Quyết định 6622/QĐ-BCT

Quyết định 6622/QĐ-BCT năm 2011 phê duyệt Chương trình triển khai Đề án đổi mới đồng bộ Hệ thống chỉ tiêu thống kê giai đoạn 2011 - 2015 do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành

Nội dung toàn văn Quyết định 6622/QĐ-BCT Đề án đổi mới đồng bộ Hệ thống chỉ tiêu thống kê


BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 6622/QĐ-BCT

Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN ĐỔI MỚI ĐỒNG BỘ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Luật Thống kê ngày 26 tháng 6 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 40/2004/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê;

Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 44/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Điều 3 Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Quyết định số 312/QĐ-TTg ngày 02 tháng 3 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đổi mới đồng bộ các Hệ thống chỉ tiêu thống kê;

Căn cứ Quyết định số 3151/QĐ-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Chương trình hành động của ngành Công Thương triển khai Đề án đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê;

Căn cứ Công văn số 271/TCTK-PPCĐ ngày 19 tháng 4 năm 2011 về việc góp ý Đề cương Chương trình triển khai Đề án đổi mới đồng bộ Hệ thống chỉ tiêu thống kê;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Giao cho Vụ Kế hoạch chủ trì và phối hợp với các Vụ/Tổng cục, Cục thuộc Bộ thực hiện Chương trình triển khai dự án Đề án đổi mới đồng bộ các Hệ thống chỉ tiêu thống kê giai đoạn 2011 – 2015 (Chi tiết tại Phụ lục 1).

Điều 2. Phê duyệt dự toán kinh phí thực hiện Chương trình triển khai Đề án đổi mới đồng bộ hệ thống chỉ tiêu thống kê với tổng kinh phí thực hiện là 15.549.187.000 đồng (Mười lăm tỷ năm trăm bốn mươi chín triệu một trăm tám mươi bảy nghìn đồng chẵn) (Chi tiết tại Phụ lục 2).

Điều 3. Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và các Vụ/Tổng cục, Cục liên quan có nhiệm vụ tổ chức thực hiện Chương trình triển khai Đề án đổi mới đồng bộ các Hệ thống chỉ tiêu thống kê giai đoạn 2011 – 2015 theo các quy định hiện hành.

Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Vụ trưởng Vụ Tài chính và Thủ trưởng các Vụ/Tổng cục, Cục có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Lãnh đạo Bộ (để b/c);
- Bộ KH&ĐT-Tổng cục Thống kê;
- Bộ Tài chính;
- Các Vụ, Tổng cục, Cục thuộc Bộ.
- Website BCT;
- Lưu: VT, KH (02b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Tuấn Anh

 


Phụ lục 1

BỘ CÔNG THƯƠNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHƯƠNG TRÌNH

TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN ĐỔI MỚI ĐỒNG BỘ

CÁC HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ

(Theo Quyết định số 312/QĐ-TTg ngày 02 tháng 3 năm 2010
của Thủ tướng Chính phủ)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hà Nội, năm 2011

 

 

- Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia;

- Quyết định số 3151/QĐ-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Chương trình hành động của ngành Công Thương triển khai Đề án đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê;

- Công văn số 3307/BKH-TCTK ngày 20 tháng 5 năm 2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc Kế hoạch triển khai Đề án đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Hình thành hệ thống thông tin thống kê ngành công thương thống nhất, thông suốt và hiệu quả; đáp ứng đầy đủ, kịp thời và chính xác các thông tin thống kê, làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá tình hình ngành công thương phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước trong quá trình chỉ đạo, điều hành và công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành công thương.

2. Mục tiêu cụ thể

- Xây dựng và áp dụng Hệ thống chỉ tiêu thống kê công nghiệp và thương mại đồng bộ với Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia.

- Hình thành hệ thống thông tin thống kê công nghiệp và thương mại thống nhất, thông suốt và hiệu quả, phù hợp với tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế.

- Hoàn thiện các hình thức thu thập thông tin đầu vào.

- Đổi mới và hoàn thiện công tác chuyên môn nghiệp vụ thống kê.

- Tăng cường ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin và truyền thông vào công tác thống kê.

- Tăng cường phát triển bộ máy tổ chức thống kê Bộ, các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Xây dựng cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin giữa Bộ Công Thương với Tổng cục Thống kê, giữa Bộ Công Thương với các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ và giữa Bộ Công Thương với Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thống kê.

III. YÊU CẦU

- Số liệu thống kê đảm bảo cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời những thông tin cần thiết phục vụ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý của Bộ Công Thương và của các cơ quan quản lý Nhà nước; là căn cứ cho việc hoạch định và xây dựng chiến lược phát triển ngành công thương trong sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.

- Bảo đảm tính độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ thống kê.

- Thống nhất về chỉ tiêu, biểu mẫu, phương pháp tính, bảng phân loại, đơn vị đo lường, niên độ thống kê và bảo đảm tính so sánh quốc tế.

- Không trùng lặp, chồng chéo giữa các cuộc điều tra thống kê; các chế độ báo cáo thống kê.

IV. SẢN PHẨM CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Báo cáo hiện trạng công tác thống kê của Bộ Công Thương.

2. Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành công nghiệp và thương mại.

3. Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Hệ thống khái niệm, nội dung, phạm vi, phương pháp tính, nguồn số liệu các chỉ tiêu thống kê ngành công nghiệp và thương mại.

4. Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng cho các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ và Chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng cho Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

5. Hệ thống công nghệ thông tin phục vụ công tác thống kê (Hệ thống phần mềm thống kê, máy chủ, đường truyền kết nối, cơ sở dữ liệu thống kê).

6. Biên bản ghi nhớ về cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin giữa Bộ Công Thương với Tổng cục Thống kê.

7. Kết quả điều tra năm gốc các chỉ tiêu thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương và kết quả các cuộc điều tra theo ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước.

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

1. Đánh giá thực trạng công tác thống kê Bộ Công Thương

Đánh giá thực trạng công tác thống kê, tình hình thực hiện Luật Thống kê và các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thống kê, tình hình thực hiện các chỉ tiêu thống kê quốc gia và chỉ tiêu thống kê của doanh nghiệp tại các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Xây dựng và hoàn thiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành công nghiệp và thương mại

Xây dựng và hoàn thiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành công nghiệp và thương mại trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và hệ thống chỉ tiêu thống kê của doanh nghiệp. Hệ thống này phải đồng bộ với Hệ thống các chỉ tiêu thống kê quốc gia và phản ánh được chất lượng, hiệu quả của sự phát triển trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

3. Xây dựng Hệ thống khái niệm, nội dung, phạm vi, phương pháp tính, nguồn số liệu các chỉ tiêu thống kê ngành công nghiệp và thương mại

Trên cơ sở Hệ thống khái niệm, nội dung, phạm vi, phương pháp tính, nguồn số liệu các chỉ tiêu thống kê quốc gia được ban hành xây dựng Hệ thống khái niệm, nội dung, phạm vi, phương pháp tính, nguồn số liệu các chỉ tiêu thống kê ngành công nghiệp và thương mại theo đúng chuẩn mực thống kê, đồng thời, phù hợp với tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế để thống nhất áp dụng, bảo đảm tính so sánh của số liệu thống kê theo thời gian và không gian.

4. Xây dựng Chế độ báo cáo thống kê định kỳ

Trên cơ sở Chế độ báo cáo thống kê cơ sở và Chế độ báo cáo thống kê áp dụng cho doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, xây dựng và hoàn thiện Chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng cho các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ và Chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng cho Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

5. Xây dựng các Chương trình điều tra thống kê

Xây dựng và triển khai Chương trình điều tra thống kê quốc gia được phân công và các Chương trình điều tra thống kê theo ngành, lĩnh vực.

6. Đổi mới và hoàn thiện công tác thống kê

- Củng cố và tăng cường bộ máy tổ chức thống kê Bộ Công Thương.

- Tổ chức đào tạo và đào tạo lại chuyên môn, nghiệp vụ thống kê.

- Tập trung đổi mới và hoàn thiện công tác chuyên môn nghiệp vụ thống kê công nghiệp và thương mại.

- Xây dựng cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin giữa thống kê Bộ Công Thương và Tổng cục Thống kê – Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

7. Tăng cường ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin vào công tác thống kê

- Tăng cường ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin vào công tác thống kê từ doanh nghiệp và Sở Công Thương tới Bộ Công Thương.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu báo cáo thống kê tổng hợp của Bộ Công Thương và cơ sở dữ liệu Niêm giám thống kê ngành công nghiệp và thương mại các giai đoạn.

8. Tổ chức công bố và triển khai thực hiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê công nghiệp và thương mại và các Chế độ báo cáo thống kê định kỳ

Tổ chức công bố và triển khai thực hiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê công nghiệp và thương mại, Chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng cho các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ và Chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng cho Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

9. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thống kê

Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thống kê công nghiệp và thương mại với các nước trong khu vực và trên thế giới nhằm tiếp cận nhanh chóng công nghệ tiên tiến và chuẩn mực thống kê công nghiệp và thương mại quốc tế, trao đổi kinh nghiệm, tranh thủ sự giúp đỡ về kỹ thuật và tài chính; đẩy mạnh trao đổi khai thác thông tin thống kê quốc tế phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu và điều hành trong nước, đồng thời, đảm bảo cung cấp thông tin thống kê công nghiệp và thương mại của Việt Nam cho thống kê quốc tế.

10. Xây dựng kinh phí thực hiện Chương trình

Kinh phí thực hiện Chương trình từ năm 2010 đến năm 2015.

Xây dựng dự toán kinh phí Chương trình, dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ được phân công, dự toán kinh phí cuộc điều tra thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương và các dự toán kinh phí các cuộc điều tra theo ngành, lĩnh vực.

(Nội dung chi tiết Chương trình xem Phụ lục 1)

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Vụ Kế hoạch

Vụ Kế hoạch chủ trì, phối hợp với các Vụ/Cục thuộc Bộ, các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các công việc chủ yếu sau đây:

- Tổ chức đánh giá thực trạng công tác thống kê và lập báo cáo đánh giá hiện trạng công tác thống kê Bộ Công Thương.

- Xây dựng Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành công nghiệp và thương mại.

- Xây dựng Hệ thống khái niệm, nội dung, phạm vi, phương pháp tính, nguồn số liệu các chỉ tiêu thống kê ngành công nghiệp và thương mại.

- Xây dựng Chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng cho các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ và Chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng cho Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Xây dựng Biên bản ghi nhớ về cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin giữa Bộ Công Thương với Tổng cục Thống kê.

- Xây dựng các Chương trình điều tra thống kê thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương.

- Đổi mới và hoàn thiện công tác thống kê Bộ Công Thương.

- Tổ chức công bố và triển khai thực hiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành công nghiệp và thương mại và Chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng cho các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ và Chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng cho Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Tổ chức sơ kết, tổng kết toàn bộ quá trình triển khai Đề án đổi mới đồng bộ Hệ thống chỉ tiêu thống kê hàng năm và cuối giai đoạn 2010 – 2015.

2. Các Vụ/Cục thuộc Bộ

- Phối hợp xây dựng, bổ sung và hoàn thiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành công nghiệp và thương mại.

- Phối hợp xây dựng bổ sung và hoàn thiện Hệ thống khái niệm, nội dung, phạm vi, phương pháp tính, nguồn số liệu các chỉ tiêu thống kê ngành công nghiệp và thương mại.

- Phối hợp xây dựng Chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng cho các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ và Chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng cho Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Phối hợp/chủ trì xây dựng các Chương trình điều tra thống kê.

- Phối hợp tổ chức công bố và triển khai thực hiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê công nghiệp và thương mại và Chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng cho các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ và Chế độ báo cáo thiết kế định kỳ áp dụng cho Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ

- Phối hợp đánh giá thực trạng công tác thống kê.

- Phối hợp hoàn thiện Chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng cho các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ.

- Phối hợp triển khai các Chương trình điều tra thống kê.

- Phối hợp triển khai thực hiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê công nghiệp và thương mại và Chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng cho các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ.

4. Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Phối hợp đánh giá thực trạng công tác thống kê.

- Phối hợp hoàn thiện Chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng cho Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Phối hợp triển khai các Chương trình điều tra thống kê.

- Phối hợp triển khai thực hiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê công nghiệp và thương mại và Chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng cho Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

VII. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

TT

NỘI DUNG

THỜI GIAN HOÀN THÀNH

1

Báo cáo hiện trạng công tác thống kê của Bộ Công Thương

2011

2

Xây dựng Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành công nghiệp và thương mại

2011

3

Xây dựng Hệ thống khái niệm, nội dung, phạm vi, phương pháp tính, nguồn số liệu các chỉ tiêu thống kê ngành công nghiệp và thương mại

2012

4

Chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng cho các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ; Chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng cho Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2012

5

Biên bản ghi nhớ về cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin giữa Bộ Công Thương với Tổng cục Thống kê

2012

6

Tổ chức công bố và triển khai thực hiện: Hệ thống chỉ tiêu thống kê công nghiệp và thương mại; Chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng cho các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ; Chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng cho Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

2012

7

Kết quả điều tra chỉ tiêu thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương; Kết quả các cuộc điều tra theo ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước

2012

8

Tổ chức đào tạo và đào tạo lại chuyên môn, nghiệp vụ thống kê; Tập trung đổi mới và hoàn thiện công tác thống kê

2012

9

Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thống kê

2012

10

Hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin phục vụ công tác thống kê

2015

11

Sơ kết, tổng kết thực hiện Chương trình

Tháng 12 hàng năm

Phần thứ 2.

