự chênh lệch về chỉ số đóng góp công nghệ (TCC) giữa các nhóm ngành của Bình Định không nhiều.

- Nhóm ngành có chỉ số thấp nhất là cơ khí với chỉ số TCC đạt 0.5383 còn nhóm ngành có chsố TCC cao nhất là nông nghiệp, nuôi trồng và chế biến thủy sản đạt 0.6534. Với chỉ số đóng góp công nghệ TCC trung bình đạt 0.5937, hiện trạng trình độ công nghệ chung ở tỉnh Bình Định đạt mức trung bình; chỉ sđóng góp công nghệ của các nhóm ngành, các loại hình doanh nghiệp nhìn chung khá đng đều; Chỉ số thành phần nguồn nhân lực ở Bình Định ở dưới mức trung bình.

- Các doanh nghiệp của tỉnh đã có chuyn biến một bước trong nhận thức về đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm, phần lớn các doanh nghiệp có hàng hóa xuất khu đã được chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001, ISO 14000, HACCP, SA 8000...các sản phẩm có chất lượng ổn đnh, tham gia thị trường trong nước và xuất khẩu, điển hình là các mặt hàng: thuc chữa bệnh, hải sản đông lạnh, hàng may mặc, giày dép, sản phẩm g tinh chế. Giai đoạn (2001 -2014), tỉnh đã hỗ trợ cho 121 doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế như: ISO 9001:2008; ISO 14001:2008; hệ thống an toàn thực phẩm HACCP; hệ thống thực hành sản xuất tốt GMP; hệ thống an toàn hàng hải ISM Code; Hệ thống quản lý nguồn gốc gỗ FSC, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Một số doanh nghiệp tiêu biểu đi đầu trong đầu tư vốn phát triển công nghệ như: Công ty cổ phần Dược - Trang thiết bị y tế, hàng năm đầu tư hàng tỷ đồng cho hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, cụ thnăm 2006: 3,5 tỷ đồng, năm 2007: 4 tỷ đồng, năm 2008: 5 tỷ đồng, năm 2009: 5 tỷ đồng, năm 2010: 6 tỷ đồng và năm 2014:10 tỷ đồng để đầu tư nghiên cứu khoa học, đổi mới thiết bị công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và nghiên cứu sản phẩm mới, Công ty luôn thực hiện tốt các quy định của thực hành tt sản xuất thuc và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO trong suốt quá trình tạo ra sản phẩm, Công ty cổ phần Phân bón và Dịch vụ tổng hợp Bình Định đã đầu tư hàng tỷ đồng để phát triển các sản phẩm mới: Gạo an toàn chất lượng cao Vạn Phước, Gạch ngói xây dựng, than hoạt tính cho xuất khẩu v.v....Công ty TNHH Văn Dương, Cơ sở Cơ khí Đông Hải, Công ty TNHH cơ khí và thương mại Vũ Thạnh...luôn tìm tòi nghiên cứu tạo ra sản phẩm mới đáp ứng thị trường tiêu thtrong nước, trong tỉnh.

Phần II

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NHẰM THÚC ĐẨY CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GIAI ĐOẠN 2005-2015

I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2005-2015 ĐÃ ĐƯỢC ỨNG DỤNG TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ THỰC THI ĐƯỜNG LỐI, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

1. Khoa học và Công nghệ góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh

1.1. Lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn (KHXH&NV)

- Hoạt động nghiên cứu KHXH&NV thời gian qua đã hướng vào các nội dung: Nghiên cứu văn hóa dân gian cổ truyền của các dân tộc Bana, Chăm Hroi, Hrê, đã đưa ra các giải pháp khoa học nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tiên tiến đậm đà bản sc dân tộc; nghiên cứu lập hsơ khoa học một số di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của tỉnh như: Nghệ thuật hát Bội, bài Chòi, lễ hội Tây Sơn, lễ hội Chợ Gò, lễ hội Đô thị nước mặn, lễ hội Cu ngư, Võ c truyn Bình Định đđưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể đề nghị công nhận cấp quốc gia; đồng thời đi sâu nghiên cứu về thập bát ban binh khí, một số bài quyền Võ cổ truyền Bình Định, đề xuất các giải pháp để phục hồi, bảo tn, và phát huy giá trị văn hóa, góp phần khai thác, sử dụng trong quá trình xây dựng và phát triển văn hóa Bình Định.

- Ngoài ra, còn có các nghiên cứu: Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác vận động đồng bào các tôn giáo trên địa bàn tỉnh; đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao tỷ lệ đội ngũ nữ lãnh đạo của tỉnh; ứng dụng phương pháp “bàn tay nặn bột” trong dạy học môn Hóa học ở trường Trung học cơ sở. Các kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học góp phần phục vụ cho tỉnh và các ngành hữu quan trong việc thực hiện có hiệu quả công tác vận động đng bào tôn giáo; nâng cao số lượng và chất lượng đội ngũ nữ lãnh đạo; nâng cao hiệu quả dạy và học, đặc biệt góp phần phát triển kỹ năng nghiên cứu khoa học cho học sinh thông qua ứng dụng phương pháp “bàn tay nặn bột”.

1.2. Lĩnh vực khoa học tự nhiên

- Trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và điều tra cơ bản, các nghiên cứu khoa học đã đi sâu nghiên cứu cơ sở khoa học nhằm xây dựng các giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững tại đầm Thị Nại, tỉnh Bình Định; nghiên cứu đánh giá tác động của biến đi khí hậu đến nguồn nước mặt của tỉnh; xây dựng bản đphân vùng nguy cơ xảy ra lũ quét, lũ ống tỉnh Bình Định và đề xuất các giải pháp phòng chống; nghiên cứu nguyên nhân và các giải pháp đkhắc phục hiện tượng bồi lấp cửa ra vào khu neo trú bão của tàu thuyền ở cửa Tam Quan, cửa ĐGi tỉnh Bình Định. Các kết quả nghiên cứu và giải pháp đề xuất là luận cứ và luận chứng khoa học để tỉnh và ngành hữu quan tham khảo phục vụ cho việc quy hoạch, phát trin kinh tế- xã hội của địa phương hợp lý, bền vững; thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai do biến đi khí hậu.

1.3. Lĩnh vực khoa học và công nghệ

a) Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

- Ngoài ra, các đề tài nghiên cứu khoa học và phát trin công nghệ đã tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới như: sản xuất gạch chịu nhiệt Sa mốt bằng nguyên liệu đt sét chịu lửa sn có ở địa phương; sản xuất thử nghiệm mui tinh khiết phục vụ cho sản xuất công nghiệp và dược phẩm; các sản phẩm mới tạo ra đạt mức chất lượng theo tiêu chuẩn quy định, có giá thành hạ, có đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường, đáp ứng nhu cu tiêu thụ trong tỉnh, trong nước, tiết kiệm ngoại tệ nhập khẩu; góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, phát triển kinh tế của doanh nghiệp.

