Quyết định 4959/QĐ-UBND

Quyết định 4959/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 tại tỉnh Bình Định

Nội dung toàn văn Quyết định 4959/QĐ-UBND 2017 thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Bình Định


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4959/QĐ-UBND

Bình Định, ngày 29 tháng 12 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÁT TRIỂN NGÀNH DƯỢC GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 10/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 2614/QĐ-BYT ngày 16/7/2014 của Bộ Y tế về việc ban hành “Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 10/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ”;

Căn cứ Thông báo số 220/TB-VPCP ngày 12/5/2017 của Văn phòng Chính phủ về việc thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị toàn quốc về phát triển dược liệu Việt Nam;

Theo đề nghị của các Sở Y tế, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và PTNT, Thông tin và Truyền thông, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 tại tỉnh Bình Định.

Điều 2. Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các các Sở Y tế, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và PTNT, Thông tin và Truyền thông, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Nguyễn Tuấn Thanh

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÁT TRIỂN NGÀNH DƯỢC GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4959/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định)

Thực hiện Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 10/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 2614/QĐ-BYT ngày 16/7/2014 của Bộ Y tế về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 10/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Chiến lược); UBND tỉnh Bình Định xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược trên địa bàn tỉnh (sau đây gọi tắt là Kế hoạch); cụ thể như sau:

Phần I.

THỰC TRẠNG NGÀNH DƯỢC TỈNH BÌNH ĐỊNH TRONG GIAI ĐOẠN TRƯỚC NĂM 2014

Trong giai đoạn trước năm 2014, thực hiện các chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, ngành Dược Bình Định đã có những bước phát triển cơ bản về tổ chức, bộ máy, năng lực cung ứng thuốc, đáp ứng cơ bản nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân trong tỉnh. Số liệu cụ thể:

Các từ viết tắt:

- GDP: Cơ sở thực hành tốt phân phối thuốc.

- GSP: Cơ sở thực hành tốt bảo quản thuốc.

- GPP: Cơ sở thực hành tốt nhà thuốc.

- GMP: Cơ sở thực hành tốt sản xuất thuốc.

- GLP: Cơ sở thực hành tốt kiểm nghiệm thuốc.

1. Cơ sở bán buôn:

Loại hình kinh doanh

Số lượng đến 31/12/2013

Cơ sở

GDP

GSP

- Doanh nghiệp nhà nước

9

9

1

- Doanh nghiệp liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài

1

1

1

- Doanh nghiệp tư nhân

6

6

-

- Cơ sở bán buôn dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền (YHCT)

4

-

-

Tổng số:

20

16

02

2. Cơ sở bán lẻ:

Loại hình kinh doanh

Số lượng đến 31/12/2013

Cơ sở

GPP

- Nhà thuốc

107

107

- Quầy thuốc

142

92

- Đại lý thuốc

170

-

- Cơ sở bán lẻ thuốc YHCT

15

-

Tổng số:

434

199

3. Sản xuất thuốc:

Trên địa bàn tỉnh Bình Định có 02 doanh nghiệp sản xuất thuốc:

- Công ty Cổ phần Dược - Trang thiết bị Y tế Bình Định (BIDIPHAR): Là doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa, đạt tiêu chuẩn GMP-WHO. Các mặt hàng sản xuất là các loại thuốc chống ung thư, thuốc tiêm đông khô, thuốc viên và một số loại thuốc khác.

- Công ty cổ phần Fresenius Kabi Bidiphar: Là doanh nghiệp cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài, đạt tiêu chuẩn GMP-WHO. Các mặt hàng thuốc sản xuất là dịch truyền và thuốc tiêm dạng dung dịch.

4. Về kiểm nghiệm thuốc:

- Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm - Mỹ phẩm tỉnh đã được sửa chữa cải tạo, đang trong giai đoạn nâng cấp xây dựng đạt ISO 17025 và tiến tới xây dựng đạt GLP.

- Lĩnh vực kiểm nghiệm mỹ phẩm gặp nhiều khó khăn trong công tác lấy mẫu và thanh toán tiền lấy mẫu theo quy định.

5. Về hoạt động dược lâm sàng:

Các bệnh viện tại tỉnh Bình Định đã bắt đầu triển khai hoạt động dược lâm sàng như thành lập bộ phận dược lâm sàng trong bệnh viện. Tuy nhiên, số lượng dược sĩ tại các khoa dược chưa đủ đáp ứng phát triển công tác dược lâm sàng.