DỰ TOÁN KINH PHÍ CHƯƠNG TRÌNH

1. Thời gian thực hiện: từ năm 2011 đến 2015

2. Nguồn vốn: từ Ngân sách Nhà nước

3. Nội dung: gồm 10 chuyên đề

TT

Chuyên đề

Kinh phí (1.000 VND)

Đơn vị chủ trì

Thời gian thực hiện

1

Xây dựng Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành công nghiệp và thương mại

3 705 148

Vụ Kế hoạch

2011-2012

2

Chương trình điều tra thống kê quốc gia “năng lực hiện có và năng lực mới tăng của sản phẩm công nghiệp”

3 110 481

Vụ Kế hoạch

2013

3

Tăng cường ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin và truyền thông vào công tác thống kê

2 409 838

Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin

2011-2015

4

Điều tra, khảo sát các loại hình kinh doanh thương mại

1 150 000

Vụ Thị trường trong nước

2012

5

Điều tra các loại hình và cấp độ chợ

540 080

Vụ Thị trường trong nước

2014

6

Điều tra doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử

1 459 000

Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin

2012

7

Điều tra các chỉ tiêu về công tác quản lý thị trường

589 200

Cục Quản lý Thị trường

2013

8

Điều tra các chỉ tiêu về tài nguyên môi trường và phát triển bền vững ngành công thương

626 600

Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường Công nghiệp

2012

9

Điều tra khảo sát thực trạng đối tượng chính sách khuyến công

1 880 000

Cục Công nghiệp địa phương

2012

10

Tổng kết toàn bộ Chương trình

78 840

Vụ Kế hoạch

2015

TỔNG CỘNG (1+ …+10)

15 549 187

 

 

(Chi tiết dự toán kinh phí thực hiện Chương trình xem Phụ lục 2)

 

Phụ lục 1

NỘI DUNG CHI TIẾT CHƯƠNG TRÌNH TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN ĐỔI MỚI ĐỒNG BỘ CÁC HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ

NHIỆM VỤ I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THỐNG KÊ BỘ CÔNG THƯƠNG

Công tác thống kê tại Bộ Công nghiệp và Bộ Thương mại trước đây cũng như Bộ Công Thương hiện nay đã được thực hiện một cách nghiêm túc theo đúng những quy định của Luật Thống kê và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan. Các báo cáo thống kê đã cung cấp thông tin thống kê trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời, phục vụ cho công tác điều hành, quản lý của Bộ và của cơ quan nhà nước và đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê của các tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu mới của lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý đất nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì công tác thống kê của Bộ còn nhiều bất cập, chưa có hệ thống chỉ tiêu của ngành công nghiệp và thương mại, nhiều chỉ tiêu thống kê chưa đáp ứng được tính so sánh quốc tế trong bối cảnh đất nước đã hội nhập kinh tế quốc tế.

I. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ NGÀNH CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI

1. Các chỉ tiêu thống kê ngành công nghiệp và thương mại trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia

Hiện nay, một số chỉ tiêu thống kê ngành công nghiệp và thương mại đã được chú ý phản ánh đầy đủ. Tuy nhiên, thông tin thống kê chỉ có được từ báo cáo tổng hợp của Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ về các chỉ tiêu thống kê mang tính chuyên ngành.

Đối với việc thu thập và tổng hợp các chỉ tiêu thống kê từ các Sở Công Thương, định kỳ, Cục Công nghiệp địa phương là đơn vị đầu mối tổng hợp, đồng thời, phối hợp với Vụ Kế hoạch phân tích đáp ứng yêu cầu cụ thể của Chính phủ, của Lãnh đạo Bộ, của các Bộ, ngành khác và của địa phương.

2. Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành công nghiệp và thương mại

Hiện nay, Bộ Công Thương chưa xây dựng Hệ thống chỉ tiêu thống kê hoàn chỉnh mà chỉ sử dụng trên cơ sở Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia nhưng cụ thể hơn tại một số ngành công nghiệp chủ yếu và ngành thương mại.

3. Đánh giá hiện trạng

Trước đây, Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia theo Quyết định 305/2005/QĐ-TTg sử dụng trong một thời gian dài đã không còn phù hợp và bộc lộ những hạn chế, bất cập nhất định. Phần lớn là các chỉ tiêu hiện vật, ít chỉ tiêu chất lượng, hiệu quả, thiếu các chỉ tiêu về môi trường, xã hội. Yêu cầu mới của lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý đất nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều khái niệm mới, nội dung mới như: tăng trưởng kinh tế bền vững, chất lượng tăng trưởng, hiệu quả kinh tế, sức cạnh tranh, …; các chỉ tiêu về cơ cấu kinh tế, xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư và sự điều chỉnh cơ cấu đầu tư, …; các vấn đề về điều chỉnh các quan hệ sản xuất theo chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần; thực hiện các chương trình mục tiêu; … đặc biệt còn thiếu các chỉ tiêu về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và từng ngành nói riêng. Nhiều chỉ tiêu thống kê chưa đáp ứng được tính so sánh quốc tế trong bối cảnh đất nước đã hội nhập kinh tế quốc tế.

II. HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC THỐNG KÊ BỘ CÔNG THƯƠNG

1. Công tác tổ chức bộ máy và nhân lực thống kê

- Tổ chức bộ máy thống kê Bộ Công Thương:

+ Tổ chức Phòng thống kê Bộ

+ Tổ chức thống kê ở các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ

+ Tổ chức thống kê ở Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

2. Công tác chuyên môn nghiệp vụ thống kê

- Chấp hành Chế độ báo cáo thống kê

Công tác thống kê hiện nay ở Bộ Công Thương đã tập trung về một đầu mối do Phòng Thống kê Bộ đảm nhận. Tuy nhiên, theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 khóa IX về đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước thì việc thu thập, xử lý, tổng hợp thông tin đối với các loại hình doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, nhất là số liệu về tài chính.

- Thu thập, tổng hợp và phân tích thông tin thống kê

Trên cơ sở báo cáo của các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty và của Sở Công Thương các tỉnh, thành phố gửi về, Phòng Thống kê Vụ Kế hoạch xử lý, tổng hợp và phân tích thông tin theo yêu cầu cụ thể, phục vụ báo cáo Chính phủ và phục vụ cho công tác quản lý, điều hành của Lãnh đạo Bộ và của các Bộ, ngành khác.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thống kê

Cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin ở các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty, các Sở Công Thương và Bộ Công Thương tuy đã được tăng cường nhưng việc kết nối đường truyền dữ liệu thống kê chưa có, truy cập mạng giữa Bộ với các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty, các Sở Công Thương chưa được thường xuyên.

- Hệ thống sản phẩm thông tin thống kê:

Sản phẩm thông tin thống kê của Bộ đã được sử dụng rất hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước và điều hành của Lãnh đạo Bộ, đồng thời, được công khai phổ biến, đáp ứng mọi nhu cầu khai thác thông tin của các đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước trên website của Bộ Công Thương, bao gồm:

+ Niêm giám Thống kê ngành Công nghiệp giai đoạn 1996 – 2000.

+ Niêm giám Thống kê ngành Công nghiệp giai đoạn 2001 – 2005.

+ Báo cáo tình hình hoạt động ngành Công nghiệp và Thương mại hàng tháng, quý, năm.

+ Báo cáo phục vụ yêu cầu của các kỳ họp Quốc hội, Trung ương Đảng, Chính phủ và yêu cầu quản lý, điều hành của Lãnh đạo Bộ, các Bộ, ngành khác.

3. Đánh giá chung

- Những mặt đã làm được

Công tác thống kê tại các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ và tại các Sở Công Thương:

+ Việc thu thập, tổng hợp, xử lý thông tin

+ Chất lượng thông tin

+ Chế độ báo cáo

+ Thời hạn báo cáo

+ Công tác dự báo

- Một số hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

+ Tình hình chấp hành Luật Thống kê và các văn bản quy phạm pháp luật ở một số đơn vị chưa thực sự nghiêm túc.

+ Tình hình thu thập, tổng hợp các chỉ tiêu thống kê quốc gia chưa được thực hiện đầy đủ.

+ Vai trò công tác thống kê chưa được coi trọng đúng mức.

+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thống kê còn hạn chế.

III. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THỐNG KÊ

Đứng trước thực trạng trên, yêu cầu đặt ra đối với công tác thống kê của Bộ Công Thương trong giai đoạn từ nay đến năm 2015 ngoài việc thực hiện triển khai Đề án đổi mới đồng bộ Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, cần phải xây dựng Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành công nghiệp và thương mại, đồng thời, nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện Chế độ báo cáo thống kê, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, … để nâng cao chất lượng công tác thống kê.

1. Phương hướng hoàn thiện

- Triển khai Đề án đổi mới đồng bộ Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia

- Xây dựng Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành công nghiệp và thương mại

- Hoàn thiện Chế độ báo cáo thống kê Bộ Công Thương

- Hoàn thiện tổ chức bộ máy thống kê

2. Các giải pháp thực hiện

- Tổ chức đánh giá thực trạng công tác thống kê.

- Xây dựng, hoàn thiện và tổ chức triển khai thực hiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành công nghiệp và thương mại đồng bộ với Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia.

- Xây dựng, hoàn thiện và tổ chức triển khai thực hiện Chế độ báo cáo thống kê định kỳ.

- Tập trung đổi mới và hoàn thiện công tác chuyên môn nghiệp vụ thống kê công nghiệp và thương mại.

- Củng cố và tăng cường bộ máy tổ chức thống kê.

- Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thống kê.

- Xây dựng cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin giữa thống kê Bộ Công Thương và Tổng cục Thống kê – Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thống kê công nghiệp và thương mại với các nước trong khu vực và trên thế giới.

3. Kiến nghị

- Đối với Chính phủ

- Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư

NHIỆM VỤ II. XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ NGÀNH CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI

I. SỰ CẦN THIẾT

1. Sự cần thiết

Xây dựng Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành công nghiệp và thương mại là một đòi hỏi bức thiết nhằm đáp ứng yêu cầu của Lãnh đạo Bộ, của các cơ quan quản lý Nhà nước và của người sử dụng thông tin. Các chỉ tiêu thống kê phải được xây dựng phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội và đường lối, chính sách đổi mới, hội nhập của Đảng và Nhà nước, đáp ứng được yêu cầu thông tin để xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch 5 năm, hàng năm của ngành công nghiệp và thương mại, đồng thời, đảm bảo tính so sánh với hệ thống chỉ tiêu thống kê của các nước trong khu vực và thế giới.

2. Mục tiêu

Xây dựng Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành công nghiệp và thương mại nhằm khắc phục những tồn tại hiện nay và đáp ứng các mục tiêu sau:

- Phải đặt trong tổng thể các hoạt động thống kê nhằm phục vụ có hiệu quả sự chỉ đạo, điều hành của Đảng, Nhà nước và của Bộ Công Thương, đồng thời phải có tính khả thi, phù hợp với tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Phải được xây dựng phù hợp với Chiến lược phát triển thống kê Việt Nam thời kỳ 2011 – 2020, tầm nhìn đến năm 2025; Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020, định hướng đến năm 2025 và Chiến lược phát triển ngành công nghiệp và thương mại giai đoạn 2011 – 2020, định hướng đến năm 2025 (đang Dự thảo).

- Phải được xây dựng đồng bộ với Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, đồng thời đáp ứng được yêu cầu của các cơ quan quản lý Nhà nước, nhu cầu thông tin thống kê của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

3. Căn cứ pháp lý

- Luật Thống kê ngày 17 tháng 6 năm 2003;

- Nghị định số 40/2004/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê;

- Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

- Nghị định số 03/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 1 năm 2010 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức Thống kê Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- Quyết định số 312/QĐ-TTg ngày 02 tháng 03 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê;

- Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia;

4. Nguyên tắc xây dựng

- Phản ánh chính xác tình hình phát triển ngành công nghiệp và thương mại trong xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đảm bảo tính khả thi trong quá trình thu thập, tổng hợp, xử lý và phân tích các chỉ tiêu thống kê.

- Đồng bộ và cụ thể hóa Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Đáp ứng kịp thời, đầy đủ những thông tin thống kê cần thiết phục vụ cho công tác điều hành, quản lý của Bộ và các cơ quan quản lý Nhà nước, đồng thời, đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

II. NỘI DUNG

1. Những quy định chung

- Là công cụ để đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển dài hạn, ngắn hạn, đáp ứng yêu cầu quản lý của Bộ Công Thương.

- Là căn cứ để xây dựng Chế độ Báo cáo Thống kê của Bộ Công Thương.

- Việc phân tổ của chỉ tiêu thống kê ngành công nghiệp và thương mại phải bảo đảm phù hợp với những quy định trong các bảng phân loại thống kê do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

- Kỳ công bố: tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng, năm, …

- Việc công bố thông tin thống kê thực hiện theo quy định của Luật Thống kê, Nghị định số 40/2004/NĐ-CP của Chính phủ và Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương.

2. Nội dung Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành công nghiệp và thương mại

Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành công nghiệp và thương mại được sắp xếp:

- Theo trình tự và mã số gốc của Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia.

- Theo ngành công nghiệp: công nghiệp, công nghiệp địa phương, an toàn và môi trường công nghiệp.

- Theo ngành thương mại: thương mại và dịch vụ trong nước, xuất nhập khẩu, giá và biến động giá, chỉ số giá thương mại, thương mại điện tử, quản lý thị trường.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Vụ Kế hoạch chủ trì, phối hợp với các Vụ/Cục thuộc Bộ, các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành công nghiệp và thương mại.

- Hoàn thiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành công nghiệp và thương mại.

- Các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm triển khai thực hiện.

NHIỆM VỤ III. XÂY DỰNG HỆ THỐNG KHÁI NIỆM, NỘI DUNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP TÍNH, NGUỒN SỐ LIỆU CÁC CHỈ TIÊU THỐNG KÊ NGÀNH CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI

I. SỰ CẦN THIẾT

1. Sự cần thiết

Xây dựng Hệ thống giải thích khái niệm, phạm vi, nội dung, phương pháp tính, nguồn số liệu các chỉ tiêu thống kê ngành công nghiệp và thương mại là cơ sở cho việc xây dựng chế độ báo cáo và hướng dẫn thực hiện chế độ báo cáo đó một cách thống nhất, đầy đủ, chính xác cho các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Mục tiêu

- Phải đặt trong tổng thể các hoạt động thống kê nhằm phục vụ có hiệu quả sự chỉ đạo, điều hành của Đảng, Nhà nước và của Bộ Công Thương, đồng thời phải có tính khả thi, phù hợp với tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Là căn cứ để xây dựng Chế độ Báo cáo Thống kê của Bộ Công Thương.

- Việc phân tổ của chỉ tiêu thống kê ngành công nghiệp và thương mại phải bảo đảm phù hợp với những quy định chung trong Hệ thống giải thích khái niệm, phạm vi, nội dung, phương pháp tính, nguồn số liệu các chỉ tiêu thống kê quốc gia, đồng thời, đảm bảo tính khả thi trong thu thập, tổng hợp thông tin thống kê.

3. Căn cứ pháp lý

- Luật Thống kê ngày 17 tháng 6 năm 2003;

- Nghị định số 40/2004/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê;

- Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

- Nghị định số 03/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 1 năm 2010 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức Thống kê Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- Quyết định số 312/QĐ-TTg ngày 02 tháng 03 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê;

- Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia;

- Thông tư số …/TT-BKH ngày … về việc ban hành Hệ thống giải thích khái niệm, phạm vi, nội dung, phương pháp tính, nguồn số liệu các chỉ tiêu thống kê quốc gia.

4. Nguyên tắc xây dựng

- Phải xây dựng đồng bộ, cụ thể hóa Hệ thống giải thích khái niệm, phạm vi, nội dung, phương pháp tính, nguồn số liệu các chỉ tiêu thống kê quốc gia.

- Đảm bảo tính khả thi trong quá trình thu thập, tổng hợp, xử lý và phân tích các chỉ tiêu thống kê.

