Quyết định 58/2002/QĐ-TTg

Quyết định 58/2002/QĐ-TTg về việc ban hành tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước và tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Quyết định 58/2002/QĐ-TTg tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước tổng công ty nhà nước đã được thay thế bởi Quyết định 155/2004/QĐ-TTg tiêu chí, danh mục phân loại công ty nhà nước thành viên hạch toán độc lập nhà nước và được áp dụng kể từ ngày 17/09/2004.

Nội dung toàn văn Quyết định 58/2002/QĐ-TTg tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước tổng công ty nhà nước


THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 58/2002/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2002

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 58/2002/QĐ-TTG NGÀY 26 THÁNG 4 NĂM 2002 VỀ BAN HÀNH TIÊU CHÍ, DANH MỤC PHÂN LOẠI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Để triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước và Tổng công ty nhà nước.

Điều 2. Đối tượng áp dụng của Quyết định này bao gồm doanh nghiệp nhà nước độc lập, doanh nghiệp thành viên của các Tổng công ty nhà nước và các Tổng công ty nhà nước hiện có.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký ban hành. Những quy định trước đây trái với tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước và Tổng công ty nhà nước ban hành kèm theo Quyết định này đều bãi bỏ.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty 91 có trách nhiệm căn cứ vào Quyết định này, xây dựng Đề án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp nhà nước, Tổng công ty nhà nước trực thuộc mình quản lý, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp theo dõi, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương, Tổng công ty 91 xây dựng và thực hiện Đề án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp nhà nước đã được phê duyệt theo đúng tiến độ đề ra.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)


TIÊU CHÍ, DANH MỤC PHÂN LOẠI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 58/2002/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ)

A. DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC (GỒM DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC ĐỘC LẬP VÀ DOANH NGHIỆP THÀNH VIÊN CỦA CÁC TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC).

I. Nhà nước nắm giữ 100% vốn đối với những doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong các ngành, lĩnh vực sau:

1. Doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh.

1.1. Những doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực độc quyền nhà nước:

- Sản xuất, cung ứng vật liệu nổ;

- Sản xuất, cung ứng hoá chất độc;

- Sản xuất, cung ứng chất phóng xạ;

- Hệ thống truyền tải điện quốc gia;

- Mạng trục thông tin quốc gia và quốc tế;

- Sản xuất thuộc lá điếu.

1.2. Những doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh đáp ứng đủ các điều kiện sau: vốn nhà nước từ 20 tỷ đồng trở lên; mức thu nộp ngân sách nhà nước bình quân của 3 năm trước liền kề từ 3 tỷ đồng trở lên; đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ mũi nhọn, công nghệ cao; góp phần quan trọng ổn định kinh tế vĩ mô và hoạt động trong những ngành, lĩnh vực sau:

- Sản xuất điện;

- Khai thức các khoáng sản quan trọng:

+ Dầu thô và khí tự nhiên;

+ Than;

+ Bô xít;

+ Quặng đồng;

+ Quặng thiếc;

+ Quặng có chất phóng xạ;

+ Vàng;

+ Đá quý.

- Sản xuất một số sản phảm cơ khí:

+ Máy công cụ;

+ Máy động lực;

+ Máy móc, thiết bị phục vụ nông, lâm, ngư nghiệp;

+ Thiết bị kỹ thuật điện và vật liệu điện;

+ Máy công nghiệp chuyên dụng;

+ Đóng và sửa chữa phương tiện vận tải đường biển, đường sắt, đường không.

- Sản xuất thiết bị điện tử;

- Công nghệ thông tin;

- Sản xuất kim loại mầu (thiếc, đồng);

- Sản xuất kim loại đen (gang, thép) trên 100.000 tấn/năm;

- Sản xuất hoá chất cơ bản;

- Sản xuất phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật;

- Sản xuất xi măng công nghệ hiện đại, chất lượng cao, trên 1,5 triệu tấn/năm;

- Khai thác, lọc và cung cấp nước sạch ở thành phố;

- Công nghiệp xây dựng;

- Sản xuất một số mặt hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm quan trọng:

+ Giấy in báo, giấy viết;

+ Dệt, sợi;

+ In trên 3 tỷ trang in thành phẩm quy đổi (13 x 19 cm)/năm,

+ Sản xuất muối;

+ Sản xuất bia trên 50 triệu lít/năm;

+ Sản xuất cồn và rượu trên 10 triệu lít/năm;

- Sản xuất, cung ứng thuốc phòng bệnh, chữa bệnh, hoá dược;

- Bán buôn lương thực;

- Bán buôn xăng dầu;

- Vận tải đường không, đường sắt, đường biển;

- Dịch vụ viễn thông cơ bản;

- Kinh doanh tiền tệ, bảo hiểm.

1.3. Những doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh bảo đảm nhu cầu thiết yếu cho phát triển sản xuất và nâng cao cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào nông thôn, đồng bào dân tộc ở miền núi, vùng sâu, vùng xa.

1.4. Những doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh có tính chất đặc thù:

- Các nhà xuất bản (trừ xuất bản sách giáo khoa, sách báo chính trị, sách báo cho thiếu nhi, sách tiếng dân tộc);

- Xổ số kiến thiết;

- Một số doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong những ngành quan trọng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

2. Những doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích trong các lĩnh vực:

- In bạc và chứng chỉ có giá;

- Điều hành bay;

- Bảo đảm hàng hải;

- Kiểm soát và phân phối tần số vô tuyến điện;

- Sản xuất, sửa chữa vũ khí, khí tài, trang bị chuyên dùng cho quốc phòng, an ninh;

- Các doanh nghiệp được giao thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh đặc biệt và các doanh nghiệp đóng tại các địa bàn chiến lược quan trọng kết hợp kinh tế với quốc phòng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

- Xuất bản sách giáo khoa, sách báo chính trị, sách báo cho thiếu nhi, sách tiếng dân tộc, phim khoa học, phim thời sự, phim tài liệu, phim cho thiếu nhi;

- Kiểm định kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới lớn;

- Quản lý, bảo trì hệ thống đường sắt quốc gia, cảng hàng không;

- Quản lý, bảo trì hệ thống đường bộ, đường thuỷ và bến cảng quan trọng;

- Quản lý, khai thác công trình thuỷ nông đầu nguồn, công trình thuỷ nông có quy mô lớn;

- Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ;

- Thoát nước ở đô thị;

- Ánh sáng đường phố.

II. Những doanh nghiệp nhà nước tiến hành đa dạng hoá sở hữu dưới các hình thức: cổ phần hoá, giao doanh nghiệp cho tập thể người lao động hoặc bán doanh nghiệp.

1. Những doanh nghiệp nhà nước khi cổ phần hoá Nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần của doanh nghiệp.

1.1. Doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh.

a) Những doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh có vốn nhà nước từ 10 tỷ đồng trở lên; mức thu nộp ngân sách nhà nước bình quân của 3 năm trước liền kề từ 1 tỷ đồng trở lên; hoạt động trong các ngành, lĩnh vực quy định tại điểm 1.2 mục I.

b) Những doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh khác:

- Sản xuất đường sữa, dầu ăn thực vật;

- Kiểm định hàng hoá;

- In các loại (trừ in nhãn, mác, bao bì);

- Dịch vụ hợp tác lao động;

- Kinh doanh mặt hàng hội chợ, triển lãm.

1.2. Doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích:

- Sản xuất giống cây trồng, vật nuôi và tinh đông;

- Dịch vụ đánh bắt hải sản xa bờ;

- Kiểm định kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới;

- Quản lý, bảo trì hệ thống đường bộ, đường thuỷ;

- Quản lý, bảo trì bến tàu, bến xe quan trọng;

- Quản lý, khai thác các công trình thuỷ nông.

2. Những doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong một số lĩnh vực quan trọng, khi tiến hành cổ phần hoá, Nhà nước không nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần của doanh nghiệp, nhưng sẽ nắm giữ cổ phần đặc biệt để quyết định một số vấn đề quan trọng, theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

3. Những doanh nghiệp nhà nước không thuộc điểm 1 và điểm 2 mục này, khi tiến hành cổ phần hoá, cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ điều kiện cụ thể của doanh nghiệp quyết định Nhà nước giữ cổ phần ở mức thấp hoặc không giữ cổ phần.