- Các đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ dạy và học đã tạo ra các sản phẩm: Thư viện điện tử dành cho giáo viên và học sinh cấp trung học phổ thông; phần mềm thí nghiệm Vật lý và Hóa học bậc trung học phổ thông và trung cấp nghề; các phần mềm từ kết quả nghiên cứu đã phục vụ thiết thực cho việc học tập của các em học sinh, tham khảo của giáo viên, đặc biệt là phn mm thí nghiệm ảo Vật lý và Hóa học giúp các em học sinh vùng sâu, vùng xa có điều kiện củng cố lý thuyết đã học với thực hành thí nghiệm; ngoài ra một số đề tài ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ tt công tác quản lý như: Đề xuất các giải pháp công nghệ đảm bảo an toàn thông tin trong các cơ quan nhà nước; Xây dựng bản đdịch tvà giải pháp ứng phó dịch heo tai xanh và dịch tả heo tại Bình Định.

- Trong công tác bảo vệ môi trường đã thực hiện đtài nghiên cứu ứng dụng chế phẩm vi sinh AT-YTB trong việc xử lý ô nhim rác thải sinh hoạt và chăn nuôi tại xã Nhơn Lộc, thị xã An Nhơn. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần xử lý ô nhiễm môi trường; nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường của người dân làng ngh truyn thống, hỗ trợ xã Nhơn Lộc xây dựng thành công xã nông thôn mới.

b) ng dụng và chuyển giao công nghệ, phát triển công nghệ cao

- Công tác đào tạo, đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT)

+ Công tác đào tạo: Tập trung mạnh vào các đi tượng là cán bộ, học sinh, sinh viên, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận CNTT; Trình độ sử dụng máy tính của cán bộ, công chức, viên chức (CBCC) được nâng cao đáng kể (đạt trên 80% tổng số CBCC); thông tin chỉ đạo điều hành được cập nhật thường xuyên trên cng thông tin điện tử của tỉnh; 100% các sở, ban, ngành, UBND huyện, thị xã, thành ph đã kết nối internet tốc độ cao giúp cho việc thu thập, trao đi thông tin được nhanh chóng;

+ Công tác đầu tư hạ tầng CNTT: thông qua các chương trình, dự án, cơ sở hạ tầng kỹ thuật CNTT được quan tâm đầu tư một bước, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, miền núi. Hạ tng kỹ thuật CNTT trong các cơ quan nhà nước tỉnh tiếp tục được nâng cấp theo hướng đầu tư tập trung, từng bước kết ni hệ thống mạng các sở, ban, ngành để tiết kiệm chi phí, đảm bảo quản lý và vận hành đạt hiệu quả; qua đó hệ thống đã cơ bản đáp ứng nhu cầu về ứng dụng CNTT của CBCC.

+ Ngành giáo dục và đào tạo đã hoàn thành cơ bản việc phcập tin học và sử dụng internet vào chương trình học bậc trung học sở trlên; đã triển khai kết nối internet băng thông rộng tới tt cả các trường học những vùng có điện lưới quốc gia; xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin trong ngành giáo dục và đào tạo như: nối mạng edu.net, phát triển hệ thống mạng email: @moet.edu.vn chuyển nhanh công văn, giy tờ trong nội bộ ngành.

- ng dụng công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin đã được ứng dụng rộng rãi trong đời sống KT-XH của tỉnh; các kết quả nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác điu hành doanh nghiệp, quản lý nhà nước, quản lý tài nguyên, dịch bệnh, dự đoán biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, sinh thái; phục vụ công tác giảng dạy, theo dõi điu trị bệnh góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân.

- ng dụng công nghệ sinh học

+ Trong lĩnh vực trồng trọt: Đã nghiên cứu ứng dụng công nghệ tế bào trong việc chọn và nhân giống cây trồng phù hợp với đặc đim, lợi thế của tỉnh nhm tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, năng suất cao, có khả năng chng chịu sâu bệnh tt. Mt số kết quả tiêu biểu như: Nhân nhanh các giống mía có năng suất và hàm lượng đường cao, giống sắn cao sản có hàm lượng tinh bột cao, có khả năng thích nghi tt; nhân nhanh các ging cây trng rừng như cây Hông, bạch đàn E.Urophylla, trm hương phục vụ trồng rừng tại Bình Định. Nghiên cứu sản xuất và ứng dụng chế phẩm vi sinh Trichoderma sp. phòng ngừa bệnh thối cổ rễ trên cây Lạc, cây họ Cà và nấm ký sinh Metarhizium sp. đquản lý ry nâu hại lúa tại Bình Định. ng dụng công nghệ vi sinh vật phân giải lân và cố định đạm trong việc sản xuất phân bón vi sinh Biffa; sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ bã bùn mía của Công ty c phn phân bón sinh hóa Sông Kôn.

+ Trong lĩnh vực chăn nuôi: Đã ứng dụng trong việc thụ tinh nhân tạo cho các giống vật nuôi và sản xuất thuốc chữa bệnh gia súc, gia cầm,...

+ Trong lĩnh vực thủy sản: Đã ứng dụng trong sinh sản nhân tạo ging thủy sn; ứng dụng công nghệ enzym sản xuất thức ăn nuôi trng thủy sản; ứng dụng một số loại Probiotic trong quản lý môi trưng nuôi; ứng dụng kỹ thuật PCR đ chn đoán sớm bệnh thường gặp trên cá, tôm; sử dụng các chế phẩm sinh học để xử lý môi trường như Men vi sinh Powertec, Anova, pH Fixer...