II. NỘI DUNG

- Trên cơ sở Hệ thống khái niệm, nội dung, phạm vi, phương pháp tính, nguồn số liệu các chỉ tiêu thống kê quốc gia tiến hành xây dựng Hệ thống khái niệm, nội dung, phạm vi, phương pháp tính, nguồn số liệu các chỉ tiêu thống kê ngành công nghiệp và thương mại theo đúng chuẩn mực thống kê, đồng thời, phù hợp với tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế để thống nhất áp dụng, bảo đảm tính so sánh của số liệu thống kê theo thời gian và không gian.

- Hệ thống giải thích khái niệm, phạm vi, nội dung, phương pháp tính, nguồn số liệu các chỉ tiêu thống kê ngành công nghiệp và thương mại được sắp xếp trên cơ sở của sự sắp xếp Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành công nghiệp và thương mại:

+ Theo trình tự và mã số gốc của Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành công nghiệp và thương mại.

+ Theo ngành công nghiệp: công nghiệp, công nghiệp địa phương, an toàn và môi trường công nghiệp.

+ Theo ngành thương mại: thương mại và dịch vụ trong nước, xuất nhập khẩu, giá và biến động giá, chỉ số giá thương mại, thương mại điện tử, quản lý thị trường.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Vụ Kế hoạch chủ trì, phối hợp với các Vụ/Cục thuộc Bộ, các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng Hệ thống giải thích khái niệm, phạm vi, nội dung, phương pháp tính, nguồn số liệu các chỉ tiêu thống kê ngành công nghiệp và thương mại.

- Hoàn thiện Hệ thống giải thích khái niệm, phạm vi, nội dung, phương pháp tính, nguồn số liệu các chỉ tiêu thống kê ngành công nghiệp và thương mại.

- Các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm triển khai thực hiện.

NHIỆM VỤ IV. XÂY DỰNG CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ ĐỊNH KỲ CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG

I. SỰ CẦN THIẾT

1. Sự cần thiết

Trong những năm qua công tác thống kê của Bộ Công Thương đã chấp hành nghiêm túc, đầy đủ các chế độ báo cáo thống kê của Nhà nước quy định. Tuy nhiên, sau khi sáp nhập hai Bộ, Bộ Công Thương cần thiết phải xây dựng và ban hành Chế độ báo cáo Thống kê định kỳ áp dụng cho các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ và Chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng cho Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo thẩm quyền đã được quy định tại Khoản 2 Điều 18 Luật Thống kê nhằm nâng cao hiệu quả công tác thống kê, bảo đảm thông tin thống kê đầy đủ, kịp thời, có độ tin cậy cao phục vụ công tác quản lý điều hành của Bộ Công Thương.

2. Mục tiêu

Xây dựng Chế độ báo cáo Thống kê định kỳ áp dụng cho các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ và Chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng cho Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải đáp ứng các mục tiêu sau:

- Phải được xây dựng phù hợp với Chế độ báo cáo thống kê cơ sở áp dụng cho doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

- Phải đáp ứng được các yêu cầu về số liệu thống kê của các cơ quan quản lý Nhà nước, nhu cầu thông tin thống kê của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

3. Căn cứ pháp lý

- Luật Thống kê ngày 17 tháng 6 năm 2003;

- Nghị định số 40/2004/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê;

- Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

- Nghị định số 03/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 1 năm 2010 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức Thống kê Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- Quyết định số 312/QĐ-TTg ngày 02 tháng 03 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê;

- Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia;

- Quyết định số ………… của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành công nghiệp và thương mại;

- Quyết định số 77/2010/QĐ-TTg ngày 30 tháng 11 năm 2010 ban hành Chế độ báo cáo thống kê cơ sở áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp và dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

- Thông tư số ….. của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Chế độ báo cáo thống kê cơ sở áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp và dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

4. Nguyên tắc xây dựng

- Đồng bộ với Chế độ báo cáo thống kê cơ sở áp dụng cho doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài về chỉ tiêu, nội dung, kỳ báo cáo.

- Đáp ứng được yêu cầu của chế độ báo cáo thống kê tổng hợp và yêu cầu quản lý ngành, lĩnh vực.

- Không trùng lặp về đối tượng áp dụng, nội dung, kỳ báo cáo giữa các chế độ báo cáo và điều tra thống kê đối với doanh nghiệp.

- Bảo đảm tính khả thi: phù hợp với khả năng thu thập, tổng hợp của doanh nghiệp.

II. NỘI DUNG

Nội dung Chế độ báo cáo Thống kê định kỳ áp dụng cho các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ và Chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng cho Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm:

1. Kỳ báo cáo

- Báo cáo tháng

- Báo cáo quý

- Báo cáo 6 tháng

- Báo cáo ước thực hiện năm

- Báo cáo chính thức năm

2. Thời hạn nhận báo cáo

- Báo cáo tháng: ngày 12 hàng tháng

- Báo cáo quý: ngày 5 tháng cuối quý sau quý báo cáo

- Báo cáo 6 tháng: ngày 20 tháng 7

- Báo cáo ước thực hiện năm: ngày 15 tháng 12

- Báo cáo chính thức năm: ngày 31 tháng 3 năm sau

3. Đơn vị báo cáo

- Các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ

- Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

4. Đơn vị nhận báo cáo

- Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ

- Bộ Công Thương

5. Biểu mẫu báo cáo

6. Giải thích biểu mẫu báo cáo

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm báo cáo đầy đủ, kịp thời những thông tin theo biểu mẫu đã ban hành.

- Các Vụ, Cục có liên quan có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi việc thực hiện Chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng cho các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ và Chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng cho Sở Công Thương các tỉnh, thành phố thành phố trực thuộc Trung ương.

NHIỆM VỤ V. XÂY DỰNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU TRA THỐNG KÊ

I. SỰ CẦN THIẾT

1. Sự cần thiết

Để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và yêu cầu quản lý, điều hành kịp thời của Chính phủ, các cơ quan quản lý cần phải có hệ thống số liệu thống kê đầy đủ, toàn diện, phản ánh số lượng và chất lượng của các ngành. Thực hiện Quyết định số 111/2008/QĐ-TTg ngày 15 tháng 08 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chế độ báo cáo thống kê đối với các Bộ, ngành và Quyết định số 43/3010/QĐ-TTg ngày 02 tháng 06 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, Bộ Công Thương xây dựng chương trình điều tra chỉ tiêu thống kê thuộc trách nhiệm của Bộ và các chương trình điều tra thống kê theo ngành, lĩnh vực để thu thập số liệu ban đầu (gốc) làm cơ sở cho các kỳ so sánh số liệu sau này.

2. Nguyên tắc

- Thu thập được số liệu thống kê chính xác về chỉ tiêu thống kê yêu cầu.

- Làm cơ sở ban đầu cho việc xây dựng chế độ báo cáo thống kê định kỳ cho chỉ tiêu thống kê định kỳ.

3. Căn cứ pháp lý

- Luật Thống kê ngày 17 tháng 6 năm 2003;

- Nghị định số 40/2004/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê;

- Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

- Quyết định số 312/QĐ-TTg ngày 02 tháng 03 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê;

- Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia;

- Quyết định số          /QĐ-BTC ngày    tháng    năm      của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê công nghiệp và thương mại.

II. NỘI DUNG

1. Chương trình điều tra thống kê quốc gia thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương

- Điều tra năng lực hiện có và năng lực tăng mới của sản phẩm công nghiệp.

- Điều tra doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử.

2. Chương trình điều tra thống kê theo ngành, lĩnh vực

- Điều tra, khảo sát các loại hình kinh doanh thương mại.

- Điều tra các loại hình và cấp độ chợ.

- Điều tra các chỉ tiêu về công tác quản lý thị trường.

- Điều tra các chỉ tiêu về tài nguyên môi trường và phát triển bền vững ngành công thương.

- Điều tra khảo sát thực trạng đối tượng chính sách khuyến công.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Vụ Kế hoạch chủ trì, phối hợp với các Vụ/Cục thuộc Bộ, các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện điều tra năng lực hiện có và năng lực tăng mới của sản phẩm công nghiệp.

- Các Vụ/Cục thuộc Bộ phối hợp với Vụ Kế hoạch và các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện điều tra theo phân công chủ trì các cuộc điều tra.

NHIỆM VỤ VI. ĐỔI MỚI VÀ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THỐNG KÊ

I. SỰ CẦN THIẾT

1. Sự cần thiết

Trong những năm qua công tác thống kê của Bộ Công Thương đã chấp hành nghiêm túc, đầy đủ các chế độ báo cáo thống kê của Nhà nước quy định. Tuy nhiên, Tình hình chấp hành Luật Thống kê và các văn bản quy phạm pháp luật ở một số đơn vị chưa thực sự nghiêm túc; việc thu thập, tổng hợp các chỉ tiêu thống kê quốc gia chưa được thực hiện đầy đủ; vai trò công tác thống kê tại một số đơn vị thuộc Bộ chưa được coi trọng đúng mức; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thống kê còn hạn chế; … Vì vậy, sau khi hợp nhất hai Bộ, trong thời kỳ đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, những yêu cầu mới về lãnh đạo và quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa xuất hiện ngày càng nhiều cả về số lượng và độ phức tạp thì yêu cầu cấp thiết là phải đổi mới và hoàn thiện công tác thống kê.

2. Căn cứ pháp lý

- Luật Thống kê ngày 17 tháng 6 năm 2003;

- Nghị định số 40/2004/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê;

- Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

- Nghị định số 03/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 1 năm 2010 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức Thống kê Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- Quyết định số 312/QĐ-TTg ngày 02 tháng 03 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê;

- Quyết định số 45/2009/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với cán bộ, công chức làm công tác thống kê.

II. NỘI DUNG

1. Đánh giá thực trạng công tác thống kê Bộ Công Thương

- Tổ chức bộ máy thống kê Bộ; thống kê ở các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ; thống kê ở Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Việc thu thập, tổng hợp các chỉ tiêu thống kê tại Bộ; tại Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ; tại Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Phương hướng hoàn thiện công tác thống kê Bộ Công Thương

- Củng cố và tăng cường bộ máy tổ chức thống kê Bộ Công Thương.

- Tổ chức đào tạo và đào tạo lại chuyên môn, nghiệp vụ thống kê.

- Tập trung đổi mới và hoàn thiện công tác chuyên môn nghiệp vụ thống kê công nghiệp và thương mại.

- Xây dựng cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin giữa thống kê Bộ Công Thương và Tổng cục Thống kê – Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Tăng cường ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin vào công tác thống kê.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu báo cáo thống kê tổng hợp của Bộ Công Thương; xây dựng Niên giám thống kê ngành công nghiệp và thương mại giai đoạn 2005 – 2010 và xây dựng cơ sở dữ liệu Niên giám thống kê ngành công nghiệp và thương mại các giai đoạn.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Vụ Kế hoạch chủ trì, phối hợp với các Vụ/Cục thuộc Bộ, các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch củng cố và tăng cường bộ máy tổ chức thống kê Bộ Công Thương.

- Vụ Kế hoạch chủ trì, phối hợp với các đơn vị chuyên môn của Tổng cục Thống kê và các Vụ/Cục thuộc Bộ, các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch đào tạo và đào tạo lại chuyên môn, nghiệp vụ thống kê; đổi mới và hoàn thiện công tác chuyên môn nghiệp vụ thống kê công nghiệp và thương mại.

- Vụ Kế hoạch chủ trì, phối hợp với Tổng cục Thống kê xây dựng cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin giữa thống kê Bộ Công Thương và Tổng cục Thống kê – Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Vụ Kế hoạch chủ trì, phối hợp với Cục Thương mại điện tử xây dựng kế hoạch tăng cường ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin vào công tác thống kê và xây dựng cơ sở dữ liệu báo cáo thống kê tổng hợp của Bộ Công Thương; xây dựng Niên giám thống kê ngành công nghiệp và thương mại giai đoạn 2005 – 2010 và xây dựng cơ sở dữ liệu Niên giám thống kê ngành công nghiệp và thương mại các giai đoạn.

NHIỆM VỤ VII. TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG, PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO CÔNG TÁC THỐNG KÊ

I. SỰ CẦN THIẾT

1. Sự cần thiết

Với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, việc đưa công nghệ thông tin vào công tác thống kê là điều tất yếu. Công nghệ thông tin sẽ làm giảm thiểu khối lượng tính toán phức tạp, thủ công trong công tác thống kê. Qua đó số liệu thống kê sẽ được khai thác mọi lúc, mọi nơi và có thể đến mọi người dân quan tâm. Ứng dụng công nghệ thông tin sẽ góp phần chuẩn hóa nguồn số liệu, chuẩn hóa quy trình báo cáo giữa các cấp, đồng thời, sẽ giảm khối lượng công việc cho người làm công tác thống kê, giảm thời gian và chi phí của đơn vị. Ngoài ra, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thống kê và công cụ hữu hiệu nhất hỗ trợ cho các quyết định của các nhà quản lý.

Bộ Công Thương quản lý ngành, lĩnh vực quan trọng, phạm vi quản lý rộng và rất phức tạp nên việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thống kê là hết sức cần thiết.

2. Yêu cầu

- Tăng cường ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin vào công tác thống kê từ Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ và Sở Công Thương tới Bộ Công Thương.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu báo cáo thống kê tổng hợp của Bộ Công Thương và cơ sở dữ liệu Niên giám thống kê ngành công nghiệp và thương mại các giai đoạn.

3. Mục tiêu

- Giai đoạn 2011 – 2012

+ Đầu tư trang thiết bị cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ công tác thống kê ngành công thương.

+ Xây dựng phần mềm Chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng cho các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ và các Sở Công Thương.

+ Đào tạo, tập huấn cho các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ và các Sở Công Thương sử dụng và khai thác phần mềm Chế độ báo cáo.

- Giai đoạn từ 2013 – 2015

+ Xây dựng các cơ sở dữ liệu về báo cáo thống kê và Niên giám thống kê ngành Công Thương.

+ Từng bước cập nhật các số liệu báo cáo vào cơ sở dữ liệu thống kê đã xây dựng.

+ Tích hợp hệ thống thông tin thống kê vào Cổng Thông tin điện tử Bộ Công Thương.

4. Căn cứ pháp lý

- Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;

- Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

- Căn cứ Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về quản lý, đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;

- Căn cứ Thông tư số 01/2011/TT-BTTTT ngày 04 tháng 01 năm 2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc công bố Danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước;

- Căn cứ Quyết định số 3916/QĐ-BCT ngày 23 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ Công Thương giai đoạn 2011 – 2015.

II. NỘI DUNG

- Xây dựng phần mềm Chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng cho các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ.

- Xây dựng phần mềm Chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng cho Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu báo cáo thống kê ngành công thương.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu Niên giám thống kê ngành công nghiệp và thương mại.

