Nghị quyết 86/2016/NQ-HĐND

Nghị quyết 86/2016/NQ-HĐND cơ chế, chính sách xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2016-2020

Nội dung toàn văn Nghị quyết 86/2016/NQ-HĐND cơ chế chính sách xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai Cao Bằng


HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 86/2016/NQ-HĐND

Cao Bằng, ngày 08 tháng 12 năm 2016

 

NGHỊ QUYẾT

BAN HÀNH MỘT SỐ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HÓA CUNG CẤP PHƯƠNG TIỆN TRÁNH THAI VÀ DỊCH VỤ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH/SỨC KHỎE SINH SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2016-2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
KHÓA XVI, KỲ HỌP THỨ 4

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh s 40/2009/QH12, ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật Giá s 11/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, th thao, môi trường;

Căn cứ Nghị định s 59/2014/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ về sửa đi, bổ sung một s điều của Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, th thao, môi trường;

Căn cứ Thông tư số 156/2014/TT-BTC ngày 23 tháng 10 năm 2014 của Bộ Tài chính sửa đi, bổ sung một s điều của Thông tư 69/2008/NĐ-CP \">135/2008/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dn thực hiện Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, th thao, môi trường;

Xét Tờ trình số 3316/TTr-UBND ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc Ban hành một số cơ chế, chính sách xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản (KHHGĐ/SKSS) tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2016-2020; báo cáo thm tra của Ban Văn hóa - Xã hội, ý kiến thảo luận của đại biu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp thứ 4, Khóa XVI nhiệm kỳ 2016 - 2021.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Nhất trí thông qua ban hành một số cơ chế, chính sách xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ/SKSS trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2016 - 2020 như sau:

1. Về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

- Phạm vi điều chỉnh: nghị quyết này quy định cơ chế, chính sách đối với hoạt động xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ/SKSS, dịch vụ sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh trên phạm vi toàn tỉnh, giai đoạn 2016-2020.

- Đối tượng áp dụng: mọi công dân Việt Nam cư trú trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; các cơ quan, đơn vị trong hệ thống Dân Số-KHHGĐ các cấp; cơ sở y tế công lập và ngoài công lập tham gia cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ/SKSS; cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan trong lĩnh vực phân phối, cung ứng phương tiện tránh thai và hàng hóa KHHGĐ/SKSS, cung ứng dịch vụ KHHGĐ/SKSS;

2. Quy định về một số cơ chế chính sách xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2016-2020.

2.1. Hình thức cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ, dịch vụ sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh.

a) Đối tượng được cấp miễn phí phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ, dịch vụ sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh là người có đăng ký sử dụng biện pháp tránh thai thuộc diện hộ nghèo theo Quyết định 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.

b) Đối tượng không được cấp miễn phí phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ, dịch vụ sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh: là người có đăng ký sử dụng biện pháp tránh thai không thuộc điểm a mục 2.1 khoản này.

2.2. Quy định về giá phương tiện tránh thai và giá dịch vụ KHHGĐ, dịch vụ sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh trong hoạt động xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ.

- Đối với phương tiện tránh thai, hàng hóa sức khỏe sinh sản, dịch vụ KHHGĐ, dịch vụ sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh đã có giá theo quy định của Bộ Y tế, Tổng cục Dân Số-KHHGĐ: Thực hiện áp dụng theo giá quy định của Bộ Y tế hoặc Tổng cục Dân Số-KHHGĐ.

- Đối với phương tiện tránh thai, hàng hóa sức khỏe sinh sản, dịch vụ KHHGĐ, dịch vụ sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh chưa có giá: Sở Y tế xây dựng giá dch vụ trình các cấp có thẩm quyền theo quy định hiện hành.

2.3. Quy định về các đơn vị, cá nhân tham gia hoạt động cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ, dịch vụ sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh theo hình thức xã hội hóa.

a) Các đơn vị cung cấp dịch vụ KHHGĐ, dịch vụ sàng lọc, chn đoán trước sinh và sơ sinh

- Các đơn vị sự nghiệp công lập được Bộ Y tế, Sở Y tế phê duyệt danh mục kỹ thuật:

+ Tuyến tỉnh gồm: Bệnh viện đa khoa tỉnh; Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản.

+ Tuyến huyện gồm: Bệnh viện đa khoa, phòng khám đa khoa khu vực, trung tâm Y tế, Trung tâm Dân số-KHHGĐ.

+ Tuyến xã: Trạm Y tế.

+ Các đơn vị sự nghiệp công lập khác được giao chức năng nhiệm vụ cung cấp dịch vụ KHHGĐ, dịch vụ sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh.

- Khuyến khích các cơ sở y tế ngoài công lập, đơn vị trực thuộc Hội KHHGĐ đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được tham gia cung cấp dịch vụ KHHGĐ, dịch vụ sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh theo hình thức xã hội hóa.

b) Các đơn vị, cá nhân tham gia cung cấp phương tiện tránh thai và hàng hóa sức khỏe sinh sản

- Tuyến tỉnh: Ban quản lý hoạt động xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ tỉnh quản lý, tổ chức thực hiện các hoạt động cung ứng phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ trên địa bàn toàn tỉnh theo hình thức xã hội hóa.

- Tuyến huyện: Trung tâm Dân số-KHHGĐ là đơn vị sự nghiệp có chức năng làm đơn vị đầu mối chủ trì, phối hợp tổ chức thực hiện các hoạt động xã hội hóa cung ứng phương tiện tránh thai và hàng hóa sức khỏe sinh sản trên địa bàn huyện, thành phố.

- Tuyến xã: cán bộ Dân số xã là đầu mối giúp việc cho Trạm Y tế tiếp nhận phương tiện tránh thai và hàng hóa sức khỏe sinh sản từ Trung tâm Dân số-KHHGĐ, phân phối phương tiện tránh thai cho Trạm Y tế và cộng tác viên Dân số-KHHGĐ để cung ứng cho đối tượng có nhu cầu sử dụng.

- Các cơ sở y tế ngoài công lập, đơn vị trực thuộc Hội KHHGĐ, Công ty tư nhân đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được tham gia cung ứng phương tiện tránh thai và hàng hóa sức khỏe sinh sản cho đối tượng có nhu cầu sử dụng.

2.4. Cơ chế quản lý và điều hành hoạt động xã hội hóa

Cơ chế quản lý và điều hành hoạt động xã hội hóa thực hiện theo các quy định pháp luật về xã hội hóa công tác y tế, dân số. Sở Y tế thành lập Ban quản lý hoạt động xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ/SKSS cấp tỉnh. Ban quản lý được thành lập theo hình thức kiêm nghiệm, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và để quản lý, điều hành hoạt động trên địa bàn toàn tỉnh. Kinh phí hoạt động của Ban quản lý theo hình thức xã hội hóa.

2.5. Nguồn vốn thực hiện Nghị quyết

a) Ngân sách nhà nước trung ương cung ứng miễn phí PTTT và dịch vụ KHHGĐ, sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh cho đối tượng thuộc diện hộ nghèo;

b) Ban quản lý đề án “Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển giai đoạn 2015-2020” thuộc Bộ Y tế (Gọi tắt là Đề án 818) và Trung tâm Tư vấn và Cung ứng dịch vụ KHHGĐ thuộc Tổng cục Dân Số-KHHGĐ: Hỗ trợ ứng trước vốn PTTT, hàng hóa SKSS qua các hợp đồng phân phối hàng hóa của Trung tâm Tư vấn và Cung ứng dịch vụ KHHGĐ của Tổng cục Dân số-KHHGĐ và Đề án 818 của Bộ Y tế.

c) Nguồn ngân sách hợp pháp khác: Ngân sách của tổ chức, doanh nghiệp, tư nhân tham gia hoạt động xã hội hóa cung ứng PTTT, dịch vụ KHHGĐ, sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh tại tỉnh.

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh, tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện với Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định.

Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng khóa XVI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2016 và có hiệu lực từ ngày 18 tháng 12 năm 2016./.

 

 

CHỦ TỊCH




Đàm Văn Eng

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 86/2016/NQ-HĐND

Loại văn bản Nghị quyết
Số hiệu 86/2016/NQ-HĐND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành 08/12/2016
Ngày hiệu lực 18/12/2016
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội, Thể thao - Y tế
Tình trạng hiệu lực Còn hiệu lực
Cập nhật 7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 86/2016/NQ-HĐND

Lược đồ Nghị quyết 86/2016/NQ-HĐND cơ chế chính sách xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai Cao Bằng


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

Văn bản liên quan ngôn ngữ

Văn bản sửa đổi, bổ sung

Văn bản bị đính chính

Văn bản được hướng dẫn

Văn bản đính chính

Văn bản bị thay thế

Văn bản hiện thời

Nghị quyết 86/2016/NQ-HĐND cơ chế chính sách xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai Cao Bằng
Loại văn bản Nghị quyết
Số hiệu 86/2016/NQ-HĐND
Cơ quan ban hành Tỉnh Cao Bằng
Người ký Đàm Văn Eng
Ngày ban hành 08/12/2016
Ngày hiệu lực 18/12/2016
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội, Thể thao - Y tế
Tình trạng hiệu lực Còn hiệu lực
Cập nhật 7 năm trước

Văn bản thay thế

Văn bản hướng dẫn

Văn bản được hợp nhất

Văn bản gốc Nghị quyết 86/2016/NQ-HĐND cơ chế chính sách xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai Cao Bằng

Lịch sử hiệu lực Nghị quyết 86/2016/NQ-HĐND cơ chế chính sách xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai Cao Bằng

  • 08/12/2016

    Văn bản được ban hành

    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

  • 18/12/2016

    Văn bản có hiệu lực

    Trạng thái: Có hiệu lực