Tiêu chuẩn ngành 14TCN104:1999

Tiêu chuẩn ngành 14TCN 104:1999 về Phụ gia hoá học cho bêtông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn ngành 14TCN 104:1999 về Phụ gia hoá học cho bêtông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật


TIÊU CHUẨN NGÀNH

14 TCN 104-1999

PHỤ GIA HÓA HỌC CHO BÊ TÔNG VÀ VỮA – PHÂN LOẠI VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT

Chemical admixtures for concrete and mortar – Classification and specification

1. PHẠM VI:

1.1. Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu tính năng kỹ thuật cho bảy chủng loại phụ gia hóa học được dùng để cải thiện một hoặc nhiều tính chất của bê tông và vữa như lượng nước yêu cầu, độ lưu động, thời gian ninh kết, cường độ cơ học v.v…

1.2. Các phụ gia đặc biệt để chế tạo bê tông và vữa đặc biệt như bê tông lồng khí, bê tông bọt, bê tông phun, bê tông bền sinh vật v.v…đều không thuộc phạm vi của tiêu chuẩn này.

2. CÁC ĐỊNH NGHĨA:

2.1. Phụ gia giảm nước dẻo hóa (loại A): Là vật liệu có tính chất chính sau đây:

1. Làm tăng độ chảy của hồ xi măng mà không có ảnh hưởng đáng kể đến hàm lượng khí và do đó làm tăng độ lưu động (tăng dẻo) hỗn hợp bê tông khi giữ nguyên tỷ số nước/xi măng; hoặc:

2. Cho phép giảm nước trộn yêu cầu khi giữ nguyên độ lưu động hỗn hợp bê tông yêu cầu và do đó khi cứng rắn bê tông có cường độ cơ học cao hơn.

2.2. Phụ gia làm chậm ninh kết (loại B): Là vật liệu làm giảm tốc độ phản ứng ban đầu giữa xi măng với nước và do đó làm chậm sự ninh kết của bê tông.

2.3. Phụ gia tăng nhanh đóng rắn (loại C): Là vật liệu làm tăng tốc độ phản ứng ban đầu giữa xi măng với nước và do đó làm tăng tốc độ ninh kết và sự phát triển cường độ sớm của bê tông.

2.4. Phụ gia giảm nước và đóng rắn nhanh (loại E): Là vật liệu kết hợp được các chức năng của phụ gia tăng nhanh đóng rắn (2.3) và phụ gia dẻo hóa giảm nước (2.1).

2.5. Phụ gia giảm nước và chậm ninh kết (loại D): Là vật liệu kết hợp được các chức năng của phụ gia làm chậm ninh kết (2.2) và phụ gia dẻo hóa giảm nước (2.1).

2.6. Phụ gia giảm nước cao (loại F): Là vật liệu có tính chất như sau:

1. Khi cho thêm vào hỗn hợp bê tông sẽ nhận được độ lưu động rất cao (tăng dẻo bậc cao); hoặc:

2. Cho phép giảm được đáng kể lượng nước yêu cầu (giảm nước bậc cao) mà vẫn giữ được độ lưu động yêu cầu và do đó khi cứng rắn bê tông có cường độ cao hơn.

2.7. Phụ gia giảm nước cao và ninh kết chậm (loại G): Là vật liệu kết hợp được các chức năng của phụ gia làm chậm ninh kết (2.2) và phụ gia giảm nước cao (2.6).

3. CÁC YÊU CẦU KỸ THUẬT CHUNG:

3.1. Các yêu cầu kỹ thuật về tính năng cơ lý: Khi so sánh bê tông chứa phụ gia với bê tông đối chứng theo tiêu chuẩn 14TCN 107-1999: Phụ gia hóa học cho bê tông và vữa – Phương pháp thử. Các phụ gia hóa học phải đáp ứng các yêu cầu tính năng tương ứng với mỗi loại phụ gia đó về hàm lượng nước, độ sụt, thời gian ninh kết và cường độ cơ học (cường độ nén và cường độ uốn) được nêu chi tiết ở bảng 1. Cường độ cơ học ở tuổi dài ngày (6 tháng và 1 năm) không được thua kém cường độ cơ học ở các tuổi 28 và 90 ngày.

