Quyết định 29/QĐ-UBND-HC 2013 Hệ thống thủ tục giải quyết công việc theo cơ chế một cửa Đồng Tháp đã được thay thế bởi Quyết định 573/QĐ-UBND-HC 2015 bãi bỏ thủ tục hành chính tổ chức hành nghề công chứng Đồng Tháp và được áp dụng kể từ ngày 19/06/2015.
Nội dung toàn văn Quyết định 29/QĐ-UBND-HC 2013 Hệ thống thủ tục giải quyết công việc theo cơ chế một cửa Đồng Tháp
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 29/QĐ-UBND-HC |
Đồng Tháp, ngày 10 tháng 01 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
CÔNG BỐ HỆ THỐNG CÁC CÁC QUY ĐỊNH THỦ TỤC VÀ TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA, CƠ CHẾ MỘT CỬA LIÊN THÔNG THUỘC LĨNH VỰC TƯ PHÁP ĐỂ ÁP DỤNG TRONG TỈNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy định công bố hệ thống các quy định về thủ tục và trình tự giải quyết công việc theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông thuộc lĩnh vực tư pháp.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và bãi bỏ Quyết định số 16/2008/QĐ-UBND ngày 16 tháng 5 năm 2008 của Ủy ban nhân dân Tỉnh ban hành quy định về thủ tục và trình tự giải quyết công việc theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông thuộc lĩnh vực hành chính tư pháp.
Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm triển khai, tập huấn cho cán bộ, công chức của ngành và phổ biến cho nhân dân biết thực hiện đúng thủ tục, trình tự giải quyết công việc theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông thuộc lĩnh vực tư pháp.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành Tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã trên địa bàn tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH
CÔNG BỐ HỆ THỐNG CÁC QUY
ĐỊNH VỀ THỦ TỤC VÀ TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA, CƠ CHẾ
MỘT CỬA LIÊN THÔNG THUỘC LĨNH VỰC TƯ PHÁP ĐỂ ÁP DỤNG THỐNG NHẤT TRONG TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 29/QĐ-UBND-HC ngày 10 tháng 01 năm 2013 của
Ủy ban nhân dân Tỉnh)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định công bố hệ thống các quy định về thủ tục và trình tự giải quyết công việc theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông thuộc lĩnh vực tư pháp được thực hiện thống nhất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Điều 2. Các thủ tục hành chính thực hiện theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông
1. Các thủ tục hành chính thực hiện theo cơ chế một cửa
a) Đăng ký khai sinh, khai tử (kể cả quá hạn) trong nước và có yếu tố nước ngoài;
b) Đăng ký kết hôn trong nước và xác nhận tình trạng hôn nhân;
c) Đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước;
d) Đăng ký giám hộ, đăng ký chấm dứt, thay đổi việc giám hộ trong nước và có yếu tố nước ngoài;
đ) Đăng ký nhận cha, mẹ, con trong nước;
e) Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch trong nước và có yếu tố nước ngoài;
f) Đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nuôi con nuôi trong nước và có yếu tố nước ngoài;
g) Cấp bản sao từ sổ gốc các giấy tờ hộ tịch trong nước và có yếu tố nước ngoài; cấp lại bản chính giấy khai sinh trong nước và có yếu tố nước ngoài;
h) Ghi vào sổ hộ tịch các việc hộ tịch của công dân Việt Nam đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài;
i) Chứng thực bản sao từ bản chính tiếng Việt; chứng thực bản sao từ bản chính tiếng nước ngoài và giấy tờ, văn bản song ngữ; chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt; chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài; chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài và giấy tờ, văn bản song ngữ; chứng thực các hợp đồng, văn bản về bất động sản;
j) Đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng; cấp lại Giấy đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng do có thay đổi về trụ sở, tên gọi hoặc danh sách công chứng viên;
k) Cấp Giấy đăng ký hoạt động của Cty luật hợp danh hoặc Cty luật Trách nhiệm hữu hạn (gọi tắt là Cty luật); cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng luật sư; cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư; cấp lại Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư khi thay đổi nội dung đăng ký hoạt động trong trường hợp bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác;
l) Chuyển đổi Công ty luật TNHH một thành viên sang Cty luật TNHH hai thành viên trở lên, chuyển đổi Cty luật TNHH hai thành viên trở lên sang Cty luật TNHH một thành viên;
m) Đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân;
n) Thành lập Văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư; chấm dứt hoạt động Chi nhánh, Văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư (trong trường hợp tổ chức hành nghề luật sư vẫn còn hoạt động);
o) Cấp Giấy đăng ký hoạt động của Chi nhánh, Công ty luật nước ngoài; cấp lại Giấy đăng ký hoạt động cho Chi nhánh, Công ty luật nước ngoài do bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác; do thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động;
p) Cấp Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật; cấp Giấy đăng ký hoạt động của Chi nhánh Trung tâm tư vấn pháp luật; cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật;
q) Cấp Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm hỗ trợ kết hôn; thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm hỗ trợ kết hôn; gia hạn hoạt động của Trung tâm hỗ trợ kết hôn;
r) Đăng ký hoạt động của Trung tâm Trọng tài; đăng ký hoạt động của Chi nhánh Trung tâm trọng tài;
s) Đăng ký thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động của Chi nhánh, Trung tâm trọng tài;
t) Cấp lại Giấy đăng ký hoạt động của Chi nhánh, Trung tâm trọng tài;
u) Đăng ký hoạt động của Chi nhánh tổ chức trọng tài nước ngoài.
2. Các thủ tục hành chính thực hiện theo cơ chế một cửa liên thông
a) Đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài; đăng ký kết hôn giữa công dân Campuchia và công dân Việt Nam thường trú thuộc khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia;
b) Đăng ký việc trẻ em Việt Nam làm con nuôi người Campuchia thuộc khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia; ghi vào sổ hộ tịch việc người Việt Nam nhận trẻ em Campuchia làm con nuôi thuộc khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia;
c) Đăng ký nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài; đăng ký nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài thuộc khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia;
d) Ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài;
đ) Nhập Quốc tịch Việt Nam;
e) Thôi Quốc tịch Việt Nam;
f) Trở lại Quốc tịch Việt Nam;
g) Cấp giấy xác nhận có Quốc tịch Việt Nam, xác nhận là người gốc Việt Nam;
h) Cấp phiếu lý lịch tư pháp;
i) Bổ nhiệm công chứng viên;
j) Thành lập Văn phòng công chứng;
k) Cấp thẻ công chứng viên;
l) Cấp lại thẻ công chứng viên;
m) Thành lập Đoàn luật sư;
n) Phê duyệt điều lệ Đoàn luật sư;
o) Phê chuẩn kết quả Đại hội Đoàn luật sư.
Chương II
LĨNH VỰC HỘ TỊCH
Mục 1. LĨNH VỰC HỘ TỊCH TRONG NƯỚC
Điều 3. Đăng ký khai sinh đúng hạn, quá hạn
1. Hồ sơ gồm có 01 bộ
a) Nộp Tờ khai, Giấy chứng sinh (theo mẫu quy định). Trường hợp đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi không cần nộp giấy chứng sinh.
Trường hợp trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trường hợp không có người làm chứng thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.
Đối với đăng ký khai sinh quá hạn thì nộp thêm các hồ sơ, giấy tờ cá nhân như sổ hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân,học bạ, bằng tốt nghiệp,…(nếu có).
b) Xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu có). Trong trường hợp công chức tư pháp - hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha, mẹ trẻ em thì không phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn; xuất trình Hộ khẩu thường trú của người mẹ, nếu không có thì xuất trình Sổ tạm trú. Trong trường hợp chứng minh được người mẹ không có Hộ khẩu thường trú hoặc Sổ tạm trú thì xuất trình Hộ khẩu thường trú của người cha.
2. Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã.
3. Thời hạn giải quyết: Trong ngày làm việc, nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ thì trả kết quả làm việc trong ngày tiếp theo.
Đối với đăng ký khai sinh quá hạn cần phải xác minh, thì thời hạn xác minh không quá 05 ngày làm việc.
4. Lệ phí: Miễn lệ phí.
Điều 4. Đăng ký kết hôn
1. Hồ sơ gồm có 01 bộ
a) Nộp Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu quy định).
b) Xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.
Trong trường hợp một người cư trú tại xã, phường, thị trấn này nhưng đăng ký kết hôn tại xã, phường, thị trấn khác thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về tình trạng hôn nhân của người đó.
Đối với người đang trong thời hạn công tác, học tập, lao động ở nước ngoài về nước đăng ký kết hôn thì cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam tại nước sở tại xác nhận về tình trạng hôn nhân của người đó.
Đối với cán bộ, chiến sĩ đang công tác trong lực lượng vũ trang thì thủ trưởng đơn vị của người đó xác nhận tình trạng hôn nhân.
2. Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã.
3. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn trên kéo dài thêm nhưng không quá 05 ngày làm việc.
4. Lệ phí: Miễn lệ phí.
Điều 5. Đăng ký khai tử đúng hạn, quá hạn
1. Hồ sơ gồm có 01 bộ
Người đi khai tử phải nộp Giấy báo tử. Nếu không có giấy báo tử thì được thay thế bằng giấy tờ khác, cụ thể như sau:
- Trường hợp một người bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì Quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thay cho Giấy báo tử.
- Trường hợp người chết có nghi vấn thì văn bản xác định nguyên nhân chết của cơ quan công an hoặc cơ quan y tế cấp huyện trở lên thay cho Giấy báo tử.
- Đối với người chết trên phương tiện giao thông thì người chỉ huy hoặc điều khiển phương tiện giao thông phải lập biên bản xác nhận việc chết, có chữ ký của ít nhất hai người cùng đi trên phương tiện giao thông đó. Biên bản xác nhận việc chết thay cho Giấy báo tử.
- Đối với người chết tại nhà ở nơi cư trú thì văn bản xác nhận việc chết của người làm chứng thay cho Giấy báo tử.
2. Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã.
3. Thời hạn giải quyết: Trong ngày làm việc, nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ thì trả kết quả làm việc trong ngày tiếp theo.
Đối với đăng ký khai tử quá hạn cần xác minh, thì thời hạn xác minh không quá 05 ngày làm việc.
4. Lệ phí: Miễn lệ phí.
Điều 6. Đăng ký việc nuôi con nuôi
1. Hồ sơ gồm có 01 bộ
a) Đối với người nhận con nuôi:
- Đơn xin nhận con nuôi (theo mẫu quy định).
- Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế.
- Phiếu lý lịch tư pháp.
- Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân.
- Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do UBND cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp (trừ trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi).
b) Đối với người được giới thiệu làm con nuôi:
- Giấy khai sinh.
- Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp.
- Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 6 tháng.
- Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự.
- Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.
2. Trình tự thực hiện:
a) Người nhận con nuôi trực tiếp nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã.
b) Khi đăng ký việc nuôi con nuôi bên cho, bên nhận con nuôi phải có mặt, nếu người được nhận con nuôi từ 9 tuổi trở lên thì cũng phải có mặt.
3. Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
4. Lệ phí: 400.000 đồng/một trường hợp đăng ký.
Miễn lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước đối với trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi; nhận trẻ em khuyết tật, mắc bệnh hiểm nghèo làm con nuôi và việc nuôi con nuôi ở vùng sâu, vùng xa.
Điều 7. Đăng ký lại việc nuôi con nuôi
Việc nuôi con nuôi đã được đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam, nhưng cả Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ đăng ký nuôi con nuôi bị mất hoặc hư hỏng không sử dụng được, thì được đăng ký lại, nếu cả cha, mẹ nuôi và con nuôi đều còn sống vào thời điểm yêu cầu đăng ký lại.
1. Hồ sơ gồm có 01 bộ
Nộp tờ khai đăng ký lại việc nuôi con nuôi (theo mẫu quy định).
Trường hợp yêu cầu đăng ký lại tại Ủy ban nhân dân cấp xã không phải là nơi trước đây đã đăng ký việc nuôi con nuôi đó, thì Tờ khai phải có cam kết của người yêu cầu đăng ký lại về tính trung thực của việc đăng ký nuôi con nuôi trước đó và có chữ ký của ít nhất hai người làm chứng.
2. Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã.
3. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
4. Lệ phí: Miễn lệ phí.
Điều 8. Đăng ký việc giám hộ
1. Hồ sơ gồm có 01 bộ
Người được cử làm giám hộ phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định) và Giấy cử giám hộ.
Giấy cử giám hộ do người cử giám hộ lập, nếu có nhiều người cùng cử một người làm giám hộ thì tất cả phải cùng ký vào Giấy cử giám hộ.
Trong trường hợp người được giám hộ có tài sản riêng thì người cử giám hộ phải lập danh mục tài sản và ghi rõ tình trạng của tài sản đó, có chữ ký của người cử giám hộ và người được cử làm giám hộ.
2. Trình tự thực hiện
a) Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Khi đăng ký việc giám hộ, người cử giám hộ và người được cử làm giám hộ phải có mặt.
3. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm nhưng không quá 05 ngày làm việc.
4. Lệ phí: 5.000 đồng/một trường hợp đăng ký.
Điều 9. Đăng ký chấm dứt, thay đổi việc giám hộ
1. Hồ sơ gồm có 01 bộ
a) Nộp Tờ khai (theo mẫu quy định).
b) Quyết định công nhận việc giám hộ đã cấp trước đây.
Trường hợp người được giám hộ có tài sản riêng đã được lập danh mục khi đăng ký giám hộ thì người yêu cầu chấm dứt việc giám hộ phải nộp danh mục tài sản đó và danh mục tài sản hiện tại của người được giám hộ.
c) Xuất trình các giấy tờ cần thiết để chứng minh đủ điều kiện chấm dứt việc giám hộ theo quy định của Bộ luật Dân sự.
2. Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã.
3. Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp cần xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 02 ngày làm việc.
4. Lệ phí: 5.000 đồng/một trường hợp đăng ký.
(Trong trường hợp người giám hộ đề nghị được thay đổi giám hộ và có người khác có đủ điều kiện nhận làm giám hộ thì các bên làm thủ tục đăng ký chấm dứt việc giám hộ cũ và đăng ký việc giám hộ mới theo quy định tại điều 9 Quy định này).
Điều 10. Đăng ký việc nhận cha, mẹ, con
1. Hồ sơ gồm có 01 bộ
a) Nộp Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con (theo mẫu quy định).
Trường hợp cha hoặc mẹ nhận con chưa thành niên, thì phải có sự đồng ý của người hiện đang là mẹ hoặc cha, trừ trường hợp người đó đã chết, mất tích, mất năng lực hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
b) Xuất trình Giấy khai sinh của người con, các giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con (nếu có).
2. Trình tự thực hiện
a) Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã.
b) Khi đăng ký việc nhận cha, mẹ, con các bên cha, mẹ, con phải có mặt, trừ trường hợp người được nhận là cha hoặc mẹ đã chết.
3. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm nhưng không quá 05 ngày làm việc.
4. Lệ phí: 10.000đồng/một trường hợp đăng ký.
Điều 11. Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch
1. Hồ sơ gồm có 01 bộ
a) Nộp Tờ khai yêu cầu thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch (theo mẫu quy định).
b) Xuất trình bản chính giấy khai sinh của người cần thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch.
c) Các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch.
Đối với trường hợp xác định lại giới tính, thì phải nộp giấy chứng nhận y tế do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép can thiệp y tế để xác định lại giới tính theo Nghị định số 88/2008/NĐ-CP ngày 05/8/2008 của Chính phủ.
Đối với trường hợp thay đổi họ, tên, cho người từ đủ 9 tuổi trở lên và xác định lại dân tộc cho người thành niên từ đủ 15 tuổi trở lên, thì phải có ý kiến đồng ý của người đó thể hiện trong Tờ khai; trường hợp xác định lại dân tộc cho con dưới 15 tuổi phải nộp văn bản thỏa thuận của cha, mẹ về việc xác định lại dân tộc cho con.
Việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch cho người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi dân sự được thực hiện theo yêu cầu của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
2. Trình tự thực hiện
a) Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh trước đây đối với trường hợp yêu cầu thay đổi, cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi và bổ sung hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi.
b) Hồ sơ nộp tại Bộ Phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện mà trong địa hạt của cấp huyện đương sự đã đăng ký khai sinh trước đây đối với trường hợp yêu cầu thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên và xác định lại giới tính, xác định lại dân tộc, bổ sung hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi.
Người yêu cầu thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch có thể nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính nhưng các giấy tờ nộp qua bưu chính phải được chứng thực.
3. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm nhưng không quá 05 ngày làm việc. Trừ trường hợp bổ sung hộ tịch được giải quyết ngay trong ngày khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
4. Lệ phí
a) Miễn lệ phí đăng ký việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi, miễn lệ phí việc đăng ký bổ sung hộ tịch cho mọi lứa tuổi.
b) 25.000đồng/một trường hợp đăng ký việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người đủ 14 tuổi trở lên, xác định lại giới tính, xác định lại dân tộc.
Điều 12. Điều chỉnh nội dung trong sổ hộ tịch và các giấy tờ hộ tịch khác
1. Hồ sơ gồm có 01 bộ
Nộp Tờ khai (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy khai sinh; trường hợp nội dung điều chỉnh không liên quan đến Giấy khai sinh, thì phải xuất trình các giấy tờ khác làm căn cứ cho việc điều chỉnh.
Trong trường hợp nội dung bản chính Giấy khai sinh của cha, mẹ đã thay đổi do việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh cho người con, căn cứ vào bản chính Giấy khai sinh của cha, mẹ thực hiện việc điều chỉnh nội dung đó trong phần khai về cha, mẹ trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của người con cho phù hợp; nếu Sổ đăng ký khai sinh đã chuyển lưu tại Ủy ban nhân dân cấp huyện, thì Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc điều chỉnh.
2. Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả nơi lưu trữ sổ hộ tịch (UBND cấp xã hoặc UBND cấp huyện).
3. Thời hạn giải quyết: Trong ngày làm việc, nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ thì trả kết quả làm việc trong ngày tiếp theo.
4. Lệ phí: Miễn lệ phí
Điều 13. Đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn
Việc sinh, tử, kết hôn được đăng ký nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đã bị mất hoặc hư hỏng không sử dụng được thì được đăng ký lại.
1. Hồ sơ gồm có 01 bộ
Nộp Tờ khai (theo mẫu quy định) và xuất trình bản sao giấy tờ hộ tịch đã cấp hợp lệ trước đây (nếu có); trường hợp không còn bản sao giấy tờ hộ tịch, thì đương sự phải tự viết giấy cam đoan về việc đã đăng ký, nhưng sổ hộ tịch không còn lưu được và chịu trách nhiệm về nội dung cam đoan.
2. Trình tự thực hiện
a) Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã.
b) Riêng trường hợp đăng ký lại việc kết hôn thì các bên đương sự phải có mặt.
3. Thời hạn giải quyết: Trong ngày, nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ thì trả kết quả làm việc trong ngày tiếp theo. Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.
4. Lệ phí: Miễn lệ phí.
Điều 14. Cấp lại bản chính giấy khai sinh
Trong trường hợp bản chính Giấy khai sinh bị mất, hư hỏng hoặc phải ghi chú quá nhiều nội dung do thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch hoặc điều chỉnh hộ tịch mà Sổ đăng ký khai sinh còn lưu trữ được thì được cấp lại bản chính Giấy khai sinh.
1. Hồ sơ gồm có 01 bộ
Nộp Tờ khai (theo mẫu quy định) và bản chính Giấy khai sinh cũ (nếu có).
2. Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
3. Thời hạn giải quyết: Trong ngày làm việc, nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ thì trả kết quả làm việc trong ngày tiếp theo, trong trường hợp phải xác minh, thì thời hạn được kéo dài không quá 03 ngày làm việc.
4. Lệ phí: 10.000đồng/một trường hợp cấp lại bản chính.
Điều 15. Xác nhận tình trạng hôn nhân
1. Hồ sơ gồm có 01 bộ
Nộp Tờ khai (theo mẫu quy định).
Trường hợp người yêu cầu cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã có vợ, có chồng, nhưng đã ly hôn hoặc người kia đã chết thì phải xuất trình trích lục bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về việc ly hôn hoặc bản sao Giấy chứng tử.
2. Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã.
3. Thời hạn giải quyết: Trong ngày làm việc, nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ thì trả kết quả làm việc trong ngày tiếp theo. Trường hợp cần xác minh thì thời hạn xác minh không quá 03 ngày làm việc.
4. Lệ phí: 3.000 đồng/một trường hợp xác nhận.
Mục 2. LĨNH VỰC HỘ TỊCH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
(Các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự, chứng thực và dịch ra tiếng Việt, trừ các nước được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo Công văn số 1140/CV-LS-PLLS ngày 27 tháng 4 năm 2012 về việc thông báo danh sách các nước và loại giấy tờ được miễn hợp pháp hóa của Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao).
Điều 16. Đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài
1. Hồ sơ gồm có 01 bộ
a) Nộp Tờ khai, Giấy chứng sinh do cơ sở y tế nơi trẻ em sinh ra cấp (theo mẫu quy định).
Trong trường hợp trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trường hợp không có người làm chứng thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.
b) Xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha mẹ trẻ em (nếu cha mẹ của trẻ em có đăng ký kết hôn). Trong trường hợp công chức tư pháp - hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha, mẹ trẻ em thì không phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn.
c) Trong trường hợp cha, mẹ chọn quốc tịch nước ngoài cho con thì phải có giấy thỏa thuận của cha và mẹ về việc chọn quốc tịch. Giấy thỏa thuận về việc chọn quốc tịch phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước mà người nước ngoài là công dân về việc chọn quốc tịch cho con là phù hợp với pháp luật của nước đó.
Nếu cha, mẹ chọn quốc tịch Việt Nam cho con, thì cũng phải có thỏa thuận bằng văn bản của cha, mẹ theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam.
2. Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc Sở Tư pháp.
3. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trong trường hợp cần xác minh, thời hạn không quá 03 ngày làm việc.
4. Lệ phí: Miễn lệ phí.
Điều 17. Đăng ký khai tử có yếu tố nước ngoài
1. Hồ sơ gồm có 01 bộ
Người đi khai tử phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định) và Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay cho Giấy báo tử, như:
- Trường hợp một người bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì Quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thay cho Giấy báo tử.
- Trường hợp người chết có nghi vấn thì văn bản xác định nguyên nhân chết của cơ quan công an hoặc cơ quan y tế cấp huyện trở lên thay cho Giấy báo tử.
- Đối với người chết trên phương tiện giao thông thì người chỉ huy hoặc điều khiển phương tiện giao thông phải lập biên bản xác nhận việc chết, có chữ ký của ít nhất hai người cùng đi trên phương tiện giao thông đó, biên bản xác nhận việc chết thay cho Giấy báo tử.
- Đối với người chết tại nhà ở nơi cư trú, thì văn bản xác nhận việc chết của người làm chứng thay cho Giấy báo tử.
2. Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc Sở Tư Pháp.
3. Thời hạn giải quyết: Trong ngày làm việc, nếu sau 15 giờ thì trả kết quả làm việc trong ngày tiếp theo. Trong trường hợp cần xác minh, thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.
4. Lệ phí: Miễn lệ phí.
Điều 18. Đăng ký việc giám hộ
1. Hồ sơ gồm có 01 bộ
a) Người được cử làm giám hộ phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định) và Giấy cử giám hộ. Giấy cử giám hộ do người cử giám hộ lập; nếu có nhiều người cùng cử một người làm giám hộ thì tất cả phải cùng ký vào Giấy cử giám hộ.
b) Trong trường hợp người được giám hộ có tài sản riêng thì người cử giám hộ phải lập danh mục tài sản và ghi rõ tình trạng của tài sản đó có chữ ký của người cử giám hộ và người được cử làm giám hộ.
2. Trình tự thực hiện
a) Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc Sở Tư pháp.
b) Khi đăng ký việc giám hộ, người cử giám hộ và người được cử làm giám hộ phải có mặt.
3. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm nhưng không quá 03 ngày làm việc.
4. Lệ phí: Miễn lệ phí.
Điều 19. Đăng ký chấm dứt, thay đổi việc giám hộ
1. Hồ sơ gồm có 01 bộ
a) Người yêu cầu chấm dứt việc giám hộ phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định).
b) Quyết định công nhận việc giám hộ đã cấp trước đây.
c) Trường hợp người được giám hộ có tài sản riêng đã được lập danh mục khi đăng ký giám hộ thì người yêu cầu chấm dứt việc giám hộ phải nộp danh mục tài sản đó và danh mục tài sản hiện tại của người được giám hộ.
d) Xuất trình các giấy tờ cần thiết để chứng minh đủ điều kiện chấm dứt việc giám hộ theo quy định của Bộ luật Dân sự.
2. Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc Sở Tư pháp.
3. Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp cần xác minh, thời hạn được kéo dài thêm không quá 02 ngày làm việc.
4. Lệ phí: 50.000 đồng/một trường hợp đăng ký.
Điều 20. Đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài
1. Hồ sơ gồm có 01 bộ
a) Đối với công dân Việt Nam:
- Nộp Tờ khai đăng ký kết hôn có dán ảnh và đóng dấu giáp lai (theo mẫu quy định), có xác nhận tình trạng hôn nhân của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp chưa quá 6 tháng tính đến ngày nhận hồ sơ xác nhận hiện tại đương sự là người không có vợ hoặc không có chồng.
- Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền từ cấp tỉnh trở lên cấp chưa quá 06 tháng tính đến ngày nhận hồ sơ xác nhận hiện tại đương sự không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.
- Nếu đang phục vụ trong lực lượng vũ trang hoặc đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật quốc gia thì có giấy xác nhận của cơ quan, đơn vị quản lý ngành cấp trung ương hoặc cấp tỉnh xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không ảnh hưởng đến việc bảo vệ bí mật quốc gia hoặc không trái với quy chế của ngành đó.
- Bản sao Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu; Hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc giấy xác nhận đăng ký tạm trú có thời hạn và xuất trình bản chính để đối chiếu.
b) Đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài:
- Tờ khai đăng ký kết hôn có dán ảnh (theo mẫu quy định).
- Giấy xác nhận của cơ quan thẩm quyền nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng tính đến ngày nhận hồ sơ xác nhận hiện tại đương sự là người không có vợ hoặc không có chồng. Trong trường hợp pháp luật của nước mà người xin kết hôn là công dân không quy định cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân thì có thể thay thế giấy xác nhận tình trạng hôn nhân bằng giấy xác nhận lời tuyên thệ của đương sự là hiện tại họ không có vợ hoặc không có chồng, phù hợp với pháp luật của nước đó.
- Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc của Việt Nam từ cấp tỉnh trở lên cấp chưa quá 06 tháng xác nhận hiện tại đương sự không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.
- Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế như Giấy thông hành hoặc Thẻ cư trú và xuất trình bản chính để đối chiếu.
2. Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc Sở Tư pháp; khi nộp hồ sơ đăng ký kết hôn chỉ cần có mặt một trong hai bên nam nữ đăng ký kết hôn.
Bỏ việc niêm yết và nộp hồ sơ ủy quyền theo Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ.
3. Thời hạn giải quyết: 20 ngày tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp có yêu cầu Công an xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm nhưng không quá 10 ngày.
a) Sở Tư pháp: 13 ngày.
b) UBND Tỉnh: 07 ngày.
4. Lệ phí: 1.000.000 đồng/một trường hợp đăng ký.
Điều 21. Đăng ký kết hôn giữa công dân Campuchia và công dân Việt Nam thường trú thuộc khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia
(Xã Thông Bình, Tân Hộ Cơ, Bình Phú thuộc huyện Tân Hồng; xã Bình Thạnh, Tân Hội thuộc thị xã Hồng Ngự; xã Thường Thới Hậu A, Thường Thới Hậu B, Thường Phước 1 thuộc huyện Hồng Ngự).
1. Hồ sơ gồm có 02 bộ
a) Công dân Việt Nam phải nộp Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu quy định).
b) Công dân Campuchia phải nộp Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định có xác nhận chưa quá 06 tháng tính đến ngày nhận hồ sơ của cơ quan có thẩm quyền Campuchia về việc hiện tại đương sự là người không có vợ hoặc không có chồng.
c) Khi nộp hồ sơ đương sự phải xuất trình các giấy tờ để đối chiếu:
- Công dân Việt Nam phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân biên giới; trong trường hợp không có giấy chứng minh nhân dân biên giới thì phải xuất trình giấy tờ chứng minh việc thường trú ở khu vực biên giới kèm theo giấy tờ tùy thân khác của đương sự để kiểm tra.
- Công dân Campuchia phải xuất trình giấy tờ tùy thân do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Campuchia cấp cho công dân đó thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam; trong trường hợp không có giấy tờ tùy thân này thì phải xuất trình giấy tờ chứng minh việc thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam kèm theo giấy tờ tùy thân khác của đương sự để kiểm tra.
- Đối với người trước đây đã có vợ hoặc có chồng nhưng đã ly hôn hoặc người vợ hoặc người chồng đó đã chết hoặc bị tuyên bố là đã chết thì tùy trường hợp cụ thể, đương sự còn phải xuất trình bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật về việc cho ly hôn hoặc giấy chứng tử của người vợ hoặc người chồng đó.
2. Trình tự thực hiện
a) Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc Ủy ban nhân dân xã; khi nộp hồ sơ đăng ký kết hôn chỉ cần có mặt một trong hai bên nam nữ đăng ký kết hôn.
b) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, UBND xã tiến hành các thủ tục thẩm tra hồ sơ và có công văn kèm theo 01 hồ sơ gửi Sở Tư pháp để xin ý kiến.
Bỏ việc niêm yết theo Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ.
c) Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được công văn của Ủy ban nhân dân xã, Sở Tư pháp xem xét hồ sơ đăng ký kết hôn và có ý kiến trả lời bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân xã.
d) Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày Sở Tư pháp có ý kiến, Ủy ban nhân dân xã quyết định việc đăng ký kết hôn và tổ chức lễ kết hôn hoặc từ chối đăng ký kết hôn, các trường hợp trên được áp dụng như đối với trường hợp đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam ở trong nước với nhau theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch.
3. Thời hạn giải quyết: 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
a) Ủy ban nhân dân xã: 13 ngày.
b) Sở Tư pháp: 07 ngày.
4. Lệ phí: Miễn lệ phí.
Điều 22. Đăng ký việc trẻ em Việt Nam làm con nuôi người Campuchia cư trú thuộc khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia
(Xã Thông Bình, Tân Hội Cơ, Bình Phú thuộc huyện Tân Hồng; xã Bình Thạnh, Tân Hội thuộc thị xã Hồng Ngự; xã Thường Thới Hậu A, Thường Thới Hậu B, Thường Phước 1 thuộc huyện Hồng Ngự)
1. Hồ sơ gồm có 02 bộ
a) Đối với người nhận nuôi con nuôi:
- Đơn xin nhận con nuôi (theo mẫu quy định).
- Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế.
- Phiếu lý lịch tư pháp.
- Văn bản xác nhận về việc người nhận con nuôi có đủ điều kiện nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật nước đó.
- Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân.
- Giấy khám sức khỏe.
- Hai ảnh mới nhất, chụp toàn thân, cỡ 9 cm x 12 cm hoặc 10 cm x 15 cm.
(Các giấy tờ quy định trên phải được dịch ra tiếng Việt).
b) Đối với người được giới thiệu làm con nuôi:
- Bản sao Giấy khai sinh.
- Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp.
- Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 6 tháng.
- Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự.
- Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng (nếu là trẻ em đang ở cơ sở nuôi dưỡng).
2. Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân xã.
3. Thời hạn giải quyết: 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
a) Ủy ban nhân dân xã: 20 ngày.
b) Sở Tư pháp: 10 ngày.
4. Lệ phí: 400.000đồng/một trường hợp đăng ký.
Điều 23. Thủ tục giải quyết việc công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia nhận trẻ em Campuchia cư trú ở khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia làm con nuôi.
(Xã Thông Bình, Tân Hội Cơ, Bình Phú thuộc huyện Tân Hồng; xã Bình Thạnh, Tân Hội thuộc thị xã Hồng Ngự; xã Thường Thới Hậu A, Thường Thới Hậu B, Thường Phước 1 thuộc huyện Hồng Ngự).
1. Hồ sơ gồm có 01 bộ
a) Đơn xin nhận con nuôi (theo mẫu quy định).
b) Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế.
c) Phiếu lý lịch tư pháp.
d) Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân.
đ) Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do UBND cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp (trừ trường hợp dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi).
e) Các giấy tờ khác theo quy định pháp luật của nước Campuchia; số bộ hồ sơ được lập theo quy định pháp luật của nước Campuchia.
2. Trình tự thực hiện
a) Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc Sở Tư pháp.
Sở Tư pháp kiểm tra và xác nhận nếu người đó có đủ điều kiện nuôi con nuôi theo quy định tại Điều 14 của Luật Nuôi con nuôi.
b) Sau khi đăng ký nuôi con nuôi tại cơ quan có thẩm quyền của nước Campuchia, người nhận nuôi con nuôi phải làm thủ tục ghi chú việc nuôi con nuôi tại UBND xã, nơi người đó thường trú.
3. Thời gian thực hiện: Pháp luật không quy định.
4. Lệ phí: Miễn lệ phí.
Điều 24. Ghi vào sổ hộ tịch các việc hộ tịch của công dân Việt Nam đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài (khai sinh; nhận cha, mẹ, con; nuôi con nuôi)
1. Hồ sơ gồm có 01 bộ
Người có yêu cầu ghi vào sổ hộ tịch nộp bản sao khai sinh; Quyết định nhận, cha, mẹ; Giấy chứng nhận nuôi con nuôi (kèm theo bản chính để đối chiếu).
2. Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc Sở Tư pháp. Nếu ghi vào sổ hộ tịch việc khai sinh thì có thể nộp qua hệ thống bưu chính.
3. Thời hạn giải quyết: Trong ngày làm việc, nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ thì trả kết quả làm việc trong ngày tiếp theo. Trong trường hợp cần xác minh, thì thời hạn không quá 03 ngày làm việc.
4. Lệ phí:
a) 50.000 đồng/một trường hợp ghi chú vào sổ hộ tịch các việc khai sinh; nhận cha, mẹ, con.
b) Miễn lệ phí ghi chú việc nuôi con nuôi.
Điều 25. Ghi chú ly hôn
1. Hồ sơ gồm 02 bộ
- Tờ khai ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài (theo mẫu quy định).
- Bản sao Bản án/Quyết định ly hôn của Tòa án nước ngoài đã có hiệu lực thi hành; bản sao Bản thỏa thuận ly hôn do Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của nước ngoài công nhận đã có hiệu lực thi hành hoặc bản sao các giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp công nhận việc ly hôn.
- Bản sao giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế để chứng minh nhân thân của người có đơn yêu cầu.
- Bản sao hộ khẩu để chứng minh thẩm quyền ghi chú việc ly hôn (Trong trường hợp công dân Việt Nam ở nước ngoài về thường trú tại Việt Nam, có yêu cầu ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn mà việc kết hôn trước đây đã được đăng ký tại Cơ quan Đại diện Việt Nam ở nước ngoài, thì việc ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn được thực hiện tại Sở Tư pháp, nơi công dân Việt Nam thường trú).
2. Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc Sở Tư pháp.
3. Thời gian thực hiện: 13 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Hồ sơ xin Ghi chú ly hôn của công dân, khi hoàn tất sẽ gửi Bộ Tư pháp để cho ý kiến, sau khi có ý kiến Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp sẽ cấp Giấy xác nhận về việc ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài.
4. Lệ phí: 50.000 đồng/trường hợp.
Điều 26. Công nhận việc kết hôn đã được tiến hành ở nước ngoài
1. Hồ sơ gồm có 01 bộ
- Người có yêu cầu ghi vào sổ đăng ký kết hôn việc kết hôn đã được tiến hành ở nước ngoài phải nộp Tờ khai ghi vào sổ việc kết hôn đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài (theo mẫu quy định).
- Xuất trình bản chính hoặc bản sao giấy tờ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài. Riêng đối với kết hôn giữa công dân Việt Nam với người Hàn Quốc, thì phải nộp Giấy chứng nhận quan hệ hôn nhân, giấy chứng nhận cơ bản, giấy xác nhận không cản trở hôn nhân.
2. Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc Sở Tư pháp.
3. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc. Trong trường hợp cần xác minh, thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.
4. Lệ phí: 1.000.000 đồng/một trường hợp ghi chú vào sổ hộ tịch việc kết hôn.
Điều 27. Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch
(Áp dụng đối với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch và đối với người nước ngoài trong việc cải chính hộ tịch, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch mà trước đây đã đăng ký hộ tịch trước cơ quan có thẩm quyền của tỉnh Đồng Tháp).
1. Hồ sơ gồm có 01 bộ
a) Nộp tờ khai yêu cầu thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch (theo mẫu quy định).
b) Xuất trình bản chính Giấy khai sinh của người cần thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính.
c) Các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch (nếu nộp bản sao thì phải kèm theo bản chính để đối chiếu).
Đối với trường hợp xác định lại dân tộc cho con dưới 15 tuổi phải có văn bản thỏa thuận của cha, mẹ về việc chọn dân tộc cho con.
Đối với trường hợp xác định lại giới tính, thì phải nộp giấy chứng nhận y tế do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép can thiệp y tế để xác định lại giới tính theo Nghị định số 88/2008/NĐ-CP ngày 05/8/2008 của Chính phủ.
Việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch cho người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi dân sự được thực hiện theo yêu cầu của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
Đối với việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ 9 tuổi trở lên và xác định lại dân tộc cho người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi trở lên, thì phải có sự đồng ý của người đó.
2. Trình tự thực hiện
a) Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc Sở Tư pháp.
b) Đối với việc giải quyết cải chính hộ tịch, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch cho người nước ngoài hoặc người không quốc tịch cư trú ổn định lâu dài tại Việt Nam mà đã đăng ký hộ tịch tại Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định tại Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ thì được thực hiện như đối với công dân Việt Nam ở trong nước.
3. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp cần xác minh thêm thì thời hạn giải quyết được kéo dài, nhưng không quá 05 ngày làm việc.
4. Lệ phí:
a) 200.000đồng/một trường hợp đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính.
b) Miễn lệ phí bổ sung hộ tịch.
Điều 28. Điều chỉnh hộ tịch
1. Hồ sơ gồm có 01 bộ
a) Nộp Tờ khai (theo mẫu quy định) yêu cầu điều chỉnh nội dung đã được đăng ký trong Sổ hộ tịch và các giấy tờ khác, không phải Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh.
c) Xuất trình bản chính Giấy khai sinh nếu nội dung điều chỉnh có liên quan đến Giấy khai sinh. Trường hợp nội dung điều chỉnh không liên quan đến Giấy khai sinh, thì phải xuất trình các giấy tờ khác làm căn cứ cho việc điều chỉnh.
2. Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc Sở Tư pháp.
3. Thời hạn giải quyết: Trong ngày, nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ thì trả kết quả làm việc trong ngày tiếp theo.
4. Lệ phí: Miễn lệ phí.
Điều 29. Đăng ký việc nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài
1. Hồ sơ gồm có 01 bộ
a) Tờ khai đăng ký việc nhận cha, mẹ, con (theo mẫu quy định).
b) Bản sao giấy khai sinh của người được nhận là con trong trường hợp xin nhận con; của người nhận cha, mẹ trong trường hợp xin nhận cha, mẹ.
c) Bản sao giấy chứng minh nhân dân (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam ở nước ngoài) của người nhận và người được nhận là cha, mẹ, con.
d) Giấy tờ, tài liệu hoặc chứng cứ (nếu có) để chứng minh giữa người nhận và người được nhận có quan hệ cha, mẹ, con.
đ) Bản sao Sổ hộ khẩu hoặc Giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể (đối với công dân Việt Nam thường trú ở trong nước); Thẻ thường trú (đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam) của người được nhận là cha, mẹ, con.
Các giấy tờ nộp bản sao phải kèm theo bản chính để đối chiếu.
Khi trao Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con bên nhận và bên được nhận phải có mặt.
2. Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc Sở Tư Pháp.
3. Thời hạn giải quyết: 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ cần phải thẩm tra, xác minh thêm thì thời gian không quá 10 ngày làm việc.
4. Lệ phí: 1.000.000đ/một trường hợp đăng ký.
Điều 30. Đăng ký nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài thuộc khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia
(Xã Thông Bình, Tân Hộ Cơ, Bình Phú thuộc huyện Tân Hồng; xã Bình Thạnh, Tân Hội thuộc thị xã Hồng Ngự; xã Thường Thới Hậu A, Thường Thời Hậu B, Thường Phước 1 thuộc huyện Hồng Ngự).
1. Hồ sơ gồm có 01 bộ
a) Đơn xin nhận cha, mẹ, con (theo mẫu quy định).
b) Giấy tờ, tài liệu hoặc chứng cứ (nếu có) để chứng minh giữa người nhận và người được nhận có quan hệ cha, mẹ, con.
c) Khi nộp hồ sơ đương sự phải xuất trình giấy tờ sau để đối chiếu:
- Công dân Việt Nam phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân biên giới; trong trường hợp không có giấy chứng minh nhân dân biên giới thì phải xuất trình giấy tờ chứng minh việc thường trú ở khu vực biên giới kèm theo giấy tờ tùy thân khác của đương sự để kiểm tra.
- Công dân Campuchia phải xuất trình giấy tờ tùy thân do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho công dân đó thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam; trong trường hợp không có giấy tờ tùy thân này thì phải xuất trình giấy tờ chứng minh việc thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam, kèm theo giấy tờ tùy thân khác của đương sự để kiểm tra.
2. Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân xã.
3. Thời hạn giải quyết: 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
a) Ủy ban nhân dân xã: 15 ngày.
b) Sở Tư pháp: 05 ngày làm việc.
4. Lệ phí: 10.000đồng/một trường hợp đăng ký.
Điều 31. Đăng ký lại việc nuôi con nuôi
Việc nuôi con nuôi đã được đăng ký tại Sở Tư pháp, nhưng cả Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ đăng ký nuôi con nuôi bị mất hoặc hư hỏng không sử dụng được, thì được đăng ký lại, nếu cả cha, mẹ nuôi và con nuôi đều còn sống vào thời điểm yêu cầu đăng ký lại.
Sở Tư pháp nơi cha mẹ nuôi và con nuôi thường trú hoặc nơi đã đăng ký lại việc nuôi con nuôi trước đây thực hiện.
1. Hồ sơ gồm có 01 bộ
Nộp Tờ khai đăng ký lại việc nuôi con nuôi (theo mẫu quy định).
Trường hợp yêu cầu đăng ký lại tại Sở Tư pháp, nhưng trước đây đã đăng ký việc nuôi con nuôi đó tại nơi khác, thì Tờ khai phải có cam kết của người yêu cầu đăng ký lại về tính trung thực của việc đăng ký nuôi con nuôi trước đó và có chữ ký của ít nhất hai người làm chứng.
2. Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Tư pháp.
3. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
4. Lệ phí: Miễn lệ phí.
Điều 32. Đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn
1. Hồ sơ gồm có 01 bộ
Người có yêu cầu đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định) và xuất trình bản sao giấy tờ hộ tịch đã cấp hợp lệ trước đây (nếu có); nếu không còn bản sao giấy tờ hộ tịch, thì đương sự phải tự viết bản cam đoan về việc đã đăng ký, nhưng sổ hộ tịch không còn lưu được và chịu trách nhiệm về nội dung cam đoan. Đối với việc đăng ký lại kết hôn và đăng ký lại việc tử, thì bản cam đoan phải có xác nhận của 02 người làm chứng biết rõ về việc đã đăng ký và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về chữ ký của hai người làm chứng.
2. Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc Sở Tư Pháp. Khi đăng ký lại việc kết hôn các bên đương sự phải có mặt.
3. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm nhưng không quá 03 ngày làm việc.
4. Lệ phí:
a) Miễn lệ phí cho việc đăng ký lại việc sinh, tử
b) 50.000 đồng/một trường hợp đăng ký lại việc kết hôn.
Điều 33. Cấp lại bản chính giấy khai sinh
1. Hồ sơ gồm có 01 bộ
Nộp Tờ khai (theo mẫu quy định).
2. Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc Sở Tư pháp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính.
3. Thời hạn giải quyết: Trong ngày, nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ thì trả kết quả làm việc trong ngày tiếp theo. Trong trường hợp cần xác minh, thời hạn không quá 03 ngày làm việc.
4. Lệ phí: 50.000đồng/một trường hợp đăng ký.
Chương III
LĨNH VỰC QUỐC TỊCH
(Các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự, chứng thực và dịch ra tiếng Việt, trừ các nước được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo Công văn số 1140/CV-LS-PLLS ngày 27 tháng 4 năm 2012 về việc thông báo danh sách các nước và loại giấy tờ được miễn hợp pháp hóa của Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao).
Điều 34. Nhập Quốc tịch Việt Nam
1. Hồ sơ gồm có 03 bộ
a) Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam (theo mẫu quy định).
b) Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế (giấy tờ có giá trị chứng minh quốc tịch nước ngoài); bản sao Giấy khai sinh của người con chưa thành niên cùng nhập quốc tịch Việt Nam theo cha, mẹ hoặc giấy tờ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con. Trường hợp chỉ cha hoặc mẹ nhập quốc tịch Việt Nam mà con chưa thành niên sinh sống cùng người đó nhập quốc tịch Việt Nam theo cha hoặc mẹ thì phải nộp văn bản thỏa thuận của cha, mẹ về việc nhập quốc tịch Việt Nam cho con.
c) Tờ khai lý lịch (theo mẫu quy định).
d) Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ.
đ) Giấy chứng minh trình độ tiếng Việt là một trong các giấy tờ sau đây: bản sao bằng tốt nghiệp sau đại học, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông hoặc trung học cơ sở của Việt Nam; bản sao văn bằng hoặc chứng chỉ chứng nhận trình độ tiếng Việt do cơ sở đào tạo tiếng Việt của Việt Nam cấp.
e) Bản sao Thẻ thường trú.
g) Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam gồm một trong các giấy tờ sau: giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản; giấy xác nhận mức lương hoặc thu nhập do cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc cấp; giấy xác nhận của cơ quan thuế về thu nhập chịu thuế; giấy tờ chứng minh được sự bảo lãnh của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam; giấy xác nhận của Ủy ban nhân xã, phường, thị trấn nơi thường trú của người xin nhập quốc tịch Việt Nam về khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam của người đó;
h) Nộp một trong các giấy tờ chứng minh điều kiện được miễn theo quy định (nếu có) cụ thể như:
- Người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam phải nộp bản sao giấy chứng nhận kết hôn.
- Người là cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam phải nộp bản sao giấy khai sinh hoặc giấy tờ hợp lệ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con.
- Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam phải nộp bản sao Huân chương, Huy chương, giấy chứng nhận danh hiệu cao quý khác hoặc giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam.
- Người mà việc nhập quốc tịch Việt Nam của họ có lợi cho nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải nộp giấy chứng nhận của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, được cơ quan quản lý nhà nước cấp Bộ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận về việc nhập quốc tịch Việt Nam của họ sẽ đóng góp cho sự phát triển của một trong các lĩnh vực khoa học, kinh tế, văn hóa, xã hội, nghệ thuật, thể thao.
2. Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc Sở Tư pháp.
3. Thời hạn giải quyết: 55 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
a) Sở Tư pháp: 15 ngày làm việc.
b) Công an tỉnh: 30 ngày.
c) Ủy ban nhân dân tỉnh: 10 ngày làm việc.
Hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam của công dân, khi hoàn tất sẽ gửi Bộ Tư pháp để trình Chủ tịch nước xem xét Quyết định.
4. Lệ phí: 3.000.000 đồng/một trường hợp xin nhập quốc tịch.
Điều 35. Thôi Quốc tịch Việt Nam
1. Hồ sơ gồm có 03 bộ
a) Đối với Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước:
- Đơn xin thôi Quốc tịch Việt Nam (theo mẫu quy định).
- Tờ khai lý lịch (theo mẫu quy định).
- Bản sao Hộ chiếu Việt Nam, giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ khác chứng minh người có quốc tịch Việt Nam như: giấy khai sinh (trường hợp giấy khai sinh không thể hiện rõ quốc tịch Việt Nam thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của cha mẹ); Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định trở lại quốc tịch Việt Nam, Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài, Quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.
- Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ.
- Giấy tờ xác nhận về việc người đó đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp pháp luật nước đó không quy định về việc cấp giấy xác nhận này.
- Giấy xác nhận không nợ thuế do Cục thuế nơi người xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú cấp.
- Đối với người trước đây là cán bộ, công chức, viên chức hoặc phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đã nghỉ hưu, thôi việc, bị miễn nhiệm, bãi nhiệm cách chức hoặc giải ngũ, phục viên, chưa quá 5 năm thì còn phải nộp giấy của cơ quan, tổ chức, đơn vị đã ra quyết định cho nghỉ hưu, cho thôi việc, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên xác nhận việc thôi quốc tịch Việt Nam của người đó không phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
b) Đối với Công dân Việt Nam không thường trú ở trong nước:
Thủ tục được thực hiện theo quy định đối với Công dân Việt Nam thường trú trong nước, không phải nộp các giấy tờ quy định tại các khoản d, e và g của Điều này.
2. Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc Sở Tư pháp.
3. Thời hạn giải quyết: 35 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
a) Sở Tư Pháp: 10 ngày làm việc.
b) Công an tỉnh: 20 ngày.
c) Ủy ban nhân dân Tỉnh: 05 ngày làm việc.
Hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam của công dân, khi hoàn tất sẽ gửi Bộ Tư pháp để trình Chủ tịch nước xem xét Quyết định.
Trường hợp hồ sơ xin thôi Quốc tịch Việt Nam của những người thuộc một trong các trường hợp như: người dưới 14 tuổi; người sinh ra và định cư ở nước ngoài; người đã định cư ở nước ngoài từ 10 năm trở lên; người đã được xuất cảnh theo diện đoàn tụ gia đình, thì không phải qua thẩm tra của Công an tỉnh, thời gian giải quyết là 15 ngày (Sở Tư pháp 10 ngày, Ủy ban nhân dân tỉnh 05 ngày).
4. Lệ phí: 2.500.000 đồng/một trường hợp xin thôi quốc tịch Việt Nam.
Điều 36. Trở lại Quốc tịch Việt Nam
1. Hồ sơ gồm có 03 bộ
a) Đơn xin trở lại Quốc tịch Việt Nam (theo mẫu quy định).
b) Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế.
c) Tờ khai lý lịch (theo mẫu quy định).
d) Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ.
đ) Giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam là một trong các giấy tờ sau:bản sao Quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam; giấy tờ khác có ghi quốc tịch Việt Nam hoặc có giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam trước đây của người đó.
e) Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam phải nộp một trong các giấy tờ sau:
- Người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam phải nộp bản sao giấy chứng nhận kết hôn.
- Người là cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam phải nộp bản sao giấy khai sinh hoặc giấy tờ hợp lệ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con.
- Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam phải nộp bản sao Huân chương, Huy chương, giấy chứng nhận danh hiệu cao quý khác hoặc giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam.
- Người mà việc nhập quốc tịch Việt Nam của họ có lợi cho nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải nộp giấy chứng nhận của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, được cơ quan quản lý nhà nước cấp Bộ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận về việc nhập quốc tịch Việt Nam của họ sẽ đóng góp cho sự phát triển của một trong các lĩnh vực khoa học, kinh tế, văn hóa, xã hội, nghệ thuật, thể thao hoặc giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đang làm thủ tục xin hồi hương về Việt Nam hoặc bản sao giấy tờ chứng nhận việc đầu tư tại Việt Nam.
Trường hợp con chưa thành niên cùng trở lại quốc tịch Việt Nam theo cha mẹ thì phải nộp bản sao Giấy khai sinh của người con hoặc giấy tờ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con. Trường hợp chỉ cha hoặc mẹ trở lại quốc tịch Việt Nam mà con chưa thành niên sống cùng người đó cùng trở lại quốc tịch Việt Nam theo cha hoặc mẹ thì phải nộp văn bản thỏa thuận của cha mẹ về việc trở lại quốc tịch Việt Nam của con.
2. Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc Sở Tư pháp.
3. Thời hạn giải quyết: 35 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
a) Sở Tư pháp: 10 ngày làm việc.
b) Công an tỉnh: 20 ngày.
c) Ủy ban nhân dân tỉnh: 05 ngày làm việc.
Hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam của công dân, khi hoàn tất sẽ gửi Bộ Tư pháp để trình Chủ tịch nước xem xét Quyết định.
4. Lệ phí: 2.500.000 đồng/một trường hợp xin trở lại quốc tịch Việt Nam.
Điều 37. Xác nhận có Quốc tịch Việt Nam
1. Hồ sơ gồm có 01 bộ
a) Người xin xác nhận có Quốc tịch Việt Nam phải làm Đơn xin xác nhận có Quốc tịch Việt Nam, nội dung phải ghi rõ mục đích của việc xin xác nhận.
b) Bản sao giấy tờ chứng minh Quốc tịch Việt Nam.
2. Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc Sở Tư pháp.
3. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, kể từ ngày Sở Tư pháp nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Sau khi hoàn tất hồ sơ, Sở Tư pháp gửi Bộ Tư pháp tra cứu, khi có kết quả Sở sẽ trả kết quả cho công dân.
4. Lệ phí: Miễn lệ phí.
Điều 38: Xác nhận là người gốc Việt Nam
1. Hồ sơ gồm có 01 bộ
a) Người xin xác nhận là người gốc Việt Nam phải làm Đơn xin xác nhận là người gốc Việt Nam, nội dung phải ghi rõ mục đích xin xác nhận.
b) Bản sao giấy tờ chứng minh là người đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch đó được xác định theo huyết thống.
2. Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc Sở Tư pháp
3. Thời hạn giải quyết: 10 ngày, kể từ ngày Sở Tư pháp nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Sau khi hoàn tất hồ sơ, Sở Tư pháp gửi Bộ Tư pháp tra cứu, khi có kết quả Sở sẽ trả kết quả cho công dân.
4. Lệ phí: Miễn lệ phí.
Chương IV
CHỨNG THỰC
Điều 39. Chứng thực bản sao từ bản chính tiếng Việt
1. Hồ sơ gồm có:
Người yêu cầu chứng thực phải xuất trình các giấy tờ sau đây:
a) Bản chính.
b) Bản sao cần chứng thực.
2. Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
3. Thời hạn giải quyết: Trong buổi làm việc, trường hợp yêu cầu chứng thực với số lượng lớn thì việc chứng thực có thể hẹn lại để chứng thực sau, nhưng không quá 2 ngày làm việc.
4. Lệ phí: 2.000 đồng/một trang, từ trang thứ 3 trở lên thì mỗi trang thu 1.000 đồng, tối đa không quá 100.000 đồng/bản.
Điều 40. Chứng thực bản sao từ bản chính tiếng nước ngoài và giấy tờ, văn bản song ngữ
1. Hồ sơ gồm có:
Người yêu cầu chứng thực phải xuất trình các giấy tờ sau đây:
a) Bản chính.
b) Bản sao cần chứng thực.
2. Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
3. Thời hạn giải quyết: Trong buổi làm việc, nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ thì trả kết quả làm việc trong ngày tiếp theo, trường hợp yêu cầu chứng thực với số lượng lớn thì việc chứng thực có thể hẹn lại để chứng thực sau nhưng không quá
2 ngày làm việc.
4. Lệ phí: 2.000 đồng/một trang, từ trang thứ 3 trở lên thì mỗi trang thu 1.000 đồng, tối đa không quá 100.000 đồng/bản.
Điều 41. Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt
1. Hồ sơ gồm có:
Cá nhân yêu cầu chứng thực chữ ký của mình phải xuất trình các giấy tờ sau đây:
a) Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc các giấy tờ tùy thân khác.
b) Giấy tờ, văn bản mà mình sẽ ký vào đó.
2. Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
3. Thời hạn giải quyết: Trong buổi làm việc, nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ thì trả kết quả làm việc trong ngày tiếp theo. Trường hợp cần phải xác minh làm rõ nhân thân của người yêu cầu chứng thực thì thời hạn trên được kéo dài thêm nhưng không được quá 03 ngày làm việc.
4. Lệ phí: 10.000đ/một trường hợp chứng thực.
Điều 42. Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài; chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài và giấy tờ, văn bản song ngữ
1. Hồ sơ gồm có:
Người dịch yêu cầu chứng thực chữ ký của mình hoặc người yêu cầu chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài hoặc giấy tờ, văn bản song ngữ phải xuất trình các giấy tờ sau đây:
a) Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác.
b) Giấy tờ, văn bản mà mình sẽ ký vào đó.
2. Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
3. Thời hạn giải quyết: Trong buổi làm việc, nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ thì trả kết quả làm việc trong ngày tiếp theo. Trường hợp cần phải xác minh làm rõ nhân thân của người yêu cầu chứng thực thì thời hạn trên được kéo dài thêm nhưng không được quá 03 ngày làm việc.
4. Lệ phí: 10.000đ/một trường hợp.
Điều 43. Chứng thực các hợp đồng, văn bản về bất động sản
1. Hồ sơ gồm có:
Người yêu cầu chứng thực các hợp đồng, văn bản về bất động sản phải nộp các văn bản, giấy tờ sau đây:
a) Các văn bản, giấy tờ chung cho các hồ sơ yêu cầu chứng thực các hợp đồng, văn bản về bất động sản:
- Phiếu yêu cầu chứng thực hợp đồng, văn bản (theo mẫu quy định).
- Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu; bản sao giấy tờ chứng minh thẩm quyền của người đại diện (nếu là người đại diện).
- Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo quy định của Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003; bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được cấp theo quy định của Nghị định số 60/CP ngày 5/7/1994 và Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ; bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được cấp theo quy định của pháp luật về nhà ở (gọi là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất).
Trường hợp trong thời hạn theo quy định tại Điều 184 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai, nếu người sử dụng đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải có bản sao một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai; trường hợp người sử dụng đất có tên trong sổ đăng ký ruộng đất hoặc sổ địa chính thì phải có xác nhận bằng văn bản (bản sao) của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất.
- Hợp đồng, văn bản về bất động sản.
b) Ngoài các giấy tờ nêu trên, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà hồ sơ yêu cầu chứng thực còn có thêm một hoặc các giấy tờ sau đây:
- Bản sao hộ khẩu đối với trường hợp nhận chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp hoặc nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, trong khu vực phòng hộ.
- Đơn xin tách thửa, hợp thửa trong trường hợp thực hiện quyền của người sử dụng đất đối với một phần thửa đất.
- Bản sao Giấy chứng tử của người để lại di sản, giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo pháp luật.
Bản sao di chúc, Giấy chứng tử của người để lại di sản, nếu là người được hưởng di sản theo di chúc mà trong di chúc đó không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người.
Bản sao Giấy chứng tử của người để lại di sản, giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản mà người nhận thừa kế là người duy nhất.
- Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở được cấp theo quy định của pháp luật về nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng được cấp theo quy định của Nghị định số 95/2005/NĐ-CP ngày 15/7/2005 và Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ (gọi chung là giấy chứng nhận sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất) đối với trường hợp có tài sản gắn liền với đất mà người sở hữu tài sản đó bán, cho thuê, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn.
- Bản sao giấy phép xây dựng hoặc dự án đầu tư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với trường hợp thế chấp tài sản hình thành trong tương lai mà theo quy định của pháp luật thì tài sản đó phải được cấp phép xây dựng hoặc phải lập dự án đầu tư.
2. Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã (chỉ áp dụng đối với các địa phương chưa chuyển giao thẩm quyền này về tổ chức hành nghề công chứng).
Người yêu cầu chứng thực xuất trình bản chính của các giấy tờ đã nộp bản sao có trong hồ sơ chứng thực để đối chiếu; công chức làm nhiệm vụ tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp đối chiếu và chịu trách nhiệm về sự chính xác của các bản sao có trong hồ sơ chứng thực so với bản chính.
3. Thời hạn giải quyết
a) Việc chứng thực hợp đồng, văn bản về bất động sản được thực hiện trong ngày nhận hồ sơ; nếu nộp hồ sơ yêu cầu chứng thực sau 15 giờ thì việc chứng thực được thực hiện chậm nhất trong ngày làm việc tiếp theo; trường hợp hợp đồng, văn bản có tình tiết phức tạp thì thời hạn chứng thực không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
b) Trường hợp chứng thực văn bản phân chia tài sản thừa kế, văn bản nhận tài sản thừa kế thì thời hạn niêm yết là 30 ngày không tính vào thời hạn chứng thực quy định tại điểm a nêu trên.
4. Lệ phí: Việc chứng thực các hợp đồng, văn bản về thực hiện quyền của người sử dụng đất được thu lệ phí quy định tại Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 93/2001/TTLT/BTC-BTP ngày 21/11/2001 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp.
Điều 44. Cấp bản sao từ sổ gốc
1. Hồ sơ gồm có 01 bộ
Người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc phải cung cấp thông tin đầy đủ về việc yêu cầu cấp bản sao và xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra.
Trong trường hợp người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc là người đại diện hợp pháp, người được ủy quyền của người được cấp bản chính; cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, người thừa kế của người được cấp bản chính trong trường hợp người đó đã chết, thì phải xuất trình thêm giấy tờ chứng minh là người có quyền yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc.
2. Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp trực tiếp Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (nộp ở cấp xã hoặc cấp huyện hoặc Sở Tư pháp, nơi lưu trữ sổ hộ tịch), trường hợp gửi qua đường bưu điện thì người yêu cầu phải gửi đầy đủ các giấy tờ được quy định trên (bản chính hoặc bản sao có chứng thực).
3. Thời hạn giải quyết: Trong ngày làm việc, nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ thì trả kết quả làm việc trong ngày tiếp theo.
4. Lệ phí: 3.000 đồng/một bản sao.
Chương V
LÝ LỊCH TƯ PHÁP
Điều 45. Cấp Phiếu lý lịch tư pháp
1. Hồ sơ gồm có 01 bộ
a) Cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1
Đối với yêu cầu của công dân Việt Nam, cơ quan, tổ chức, người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam:
- Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp (đối với công dân theo mẫu quy định; đối với cơ quan, tổ chức thì gửi văn bản yêu cầu).
- Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp (kèm theo bản chính để đối chiếu).
- Bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp có thể ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản có chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền.
b) Cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2
- Cơ quan tiến hành tố tụng phải gửi văn bản yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp, nội dung ghi rõ đầy đủ các thông tin cá nhân sau: Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, họ, tên cha, mẹ, vợ, chồng của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
- Trong trường hợp khẩn cấp, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng có thể yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp bằng điện thoại, fax, hoặc bằng các hình thức khác nhưng phải gửi văn bản yêu cầu tới Sở trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
- Cá nhân cũng có thể yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2, nhưng không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
2. Trình tự thực hiện: Hồ sơ hoặc văn bản nộp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Tư pháp.
3. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
a) Sở Tư pháp: 06 ngày làm việc.
b) Công an tỉnh: 04 ngày làm việc.
Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều tỉnh, thành phố trong nước hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài; người nước ngoài; người cần phải xác minh về điều kiện đương nhiên xóa án tích phải tra cứu thông tin tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, thì thời gian kéo dài thêm nhưng không quá 05 ngày làm việc (đối với công dân Việt Nam), không quá 15 ngày làm việc (đối với công dân nước ngoài).
Trường hợp khẩn cấp theo yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của cơ quan tiến hành tố tụng thì thời hạn không quá 24 giờ, kể từ thời điểm nhận được yêu cầu.
4. Lệ phí
a) 200.000 đồng/lần/người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
b) 100.000 đồng/lần/người đối với học sinh, sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ.
c) Miễn lệ phí: Người thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật; người cư trú tại xã đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp đề nghị cấp trên 2 Phiếu trong một lần yêu cầu, thì kể từ Phiếu thứ 3 trở đi cơ quan cấp Phiếu lý lịch tư pháp được thu thêm 3.000 đồng/Phiếu lý lịch tư pháp.
Chương VI
LĨNH VỰC CÔNG CHỨNG
Điều 46. Bổ nhiệm công chứng viên
1. Hồ sơ gồm có 01 bộ
a) Đơn đề nghị bổ nhiệm công chứng viên (theo mẫu quy định).
b) Bản sao bằng Cử nhân luật hoặc bằng Thạc sỹ luật hoặc bằng Tiến sỹ luật.
c) Giấy tờ chứng minh về thời gian công tác pháp luật.
d) Sơ yếu lý lịch (theo mẫu quy định).
đ Giấy chứng nhận sức khỏe (do cơ quan y tế có thẩm quyền từ cấp huyện trở lên cấp).
e) Bản sao Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề công chứng; Báo cáo kết quả tập sự hành nghề công chứng có nhận xét của công chứng viên hướng dẫn hoặc giấy tờ chứng minh là người được miễn đào tạo nghề công chứng, miễn tập sự hành nghề công chứng; giấy tờ chứng minh nghỉ hưu hoặc thôi việc (trường hợp cán bộ công chức đã nghỉ hưu hoặc thôi việc) đối với người được miễn đào tạo, tập sự hành nghề công chứng.
2. Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Tư pháp.
3. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra, xem xét có văn bản gửi Bộ Tư pháp đề nghị bổ nhiệm công chứng viên theo quy định.
4. Lệ phí: Miễn lệ phí.
Điều 47. Thành lập Văn phòng công chứng
1. Hồ sơ gồm có 01 bộ
a) Đơn đề nghị thành lập Văn phòng công chứng (theo mẫu quy định).
b) Đề án thành lập Văn phòng công chứng nêu rõ sự cần thiết thành lập, dự kiến về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện (2 bộ).
c) Bản sao quyết định bổ nhiệm công chứng viên.
2. Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Tư pháp
3. Thời hạn giải quyết: 25 ngày
a) Sở Tư pháp: 05 ngày.
b) UBND Tỉnh: 20 ngày.
4. Lệ phí: Miễn lệ phí.
Điều 48. Đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng
1. Hồ sơ gồm có 01 bộ
a) Đơn đăng ký hoạt động (theo mẫu quy định).
b) Giấy tờ chứng minh về trụ sở ở địa phương nơi Quyết định cho phép thành lập.
2. Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Tư pháp.
3. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc.
4. Lệ phí: Miễn lệ phí.
Điều 49. Cấp thẻ công chứng viên
1. Hồ sơ gồm có 01 bộ
a) Đơn đề nghị cấp thẻ công chứng viên (theo mẫu).
b) Bản sao có chứng thực Quyết định bổ nhiệm công chứng viên.
c) Một ảnh chân dung (cỡ 2 cm x 3 cm).
2. Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Tư pháp.
3. Thời hạn giải quyết: Sở Tư pháp xem xét trình Bộ Tư pháp trong thời hạn 05 ngày làm việc.
4. Lệ phí: Miễn lệ phí.
Điều 50. Cấp lại thẻ công chứng viên
1. Hồ sơ gồm có 01 bộ
a) Đơn đề nghị cấp lại thẻ công chứng viên (theo mẫu quy định).
b) Một ảnh chân dung (cỡ 2 cm x 3 cm).
c) Thẻ công chứng viên cũ (trong trường hợp thay đổi nơi hành nghề công chứng; thẻ bị hư hỏng).
2. Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Tư pháp
3. Thời hạn giải quyết: Sở Tư pháp xem xét trình Bộ Tư pháp trong thời hạn 05 ngày làm việc.
4. Lệ phí: Miễn lệ phí.
Điều 51. Cấp lại Giấy đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng do có thay đổi về trụ sở, tên gọi hoặc danh sách công chứng viên
1. Hồ sơ gồm có 01 bộ
a) Thông báo về việc thay đổi trụ sở, tên gọi hoặc danh sách công chứng viên.
b) Giấy tờ chứng minh về trụ sở (nếu thay đổi trụ sở).
2. Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Tư pháp.
3. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc.
4. Lệ phí: Miễn lệ phí.
Chương VII
LĨNH VỰC LUẬT SƯ
Điều 52. Thành lập Đoàn luật sư
1. Hồ sơ gồm có 01 bộ
a) Giấy đề nghị thành lập Đoàn luật sư.
b) Dự thảo Điều lệ Đoàn luật sư.
c) Dự thảo Báo cáo về phương hướng hoạt động của Đoàn luật sư.
d) Đề án tổ chức Đại hội thành lập Đoàn luật sư.
đ) Danh sách thành viên Đoàn luật sư kèm theo bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư.
2. Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Tư pháp.
3. Thời hạn giải quyết: 25 ngày
a) Sở Tư pháp: 15 ngày.
b) UBND Tỉnh: 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản thẩm định của Sở Tư pháp kèm theo hồ sơ, sau đó trình Bộ Tư pháp cho ý kiến.
4. Lệ phí: Miễn lệ phí.
Điều 53. Phê duyệt điều lệ Đoàn luật sư
1. Hồ sơ gồm có 01 bộ
a) Văn bản đề nghị phê duyệt Điều lệ.
b) Điều lệ và biên bản thông qua Điều lệ.
c) Nghị quyết Đại hội.
d) Văn bản nhất trí của Liên đoàn luật sư Việt Nam về nội dung Điều lệ.
2. Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Tư pháp.
3. Thời hạn giải quyết: 30 ngày
a) Sở Tư pháp: 20 ngày.
b) UBND Tỉnh: 10 ngày.
4. Lệ phí: Miễn lệ phí.
Điều 54. Phê chuẩn kết quả Đại hội Đoàn luật sư
1. Hồ sơ gồm có 01 bộ
a) Báo cáo kết quả Đại hội.
b) Biên bản bầu cử.
c) Danh sách trích ngang của Chủ nhiệm, các ủy viên Ban Chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng - kỷ luật của Đoàn luật sư.
d) Nghị quyết Đại hội.
2. Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Tư pháp.
3. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc
a) Sở Tư pháp: 10 ngày làm việc.
b) UBND Tỉnh: 05 ngày làm việc.
4. Lệ phí: Miễn lệ phí.
Điều 55. Cấp Giấy đăng ký hoạt động của Công ty luật hợp danh hoặc Công ty luật Trách nhiệm hữu hạn (sau đây gọi tắt là Công ty luật)
1. Hồ sơ gồm có 01 bộ
a) Giấy đề nghị đăng ký hoạt động (theo mẫu quy định).
b) Dự thảo Điều lệ của Công ty luật.
c) Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư của luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập Công ty luật.
d) Giấy tờ chứng minh về trụ sở của Công ty luật.
2. Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Tư pháp
3. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc.
4. Lệ phí: Miễn lệ phí.
Điều 56. Cấp Giấy đăng ký hoạt động Văn phòng luật sư
1. Hồ sơ gồm có 01 bộ
a) Giấy đề nghị đăng ký hoạt động.
b) Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư của luật sư thành lập Văn phòng luật sư.
c) Giấy tờ chứng minh về trụ sở của Văn phòng luật sư.
2. Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Tư pháp.
3. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc.
4. Lệ phí: Miễn lệ phí.
Điều 57. Chuyển đổi Cty luật TNHH một thành viên sang Công ty luật TNHH hai thành viên trở lên, chuyển đổi Công ty luật TNHH hai thành viên trở lên sang Công ty luật TNHH một thành viên.
1. Hồ sơ gồm có 01 bộ
a) Đơn đề nghị chuyển đổi trong đó nêu rõ mục đích và lý do chuyển đổi.
b) Dự thảo Điều lệ của Công ty luật mới.
c) Danh sách thành viên hoặc luật sư chủ sở hữu của Công ty luật mới.
d) Giấy đăng ký hoạt động đã được cấp.
2. Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Tư pháp.
3. Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc.
4. Lệ phí: Miễn lệ phí.
Điều 58. Cấp Giấy đăng ký hoạt động Chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư
1. Hồ sơ gồm có 01 bộ
a) Giấy đề nghị đăng ký hoạt động của Chi nhánh.
b) Bản sao Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư thành lập Chi nhánh.
c) Quyết định thành lập Chi nhánh.
d) Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư của Trưởng Chi nhánh.
đ) Giấy tờ chứng minh về trụ sở của Chi nhánh.
2. Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Tư pháp.
3. Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc.
4. Lệ phí: Miễn lệ phí.
Điều 59. Đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân
1. Hồ sơ gồm có 01 bộ
a) Giấy đề nghị đăng ký hành nghề luật sư.
b) Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư.
c) Giấy tờ chứng minh về địa điểm giao dịch.
2. Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Tư pháp.
3. Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc.
4. Lệ phí: Miễn lệ phí.
Điều 60. Cấp lại Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư khi thay đổi nội dung đăng ký hoạt động; trong trường hợp bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác
1. Hồ sơ gồm có 01 bộ
a) Thông báo bằng văn bản về việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động hoặc văn bản đề nghị cấp lại Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư.
b) Giấy đăng ký hoạch động của tổ chức hành nghề luật sư.
2. Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Tư pháp
3. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc.
4. Lệ phí: Miễn lệ phí.
Điều 61. Thành lập Văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư
1. Hồ sơ gồm có 01 bộ
a) Văn bản thông báo về việc thành lập văn phòng giao dịch.
b) Quyết định thành lập văn phòng giao dịch, trong đó ghi rõ người được tổ chức hành nghề luật sư phân công thường trực tại văn phòng giao dịch để tiếp nhận yêu cầu về vụ, việc của khách hàng, kèm theo bản sao chứng minh nhân dân của người đó.
c) Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư.
d) Bản sao giấy tờ chứng minh trụ sở của văn phòng giao dịch.
2. Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Tư pháp.
3. Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc.
4. Lệ phí: Miễn lệ phí.
Điều 62. Chấm dứt hoạt động Chi nhánh, Văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư (trong trường hợp tổ chức hành nghề luật sư vẫn còn hoạt động)
1. Hồ sơ gồm có 01 bộ
a) Quyết định chấm dứt hoạt động Chi nhánh, Văn phòng giao dịch của Tổ chức hành nghề luật sư.
b) Giấy đăng ký hoạt động của Chi nhánh.
c) Giấy đăng ký hoạch động của tổ chức hành nghề luật sư.
2. Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Tư pháp
3. Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc.
4. Lệ phí: Miễn lệ phí.
Điều 63. Cấp Giấy đăng ký hoạt động của Chi nhánh, Công ty luật nước ngoài
1. Hồ sơ gồm có 01 bộ
a) Bản sao Giấy phép thành lập Chi nhánh, Công ty luật nước ngoài tại Việt Nam.
b) Giấy tờ chứng minh về trụ sở.
2. Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Tư pháp.
3. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc.
4. Lệ phí: Miễn lệ phí.
Điều 64. Cấp lại Giấy đăng ký hoạt động cho Chi nhánh, Cty luật nước ngoài do bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác; do thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động
1. Hồ sơ gồm có 01 bộ
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy đăng ký hoạt động của Chi nhánh, Công ty luật nước ngoài.
b) Thông báo thay đổi trụ sở (Trong trường hợp thay đổi trụ sở).
2. Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Tư pháp
3. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc.
4. Lệ phí: Miễn lệ phí.
Chương VIII
LĨNH VỰC TƯ VẤN PHÁP LUẬT
Điều 65. Cấp Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật
1. Hồ sơ gồm có 01 bộ
a) Đơn đăng ký hoạt động (theo mẫu quy định).
b) Quyết định của tổ chức chủ quản về việc thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật; về việc cử Giám đốc của Trung tâm tư vấn pháp luật.
c) Dự thảo Quy chế tổ chức, hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật do tổ chức chủ quản ban hành.
d) Danh sách kèm theo hồ sơ của người được đề nghị cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật, của luật sư làm việc theo hợp đồng lao động cho Trung tâm.
đ) Giấy tờ xác nhận về trụ sở.
2. Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Tư pháp.
3. Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc.
4. Lệ phí: Miễn lệ phí.
Điều 66. Cấp Giấy đăng ký hoạt động của Chi nhánh Trung tâm tư vấn pháp luật.
1. Hồ sơ gồm có 01 bộ
a) Đơn đăng ký hoạt động (theo mẫu quy định).
b) Bản sao Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật.
c) Quyết định của tổ chức chủ quản về việc thành lập Chi nhánh, cử Trưởng Chi nhánh.
d) Giấy tờ xác nhận về trụ sở làm việc của Chi nhánh.
d) Biểu thù lao tư vấn pháp luật của Chi nhánh phù hợp với biểu thù lao của Trung tâm tư vấn pháp luật, trong trường hợp Chi nhánh thực hiện tư vấn pháp luật có thu thù lao.
2. Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Tư pháp.
3. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc.
4. Lệ phí: Miễn lệ phí.
Điều 67. Cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật
1. Hồ sơ gồm có 01 bộ
a) Giấy đề nghị cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật.
b) Bản sao Bằng Cử nhân luật.
c) Sơ yếu lý lịch.
d) Giấy xác nhận về thời gian công tác pháp luật của người được đề nghị.
2. Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Tư pháp.
3. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc.
4. Lệ phí: Miễn lệ phí.
Điều 68. Cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Trung tâm hỗ trợ kết hôn
1. Hồ sơ gồm có 01 bộ
a) Tờ khai đăng ký hoạt động (theo mẫu quy định).
b) Bản sao Quyết định thành lập Trung tâm của tổ chức chủ quản.
c) Lý lịch cá nhân theo mẫu quy định.
d) Phiếu lý lịch tư pháp của người dự kiến đứng đầu Trung tâm.
đ) Giấy tờ chứng minh về địa điểm trụ sở của Trung tâm.
e) Dự kiến chương trình, kế hoạch hoạt động hỗ trợ việc kết hôn theo nguyên tắc nhân đạo, phi lợi nhuận.
2. Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Tư pháp.
3. Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc.
4. Lệ phí: Miễn lệ phí.
Điều 69. Thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm hỗ trợ kết hôn.
1. Hồ sơ gồm có 01 bộ
a) Văn bản đề nghị ghi chú thay đổi (nêu rõ mục đích, nội dung và lý do thay đổi).
b) Giấy tờ chứng minh về địa điểm trụ sở của Trung tâm (nếu thay đổi trụ sở).
d) Lý lịch cá nhân (theo mẫu) và lý lịch tư pháp của người dự kiến đứng đầu (trong trường hợp thay đổi người đứng đầu Trung tâm hoặc nội dung hoạt động).
đ) Giấy đăng ký hoạt động do Sở Tư pháp cấp.
2. Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Tư pháp.
3. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc.
4. Lệ phí: Miễn lệ phí.
Điều 70. Gia hạn hoạt động của Trung tâm hỗ trợ kết hôn
1. Hồ sơ gồm có 01 bộ
a) Văn bản đề nghị gia hạn.
b) Giấy đăng ký hoạt động do Sở Tư pháp cấp.
c) Bản báo cáo về tình hình hoạt động của Trung tâm trong thời gian đã được cấp Giấy đăng ký hoạt động, có xác nhận của Tổ chức chủ quản.
2. Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Tư pháp.
3. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc.
4. Lệ phí: Miễn lệ phí.
Chương IX
LĨNH VỰC TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI
Điều 71. Đăng ký hoạt động của Trung tâm Trọng tài
1. Hồ sơ gồm có 01 bộ
a) Đơn đăng ký hoạt động.
b) Bản sao có chứng thực Giấy phép thành lập Trung tâm trọng tài; trong trường hợp nộp bản sao thì phải kèm theo bản chính để đối chiếu.
c) Bản sao có chứng thực Điều lệ Trung tâm trọng tài; trong trường hợp nộp bản sao thì phải kèm theo bản chính để đối chiếu.
đ) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy tờ chứng minh về trụ sở hoạt động của Trung tâm trọng tài.
2. Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Tư pháp
3. Thời hạn giải quyết: 15 ngày.
4. Lệ phí: 200.000 đồng/trường hợp đăng ký
Điều 72. Đăng ký hoạt động của Chi nhánh Trung tâm trọng tài
1. Hồ sơ gồm có 01 bộ
a) Đơn đăng ký hoạt động.
b) Bản sao có chứng thực Giấy phép thành lập Trung tâm Trọng tài, trong trường hợp nộp bản sao thì phải kèm theo bản chính để đối chiếu.
c) Bản chính Quyết định thành lập Chi nhánh của Trung tâm Trọng tài.
d) Bản chính Quyết định của Trung tâm Trọng tài về việc cử Trưởng Chi nhánh.
đ) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy tờ chứng minh về trụ sở của Chi nhánh.
2. Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Tư pháp
3. Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc.
4. Lệ phí: 100.000 đồng/trường hợp đăng ký.
Điều 73. Đăng ký thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động của Chi nhánh, Trung tâm trọng tài
1. Hồ sơ gồm có 01 bộ
a) Đơn đề nghị thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động.
b) Bản chính Giấy đăng ký hoạt động.
c) Bản sao có chứng thực Giấy phép thành lập Trung tâm trọng tài; trong trường hợp nộp bản sao thì phải kèm theo bản chính để đối chiếu.
2. Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Tư pháp.
3. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc.
4. Lệ phí: Miễn lệ phí.
Điều 74. Cấp lại Giấy đăng ký hoạt động của Chi nhánh, Trung tâm Trọng tài
1. Hồ sơ gồm có 01 bộ
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy đăng ký hoạt động.
b) Giấy xác nhận về việc bị mất Giấy đăng ký hoạt động của Công an cấp xã nơi mất Giấy tờ.
2. Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Tư pháp.
3. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc.
4. Lệ phí: Miễn lệ phí.
Điều 75. Đăng ký hoạt động của Chi nhánh tổ chức trọng tài nước ngoài
1. Hồ sơ gồm có 01 bộ
a) Đơn đăng ký hoạt động.
b) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy tờ chứng minh về trụ sở của Chi nhánh.
c) Bản sao có chứng thực Giấy phép thành lập Chi nhánh; trong trường hợp nộp bản sao thì phải kèm theo bản chính để đối chiếu.
d) Bản sao có chứng thực Quyết định về việc cử Trưởng Chi nhánh.
2. Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Tư pháp.
3. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc.
4. Lệ phí: Miễn lệ phí.
Chương X
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 76. Các thủ tục hành chính nêu trên phải được niêm yết công khai tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã để tổ chức, công dân biết và thực hiện.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các ngành, các cấp phản ảnh về Sở Tư pháp để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Tỉnh kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
PHỤ LỤC CƠ SỞ PHÁP LÝ
1. Lĩnh vực hộ tịch:
- Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực.
- Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
- Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006 của Chính phủ về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
- Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 10/12/2010 về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
- Thông tư số 68/2002/NĐ-CP">07/2002/TT-BTP ngày 16/7/2002 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
- Thông tư số 08a/2010/TT-BTP, ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch.
- Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP">05/2012/TT-BTP ngày 23 tháng 5 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch.
- Thông tư số 16/2010/TT-BTP ngày 08 tháng 10 năm 2010 hướng dẫn việc ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài.
2. Lĩnh vực quốc tịch:
- Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008.
- Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.
- Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA, ngày 01/3/2010 của Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.
- Thông tư số 08/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp hướng dẫn mẫu giấy tờ về quốc tịch và mẫu sổ tiếp nhận các việc về quốc tịch.
- Thông tư số 146/2009/TT-BTC ngày 20/7/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí giải quyết các việc liên quan đến quốc tịch.
3. Lĩnh vực Lý lịch tư pháp:
- Luật lý lịch tư pháp 2009.
- Nghị định số 111/2010/NĐ-CP ngày 23/11/2010 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Lý lịch tư pháp.
- Thông tư số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 10/5/2012 của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng, hướng dẫn trình tự, thủ tục tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.
- Thông tư số 13/2011/TT-BTP ngày 27/6/2011 v/v ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp.
4. Lĩnh vực con nuôi:
- Luật con nuôi 2010.
- Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi.
- Thông tư số 02/2011/TT-BTP ngày 27/6/2012 của Bộ Tư pháp v/v ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi.
5. Lĩnh vực công chứng, chứng thực:
- Luật số Công chứng năm 2006.
- Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 18/12/2000 của Chính phủ về Công chứng, chứng thực.
- Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ, về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký.
- Thông tư số 79/2007/NĐ-CP">03/2008/TT-BTP ngày 25/8/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP.
- Thông tư số 03/2001/TT-BTP-CC ngày 14 tháng 3 năm 2001của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Nghị định số 75/2000/NĐ-CP về Công chứng, chứng thực.
- Nghị định số 04/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 01 năm 2012 Sửa đổi, bổ sung Điều 5 của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính chứng thực chữ ký.
- Thông tư Liên tịch số 04/2006/TTLT/BTP-BTNMT ngày 13/6/2006 của Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất.
- Thông tư Liên tịch số 93/2001/TTLT/BTC-BTP ngày 21/11/2001 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí công chứng, chứng thực.
- Quyết định số 42/2008/QĐ-UBND ngày 03/10/2008 của Ủy ban nhân dân Tỉnh về việc ban hành Quy định về thu và miễn lệ phí hộ tịch trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
- Quyết định số 62/2008/QĐ-UBND ngày 31/12/2008 của UBND tỉnh về việc thu lệ phí cấp bản sao, lệ phí chứng thực áp dụng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
- Nghị định 02/2008/NĐ-CP ngày 04/01/2008 của Chính phủ, Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng.
- Quyết định 01/2008/QĐ-BTP ngày 20/02/2008 của Bộ Tư pháp về việc ban hành một số mẫu giấy tờ dùng trong hoạt động công chứng.
- Thông tư Số 11/2011/TT-BTP ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ Tư pháp, hướng dẫn thực hiện một số nội dung về công chứng viên tổ chức và hoạt động công chứng, quản lý nhà nước về công chứng.
6. Lĩnh vực bổ trợ tư pháp:
- Luật Luật sư năm 2006.
- Nghị định số 131/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ hướng dẫn thi hành các quy định của Luật Luật sư về tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư.
- Nghị định số 28/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư.
- Thông tư 17/2007/TT-BTP ngày 14/10/2011 của Bộ Tư pháp, Hướng dẫn một số quy định của Luật Luật sư, Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư, Nghị định hướng dẫn thi hành các quy định của Luật Luật sư về tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Luật sư.
- Nghị định số 77/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ về tư vấn pháp luật.
- Thông tư số 77/2008/NĐ-CP tư vấn pháp luật">01/2010/TT-BTP ngày 09/02/2010 của Bộ Tư pháp, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 77/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ về tư vấn pháp luật.
- Luật Trọng tài thương mại năm 2010.
- Nghị định 63/2011/NĐ-CP ngày 28/7/2011 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trọng tài thương mại.
- Thông tư 01/2005/TT-BTC ngày 04/01/2005 của Bộ Tài chính, Hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp phép, thay đổi nội dung giấy phép, đăng ký hoạt động trung tâm trọng tài, đăng ký hoạt động chi nhánh của trung tâm trọng tài và lệ phí tòa án liên quan đến trọng tài./.