Tình hình sử dụng thuốc trong nước/tổng số tiền mua thuốc từ năm 2011 đến năm 2013 như sau:

Nội dung

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Giá trị
(1.000 đồng)

Tỷ lệ so với tổng tiền thuốc

Giá trị
(1.000 đồng)

Tỷ lệ so với tổng tiền thuốc

Giá trị
(1.000 đồng)

Tỷ lệ so với tổng tiền thuốc

Tổng tiền thuốc sử dụng:

208.470.871

 

265.771.046

 

365.356.356

 

- Thuốc ngoại nhập

61.848.750

30%

81.579.089

31%

101.751.074

28%

- Thuốc sản xuất trong nước

146.392.629

70%

184.191.957

69%

263.605.282

72%

6. Về nhân lực ngành Dược:

Ngành y tế tỉnh (Gồm Sở Y tế và các đơn vị trực thuộc) có 39 dược sĩ đại học. Tỷ lệ dược sĩ đại học/1 vạn dân tính tính đến 31/12/2013 đạt 0,26/vạn dân, vẫn còn thấp so với mục tiêu của Bộ Y tế đề ra (đạt 1,5 dược sĩ/vạn dân vào năm 2020, trong đó dược sĩ lâm sàng đạt 30%).

7. Về thực hiện lộ trình áp dụng tiêu chuẩn GSP:

Tính đến thời điểm 31/12/2013, tỉnh Bình Định có 05/18 cơ sở điều trị xây dựng được hệ thống kho bảo quản thuốc đạt tiêu chuẩn GSP (đạt 27,8%). Khó khăn chủ yếu là cơ sở vật chất khoa dược của đa số các bệnh viện đang trong quá trình sửa chữa hoặc xây mới.

Phần II.

MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

Đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của nhân dân trong tỉnh; phù hợp với cơ cấu bệnh tật tương ứng với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội; đáp ứng kịp thời yêu cầu phòng chống thiên tai, dịch bệnh và các nhu cầu khẩn cấp khác. Đảm bảo chất lượng, giá hợp lý thông qua đấu thầu thuốc theo quy định và sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả. Chú trọng cung ứng thuốc cho đối tượng thuộc diện chính sách xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo, vùng sâu, vùng xa.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020:

a. 100% cơ sở khám chữa bệnh được cung ứng thuốc kịp thời cho nhu cầu khám chữa bệnh và dự phòng;

b. Tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất trong nước/tổng số tiền mua thuốc trong năm đạt chỉ tiêu đến năm 2020: bệnh viện tuyến tỉnh đạt trên 60%; bệnh viện tuyến huyện đạt trên 70%, trong đó thuốc đông y, thuốc từ dược liệu, dược liệu và các vị thuốc y học cổ truyền chiếm khoảng 10%;

c. 100% cơ sở kinh doanh thuốc đạt các tiêu chuẩn thực hành tốt GPs theo lộ trình quy định. Công ty cổ phần Dược - TTBYT Bình Định hoàn tất việc xây dựng cơ sở mới tại Khu công nghiệp Nhơn Hội.

d. Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm - Mỹ phẩm - Thực phẩm đạt tiêu chuẩn thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc (GLP);

đ. 80% bệnh viện có triển khai hoạt động dược lâm sàng, trong đó 10% bệnh viện có bộ phận dược lâm sàng;

e. Đạt tỷ lệ 1,5 dược sĩ đại học/10.000 dân, trong đó dược sĩ lâm sàng chiếm 10%.

g. 70% bệnh viện có kho thuốc đủ điều kiện bảo quản thuốc theo tiêu chuẩn thực hành tốt bảo quản thuốc (GSP) và có phần mềm quản lý thuốc đến tận khoa lâm sàng.

h. Phê duyệt và triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

3. Mục tiêu định hướng đến năm 2030:

a. Tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất trong nước/tổng số tiền mua thuốc trong năm đạt: 75%; hệ thống kiểm nghiệm, phân phối thuốc, công tác dược lâm sàng, thông tin thuốc ngang bằng các tỉnh trong cả nước.

b. Mở rộng diện tích nuôi trồng dược liệu trên các khu vực có thể mạnh của tỉnh (các huyện: An Lão, Vĩnh Thạnh và Hoài Ân).

c. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến dược liệu thành nguyên liệu cho sản xuất thuốc đông y, thuốc từ dược liệu.

Phần III.

NỘI DUNG KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC

I. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Triển khai chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật:

a. Ban hành chính sách ưu đãi cho việc nghiên cứu, sản xuất thuốc có nguồn gốc từ dược liệu, phát triển, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư, nghiên cứu, chọn, tạo, sản xuất giống cây dược liệu, tham gia phát triển nuôi trồng dược liệu theo tiêu chuẩn “Thực hành tốt trồng trọt và thu hái thuốc”(GACP), sản xuất thuốc y học cổ truyền, phát triển các sản phẩm mới thay thế thuốc nhập khẩu; hỗ trợ các doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến hiện đại để sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao;

b. Khuyến khích sử dụng thuốc trong nước, quản lý chặt chẽ việc cung ứng, đấu thầu mua thuốc, giá thuốc, đảm bảo người dân có điều kiện tiếp cận, lựa chọn, sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả với giá hợp lý;

c. Xây dựng quy hoạch tổng thể vùng nuôi trồng dược liệu kết hợp khuyến khích “trồng cây thuốc tại vườn, tại nhà” và khai thác dược liệu tự nhiên hợp lý, bảo đảm lưu giữ, tái sinh dược liệu;

d. Có chính sách nhằm huy động thu hút và khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia một cách hiệu quả vào mạng lưới cung ứng thuốc và thực hiện nhiệm vụ công ích theo đúng quy định của Nhà nước;

đ. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển hệ thống chuỗi nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP;

e. Tạo điều kiện về đất đai và chính sách hỗ trợ vốn ưu đãi cho doanh nghiệp sản xuất có mở rộng đầu tư, nâng cấp nhà máy, dây chuyền sản xuất công nghệ cao đạt các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế. Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực nếu công ty có nhu cầu.

2. Thanh tra, kiểm tra và hoàn thiện tổ chức:

a. Quản lý chất lượng thuốc, mỹ phẩm trên địa bàn, tăng cường các giải pháp để đảm bảo thuốc lưu hành trên thị trường có chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn đã đăng ký.

b. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc, đồng thời xử lý nghiêm các hành vi sản xuất, lưu thông, phân phối, cung ứng thuốc giả, thuốc kém chất lượng trên thị trường.

c. Thực hiện các biện pháp quản lý giá thuốc, tăng cường thanh tra, kiểm tra nhằm kiểm soát, bình ổn giá thuốc.

3. Nghiên cứu khoa học:

a. Triển khai nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ về khoa học và công nghệ trong lĩnh vực bào chế và sản xuất dược phẩm phục vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

b. Không ngừng cải tiến hệ thống quản lý chất lượng và khai thác hiệu quả các nhà máy sản xuất hiện có. Đầu tư chiều sâu cho nghiên cứu và phát triển (R&D) về trang thiết bị hiện đại cũng như nguồn nhân lực đủ mạnh. Không ngừng phát triển sản phẩm mới theo diễn biến bệnh tật tại Việt Nam đồng thời nắm bắt cơ hội nghiên cứu sản xuất các sản phẩm vừa hết bảo hộ độc quyền.

c. Tập trung nghiên cứu những sản phẩm khác biệt thuộc nhóm thiết yếu, sản phẩm chuyên khoa đặc trị, các thuốc có công thức mới, có dạng bào chế mới, dạng bào chế đặc biệt ở dạng phối hợp đã hết bảo hộ.

4. Đào tạo:

a. Đào tạo liên thông từ dược sĩ trung học lên Cao đẳng hệ vừa học vừa làm. Chủ động phối hợp và mở nhiều khóa tập huấn, đào tạo liên tục để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ nhân lực y tế từ tỉnh đến cơ sở, hàng năm đều cử đi đào tạo dược sĩ đại học liên thông.

b. Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho các nhân viên hành nghề dược và cán bộ y tế phụ trách công tác dược tại các cơ sở y tế về công tác quản lý và cung ứng thuốc.

c. Liên kết với các trường đại học có uy tín trong việc đào tạo sau đại học về dược lâm sàng cho các dược sĩ đại học trong tỉnh.

5. Sản xuất thuốc:

Công ty cổ phần Dược - TTBYT Bình Định (BIDIPHAR) chủ động:

a. Xây dựng kế hoạch sản xuất đối với các hoạt chất đã hết, sắp hết hạn bảo hộ sáng chế.

b. Xây dựng kế hoạch sản xuất nguyên liệu dược liệu và sản phẩm thuốc từ dược liệu.

c. Xây dựng kế hoạch phát triển tại thị trường nước ngoài.

d. Phát triển được các nhóm sản phẩm đặc trị theo diễn biến bệnh tật tại Việt Nam để thay thế thuốc nhập khẩu, cung cấp các giải pháp điều trị mới hiệu quả cao, giá cả hợp lý.

e. Bổ sung sản phẩm chủ lực, phát triển thêm dòng sản phẩm thực phẩm chức năng. Đưa ra thị trường sản phẩm mới hàng năm.

6. Cung ứng thuốc:

a. Tiếp tục duy trì hệ thống phân phối đạt GDP đối với các cơ sở bán buôn.

b. Xây dựng kế hoạch thực hiện, đảm bảo các cơ sở bán lẻ thực hiện đúng lộ trình GPP.

c. Xây dựng lộ trình thực hiện GPP đối với tủ thuốc trạm y tế.

d. Tổ chức đấu thầu mua thuốc, hóa chất và vật tư y tế tiêu hao trong các cơ sở khám chữa bệnh theo hướng tập trung.

e. Công khai, minh bạch trong việc xây dựng danh mục thuốc, mua, cấp phát, sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế.

7. Sử dụng thuốc:

a. Khuyến khích các cơ sở khám chữa bệnh trong tỉnh xây dựng phác đồ điều trị, hướng theo ưu tiên sử dụng thuốc được sản xuất trong nước.

b. Xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động dược lâm sàng.

c. Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị tập trung vào một số hoạt động chủ yếu là: tư vấn lựa chọn, xây dựng danh mục thuốc, xây dựng và thực hiện các hướng dẫn điều trị, xác định và phân tích các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc.

d. Quản lý chặt chẽ hoạt động thông tin, quảng cáo thuốc; xử lý nghiêm các tổ chức cá nhân giới thiệu quảng cáo thuốc sai quy định, quảng cáo thuốc không chính xác, không trung thực.

đ. Tiếp tục vận động nhân dân khôi phục phong trào trồng, sử dụng các “cây thuốc gia đình”.

8. Kiểm nghiệm thuốc:

Đầu tư, nâng cấp hệ thống kiểm nghiệm của Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm - Mỹ phẩm, song song với việc đào tạo nhân lực, duy trì tiêu chuẩn ISO 17025 và xây dựng trung tâm đạt tiêu chuẩn thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc - GLP.

9. Bảo quản thuốc:

Rà soát, xây dựng lộ trình và hướng dẫn thực hiện GSP cho các kho thuốc, đồng thời trang bị phần mềm quản lý thuốc đến tận khoa lâm sàng của các bệnh viện trực thuộc Sở Y tế.

10. Dược lâm sàng:

Tăng cường hướng dẫn sử dụng, đẩy mạnh hoạt động thông tin thuốc, dược lâm sàng, theo dõi phản ứng có hại của thuốc (ADR). Chấn chỉnh việc thực hiện quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn tại các cơ sở khám chữa bệnh.

11. Phát triển thuốc y học cổ truyền:

a. Tiếp tục triển khai thực hiện Chính sách Quốc gia về y dược học cổ truyền, Kế hoạch triển khai thực hiện Chính sách Quốc gia về y dược học cổ truyền của tỉnh. Củng cố hệ thống tổ chức y dược học cổ truyền từ tỉnh đến cơ sở, đẩy mạnh phát triển đông dược và dược liệu; các văn bản hướng dẫn quy trình kỹ thuật điều trị bằng y học cổ truyền và quy trình điều trị kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại đối với một số bệnh mà y học cổ truyền có khả năng điều trị đạt kết quả tốt. Tiêu chuẩn hóa thuốc bán thành phẩm và thuốc thành phẩm y học cổ truyền;

b. Quy hoạch và phát triển vùng nuôi trồng cây, con làm thuốc, bảo hộ, bảo tồn nguồn gen và phát triển những loài dược liệu quý hiếm trên cơ sở tăng cường đầu tư kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, kết hợp với kinh nghiệm truyền thống. Nghiên cứu, mở rộng việc nuôi trồng các cây, con làm thuốc có hiệu quả cao và phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh;

c. Khuyến khích và ưu tiên các dự án nuôi trồng, chế biến dược liệu đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt trồng trọt và thu hái thuốc” (GACP- WHO) theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nuôi trồng dược liệu được hỗ trợ từ Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia để đổi mới công nghệ chế biến, bảo quản dược liệu sau khi thu hoạch. Khuyến khích nghiên cứu khoa học về chế biến dược liệu trước hết là đối với một số sản phẩm có giá trị kinh tế cao, chế biến dược liệu quy mô công nghiệp; bố trí diện tích phù hợp để trồng dược liệu nhất là những dược liệu có thể mạnh của địa phương; tạo mọi điều kiện thuận lợi, trước mắt là về thủ tục hành chính và có chính sách hỗ trợ cần thiết đối với các dự án phát triển nuôi trồng dược liệu trên địa bàn; thúc đẩy đổi mới sáng tạo khởi nghiệp trong lĩnh vực dược liệu.

d. Nâng cao năng lực, chất lượng khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại các cơ sở y tế. Tăng cường khai thác, sử dụng các phương pháp khám chữa bệnh bằng thuốc y học cổ truyền trong công tác phòng bệnh và chữa bệnh;

e. Nâng cấp Bệnh viện Y học cổ truyền của tỉnh đạt hạng II để đáp ứng được chức năng đầu ngành trong chỉ đạo phát triển y học cổ truyền. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập các loại hình khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền theo quy định của pháp luật;

f. Tăng cường thông tin, tuyên truyền về việc sử dụng dược liệu, thuốc, sản phẩm từ dược liệu, y học cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh, chữa bệnh; tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức, vận động người dân khai thác hợp lý đi đối với bảo tồn nguồn tài nguyên dược liệu.

12. Các dự án ưu đãi đầu tư:

a. Ban hành chính sách hỗ trợ các công ty dược sản xuất trong tỉnh trong việc định hướng đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.

b. Có chính sách hỗ trợ Công ty Cổ phần Dược - Trang thiết bị Y tế Bình Định xây dựng nhà máy sản xuất thuốc mới tại Khu kinh tế Nhơn Hội, thành phố Quy Nhơn.

c. Có chính sách hỗ trợ các công ty triển khai dự án xây dựng hoặc nâng cấp nhà máy đạt tiêu chuẩn PIC/S-GMP hoặc EU-GMP.

II. KINH PHÍ THỰC HIỆN:

Tổng kinh phí thực hiện dự kiến

:

406.662.000.000 đồng

- Từ ngân sách nhà nước (Trung ương và địa phương):

:

4.458.000.000 đồng

- Từ nguồn vốn của các doanh nghiệp dược và từ các tổ chức, cá nhân chi trả (phát triển KHCN, đào tạo nhân lực, sản xuất thuốc…)

:

402.204.000.000 đồng

(Chi tiết tính toán theo Phụ lục đính kèm).

III. CƠ CHẾ BÁO CÁO

1. Báo cáo 6 tháng: Từ ngày 01 - 15/7 hàng năm; báo cáo các nội dung:

- Tiến độ và kết quả thực hiện kế hoạch 06 tháng.

- Dự kiến các hoạt động sẽ thực hiện 06 tháng tiếp theo.

- Khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai.

- Kiến nghị, đề xuất.

2. Báo cáo hàng năm: Từ ngày 15-31/12 hàng năm; báo cáo các nội dung:

- Tiến độ và kết quả thực hiện kế hoạch trong năm (đánh giá các chỉ tiêu đã đạt được, so sánh với mục tiêu đặt ra trong năm, nguyên nhân thành công hoặc chưa thành công trong việc thực hiện các mục tiêu đó, có bảng số liệu báo cáo tóm tắt các chỉ tiêu tình hình sử dụng các nguồn kinh phí).

- Dự kiến kế hoạch hoạt động năm tiếp theo (phân tích tình hình, đặt ra mục tiêu, giải pháp thực hiện, các biện pháp/hoạt động can thiệp, dự kiến nguồn ngân sách).

- Các kiến nghị, đề xuất.

3. Địa chỉ gửi kế hoạch, báo cáo, kiến nghị, đề xuất:

* Tổ thư ký giúp việc Ban Chỉ đạo quốc gia

Địa chỉ: Phòng Pháp chế và Hội nhập, Cục Quản lý Dược

Số 138A Giảng Võ, Quận Ba Đình, Tp. Hà Nội

Điện thoại liên hệ: 04 3846 2011. Fax: 043.8234758

Email: [email protected]

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Sở Y tế:

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức triển khai Kế hoạch này đến các ngành, các cấp; đảm bảo thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, dự án đầu tư phát triển ngành Dược được UBND tỉnh phê duyệt.

- Chỉ đạo các đơn vị trong ngành tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động để đạt mục tiêu đề ra tại Kế hoạch này.

- Thành lập tổ cán bộ chuyên trách hướng dẫn giám sát Kế hoạch này.

- Tổng hợp, lập báo cáo thực hiện Kế hoạch của tỉnh theo định kỳ, hàng năm, gửi UBND tỉnh, Bộ Y tế và các cơ quan liên quan.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, các sở, ban, ngành liên quan tham mưu, đề xuất cho UBND tỉnh ban hành cơ chế chính sách nhằm huy động các nguồn lực đầu tư cho phát triển sản xuất thuốc, phát triển vùng nuôi trồng dược liệu trên địa bàn tỉnh.

- Tích cực thu hút đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi, hướng dẫn các nhà đầu tư trong lĩnh vực sản xuất thuốc.

3. Sở Tài chính: Trên cơ sở đề xuất của Sở Y tế, phối hợp với Sở Y tế tính toán, đề xuất cho UBND tỉnh cân đối, bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách hàng năm để đảm bảo thực hiện Kế hoạch này.

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế triển khai thực hiện quy hoạch các vùng nuôi trồng dược liệu.

5. Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo báo, đài địa phương thực hiện tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về các chính sách phát triển ngành dược; phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế trong việc thực hiện quản lý nhà nước, kiểm soát thông tin… trong lĩnh vực quảng cáo thuốc chữa bệnh, tổ chức sự kiện về thuốc chữa bệnh trên địa bàn tỉnh.

6. Sở Khoa học và Công nghệ: Tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ ngành y tế và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc trong việc lập các dự án chi tiết, kế hoạch tài chính, triển khai các dự án đổi mới công nghệ, nghiên cứu khoa học… theo kế hoạch hàng năm.

7. Các sở, ban, ngành, các cơ quan, tổ chức liên quan: Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm triển khai hoặc phối hợp với Sở Y tế triển khai thực hiện Kế hoạch này.

8. UBND các huyện, thị xã, thành phố:

Căn cứ Kế hoạch này, chủ động triển khai kế hoạch tại địa phương; tổ chức thực hiện các chính sách ưu đãi của tỉnh đối với các dự án phát triển dược liệu.

9. Đề nghị Ủy ban MTTQ và các tổ chức thành viên: Tích cực tham gia tuyên truyền, giám sát việc tổ chức thực hiện Kế hoạch này.

Định kỳ hàng năm và 5 năm, các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND huyện, thị xã, thành phố và các doanh nghiệp dược có liên quan báo cáo tình hình, kết quả thực hiện về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Y tế theo quy định.

Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, các đơn vị, địa phương phản ánh về Sở Y tế tổng hợp, báo cáo, đề xuất cho UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo kịp thời./.

 

PHỤ LỤC

DỰ KIẾN KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DƯỢC ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 4959/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định)

Đơn vị tính: 1.000 đồng

STT

Nội dung

Tổng Cộng

Nguồn kinh phí

Năm thực hiện

Ghi chú

Ngân sách nhà nước

Nguồn ngoài NSNN(vốn của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tự chi trả,…)

Tổng cộng

Ngân sách sự nghiệp y tế

Ngân sách sự nghiệp đào tạo

Đầu tư phát triển

1

Nghiên cứu khoa học

10.000.000

0

0

0

0

10.000.000

 

 

 

Xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm mới thay thế thuốc nhập khẩu

10.000.000

0

0

0

0

10.000.000

2021-2030

Bidiphar thực hiện

2

Đào tạo nhân lực dược

13.428.000

1.464.000

0

1.464.000

0

11.964.000

 

 

2.1

Đào tạo liên thông từ DSTH lên cao đẳng Dược học vừa học vừa làm

10.500.000

0

0

0

0

10.500.000

2015-2030

Trường CĐYT thực hiện, Sở Y tế

2.2

Đào tạo sau đại học về Dược Lâm sàng cho các Dược sĩ (2015 - 2020)

1.448.000

744.000

0

744.000

0

744.000

2015-2020

Sở Y tế thực hiện

2.3

Đào tạo sau đại học về Dược Lâm sàng cho các Dược sĩ (2021 - 2030)

1.440.000

720.000

0

720.000

0

720.000

2021-2030

Sở Y tế thực hiện

3

Sản xuất thuốc

160.000.000

0

0

0

0

160.000.000

 

 

3.1

Xây dựng kế hoạch sản xuất đối với các hoạt chất đã hết hoặc sắp hết bảo hộ sáng chế

10.000.000

0

0

0

0

10.000.000

2015-2030

Bidiphar thực hiện

3.2

Xây dựng kế hoạch phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ

100.000.000

0

0

0

0

100.000.000

2015-2030

Bidiphar thực hiện

3.3

Xây dựng kế hoạch phát triển thị trường nước ngoài

5.000.000

0

0

0

0

5.000.000

2015-2030

Bidiphar thực hiện

3.4

Phát triển các nhóm sản phẩm đặc trị theo diễn biến bệnh tật tại Việt Nam

30.000.000

0

0

0

0

30.000.000

2015-2030

Bidiphar thực hiện

3.5

Phát triển danh mục sản phẩm chủ lực, phát triển thêm dòng sản phẩm thực phẩm chức năng.

15.000.000

0

0

0

0

15.000.000

2015-2030

Bidiphar thực hiện

4

Kiểm nghiệm thuốc

2.994.000

2.994.000

294.000

200.000

2.500.000

0

2017-2020

Trung tâm KN -DP, Sở Y tế thực hiện

 

Duy trì ISO 17025 và đào tạo, nâng cao hệ thống kiểm nghiệm của Trung tâm kiểm nghiệm đạt GLP:

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đào tạo, triển khai thực hiện nguyên tắc GLP

200.000

200.000

0

200.000

0

0

 

 

- Hiệu chuẩn thiết bị

130.000

130.000

130.000

0

0

0

 

 

- Nâng cấp cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn GLP - Hệ thống phòng vi sinh: mặt bằng, môi trường và xử lý không khí ( hệ thống cung cấp khí sạch)

2.500.000

2.500.000

0

0

2.500.000

0

 

 

- Đánh giá thành thạo tay nghề kiểm nghiệm viên

100.000

100.000

100.000

0

0

0

 

 

- Các chi phí và phí đăng ký công nhận đạt GLP

64.000

64.000

64.000

0

0

0

 

5

Công tác tuyên truyền

240.000

0

0

0

0

240.000

 

 

 

Phóng sự chuyên đề sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả

240.000

0

0

0

0

240.000

2015-2020

Sở Y tế thực hiện

6

Các dự án ưu đãi đầu tư

220.000.000

0

0

0

0

220.000.000

 

 

 

Triển khai dự án xây dựng nhà máy sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn PIC/S-GMP hoặc EU-GMP.

220.000.000

0

0

0

0

220.000.000

2015-2030

Bidiphar thực hiện

Tổng Cộng

406.662.000

4.458.000

294.000

1.664.000

2.500.000

402.204.000

 

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 4959/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu4959/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành29/12/2017
Ngày hiệu lực29/12/2017
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcThể thao - Y tế
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật6 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 4959/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 4959/QĐ-UBND 2017 thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Bình Định


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 4959/QĐ-UBND 2017 thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Bình Định
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu4959/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Bình Định
                Người kýNguyễn Tuấn Thanh
                Ngày ban hành29/12/2017
                Ngày hiệu lực29/12/2017
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcThể thao - Y tế
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật6 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản gốc Quyết định 4959/QĐ-UBND 2017 thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Bình Định

                        Lịch sử hiệu lực Quyết định 4959/QĐ-UBND 2017 thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Bình Định

                        • 29/12/2017

                          Văn bản được ban hành

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 29/12/2017

                          Văn bản có hiệu lực

                          Trạng thái: Có hiệu lực