4. Những doanh nghiệp nhà nước có vốn nhà nước từ 5 tỷ đồng trở xuống, không cổ phần hoá được, thì thực hiện chuyển đổi sở hữu dưới hình thức giao doanh nghiệp cho tập thể người lao động hoặc bán doanh nghiệp.

III. Những doanh nghiệp nhà nước không thuộc mục I trên đây, hoạt động kinh doanh thua lỗ kéo dài hoặc hoạt động công ích không hoàn thành nhiệm vụ được giao, không thực hiện được chuyển đổi sở hữu.

1. Những doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh.

a) Kinh doanh không có hiệu quả, thua lỗ hai năm liên tiếp nhưng chưa đến mức phải giải thể, phá sản thì thực hiện biện pháp sáp nhập.

b) Kinh doanh thua lỗ ba năm liên tiếp và có số lỗ luỹ kế bằng 3/4 vốn nhà nước tại doanh nghiệp trở lên, nhưng chưa mất khả năng thanh toán nợ đến hạn, tuy đã áp dụng các biện pháp tổ chức lại nhưng không thể khắc phục được, thì thực hiện giải thể.

c) Kinh doanh bị thua lỗ hai năm liên tiếp, không có khả năng trả được các khoản nợ đến hạn, thì thực hiện phá sản.

2. Những doanh nghiệp hoạt động công ích hai năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ được giao, thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thực hiện sáp nhập, giải thể hoặc phá sản.

B. TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC (GỒM TỔNG CÔNG TY THÀNH LẬP THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 90/TTG VÀ QUYẾT ĐỊNH SỐ 91/TTG NGÀY 07 THÁNG 3 NĂM 1994 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ).

Tổng công ty nhà nước phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

1. Thuộc các ngành, lĩnh vực: khai thác, chế biến dầu khí và kinh doanh bán buôn xăng dầu; sản xuất và cung ứng điện; khai thác, chế biến, cung ứng than, các khoáng sản quan trọng; luyện kim; cơ khí chế tạo; sản xuất xi măng, bưu chính, viễn thông, điện tử; hàng không; hàng hải; đường sắt; hoá chất và phân hoá học; sản xuất một số hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm quan trọng (dệt, giấy, muối, cà phê, cao su, chế biến gỗ, rượu, bia, thuốc lá); hoá dược; xây dựng; kinh doanh bán buôn lương thực; ngân hàng; bảo hiểm.

2. Phải có vốn nhà nước từ 500 tỷ đồng trở lên, đối với ngành đặc thù theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ vốn nhà nước có thể thấp hơn, nhưng không dưới 100 tỷ đồng.

3. Mức thu nộp ngân sách nhà nước bình quân của 3 năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở lên, đối với ngành đặc thù theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ không dưới 10 tỷ đồng.

4. Có trình độ công nghệ và quản lý tiên tiến, chất lượng sản phẩm tốt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Những Tổng Công ty nhà nước không đáp ứng bốn điều kiện trên, sẽ được sắp xếp lại theo hướng: sáp nhập, hợp nhất hoặc giải thể.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 58/2002/QĐ-TTg

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu58/2002/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành26/04/2002
Ngày hiệu lực11/05/2002
Ngày công báo05/06/2002
Số công báoSố 25
Lĩnh vựcDoanh nghiệp
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 17/09/2004
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 58/2002/QĐ-TTg

Lược đồ Quyết định 58/2002/QĐ-TTg tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước tổng công ty nhà nước


Văn bản bị đính chính

    Văn bản được hướng dẫn

      Văn bản đính chính

        Văn bản bị thay thế

          Văn bản hiện thời

          Quyết định 58/2002/QĐ-TTg tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước tổng công ty nhà nước
          Loại văn bảnQuyết định
          Số hiệu58/2002/QĐ-TTg
          Cơ quan ban hànhThủ tướng Chính phủ
          Người kýPhan Văn Khải
          Ngày ban hành26/04/2002
          Ngày hiệu lực11/05/2002
          Ngày công báo05/06/2002
          Số công báoSố 25
          Lĩnh vựcDoanh nghiệp
          Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 17/09/2004
          Cập nhật7 năm trước

          Văn bản hợp nhất

            Văn bản gốc Quyết định 58/2002/QĐ-TTg tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước tổng công ty nhà nước

            Lịch sử hiệu lực Quyết định 58/2002/QĐ-TTg tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước tổng công ty nhà nước