3.1.1. Khi có yêu cầu đặc biệt về hàm lượng khí và độ co ngót của bê tông thì tất cả các phụ gia hóa học phải thỏa mãn các giá trị sau:

a/ Hàm lượng khí của bê tông đối chứng và bê tông chứa phụ gia không được vượt quá 3% đối với bê tông không lồng khí (bê tông thường), hoặc 7% đối với bê tông lồng khí.

b/ Độ co của bê tông ở tuổi 28 ngày không được vượt quá trị số lớn trong hai số sau đây:

- 800 μm (0,8 mm);

- 135% so với độ co của mẫu đối chứng.

3.2. Các yêu cầu về độ đồng nhất: Bất kỳ lô phụ nào hoặc một lượng tương đương các lô có cùng nguồn phải có thành phần hóa học như đã được nhà sản xuất công bố và phải thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật về độ đồng nhất của phụ gia hóa học nêu ở bảng 2.

BẢNG 2 - CÁC YÊU CẦU ĐỘ ĐỒNG NHẤT CỦA PHỤ GIA HÓA HỌC

Chỉ tiêu

Dạng phụ gia

Lỏng

Không lỏng

1. Hàm lượng chất khô, % sai số tối đa:

- So với giá trị công bố của nhà sản xuất:

- So với mẫu liền kề:

 

5

5

 

5

4

2. Hàm lượng tro, % sai số tối đa so với giá trị công bố của nhà sản xuất (*):

1

1

3. Tỷ trọng, % sai số tối đa so với giá trị công bố của nhà sản xuất:

10

-

4. Hàm lượng clorua, % sai số tối đa so với giá trị công bố của nhà sản xuất:

5

5

* Không áp dụng với các phụ gia chứa ion clo trên 1% khối lượng

3.2.1. Khi có yêu cầu của người mua và sử dụng, để đánh giá bổ sung độ đồng nhất của phụ gia, phụ gia hóa học cần được thí nghiệm phổ hồng ngoại. Khi đó phổ hồng ngoại của mẫu phụ gia thí nghiệm và mẫu phụ gia ban đầu phải như nhau.

3.2.2. Bất kể phụ gia có chứa hay không chứa ion clo cũng phải công bố hàm lượng ion clo trong phụ gia. Phụ gia được coi là không có hàm lượng ion clo đáng kể nếu hàm lượng ion clo trong phụ gia không lớn hơn 1,5 g/l đối với phụ gia lỏng (khi liều lượng sử dụng phụ gia không quá 2 l/m3 bê tông) hoặc 0,3% khối lượng đối với phụ gia bột.

3.2.3. Các phụ gia chứa một lượng clorua tương đối lớn với có thể làm tăng nhanh sự ăn mòn cốt thép ứng suất trước. Sự phù hợp với những yêu cầu của tiêu chuẩn này không có nghĩa là chấp nhận cho sử dụng phụ gia đó trong bê tông ứng suất trước.

3.3. Tiêu chuẩn chấp nhận:

Tiêu chuẩn này qui định 3 mức kiểm tra: Kiểm tra chấp nhận ban đầu, kiểm tra có hạn chế và kiểm tra nghiệm thu lô.

3.3.1. Mức 1: Ở mức kiểm tra chấp nhận ban đầu: Nhà sản xuất và nhà cung cấp phải đưa ra các bản in thông báo hợp lệ như qui định ở mục 4.2 chứng tỏ rằng các tính năng của sản phẩm thỏa mãn các yêu cầu ở bảng 1 và 2 của tiêu chuẩn này.

3.3.2. Mức 2: Kiểm tra lại có hạn chế: Khi người mua và người sử dụng đòi hỏi, để chứng tỏ sự phù hợp của phụ gia với những yêu cầu nêu ở bảng 1 và bảng 2, phụ gia cần được thí nghiệm kiểm tra lại các chỉ tiêu hạn chế theo qui định ở mục 6.2 của tiêu chuẩn này. Các kết quả kiểm tra này phải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật nêu ở bảng 1 và bảng 2.


BẢNG 1 – CÁC YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐỐI VỚI PHỤ GIA HÓA HỌC

Chỉ tiêu kỹ thuật

Giảm nước dẻo hóa (loại A)

Làm chậm ninh kết (loại B)

Tăng nhanh đóng rắn (loại C)

Giảm nước và chậm ninh kết (loại D)

Giảm nước và đóng rắn nhanh (loại E)

Giảm nước cao (loại F)

Giảm nước cao và chậm ninh kết (loại G)

1. Lượng nước yêu cầu, % so với đối chứng

95

...