2. Khoa học và công nghệ phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn Bình Định có bước chuyn biến quan trọng, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng bền vững, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân, xây dựng nông thôn mi.

a) Trồng trọt

- Các nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực trồng trọt đã chú trọng đến việc tuyển chọn các ging lúa trung và ngắn ngày có thời gian sinh trưởng phù hợp cho việc chuyển đổi từ 3 vụ lúa/năm sang 2 vụ/năm hoặc 2 vụ lúa + 1 vụ màu; tuyn chọn các giống lúa thuần có năng suất cao, chất lượng khá phục vụ cho các vùng khó khăn thiếu nước tưới, đất chua phèn, nhiễm mặn; phục tráng giống lúa thuần ĐV108 phục vụ cho sản xuất; các tiến bộ kỹ thuật về giống, kỹ thuật canh tác từ các đề tài nghiên cứu đã được tập huấn, chuyển giao đến các hộ nông dân sản xuất, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở các vùng sinh thái của tỉnh theo hướng sản xuất hàng hóa; các kết quả tiêu biểu như: Chọn lọc được các ging lúa thuần ĐB6, ĐB5 và các giống lúa lai Nhị ưu 69, Nghi Hương 2308 có năng suất cao, chất lượng gạo khá phục vụ chương trình chuyển đổi từ 3 vụ lúa sang 2 vụ lúa/năm của tỉnh; chọn lọc được các giống lúa QNT1, SH2, 24SS và kỹ thuật canh tác phù hợp đã nâng cao năng suất cho các vùng khó khăn thiếu nước tưới, đt chua phèn, nhiễm mặn; nghiên cứu tuyển chọn được các giống Lạc L14, LDH01 và quy trình thâm canh đưa năng suất mô hình tăng từ 25tạ/ha lên 35tạ/ha và xây dựng quy trình nhân giống lạc vụ Thu Đông trên đất gò đồi đạt năng suất 25tạ/ha; v.v..

- Nhiều tiến bộ khoa học công nghệ được ứng dụng vào sản xuất, đặc biệt là công tác nghiên cứu, khảo nghiệm, tuyển chọn các giống lúa cho từng vụ và phù hợp với các tiểu vùng sinh thái trong tỉnh; các giống cây màu, cây công nghiệp ngn ngày như giống ngô lai, sắn, mía, lạc cao sản được khảo nghiệm, thông qua các mô hình khuyến nông chuyển giao cho nông dân sản xuất thay thế các giống cũ.

- Từ kết quả khảo nghiệm 226 giống lúa thun, 22 thợp giống lúa lai, đã chọn được 47 giống lúa thuần (ĐB6, SH2, ĐB1, OM6976, OM6162, OM5953,...) và 8 giống lúa lai (Nhị ưu 838, Bio 404, Đắc ưu 11,...) bổ sung vào cơ cấu giống lúa cho tỉnh, góp phần chuyển đổi cơ cấu mùa vụ và thay thế một số giống lúa cũ đã thoái hóa, nhiễm bệnh (U ải 32, KD18, IR13-2,...) đưa năng suất lúa bình quân của tỉnh tăng hàng năm (năng suất lúa năm 2010 đạt 56tạ/ha; năm 2011 đạt 57,8 t/ha; năm 2012 đạt 58,6 tạ/ha ; 2013 đạt 59,2 tạ/ha).

- Đã sản xuất và cung ứng hơn 8,54 tấn giống lúa siêu nguyên chủng, 772 tấn lúa giống nguyên chủng. Từ các nguồn giống trên đã sản xuất 31.710 tn giống lúa xác nhận, góp phần chủ động nguồn lúa giống phục vụ sản xuất, nâng cao năng suất lúa và tăng thu nhập về kinh tế cho nông dân.

b) Chăn nuôi

Đã tập trung nghiên cứu thử nghiệm chọn được các giống gia cầm, gia súc thích hợp có sức kháng bệnh tốt, hiệu quả kinh tế cao ứng dụng vào sản xuất như: Vịt CV-2000, Gà Sao (Hungary) hướng thịt, gà Ai Cập (hướng trứng); nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển và sản xuất thịt của bê lai F1 giữa bò chuyên thịt Crimousine và bò cái lai nền Zebu; nghiên cứu một số đặc đim thích nghi và khả năng sản xuất thịt con lai F1 giữa dê đực thuần Boer (Mỹ) với dê cái lai trên địa bàn tỉnh Bình Định; nghiên cứu khả năng sinh trưởng và sản xuất thịt của bò lai F1 giữa bò đực Drought Master, Red Angus với bò cái nền lai Bradman. Các kết quả nghiên cứu đã cung cấp cơ sở khoa học cho việc chọn giống vật nuôi phù hợp phục vụ sản xuất, phục vụ đề án bò thịt chất lượng cao của tỉnh.

c) Thủy sản

Từ kết quả đề tài “Nuôi tôm sú thâm canh trên vùng cát ven bờ biển” đã được chuyển giao cho các hộ nông dân và hiện nay trở thành nghnuôi thủy sản xuất khẩu có thế mạnh của tỉnh. Ngoài ra, còn có các đtài đã nghiên cứu thành công quy trình kỹ thuật sản xuất giống, kỹ thuật ương và nuôi thương phẩm một số giống thủy sản mới như: Cá rô phi vằn đơn tính dòng GIFT, cá Lăng Nha (Hemibagrus wyckioides), cá Trê lai, Hàu Thái Bình Dương và Hàu Muỗng, cá măng (Chanos, forskal, 1775), cua xanh, cá Bống tượng, Tu hài; các kết quả nghiên cứu được chuyển giao vào sản xuất thông qua các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật và cung cấp con giống cho nông dân, góp phần tạo nghnuôi mới, đóng góp đáng ktăng trưởng kinh tế của ngành. Bên cạnh đó, để sử dụng vùng đầm phá có hiệu quả kinh tế cao, đề tài:“Nghiên cứu cơ sở khoa học nhằm xây dựng các giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững tại đầm Thị Nại, tỉnh Bình Định” đã thực nghiệm thành công 3 mô hình “Nuôi tôm thẻ chân trắng kết hợp với cá rô phi đơn tính ở vùng cao triều”, “Nuôi tôm sú kết hợp cua xanh và cá măng ở vùng hạ triều”, “Nuôi tôm sú kết hợp cua xanh và cá măng ở vùng có cây ngập mặn” và xây dựng được quy trình kỹ thuật phù hợp từng vùng chuyển giao cho người dân. Đnâng cao hiệu quả hoạt động khai thác, đánh bt hải sản xa bờ, góp phần bảo vệ chủ quyn bin đảo, ngoài việc nhà nước hỗ trợ nguyên liệu dầu cho tàu ra khơi bám bin, ngành thủy sản nghiên cứu triển khai ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về cải tiến vàng câu và bảo quản cá ngừ đại dương sau khai thác; ứng dụng kỹ thuật mới nhm nâng cao chất lượng cá ngừ đại dương trong nghề câu tay kết hp ánh sáng, góp phần nâng cao giá trị hàng xuất khẩu và nâng cao thu nhập cho ngư dân.