- Tăng cường cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ công tác trao đổi, báo cáo và vận hành các cơ sở dữ liệu, bao gồm: Hệ thống máy chủ, hạ tầng mạng, đường truyền kết nối giữa Bộ với các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ và các Sở Công Thương; thiết bị bảo mật.

- Tập huấn, hướng dẫn các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty, Sở Công Thương sử dụng phần mềm Chế độ báo cáo.

- Báo cáo tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Đề án.

III. KINH PHÍ

- Dự trù kinh phí triển khai: 2.406 triệu đồng.

- Kinh phí cụ thể được bố trí trong dự toán giao hàng năm.

- Nguồn kinh phí: Ngân sách nhà nước.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin

- Phối hợp với Vụ Kế hoạch khảo sát, đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thống kê tại các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ và các Sở Công Thương các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương.

- Phối hợp với Vụ Kế hoạch xây dựng phần mềm Chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng cho các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Phối hợp với Vụ Kế hoạch xây dựng các cơ sở dữ liệu về báo cáo thống kê và cơ sở dữ liệu Niên giám thống kê ngành công nghiệp và thương mại.

- Tăng cường đầu tư trang thiết bị công nghệ thông tin như: máy chủ, thiết bị mạng, thiết bị bảo mật, đường truyền kết nối tới các đơn vị đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật.

- Tổ chức các buổi đào tạo, tập huấn, hướng dẫn các đơn vị sử dụng, khai thác phần mềm Chế độ báo cáo định kỳ.

- Duy trì, cập nhật thông tin, số liệu thống kê vào cơ sở dữ liệu Niên giám thống kê.

- Phối hợp với Vụ Kế hoạch xây dựng báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Đề án.

2. Vụ Kế hoạch

- Phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin xây dựng dự toán kinh phí hàng năm cho Đề án.

- Phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin tổ chức đào tạo, tập huấn cho các đơn vị khai thác sử dụng phần mềm.

- Tổ chức các cơ sở dữ liệu thống kê ban đầu, cơ sở dữ liệu thống kê tổng hợp, kho dữ liệu, xây dựng hệ thống sản phẩm thông tin thống kê công nghiệp và thương mại.

- Cung cấp các số liệu báo cáo thống kê và Niên giám thống kê ngành công nghiệp và thương mại để cập nhật vào cơ sở dữ liệu.

3. Các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ và các Sở Công Thương

- Tăng cường trang thiết bị công nghệ thông tin đảm bảo đủ điều kiện về phương tiện làm việc.

- Phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin xây dựng cơ chế trao đổi báo cáo thống kê từ đơn vị đến Bộ Công Thương ứng dụng công nghệ thông tin.

NHIỆM VỤ VIII. TỔ CHỨC CÔNG BỐ VÀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN: HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ NGÀNH CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI – CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ ĐỊNH KỲ ÁP DỤNG CHO CÁC TẬP ĐOÀN, TỔNG CÔNG TY, CÔNG TY THUỘC BỘ - CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ ĐỊNH KỲ ÁP DỤNG CHO SỞ CÔNG THƯƠNG CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

I. SỰ CẦN THIẾT

1. Sự cần thiết

Để đảm bảo hệ thống thông tin thống kê thông suốt, liên tục và hiệu quả từ Bộ đến các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ và các Sở Công Thương các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương thì công tác công bố, phổ biến, đào tạo Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành công nghiệp và thương mại, Chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng cho các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ và Chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng các Sở Công Thương cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ thống kê là vô cùng quan trọng. Việc nắm bắt và áp dụng nghiêm chỉnh Chế độ báo cáo thống kê của cán bộ thống kê cơ sở sẽ đảm bảo cho việc thu thập thông tin thống kê một cách chính xác và có hệ thống.

2. Mục đích

Công bố và triển khai thực hiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê công nghiệp và thương mại, Chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng cho các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ và Chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng cho Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Căn cứ pháp lý

- Luật Thống kê ngày 17 tháng 6 năm 2003;

- Nghị định số 40/2004/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê;

- Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

- Quyết định số 312/QĐ-TTg ngày 02 tháng 03 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê;

- Quyết định số …/QĐ-BCT ngày   tháng   năm    của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê công nghiệp và thương mại.

- Quyết định số …/QĐ-BCT ngày   tháng    năm     của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng cho các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ và Chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng cho Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

II. NỘI DUNG

- Báo cáo tổng kết công tác thống kê trong thời gian qua và định hướng trong thời gian tới.

- Công bố thực trạng công tác thống kê Bộ Công Thương.

- Công bố, tập huấn, triển khai thực hiện:

+ Hệ thống chỉ tiêu thống kê công nghiệp và thương mại;

+ Chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng cho các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ;

+ Chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng cho Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Vụ Kế hoạch chủ trì, phối hợp với các Vụ/Cục thuộc Bộ, các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai nhiệm vụ này sau khi Bộ Công Thương ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành công nghiệp và thương mại, Hệ thống giải thích khái niệm, nội dung, phương pháp tính, nguồn số liệu các chỉ tiêu thống kê ngành công nghiệp và thương mại, Chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng cho các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ và Chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng cho Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Địa điểm: dự kiến tổ chức tại Miền Bắc và Miền Nam

- Thời gian: dự kiến 3 ngày

NHIỆM VỤ IX. TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC THỐNG KÊ

I. SỰ CẦN THIẾT

1. Sự cần thiết

Kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, đặc biệt từ năm 2007, Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới. Hơn nữa, trong xu thế thương mại hóa và toàn cầu hóa đòi hỏi phải có sự so sánh quốc tế về số liệu thống kê. Vì vậy, việc trao đổi thông tin thống kê về ngành công nghiệp và thương mại, việc nâng cao trình độ chuyên môn thông qua đào tạo, khảo sát, trao đổi kinh nghiệm với thống kê quốc tế là vô cùng quan trọng và cấp thiết.

2. Căn cứ pháp lý

- Luật Thống kê ngày 17 tháng 6 năm 2003;

- Nghị định số 40/2004/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê;

- Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

- Nghị định số 03/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 1 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức Thống kê Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- Quyết định số 312/QĐ-TTg ngày 02 tháng 03 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê;

II. NỘI DUNG

1. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thống kê công nghiệp và thương mại

- Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thống kê công nghiệp và thương mại với các nước trong khu vực và trên thế giới nhằm tiếp cận nhanh chóng công nghệ tiên tiến và chuẩn mực thống kê công nghiệp và thương mại quốc tế

- Trao đổi, học hỏi kinh nghiệm cách thức thu thập, tổng hợp thông tin thống kê.

2. Tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức thống kê quốc tế; Đẩy mạnh việc trao đổi, khai thác thông tin thống kê quốc tế

- Tranh thủ sự giúp đỡ về kỹ thuật và tài chính của các tổ chức thống kê quốc tế cho Thống kê Bộ Công Thương.

- Đẩy mạnh việc trao đổi, khai thác thông tin thống kê quốc tế phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu và điều hành trong nước, đồng thời, đảm bảo cung cấp thông tin thống kê công nghiệp và thương mại của Việt Nam cho thống kê quốc tế.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Vụ Kế hoạch chủ trì, phối hợp với các Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Chính sách Thương mại đa biên xây dựng kế hoạch hợp tác quốc tế về trao đổi số liệu thống kê về công nghiệp và thương mại và học tập kinh nghiệm về chuyên môn và công tác thống kê.

- Vụ Kế hoạch chủ trì, phối hợp với các Vụ/Cục và các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện kế hoạch hợp tác quốc tế được xây dựng.


Phụ lục 2

TỔNG DỰ TOÁN KINH PHÍ CHƯƠNG TRÌNH PHÂN KỲ THEO NĂM THỰC HIỆN TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN ĐỔI MỚI ĐỒNG BỘ CÁC HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ BỘ CÔNG THƯƠNG

TT

Tên công việc

Tên đơn vị chủ trì

Thời gian thực hiện

Số tiền (1.000đ)

Phân kỳ kinh phí thực hiện các năm (1.000đ)

Ghi chú

2011

2012

2013

2014

2015

1

Xây dựng Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành công nghiệp và thương mại

Vụ Kế hoạch

2011-2012

3 705 148

2 081 300

1 623 848

 

 

 

Phụ lục 1A, 1B

2

Chương trình điều tra thống kê quốc gia “năng lực mới tăng của sản phẩm công nghiệp”

Vụ Kế hoạch

2013

3 110 481

 

 

3 110 481

 

 

Phụ lục 2

3

Tăng cường ứng dụng,  phát triển công nghệ thông tin và truyền thông vào công tác thống kê

Cục Thương mại điện tử và CNTT

2011-2015

2 409 838

656 300

1 448 372

101 722

101 722

101 722

Phụ lục 3

4

Điều tra, khảo sát các loại hình kinh doanh thương mại

Vụ Thị trường trong nước

2012

1 150 000

 

1 150 000

 

 

 

Phụ lục 4

5

Điều tra các loại hình và cấp độ chợ

Vụ Thị trường trong nước

2014

540 080

 

 

 

540 080

 

Phụ lục 5

6

Điều tra doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử

Cục Thương mại điện tử và CNTT

2013

1 459 000

 

 

1 459 000

 

 

Phụ lục 6

7

Điều tra các chỉ tiêu về công tác quản lý thị trường

Cục Quản lý thị trường

2013

589 200

 

 

589 200

 

 

Phụ lục 7

8

Điều tra các chỉ tiêu về tài nguyên môi trường và phát triển bền vững ngành công thương

Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường CN

2012

626 600

 

626 600

 

 

 

Phụ lục 8

9

Điều tra khảo sát thực trạng đối tượng chính sách khuyến công

Cục Công nghiệp địa phương

2012

1 880 000

 

1 880 000

 

 

 

Phụ lục 9

10

Tổng kết toàn bộ Đề án

Vụ Kế hoạch

2015

78 840

 

 

 

 

78 840

Phụ lục 10

Tổng cộng kinh phí toàn đề án (1+…+10)

 

 

15 549 187

2 737 600

6 728 820

5 260 403

641 802

180 562

 

Bằng chữ: Mười lăm tỷ năm trăm bốn mươi chín triệu một trăm tám mươi bảy nghìn đồng chẵn./.


Phụ lục 1A

DỰ TOÁN CHUYÊN ĐỀ 1

XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ NGÀNH CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI
ĐƠN VỊ THỰC HIỆN: VỤ KẾ HOẠCH - BỘ CÔNG THƯƠNG
THỜI GIAN THỰC HIỆN: NĂM 2011

(Ban hành kèm theo Quyết định số:      /QĐ-BCT ngày   tháng   năm 2011 của Bộ Công thương)

TT

NỘI DUNG CHI

ĐƠN VỊ

ĐƠN GIÁ (1000VNĐ)

KHỐI LƯỢNG

THÀNH TIỀN (1000 VNĐ)

A

XÂY DỰNG, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG

 

 

 

9 250

I

Xây dựng Đề cương Chương trình

 

 

 

2 400

1

Xây dựng Đề cương

Đề cương chi tiết

900

1

900

2

Tổng hợp hoàn chỉnh đề cương tổng quát

Đề cương tổng quát

1 500

1

1 500

II

Xét duyệt đề cương Chương trình

 

 

 

4 150

1

Chủ tịch hội đồng

Người

200

1

 200

2

Thành viên hội đồng, thư ký

Người

150

5

750

3

Đại biểu

Người

70

20

1 400

4

Bài nhận xét, phản biện

Người

400

2

800

5

Bài nhận xét của thành viên hội đồng

Bài

250

4

1 000

III

Xây dựng Chương trình hành động của ngành công thương triển khai Đề án đổi mới đồng bộ Hệ thống chỉ tiêu thống kê

Quyết định

 

 

2 700

 

Soạn thảo đề cương

Đề cương

700

1

700

 

Soạn thảo Quyết định

Quyết định

2 000

1

2 000

B

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

 

 

 

2 072 050

I

Điều tra thực trạng công tác thống kê

 

 

 

126 500

1

Khảo sát và thu thập thông tin

Công

100

120

12 000

 

Thu thập thông tin về hiện trạng công tác thống kê tại Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ

Công

100

60

6 000

 

Thu thập thông tin về hiện trạng công tác thống kê tại các Sở Công thương

Công

100

60

6 000

2

Chi phí đi lại, ăn ở đến nơi khảo sát

 

 

 

90 500

 

Phụ cấp công tác phí (5 người * 15 ngày)

Công

150

75

11 250

 

Lưu trú

Ngày/đêm

350

75

26 250

 

Thuê xe đi điều tra thực địa (đơn giá bình quân)

Chuyến

1 500

15

22 500

 

Vé máy bay

Chuyến

4 100

5

20 500

 

Văn phòng phẩm, khác

 

 

 

10 000

3

Tổng hợp, phân tích đánh giá hiện trạng công tác thống kê Bộ Công thương

 

 

 

24 000

 

Tổng hợp, phân tích đánh giá hiện trạng công tác thống kê ở các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ

Chuyên đề

12 000

1

12 000

 

Tổng hợp, phân tích đánh giá hiện trạng công tác thống kê khác ở các Sở Công thương

Chuyên đề

12 000

1

12 000

II

Xây dựng Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành công nghiệp và thương mại

 

 

 

86 000

1

Xây dựng Chuyên đề

Chuyên đề

12 000

1

12 000

2

Xây dựng chuyên đề chỉ tiêu thống kê ngành công nghiệp

Chuyên đề

12 000

1

12 000

3

Xây dựng chuyên đề chỉ tiêu thống kê ngành thương mại

Chuyên đề

12 000

1

12 000

4

Họp thông qua nội dung Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Công nghiệp và thương mại

Lần

10 000

3

30 000

5

Hội thảo lấy ý kiến chuyên gia

Lần

10 000

1

10 000

6

Họp thẩm định

Lần

10 000

1

10 000

III

Xây dựng Hệ thống giải thích khái niệm, nội dung, phạm vi, phương pháp tính, nguồn số liệu các chỉ tiêu thống kê công nghiệp và thương mại

 

 

 

660 000

1

Xây dựng giải thích khái niệm, nội dung, phương pháp tính, nguồn số liệu các nhóm chỉ tiêu

 

 

 

484 000

 

Nhóm chỉ tiêu công nghiệp

Chuyên đề

12 000

13

156 000

 

Nhóm chỉ tiêu công nghiệp địa phương

Chuyên đề

12 000

3

36 000

 

Nhóm chỉ tiêu an toàn công nghiệp

Chuyên đề

12 000

2

24 000

 

Nhóm chỉ tiêu môi trường công nghiệp

Chuyên đề

12 000

7

84 000

 

Nhóm chỉ tiêu biến đổi khí hậu

Chuyên đề

12 000

1

12 000

 

