Nghị định 40/2015/NĐ-CP

Nghị định 40/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 157/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý, phát triển, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

Nghị định 40/2015/NĐ-CP sửa đổi 157/2013/NĐ-CP vi phạm hành chính quản lý phát triển bảo vệ rừng đã được thay thế bởi Nghị định 41/2017/NĐ-CP sửa đổi xử phạt hành chính thủy sản thú y giống vật nuôi thức ăn chăn nuôi và được áp dụng kể từ ngày 20/05/2017.

Nội dung toàn văn Nghị định 40/2015/NĐ-CP sửa đổi 157/2013/NĐ-CP vi phạm hành chính quản lý phát triển bảo vệ rừng


CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 40/2015/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 27 tháng 04 năm 2015

 

NGHỊ ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU NGHỊ ĐỊNH SỐ 157/2013/NĐ-CP NGÀY 11 THÁNG 11 NĂM 2013 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ QUẢN LÝ RỪNG, PHÁT TRIỂN RỪNG, BẢO VỆ RỪNG VÀ QUẢN LÝ LÂM SẢN

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

1. Sửa đổi, bổ sung Điều 1 như sau:

“Nghị định này quy định về hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

Nghị định này không điều chỉnh đối với động vật rừng, thực vật rừng thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo quy định của Chính phủ.

2. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 3 như sau:

“2. Lâm sản là sản phẩm thực vật, động vật và các bộ phận, dẫn xuất của chúng có nguồn gốc khai thác từ rừng (kể cả động vật thủy sinh có nguồn gốc bản địa hoặc không có nguồn gốc bản địa nhưng được cơ quan có thẩm quyền cho phép nuôi, thả tại các ao, hồ, sông, suối trong rừng).”

3. Bổ sung Khoản 9 Điều 3 như sau:

“9. Dịch vụ môi trường rừng quy định tại Điều 9a của Nghị định này bao gồm:

a) Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối;

b) Điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội;

c) Hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng, giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính bằng các biện pháp ngăn chặn suy thoái rừng, giảm diện tích rừng và phát triển rừng bền vững;

d) Bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch;

đ) Dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản.”

4. Bổ sung Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7 Điều 4 như sau:

“4. Buộc ký hợp đồng chi trả dịch vụ môi trường rừng.

5. Buộc kê khai số tiền phải chi trả dịch vụ môi trường rừng.

6. Buộc chi trả đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng và tiền lãi phát sinh từ việc chậm chi trả (nếu có) tương ứng với số tiền và thời gian chậm chi trả.

7. Buộc chi trả đầy đủ tiền dịch vụ môi trường rừng cho người nhận khoán bảo vệ rừng theo hợp đồng đã ký kết.”

5. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 7 như sau:

“1. Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này áp dụng đối với cá nhân (trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 9a của Nghị định này); tổ chức vi phạm áp dụng phạt tiền bằng 2 lần mức phạt tiền với cá nhân có cùng hành vi và mức độ vi phạm.”

6. Bổ sung Điểm d Khoản 10 Điều 22 như sau:

d) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị trên 100 triệu đồng.”

7. Bổ sung Điểm d Khoản 10 Điều 23 như sau:

d) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị trên 100 triệu đồng.”

8. Bổ sung “Điều 9a. Vi phạm các quy định về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng” như sau:

“Điều 9a. Vi phạm quy định về chi trả dịch vụ môi trường rừng

1. Người sử dụng dịch vụ môi trường rừng không ký hợp đồng chi trả tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng sau 03 (ba) tháng, kể từ khi sử dụng dịch vụ môi trường rừng, bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu không ký hợp đồng đối với chủ rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng trong trường hợp chi trả trực tiếp;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi không ký hợp đồng với Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh trong trường hợp chi trả gián tiếp;

c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng khi không ký hợp đồng với Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam trong trường hợp chi trả gián tiếp;

d) Biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Khoản 4 Điều 4 của Nghị định này trong thời hạn 01 (một) tháng, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, đối với người có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điểm a, b, c Khoản này.

2. Người sử dụng dịch vụ môi trường rừng không kê khai tiền phải chi trả dịch vụ môi trường rừng trong trường hợp chi trả gián tiếp, bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng nếu số tiền phải chi trả đến 50.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả từ trên 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả từ trên 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả từ trên 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả trên 500.000.000 đồng;

e) Biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Khoản 5 Điều 4 của Nghị định này trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, đối với người vi phạm quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản này.

3. Người sử dụng dịch vụ môi trường rừng không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ, bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền đến 20.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền từ trên 200.000.000 đồng 500.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền trên 500.000.000 đồng;

h) Biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Khoản 6 Điều 4 của Nghị định này trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, đối với người có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ, e và g Khoản này.

Tiền lãi được tính trên cơ sở số tiền chậm chi trả, thời gian chậm chi trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm gần nhất với thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

4. Xử phạt chủ rừng là tổ chức được Nhà nước giao rừng không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ, đúng hạn tiền thu từ dịch vụ môi trường rừng cho người nhận khoán bảo vệ rừng theo hợp đồng ký kết giữa chủ rừng và người nhận khoán bảo vệ rừng, như sau:

a) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng nếu số tiền phải chi trả đến 5.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả từ trên 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả từ trên 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả trên 50.000.000 đồng;

đ) Biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Khoản 7 Điều 4 của Nghị định này trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, đối với người có hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, b, c và d của Khoản này."

9. Bãi bỏ Khoản 2 Điều 7; Khoản 5 và Khoản 6 Điều 24.

Điều 2. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 6 năm 2015.

Điều 3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thi hành Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTN (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 40/2015/NĐ-CP

Loại văn bảnNghị định
Số hiệu40/2015/NĐ-CP
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành27/04/2015
Ngày hiệu lực20/06/2015
Ngày công báo12/05/2015
Số công báoTừ số 545 đến số 546
Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường, Vi phạm hành chính
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 20/05/2017
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 40/2015/NĐ-CP

Lược đồ Nghị định 40/2015/NĐ-CP sửa đổi 157/2013/NĐ-CP vi phạm hành chính quản lý phát triển bảo vệ rừng


Văn bản bị đính chính

    Văn bản đính chính

      Văn bản bị thay thế

        Văn bản hiện thời

        Nghị định 40/2015/NĐ-CP sửa đổi 157/2013/NĐ-CP vi phạm hành chính quản lý phát triển bảo vệ rừng
        Loại văn bảnNghị định
        Số hiệu40/2015/NĐ-CP
        Cơ quan ban hànhChính phủ
        Người kýNguyễn Tấn Dũng
        Ngày ban hành27/04/2015
        Ngày hiệu lực20/06/2015
        Ngày công báo12/05/2015
        Số công báoTừ số 545 đến số 546
        Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường, Vi phạm hành chính
        Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 20/05/2017
        Cập nhật7 năm trước

        Văn bản được dẫn chiếu

          Văn bản được hợp nhất

            Văn bản gốc Nghị định 40/2015/NĐ-CP sửa đổi 157/2013/NĐ-CP vi phạm hành chính quản lý phát triển bảo vệ rừng

            Lịch sử hiệu lực Nghị định 40/2015/NĐ-CP sửa đổi 157/2013/NĐ-CP vi phạm hành chính quản lý phát triển bảo vệ rừng