...

95

95

88

88

2. Thời gian ninh kết, chênh lệch so với đối chứng, h-ph:

 

 

 

 

 

 

 

- Bắt đầu:

Tối thiểu

Tối đa

 

Muộn hơn 1-00

Không muộn hơn 1-30

 

Muộn hơn 1-00

Không muộn hơn 3-30

 

Sớm hơn 1-00

Không sớm hơn 3-30

 

Muộn hơn 1-00

Không muộn hơn 3-30

 

Sớm hơn 1-00

Không sớm hơn 3-30

 

-

Sớm hơn 1-00

Không sớm hơn 1-30

 

Muộn hơn 1-00

Không muộn hơn 3-30

- Kết thúc:

Tối thiểu

Tối đa

 

-

Muộn hơn 1-00 không muộn hơn 1-30

 

-

Muộn hơn 3-30

 

Sớm hơn 1-00

-

 

-

Muộn hơn 3-30

 

Sớm hơn 1-00

-

 

-

Sớm hơn 1-00 không sớm hơn 1-30

 

-

Muộn hơn 3-30

3. Cường độ nén tối thiểu, % so với đối chứng:

 

 

 

 

 

 

 

1 ngày

3 ngày

7 ngày

28 ngày

6 tháng

1 năm

-

110

110

110

100

100

-

90

90

90

90

90

-

125

100

100

90

90

-

110

110

110

100

100

-

125

110

110

100

100

140

125

115

110

100

100

125

125

115

110

100

100

4. Cường độ uốn tối thiểu, % so với đối chứng:

 

 

 

 

 

 

 

3 ngày

7 ngày

28 ngày

100

100

100

90

90

90

110

100

90

100

100

100

110

100

100

110

100

100

110

100

100

5. Thay đổi chiều dài, co ngót tối đa tuổi 28 ngày (*)

 

 

 

 

 

 

 

- % so với đối chứng:

- trị tuyệt đối so với đối chứng, mm:

135

0,8

135

0,8

135

0,8

135

0,8

135

0,8

135

0,8

135

0,8

Ghi chú: (*) – Chọn trị số cho phép lớn nhất.


3.3.3. Mức 3: Nghiệm thu lô: Để chấp nhận một lô hoặc để đánh giá độ đồng nhất của phụ gia trong một lô hoặc giữa các lô, phải thí nghiệm kiểm tra độ đồng nhất của phụ gia. Các kết quả kiểm tra trên mẫu ban đầu phải được giữ lại làm đối chứng và so sánh với các kết quả thí nghiệm trên các mẫu khác ở cùng lô hoặc khác lô và các kết quả thí nghiệm này phải phù hợp với những yêu cầu về độ đồng nhất nêu ở bảng 2.

4. ĐÓNG GÓI VÀ GHI NHÃN:

4.1. Phụ gia được phân phát trong các bao hoặc các thùng chứa phải được ghi nhãn rõ ràng, gồm: Tên hãng sản xuất, tên thương mại và kiểu phụ gia, trọng lượng không bì hoặc thể tích, ngày tháng sản xuất và điều kiện bảo quản lưu kho.

4.2. Ngoài việc ghi nhãn như qui định ở mục 4.1, nhà sản xuất hoặc cung cấp phụ gia luôn có sẵn tờ in các thông báo cần thiết sau đây kèm theo sản phẩm của mình:

4.2.1. Các thông báo chung: Bao gồm tên, nhãn thương mại của nhà sản xuất; tên, nhãn thương mại của sản phẩm; mô tả chủng loại của sản phẩm (phụ gia tăng nhanh ninh kết, hoặc phụ gia dẻo hóa, hoặc phụ gia siêu dẻo v.v…); mô tả trạng thái vật lý của sản phẩm (lỏng hoặc rắn và màu sắc); mô tả tổng quát thành phần hoạt tính chính trong phụ gia (tên các chất liệu chính, ví dụ: các muối clorua hoặc nitrat, nitrit, các muối của các axit hữu cơ, các muối của các lignosunphonat, các sản phẩm ngưng tụ của formaldehyd với naphtalen hoặc melamin, các đường hoặc các cacbohydrat v.v…); các thông báo về hướng dẫn sử dụng, các liều lượng sử dụng và các ảnh hưởng của liều dùng thấp hoặc liều dùng cao; các điều kiện bảo quản và thời hạn sử dụng cũng như các điều kiện phòng ngừa an toàn cần thiết (như ăn da, độc, ăn mòn v.v..).

4.2.2. Các thông báo kỹ thuật: Bao gồm các chỉ tiêu kỹ thuật của phụ gia như hàm lượng chất khô, hàm lượng tro, tỷ trọng tương đối và hàm lượng clorua; các thông số về hàm lượng nước, độ sụt, thời gian ninh kết, cường độ nén và uốn của bê tông và vữa v.v…

5. LƯU KHO BẢO QUẢN:

Phụ gia phải được lưu kho một cách thích hợp cho phép đi vào dễ dàng kiểm tra và nhận dạng đúng mỗi lô hàng.

Phụ gia phải bảo quản trong điều kiện kín thích hợp để tránh các tác động của thời tiết như nắng, gió, mưa, ẩm.

6. LẤY MẪU VÀ KIỂM TRA:

6.1. Lấy mẫu:

6.1.1. Mẫu đơn và mẫu hỗn hợp: Mẫu đơn là mẫu nhận được bằng cách lấy ngẫu nhiên ở một chỗ. Mẫu hỗn hợp là mẫu nhận được bằng cách trộn ba hoặc nhiều mẫu đơn lấy từ các vị trí khác nhau của lô.

Kiểm tra sự phù hợp của một lô đơn giản hoặc một khối lượng hàng nhỏ cần lấy 3 mẫu đơn.

Kiểm tra sự phù hợp của một lô hoặc một khối lượng hàng lớn cần lấy mẫu hỗn hợp từ ít nhất 4 mẫu đơn.

Mẫu có thể được lấy hoặc ở nơi sản xuất, hoặc ở nơi cung cấp hoặc ngay ở nơi áp dụng.

6.1.2. Lấy mẫu phụ gia lỏng: Các phụ gia lỏng phải được khuấy trộn đều ngay trước khi lấy mẫu. Mẫu đơn được lấy ít nhất 1 lít và đại diện cho không nhiều quá 5000 lít phụ gia lỏng.

Khi phụ gia được chứa trong các bồn chứa khối lượng lớn thì mẫu được lấy với lượng giống nhau ở các vị trí trên, giữa và dưới bằng một dụng cụ lấy mẫu thích hợp.

Mẫu hỗn hợp được chuẩn bị bằng cách trộn đều cẩn thận các mẫu đơn đã được lựa chọn và lấy ít nhất 4 lít từ hỗn hợp nhận được.

Các mẫu được chứa đựng trong các bình kín, không thấm nước và bền trơ đối với phụ gia. Các mẫu phải được ghi nhãn rõ ràng như qui định ở mục 6.1.4.

6.1.3. Lấy mẫu phụ gia không lỏng: Các mẫu đơn được lấy ít nhất 1 kg và đại diện cho không nhiều quá 2 tấn phụ gia.

Các mẫu hỗn hợp được chuẩn bị bằng cách trộn cẩn thận các mẫu đơn đã được lựa chọn và lấy mẫu ít nhất 2,5 kg từ hỗn hợp nhận được.

Các mẫu được đựng trong các bình chứa kín khí, chống ẩm và phải được ghi nhãn rõ ràng như qui định 6.1.4.

Các mẫu phụ gia không lỏng sẽ được hòa tan trong nước trước khi thí nghiệm.

6.1.4. Ghi nhãn mẫu: Mẫu phải được ghi nhãn rõ ràng như sau:

- Tên của hãng sản xuất.

- Tên và kiểu phụ gia.

- Nơi lấy mẫu.

- Số lô hoặc số hiệu mẫu.

- Ngày tháng lấy mẫu.

- Kiểu mẫu đơn hoặc mẫu hỗn hợp.

- Người lấy mẫu.

6.2. Kiểm tra. Các mẫu đã được lấy nhằm mục đích thí nghiệm kiểm tra sự phù hợp của phụ gia đối với các yêu cầu về tính năng và độ đồng nhất của phụ gia theo tiêu chuẩn này.

Người mua và sử dụng có thể đòi hỏi thí nghiệm lại có hạn chế để xác nhận sự phù hợp của phụ gia đối với các yêu cầu của tiêu chuẩn này. Các thí nghiệm lại có hạn chế bao gồm các chỉ tiêu: Hàm lượng nước, độ lưu động, thời gian ninh kết và cường độ nén ở các tuổi 3, 7 và 28 ngày, độ đồng nhất về hàm lượng chất khô và tỷ trọng của phụ gia.

Việc thí nghiệm lại cần được tiến hành khi phụ gia lưu kho quá 6 tháng ở nơi sản xuất trước khi xuất xưởng hoặc ở nơi cung cấp trung gian.

6.2.1. Các thí nghiệm cơ lý: Các thí nghiệm nhằm kiểm tra sự phù hợp của phụ gia đối với các yêu cầu tính năng nêu ở mục 3.1 và bảng 1 của tiêu chuẩn này.

Các hỗn hợp bê tông cho các thí nghiệm này phải được chuẩn bị và thí nghiệm phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn 14 TCN 107-1999: Phụ gia cho bê tông và vữa – Phương pháp thử phụ gia hóa học.

6.2.2. Các thí nghiệm độ đồng nhất: Các thí nghiệm đồng nhất nhằm kiểm tra sự phù hợp của phụ gia đối với các yêu cầu độ đồng nhất được nêu ở mục 3.2 và bảng 2 của tiêu chuẩn này. Các thí nghiệm độ đồng nhất phải được tiến hành trên mẫu ban đầu và các kết quả phải được giữ lại để đối chứng và so sánh với các kết quả của các mẫu thí nghiệm khác được lấy trong cùng lô hoặc khác lô.

Các mẫu phụ gia cần được chuẩn bị và thí nghiệm phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn 14 TCN 107 – 1999: Phụ gia cho bê tông và vữa – Phương pháp thử phụ gia hóa học.

7. TỪ CHỐI:

7.1. Ở mức kiểm tra chấp nhận ban đầu, phụ gia có thể bị từ chối nếu nó không thỏa mãn một trong các yêu cầu kỹ thuật của các tiêu chuẩn này.

7.2. Ở mức thí nghiệm lại có hạn chế phụ gia bị từ chối nếu nó không đáp ứng một trong các yêu cầu nêu ở bảng 1 và bảng 2 của tiêu chuẩn này.

7.3. Phụ gia bị từ chối nếu khi dùng vào bê tông hàm lượng khí của bê tông vượt quá 3% đối với bê tông không lồng khí (tức bê tông thông thường) vượt quá 7% đối với bê tông lồng khí, hoặc độ co ngót của bê tông vượt quá trị 800 μm hoặc vượt quá 135% độ co của bê tông đối chứng.

7.4. Phụ gia bị từ chối khi liều lượng phụ gia trong các bao hoặc thùng có khối lượng hoặc thể tích sai khác nhau 3%. Đối với khối lượng hàng lớn, nếu khối lượng hoặc thể tích trung bình của 50 bao được lấy ngẫu nhiên ít hơn khối lượng hoặc thể tích đã qui định thì khối lượng hàng lớn đó cũng bị từ chối.

 

MỤC LỤC

1. Phạm vi

2. Các định nghĩa.

3. Các yêu cầu kỹ thuật chung.

4. Đóng gói và ghi nhãn.

5. Lưu kho và bảo quản.

6. Lấy mẫu và kiểm tra

7. Từ chối.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN 14TCN104:1999

Loại văn bảnTiêu chuẩn ngành
Số hiệu14TCN104:1999
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành16/06/1999
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcXây dựng, Công nghiệp
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật17 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Tiêu chuẩn ngành 14TCN 104:1999 về Phụ gia hoá học cho bêtông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Tiêu chuẩn ngành 14TCN 104:1999 về Phụ gia hoá học cho bêtông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật
                Loại văn bảnTiêu chuẩn ngành
                Số hiệu14TCN104:1999
                Cơ quan ban hànhBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
                Người ký***
                Ngày ban hành16/06/1999
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcXây dựng, Công nghiệp
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật17 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Tiêu chuẩn ngành 14TCN 104:1999 về Phụ gia hoá học cho bêtông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật

                            Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn ngành 14TCN 104:1999 về Phụ gia hoá học cho bêtông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật

                            • 16/06/1999

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực