Tiêu chuẩn ngành 10TCN602:2006

Tiêu chuẩn ngành 10TCN 602:2006 về Hữu cơ - Tiêu chuẩn về sản xuất nông nghiệp hữu cơ và chế biến

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn ngành 10TCN 602:2006 về Hữu cơ - Tiêu chuẩn về sản xuất nông nghiệp hữu cơ và chế biến


TIÊU CHUẨN NGÀNH

10TCN 602 - 2006

HỮU CƠ-TIÊU CHUẨN VỀ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ VÀ CHẾ BIẾN

Organic - Standard for organic agricultural Production and Processing

 

Cơ quan biên soạn: Vụ Khoa học công nghệ

Cơ quan đề nghị ban hành: Vụ Khoa học công nghệ, Cục Trồng trọt, Cục Chăn nuôi

Cơ quan trình duyệt: Vụ Khoa học công nghệ

Cơ quan xét duyệt ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Quyết định số: 4094 QĐ/BNN-KHCN, ngày 29 tháng 12 năm 2006, của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

10TCN 602 - 2006

HỮU CƠ - TIÊU CHUẨN V SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ VÀ CHẾ BIẾN

Organic - Standard for organic agricultural Production and Processing

(Ban hành theo Quyết định số 4094 QĐ/BNN-KHCN, ngày 29 tháng 12 năm 2006, của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Phần I

1. Phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn

1.1. Tiêu chuẩn này áp dụng cho quá trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ và các sản phẩm mang hoặc dự kiến mang nhãn hàng hóa đặc thù liên quan đến các phương pháp canh tác hữu cơ:

1.1.1. Các sản phẩm chưa chế biến từ thực vật, động vật và các vật nuôi khác;

1.1.2. Các sản phẩm đã chế biến có nguồn gốc chủ yếu từ phần (1.1.1) ở trên.

1.2. Trên sản phẩm hoặc trong nguyên liệu được mô tả bằng các thuật ngữ hữu cơ hoặc các từ có nội dung tương tự trên nhãn hàng hóa, vật liệu quảng cáo hoặc các tài liệu thương mại thì sản phẩm sẽ được coi là mang các chỉ dẫn liên quan đến các phương pháp sản xuất hữu cơ.

1.3. Tuy nhiên, mục 1.2 không áp dụng cho các trường hợp mà những thuật ngữ này không có mối liên hệ nào rõ ràng với phương pháp sản xuất hữu cơ.

1.4. Các sản phẩm hoặc phụ phẩm không phù hợp với các nguyên tắc nông nghiệp hữu cơ thì không được phép nằm trong tiêu chuẩn này là:

1.4.1. Những sản phẩm, phụ phẩm có xuất xứ từ công nghệ biến đổi gen;

1.4.2. Những sản phẩm, phụ phẩm được xử lý bằng tia phóng xạ nhằm mục đích bảo quản sau thu hoạch.

1.5. Khi áp dụng tiêu chuẩn này (độc lập và không ảnh hưởng tới) không làm ảnh hưởng gì cho các tiêu chuẩn khác như điều hành việc sản xuất, chuẩn bị, tiêu thụ, dán nhãn và thanh tra các sản phẩm được nêu trong mục 1.1.

1.6. Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho lĩnh vực nông nghiệp (trng trọt và chăn nuôi)

Phần 2

2. Thuật ngữ, định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

- Tổ chức được quyền cấp giấy chứng nhận là Tổ chức đã được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn để làm công việc này.

- Cấp giấy chứng nhận là các thủ tục qua đó tổ chức có quyền cấp giấy chứng nhận cấp cho đơn vị sản xuất một văn bản trong đó bảo đảm rằng đơn vị sản xuất được cấp giấy chứng nhận đã tuân theo đúng tiêu chuẩn này. Việc cấp giấy chứng nhận được thực hiện trên cơ sở giám sát, thanh tra các phương pháp đã được áp dụng, lấy mẫu các sản phẩm và xác minh các hồ sơ do đơn vị sản xuất đã ghi chép và lưu giữ.

- Thẩm quyền là một cơ quan nhà nước có tư cách pháp nhân. (Đ phù hợp với bản tiêu chuẩn này thì thm quyền thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

- Sn phẩm biến đổi gen bao gồm tất cả các loại nguyên vật liệu được sản xuất theo các phương pháp công nghệ sinh học hiện đại; đặc biệt là công nghệ gen “tái kết hợp DNA (rDNA)” và tất cả các kỹ thuật khác sử dụng kỹ thuật sinh học phân tử và/hoặc sinh học tế bào để làm thay đổi cấu trúc gen của các sinh vật theo các cách, hoặc với các kết quả không thể có trong thiên nhiên hay thông qua cách thức nhân giống truyền thống.

- HACCP là phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn. Một chương trình an toàn nhằm xác định các ngưỡng nguy cơ nhiễm bán và các hoạt động nhằm ngăn ngừa sự tiếp xúc với các nguy cơ đó.

- Nguyên liệu có nghĩa là các chất, kể cả chất phụ gia được sử dụng trong quá trình chuẩn bị các sản phẩm như được xác định trong mục 1.1.2 của Phần 1.

- Thanh tra viên là người được tổ chức có quyền cấp giấy chứng nhận xác định là có đủ khả năng chuyên môn và quyền hạn để tiến hành công tác thanh tra đối với các nhà sản xuất hoặc đơn vị sản xuất nhằm mục đích cấp giấy chứng nhận.

- Tiêu thụ là cất giữ hoặc bày bán, chào bán, bán hàng, giao hàng hoặc đưa sản phẩm ra thị trường dưới bất kỳ hình thức nào.

- Thanh tra viên chính thức là người được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận, được đào tạo, có đủ khả năng chuyên môn và quyền hạn để tiến hành kiểm tra các tổ chức cấp giấy chứng nhận nhằm giúp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định sự tuân thủ tiêu chuẩn này.

- Hữu cơ được sản xuất bằng các phương pháp quản lý sản xuất đặc biệt trong đó có chú trọng đến việc bảo vệ môi trường và đất. Không được phép sử dụng các chất hóa học tổng hợp (kể cả thuốc trừ sâu và phân bón hóa học) trừ những chất được liệt kê trong Phụ lục I.

- Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống đng bộ hướng tới việc thực hiện các quá trình sản xuất với kết quả là bảo đảm hệ sinh thái bền vững, thực phm an toàn, chất lượng tốt, chăm sóc chu đáo động vật và công bằng xã hội; là hệ thống sản xuất không sử dụng hoặc loại trừ các chất hóa học tổng hợp trong các vật tư đu vào, tạo điều kiện cho sự chuyển hóa khép kín vật chất trong hệ canh tác, chỉ được sử dụng các vật tư được quy định trong bản tiêu chuẩn này.

- Hữu cơ đang chuyển đổi là một hệ thống sản xuất chuyển từ phương pháp sản xuất truyền thống sang tuân thủ theo yêu cầu tiêu chuẩn này được ít nhất là một năm, và được cấp giấy chứng nhận cho sản phẩm đang chuyển sang sản phẩm hữu cơ.

- Quản lý canh tác hữu cơ là thực thi các hệ thống canh tác hữu cơ và các hoạt động được mô tả trong Phn 3.

Phần 3

3. Các yêu cầu về sản xuất

A. Phần giới thiệu

3.1. Mục đích chính của nông nghiệp hữu cơ bao gồm:

- Sản xuất lương thực, thực phẩm có chất lượng, an toàn;

- Tăng cường các chu kỳ sinh học trong các hệ thống canh tác;

- Duy trì và tăng độ phì nhiêu cho đất;

- Làm việc trong một hệ thống khép kín, nếu điều kiện cho phép;

- Tránh ô nhiễm nảy sinh từ nông nghiệp;

- Giảm thiểu việc sử dụng những tài nguyên không tái sinh được.

- Cùng tn tại và bảo vệ môi trường.

3.2. Đạt được những mục đích trên thông qua các biện pháp quản lý cho phép tạo nên loại đất mà trong đó hoạt động sinh học đã được tăng cường, xác định qua tỷ lệ mùn, kết cấu đất tơi xốp, phát triển rễ, tạo chất dinh dưỡng để từ đó cây trng được cung cấp thông qua hệ sinh thái đất mà không phải dựa chủ yếu vào các loại phân tổng hợp hòa tan được bón vào đất. Cây trồng trong hệ thống canh tác hữu cơ lấy chất dinh dưỡng được giải phóng dần dần từ các hạt keo, mùn bị phân hủy. Trong hệ thống này, sự trao đổi chất và khả năng đng hóa chất dinh dưỡng của cây không bị dư do hút thừa muối hòa tan trong dung dịch đất (ví dụ như nitrat). Hệ thống canh tác hữu cơ, quá trình hình thành kết cấu đất là rất quan trọng. Các hệ thống canh tác hữu cơ dựa vào việc luân canh cây trồng, các tàn dư thực vật, phân chuồng, cây họ đậu, phân xanh, canh tác cơ giới, các loại quặng có chứa các chất khoáng được phép và các hướng quản lý dịch hại bằng phương pháp sinh học nhằm duy trì khả năng sản xuất của đất và lớp đất trồng trọt để cung ứng chất dinh dưỡng cho cây trồng và phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại và các loại dịch hại khác.

3.3. Các nguyên tắc được nêu ra trong Phần này cần phải được áp dụng trên đất canh tác trong ít nhất là 3 năm (36 tháng theo như yêu cầu của IFOAM - Hiệp hội các phong trào nông nghiệp hữu cơ Quốc tế) trước khi thu hoạch các sản phẩm đã được nêu trong Phần 1 thì mới có thể được dán nhãn là hữu cơ.

3.4. Bất kể thời gian chuyển đổi là bao lâu thì sản phẩm cũng chỉ có thể được dán nhãn là hữu cơ đang chuyển đổi nếu như đơn vị sản xuất ra nó đã được đưa vào hệ thống thanh tra được 12 tháng theo đòi hỏi được nêu trong Phần 4.

3.5. Hữu cơ đang chuyển đổi là một hệ thống sản xuất đã tuân thủ theo tiêu chuẩn này được ít nhất là một năm, và đã được cấp giấy chứng nhận nhưng chưa được đánh giá là hữu cơ vì những lý do như:

- Hệ thống chuyển đổi chưa hoạt động theo các yêu cầu này trong một thời gian nhất định (thông thường là 3 năm);

- Trang trại chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng, kết cấu đất được xem xét sự phù hợp và cần thiết cho các trang trại hữu cơ;

- Hệ thống quản lý hữu cơ nói chung chưa được phát triển đầy đủ.

Các hệ thống được cấp giấy chứng nhận là hữu cơ đang chuyển đổi cần phải tiến triển thành hữu cơ trong một khoảng thời gian quy định.

3.6. Đơn vị sản xuất cần phải chuyển đổi toàn bộ trang trại của mình (bao gồm cả chăn nuôi, ni trồng thủy sản và ong). Trong trường hợp toàn bộ trang trại chưa được chuyển đổi cùng một lúc, thì các cây trồng hoặc vật nuôi được cấp giấy chứng nhn tuân thủ theo tiêu chuẩn này cần phải phân biệt được dễ dàng với các sản phẩm không tuân thủ theo tiêu chuẩn này. Đối với cây lâu năm thông qua biện pháp quản lý và h thống sổ sách ghi chép, hệ thống quản lý phải chứng minh được sự tách bạch giữa phần đã được cấp giấy chứng nhận và phần chưa có giấy chứng nhận trong các vật liệu thu hoạch thuộc phạm vi của đơn vị sản xuất đó.

3.7. Cần phải sắp xếp trang trại để tránh nguy cơ tiềm ẩn của việc phun thuốc trừ sâu hoặc các nguồn nhiễm bẩn từ bên ngoài khác ví dụ: như nước chảy tràn, nước phù sa, nước bị ô nhiễm. Những biện pháp này thường được gọi là tạo dựng vùng đệm.

B. Đất và quản lý đất

3.8. Cần phải trả lại đầy đủ chất hữu cơ cho đất để tăng thêm hoặc ít nhất là để duy trì hàm lượng mùn trong đất. Duy trì và đưa chất dinh dưỡng trở lại vòng tuần hoàn là nội dung quan trọng của mọi hệ thống canh tác hữu cơ. Việc sử dụng các loại phân khoáng (như được liệt kê trong Phụ lục I B) cần phải được xem như là việc bổ sung cho việc tái tuần hoàn chứ không phải là một sự thay thế.

3.9. Cần phải duy trì hoặc tăng độ màu mỡ và hoạt động sinh học của đất bằng cách kết hợp các phương pháp sau:

- Trồng cây họ đậu, cây phân xanh hoặc cây lâu năm có rễ sâu theo một chương trình luân canh hợp lý;

- Các loại phân chuồng cần phải được ủ đủ thời gian trước khi đem bón trực tiếp cho cây trồng, trừ các loại phân đã được xử lý qua nhiệt hoặc đã được làm khô đúng cách;

- Đem ủ các chất hữu cơ từ các nguồn được lựa chọn như liệt kê ở Phụ lục I B; làm phân;

- Bón các loại phân vi sinh;

- Vận dụng các chế phm và các phương pháp sinh động lực học;

- Các kỹ thuật cày đất;

- Sử dụng phân khoáng;

- Duy trì và quản lý gia súc.

3.10. Nhìn chung cần phải ủ các vật liệu hữu cơ một cách thỏa đáng bằng các phương thức tự nhiên, và đây là yêu cầu đối với tất cả các loại vật liệu được mang từ bên ngoài vào từ những ngun chưa được chứng nhận. Vật liệu t đất không cần phải được ủ trước khi sử dụng nhưng việc sử dụng này phải được ghi chép lại và có thể cần phải phân tích tàn dư thuốc trừ dịch hại và thuốc trừ cỏ trong các vật liệu đó.

3.11. Các loại phân khoáng hoặc phân hữu cơ khác, như được liệt kê trong Phụ lục I B, có thể ch được bón theo các biện pháp đã nêu trên khi lượng dinh dưỡng của cây trồng hoặc điều kiện dinh dưỡng của đất không thỏa mãn được điều kiện như nêu trên.

C. Cây trồng và sản phẩm từ cây trồng

3.12. Có thể được phòng trừ sâu hại, bệnh hại và cỏ dại bằng cách kết hợp các phương pháp sau:

- Lựa chọn loài hoặc giống cây trồng (có khả năng kháng sâu, bệnh) thích hợp;

- Phòng trừ bng các biện pháp sinh học;

- Bảo v thiên địch của sâu bằng cách tạo nơi cư trú thích hợp (ví dụ như cây che bóng, hàng rào hoặc các điểm làm tổ cho thiên địch);

- Luân canh hợp lý/thích hợp;

- Các biện pháp sinh học đặc biệt;

- Làm ải đất;

- Phòng trừ bằng biện pháp cơ học ví dụ như dùng bẫy, rào ngăn;

- Ánh sáng và âm thanh;

- Canh tác bằng máy;

- Tủ gốc và làm cỏ bằng tay hay bằng máy;

- Chăn thả gia súc;

- Làm cỏ.

3.13. Mục đích cơ bản của nền nông nghiệp hữu cơ là sử dụng các phương thức quản lý để phòng trừ sâu, bệnh tốt hơn là dựa vào các chất lấy từ bên ngoài vào hệ thống canh tác.

3.14. Chỉ một số trường hợp cấp thiết hoặc đe dọa nghiêm trọng đến cây trồng và ở nơi mà các biện pháp liệt kê trong mục 3.12 ở trên không hiệu quả, thì có thể đầu tư và sử dụng các biện pháp phòng trừ khác nhưng phải tuân thủ chặt chẽ theo phần tham khảo ở Phụ lục I C.

3.15. Hạt giống và các vật liệu nhân giống vô tính cần phải được lấy từ các cây trồng theo các điều khoản của tiêu chuẩn này.

- Đối với cây hằng năm - sau khi đã được canh tác theo hệ thống này được ít nhất là 1 thế hệ.

- Trong trường hợp cây lâu năm thì ít nhất phải sau 2 năm.

- Nơi nào đơn vị sản xuất có thể chứng minh cho tổ chức cấp giấy chứng nhận rằng không thể có được vật liệu đáp ứng được các yêu cầu trên, thì tổ chức có quyền cấp giấy chứng nhận có thể hỗ trợ:

3.15.1. Trước tiên là việc sử dụng hạt giống hoặc vật liệu nhân giống vô tính không qua xử lý từ các nguồn qui ước hoặc nếu ngay cả các loại vật liệu này cũng không có thì,

3.15.2. Sử dụng hạt giống và vật liệu nhân giống vô tính được xử lý bằng các chất khác ngoài những chất được liệt kê trong Phần Phụ lục I C.

3.16. Thu thập cây trồng và các bộ phận của cây mọc một cách tự nhiên tại những vùng tự nhiên. Rừng và các vùng nông nghiệp hoang dã được coi là một phương pháp canh tác hữu cơ nếu như đáp ứng được tất cả các yêu cầu sau:

- Được dán nhãn hữu cơ thu hoạch từ tự nhiên;

- Các sản phẩm được thu thập từ một vùng được xác định rõ và có thể tiến hành thanh tra theo các biện pháp đưa ra trong Phần 5;

- Những vùng này không được xử lý bằng các sản phẩm khác ngoài những sản phẩm được nói đến trong Phụ lục I B hoặc I C trong một thời gian là 3 năm trước khi thu hoạch;

- Việc thu thập/hoạch này không làm đảo lộn (mất) tính bền vững của môi trường sống tự nhiên hoặc việc duy trì quần thể thực vật của vùng.

D. Gia súc - Chăn nuôi

Chăn nuôi hữu cơ được dựa trên mối quan hệ hài hòa giữa đất, cây trồng và vật nuôi, trong đó tôn trọng những nhu cầu sinh lý của vật nuôi và cho ăn bằng các loại thức ăn được chế biến theo phương thức hữu cơ, chất lượng cao.

3.17. Nhng hướng dẫn cho sản xuất vật nuôi hữu cơ bao gồm:

- Cung ứng đủ thức ăn được trồng/chế biến theo phương thức hữu cơ;

- Duy trì các điều kiện chuồng trại thích hợp, tỷ lệ vật nuôi trên diện tích chuồng, quy mô đàn, và chế độ luân phiên để cho phép hình thành những hành vi tự nhiên và nhằm duy trì các nguồn gốc tự nhiên và chất lượng môi trường;

- Thực hành các phương pháp quản lý vật nuôi nhằm giảm căng thẳng, tăng cường sức khỏe và thể trạng vật nuôi, phòng tránh bệnh và ký sinh trùng, và tránh sử dụng các loại thuốc thú y nhân tạo (không tự nhiên) đi từ hóa chất;

- Áp dụng các biện pháp quản lý nhằm khuyến khích việc sử dụng bền vững nguồn tài nguyên nước và đất.

3.18. Vật nuôi có thể đóng góp quan trọng cho hệ thống canh tác hữu cơ thông qua:

- Cải thiện và duy trì độ phì nhiêu của đất;

- Khống chế cỏ dại thông qua chăn thả;

- Cung cấp sức kéo cho canh tác và vận chuyển;

- Đa dạng hóa sinh học và các tác động giữa các yếu tố trong trang trại.

3.19. Gia súc sử dụng cho những sản phẩm đáp ứng được Mục 1.1.1. phải được nuôi theo tiêu chuẩn này, bao gồm một thời gian chuyển đổi như đã được quyết định cho nông trang dưới Mục 3.3, và được liệt kê ở Mục 3.21 dưới đây.

3.20. Bất kể một loại gia súc nào được đưa từ bên ngoài vào, khác với gia súc đã được chứng nhận là hữu cơ, phải được kiểm dịch và nuôi giữ tại một khu vực nhất định nằm ngoài đàn gia súc hữu cơ và hệ thống sản xuất hữu cơ tối thiểu là 48 tiếng đồng h. Các khu vực đng cỏ được sử dụng làm khu vực kiểm dịch sẽ không được sử dng cho sản xuất hữu cơ trong một thời hạn ít nhất là 12 tháng sau đó; chuồng trại và lồng nhốt gia súc có thể được sử dụng sau khi đã được rửa sạch phân và dọn sạch các vật liu lót sàn đã sử dụng trong thời gian kiểm dịch.

3.21. Đối với các sản phẩm gia súc sẽ được bán dưới nhãn hữu cơ theo tiêu chuẩn này, cần phải tn thủ các tiêu chuẩn tối thiểu về quản lý như sau:

Sản phẩm

Các yêu cu đối với việc chứng nhận sản phm hữu cơ

Sản phẩm len

18 tháng sau khi bắt đầu h thống sản xuất hữu cơ (SXHC)

Sản phẩm sữa

180 ngày sau khi bắt đầu h thống sản xuất theo tiêu chuẩn SXHC

Trứng

Trứng từ gà mà nó được nuôi không quá 7 ngày tuổi khi bắt đu h thống SXHC

Thịt gia cm và chim

Thịt từ gà mà nó được nuôi không quá 7 ngày tuổi khi bắt đầu h thống SXHC

Thịt từ các loại động vật ăn cỏ và ...(dê, lợn, bò và cừu).

Lợn mà nó được nuôi không quá 6 tháng tuổi và sau khi cai sữa,

Bò tht và bò sữa không quá 4 tuần tuổi đã đưc cho bú sữa non & thường là cho ăn hoàn toàn bằng sữa m.

Thủy sản

Từ cá, tôm, v.v. đã được nuôi trồng theo hệ thống SXHC từ khi còn là con giống;

3.22. Tỷ lệ vật nuôi cần phải thích hợp với điều kiện của từng vùng với lưu ý đến khả năng sản xuất cây làm thức ăn gia súc, sức khỏe của gia súc, cân đối dinh dưỡng của cả gia súc và đất, và tác động đối với môi trường.

3.23. Nhân giống gia súc cần phải được tiến hành tuân thủ theo các nguyên tắc của canh tác hữu cơ. Cần phải dùng con giống. Không đưc khuyến cáo th tinh nhân to. Trong hệ thống canh tác hữu cơ không được sử dụng các kỹ thuật cấy phôi, kỹ thuật nhân giống sử dụng công nghệ gen và các biện pháp xử lý định kỳ bằng hóc môn sinh sản.

3.24. Gia súc phải được cho ăn bằng thức ăn được sản xuất theo tiêu chuẩn này. Đối với các sản phẩm gia súc sẽ được dán nhãn hữu cơ thì gia súc đó phải đưc cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn hữu cơ trừ một số trường hợp đặc biệt ví dụ như:

- Thức ăn hữu cơ không đảm bảo chất lượng hoặc số lượng,

- Do những sự kiện tự nhiên hoặc nhân tạo không lường trước (xem thêm Mục 3.26).

- Trừ các trường hợp nêu trong mục 3.26, nếu gia súc được chăn nuôi bằng thức ăn chế biến từ sản phẩm hữu cơ đang chuyển đổi sẽ chỉ được chứng nhận là sản phẩm gia súc hữu cơ đang chuyển đổi.

3.25. Tuy nhiên, tối đa 5% tổng số thức ăn của trang trại có thể được sử dụng từ các nguồn khác làm thức ăn bổ sung dưới một trong các dạng dưới đây:

- Khoáng chất;

- Tảo bin;

- Dỉ đường;

- Bột đá và than;

- Dầu cá và các phụ phẩm từ cá khác;

- Vỏ sò/ốc, xương cá mực;

- Thức ăn bằng thịt có chứa không quá 2% tổng khẩu phần ăn cho gia cầm, lợn và thủy sản.

3.26. Trong các trường hợp khí hậu khc nghiệt hoặc các hoàn cảnh khó khăn khác (ví dụ như hỏa hoạn) tiêu chuẩn về thức ăn gia súc có thể được miễn bỏ tuy nhiên lượng đi, hoặc từ (ii) thức ăn được sản xuất theo phương thức thông thường nhưng chỉ được sử dụng sau khi chứng minh được rằng không có các sản phẩm (i).

Trong trường hợp thức ăn được sử dụng là từ nguồn (i) thì không ảnh hưởng gì đến hiệu lực của giấy chứng nhận. Tuy nhiên nếu gia súc được chăn nuôi bằng thức ăn từ nguồn (ii) phải được tiếp tục chăn nuôi bằng thức ăn hữu cơ liên tiếp trong 6 tháng tiếp theo thì mới lại được sử dụng giấy chứng nhận hữu cơ. Trong trường hợp này có thể cần phải kiểm tra dư lượng hóa chất trong sản phẩm.

3.27. Cấm sử dụng các vật liệu từ động vật có vú, không kể sữa và các sản phẩm sữa, để làm thức ăn cho động vật nhai lại.