Nhóm chỉ tiêu thương mại

Chuyên đề

12 000

7

84 000

 

Nhóm chỉ tiêu tài chính

Chuyên đề

8 000

1

8 000

 

Nhóm chỉ tiêu đầu tư xây dựng

Chuyên đề

8 000

1

8 000

 

Nhóm chỉ tiêu giáo dục đào tạo

Chuyên đề

8 000

1

8 000

 

Nhóm chỉ tiêu lao động và thu nhập

Chuyên đề

8 000

1

8 000

 

Nhóm chỉ tiêu khoa học công nghệ

Chuyên đề

8 000

1

8 000

 

Nhóm chỉ tiêu thương mại điện tử

Chuyên đề

12 000

3

36 000

 

Nhóm chỉ tiêu quản lý thị trường

Chuyên đề

12 000

1

12 000

2

Tổng hợp hệ thống giải thích khái niệm, nội dung, phạm vi, phương pháp tính, nguồn số liệu các chỉ tiêu thống kê công nghiệp và thương mại

Chuyên đề

12 000

3

36 000

3

Họp thông qua nội dung Hệ thống

Lần

10 000

10

100 000

4

Hội thảo lấy ý kiến chuyên gia

Lần

10 000

2

20 000

5

Họp thẩm định

Lần

10 000

2

20 000

IV

Xây dựng Chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng cho các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ và Chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng đối với các Sở Công thương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

 

 

 

310 100

1

Chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng cho các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ

 

 

 

134 700

 

Soạn thảo đề cương

Đề cương

700

1

700

 

Soạn thảo thông tư

Thông tư

2 000

1

2 000

 

Giải thích chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng cho các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ

Chuyên đề

12 000

11

132 000

2

Chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các Sở Công thương các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương

 

 

 

50 700

 

Soạn thảo đề cương

Đề cương

700

1

700

 

Soạn thảo thông tư

Thông tư

2 000

1

2 000

 

Giải thích chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các Sở Công thương các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương

Chuyên đề

12 000

4

48 000

3

Chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc Bộ Công thương

 

 

 

50 700

 

Soạn thảo đề cương

Đề cương

700

1

700

 

Soạn thảo thông tư

Thông tư

2 000

1

2 000

 

Giải thích chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc Bộ Công thương

Chuyên đề

12 000

4

48 000

4

Họp thông qua chế độ báo cáo

Lần

10 000

5

50 000

5

Họp thẩm định

Lần

12 000

2

24 000

V

Hội nghị công bố Báo cáo thực trạng công tác thống kê; Hệ thống chỉ tiêu thống kê công nghiệp và thương mại; Hệ thống giải thích khái niệm, nội dung, phạm vi, phương pháp tính, nguồn số liệu các chỉ tiêu thống kê ngành công nghiệp và thương mại; Chế độ báo cáo thống kê áp dụng cho các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ và Chế độ báo cáo thống kê áp dụng cho Sở Công thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

 

 

 

602 900

1

Tổ chức tại phía Nam (dự kiến tại Thành phố Hồ Chí Minh)

 

 

 

432 800

 

Thuê Hội trường

Ngày

20 000

4

80 000

 

Tài liệu, thiết bị văn phòng phẩm

Người

100

200

20 000

 

Chi chuyên gia trực tiếp tập huấn (4 người)

Người/ngày

400

16

6 400

 

Nước

Người/ngày

30

800

24 000

 

Vé máy bay khứ hồi cho chuyên gia (Hà Nội - Tp Hồ Chí Minh)

Người

4 100

8

32 800

 

Vé máy bay khứ hồi cho cán bộ Bộ Công thương

Người

4 100

40

164 000

 

Lưu trú cho chuyên gia

Người/ngày

350

56

19 600

 

Lưu trú cho cán bộ Bộ Công thương

Người/ngày

350

160

56 000

 

Thuê phương tiện đi lại, chi khác

 

 

 

30 000

2

Tổ chức tại phía Bắc:

 

 

 

170 100

 

Thuê Hội trường

Ngày

15 000

4

60 000

 

Tài liệu, văn phòng phẩm

Người

100

150

15 000

 

Chuyên gia trực tiếp tập huấn (4 người)

Người/ngày

400

16

4 800

 

Nước

Người/ngày

30

200

6 000

 

Lưu trú cho chuyên gia

Người/ngày

350

56

6 300

 

Lưu trú cho cán bộ Bộ Công thương

Người/ngày

350

160

18 000

 

Thuê phương tiện đi từ Hà Nội (khứ hồi)

Ngày

15 000

6

60 000

VI

Xây dựng cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin giữa thống kê Bộ Công thương và Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê)

 

 

 

19 700

1

Xây dựng Đề cương cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin

 

 

 

6 700

 

Xây dựng Đề cương Đề án

Đề cương

700

1

700

 

Họp thông qua Đề cương

 

 

 

6 000

2

Họp xây dựng dự thảo cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin

 

 

 

6 500

 

Nước

Người/ngày

30

50

1 500

 

Tài liệu, thiết bị, văn phòng phẩm

 

100

50

5 000

3

Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ về cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin

 

 

 

6 500

 

Nước

Người/ngày

30

50

1 500

 

Tài liệu, văn phòng phẩm

 

100

50

5 000

VII

Chi phụ cấp kiêm nhiệm (4 người x 12 tháng/người)

 Người/tháng

650

48

31 200

VIII

Chi thuê chuyên gia có kinh nghiệm tư vấn xây dựng, triển khai và thực hiện Đề án (2 người x 12 tháng/người)

 Người/tháng

4 800

24

115 200

IX

Chi công tác phí đi kiểm tra thực hiện Đề án

 

 

 

89 250

1

Miền Bắc

 

 

 

16 750

 

Phụ cấp công tác phí (5 người * 5 ngày)

Công

150

25

3 750

 

Lưu trú

Ngày/đêm

350

20

7 000

 

Thuê xe

Ngày

2 000

3

6 000

2

Miền Trung

 

 

 

31 750

 

Phụ cấp công tác phí (5 người * 5 ngày)

Công

150

25

3 750

 

Lưu trú

Ngày/đêm

350

20

7 000

 

Vé máy bay khứ hồi (HN-ĐN)

3 000

5

15 000

 

Thuê xe

Ngày

2 000

3

6 000

3

Miền Nam

 

 

 

40 750

 

Phụ cấp công tác phí (5 người * 5 ngày)

Công

150

25

3 750

 

Lưu trú

Ngày/đêm

350

20

7 000

 

Vé máy bay khứ hồi

4 800

5

24 000

 

Thuê xe

Ngày

2 000

3

6 000

X

Chi sơ kết quá trình thực hiện Đề án năm 2010 - 2011

 

 

 

31 200

1

Thuê Hội trường

Ngày

15 000

1

15 000

2

Thuê thiết bị, dụng cụ

Ngày

2 000

1

2 000

3

Tài liệu, văn phòng phẩm

Người

100

100

10 000

4

Nước uống cho đại biểu

Người/ngày

30

100

3 000

5

Báo cáo viên

Người

600

2

1 200

 

Tổng cộng

 

 

 

2 081 300

Bằng chữ: Hai tỷ không trăm tám mươi mốt triệu hai trăm nghìn đồng.

 

Phụ lục 1B

DỰ TOÁN CHUYÊN ĐỀ 1

XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ NGÀNH CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI
ĐƠN VỊ THỰC HIỆN: VỤ KẾ HOẠCH - BỘ CÔNG THƯƠNG
THỜI GIAN THỰC HIỆN: NĂM 2012

(Ban hành kèm theo Quyết định số:      /QĐ-BCT ngày   tháng   năm 2011 của Bộ Công thương)

TT

NỘI DUNG CHI

ĐƠN VỊ

ĐƠN GIÁ (1000VNĐ)

KHỐI LƯỢNG

THÀNH TIỀN (1000 VNĐ)

I

Xây dựng Niên giám thống kê ngành công nghiệp và thương mại giai đoạn 2005 - 2010

 

 

 

348 000

1

Thu thập các số liệu thống kê thuộc ngành công nghiệp từ 2005 - 2010

Chuyên đề

12 000

8

96 000

2

Thu thập các số liệu thống kê thuộc ngành thương mại từ 2005 - 2010

Chuyên đề

12 000

6

72 000

3

Thu thập các số liệu thống kê của các TĐ, TCT, CT thuộc Bộ Công thương từ 2005 - 2010

Chuyên đề

12 000

8

96 000

4

Tổng hợp, chỉnh biên số liệu thống kê thuộc ngành công nghiệp từ 2005 - 2010

Chuyên đề

12 000

1

12 000

5

Tổng hợp, chỉnh biên số liệu thống kê thuộc ngành thương mại từ 2005 - 2010

Chuyên đề

12 000

1

12 000

6

Tổng hợp, chỉnh biên số liệu thống kê của các TĐ, TCT, CT thuộc Bộ từ 2005 - 2010

Chuyên đề

12 000

1

12 000

7

Họp thông qua nội dung Niên giám thống kê

Lần

10 000

2

20 000

8

Hội thảo lấy ý kiến chuyên gia

Lần

10 000

1

10 000

9

Họp thẩm định

Lần

10 000

1

10 000

10

Tài liệu, văn phòng phẩm

 

8 000

 

8 000

II

Khảo sát, tập huấn tại Thống kê Châu Âu và thống kê công nghiệp và thương mại

 

 

 

842 598

1

Đoàn đi: 8 người * 5 ngày (đơn vị tính: USD)

 

 

 

40 335

 

Tỷ giá tạm tính: 20,890 VND/USD

 

 

 

 

2

Vé máy bay

Người

4 000

8

32 000

3

Thuê khách sạn

Ngày

60

40

2 400

4

Tiền ăn

Người

55

40

2 200

5

Thuê phương tiện đi lại

Lần

80

16

1 280

6

Chi khác (lệ phí sân bay, visa, hộ chiếu, bảo hiểm, điện thoại, cước phí…)

 

 

 

1 315

 

(tiêu vặt = 15$/ngày/người, cước 100$/đoàn, điện thoại 200$/đoàn, bảo hiểm 30$/người)

 

 

 

1 140

II

Đào tạo, đào tạo lại cho cán bộ công chức, viên chức Bộ Công thương (100 người x 4 ngày)

Lớp

 

 

166 400

1

Thuê phòng học

Ngày

15 000

4

60 000

2

Thuê thiết bị, dụng cụ giảng dạy

Ngày

2 000

4

8 000

3

In ấn, copy tài liệu và chứng chỉ cho học viên

Người

100

100

10 000

4

Thuê giảng viên

Người

600

8

4 800

5

Phụ cấp tiền ăn cho giảng viên

Người/ngày

150

4

600

6

Thuê phương tiện đưa đón học viên đi thăm quan, khảo sát

Chuyến

10 000

3

30 000

7

Hỗ trợ tiền ăn cho học viên

Người/ngày

50

400

20 000

8

Chi nước uống phục vụ lớp học

Người/ngày

30

400

12 000

9

Tiền thuốc y tế thông thường cho học viên

 

 

 

1 000

10

Chi biên soạn giáo trình

Giáo trình

5 000

1

5 000

11

Văn phòng phẩm cho lớp học

 

 

 

5 000

12

Chi khai giảng, bế giảng

Lần

5 000

2

10 000

III

Chi phụ cấp kiêm nhiệm (4 người x 12 tháng/người)

Người/tháng

650

48

31 200

IV

Chi thuê chuyên gia có kinh nghiệm tư vấn xây dựng, triển khai và thực hiện Đề án (2 người x 12 tháng/người)

Người/tháng

4 800

24

115 200

V

Chi công tác phí đi kiểm tra thực hiện Đề án

 

 

 

89 250

1

Miền Bắc

 

 

 

16 750

 

Phụ cấp công tác phí (5 người * 5 ngày)

Công

150

25

3 750

 

Lưu trú

Ngày/đêm

350

20

7 000

 

Thuê xe

Ngày

2 000

3

6 000

2

Miền Trung

 

 

 

31 750

 

Phụ cấp công tác phí (5 người * 5 ngày)

Công

150

25

3 750

 

Lưu trú

Ngày/đêm

350

20

7 000

 

Vé máy bay khứ hồi (HN-ĐN)

 3 000

5

15 000

 

Thuê xe

Ngày

2 000

3

6 000

3

Miền Nam

 

 

 

40 750

 

Phụ cấp công tác phí (5 người * 5 ngày)

Công

150

25

3 750

 

Lưu trú

Ngày/đêm

350

20

7 000

 

Vé máy bay khứ hồi

4 800

5

24 000

 

Thuê xe

Ngày

2 000

3

6 000

V

Chi sơ kết quá trình thực hiện Đề năm năm 2012

 

 

 

31 200

 

Thuê Hội trường

Ngày

15 000

1

15 000

 

Thuê thiết bị, dụng cụ

Ngày

2 000

1

2 000

 

Tài liệu, văn phòng phẩm

Người

100

100

10 000

 

Nước uống cho đại biểu

Người/ngày

30

100

3 000

 

Báo cáo viên

Người

600

2

1 200

 

Tổng cộng

 

 

 

1 623 848

Bằng chữ: Một tỷ sáu trăm hai mươi ba triệu tám trăm bốn mươi tám nghìn đồng.

 

Phụ lục 2

DỰ TOÁN CHUYÊN ĐỀ 2

CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU TRA THỐNG KÊ QUỐC GIA “NĂNG LỰC MỚI TĂNG CỦA SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP”
ĐƠN VỊ THỰC HIỆN: VỤ KẾ HOẠCH - BỘ CÔNG THƯƠNG
THỜI GIAN THỰC HIỆN: NĂM 2013

(Ban hành kèm theo Quyết định số:      /QĐ-BCT ngày   tháng   năm 2011 của Bộ Công thương)

TT

NỘI DUNG CHI

ĐƠN VỊ

ĐƠN GIÁ (1000VNĐ)

KHỐI LƯỢNG

THÀNH TIỀN (1000 VNĐ)

I

Chi phí xây dựng phương án điều tra

 

 

 

31 500

1

Đề cương tổng quát

Đề cương

1 000

1

1 000

2

Đề cương chi tiết

Đề cương

3 000

1

 3 000

3

Chi lập mẫu phiếu điều tra

Phiếu

500

15

7 500

4

Họp thông qua đề cương

Lần

5 000

3

15 000

5

Chi tài liệu, văn phòng phẩm…

 

 

 

5 000

II

Họp thẩm định

Lần

5 000

1

5 000

III

Hội thảo, tập huấn nghiệp vụ

 

 

 

237 040

1

Hội thảo xin ý kiến chuyên gia về phương án điều tra, nội dung phiếu điều tra (2 cuộc)

 

 

 

12 000

 

Người chủ trì

Người

200

2

400

 

Thư ký hội thảo

Người

150

2

300

 

Nhận xét đánh giá của chuyên gia

Bài

400

3

1 200

 

Nhận xét đánh giá của thành viên

Bài

200

3

600

 

Đại biểu

Người

70

50

3 500

 

Tài liệu, văn phòng phẩm

Bộ

50

50

2 500

 

Nước

Người

30

50

1 500

 

Văn phòng phẩm, khác

 

 

 

2 000

2

Tập huấn nghiệp vụ điều tra (2 lớp * 2 ngày)

 

 

 

225 040

 

Tổng số người: 260/2 lớp

 

 

 

 

 

Thuê hội trường

Hội trường

10 000

4

40 000

 

Tài liệu, văn phòng phẩm

Bộ

70

260

18 200

 

Chuyên gia Tổng cục Thống kê (4 người * 2 ngày * 2 lớp)

Ngày

400

4

6 400

 

Nước

Người/ngày

30

260

3 640

 

Vé máy bay khứ hồi (Hà Nội- Tp Hồ Chí Minh) (BCT, TCTK)

Người

4 100

34

139 400

 

Công tác phí: 24 người * 2 ngày

Người

150

48

7 200

 

Thuê phòng khách sạn (34 người * 2 ngày) (BCT, TCTK)

Người

350

68

10 200

IV

Triển khai điều tra

 

 

 

2 310 291

 

Xuất bản ấn phẩm điều tra (hướng dẫn)

Cuốn

100

500

50 000

 

Tài liệu điều tra

Bộ

70

10 000

700 000

 

Chi vận chuyển tài liệu

Chuyến

1 000

63

63 000

 

Thuê xe cán bộ, điều tra viên thực địa: 63 tỉnh * 400km/tỉnh

Km

6

25 200

151 200

 

Công điều tra viên: 63 tỉnh x 100 công

Người

66

6 300

418 091

 

Chi cho đối tượng cung cấp thông tin (10.000DN)

Người

50

10 000

500 000

 

Giám sát điều tra:

 

 

 

 

 

Công tác phí, chỗ nghỉ (5 người BCT x 25 tỉnh x 3 ngày/tỉnh)

Người

500

375

187 500

 

Vé máy bay: 8 chuyến khứ hồi

Người

4 100

40

164 000

 

Thuê xe đi 17 tỉnh khác

Người

1 500

51

76 500

V

Xử lý kết quả điều tra

 

 

 

233 200

 

Phần mềm xử lý

Bộ

200 000

1

200 000

 

Nhập số liệu

Ngày công

100

100

10 000

 

Tổng hợp số liệu

Ngày công

100

100

10 000

 

Thuê chuyên gia phân tích

Báo cáo

400

3

1 200

 

Viết báo cáo kết quả điều tra

Báo cáo

12 000

1

12 000

VI

Công bố kết quả điều tra

 

 

 

69 000

 

Tổng số người: 200

 

 

 

 

 

Thuê hội trường

Hội trường

10 000

1

10 000

 

Xuất bản ấn phẩm kết quả điều tra

Cuốn

200

200

40 000

 

Nước

Người

30

200

6 000

 

Tài liệu

Người

50

200

10 000

 

Văn phòng phẩm, khác

 

 

 

3 000

VII

Chi khác cho cuộc điều tra

 

 

 

20 000

VIII

Chi thuê chuyên gia có kinh nghiệm tư vấn xây dựng, triển khai và thực hiện Đề án (2 người x 12 tháng)

Người/tháng

4 800

24

115 200

 

Chi công tác phí đi kiểm tra thực hiện Đề án

 

 

 

89 250

1

Miền Bắc

 

 

 

16 750

 

Phụ cấp công tác phí (5 người * 5 ngày)

Công

150

25

3 750

 

Lưu trú

Ngày/đêm

350

20

7 000

 

Thuê xe

Ngày

2 000

3

6 000

2

Miền Trung

 

 

 

31 750

 

Phụ cấp công tác phí (5 người * 5 ngày)

Công

150

25

3 750

 

Lưu trú

Ngày/đêm

350

20

7 000

 

Vé máy bay khứ hồi (HN-ĐN)

3 000

5

15 000

 

Thuê xe

Ngày

2 000

3

6 000

3

Miền Nam

 

 

 

40 750

 

Phụ cấp công tác phí (5 người * 5 ngày)

Công

150

25

 3 750

 

Lưu trú

Ngày/đêm

350

20

7 000

 

Vé máy bay khứ hồi

4 800

5

24 000

 

Thuê xe

Ngày

2 000

3

6 000

 

Tổng cộng

 

 

 

3 110 481

Bằng chữ: Ba tỷ một trăm mười triệu bốn trăm tám mươi mốt nghìn đồng.

 

Phụ lục 3

DỰ TOÁN CHUYÊN ĐỀ 3

TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG, PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG VÀO CÔNG TÁC THỐNG KÊ
ĐƠN VỊ THỰC HIỆN: CỤC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
THỜI GIAN THỰC HIỆN: NĂM 2011 - 2015

(Ban hành kèm theo Quyết định số:      /QĐ-BCT ngày   tháng   năm 2011 của Bộ Công thương)

TT

NỘI DUNG CHI

ĐƠN VỊ

ĐƠN GIÁ (1000VNĐ)

KHỐI LƯỢNG

THÀNH TIỀN (1000 VNĐ)

A

Xây dựng phần mềm quản lý về thống kê tại Bộ Công Thương

 

 

 

1 782 950

 

Năm 2011

 

 

 

656 300

I

Chi phí lập đề cương nghiên cứu và các công việc tổ chức thực hiện đề án

 

 

 

22 000

1

Chi phí lập đề cương

 

 

 

8 000

 

Đề cương tổng quát

Bản

2

1 000

2 000

 

Đề cương chi tiết

Bản

2

3 000

6 000

2

Họp thông qua đề cương (4 lần x 40 người)

Người

160

70

11 200

3

Chi phí văn phòng (thiết bị, văn phòng phẩm…)

Lần họp

4

700

2 800

II

Chi phí điều tra khảo sát hiện trạng ứng dụng CNTT trong công tác thống kê

 

 

 

332 000

1

Chi phí phân tích và xử lý số liệu

 

 

 

8 000

 

Chế độ báo cáo thống kê ở Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty

Công

50

100

5 000

 

Chế độ báo cáo thống kê ở Sở Công thương

Công

30

100

3 000

2

Chi phí đi lại, ăn ở đến nơi khảo sát

 

 

 

324 000

 

Phụ cấp công tác phí (10 người * 30 ngày)

Công

300

300

90 000

 

Lưu trú (10 người * 30 ngày)

Ngày/đêm

150

600

90 000

 

Thuê xe đi khảo sát (đơn giá bình quân)

Chuyến

20

1 500

30 000

 

Vé máy bay (khứ hồi)

Lượt

30

3 800

114 000

III

Chi phí chuẩn hóa các biểu mẫu điện tử báo cáo thống kê theo chuyên đề

 

 

 

22 300

1

Chuẩn hóa biểu mẫu các chỉ tiêu

Công

90

100

9 000

2

Họp thống nhất mầu Form điện tử (2 lần x 85 người)

Người

170

70

11 900

3

Chi phí văn phòng (thiết bị, văn phòng phẩm…)

Lần họp

2

700

1 400

IV

Chi phí xây dựng phần mềm chế độ báo cáo thống kê theo chuyên đề

 

 

 

560 000

1

Xây dựng phần mềm chế độ báo cáo thống kê các chỉ tiêu về ngành công nghiệp

Chuyên đề

1

80 000

80 000

2

Xây dựng phần mềm chế độ báo cáo thống kê các chỉ tiêu về tài chính

Chuyên đề

1

30 000

30 000

3

Xây dựng phần mềm chế độ báo cáo thống kê các chỉ tiêu về ngành thương mại

Chuyên đề

1

80 000

80 000

4

Xây dựng phần mềm chế độ báo cáo thống kê các chỉ tiêu về đầu tư xây dựng

Chuyên đề

1

30 000

30 000

5

Xây dựng phần mềm chế độ báo cáo thống kê các chỉ tiêu khoa học công nghệ

Chuyên đề

1

30 000

30 000

6

Xây dựng phần mềm các chỉ tiêu về đào tạo

Chuyên đề

1

30 000

30 000

 

Năm 2012

 

 

 

1 448 372

7

Xây dựng phần mềm chế độ báo cáo thống kê các chỉ tiêu về lao động và thu nhập của người lao động

Chuyên đề

1

50 000

50 000

8

Xây dựng phần mềm chế độ báo cáo thống kê các chỉ tiêu về công nghiệp địa phương

Chuyên đề

1

40 000

40 000

9

Xây dựng phần mềm chế độ báo cáo thống kê các chỉ tiêu về thương mại điện tử

Chuyên đề

1

40 000

40 000

10

Xây dựng phần mềm chế độ báo cáo thống kê các chỉ tiêu về quản lý thị trường

Chuyên đề

1

50 000

50 000

11

Xây dựng phần mềm tổng hợp số liệu thống kê các chỉ tiêu chung

Chuyên đề

1

100 000

100 000

V

Chi phí tổng hợp toàn đề án, báo cáo tóm tắt đề án

 

 

 

33 000

1

Tổng hợp phần mềm chế độ báo cáo thống kê các chỉ tiêu về ngành công nghiệp

Chuyên đề

1

3 000

3 000

2

Tổng hợp phần mềm chế độ báo cáo thống kê các chỉ tiêu về tài chính

Chuyên đề

1

3 000

3 000

3

Tổng hợp phần mềm chế độ báo cáo thống kê các chỉ tiêu về ngành thương mại

Chuyên đề

1

3 000

3 000

4

Tổng hợp phần mềm chế độ báo cáo thống kê các chỉ tiêu về đầu tư xây dựng

Chuyên đề

1

3 000

3 000

5

Tổng hợp phần mềm chế độ báo cáo thống kê các chỉ tiêu về khoa học công nghệ

Chuyên đề

1

3 000

3 000

6

Tổng hợp phần mềm các chỉ tiêu về đào tạo

Chuyên đề

1

3 000

3 000

7

Tổng hợp phần mềm chế độ báo cáo thống kê các chỉ tiêu lao động và thu nhập của người lao động

Chuyên đề

1

3 000

3 000

8

Tổng hợp phần mềm chế độ báo cáo thống kê các chỉ tiêu về công nghiệp địa phương

Chuyên đề

1

3 000

3 000

9

Tổng hợp phần mềm chế độ báo cáo thống kê các chỉ tiêu về thương mại điện tử

Chuyên đề

1

3 000

3 000

10

Tổng hợp phần mềm chế độ báo cáo thống kê các chỉ tiêu về quản lý thị trường

Chuyên đề

1

3 000

3 000

11

Tổng hợp phần mềm tổng hợp số liệu thống kê các chỉ tiêu chung

Chuyên đề

1

3 000

3 000

VI

Báo cáo tổng kết Đề án (bao gồm báo cáo chính và báo cáo tóm tắt)

 

 

 

12 000

VII

Chi phí hội thảo, thẩm định, xét duyệt và chi khác

 

 

 

52 200

1

Tư vấn đánh giá nghiệm thu cấp cơ sở

 

 

 

5 600

 

Nhận xét đánh giá của ủy viên phản biện

Người

2

800

1 600

 

Nhận xét đánh giá của ủy viên Hội đồng

Người

2

500

1 000

 

Chuyên gia phân tích, đánh giá, khảo nghiệm kết quả, sản phẩm của nhiệm vụ trước khi đánh giá nghiệm thu cơ sở

Người

2

800

1 600

 

Đại biểu tham dự

Người

20

70

1 400

2

Họp Hội đồng đánh giá nghiệm thu

 

 

 

2 000

 

Chủ tịch Hội đồng

Người

1

200

200

 

Thành viên, thư ký khoa học

Người

2

150

300

 

Thư ký hành chính

Người

1

100

100

 

Đại biểu tham dự

Người

20

70

1 400

3

Thù lao trách nhiệm điều hành chung của chủ nhiệm đề tài, dự án

Tháng

24

1 000

24 000

4

Hội nghị, hội thảo

 

 

 

5 600

 

Người chủ trì

Người

1

200

200

 

Thư ký hội thảo

Người

1

100

100

 

Báo cáo tham luận theo đặt hàng

Người

5

500

2 500

 

Đại biểu tham dự

Người

40

70

2 800

5

Chi phí khác

Năm

1

15 000

15 000

VIII

Chi cài đặt, tập huấn triển khai chương trình

 

 

 

749 450

1

Tập huấn cho các đối tượng sử dụng

 

 

 

166 450

 

Tập huấn Miền Bắc

 

 

 

68 500

 

Tập huấn Miền Nam

 

 

 

97 950

2

Trang bị máy móc, phương tiện thông tin

 

 

 

0

3

Triển khai cài đặt phần mềm cho các đơn vị

 

 

 

583 000

 

Phụ cấp công tác phí (3 người x (62 tỉnh + 18 ĐV) x 2 ngày)

Công

300

480

144 000

 

Lưu trú (3 người x (62 tỉnh + 18 ĐV) x 2 ngày)

đ/đêm

600

480

288 000

 

Thuê xe đi các đơn vị (đơn giá bình quân)

Chuyến

50

1 500

75 000

 

Vé máy bay (khứ hồi)

Lượt

20

3 800

76 000

B

XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU

 

 

 

626 888

1

Xây dựng phần mềm Quản lý cơ sở dữ liệu

 

 

 

220 000

 

Phân tích, thiết kế hệ thống cơ sở dữ liệu

 

 

 

30 000

 

Lập trình các Module quản lý cơ sở dữ liệu

 

 

 

150 000

 

Triển khai cài đặt tại Trung tâm tích hợp dữ liệu của Bộ Công thương

 

 

 

20 000

 

Đào tạo cán bộ sử dụng phần mềm

 

 

 

20 000

2

Duy trì và cập nhật dữ liệu

 

 

 

101 722

 

Cơ sở dữ liệu báo cáo thống kê (63*20)+(18*20)

Trang

1 620

28,1

45 522

 

Cơ sở dữ liệu Niên giám thống kê ngành CN và TM

Trang

2 000

28,1

56 200

 

Năm 2013

 

 

 

101 722

3

Duy trì và cập nhật dữ liệu

 

 

 

101 722

 

Cơ sở dữ liệu báo cáo thống kê (63*20)+(18*20)

Trang

1 620

28,1

45 522

 

Cơ sở dữ liệu Niên giám thống kê ngành CN và TM

Trang

2 000

28,1

56 200

 

Năm 2014

 

 

 

101 722

4

Duy trì và cập nhật dữ liệu

 

 

 

101 722

 

Cơ sở dữ liệu báo cáo thống kê (63*20)+(18*20)

Trang

1 620

28,1

45 522

 

Cơ sở dữ liệu Niên giám thống kê ngành CN và TM

Trang

2 000

28,1

56 200

 

Năm 2015

 

 

 

101 722

2

Duy trì và cập nhật dữ liệu

 

 

 

101 722

 

Cơ sở dữ liệu báo cáo thống kê

Trang

1 620

28,1

45 522

 

Cơ sở dữ liệu Niên giám thống kê ngành CN và TM

Trang

2 000

28,1

56 200

 

Tổng cộng

 

 

 

2 409 838

Bằng chữ: Hai tỷ bốn trăm lẻ chín triệu tám trăm ba mươi tám nghìn đồng.

 

Phụ lục 4

DỰ TOÁN CHUYÊN ĐỀ 4

CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU TRA KHẢO SÁT CÁC LOẠI HÌNH KINH DOANH THƯƠNG MẠI
ĐƠN VỊ THỰC HIỆN: VỤ THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC - BỘ CÔNG THƯƠNG
THỜI GIAN THỰC HIỆN: NĂM 2012

(Ban hành kèm theo Quyết định số:      /QĐ-BCT ngày   tháng   năm 2011 của Bộ Công thương)

TT

NỘI DUNG CHI

ĐƠN VỊ

ĐƠN GIÁ (1000VNĐ)

KHỐI LƯỢNG

THÀNH TIỀN (1000 VNĐ)

I

Chi phí xây dựng phương án điều tra

 

 

 

17 000

1

Đề cương tổng quát

Đề cương

1 000

1

1 000

2

Đề cương chi tiết

Đề cương

3 000

1

3 000

3

Chi lập mẫu phiếu điều tra

Phiếu

1 000

1

1 000

4

Họp thông qua đề cương

Lần

5 000

2

10 000

5

Chi tài liệu, văn phòng phẩm

 

 

 

2 000

II

Họp thẩm định

Lần

5 000

1

5 000

III

Hội thảo, tập huấn nghiệp vụ

 

 

 

131 400

1

Hội thảo xin ý kiến chuyên gia về phương án điều tra, nội dung phiếu điều tra

 

 

 

10 600

 

Người chủ trì

Người

200

1

200

 

Thư ký hội thảo

Người

150

1

150

 

Nhận xét đánh giá của chuyên gia

Bài

400

8

3 200

 

Nhận xét đánh giá của thành viên

Bài

200

4

800

 

Đại biểu

Người

70

50

3 500

 

Tài liệu, văn phòng phẩm

Bộ

25

50

1 250

 

Nước

Người

30

50

1 500

 

Văn phòng phẩm, khác

 

 

 

 

2

Tập huấn nghiệp vụ điều tra (3 lớp * 3 ngày) (Hà Nội - Đà Nẵng - HCM)

 

 

 

120 800

 

Tổng số người: 180/3 lớp

 

 

 

 

 

Thuê hội trường

Hội trường

10 000

3

30 000

 

Tài liệu, văn phòng phẩm

Bộ

70

180

12 600

 

Chuyên gia tập huấn (6 người * 3 ngày * 3 lớp)

Người

400

6

2 400

 

Nước

Người/ngày

30

180

5 400

 

Vé máy bay khứ hồi (Hà Nội - Tp HCM) (8 người, Chuyên gia, BTC)

Người

4 100

8

32 800

 

Công tác phí: 8 người * 2 ngày (chuyên gia, BTC)

Người

150

16

2 400

 

Thuê phòng khách sạn (8 người * 2 ngày) (chuyên gia, BTC)

Người

350

16

5 600

 

Vé máy bay khứ hồi (Hà Nội - Tp Huế) (BTC)

Người

2 700

8

21 600

 

Công tác phí: 8 người * 2 ngày (Chuyên gia, BTC)

Người

150

16

2 400

 

Thuê phòng khách sạn (8 người * 2 ngày) (chuyên gia, BTC)

Người

350

16

5 600

IV

Triển khai điều tra

 

 

 

726 000

1

In phiếu điều tra

Phiếu

5

1 500

7 500

2

Thu thập phiếu điều tra

Phiếu

70

1 260

88 200

3

Chi vận chuyển tài liệu

Chuyến

200

63

12 600

4

Thuê xe cán bộ, điều tra viên thực địa (63 tỉnh * 300km/tỉnh)

Km

1 800

63

113 400

5

Công điều tra viên: 63 tỉnh x 100 công

Người

500

63

31 500

6

Chi cho đối tượng cung cấp thông tin (1.260DN)

Người

70

1 260

88 200

7

Giám sát điều tra: Công tác phí, chỗ nghỉ (6 người BCT x 20 tỉnh x 3 ngày/tỉnh)

Người

500

360

180 000

8

Vé máy bay: 4 chuyến khứ hồi (6 người, Hà Nội - Tp. Hồ Chí Minh)

Người

4 100

24

98 400

9

Vé máy bay: 1 chuyến khứ hồi (6 người, Hà Nội - Tp. Đà Nẵng)

Người

2 700

6

16 200

10

Thuê xe đi 20 tỉnh khác

Ngày

1 500

60

90 000

V

Xử lý, công bố kết quả điều tra

 

 

 

231 200

1

Phần mềm xử lý

Bộ

100 000

1

100 000

2

Nhập số liệu

Ngày công

100

100

10 000

3

Tổng hợp số liệu

Ngày công

100

100

10 000

4

Thuê chuyên gia phân tích

Báo cáo

400

8

3 200

5

Viết báo cáo kết quả điều tra

Báo cáo

12 000

4

48 000

6

Bản đồ tổng hợp cỡ lớn

Bản đồ

20 000

1

20 000

7

Bản đồ tổng hợp cỡ nhỏ

Bản đồ

10 000

4

40 000

VI

Họp báo công bố kết quả điều tra

 

 

 

39 400

 

Tổng số người: 100

 

 

 

 

1

Thuê hội trường

Hội trường

10 000

1

10 000

2

Xuất bản ấn phẩm kết quả điều tra

Cuốn

200

100

20 000

3

Nước

Người

30

100

3 000

4

Tài liệu

Người

50

100

5 000

5

Cơ quan báo chí, truyền thông

Người

14

100

1 400

 

Tổng cộng

 

 

 

1 150 000

Bằng chữ: Một tỷ một trăm năm mươi triệu đồng.

 

Phụ lục 5

DỰ TOÁN CHUYÊN ĐỀ 5

CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU TRA CÁC LOẠI HÌNH VÀ CẤP ĐỘ CHỢ
ĐƠN VỊ THỰC HIỆN: VỤ THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC - BỘ CÔNG THƯƠNG
THỜI GIAN THỰC HIỆN: NĂM 2014

(Ban hành kèm theo Quyết định số:      /QĐ-BCT ngày   tháng   năm 2011 của Bộ Công thương)

TT

NỘI DUNG CHI

ĐƠN VỊ TÍNH

ĐƠN GIÁ (1.000VNĐ)

SỐ LƯỢNG

THÀNH TIỀN (1.000 VNĐ)

I

Chi phí xây dựng phương án điều tra

 

 

 

5 000

1

Đề cương tổng quát

Đề cương

1 000

1

1 000

2

Đề cương chi tiết

Đề cương

3 000

1

3 000

3

Chi lập mẫu phiếu điều tra

Phiếu

1 000

1

1 000

II

Họp nghiệp vụ lấy ý kiến về phương án điều tra, phiếu điều tra, báo cáo kết quả điều tra

Lần

 

 

18 900

1

Người chủ trì

Người

200

2

400

2

Thư ký hội thảo

Người

150

2

300

3

Đại biểu được mời

Người

70

100

7 000

4

Phản biện

Người

400

2

800

5

Ủy viên hội đồng

Người

250

8

2 000

6

Chi in ấn tài liệu họp

Bộ

40

120

4 800

7

Nước

Người

30

120

3 600

III

Hội thảo, tập huấn nghiệp vụ

 

 

 

85 400

 

Tập huấn nghiệp vụ điều tra (2 lớp * 1 ngày)

 

 

 

 

 

Tổng số người: 142/2 lớp

 

 

 

 

1

Thuê hội trường

hội trường

10 000

2

20 000

2

Tài liệu, văn phòng phẩm

bộ

70

142

 9 940

3

Chuyên gia giảng dạy (4 người * 2 ngày * 2 lớp)

ngày

400

4

3 200

4

Nước

người/ngày

30

142

4 260

5

Vé máy bay khứ hồi (Hà Nội - Tp Hồ Chí Minh)

người

4 000

8

32 000

6

Công tác phí (8 người * 2 ngày)

người

150

8

4 800

7

Thuê phòng khách sạn (8 người * 2 ngày)

người

350

8

11 200

IV

Triển khai điều tra

 

 

 

265 380

1

Tài liệu điều tra

bộ

70

500

35 000

2

Chi vận chuyển tài liệu

chuyến

200

63

12 600

3

Thuê xe cán bộ, điều tra viên thực địa 63 tỉnh * 400km/tỉnh

km

6

25 200

151 200

4

Công điều tra viên: 63 tỉnh x 2 người x 5 công

công

66

630

41 580

5

Chi cho đối tượng cung cấp thông tin (500 đơn vị-huyện)

đơn vị

50

500

25 000

V

Xử lý kết quả điều tra

 

 

 

114 400

1

Phần mềm xử lý dữ liệu điều tra chợ

bộ

100 000

1

100 000

2

Nhập số liệu

ngày công

100

10

1 000

3

Tổng hợp số liệu

ngày công

100

10

1 000

4

Thuê chuyên gia phân tích

báo cáo

400

1

400

5

Viết báo cáo kết quả điều tra

báo cáo

12 000

1

12 000

VI

Công bố kết quả điều tra

 

 

 

31 000

 

Tổng số người: 100

 

 

 

 

 

Thuê hội trường

hội trường

10 000

1

10 000

 

Xuất bản ấn phẩm kết quả điều tra

cuốn

100

100

10 000

 

Nước

người

30

100

3 000

 

Tài liệu

người

50

100

5 000

 

Văn phòng phẩm, khác

 

 

 

3 000

VII

Chi khác cho cuộc điều tra

 

 

 

20 000

 

Tổng cộng

 

 

 

540 080

Bằng chữ: Năm trăm bốn mươi triệu không trăm tám mươi nghìn đồng.

 

Phụ lục 6

DỰ TOÁN CHUYÊN ĐỀ 6

CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU TRA DOANH NGHIỆP ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
ĐƠN VỊ THỰC HIỆN: CỤC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
THỜI GIAN THỰC HIỆN: NĂM 2013

(Ban hành kèm theo Quyết định số:      /QĐ-BCT ngày   tháng   năm 2011 của Bộ Công thương)

TT

NỘI DUNG CHI

ĐƠN VỊ TÍNH

ĐƠN GIÁ (1.000VNĐ)

SỐ LƯỢNG

THÀNH TIỀN (1.000 VNĐ)

I

Soạn thảo phương án điều tra

 

 

 

10 000

 

Đề cương chi tiết

Đề cương

3 000

1

3 000

 

Mẫu phiếu điều tra

Mẫu

1 000

1

1 000

 

Hội thảo xin ý kiến

Hội thảo

6 000

1

6 000

II

Chi tập huấn công tác điều tra

 

 

 

84 000

1

Miền Bắc

 

 

 

6 900

 

Xe ô tô

người

200

3

600

 

Lưu trú (3 người x 3 ngày)

phòng

350

9

3 150

 

Công tác phí (3 người x 3 ngày)

người/ngày

150

9

1 350

 

Giảng viên

người/ngày

300

6

1 800

2

Trung du, miền núi phía Bắc

 

 

 

6 300

 

Xe ô tô

người

300

3

900

 

Lưu trú (3 người x 3 ngày)

phòng

250

9

2 250

 

Công tác phí (3 người x 3 ngày)

người/ngày

150

9

1 350

 

Giảng viên

người/ngày

300

6

1 800

3

Bắc Trung Bộ

 

 

 

16 800

 

Vé máy bay

người

3 500

3

10 500

 

Lưu trú (3 người x 3 ngày)

phòng

350

9

3 150

 

Công tác phí (3 người x 3 ngày)

người/ngày

150

9

1 350

 

Giảng viên

người/ngày

300

6

1 800

4

Tây Nguyên

 

 

 

17 400

 

Vé máy bay

người

4 000

3

12 000

 

Lưu trú (3 người x 3 ngày)

phòng

250

9

2 250

 

Công tác phí (3 người x 3 ngày)

người/ngày

150

9

1 350

 

Giảng viên

người/ngày

300

6

1 800

5

Đông Nam Bộ

 

 

 

18 300

 

Vé máy bay

người

4 000

3

12 000

 

Lưu trú (3 người x 3 ngày)

phòng

350

9

3 150

 

Công tác phí (3 người x 3 ngày)

người/ngày

150

9

1 350

 

Giảng viên

người/ngày

300

6

1 800

6

Đồng bằng sông Cửu Long

 

 

 

18 300

 

Vé máy bay

người

4 000

3

12 000

 

Lưu trú (3 người x 3 ngày)

phòng

350

9

3 150

 

Công tác phí (3 người x 3 ngày)

người/ngày

150

9

1 350

 

Giảng viên

người/ngày

300

6

1 800

III

Chi công điều tra

 

 

 

950 000

 

Doanh nghiệp cung cấp thông tin

phiếu

70

10 000

700 000

 

Điều tra viên (3 phiếu/ngày)

ngày

66

3 330

220 000

 

Giám sát viên theo hợp đồng

 

 

 

30 000

IV

Nhập số liệu, phân tích và xử lý số liệu

 

 

 

340 000

 

Vận chuyển tài liệu

 

 

 

20 000

 

Nhập dữ liệu (10.000 phiếu x 80 trường/phiếu)

trường

0,25

800 000

200 000

 

Thiết kế phần mềm, cơ sở dữ liệu

 

 

 

50 000

 

Phân tích và xử lý số liệu

 

 

 

70 000

V

Báo cáo tổng hợp số liệu

báo cáo

12 000

1

12 000

VI

In ấn

 

 

 

13 000

 

Tài liệu hướng dẫn

bộ

30

100

3 000

 

Phiếu điều tra

phiếu

1

10 000

10 000

VII

Dự phòng chi khác

 

 

 

50 000

 

Tổng cộng

 

 

 

1 459 000

Bằng chữ: Một tỷ bốn trăm năm mươi chín triệu đồng.

 

Phụ lục 7

DỰ TOÁN CHUYÊN ĐỀ 7

CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU TRA CÁC CHỈ TIÊU VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
ĐƠN VỊ THỰC HIỆN: CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG - BỘ CÔNG THƯƠNG
THỜI GIAN THỰC HIỆN: NĂM 2013

(Ban hành kèm theo Quyết định số:      /QĐ-BCT ngày   tháng   năm 2011 của Bộ Công thương)

TT

NỘI DUNG CHI

ĐƠN VỊ TÍNH

ĐƠN GIÁ (1.000VNĐ)

SỐ LƯỢNG

THÀNH TIỀN (1.000 VNĐ)

I

Chi phí xây dựng phương án điều tra

 

 

 

3 000

1

Xây dựng đề cương tổng quát

Đề cương

1 000

1

1 000

2

Xây dựng đề cương chi tiết

Đề cương

3 000

1

2 000

II

Chi lập mẫu phiếu điều tra

Phiếu

 1 000

5

5 000

III

Hội thảo lấy ý kiến chuyên gia nghiệm thu về phương án điều tra, nội dung phiếu điều tra, báo cáo kết quả điều tra

 

 

 

3 100

1

Người chủ trì

buổi

200

1

200

2

Thư ký hội thảo

buổi

150

1

150

3

Đại biểu

người

70

15

1 050

4

Nhận xét của phản biện

người

400

3

1 200

5

Nhận xét của ủy viên hội đồng

người

250

2

500

IV

In ấn tài liệu

 

 

 

77 250

1

Tài liệu hướng dẫn (63 tỉnh x 10 người) (dự trù 315)

bộ

10

945

9 450

2

Phiếu điều tra

bộ

25

945

23 625

3

Biểu mẫu phục vụ điều tra

bộ

15

945

14 175

4

Xuất bản ấn phẩm kết quả điều tra

bộ

100

300

30 000

V

Chi công tác phí và tập huấn nghiệp vụ điều tra

 

 

 

112 900

1

Công tác phí cho cán bộ tham gia điều tra (63 tỉnh x 2 ngày x 3 người)

ngày

150

378

56 700

2

Tập huấn nghiệp vụ kỹ năng điều tra

 

 

 

56 200

*

Tại Hà Nội

 

 

 

16 100

 

Hội trường

ngày

10 000

1

10 000

 

Thuê máy móc, thiết bị

ngày

2 000

1

2 000

 

Thuê giảng viên Tổng cục thống kê

ngày

500

2

1 000

 

Nước uống (70 người)

người

15

140

2 100

 

Thuê khác

 

 

 

1 000

*

Tại TP.HCM

 

 

 

40 100

 

Hội trường

ngày

10 000

1

10 000

 

Thuê máy móc, thiết bị

ngày

2 000

1

2 000

 

Thuê giảng viên

ngày

500

2

1 000

 

Nước uống (70 người)

người

15

140

2 100

 

Tiền vé máy bay, tàu xe

 

4

5 400

21 600

 

Tiền chỗ nghỉ, công tác phí (4 người)

người

600

4

2 400

 

Thuê khác

 

 

 

1 000

VI

Chi phí vận chuyển tài liệu điều tra, thuê xe cho cán bộ điều tra

 

 

 

261 600

1

Chi vận chuyển tài liệu

chuyến

300

63

18 900

2

Chi thuê xe ô tô cho điều tra viên thực địa (63 tỉnh x 200 km/tỉnh)

km

6

12 600

75 600

3

Chi cho giám sát điều tra

 

 

 

167 100

 

Chi vé máy bay cho cán bộ đi giám sát (8 chuyến khứ hồi x 2 người)

người

4 100

16

65 600

 

Thuê xe đi giám sát các tỉnh (17 tỉnh x 2 ngày)

ngày

1 000

34

34 000

 

Công tác phí, chỗ nghỉ (3 người x 25 tỉnh x 2 ngày/tỉnh)

người

450

150

67 500

VII

Chi cho đối tượng cung cấp thông tin

 

 

 

22 050

1

Chi cho cá nhân (10 người x 63 tỉnh)

người

30

630

18 900

2

Chi cho tổ chức

tỉnh

50

63

3 150

VIII

Chi xử lý kết quả điều tra

 

 

 

85 000

1

Phần mềm xử lý

bộ

65 000

1

65 000

2

Nhập số liệu

công

100

100

10 000

3

Tổng hợp số liệu

công

100

100

10 000

IX

Thuê chuyên gia phân tích

chuyên đề

400

3

1 200

X

Viết báo cáo kết quả điều tra

chuyên đề

3 000

1

3 000

XI

Công bố kết quả điều tra

 

 

 

15 100

 

Tổ chức công tác tại Hà Nội: 100 người

 

 

 

 

1

Hội trường

ngày

10 000

1

10 000

2

Thuê máy chiếu, màn chiếu

ngày

2 000

1

2 000

3

Nước uống giữa giờ

người

15

2

2 100

4

Thuê mướn khác

 

 

 

1 000

 

Tổng cộng

 

 

 

589 200

Bằng chữ: Năm trăm tám mươi chín triệu hai trăm nghìn đồng.

 

Phụ lục 8

DỰ TOÁN CHUYÊN ĐỀ 8

CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU TRA CÁC CHỈ TIÊU VỀ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH CÔNG THƯƠNG
ĐƠN VỊ THỰC HIỆN: CỤC KỸ THUẬT AN TOÀN VÀ MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG
THỜI GIAN THỰC HIỆN: NĂM 2012

(Ban hành kèm theo Quyết định số:      /QĐ-BCT ngày   tháng   năm 2011 của Bộ Công thương)

TT

NỘI DUNG CHI

ĐƠN VỊ

ĐƠN GIÁ (1.000 VNĐ)

SỐ LƯỢNG

THÀNH TIỀN (1.000 VNĐ)

1

Đề cương chi tiết xây dựng phương án điều tra

Đề cương

3 000

1

3 000

2

Chi soạn mẫu phiếu điều tra

mẫu phiếu

500

2

1 000

3

Hội thảo lấy ý kiến chuyên gia cho mẫu phiếu điều tra

buổi

3 000

2

6 000

4

Chi công điều tra cho các Sở CT, TĐ, TCT để điều tra 2500 phiếu/63 tỉnh, thành phố

công

60

700

42 000

5

Chi lấy mẫu và phân tích mẫu chất thải (rắn, lỏng, khí)

mẫu

2 000

65

130 000

6

Chi phí đi lại (vé máy bay, tàu, thuê ô tô)

 

 

 

50 000

7

Chi công tác phí cho 4 người trong 20 ngày đêm

ngày đêm

150

80

12 000

8

Chi phí khách sạn cho 4 người trong 20 ngày đêm

phòng/ngày

550

40

22 000

9

Tổ chức tập huấn điều tra tại 3 miền Bắc Trung, Nam

lớp

30 000

3

90 000

10

Chi cho đối tượng cung cấp thông tin

phiếu

50

2 500

125 000

11

Văn phòng phẩm

 

 

 

14 400

12

In ấn tài liệu hướng dẫn, phiếu điều tra, kết quả điều tra

 

 

 

40 000

13

Xây dựng cơ sở dữ liệu

phần mềm

 

 

30 000

14

Nhập dữ liệu điều tra

công

60

700

42 000

15

Báo cáo đánh giá kết quả điều tra

báo cáo

400

3

1 200

16

Báo cáo tóm tắt, tổng kết

báo cáo

12 000

1

12 000

17

Hội thảo nghiệm thu

buổi

3 000

2

6 000

18

Chi khác

 

 

 

-

 

Tổng cộng

 

 

 

626 600

Bằng chữ: Sáu trăm hai mươi sáu triệu sáu trăm nghìn đồng chẵn.

 

Phụ lục 9

DỰ TOÁN CHUYÊN ĐỀ 9

CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU TRA KHẢO SÁT THỰC TRẠNG ĐỐI TƯỢNG CHÍNH SÁCH KHUYẾN CÔNG
ĐƠN VỊ THỰC HIỆN: CỤC CÔNG NGHIỆP ĐỊA PHƯƠNG - BỘ CÔNG THƯƠNG
THỜI GIAN THỰC HIỆN: NĂM 2012

(Ban hành kèm theo Quyết định số:      /QĐ-BCT ngày   tháng   năm 2011 của Bộ Công thương)

TT

NỘI DUNG CHI

ĐƠN VỊ TÍNH

ĐƠN GIÁ (1.000 VNĐ)

SỐ LƯỢNG

THÀNH TIỀN (1.000 VNĐ)

I

Chi phí xây dựng phương án điều tra

 

 

 

4 000

1

Đề cương tổng quát

đề cương

1 000

1

1 000

2

Đề cương chi tiết

đề cương

3 000

1

3 000

II

Lập mẫu phiếu điều tra

phiếu

500

3

1 500

III

Hội thảo nghiệp vụ

 

 

 

39 410

1

Thuê hội trường

ngày

15 000

1

15 000

2

Nước uống đại biểu

người

30

50

1 500

3

Thuê xe đưa đón đại biểu

xe

 3 000

2

6 000

4

Tài liệu, thiết bị văn phòng phẩm

người

50

135

6 750

5

Hỗ trợ tiền ăn, nghỉ đại biểu không hưởng lương

người

500

15

 7 500

6

Chủ trì hội thảo

ngày

200

1

200

7

Thư ký hội thảo

ngày

150

1

150

8

Đại biểu được mời tham dự Hội thảo

người

70

33

2 310

IV

Tập huấn nghiệp vụ điều tra (3 Hội nghị x 2 ngày x 200 đại biểu)

 

 

 

653 560

1

Thuê hội trường

ngày

15 000

6

90 000

2

Vé máy bay đi Hội nghị tại miền Nam

người

4 088

10

40 880

3

Vé máy bay đi Hội nghị tại miền Trung

người

4 088

10

40 880

4

Thuê xe đưa đón đại biểu (4 xe/hội nghị x 2 ngày x 3 hội nghị)

 

3 000

24

72 000

5

Chi phí giảng viên (2 buổi x 2 ngày x 3 Hội nghị)

 

400

12

4 800

6

Chi công tác phí (10 người x 4 ngày/hội nghị x 2 hội nghị)

 

150

80

12 000

7

Tiền lưu trú (10 người x 3 đêm x 2 hội nghị)

 

250

60

15 000

8

Tiền nước uống đại biểu

người

30

600

18 000

9

Tài liệu, thiết bị văn phòng phẩm

bộ

100

600

60 000

10

Hỗ trợ tiền ăn, nghỉ đại biểu không hưởng lương (100 người/HN x 3 hội nghị x 2 ngày)

người

500

600

300 000

V

Chi in ấn tài liệu điều tra

bộ

10

10 000

100 000

VI

Chi công điều tra viên (63 tỉnh x 12 người x 7 ngày)

ngày

50

5 292

264 600

VII

Chi phí giám sát điều tra

 

 

 

92 130

1

Thuê xe đi một số tỉnh miền Bắc (5 ngày)

Ngày

5 000

5

25 000

2

Vé máy bay đi miền Nam

4 088

5

20 440

3

Vé máy bay đi miền Trung

4 088

5

20 440

4

Công tác phí (mỗi khu vực 5 người x 3 khu vực x 5 ngày)

 

150

75

11 250

5

Tiền nghỉ (5 người x 3 khu vực x 4 đêm)

 

250

60

15 000

VIII

Chi cho đối tượng cung cấp thông tin

Người

50

10 000

500 000

IX

Vận chuyển tài liệu, nhập tin, phân tích, xử lý số liệu, báo cáo phân tích xử lý số liệu

 

 

 

110 800

1

Vận chuyển phiếu

Tỉnh

340

63

21 400

2

Nhập tin điều tra

Phiếu

1

10 000

10 000

3

Thiết kế phần mềm cơ sở, lưu trữ dữ liệu

Bộ CSDL

50 000

1

50 000

4

Tổng hợp số liệu điều tra (10 người, tổng hợp 15 ngày)

ngày

185

150

28 200

5

Báo cáo phân tích, xử lý số liệu

Báo cáo

400

3

1 200

X

Viết báo cáo tổng hợp số liệu

 

 

 

12 000

XI

Chi tổ chức Hội nghị họp báo công bố thông tin

 

 

 

34 000

1

Thuê Hội trường

Ngày

15 000

1

15 000

2

Nước uống đại biểu

Người

30

100

3 000

3

Tài liệu, văn phòng phẩm

Người

100

100

10 000

4

Thuê xe đưa đón đại biểu

Xe

3 000

2

6 000

XII

Chi in kết quả điều tra, ấn phẩm điều tra

Bộ

160

300

48 000

XIII

Chi khác (làm thêm giờ, văn phòng phẩm, điện thoại, thông tin tuyên truyền,…)

 

 

 

20 000

 

Tổng cộng

 

 

 

1 880 000

Bằng chữ: Một tỷ tám trăm tám mươi triệu đồng chẵn.

 

Phụ lục 10

DỰ TOÁN CHUYÊN ĐỀ 10

HỘI NGHỊ TỔNG KẾT TOÀN BỘ ĐỀ ÁN
ĐƠN VỊ THỰC HIỆN: VỤ KẾ HOẠCH - BỘ CÔNG THƯƠNG
THỜI GIAN THỰC HIỆN: NĂM 2015

(Ban hành kèm theo Quyết định số:      /QĐ-BCT ngày   tháng   năm 2011 của Bộ Công thương)

TT

NỘI DUNG CHI

ĐƠN VỊ

ĐƠN GIÁ (1.000 VNĐ)

KHỐI LƯỢNG

THÀNH TIỀN (1.000 VNĐ)

 

Hội nghị tổng kết toàn bộ Đề án tại Hà Nội

Số lượng: 500 người

 

 

 

 

1

Thuê hội trường

Hội trường

20 000

1

20 000

2

Thuê thiết bị

Ngày

2 000

1

2 000

3

Tài liệu, văn phòng phẩm

Bộ

100

500

50 000

4

Báo cáo viên (4 người)

Ngày

400

2

3 200

5

Nước uống cho đại biểu

Người/ngày

30

500

3 640

 

Tổng cộng

 

 

 

78 840

Bằng chữ: Bảy mươi tám triệu tám trăm bốn mươi nghìn đồng.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 6622/QĐ-BCT

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu6622/QĐ-BCT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành19/12/2011
Ngày hiệu lực19/12/2011
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcLĩnh vực khác
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật12 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 6622/QĐ-BCT

Lược đồ Quyết định 6622/QĐ-BCT Đề án đổi mới đồng bộ Hệ thống chỉ tiêu thống kê


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 6622/QĐ-BCT Đề án đổi mới đồng bộ Hệ thống chỉ tiêu thống kê
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu6622/QĐ-BCT
                Cơ quan ban hànhBộ Công thương
                Người kýTrần Tuấn Anh
                Ngày ban hành19/12/2011
                Ngày hiệu lực19/12/2011
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcLĩnh vực khác
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật12 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản gốc Quyết định 6622/QĐ-BCT Đề án đổi mới đồng bộ Hệ thống chỉ tiêu thống kê

                  Lịch sử hiệu lực Quyết định 6622/QĐ-BCT Đề án đổi mới đồng bộ Hệ thống chỉ tiêu thống kê

                  • 19/12/2011

                    Văn bản được ban hành

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 19/12/2011

                    Văn bản có hiệu lực

                    Trạng thái: Có hiệu lực