3. Khoa học và công nghệ phục vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

- Nhiều kết quả nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, ngành và cấp cơ sở đã được nghiệm thu áp dụng thành công trong việc khám, điu trị bệnh, phòng chng dịch bệnh đem lại hiệu quả rõ rệt, điển hình một số kết quả nghiên cứu cấp tỉnh có hiệu quả đã được ứng dụng trong thc tiễn như: ứng dụng vi phẫu thuật trong điu trị ngoại khoa thoát vị đĩa đệm cột sng; ng dụng phác đỏ KRHZEO điu trị bệnh nhân lao phổi mạn tính; ng dụng phương pháp thuyên tc mạch trong điu trị u xơ tử cung; ng dụng kỹ thuật nội soi sau phúc mạc ly sỏi niệu quản đoạn lưng; ng dụng phương pháp thông khí một phi trong gây mê phu thuật lng ngực; trong lĩnh vực bào chế dược phm, một số kết quả nghiên cứu đã được ứng dụng như: Chế tạo dịch treo Phospha gaspain từ nguyên liệu phèn nhôm kalisunfat; Sản xuất thuc viên nang mềm sữa ong chúa; Sản xuất thuốc tiêm đông khô Methylprednisolon natri succinat quy mô công nghiệp, Sản xuất thuốc tiêm Epirubicin, Doxorubicin, Cisplatin điu trị ung thư,...

- Một số bệnh viện trong tỉnh đã đầu tư thêm nhiều trang thiết bị y tế hiện đại như máy siêu âm màu, máy chụp cắt lp điện toán, máy cộng hưởng từ (MRI), máy chụp mạch máu số hóa xóa nền (DSA), máy phẫu thuật nội soi, vi phẫu thuật cột sống, máy chụp động mạch vành,... đã góp phần tích cực trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.

II. KẾT QUẢ ỨNG DỤNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG VIỆC NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG HIỆU QUẢ VÀ SỨC CẠNH TRANH CỦA NỀN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2005-2015

1. Đóng góp của KH&CN trong việc nâng cao năng suất lao động xã hội và chất lượng tăng trưởng

Các hoạt động nghiên cứu khoa, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất đã góp phần nâng cao năng suất, điển hình trong sản xuất nông nghiệp, Chương trình cấp 1 hóa giống lúa đã đưa năng suất tăng trung bình 0,5 tn/ha/năm; việc ưu tiên ứng dụng công nghệ sinh học trong việc sản xuất các loại giống cây, con, kỹ thuật canh tác, phòng trừ dịch bệnh, bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản đã tạo bước đột phá nâng cao năng suất, chất lượng, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm; cơ giới hóa đã được ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp như cơ giới hóa khâu làm đất, máy tut lúa, gặt đập liên hợp,... cũng góp phần tăng năng suất lao động xã hội. Nhiều mô hình sản xuất nông -lâm - ngư nghiệp đạt hiệu quả đã được nhân rộng như: xây dựng cánh đng mu lớn, chăn nuôi bò chất lượng cao, t đoàn kết đánh bắt thủy sản, các liên minh sản xuất,... cũng đã góp phần nâng cao năng suất và chất lượng tăng trưởng.

2. Đóng góp của KH&CN trong việc nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế

- Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn một số khâu quyết định để đầu tư các công nghệ thiết bị tiên tiến nhằm thực hiện đi mới công nghệ như: các doanh nghiệp chế biến thủy sản đầu tư các dây chuyn đông lạnh cung cấp các sản phẩm đông lạnh như cá phi lê, mực, tôm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu cung cp cho thị trường EU; các doanh nghiệp dệt may và da giày đầu tư các dây chuyn công nghệ sản xuất sản phẩm đạt chất lượng xuất khẩu sang các nước EU và Trung Đông; đặc biệt là Công ty cổ phần Dược -Trang thiết bị y tế triển khai các dự án GMP trong quản lý chất lượng, đầu tư đổi mới công nghệ trong tự động hóa một số công đoạn trong dây chuyền thiết bị, áp dụng một số công nghệ tiên tiến như công nghệ đông khô đã góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm thuốc, tăng cường sức cnh tranh trên thị trường trong nước và ngoài nước, nâng cao hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp (hàng năm Công ty cổ phần Dược -Trang thiết bị y tế đầu tư bình quân 05 tỷ đồng cho nghiên cứu khoa học và đi mới công nghệ).

- Tviệc nghiên cứu, ứng dụng KH&CN, đầu tư đi mới công nghệ của các doanh nghiệp trong tỉnh đã góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng tăng trưởng, nâng cao hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp và đặc biệt là nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Phần III

MỘT SỐ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC BAN HÀNH VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT ĐỂ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NHẰM THÚC ĐẨY CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA, TRONG ĐÓ CHÚ TRỌNG ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ CƠ KHÍ CHẾ TẠO GIAI ĐOẠN 2016-2020

I. MỘT SỐ KẾT LUẬN

1. Nhng thành tựu đạt được

- Khoa học và công nghệ của tỉnh tiếp tục phát triển. Công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất và đời sng được chú trọng, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng một số cây trồng, vật nuôi và cung cấp một số luận chứng khoa học cho việc xây dựng các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh;

- Được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành trung ương, lãnh đạo Tỉnh ủy và UBND tỉnh. Công trình Tổ hp không gian khoa học, bao gm: Nhà mô hình vũ trụ và Bảo tàng khoa học đã được đưa vào thi công từ tháng 9 năm 2015 và dự kiến đến tháng 7 năm 2016 sẽ khánh thành Tổ hợp không gian khoa học;

- Từ tháng 12/2011, UBND tỉnh Bình Định đã hỗ trợ Hội gặp gViệt Nam do Giáo sư Trần Thanh Vân là Chủ tịch Hội, triển khai xây dựng Trung tâm quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) tại khu vực phường Ghềnh Ráng, đến tháng 8/2013 công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng; từ năm 2011 đến năm 2015, được sự hỗ trợ của UBND tỉnh, Bộ Khoa học và Công nghệ, Trung tâm quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành đã tổ chức thành công 25 hội nghị khoa học  quốc tế, đã tiếp đón hơn 2.300 nhà khoa học quốc tế đến từ 35 quốc gia tham dự, trong đó có báo cáo khoa học của 07 giáo sư đạt giải Nobel Vật lý, báo cáo của 02 giáo sư đạt giải thưởng Fields về toán học, báo cáo của 02 giáo sư đạt giải Shaw (Nobel phương Đông), báo cáo của 01 giáo sư đạt giải Kavli (lĩnh vực Thiên văn học). Từ khi Trung tâm đi vào hoạt động đã góp phần đào tạo nâng cao nhận thức khoa học trong các lĩnh vực Vật lý vũ trụ, Thiên văn học, Toán học,...cho các ngành, các cấp, các nhà nghiên cứu khoa học của các viện, trường trong tỉnh, trong nước và ngoài nước, xây dựng Bình Định trở thành điểm đến của các nhà khoa học trên thế giới và trong nước.

2. Những tồn tại, hạn chế

2.1. Hoạt động nghiên cứu ứng dụng chưa mang tính đột phá, chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất và đời sống

- Số lượng các đề tài, dự án có quy mô lớn, có tác động đột phá đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh chưa nhiều. Còn ít các đtài mang tính chất “đặt hàng” của tỉnh cho hoạt động KH&CN.

- Năng lực nghiên cứu ứng dụng KH&CN của tỉnh cũng đang còn rt hạn chế, xét cả về trình độ của các công trình nghiên cứu ứng dụng lẫn khả năng tạo được các công nghệ hoàn chỉnh mang tính đột phá trên từng lĩnh vực phục vụ phát triển kinh tế của tỉnh.

- Vẫn còn một số đề tài sau khi được nghiệm thu, khâu nhân rộng, ứng dụng trong thực tiễn sản xuất, đời sống còn hạn chế.

2.2. Năng lực công nghệ của tỉnh còn chậm phát triển

- Hầu hết các doanh nghiệp trong tỉnh quy mô còn nhỏ, thiết bị công nghệ còn lạc hậu, còn ít những cơ sở công nghiệp và dịch vụ lớn tạo đòn by đ chuyn dịch nhanh cơ cấu kinh tế.

- Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tại một số doanh nghiệp đã được chú trọng và bước đầu mang lại hiệu quả, tuy nhiên tỷ lệ doanh nghiệp trong tỉnh đầu tư kinh phí cho nghiên cứu khoa học và đi mới công nghệ còn thấp.

2.3. Năng lực hoạt động của các tổ chức KH&CN còn yếu

- Mạng lưới cơ quan nghiên cứu triển khai còn mỏng, còn ít các doanh nghiệp KH&CN. Các tổ chức nghiên cứu, dịch vụ KH&CN hoạt động còn yếu. Hợp tác phát triển KH&CN trong và ngoài nước chưa được chú trọng .

- Tổ chức quản lý và hoạt động KH&CN của một số sở, ngành, huyện, thị xã, chưa được coi trọng đúng mức. Tổ chức quản lý hoạt động KH&CN cấp huyện chậm đổi mới, đặc biệt một số huyện chưa bố trí cán bộ chuyên trách theo dõi hoạt động KH&CN.

2.4. Tiềm lực KH&CN chưa đủ mạnh

- Tiềm lực KH&CN nhìn chung chưa đủ mạnh phục vụ yêu cầu thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cơ svật chất kỹ thuật các cơ quan nghiên cứu triển khai còn thiếu thốn, lạc hậu, không đồng bộ. Nguồn lực thông tin KH&CN, nhất là cơ sở dữ liệu chưa đầy đủ, chưa đáp ứng được nhu cầu.

- Đầu tư kinh phí cho KH&CN từ ngân sách và từ các nguồn lực xã hội còn thấp và chưa tương xứng để giải quyết các yêu cầu của sản xuất và đời sống.

- Nguồn nhân lực KH&CN còn thiếu, còn yếu, chưa đồng đều ở các ngành, còn thiếu các chuyên gia đầu đàn ở các lĩnh vực công nghệ cao.

3. Nguyên nhân

- Một số cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức chính trị-xã hội chưa quán triệt quan điểm coi KH&CN là động lực của CNH-HĐH. Nhận thức của các ngành, các cấp về KH&CN chưa đầy đủ và có phần hạn chế, chưa coi KH&CN là giải pháp thúc đẩy hoạt động của ngành, địa phương và doanh nghiệp phát triển; do vậy chưa quan tâm thỏa đáng đối với hoạt động này.

- Cơ chế quản lý kinh tế chưa tạo nhu cầu thực sự đối với KH&CN. Chưa thực sự coi đầu tư cho KH&CN là đầu tư cho phát triển. Đầu tư cho KH&CN còn thấp. Thiếu các cơ chế, chính sách htrợ đưa kết quả nghiên cứu vào sản xuất và đời sống.

- Việc đưa các chủ trương, chính sách cũng như các tiến bộ KH&CN vào thực tiễn chưa đáp ứng được nhu cầu của đời sống. Quyền lợi vật chất của ngưi làm công tác KH&CN chưa có điều kiện bảo đảm đúng mức; bản thân một số cán bộ KH&CN chưa quan tâm nhiều đến việc tự đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn sâu để thực sự trở thành chuyên gia trên số lĩnh vực then chốt của tỉnh;

- Năng lực quản lý KH&CN của các sở ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố còn yếu, vai trò của cơ quan tham mưu trực tiếp giúp UBND tỉnh quản lý KH&CN chưa đáp ứng kịp theo yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

II. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN KH&CN VÀ THÚC ĐẨY CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò nền tảng, động lực của khoa học và công nghệ trong việc thúc đẩy, đột phá để phát triển KT- XH

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp chính quyền, ban ngành về vai trò của KH&CN trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đt nước. Xác định việc phát huy và phát triển KH&CN là một nhiệm vụ trọng tâm, là một trong những nội dung lãnh đạo quan trọng của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở.

- Gắn các mục tiêu, chỉ tiêu nhiệm vụ phát triển KH&CN với các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH của tỉnh, của từng cấp, từng ngành; xây dựng kế hoạch ứng dụng và phát triển KH&CN là một nội dung của quy hoạch, kế hoạch phát triển của từng ngành, địa phương.

- Thường xuyên quán triệt, đẩy mạnh tuyên truyền, cung cấp thông tin về vai trò nền tảng, động lực và là lực lượng sản xuất trực tiếp của KH&CN đối với phát triển KT-XH, để lãnh đạo các cấp, các ngành, doanh nghiệp nhận thức được cơ hội và thách thức trước các xu thế quốc tế, nhất là xu thế hội nhập và phát triển kinh tế tri thức.

2. Tiếp tục đổi mới toàn diện hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý, hoạt động KH&CN; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về KH&CN

a) Về hệ thống quản lý

- Đổi mới hệ thống quản lý nhà nước về KH&CN theo hướng tăng cường năng lực điều phối liên ngành, liên vùng. Củng cố, kiện toàn, nâng cao hiệu quả quản lý của tỉnh, thành phố, thị xã, huyện, sở ngành theo hướng xác định rõ nội dung, trách nhiệm và thẩm quyền quản lý; quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách KH&CN; hiện đại hóa, tăng cường cơ sở vật chất phục vụ quản lý.

- Nghiên cứu ban hành, sửa đổi các quy định phục vụ quản lý như Quy định về công tác sáng kiến; Quy định về quản lý công nghệ; Quy định về quản lý các hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ,...

b) Về cơ chế quản lý

- Tiếp tục đổi mới cơ bản, toàn diện và đồng bộ cơ chế quản lý hoạt động KH&CN phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động KH&CN theo hướng hội nhập quốc tế, phục vụ phát triển KT-XH nhanh và bền vững.

- Xây dựng cơ chế tăng cường sự tham gia, đóng góp của các doanh nghip trong việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ trực tiếp nhu cu cụ thể của doanh nghiệp.

- Nghiên cứu, điều chỉnh cơ cấu các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc các lĩnh vực trong việc xác định nhiệm vụ hàng năm, chú trọng các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, tập trung hỗ trợ các dự án cải tiến thiết bị, hoàn thiện, đổi mới công nghệ, nghiên cứu tạo ra công nghệ có tính tiên tiến để sản xuất ra sản phẩm mới hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm.

- Xây dựng các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm, có mục tiêu, đảm bảo có tính liên ngành và tạo đột phá về ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, ưu tiên các nhiệm vụ ứng dụng, tiếp thu đi mới công nghệ nhm tạo sản phẩm có sức cạnh tranh cao trên thị trường.

c) Về cơ chế hoạt động KH&CN

- Đổi mới cơ chế hoạt động KH&CN phù hợp cơ chế thị trường; gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất kinh doanh với nghiên cứu, đào to; doanh nghiệp đóng vai trò là trung tâm ứng dụng và đổi mới công nghệ.

- Xây dng cơ chế nhằm khuyến khích, hỗ trợ chuyển giao công nghệ, htrợ ứng dụng kết quả vào thực tin sản xuất và đời sng.

- Nghiên cứu áp dụng, bổ sung các cơ chế, chính sách khuyến khích các đơn vị hoạt động theo hướng doanh nghiệp KH&CN, hoạt động theo Nghị định 115/NĐ-CP về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Gắn kết giữa các cơ quan nghiên cứu với doanh nghiệp trên cơ sở phân chia lợi nhuận để nâng cao tính thực tin theo cơ chế thị trường.

- Có các cơ chế động viên, tôn vinh tài năng trong hoạt động KH&CN, khen thưởng kịp thời, xứng đáng các công trình được áp dụng vào thực tin mang lại hiệu quả cao.

3. Phát triển nhân lực KH&CN

Xây dựng đội ngũ cán bộ KH&CN có trình độ cao, tâm huyết, trung thực, tận tụy; có bản lĩnh chính trị vững vàng, phm chất và năng lực tt, có cơ cu phù hợp với chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh, bảo đảm có sự chuyn tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thi kỳ mới. Xây dựng và quản lý quy hoạch phát triển nhân lực KH&CN; đề xuất các chính sách đào tạo, sử dụng, thu hút, trọng dụng, đãi ngộ, tôn vinh đội ngũ cán bộ KH&CN; đa dạng hóa các loại hình, cấp độ đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực KH&CN; đy mạnh hp tác quốc tế về phát triển nhân lực KH&CN. Thu hút các nguồn vốn từ nước ngoài (ODA, FDI,...) đầu tư tiềm lực cho các cơ sđào tạo nhân lực KH&CN.

4. Củng cố, tăng cường tiềm lực và phát triển các tổ chức KH&CN

- Cng cố, sắp xếp lại và phát triển các tổ chức KH&CN công lập của tỉnh theo hướng mỗi ngành, mỗi lĩnh vực có những cơ sở trọng đim đđủ sức giải quyết những nhiệm vụ KH&CN của ngành, lĩnh vực; bảo đảm chức năng nhiệm vụ không chồng chéo và có tính mạng lưới, hệ thống để phát huy sức mạnh. Tập trung đầu tư xây dựng một số đơn vị hoạt động KH&CN đủ năng lực nghiên cứu, tiếp thu chuyn hóa kết quả KH&CN, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới: Nâng cao năng lực của Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN, Trung tâm Phân tích- Kiểm nghiệm; Trung tâm tư vấn đầu tư, phát triển khoa học, công nghệ và môi trường (thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh).

- Hình thành các khu hoặc vùng ứng dụng công nghệ, kỹ thuật cao thích hp với tỉnh. Củng cố kiện toàn nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm sản xuất giống, cơ sở ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao.

- Tăng cường tiềm lực KH&CN của các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh, chú ý khai thác năng lực KH&CN của các tổ chức, các viện, trường đại học của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh.

- Cng cố và tăng cường tiềm lực của các tổ chức KH&CN của tỉnh, tranh thủ sự hỗ trợ tăng cường tiềm lực KH&CN bằng nguồn vốn của Trung ương; đẩy mạnh chuyển đổi các tổ chức KH&CN công lập sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

- Thúc đẩy hình thành các doanh nghiệp KH&CN, hỗ trợ các doanh nghiệp thành lập tổ chức nghiên cứu và phát triển trực thuộc.

- Thành lập và cấp phát kinh phí hoạt động cho Trung tâm thợp không gian khoa học để quản lý và vận hành khi dự án hoàn thành.

5. Phát triển thông tin KH&CN

- Xây dựng mạng lưới thông tin KH&CN trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung xây dựng Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN đủ mạnh và hiện đại làm nòng cốt cho hoạt động thông tin KH&CN của toàn tỉnh.

- Phát triển mạnh dịch vụ cung cấp, tổng hợp-phân tích thông tin, số liệu thống kê KH&CN bảo đảm chất lượng, đáp ứng nhu cu lãnh đạo, quản lý, dự báo hoạch định chiến lược, chính sách phát triển, sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường KH&CN.

- Xây dựng nguồn lực thông tin và phát triển các cơ sở dữ liệu về KH&CN phục vụ quản lý, trước mắt là các cơ sở dữ liệu về nhân lực KH&CN, các tổ chức KH&CN, các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn, các công trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, sở hữu trí tuệ, trình độ công nghệ v.v..

- Đa dạng hóa các hình thức cung cấp thông tin, chú trọng tổ chức các hội thảo, hội nghị khoa học về những lĩnh vực công nghệ cao, xu thế phát triển của thế giới và khu vực, góp phần nâng cao nhận thức về nền kinh tế trí thức và xã hội thông tin.

- Phi hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa Sở KH&CN với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghnghiệp, các cơ quan thông tin đại chúng để đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến tri thức KH&CN.

6. Tăng cường đầu tư kinh phí cho hoạt động KH&CN

- Bảo đảm tăng tỷ lệ đầu tư từ ngân sách cho KH&CN hàng năm, đồng thời đẩy mạnh đa dạng hóa các nguồn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước cho phát triển KH&CN. Phấn đấu ngân sách của tỉnh giành cho khoa học và công nghệ đến năm 2020 đạt tối thiểu 2% ngân sách chi của tỉnh.

- Nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước cho KH&CN tập trung cho những nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng luận cứ khoa học cho các chủ trương, chính sách phát triển KT-XH chung của tỉnh, nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực: khoa học xã hội và nhân văn, khoa học nông nghiệp, KH&CN, chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân, hỗ trợ triển khai các chương trình trọng đim về KH&CN, htrợ cho các hoạt động nghiên cứu áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp và khu vực nông nghiệp, nông thôn, htrợ các hoạt động chuyn hóa nhm đưa nhanh các tiến bộ KH&CN vào thực tiễn sản xuất và đời sng.

- Tranh thủ tối đa nguồn ngân sách từ trung ương thông qua các đề tài, dự án cấp nhà nước, dự án nông thôn miền núi, hoạt động hợp tác quốc tế,...

- Vận dụng tốt các cơ chế, chính sách khuyến khích của Nhà nước và địa phương để các doanh nghiệp đầu tư kinh phí nhiu hơn cho nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và áp dụng tiến bộ kỹ thuật.

- Nhà nước tăng vốn ban đầu cho Quphát triển KH&CN tỉnh theo yêu cu phát triển. Khuyến khích doanh nghiệp thành lập Quỹ phát triển KH&CN.

7. Phát triển thị trường KH&CN

a) Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ, thúc đẩy, kích cầu thị trường KH&CN

- Xây dựng lộ trình đổi mới công nghệ đối với các lĩnh vực sản xuất các sản phẩm trọng điểm, sản phẩm chủ lực của tỉnh.

- Htrợ các doanh nghiệp xây dựng và thực hiện lộ trình đổi mới công nghệ theo nguyên tắc: Lộ trình đổi mới công nghệ là công cụ liên kết giữa sản xuất, công nghệ và thị trường.

- Tổ chức đào tạo về quản lý công nghệ, quản trị công nghệ và cập nhật công nghệ mới cho các kỹ sư, kỹ thuật viên. Bồi dưỡng cập nhật kiến thức về đổi mới công nghệ cho cán bộ quản lý doanh nghiệp.

- Hỗ trợ doanh nghiệp khai thác cơ sở dữ liệu thông tin về công nghệ; hỗ trợ tham gia các hội chợ, triển lãm về KH&CN, tìm kiếm công nghệ.

- Hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia chương trình đổi mới công nghệ; chương trình nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm trọng điểm, chủ lực; chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ,...

b) Hỗ trợ phát triển hàng hóa, thương mại hóa sản phẩm KH&CN, phát triển tài sản trí tuệ

- Hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thị trường; tìm kiếm, mua công nghệ nguồn, công nghệ cao trong một số lĩnh vực ưu tiên, trọng đim.

- Tạo lập và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm mang tính đặc thù, sản phẩm đặc sản có thế mạnh của tỉnh nhằm nâng cao giá trị thương phẩm và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Khuyến khích, hỗ trợ thương mại hóa các sáng chế và các đối tượng sở hữu công nghiệp.

- Nâng cao hiệu quả và đi vào thực chất các phong trào lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật mọi lĩnh vực, với sự tham gia của mọi đi tượng, đặc bit là phong trào sáng tạo trong công nhân, nông dân, thanh thiếu niên. Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia các giải thưởng về sở hữu trí tuệ, các cuộc thi sáng tạo trên địa bàn tỉnh và cả nước.

c) Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, tư vấn, môi giới chuyển giao công nghệ

- Triển khai các cơ chế, chính sách, quy định của nhà nước, thể chế hóa các giao dịch trong thị trường KH&CN. Tiếp tục triển khai cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc xúc tiến, đy mạnh các chương trình hp tác, hoạt động đi ngoại hướng mở rộng thị trường, hỗ trợ một phần kinh phí để các doanh nghiệp tham gia hội chợ, triển lãm về KH&CN trong nước và quốc tế.

- Tổ chức, tham gia các chợ công nghệ thiết bị trong và ngoài tỉnh. Phát triển các hoạt động chợ, xúc tiến mua bán công nghệ, sản phẩm KH&CN, môi giới chuyển giao công nghệ.

8. Hp tác trong nước và quốc tế về KH&CN

- Ban hành cơ chế, chính sách thu hút chuyên gia, cán bộ KH&CN, mời các chuyên gia nghiên cứu, các nhà khoa học trong nước và quốc tế về tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học, làm việc với các trường, các tổ chức khoa học trực tiếp tham gia các chương trình, dự án, hp đồng chuyển giao công nghệ v.v..

- Xây dựng cơ chế liên kết giữa các tổ chức KH&CN-trường đại học-doanh nghiệp, hình thành mạng lưới trung tâm chuyển giao công nghệ, làm tốt chức năng “chuyển hóa” kết quả nghiên cứu đến các doanh nghiệp.

- Chủ động tham gia các chương trình nghiên cứu quốc tế như: ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; ứng dụng công nghệ sạch; năng lượng tái tạo và nhiên liệu sinh học; khoa học về quản lý tổng hợp vùng bờ v.v..

- Cấp kinh phí để hỗ trợ hợp tác với Trung tâm quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) và Viện hàn lâm Khoa học Việt Nam.

- Mở rộng quan hệ hợp tác phát triển KH&CN trong và ngoài nước; tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ của các nước, các tổ chức quốc tế và trung ương trong các lĩnh vực đào tạo, quản lý, nghiên cứu khoa học, ứng dụng, đổi mới công nghệ.

III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

- Bộ KH&CN tiếp tục ban hành các cơ chế khuyến khích hoạt động nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp; cơ chế thúc đẩy việc ứng dụng, nhân rộng kết quả nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất,

- Đẩy mạnh hỗ trợ về KH&CN thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ và cơ khí chế tạo máy.

- Bộ KH&CN, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương quan tâm đầu tư kinh phí nghiên cứu khoa học, nâng cao tim lực cho địa phương, hỗ trợ kinh phí cho các chương trình khuyến nông, khuyến công, tập huấn và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới đến người dân;

- Các Viện nghiên cứu của Bộ KH&CN, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương kịp thời thông báo các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới đcác tỉnh tham khảo, ứng dụng tại địa phương.

Trên đây là Báo cáo đánh giá hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển khoa học và công nghệ nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2005-2015 của tỉnh Bình Định; UBND tỉnh Bình Định kính báo cáo Đoàn Giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Văn phòng Quốc hội;
-
y ban KHCNMT Quốc hội;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT UBND tỉnh;
- Văn phòng ĐĐBQH t
nh;
- Sở KHCN;
- CVP, PVPVX;
- Lưu: VT, K12, K20.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Hồ Quốc Dũng

 

Phần IV

PHỤ LỤC

(kèm theo báo cáo số 39/BC-UBND ngày 30/3/2016 của UBND tỉnh Bình Định)

Biểu số: 007.N/BCB-KHCN

Ban hành theo Quyết định số 15/2014/QĐ-TTg ngày 17/2/2014 của Thủ tưng Chính phủ

GIÁ TRỊ MUA/BÁN CÔNG NGHỆ
(Có đến ngày 31 tháng 12 năm 2015)

Đơn vị báo cáo: Sở KHCN

Đơn vị nhận báo cáo:

Đơn vị tính: Triệu đồng

 

số

Giá trị mua

Giá trị bán

A

B

1

2

Tng s

 

 

 

Chia theo ngành kinh tế

 

 

 

Ngành xây dựng

01

421.200.000

 

Chia theo loại hình kinh tế

 

 

 

- Kinh tế nhà nước

 

 

 

- Kinh tế ngoài nhà nước

 

 

 

- Khu vực có vn đầu tư nước ngoài

 

 

 

Chia theo nước và vùng lãnh th

 

 

 

Trong nước

 

 

 

Ngoài nước, chia theo nước

 

 

 

 


Biểu 01/TKTH-KHCN-ĐP
26/2015/TT-BKHCN

SỐ TỔ CHỨC CÓ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
(Có đến ngày 31 tháng 12 năm 2015)
(Kèm theo Báo cáo số 39/BC-KHCN ngày 30/3/2016 của UBND tỉnh Bình Định)

Đơn vị báo cáo: Sở KH&CN tỉnh Bình Định

Đơn vtính: Tổ chức

 

Mã số

Tổng s

Chia theo lĩnh vực khoa học và công nghệ

Chia theo loại hình kinh tế

Khoa học tự nhiên

Kỹ thuật và công nghệ

Khoa học y, dược

Khoa học nông nghiệp

Khoa học xã hội

Khoa học nhân văn

Nhà nước

Ngoài nhà nước

Có vốn đu tư nước ngoài

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

TNG S

01

11

01

06

 

02

02

 

09

02

 

A. Số tổ chức có hoạt động KH&CN chia theo:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Cấp quyết định thành lập

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

02

09

 

06

 

02

01

 

09

 

 

1.2. Tổ chức chính trị, tchức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp

03

02

 

 

 

 

 

 

 

02

 

1.3. Doanh nghiệp, tchức khác, cá nhân

04

02

01

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Loại hình tổ chức

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1. Cơ quan quản lý nhà nước

05

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2. Tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

06

02

01

 

 

 

01

 

 

 

 

2.3. Cơ sở giáo dc đại học

07

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.4. Tổ chức dịch vụ KH&CN

08

09

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- DV thông tin, thư viện

09

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- DV bảo tàng cho KH&CN

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- DV dịch thuật, biên tập, xuất bản cho KH&CN

11

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- DV điều tra cơ bản định kỳ, thưng xuyên

12

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- DV thống kê, điều tra xã hội

13

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- DV tiêu chuẩn đo lường chất lượng

14

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- DV tư vấn về KH&CN

15

09

 

06

 

02

01

 

 

 

 

- DV sở hữu trí tuệ

16

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- DV chuyển giao công nghệ

17

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- DV KH&CN khác

18

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.5. Đơn vị sự nghiệp khác

19

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.6. Doanh nghiệp KH&CN

20

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.7.Doanh nghiệp

21

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B. Số tổ chức được cp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động KH&CN

22

11

01

06

 

02

02

 

09

02

 

 

BẢNG 1: SỐ LƯỢNG Đ TÀI, DÁN PHÂN THEO LĨNH VỰC
(Kèm theo Báo cáo số 39/BC-KHCN ngày 30/3/2016 của UBND tỉnh Bình Định)

Phân theo lĩnh vực

Khoa học tự nhiên

Khoa học kỹ thuật và công nghệ

Khoa học y, dược

Khoa học nông nghiệp

Khoa học xã hội

Khoa học nhân văn

Tổng số

08

28

55

65

18

03

177

BẢNG 2. VN SNGHIỆP KHOA HỌC GIAI ĐOẠN 2005-2015

2005

2006

2007

2008

2009

2010

TW giao

Thực hiện

TW giao

Thực hiện

TW giao

Thực hiện

TW giao

Thực hiện

TW giao

Thực hiện

TW giao

Thực hiện

10,782

10,274

12,00

12,00

13,24

13,62

14,10

15,053

15,46

17,28

17,433

18,82

 

2011

2012

2013

2014

2015

TW giao

Thực hiện

TW giao

Thực hiện

TW giao

Thực hiện

TW giao

Thực hiện

TW giao

Thực hiện

19,00

19,29

21,772

20,30

21,984

25,98

23,043

23,73

-

30,09

BẢNG 3. KẾT QUẢ ĐẦU TƯ TIỀM LỰC CHO CÁC ĐƠN VỊ THUỘC SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
(Kèm theo Báo cáo số 39/BC-KHCN ngày 30/3/ 2016 của UBND tỉnh Bình Định)

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Tên Đơn vị

Kinh phí đầu tư tim lực

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Tng s

01

Trung tâm Phân tích- Kiểm nghiệm

 

500,0

1.482,0

2.169,0

1.499,0

1.379,0

 

1.500,0

2.000,0

3.010,0

1.150,0

14.689

02

Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN

 

91,0

1.500,0

2.000,0

800,0

840,0

 

 

2.000,0

2.556,2

1.067,6

10.854,8

03

Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường- Chất lượng

1.586,4

 

 

 

 

4.438,3

 

3.908,9

 

 

1.250,0

11.183,6

 

Tng s

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

36.727,4

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 39/BC-UBND

Loại văn bảnVăn bản khác
Số hiệu39/BC-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành30/03/2016
Ngày hiệu lực30/03/2016
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcCông nghệ thông tin
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật8 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 39/BC-UBND

Lược đồ Báo cáo 39/BC-UBND đánh giá hiệu quả chính sách pháp luật phát triển khoa học công nghệ Bình Định 2016


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Báo cáo 39/BC-UBND đánh giá hiệu quả chính sách pháp luật phát triển khoa học công nghệ Bình Định 2016
                Loại văn bảnVăn bản khác
                Số hiệu39/BC-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Bình Định
                Người kýHồ Quốc Dũng
                Ngày ban hành30/03/2016
                Ngày hiệu lực30/03/2016
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcCông nghệ thông tin
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật8 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản được căn cứ

                        Văn bản hợp nhất

                          Văn bản gốc Báo cáo 39/BC-UBND đánh giá hiệu quả chính sách pháp luật phát triển khoa học công nghệ Bình Định 2016

                          Lịch sử hiệu lực Báo cáo 39/BC-UBND đánh giá hiệu quả chính sách pháp luật phát triển khoa học công nghệ Bình Định 2016

                          • 30/03/2016

                            Văn bản được ban hành

                            Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                          • 30/03/2016

                            Văn bản có hiệu lực

                            Trạng thái: Có hiệu lực