3.28. Động vật phải được di chuyển tự do và có cơ hội phát triển những hành vi thông thường bao gồm cả việc tiếp cận với nhiều loại thức ăn phù hợp với khẩu phần ăn tự nhiên của chúng.

3.29. Việc chăn thả gia súc trên các khu vực/dãy đất tự nhiên được xem là một phần của phương thức canh tác hữu cơ với điều kiện đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

- Chăn thả trong khu vực được xác định rõ ràng và có thể kiểm tra được như trong Phần 5;

- Những khu vực nào chưa được xử lý bằng những sản phẩm khác ngoài các sản phẩm được nói đến trong Phụ lục I trong vòng 3 năm trước khi chăn thả gia súc;

- Việc chăn thả không ảnh hưởng đến tính bền vững của môi trường sống tự nhiên. Cần phải tiến hành giám sát quá trình hình thành lại và/hoặc duy trì các giống/loài bản địa.

- Quản lý các vật nuôi được chăn thả theo tiêu chuẩn này.

3.30. Tiến hành duy trì đàn gia súc bằng một thái độ cẩn thận, có trách nhiệm tôn trọng các sinh vật sống.

- Cần phải giảm đến mức tối thiểu những biện pháp xử lý gây đau đớn ví dụ như thiến, đóng dấu và cắt đuôi/cắt móng (mulesing),

- Việc sử dụng các biện pháp gây mê sẽ không làm mất đi tính chất hữu cơ. Cần phải giảm thiểu căng thng cho gia súc.

- Phải chọn các vật liệu xây dng chuồng trại và trang thiết bị sản xuất thích hợp và không làm hại đến sức khỏe con người và gia súc.

3.31. Cấm sử dụng ánh sáng nhân tạo để tăng độ dài ngày, như ghi ở Mục 5.1.5.

3.32. Phải giữ gìn sức khỏe cho gia súc và áp dụng các biện pháp sau đây để: phòng trừ các loại bệnh cũng như ký sinh trùng trên gia súc:

- Sử dụng nhân giống chọn lọc với những giống thích hợp với từng vùng;

- Quản lý chăn thả luân phiên;

- Cung ứng thức ăn thích hợp mọi thời điểm;

- Vệ sinh chuồng trại;

- Cung cấp đy đủ các chất khoáng làm thức ăn.

3.33. Chỉ dùng các chất hóa học thay cho các biện pháp quản lý để phòng trừ sâu bệnh là không phù hợp với các nguyên tắc canh tác hữu cơ. Các sản phẩm liệt kê ở Phụ lục 1D sẽ được sử dụng như là bổ trợ ở nơi mà các biện pháp trên không đủ hiệu lực.

3.34. Cấm sử dụng các loại thuốc thú y cho gia súc khi không có bệnh. Trong trường hợp phát hiện bệnh đặc biệt hoặc có vấn đề sức khỏe cụ thể của gia súc và tiêu chuẩn này không có biện pháp thay thế hoặc không có biện pháp quản lý nào khác hoặc nơi nào Chính phủ yêu cầu cn phải chữa trị, thì:

3.34.1. Được phép dùng thuốc thú y hoặc kháng sinh để chữa bệnh. Ngay sau khi điều trị như vậy, không được bán thịt gia súc dưới danh nghĩa sản phẩm hữu cơ. Tuy nhiên, các sản phẩm từ gia súc này và/hoặc con cái của chúng có thể được tiêu thụ dưới danh nghĩa hữu sau một giai đoạn quản lý tối thiểu tuân thủ theo bảng dưới đây:

Sản phẩm

Giai đon quản lý tối thiểu

Len

18 tháng sau điều trị

Sữa

180 ngày sau điu tr

Trứng

60 ngày sau điều tr

Thịt gia cầm và chim

Sẽ không được mang sản phẩm hữu

động vật nhai lại/ dạ dày kép và đơn dạ dày nuôi lấy thịt

Chỉ thế hệ con có thể được là hữu cơ với điều kiện đã điều trị theo phương pháp truyền thống trước khi giao phối

Thủy sản

Sẽ không được mang sản phẩm hữu cơ

3.34.2. Gia súc phải được kiểm dịch và cách ly với các loại gia súc khác trong khoảng thời gian ít nhất bằng 2 lần thời gian Chính phủ quy định cho việc kiểm dịch sau khi tiến hành loại điều trị tương ứng.

3.35. Phúc lợi của gia súc là tiêu chuẩn tối quan trọng mà các nghị định và sắc lệnh của Nhà nước về gia súc phải được tuân thủ.

E. Chế biến, đóng gói, lưu kho và vận chuyển

3.36. Tất cả các sản phẩm nói đến trong Phần 1.1, cần phải được xử lý sao cho có thể phòng tránh được nhiễm bẩn hoặc bị để lẫn với các chất hoặc sản phẩm không tương thích với tiêu chuẩn này.

3.37. Sản xuất, xử lý và/hoặc lưu kho các sản phẩm đã được chứng nhận cần phải được tách biệt một cách rõ ràng, vĩnh viễn hoặc tạm thời khỏi những sản phẩm không được sản xuất theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

3.38. Đối với các sản phẩm không nêu trong Phần 1.1 nhưng cũng được chế biến, đóng gói hoặc lưu kho tại những địa điểm có liên quan, thì cần phải tuân thủ theo các yêu cầu sau:

3.38.1. Địa điểm đó phải có khu cách ly để lưu kho các sản phẩm như được nói đến ở Phần 1, trước và sau khi thực hiện các quy trình có liên quan đến các sản phẩm đó;

3.38.2. Tất cả trang thiết bị đều phải được rửa sạch trước các chất không tương thích với tiêu chuẩn này;

3.38.3. Các công đoạn phải được tiến hành liên tục cho đến khi hoàn thiện và phải được làm tách biệt với các công đoạn tương tự được làm trên các sản phẩm không nói trong Phn 1;

3.38.4. Tất cả các biện pháp cần thiết phải được tiến hành để đảm bảo xác định được các lô và để tránh lẫn lộn với các sản phẩm không tuân thủ theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

3.39. Cần phòng tránh sâu hại bằng cách vệ sinh tốt. Để phòng tránh sâu hại trong khu vực lưu kho hoặc trong các toa xe, contenơ vận chuyển có thể dùng đến các hàng rào ngăn cơ giới (như dùng tấm ngăn, lưới chắn) hoặc các biện pháp xử lý khác như được liệt kê trong Phụ lục IIA.

3.40. Nghiêm cấm việc dùng các loại thuốc trừ dịch hại không có trong Danh mục đối với mục đích bảo quản sau thu hoạch hoặc kiểm dịch đối với những sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn này. Sử dụng như vậy có thể làm cho các sản phẩm được xuất theo phương cách hữu cơ không còn là sản phẩm hữu cơ nữa. Không được phép dùng tia phóng xạ làm biện pháp phòng chống dịch hại trong hệ thống canh tác hữu cơ.

3.41. Tất cả các vật liệu dùng để đóng gói phải tuân thủ theo tiêu chuẩn vật liệu đóng gói từng loại thực phẩm mà nhà nước qui định và phải hạn chế đến mức thấp nhất di chuyển các chất mà tiêu chuẩn này không cho phép.

3.42. Danh mục các nguyên liệu và các phương tiện chế biến không có nguồn gốc nông nghiệp được nêu trong Phụ lục II B và C, trong đó có tính đến những mong muốn người tiêu dùng rằng các sản phẩm chế biến từ hệ thống canh tác hữu cơ phải được chế biến chủ yếu từ các nguyên liệu thật như ở ngoài tự nhiên. Việc sử dụng những nguyên liệu này vì vậy cần phải được theo dõi cht chẽ để đảm bảo rằng:

- Nguyên liệu này là cn thiết để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm;

- Nguyên liệu này là nguyên liệu thiết yếu để chuẩn bị hoặc bảo quản thực phẩm đó;

- Nguyên liệu đó nm trong danh mục được phép sử dụng theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3.5. Vận chuyển và giết mổ gia súc (3.6)

3.5.1. Nguyên tắc chung là phải gim thiểu căng thẳng cho gia súc hữu cơ khi chuyển và giết mổ.

3.5.2. Gia súc phải được bàn giao một cách nhẹ nhàng trong quá trình vận chuyển giết mổ. Đơn vị sản xuất cần phải có các hệ thống tại chỗ nhằm giảm thiểu những tác động xấu của việc bốc dỡ gia súc; của việc vận chuyển chung gia súc thuộc các nhóm tuổi và giống (đực/cái) khác nhau; của các điều kiện trong quá trình vận chuyển ví dụ như nhiệt độ và độ ẩm tương đối; đói và khát nước.

3.5.3. Đơn vsản xuất cần phải đảm bảo rằng cách thức và thiết bị vận chuyển gia súc phù hợp với loại gia súc đang được vận chuyển.

3.5.4. Cấm sử dụng roi điện hoặc các công cụ khác.

3.5.5. Cấm cho gia súc uống các loại thuốc an thần hoặc thuốc kích thích tổng hợp trước hoặc trong quá trình vận chuvển.

3.5.6. Mỗi gia súc hoặc một nhóm gia súc cần phải được chia ô nhốt riêng để có phân biệt được nguồn gốc ca nó ở từng giai đoạn vận chuyển, giết mổ và lưu kho.

3.6. Nuôi ong

3.6.1. Nuôi ong được coi là một hoạt động quan trọng nhằm củng cố tính thống nhất hữu cơ của nền sản xuất nông nghiệp, vì vậy người nuôi ong hữu cơ cần phải đảm bảo rằng các sản phm của họ và mật được sn xuất ra phù hợp tiêu chuẩn này.

3.6.2. Thùng ong phải được đặt trong các cánh đng được quản lý theo tiêu chuẩn hữu cơ hoặc/và tại các khu vực hoang dã thích hợp. Thùng ong phải được đặt ở những vị trí có thể đảm bảo cho đàn ong có thể tiếp cận được với nguồn hoa và phấn đáp ứng được các yêu cầu hữu cơ và đáp ứng đủ nhu cu dinh dưỡng của đàn ong.

3.6.3. Người nuôi ong không được đt thùng ong ở những vị trí có nguy cơ đàn ong sẽ bay đi kiếm thức ăn ở nơi có nguồn hoa có thể làm mật ong nhiễm bẩn.

3.6.4. Cuối mỗi một vụ mật, người nuôi ong phải để lại thùng ong một lượng mật và phấn hoa đủ để cho đàn ong duy trì trong kỳ nghỉ của chúng. Thức ăn bổ sung giữa ln thu hoạch mật trước và bắt đầu vụ mật sau là đường hoặc mật ong hữu cơ.

3.6.5. Các đàn ong có thể được chuyển đổi sang hữu cơ và sản phẩm ong có thể được bán dưới nhãn hữu cơ nếu như các điều kiện của tiêu chuẩn này được áp dụng ít nhất là 12 tháng.

3.6.6. Các đàn ong mới phải được tách từ nguồn ong hữu cơ. Chỉ trừ trường hợp không có nguồn ong hữu cơ.

3.6.7. Trong thời kỳ chuyển đổi, phần sáp nền phải được thay thế bằng sáp lấy từ nguồn ong hữu cơ. Trong trường hợp thùng ong trước đó chưa sử dụng loại vật liệu bị cấm nào hoặc sáp không có nguy cơ nhiễm bẩn thì không nhất thiết phải thay sáp.

3.6.8. Thùng ong phải được làm từ nguyên liệu tự nhiên bảo đảm không có nguy cơ làm nhiễm bẩn môi trường hoặc sản phẩm ong.

3.6.9. Phải tiến hành vệ sinh thùng ong thường xuyên. Trường hợp cần phải tiến hành các biện pháp phòng chống dịch bệnh ong, được phép dùng các chất sau đây:

- A xít lactic và a xít focmic;

- A xít oxalic và a xít axetic;

- Lưu huỳnh;

- Các loại tinh dầu tự nhiên;

- BT (Bacillus thuringiensis);

- Chỉ dùng hơi nước, lửa, soda ăn da để tẩy trùng cho thùng ong

3.6.10. Cấm thu hoạch sản phẩm ong bằng cách loại bỏ ong ngay trong cầu ong.

3.6.11. Cấm cắt cánh ong chúa

3.6.12. Cấm thụ tinh nhân tạo cho ong chúa

3.6.13. Phải giảm thiểu tối đa việc sử dụng khói. Các vật liệu tạo khói cần phải được khai thác từ tự nhiên hoặc các vật liệu đó phải đáp ứng theo đúng tiêu chuẩn này.

3.6.14. Người nuôi ong cần phải có một bản đ chỉ rõ vị trí của từng thùng ong và sổ theo dõi tất cả các thùng ong của mình.

3.6.15. Người nuôi ong phải ghi chép đầy đủ các chi tiết về ngày thu hoạch mật, vị trí và các thùng ong đã được thu hoạch, số lượng mật thu hoạch được, ngày quay mật và ngày đóng chai từng mẻ quay.

Phần 4

4. Hệ thống thanh tra và hệ thống cấp giấy chứng nhận

A. Các tổ chức cấp giấy chứng nhận

4.1. Để trở thành một tổ chức có quyền cấp giấy chứng nhận thì tổ chức đó phải làm đơn xin với Cơ quan có thẩm quyền.

4.2. Đối với một tổ chức muốn trở thành một tổ chức có quyền cấp giấy chứng nhận, ít nhất có 2 tiêu chuẩn sau sẽ được Cơ quan có thẩm quyền xem xét:

4.2.1. Tổ chức này là một đơn vị, tốt nhất là hoạt động ở quy mô quốc gia và sẽ cung cấp dịch vụ cấp giấy chứng nhận theo các tiêu chuẩn được thể hiện rõ ràng bng văn bản và phải tuân thủ tất cả các yêu cầu của bản tiêu chuẩn này;

4.2.2. Hệ thống quản lý chất lượng liệt kê hoạt động của tổ chức này bao gồm:

Một chương trình kiểm soát nội bộ và xem xét thường xuyên việc quản

Nắm vững các thủ tục khiếu nại, khiếu kiện và hệ thống xử lý thủ tục khiếu nại, khiếu kiện; và

Sử dụng các thủ tục thanh tra, trong đó có tường trình chi tiết các thủ tục thanh tra và những thận trọng mà tổ chức này sẽ áp dụng đối với các đơn vị sản xuất cần thanh tra.

4.2.3. Hoạt động cưỡng chế mà tổ chức này dự định áp dụng nếu phát hiện có sai phạm hoặc bất thường;

4.2.4. Có sẵn các nguồn lực thích hợp như: có đủ nhân viên có năng lực, trang thiết bị kỹ thuật và hành chính, khả năng thanh tra đáng tin cậy, và

4.2.5. Khách quan, không thiên vị và công minh của tổ chức này trong mối quan hệ với các đơn vị sản xuất cần thanh tra.

4.3. Sau khi đã có một tổ chức trở thành tổ chức có quyền cấp giấy chứng nhận, Cơ quan có thẩm quyền sẽ:

4.3.1. Đảm bảo rằng các cuộc thanh tra do tổ chức này tiến hành đều mang tính khách quan;

4.3.2. Chắc chắn tính khách quan của các thủ tục ra quyết định riêng rẽ;

4.3.3. Xem xét giải quyết mọi vi phạm được phát hiện và các hình thức phạt đã áp dụng;

4.3.4. Rút giấy phép của tổ chức nếu tổ chức này không đáp ứng được những yêu cầu nói đến trong mục (1) đến (3), hoặc không còn tuân thủ theo những yêu cầu nêu ra trong mục 4.4 dưới đây.

4.4. Một tổ chức có quyền cấp giấy chứng nhận phải:

4.4.1. Đảm bảo sắp xếp các cuộc thanh tra và những sự cẩn trọng được nêu ra trong Phần 5 đối với các đơn vị sản xuất cần thanh tra;

4.4.2. Theo yêu cầu bắt buộc, hàng năm đến trước ngày 31 tháng 1 trình cho Cơ quan có thẩm quyền danh sách các đơn vị hoạt động sản xuất được cấp giấy trước ngày 31 tháng 12 của năm trước;

4.4.3. Không tiết lộ thông tin và số liệu mà tổ chức có được qua các hoạt động thanh tra cho người khác ngoài đơn vị sản xuất có liên quan đến việc thanh tra và, trên nguyên tắc bảo mt, cho cơ quan kiểm tra chính thức được Bộ phân công;

4.4.4. Cho phép cơ quan kiểm toán chính thức, vì mục đích kiểm toán, tiếp cận với các cơ sở, văn phòng và trang thiết bị cùng với mọi thông tin và hỗ trợ cn thiết để chứng minh việc tuân thủ tiêu chuẩn này của cơ sở sản xuất.

B. Các đơn vị sản xuất đơn lẻ

4.5. Bất kỳ một đơn vị sản xuất hoặc chuẩn bị/chế biến sản phẩm như được nêu ra trong Phn 1 và các đơn vị bán những sản phẩm đó dưới nhãn hàng hóa Hữu cơ đều phải được một tổ chức có quyền cấp giấy chứng nhận cấp giấy cho phép làm hoạt động này.

4.6. Để xin cấp giấy phép này, phải cung cấp tất cả các thông tin sau:

4.6.1. Tên và địa chỉ của đơn vị sản xuất;

4.6.2. Vị trí trang trại hoặc những khu vực nơi thực hiện sản xuất, nhập hàng, chế biến, đóng gói hoặc trung chuyển sản phẩm và một bản mô tả các rủi ro do các hoạt động của các hộ xung quanh;

4.6.3. Tính chất của hoạt động và những sản phẩm có liên quan;

4.6.4. Một bản cam kết của đơn vị sản xuất sẽ thực hiện những hoạt động của mình tuân thủ theo tiêu chuẩn này;

4.6.5. Trong trường hợp là một hộ nông nghiệp:

4.6.5.1. Một bản mô tả đầy đủ về trang trại trong đó ghi rõ những khu vực sản xuất và các khu vực lưu kho có liên quan, và nếu có thì ghi rõ cả những khu vực dành cho chế biến và/hoặc đóng gói,

4.6.5.2. Lịch sử quản lý trang trại bao gồm cả các loại đầu tư sử dụng,

4.6.5.3. Ngày đơn vị bất đầu ngừng áp dụng những sản phẩm không tương thích với các yêu cầu sản xuất của tiêu chuẩn này,

4.6.5.4. Nếu có, ghi tổng hợp tất cả các biện pháp thực tế sẽ được áp dụng trong phạm vi đơn vị sản xuất, để đảm bảo tuân thủ theo tiêu chuẩn này.

4.6.6. Trong trường hợp là một đơn vị chế biến:

4.6.6.1. Một bản mô tả đầy đủ về những khu vực, trong đó ghi rõ những trang thiết bị được sử dụng vào hoạt động chế biến, đóng gói và lưu kho các sản phẩm nông nghiệp;

4.6.6.2. Xác định tất cả các dụng cụ được sử dụng trong hoạt động chế biến sản phẩm hữu cơ;

4.6.6.3. Tất cả các biện pháp thực tế sẽ được áp dụng để đảm bảo tuân thủ theo tiêu chuẩn này.

4.7. Việc cấp giấy chứng nhận tất cả các hoạt động sản xuất, chế biến, trung chuyển, vận chuyển, lưu kho và bán các sản phẩm hữu cơ phụ thuộc vào việc ghi chép chính xác và tính cập nhật các việc sản xuất có liên quan. Việc có được những con số/s sách như vậy là yếu tố quan trọng để các Thanh tra viên đánh giá một đơn vị hoạt động sản xuất đang xin cấp giấy chứng nhận, và đơn vị đó phải cung cấp những sổ sách này theo các yêu cầu của thanh tra viên.

Phần 5

5. Những yêu cầu thanh tra và những biện pháp thanh tra

Lưu ý:

Mỗi đơn vị sản xuất đều phải có hệ thống quản lý chất lượng và đó là một phần không thể tách rời với hệ thống sản xuất hữu cơ. Hệ thống quản lý chất lượng cần phải tương thích với các nguyên tắc HACCP

A. Trang trại

5.1. Tất cả các hoạt động sản xuất trên diện tích đất đang xin cấp giấy chứng nhận đều phải tuân thủ theo tiêu chuẩn này.

5.2. Khi đăng ký xin cấp giấy chứng nhận, người làm đơn phải cung cấp tất cả những thông tin như được yêu cầu trong mục 4.6 của Phần 4.

5.3. Sau khi hoàn thành đúng và đã nộp xong bảng thẩm vấn/đơn xin cấp giấy chứng nhận thì sẽ sp xếp một cuộc thanh tra trang trại đó. Trong cuộc thanh tra này, Thanh tra viên sẽ phải thực hiện các công việc sau:

5.3.1. Cùng nhà sản xuất duyệt lại bảng thẩm vấn và ghi lại mọi sự hiểu nhầm, không nhất quán hoặc những vấn đề không được đề cập trong mẫu đơn xin cấp giấy chứng nhận; và

5.3.2. Thanh tra toàn bộ môi trường trang trại bao gồm đất, nguồn nước,            gia súc, chuồng trại, các biện pháp canh tác và các yếu tố khác có liên quan đến trang trại;

5.3.3. Xem xét các sổ sách ghi chép của trang trại, và

5.3.4. Chuẩn bị một báo cáo thanh tra chi tiết trong đó có cả khuyến cáo.

5.4. Ngoài những cuộc thăm không báo trước, một tổ chức có quyền cấp giấy chứng nhận cần phải thực sự tiến hành các cuộc thanh tra hàng năm theo quy định của hệ thống và các thủ tục cấp giấy chứng nhận.

5.5. Báo cáo thanh tra phải ghi rõ ngày mới nhất mà đơn vị được thanh tra sử dụng đất vào việc sản xuất bất kỳ sản phẩm nào không thích hợp với tiêu chuẩn này.

5.6. Tổ chức có quyền cấp giấy chứng nhận phải đề nghị nhà sản xuất cam kết rằng, nếu như được cấp giấy chứng nhận, các hoạt động sẽ được tiếp tục tiến hành tuân thủ theo tiêu chuẩn này.

5.7. Khi nghi ngờ có một chất không hợp lệ thì phải lấy mẫu và thu xếp phân tích mẫu ở một phòng thí nghiệm thích hợp được chỉ định.

5.8. Các sổ sách và giấy tờ tài chính cần phải được lưu giữ để tổ chức có quyền cấp giấy chứng nhận có thể đối chiếu nguồn gốc, tính chất và số lượng của tất cả các vật liệu thô được cập nhật và sử dụng, sổ sách cũng cần phải ghi chép lại tính chất, số lượng và tên nhà cung ứng của tất cả các sản phm nông nghiệp đã được chứng nhận.

5.9. Nhà sản xuất phải cho phép Thanh tra viên tự do tiếp cận với khu vực sản xuất và các khu vực lưu kho cũng như các sổ sách kế toán và các tài liệu có liên quan khác. Thanh tra viên cũng phải được cung cấp mọi thông tin cn thiết để phục vụ mục đích thanh tra này.

5.10. Những chi tiết và những biện pháp có liên quan phải được ghi lại trong báo cáo thanh tra, có ký xác nhận của đơn vị sản xuất. Ngoài ra trong báo cáo cần phi có:

5.10.1. Một bn cam kết thực hiện các hoạt động theo một quy cách nhất định và tuân th theo Phn 4, và

5.10.2. Chấp nhận, trong trường hợp có sai phạm, thực hiện nhng biện pháp như được nói đến trong mục 6.2 của Phn 6.

B. Lấy mẫu đất và mẫu sản phẩm

5.11. Việc kiểm tra dư lượng các chất hóa học trong mẫu đất và nước cn phải được thực hiện trong trường hợp có dấu hiệu cho thấy rằng có thể có dư lượng hóa chất  từ các môi trường hoặc các nguồn vật tư nông nghiệp khác.

5.12. Cần phải phân tích ngẫu nhiên các sản phẩm đã được cấp giấy chứng nhận. Ngoài ra, cũng cần thanh tra nếu như thấy có nghi vấn.

C. Chế biến và đóng gói thực phẩm hữu cơ hoặc thực phẩm chế biến có chứa các nguyên liệu hữu cơ

5.13. Sắp xếp địa điểm vừa đóng gói hoặc chế biến các sản phẩm được cấp giấy chứng nhận hữu cơ vừa chứa các loại sản phẩm chưa qua thanh tra, dù các sản phẩm này có thể không chế biến, đóng gói hoặc lưu kho thì các sản phẩm đã được cấp giấy chứng nhận cũng vi phạm tiêu chuẩn này.

5.14. Trong trường hợp đang xin cấp giấy chứng nhận, đơn vị xin cấp giấy chứng nhận phải cung cấp tất cả các thông tin như được yêu cầu trong mục 4.6 của Phần 4.

5.15. Sau khi đã điền đầy đủ và nộp bảng trả lời các điều thẩm vấn, đơn xin đăng ký sẽ bố trí một cuộc thanh tra cơ sở, địa điểm sản xuất. Trong lần thanh tra này, Thanh tra viên sẽ phải tiến hành tất cả những nội dung sau:

5.15.1. Cùng với đơn vị hoạt động sản xuất rà soát lại bảng trả lời câu hỏi thẩm vấn để xác định xem có sai sót, thiếu hoặc không khớp với h sơ cấp giấy chứng nhận gốc hay không.

5.15.2. Thanh tra các cơ sở, các công việc chế biến, lưu kho và các trang thiết bị vận chuyển;

5.15.3. Xem xét sách hướng dẫn quản lý chất lượng của đơn vị; và

5.15.4. Chuẩn bị một bản báo cáo thanh tra chi tiết bao gồm cả các kiến nghị.

5.16. Ngoài các cuộc thăm không báo trước, tổ chức có quyền cấp giấy chứng nhận phải tiến hành các cuộc thanh tra toàn diện theo quy định hoạt động hàng năm này.

5.17. Nơi nào nghi ngờ có sử dụng những chất không được phép, cần phải lấy mẫu .............. phân tích tại một phòng thí nghiệm được công nhận kiểm tra.

5.18. Cần phải lưu giữ sổ sách kế toán và các tài liệu có liên quan nhằm để giúp tổ chức có quyền cấp giấy chứng nhận có thể xem xét các nội dung sau:

5.18.1. Nguồn gốc, tính chất và số lượng của các sản phẩm nông nghiệp (như được cthể hóa trong Phần 1) đã được đưa vào các địa điểm sản xuất của đơn vị;

5.18.2. Tính chất, số lượng và vận đơn của các sản phẩm được lưu lại tại các địa điểm của đơn vị;

5.18.3. Bất kỳ thông tin nào khác theo yêu cầu của tổ chức có quyền cấp giấy chứng nhận nhằm mục đích kiểm định đầy đủ các hoạt động của đơn vị, ví dụ như nguồn gốc, tính chất và số lượng của các nguyên liệu, chất phụ gia và các dụng cụ chế biến được đưa đến các địa điểm sản xuất và thành phần của các sản phẩm chế biến.

5.19. Đơn vị sản xuất phải cho phép Thanh tra viên tự do tiếp cận tới các địa điểm sản xuất cũng như cung cấp cho họ các tài liệu hỗ trợ và sổ sách kế toán. Thanh tra viên cũng cần phải được cung cấp bất kỳ thông tin cần thiết nào khác để phục vụ mục đích thanh tra.

5.20. Những chi tiết này và các biện pháp có liên quan phải được đưa vào trong báo cáo thanh tra, có ký xác nhận của đại diện đơn vị sản xuất. Ngoài ra trong báo cáo còn phải bao gồm:

5.20.1. Một bản cam kết thực hiện các hoạt động theo một quy cách thống nhất nhằm đáp ứng các điều kiện trong Phần 4, và

5.20.2. Chấp nhận, trong trường hợp có sai phạm, thực hiện các biện pháp như được nói đến trong mục 6.2 của Phần 6.

D. Vận chuyển và trung chuyển

5.21. Các sản phẩm được nói đến trong Phần 1 của bản tiêu chuẩn này nhưng chưa qua khâu đóng gói cuối cùng chỉ có thể được vận chuyển tới các địa điểm khác thích hợp cho việc đóng gói hoặc đóng thùng nếu được dán nhãn thỏa đáng và xác định đầy đủ những thông tin sau:

5.21.1. Tên và địa chỉ của người có trách nhiệm đối với khâu sản xuất hoặc chuẩn bị sản phẩm đó;

5.21.2. Tên sản phẩm;

5.21.3. Chứng nhận của sản phẩm đó;

5.21.4. Có dấu hiệu xác định rằng sản phẩm đó thuộc hệ thống thanh tra thường xuyên của một tổ chức có quyền cấp giấy chứng nhận.

E. Hình phạt

5.22. Một tổ chức có quyền cấp giấy chứng nhận phải tiến hành những hành động thích hợp nếu một nhà sản xuất hoặc một đơn vị sản xuất bị phát hiện không tuân thủ bất kỳ điều khoản nào của bản tiêu chuẩn này. Tham khảo thêm mục 6.2 của Phần 6.

Phần 6

6. Những tiêu chí cho thấy sản phẩm đã được thanh tra

6.1. Tiêu chí cho thấy các sản phẩm đã được một hệ thống kiểm định thường kỳ xem xét được chi tiết hóa trong Phần 5, chỉ có thể thể hiện trên nhãn sản phẩm như được cụ thể hóa trong Phần 1 nếu như các sản phẩm đó:

6.1.1. Thỏa mãn các yêu cầu của bản tiêu chuẩn này, và

tương tự. Có thể sử dụng thuật ngữ “hữu cơ đang chuyển đổi” nếu sản phẩm đó không đáp ứng mọi tiêu chuẩn của sản phẩm hữu cơ hoàn toàn vì những lý do như đã được nói đến trong mục 3.5, Phần 3; và

6.1.4. Được đóng gói, lưu kho và vận chuyển tới các điểm bán theo các yêu cầu của phần cần phải được thử ngẫu nhiên 3 E; và

6.1.5. Trên bao bì/nhãn hàng hóa của các loại hàng hóa (bán buôn và bán lẻ) có ghi các nội dung sau:

6.1.5.1. Tên, địa chỉ và nhãn hiệu đăng ký của tổ chức như được nói đến trong mục (3) trên, và

6.1.5.2. Một mã số về nhà sản xuất hoặc đơn vị chế biến, và

6.1.5.3. Cấp độ cấp giấy chứng nhận, và

6.1.5.4. Bất kỳ mã số nào khác theo yêu cầu của Nhà nước/chính quyền địa phương.

6.2. Một tổ chức có quyền cấp giấy chứng nhận phải:

6.2.1. Đảm bảo rằng nếu như có một sản phẩm nào đó có ghi tên tổ chức cấp giấy chứng nhận trên bao bì nhưng lại không tuân thủ theo các yêu cầu của các Phần 3 và 4 thì tất cả các sản phẩm không đủ tiêu chuẩn đều không được bày bán với nhãn hàng hóa đó; và

6.2.2. Nếu như phát hiện có sai phạm lớn hoặc sai phạm với hậu quả kéo dài, phải thu hi quyền sử dụng các mã số nhãn hàng hóa theo tiêu chuẩn này của đơn vị sản xuất có liên quan trong một thời gian phù hợp do tổ chức quyết định.

Phần 7

7. Nhãn hàng hóa và việc khẳng định chất lượng

A. Nhãn hàng hóa

7.1. Nhãn hàng hóa và quảng cáo một sản phẩm như được nêu ra trong mục 1.1.1. của Phần 1 và 3.16 chỉ liên quan đến các phương pháp sản xuất hữu cơ nếu như:

7.1.1. Nhãn hàng hóa và quảng cáo đó nêu rõ rằng sản phẩm đó có liên quan đến một phương pháp sản xuất nông nghiệp nhất định; hoặc nó được nhập khẩu theo các quy định như được nêu ra trong Phần 8; và

7.1.2. Sản phẩm đó được sản xuất theo các yêu cầu của phần 3 hoặc được nhập khẩu theo các quy định như được nêu ra trong Phần 8; và

7.1.3. Sản phẩm đó được sản xuất, nhập khẩu hoặc xuất khẩu bởi một đơn vị sản xuất nằm trong một hệ thống thanh tra nhất định như được nêu ra trong Phn 6 và 8.

7.2. Nhãn hàng hóa và quảng cáo một sản phẩm như được nêu ra trong Phần 1.1.2. của Phn 1 chỉ có thể liên quan đến các phương pháp sản xuất hữu cơ nếu như đáp ứng được tất cả các điều kiện sau:

7.2.1 Những tiêu chí như vậy nêu rõ rằng sản phẩm đó có liên hệ đến một phương pháp sản xuất nông nghiệp nhất định và gắn liền với tên gọi của một loại sản phẩm nông nghiệp được khai thác từ trang trại đó.

7.2.2. Tất cả nguyên liệu có nguồn gốc nông nghiệp của sản phẩm đó đều là các sản phẩm được sản xuất, chế biến theo các yêu cầu trong Phần 3 và 6, hoặc được nhập khẩu theo các thỏa thuận như được nêu ra trong Phần 8;

7.2.3. Trong quá trình sản xuất sản phẩm đó chỉ sử dụng những chất liệt kê trong Phụ lục 1.

7.2.4. Trong một sản phẩm có chứa cùng một loại nguyên liệu thì nguyên liệu đó không được vừa lấy từ nguồn hữu cơ vừa lấy từ các nguồn khác không tuân thủ theo tiêu chuẩn này.

7.2.5. Chỉ có thể sử dụng như là nguyên liệu có nguồn gốc phi nông nghiệp những chất được liệt kê trong Phụ lục IIB và IIC;

7.2.6. Các nguyên liệu và các mức độ tương đối của từng loại được ghi theo thứ tự từ nhiều đến ít (kl/kl) trong danh sách các nguyên liệu sử dụng;

7.2.7. Tên các nguyên liệu phải được in, viết bằng cùng một mầu và cùng một kiểu và kích thước chữ như nhau;

7.2.8. Sản phẩm đó hoặc các nguyên liệu chế biến thành sản phẩm đó đều phải chưa qua xử lý bằng việc sử dụng phóng xạ hoặc các chất không có tên trong Phụ lục II;

7.2.9. Sản phẩm đó được sản xuất do một đơn vị sản xuất thuộc một hệ thống thanh tra thường xuyên như được nêu trong Phần 4.

7.2.10. Các yêu cầu của nhãn hàng hóa hữu cơ nêu trên phải đáp ứng yêu cầu Quyết định QĐ 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính ph và Thông tư 75/2000/TT-BNN-KHCN ngày 17/7/2000 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

7.3. Phải sử dụng những nguyên liệu có nguồn gốc hữu cơ (nếu có). Tuy nhiên, như đã được nói trong mục 7.2, những nguyên liệu không đáp ứng đủ yêu cầu chỉ có thể được sử dụng vào việc chuẩn bị một số sản phẩm nhất định như được nói đến trong mục 1.1(b) của Phần 1 trong đó các nguyên liệu đó phải:

7.3.1. Là nguyên liệu có nguồn gốc nông nghiệp và thuộc loại nguyên liệu không thể thu thập được đủ số liệu theo đúng yêu cầu của Phần 3 và 6 hoặc được nhập khẩu theo các thỏa thuận nêu ra trong Phần 8; và

7.3.2. Không vượt quá 5% của số lượng nguyên liệu có nguồn gốc nông nghiệp trong thành phẩm; và

7.3.3. Được một tổ chức có quyền cấp giấy chứng nhận phê chuẩn cho phép sử dụng chung hoặc là với những hạn chế thích đáng hoặc là cho một mục đích cụ thể của đơn vị sản xuất.

7.4. Trong điều kiện không có nguồn vật liệu hữu cơ, việc dán nhãn và quảng cáo một sản phẩm như được nói đến trong mục 1.1(b) của Phần 1 là loại sản phẩm được chuẩn bị từ một phần nguyên liệu không đáp ứng theo các yêu cầu sản xuất của phần 3 và 6 hoặc được nhập khẩu theo thỏa thuận như được nói đến trong Phần 8, chỉ có thể được sử dụng tên phương pháp sản xuất hữu cơ nếu tất cả các điều kiện sau được đáp ứng:

7.4.1. Ít nhất 70% của các nguyên liu có ngun gốc nông nghiệp là đáp ứng được các yêu cu sản xuất của phần 3 và 6 hoc được nhập khẩu theo thỏa thuận như được nói đến trong Phn 8;

7.4.2. Chỉ sử dụng làm nguyên liệu có nguồn gốc phi nông nghiệp những chất được liệt kê trong phụ lục II B và C,

7.4.3. Chỉ sử dụng tên phương pháp sản xuất hữu cơ khi gắn được với tên của những nguyên liệu hay nguyên liệu đáp ứng được các yêu cu sản xuất của phần 3, phải nhận định rõ; bất kỳ nguyên liệu nào không đáp ứng được yêu cu sản xuất của phần 3

7.4.4. Sản phẩm đó hoặc bất kỳ nguyên liệu nào trong thành phn của nó đều chưa qua xử lý bằng tia phóng xạ;

7.4.5. Các nguyên liệu và tỷ lệ tương đối giữa các nguyên liệu phải được liệt kê theo thứ tự từ nhiều đến ít trong danh sách các nguyên liệu chế biến;

7.4.6. Tên các nguyên liệu phải được in, viết bằng cùng một mầu và cùng một kiểu kích thước chữ như nhau,

7.4.7. Sản phẩm đó được sản xuất do một đơn vị sản xuất tham gia vào một hệ thống thanh tra thường xuyên như được nêu trong Phần 4.

B. Khẳng định

7.5. Trên nhãn hàng hóa và tài liệu quảng cáo không được phép đưa ra các lời khẳng định cho người mua rằng sản phẩm hữu cơ đảm bảo chất lượng tối cao về dinh dưỡng sức khỏe.

Phần 8

8. Các sản phẩm nhập khẩu

8.1. Các sản phẩm như được nói đến trong Phần 1 nếu như được nhập khẩu thì chỉ thể được lưu hành/tiêu thụ nếu như tất cả mọi yêu cầu sau được đáp ứng:

8.1.1. Một cơ quan có thẩm quyền tại nước xuất khẩu hoặc một đơn vị thuộc nhà nước/tư nhân được công nhận chính thức cấp giấy chứng nhận ghi rõ lô hàng có liên quan được chứng nhận là:

8.1.1.1. Có xuất xứ từ một hệ thống sản xuất tuân thủ theo các quy định tương đương với những quy định của Phần 3,

8.1.1.2. Nằm trong một hệ thống thanh tra được công nhận chính thức và tương đương với yêu cầu của Phần 4;

8.1.2. Nhãn hàng hóa của các sản phẩm đó tuân thủ theo phần 7 của bản tiêu chuẩn này;

8.1.3. Đơn vị nhập khẩu sản phẩm hữu cơ với mục đích tiêu thụ sản phẩm đó đã được cấp giấy chứng nhận tuân thủ theo các mục 4.5 của Phần 4.

8.2. Bản gốc giấy chứng nhận như được nói đến trong mục 8.1(a) phải được đi kèm theo hàng hóa với đơn vị nhận hàng đầu tiên. Tiếp theo đó đơn vị nhập khẩu phải lưu giữ giấy chứng nhn đó để BNN&PTNT hoặc tổ chức có quyền cấp giấy chứng nhận có thể kiểm tra trong vòng ít nhất là 3 năm.

8.3. Việc phê chuẩn các sản phẩm nhập khẩu như được nói đến trong Phần 1 sẽ bị phế bỏ nếu các sản phẩm đó không đáp ứng được các yêu cầu của bản tiêu chuẩn này.

Phần 9. Công bằng xã hội

Nguyên tắc chung

Công bằng và các quyền xã hội là một phần không thể thiếu của quy trình sản xuất và chế biến sản phẩm hữu cơ.

Kiến nghị

Các đơn vị sản xuất cn phải tuân thủ tất cả các công ước của Tổ chức lao động Quốc tế (ILO) có liên quan đến phúc lợi của người lao động và công ước Quốc tế về quyền trẻ em.

Người lao động và gia đình của họ phải được tiếp cận với các dịch vụ nước sạch, lương thực, nhà ở, giáo dục, đi lại và y tế.

Đơn vị sản xuất phải đáp ứng các nhu cầu an ninh xã hội căn bản của người lao động, bao gồm các lợi ích như nghỉ đẻ, nghỉ ốm và các chế độ nghỉ hưu.

Mọi người lao động phải được trả lương công bằng và thích hợp nếu như họ cùng làm một việc, bất kể nguồn gốc xuất thân, giới tính hoặc chủng tộc của họ.

Người lao động phải được cung cấp các điều kiện bảo hộ tránh tác hại của tiếng ồn, bụi, ánh sáng và các chất hóa học có thể sử dụng trong quy trình sản xuất và chế biến.

Đơn vị sản xuất phải tôn trọng quyền của người địa phương và không được sử dụng hoặc khai thác đất đai của những người nghèo, những người phải gán đất, những người bị quản chế, bị trục xuất hoặc bị giết, hoặc những khu vực đất đai đang có tranh chấp bất kể vì lý do gì.

Hợp đng lao động phải công bằng, cởi mở, có thể thương lượng được và trung thực.

Các tiêu chuẩn cần phải đảm bảo rằng:

9.1. Đơn vị sản xuất có chính sách về công bằng xã hội. Những đơn vị sử dụng dưới 10 lao động hoặc hoạt động trong mạng lưới nhà nước có thể không cần phải có chính sách này.

9.2. Trong các trường hợp có vi phạm quyền căn bản của con người và những trường hợp rõ ràng vi phạm tính công bằng xã hội trong quá trình sản xuất thì sản phẩm sẽ không được coi là sản phẩm hữu cơ.

9.3. Tiêu chuẩn hữu cơ cũng yêu cầu đơn vị hoạt động sản xuất không được sử dụng lao động cưỡng bức hoặc lao động không tình nguyện.

9.4. Người lao động trong các đơn vị sản xuất hữu cơ phải được tự do hội họp và có quyền tổ chức cũng như thương lượng tập thể.

9.5. Các đơn vị sn xuất phải đảm bo cho người lao động có cơ hội công bằng và được đối x công bằng, hoặc không có phân bit đối xử.

9.6. Trẻ em tham gia lao động trong đơn vị sản xuất hữu cơ phải được đm bảo các điều kiện giáo dục.

 

 

KT. B TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bùi Bá Bổng

 

Phụ lục I

Đầu tư canh tác

A. Giới thiệu

1. Một trang trại hữu cơ phát triển sẽ hoạt động trong một hệ thống khép kín ở mức độ tối đa cho phép. Các đầu tư từ bên ngoài phải s dụng ở mức tối thiểu và chỉ sử dụng theo nhu cầu thiết thực. Vì vậy, những vật tư được liệt kê dưới đây chỉ nhằm hỗ trợ việc quản lý độ phì nhiêu của đất.

2. Trong giai đoạn chuyển đổi có thể được phép sử dụng các vật tư này ở mức độ cao hơn nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng và tính chất vật lý của đất và để khắc phục những hậu quả các hoạt động canh tác trước đó.

3. Các vật tư cần này không được phép sử dụng nhằm mục đích hỗ trợ cho một hệ thống quản lý và thiết kế kém. Việc sử dụng vật tư một cách không thiết thực là đi ngược với các nguyên tắc canh tác hữu cơ.

4. Các vật liệu thu lượm từ tự nhiên không nhất thiết đu là không độc hại. Trong trường hợp cần phải sử dụng các loại vật tư, ta cần phải sử dụng chúng một cách cẩn thận và phải luôn luôn ghi nhận rằng ngay cả những vật tư cho phép cũng có thể bị sử dụng sai và có thể làm thay đổi hệ sinh thái của đất hoặc của trang trại.

5. Sử dụng bất kỳ sản phẩm nào cũng đu có khả năng đưa vào các dư lượng hoặc chất nhiễm bẩn không mong muốn. Việc sử dụng bất kỳ sản phẩm nào trong danh sách dưới đây cần phải được đánh giá nhu cầu và dựa trên kết quả phân tích hóa học của loại vật liệu đó. Việc sử dụng bất kỳ vật liệu nào cũng đu phải được ghi chép lại trong sổ ghi chép của trang trại.

6. Những danh sách dưới đây có thể sẽ được xem xét lại và việc một vật liệu nào đó có tên trong danh sách này không có nghĩa là vật liệu đó tuyệt đối an toàn trong mọi trường hợp. Tuy nhiên, mọi thay đổi, bổ sung vào các danh sách này sẽ chỉ được thực hiện sau khi các vật liệu mới đã được chứng minh là tuân thủ theo các yêu cầu của bản tiêu chuẩn này.

7. Những chế phẩm lỏng, bao gồm cả các sản phẩm từ biển, và việc thnh thoảng sử dụng các yếu tố vi lượng, như được cụ thể hóa dưới đây, cần phải được sử dụng một cách cẩn thận bi vì một số chế phẩm này có thể được sử dụng dưới dạng rất đậm đặc và với số lượng lớn.

8. Việc sử dụng bất kỳ loại sản phẩm nào trong số các sản phẩm này đều phải được ghi chép lại trong sổ ghi chép trang trại và trong trường hợp tái sử dụng phải có giải thích lý do.

B. Những vật liệu được phép dùng để duy trì độ màu của đất

Chất

Điu kiện cụ thể

- Phân chuồng và phân nước từ các nguồn có chứng nhận

 

- Phân chuồng từ các nguồn được chứng nhận

Lý tưởng nhất là ủ nóng

- Phân chuồng từ nguồn chưa được chứng nhận

Cần phải được ủ nóng

- Phân ủ thoáng khí

phân cho hoi mục

- Phân ủ yếm khí

 

- Phân bắc (từ các nguồn có theo dõi về nhiễm bẩn)

Không bón trực tiếp vào đất hoặc vào các cây rau ăn hoặc quả mềm.

- Rơm rạ (ví dụ rơm từ cây lúa)

 

- Các sản phẩm gốc các bon từ mỏ ví dụ như than bùn hay than

 

- Máu và xương, bột cá, bột móng và sừng hoặc các sản phẩm phế thải khác từ chế biến cá hoặc chế biến gia súc

Đã qua chế biến hoc xử lý.

- Rau câu hoặc bột từ rau câu

 

- Thân cây có thể phân hủy vi sinh và các sản phẩm phụ ca các nhà máy chế biến sợi và thực phẩm ngun gc động vật

Đã qua chế biến hoặc xử lý.

- Mùn cưa, vỏ cây và vật phế thi từ gỗ

Đã qua chế biến hoặc xử lý.

- S lò luyện thép

Chsau khi có kết quả phân tích về kim loại nặng cho phép

- Quặng đá dolomite & vôi

Từ các nguồn tự nhiên

- Thạch cao (canxi sulfat)

Từ các nguồn tự nhiên

- Quặng photphat hay quặng nung trừ các khoáng chất tan trên 20 % hoặc các loại đá nghin khoáng chất tan trên 20 %

- Phân chim, phân lèn

 

- Kali sulfát & quặng phen - phát không làm giàu bằng quá trình chế biến hóa học

- Tro gỗ

Từ các nguồn chưa qua xử

- Lưu huỳnh

 

- Sét, bentonit

 

- Đá peclite

 

- Nguyên tố vi lượng bao gồm các vật liệu như hàn the tổng hợp

Các nguyên tố không chelat theo con

Các Chelat tự nhiên chấp nhn được, như Sulphonat lignin và những chất có tác nhân tạo chelat tự nhiên axit Citric, ma tartric và các axit 2 hoặc 3 chức khác

- Chế phẩm vi lượng

 

- Các chế phẩm vi sinh vật và chế phẩm sinh học được chấp nhận

- Các cơ thể sống phát hiện được trong tự nhiên như giun đất. Loại trừ các chế phẩm chuyển gen các sn phẩm cá

- Zeolit 

 

- Vermiculit

 

- Gluconat kali

 

Những chất được phép sử dụng trong bảo vệ thực vật, phòng trừ sâu bệnh

Chất

Điu kiện cụ thể

/rethrum chiết xuất từ Chrysanthemum cinerariaefolium, không có piperonyl butoxid nhân tạo … otenon chiết xuất từ Derris elliptica

uassia chiết xuất từ Quassia armara

 

.......... xoan và chiết xuất từ cây Azadirachta indica

 

… yania chiết xuất từ Ryania speciosa

 

opolis

 

............ silic trong đất dạng được xử lý không qua nhiệt

 

....... đá

 

.......... metaldehyd dùng trong bẫy hoặc trong môi trường kín mồi bẫy rui nhỏ/hoa quả

Các chất được sử dụng theo quy chế ổn định và hoàn toàn kín trong bẫy.

..........., ở các dạng như hỗn hợp bóc đô ở dạng hydroxide thì tốt hơn trừ trường hợp hỗn hợp Burgundy.

Thuốc Bocdo cho mô ngủ (tối đa 8 kg/ha/năm)

Lưu huỳnh ở dạng khô hoặc có thể làm ướt được

 

tri silicat (thủy tinh nước)

 

tri bicarbonat

 

phòng kali (xà phòng mềm)

 

Phòng trừ sinh học các vsv trong tự nhiên và các vsv được chấp nhận ví dụ như Bacillus thuringiensis

Chất dẫn dụ sinh học (phêrômôn)

 

Chế phẩm virus dạng hạt

 

Tinh dầu

 

Dầu thực vật

 

Dầu khoáng nhẹ (dầu trắng)

 

Rau câu, bột rau câu, chiết xuất rau câu, muối biển & nước mặn

 

Chế phẩm homeopathic

 

Chiết xuất từ cây tự nhiên, do nông dân tự pha chế, không bỏ thêm chất bổ sung ví dụ: như chiết xuất và được sử dụng làm thuốc diệt, chống hoặc phòng trừ dịch bệnh từ nước ngâm cây thuốc lá (cấm .................ni cô tin nguyên chất)

Thuốc tím

 

Khí cácbonic & khí nitơ

 

...............

 

Các chất thấm ướt cần phải thận trọng đối với loại sản phẩm có thể có trong các công thức sản phẩm thương mại của những sản phẩm trên, Các chất thấm ướt được chấp nhận bao gồm một số sản phẩm từ ............... và sản phẩm thực vật.

D. Những chất được phép sử dụng để phòng chống dịch bệnh cho động vật

Chất

Điu kiện cụ thể

- Pyrethrum chiết xuất từ Chrysanthemum cinerariaefolium không có piperonyl butoxid

- Rôtênôn chiết xuất từ Derris elliptica

- Quassia chiết xut từ Quassia armara

- Du xoan và chất chiết xuất từ cây Azadirachta indica

- Dầu tỏi, chiết xuất tỏi hoặc tỏi nghiền

- Rau câu, bột từ rau câu, chiết xuất rau câu, muối biển & nước mặn

- Lưu huỳnh

- Thuốc tím

- Chế phẩm kháng sinh

- Các chất trộn sau khi chiết xuất từ thực vật trừ thuốc lá

- Các loại tinh dầu

- Cn mêtyl hóa

- Mỡ động vật

 

- Dấm hoa quả 

chứng nhận hữu cơ

- Cây lá han

- Tảo silic trong đất không phải dạng được xử lý qua nhiệt

- Selen và các nguyên tố vi lượng khác chỉ để giải quyết những thiếu hụt xác định cụ thể

- Sun phát kẽm

- Sun phát đồng

- Vitamins

- Phòng trừ bằng biện pháp sinh học

- Than hoa

- Đất sét

- Vắc xin chỉ có thể được sử dụng cho một loại bệnh cụ thể được biết tn tại trong trang trại hữu cơ hoặc ở các trang trại lân cận và loại bệnh đó đe dọa sức khỏe của gia súc và không thể kiểm soát hữu hiệu bằng các biện pháp quản lý khác.

- Các chất thấm ướt cần phải thận trọng đối với loại sản phẩm có thể có trong các công thức sản phẩm thương mại của những sản phẩm trên, Các chất thấm ướt được chấp nhận bao gồm một số sản phẩm như rau câu và sản phẩm thực vật.

 

Phụ lục I

Các chất được phép sử dụng trong chế biến, lưu kho và vận chuyển

Các chất được phép sử dụng để xử lý sản phẩm sau thu hoạch hoặc lưu kho

 

Chất/biện pháp

Không khí:

khí cacbonic

 

oxy

 

nitơ

......... chín/giấm:

khí etylen

......... hại

rào ngăn; cơ giới

Khống chế nhiệt độ;

Sạn tảo;

thuốc diệt chuột*;

keo dính chuột.

 

Chuột phải được để trong bẫy kín ngoài khu vực chế biến và/hoặc lưu kho thực phẩm và chỉ ................. khi biện pháp lấp hang và các rào ngăn cơ giới không có hiệu quả. Bẫy chuột cần phải ............... thường xuyên và các mồi bẫy phải được thay đổi.         

B. Các chất được phép sử dụng làm phụ gia thực phẩm, kể cả những chất mang

B1. Phụ gia thực phẩm, kể cả các chất mang

INS

Tên

Điều kiện cụ thể

170

Canxi Các bon nát

 

220

Khí sulfurơ (SO2)

chỉ dùng cho rượu vang

224

Kali metabisulphit

chỉ dùng cho rượu vang

270

Axit lactic

 

290

Khí cacbonic (CO2)

 

296

Axit malic

 

300

Axit ascorbic

 

306

Tocopherols [chất chống oxy hóa]

322

Lexithin

 

330

Axit xitric

 

331

Natri xitrat (sản phẩm thịt đóng hộp) điều hòa độ chua, chất nhũ hóa, chất tạo chelat, chất ổn định

332

Kali xitrat (sản phẩm thịt)

 

333

Canxi xitrat (sản phẩm thịt)

chất điều hòa độ chua, chất tạo màng, chất tạo chelat

334

Axit tactric (cho rượu vang)

 

335

Natri tactrat

 

336

Kali tactrat

 

341

Phosphat môt canxi

chỉ dùng cho bột nở

342

Amôn phosphat

chất cải thiện hoạt động men

400

Axit alginic

 

401

Natri alginat

 

402

Kali alginat

 

406

Thạch

 

410

Nhựa b kết

 

412

Nhựa Guar

 

413

Nhựa Tragacanth

 

414

Gôm arabic

 

415

Gôm Xanthum

chất ổn định, làm sánh/đặc

416

Gôm Karaga

 

440

Pectin (chưa biến chất)

 

450

Natri phosphat bi bazic

chất tạo chelat, chất điu hòa độ chua, chất tạo cấu trúc

500

Natri cacbonat

 

501

Kali cacbonat

 

503

Amôn carbonat

 

504

magiê cacbonat

 

508

KCl

chất tạo keo

509

CaCl2

chất tạo màng

511

MgCl2

chất tạo màng

516

Canxi sulfat

chất mang

517

Amôn sulfat

chất xử lý ổn định bột

524

Xút

chất điu hòa độ chua

938

Argon

 

941

Nitơ

 

948

Oxy

 

B2. Chất tạo mùi

Các chất và các sản phẩm mang nhãn hiệu là các chất tạo mùi tự nhiên hoặc các chế phẩm tạo mùi tự nhiên như được định nghĩa trong tiêu chuẩn thực phẩm

B3. Nước và muối

Nước uống

Các loại muối (có muối ăn hoặc KCl được xem là các thành phần cơ bản thường được dùng trong chế biến thực phẩm).

B4. Các chế phẩm vi sinh vật

Bất k một chế phẩm vi sinh vật nào cũng thường được sử dụng trong chế biến thực phm, trừ các chất vi sinh vật biến đổi gen.

B5. Chất khoáng (bao gồm cả các nguyên tố vi lượng) và vitamins

C. Những chất được phép dùng trong chế biến

Tên

Điều kiện cụ thể

Canxi clorua

Làm đông

Canxi ca-bo-nát

 

Canxi hydroxit

 

Can xi sulfat

Làm đông

Khí sulfurơ (SO2)

Chỉ dùng cho rượu vang

Sulfat đồng

Chỉ dùng cho rượu vang

Magiê clo-rua mgiê (hay nigari)

Làm đông

Kali cacbonat

Dùng sấy nho khô

Khí cacbonic

 

Lexitin

Bôi trơn

Nitơ

 

Axit xitric

Không hạn chế hòa tan

Cồn

hòa tan

Axit lactic

Làm ổn định sản phẩm thịt

Axit tannic

Albumin lòng trắng trứng

Cazein

Gelatin

Isinglass

 

Dầu thực vật

Bôi trơn hoặc tách rời

Oxit silic (gel) hay dung dịch keo

 

Than (carbon) hoạt tính

Bột Talc

Bentonite

Cao lanh

Sạn tảo

Peclit----

Vỏ hạnh nhân

 

Sáp ong

Tách rời

Natri cacbonat (công nghiệp bột mì)

Chống vón hòn

Axit tactric và muối (kỹ nghệ rượu vang)

Chất ổn định, chất tạo chelat

Gelatin (sản phẩm rau quả)

Nước (không hạn chế)

 

Mảnh gỗ sồi (chưa xử lý)

Chỉ dùng cho rượu vang

Chế phẩm các vi sinh vật và men

Bất kỳ việc chuẩn bị các vi sinh vật và men thu được sử dụng trong chế biến thực phẩm, trừ các .............. vật và men biến đổi gen.

 

Phụ lục 3

Tiêu chuẩn để đánh giá các vật tư bổ sung trong nông nghiệp hữu cơ

Các phụ lục 3 liệt kê các tiêu chuẩn để đánh giá các sn phẩm khác (mới) trong sản xuất hữu cơ.

Danh sách dưới đây cần phải được sử dụng để thêm vào danh sách các chất được phép sử dụng làm phân bón và chất cải tạo đất:

Vật liệu cần thiết để tạo dng hoặc để duy trì độ màu mỡ của đất hoặc để đáp ứng những yêu cu dinh dưỡng cụ thể, vì những mục đích luân canh và cải tạo đất mà các biện pháp như được nêu trong Phần 3 hoặc của những sản phẩm khác bao gồm trong phụ lục 1 không thể đáp ứng được.

Các nguyên liệu từ thực vật, động vật, vi sinh vật hoặc có nguồn gốc khoáng có thể phải trải qua các quá trình sau:

Vật lý (cơ học, nhiệt)

Men

Vi sinh (ủ phân, chuyển hóa)

Việc sử dụng chúng không mang lại, hoặc góp phần mang lại những tác động không thể chấp nhận được về nhiễm bẩn môi trường, kể cả những vi sinh vật trong đất

Việc sử dụng chúng không mang lại tác động không thể chấp nhận được về chất lượng và độ an toàn của thành phẩm.

Danh sách dưới đây cần phải được sử dụng để thêm vào danh sách những chất được phép sử dụng vào mục đích phòng trừ c, sâu bệnh hại:

Vật liệu cần thiết cho việc khống chế các vi sinh vật có hại hoặc một loại bệnh cụ thể mà chưa có các kỹ thuật sinh học, vật lý học hay việc thay thế giống mới và các phương pháp quản lý có hiệu quả khác.

Chất (hoạt chất) có nguồn gốc thực vật, động vật, vi sinh vật hay khoáng chất có thể phải trải qua các quá trình sau

Vật lý

Men

Vi sinh

Việc sử dụng chúng không mang lại, hoặc góp phần mang lại những tác động không thể chấp nhận được về ô nhiễm môi trường

Các sn phẩm tương tự như tự nhiên ví dụ như các chất dẫn dụ (pheromones), thường được tổng hợp bng con đường hóa học có thể được xem xét nếu các sản phẩm đó thường không đủ dùng ở dạng bình thường, và min là các điều kiện sử dụng chúng không trực tiếp hoặc gián tiếp gây nhiễm bẩn môi trường hoặc nhiễm bẩn sản phẩm.

Giới thiệu

Các chất đưa vào cần phải được đánh giá thường xuyên và cân nhc qua so sánh với các hình thức thay thế khác. Quá trình đánh giá thường xuyên này sẽ khiến cho sản xuất hữu cơ ngày càng tr nên thân thiện hơn với con người, động vt, môi trường và hệ sinh thái.

Các tiêu chuẩn dưới dây cần phải được sử dụng để đánh giá việc đưa những chất bổ sung vào nông nghiệp hữu cơ.

1. Tính cần thiết

Mỗi chất đều phải là cần thiết. Điều này sẽ được nghiên cứu trong quá trình dùng sn phẩm.

Các lập luận chứng minh tính cn thiết ca một loại chất bổ sung cần phải được xây dựng từ các tiêu chuẩn như năng suất, chất lượng sn phẩm, độ an toàn cho môi trường, bảo vệ hệ sinh thái, cảnh quan phúc lợi của con người và động vt.

Việc sử dụng một chất nào dó có thể được hạn chế vào:

Một số loại cây trồng nhất định (nhất là cây lâu năm)

Một số vùng nhất định

Một số điều kiện nhất định mà trong đó loại chất này có thể sử dụng được

2. Bản chất và cách thức sản xuất của chất đó

Bản chất

Nguồn gốc của chất đó phải thường là (theo thứ tự ưu tiên)

Hữu cơ - thực vật, động vật,

Khoáng chất

Có thể được dùng các sản phẩm phi tự nhiên được tng hợp theo đường lối hóa học mà lại giống với sản phẩm tự nhiên.

Nếu như có cơ hội lựa chọn, tốt nhất là chọn loại chất có thể làm mới được. Lựa chọn tốt tiếp theo các chất có nguồn gốc khoáng và lựa chọn thứ 3 là những chất được sản xuất nhân tạo giống như các sản phẩm tự nhiên. Có thể có các lập luận về kinh tế, kỹ thuật, sinh thái để xem xét khi quyết định s dụng các chất hóa học giống tự nhiên.

Cách thức sản xuất

Nguyên liệu của các chất này có thể phải trải qua các quá trình sau:

Cơ học

Vật lý

Men

Tác động của các vi chất

Hóa học (trường hợp đặc biệt và hạn chế)

Thu thập

Việc thu thập các nguyên liệu thô có chứa chất đó phải không làm ảnh hưng đến tính ổn định của quần thể tự nhiên mà cũng không làm ảnh hưng đến vic duy trì bất kỳ một loại cây con nào trong vùng thu thập.

3. Môi trường

An toàn môi trường

Chất này phải không làm hại hay có tác động xấu lâu dài đến môi trường. Cũng không được làm tăng độ ô nhiễm không thể chấp nhận được cho nước trên mt đất hoặc nước ngầm, không khí hoặc đất. Mọi công đoạn trong quá trình chế biến, sử dụng hoặc hủy bỏ đu phải được đánh giá.

Các sản phẩm tổng hợp bằng con đường hóa học và các kim loại nặng

Các sn phm tổng hợp bng con đường hóa học chỉ có thể chấp nhận được nếu chúng có bản chất tương đương như chất dẫn dụ (phêromon).

Phải tính đến các đặc tính sau đây của chất đưa vào

Khả năng tự phân hủy:

- Tất cả các chất đưa vào sẽ phân hủy thành CO2, và H2O và/hay chuyển sang dạng khoáng của nó.

- Các chất đưa vào có độc cấp tính cao đối với vi sinh vật không phải là đối tượng bảo vệ phải có chu kỳ bán hủy tối đa là 5 ngày.

- Các chất tự nhiên được đầu nếu không độc thì không đòi hỏi phải tự phân hủy bằng con đường sinh học trong một thời gian hạn chế.

Khi các chất đưa vào có độ đc cấp tính tương đối cao đối với các vi sinh vật không phải là đối tượng cn phải hạn chế sử dụng. Cần có biện pháp bảo đảm sự sinh tồn    của những loại vi sinh vật không phải là đối tượng này. Phải cho số lượng sử dụng tối đa cho phép. Khi không khả năng thực hiện các biện pháp thích hợp thì không được phép đưa vào.

Độc tính có tính mãn tính lâu dài

Không được phép sử dụng các loại chất khi tích lũy trong sinh vật hoặc tích lũy trong hệ thống có thể hay nghi ngờ có thể làm biến đổi gen hoặc gây ung thư. Nếu xảy ra bất kỳ rủi ro nào thì cần có biện pháp thích hợp để giảm rủi ro đến mức tối thiểu có thể chấp nhận được và phòng tránh những tác động tiêu cực lâu dài đến môi trường.

Các chất khoáng đưa vào phải chứa càng ít kim loại nặng càng tốt. Vì lý do thiếu chất thay thế, và việc sử dụng truyền thống trong nông nghiệp hữu cơ, đồng và muối đng là các trường hợp đặc biệt được chấp nhận trong thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, việc sử dụng đng dưới bất kỳ hình thức nào trong nông nghiệp hữu cơ cần phải được xem như là một hình thức tạm thời và việc sử dụng này sẽ phải hạn chế và phải tính đến tác động đối với môi trường.

4. Chất lượng và sức khỏe con người

Sức khỏe con người

Các chất sử dụng phải không có hại đối với sức khỏe con người. Mọi công đoạn trong quá trình chế biến, sử dụng và phân hủy phải được tính đến yếu tố này. Phải tiến hành các biện pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ và đặt ra các tiêu chuẩn đối với các chất sử dng trong sản xuất hữu cơ.

Chất lượng sản phẩm

Các chất sử dụng phải không có tác động tiêu cực đối với chất lượng của sản phẩm ví dụ mùi vị, chất lượng bo quản và chất lượng cảm quan của sản phẩm.

5. Những yếu tố đạo đức - phúc lợi động vật

Các chất sử dụng phải không có ảnh hưng tiêu cực đối với hành vi hoặc chức năng cơ thể của động vật được nuôi giữ trong trang trại.

6. Các yếu t kinh tế xã hội

Quan điểm của ngưi tiêu dùng là các chất sử dụng không được gây ra sự phn ứng/hay chống đối ca người tiêu dùng đối với các sản phẩm hữu cơ. Người tiêu dùng thường xem xét kỹ bất kỳ chất nào được sử dụng xem có an toàn đối với môi trường hoc sức khỏe con người hay không, mc dù điều này có th không được chứng minh một cách khoa học. Các cht sử dng phải không nh hưng tới công luận/ nhận thức của công chúng về thế nào là hữu cơ hoặc tự nhiên, ví dụ như công nghệ gen.

Những tài liệu bổ sung cho Tiêu chuẩn này1

Kiểm soát các đơn hàng xuất khẩu (chứng nhận sản phẩm hữu cơ), tháng 10 năm 1997, Tiêu chuẩn quốc gia và quy tội phi pháp đối với sn phẩm xuất khu dưới tên hữu cơ, sinh động lực học, sinh học, sinh thái hoặc các từ khác có nội dung tương tự mà chưa có giấy chứng nhận của một tổ chức có quyền cấp giấy chứng nhn hoặc tài liệu của Cơ quan có thẩm quyn kiểm chứng tính chất của loại sn phm dó.

Những thu xếp hành chính. Tài liệu này chi tiết hóa các thủ tục mà các cơ quan kiểm tra của Cơ quan có thẩm quyền và một đơn vị xin cấp giấy chứng nhận cần phải làm theo. Tài liệu này đưa ra các yêu cầu về làm đơn xin Cơ quan có thẩm quvền và chi tiết hóa các yếu tố của hệ thống quản lý chất lượng theo từng yêu cầu của tiêu chuẩn.

CAC/RCP 1-1969, Rev. 3 (1997) - Ủy ban kiểm soát thực phẩm, Hướng dẫn việc áp dụng các điểm kiểm soát và phân tích độc hại, tập 1B -1997. Phần đầu tiên của tài liệu này đưa ra các nguyên tắc của hệ thống kiểm soát và phân tích độc hại đã được Ủy ban kiểm soát thực phẩm phê chuẩn. Phần hai đưa ra hướng dẫn chung về việc áp dụng hệ thống đng thời công nhận rằng chi tiết của các lần áp dụng có thể khác nhau tùy theo tình huống của mỗi lần sản xuất/chế biến thực phẩm.

CAC/GL 20-1995 - Ủy ban kiểm soát thực phẩm, Những nguyên tắc đối với thanh tra và cấp giấy chứng nhận sản phẩm thực phẩm nhập khẩu và xuất khu, Tập 1A. 1995. Tài liệu này đưa ra những nguyên tắc được chính thức áp dụng đối với các h thống cấp giấy chứng nhận và thanh tra chính thức. Các h thống cấp giấy chứng nhận và thanh tra thực phẩm là vô cùng quan trọng và được sử dụng rộng rãi mọi phương pháp kiểm soát thực phẩm. Trong cả phẩm thiết kế và sử dụng, những hệ thống này cần phải được tuân thủ theo một số các nguyên tắc nhằm đảm bảo thu được một kết quả tối ưu phù hợp với việc thúc đẩy thương mại và bảo vệ người tiêu dùng.

 

Các vấn đề liên quan xin liên hệ về địa ch
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Vụ Khoa học công nghệ

2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 84 4 8436814
E-mail: hungkhcna10@yahoo.com
Fax: 84 4 8433637

 

 

Nội dung

 

Phần chung

Mở đầu

Phần 1

Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn

Phần 2

Giải thích từ viết tắt

Phần 3

Các yêu cu về sản xuất

Phần 4

Hệ thống cấp giấy chứng nhận và thanh tra

Phần 5

Những yêu cầu thanh tra tối thiểu và những biện pháp thận trọng trong hệ thống thanh tra

Phần 6

Những tiêu chí thể hiện các sản phẩm đã được thanh tra

Phần 7

Nhãn hàng hóa và quyền sử dụng nhãn hàng hóa

Phần 8

Các sản phẩm nhập khẩu

Phần 9

Công bằng xã hội

Phụ lục I

Các đầu tư trong canh tác

Phụ lục II

Những chất được phép sử dụng trong chế biến, lưu kho và vận chuyển

Phụ lục III

Tiêu chuẩn để đánh giá các vật tư bổ sung vào tiêu chuẩn hữu cơ

Các tài liệu bổ sung cho tiêu chuẩn

Tài liệu tham khảo:

IFOAM, 2002. NORMS of IFOAM Basic standards and IFOAM Accreditation criteria.

IFOAM, 2005. The World of organic Agriculture, Statistics and Emerging Trend 2005

Lukas Kilcher, 2001. The Organic Markets in Switzeland and the European Union.

Pests and Diseases in Organic Management: A Latin American Perspective, 2003,

IFOAM Basic Standards 2002, Arabic and Hindi.

The World of Organic Agriculture: Statistics and Emerging Trends 2005.

The Organic Guarantee System: The Need and Strategy for Harmonization and Equivalence, 2003.

Guide to Develop Certification Documents, 2003.

 

Agenda

Post-Project Organic Tea Production Mecting

Meeting time:

 8.30 am Thursday 15 March 2007

Venue:

MARD (Ministry of Agriculture and Rural Development)
Building A10, Floor 4, Room 405 A 10
No. 2 Ngoc Ha, Ba Dinh District. Hanoi

MARD Contact Person:

 Dr Le Van Hung, Mobile phone 0912149724

INTERPRETER:

Mr Doan Duc Luu, Institute of Literature, Vietnamese Academy of Social Sciences (VASS), No. 20 Ly Thai To Street, Hanoi

8.30 am MARD Welcome and Introduction of participants: Dr Le Van Hung, Dept. of Science and Technology (10 minutes)

9.40 am - Meeting introduction: Dr Neil Ericksen, IGCI (20 minutes)

Neil will summarise post-project progress and explain the purpose of the meeting, which includes the chance for all partners to: comment on the draft Post Project Report; discuss important aspects of the report; and consider how best to move ahead with an Action Plan.

10.00 am - Partner Comments on the Draft Report (5-7 minutes each totals 60 minutes)

FARM LEADERS:

Mr Kim, Nam Thai Village, Tan Cuong Commune, Thai Nguyen Province

Mrs Hiep, Tan Huong Commune, Thai Nguyen Province

MREC:

Dr Dang Kim Vui, TUAF Rector & MREC Director, Thai Nguyen City

Mrs Nguyen Thi Mao, MREC/TUAF

DARD:

Mr Luong Van Vuong, Deputy Director-General, PPSD, Thai Nguyen Province

Mrs Nguyen Thi Nga, Head of PID, Thai Nguyen Province

MARD:

Dr Le Van Hung, Department of Science and Technology, Hanoi

Madam Hoang Thi Dung, Department of International Cooperation , Hanoi

Dr Le Van Duc Department of Cultivation, Hanoi

One of National Extention Center, Hanoi

Dr Nguyen Van Van, VAAS , Hanoi

ECOLINK:

Mr Than Dy Ngu, Director, Ecolink Co. Ltd, Hanoi

SUPPORT:

Mrs Huyen Thi Hoang, Support Administrator and Director, Centre for Sustainable Production & Promotion of Rural Trade, Hanoi

ADDA:

Mr Koen den Braber, Technical Advisor, ADDA Organic Project, Hanoi

11.00 am - Participants’ Discussion (30 minutes)

11.30 pm - Agreeing on Meeting Outcomes (30 minutes)

12.00 pm - Thanks and Lunch

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN 10TCN602:2006

Loại văn bảnTiêu chuẩn ngành
Số hiệu10TCN602:2006
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành29/12/2006
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcNông nghiệp
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật4 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Tiêu chuẩn ngành 10TCN 602:2006 về Hữu cơ - Tiêu chuẩn về sản xuất nông nghiệp hữu cơ và chế biến


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Tiêu chuẩn ngành 10TCN 602:2006 về Hữu cơ - Tiêu chuẩn về sản xuất nông nghiệp hữu cơ và chế biến
                Loại văn bảnTiêu chuẩn ngành
                Số hiệu10TCN602:2006
                Cơ quan ban hànhBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
                Người ký***
                Ngày ban hành29/12/2006
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcNông nghiệp
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật4 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Tiêu chuẩn ngành 10TCN 602:2006 về Hữu cơ - Tiêu chuẩn về sản xuất nông nghiệp hữu cơ và chế biến

                            Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn ngành 10TCN 602:2006 về Hữu cơ - Tiêu chuẩn về sản xuất nông nghiệp hữu cơ và chế biến

                            • 29/12/2006

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực