Tiêu chuẩn ngành 14TCN99:1996

Tiêu chuẩn ngành 14TCN99:1996 về Vải địa kỹ thuật – Phương pháp xác định khả năng chịu tia cực tím và nhiệt độ

Tiêu chuẩn ngành 14TCN99:1996 về Vải địa kỹ thuật – Phương pháp xác định khả năng chịu tia cực tím và nhiệt độ đã được thay thế bởi Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8482:2010 về Vải địa kỹ thuật – Phương pháp xác định khả năng chịu tia cực tím, nhiệt độ và độ ẩm .

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn ngành 14TCN99:1996 về Vải địa kỹ thuật – Phương pháp xác định khả năng chịu tia cực tím và nhiệt độ


TIÊU CHUẨN NGÀNH

14TCN 99 - 1996

VẢI ĐỊA KỸ THUẬT

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG CHỊU TIA CỰC TÍM VÀ NHIỆT ĐỘ

Geotextile test method for determination of resistance to degradation by light and heat

 

MỤC LC

1. Thiết bị

2. Chuẩn bị các mẫu thử

3. Trình tự thử.

4. Tính toán

5. Báo cáo

 

14TCN 99 - 1996

VẢI ĐỊA KỸ THUẬT

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG CHỊU TIA CỰC TÍM VÀ NHIỆT ĐỘ

Geotextile test method for determination of resistance to degradation by light and heat

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử độ bn của vi địa kỹ thuật dưới tác động của tia cực tím; thể hiện ở sự thay đổi lực kéo đứt và độ dãn của nó. Phương pháp này dùng để so sánh tính bền lâu của các loại vải khác nhau và không dùng để dự báo kết quả chịu ánh sáng mặt trời tại hiện trường.

1. Thiết bị:

Yêu cầu những thiết bị sau đây:

a) Máy thử kéo có tốc độ kéo căng không đổi, bằng 100 mm/phút.

Máy phải có bộ ghi tự động cót nối vi máy vi tính đ ghi được đầy đ đường cong lực hoặc độ dãn dài. Đối với các máy không có bộ ghi tự động thì phải có các dụng cụ đo thích hợp để có thể đọc được giá trị của lực tác dụng và độ dãn dài tương ng tại các điểm cho tới khi phá hoại.

b) Các thiết bị đo và cắt.

c) Các dụng cụ chiếu tia:

i/ Đèn cực tím;

ii/ Bộ gá lắp (đối với đèn và mu);

iii/ Nhit kế vách đen (black panel thermometer).

d) Giá đỡ thích hp.

2. Chuẩn bị các mẫu thử:

2.1. Ly mu:

Tối thiểu lấy 6 mẫu thử đối với mỗi điu kiện th (không chịu tác dụng tia cực tím, chịu tia cực tím trong điều kiện chun và chịu tia cực tím trong điu kiện kéo dài nếu yêu cu. Cách lấy mẫu theo 14TCN 91-1996.

Đối với vải dệt hay các loại khác có các tính chất bất đẳng hướng, tối thiểu lấy 6 mẫu cho mỗi điu kiện th yếu và cho mỗi trường hợp thử theo phương dọc và ngang vi. Mỗi mẫu không nhỏ hơn 250 x 50mm. Nếu có điu kiện, các mẫu dệt được cắt thành các dải rộng hơn và rút b các sợi để giảm chiu rộng ti 50mm, nhằm đảm bảo cho mỗi mẫu trong 1 nhóm có cùng số lượng sợi ngang trên chiều dài.

3. Trình tự thử:

3.1. Các mẫu không chịu tia cực tím: Trình tự thử như sau:

a) Lấy 6 mẫu (6 mẫu cắt theo cùng một phương nếu có khả năng).

b) Chuẩn bị máy thử kéo như sau:

i/ Chỉnh khoảng cách giữa các hàm bằng 200 ± 2mm. Đo và ghi độ dài làm cữ;

ii/ Chọn giới hạn lực của máy sao cho mẫu đứt ở khoảng 10% và 90% toàn bộ thang lực;

iii/ Để máy làm việc với vận tốc kéo căng bằng 100 mm/phút.

c) Đưa mẫu vào tâm của 2 hàm kẹp với độ dài gần bằng nhau, cách đều 2 đầu. Giữ cẩn thận cho chiều dài mẫu song song với phương của lực tác dụng.

d) Khởi động máy và tiếp tục chạy máy cho ti khi đứt mẫu. Đối với máy có bộ ghi tự động ghi lực tác dụng và độ dãn dài tương ứng tại một số đim trước khi phá hoại.

e) Nếu mẫu bị dính vào hàm, loại bỏ kết quả thử (Sự dính vào hàm kẹp có thể phát hiện bằng cách quan sát sự chuyển động giữa hai hàm so với vị trí ban đầu của mép hàm được đánh dấu bằng bút chì trước khi chất tải). Thử mẫu khác từ cùng một cuộn, sau khi chọn một trong các trình tự thử sau đây:

i/ Đệm bề mặt các hàm kẹp bằng nỉ, mút, vải hay vải mẫu thừa;

ii/ Ph phần mẫu nằm dưới mặt hàm;

iii/ Thay đổi b mặt của hàm kẹp;

iv/ Lắp hai thanh thép thích hợp có độ dài tối thiểu 750mm, cùng với các mu th mới có chiu dài trên 340mm vào máy th như trên hình 1.

f) Đối với mỗi mu, ghi cường độ kéo tới hạn 2 (được coi là lực tối đa ghi trên bộ ghi tự động).

g) Lặp lại các bước từ c) đến f) cho tới khi thử xong số mẫu yêu cu.

Ghi chú: Có thể cần thử tiếp các bước e) và h) và điu 4.3.

h) Loại bỏ các kết quả theo chỉ tiêu sau đây, và thử các mẫu khác từ cùng một cuộn:

i/ Nếu do một nguyên nhân bất kỳ nào gây nên sự vận hành máy sai sót, mà kết quả thử sụt từ 20% tr n so với giá trị trung bình của 6 mu thử;

ii/ Nếu hai hay nhiều hơn trong số 6 mu thử bị đứt trong phạm vi cách mép của hàm kẹp 5mm. Đối với ii/chọn một trong các trình tự nêu chi tiết trong bước e) khi thử một mẫu khác.

Ghi chú: Việc quyết định loại bỏ một kết quả thử phi dựa trên sự quan sát mẫu khi thí nghiệm và sự biến thiên vốn có của vải.

3.2. Các mu chịu tác dụng của tia cực tím:

a) Lấy 6 mẫu (tất cả cắt trên cùng một phương, nếu có th).

b) Đặt các mẫu lên giá, b mặt thử hướng v phía đèn. Treo giá đỡ và các mu thử lên mặt trong trụ để b mặt mẫu thử cách tâm đèn 200 ± 5mm.

c) Đặt nhiệt kế vách đen vào vị trí thích hợp với giá đặt mẫu.

Ghi chú: Nhiệt kế phải ch 70 ± 10oC khi đèn hoạt động.

d) Bật đèn và để liên tục:

i/ Với chế độ th tiêu chuẩn, trong 1 tuần (168 giờ).

ii/ Với chế độ th kéo dài, trong 4 tuần (672 giờ).

Chú ý: Nếu có sự gián đoạn, thời gian bị mất sẽ được bù thêm vào cuối giai đoạn th.

e) Lấy mẫu ra khỏi giá đặt mẫu.

f) Xác định lực giới hạn và độ dãn dài tại lực giới hạn đối với mỗi mẫu theo trình tự như ở Điu 3.1.

Hình 1 - Bố trí kẹp mẫu để tránh dính mu vào các hàm kẹp

4. Tính toán

4.1. Khối lượng và phn trăm thay đổi:

Tính lực giới hạn trung bình và độ dãn dài trung bình tại lực giới hạn cho các mu đối chứng và các mẫu chịu ánh sáng tác dụng. Đối với các loại vải bất đng hướng các giá trị trung bình sẽ được tính đối với các mẫu cắt theo phương dọc và phương ngang. Khối lượng và phần trăm thay đổi sẽ được tính đi với điều kiện thử nêu trên (và các phương nếu có khả năng) như sau:

a) Thay đổi về lượng: Sự thay đổi của mỗi tính chất, tức là lực giới hạn và độ dãn dài tại lực giới hạn tính từ đng thức sau đây:

Sự thay đổi = x - y                    (4.1)

Trong đó: x - Giá trị trung bình của một tính chất trong điều kiện không chiếu tia cực tím.

y - Giá trị trung bình của một tính chất trong điu kiện chiếu tia cực tím.

Ghi chú: Sự thay đổi mang dấu dương có nghĩa là tính chất đó bị gim và ngược lại.

b) Sự thay đổi phần trăm: Tính sự thay đổi phn trăm, nếu yêu cầu, theo đẳng thức sau:

Thay đổi phần trăm = 100 x (x - y)/X                   (4.2)

4.2. Các giá trị tiêu biểu:

Các giá trị tiêu biểu sau đây đối với lực giới hạn và độ dãn dài tại lực giới hạn sẽ được tính riêng đối với mẫu chiếu tia và mẫu không chiếu tia. Khi thử vải đẳng hưng, các giá trị tiêu biểu sẽ được tính riêng cho mỗi hướng theo 14TCN 91-1996.

a) Giá trị trung bình (lực gii hạn chính xác tới 0,1 KN, độ dãn dài chính xác tới 1%)

b) Độ lệch tiêu chuẩn (lực giới hạn chính xác tới 0,01 KN, độ dãn dài chính xác ti 0,1%)

c) Hệ số biến thiên (chính xác tới 0,1%)

Các kết quả thử bị loại bỏ theo các nội dung của Điu 3.1 (e) và (h) sẽ không đưa vào tính toán; tuy nhiên các kết quả bị loại bỏ phải được ghi chép và báo cáo riêng.

4.3. Những u cầu đối với việc th tiếp:

4.3.1. Sự lặp lại các kết quả:

Khi hệ s biến thiên được tính trong Điều 4.2 (c) vượt quá 20% cần phải thử nghiệm nhiều hơn để thu được các kết quả vi gii hạn sai số như quy định trong 14TCN 91-1996. Số lượng các mẫu thử yêu cầu tính như trong 14TCN 91-1996.

4.3.2. Các giới hạn sai số:

Kiểm tra các kết quả thu được trong Điều 4.2 để đảm bảo cho các sai số thực tế không vượt quá giới hạn sai số do các bên tham gia thử định ra. Sai số các kết quả thử được coi là thỏa mãn nếu số lần thử cần thiết theo 14TCN 91-1996 không vượt quá số lần thử thực tế.

Ghi chú: Các kết quả thử là thỏa đáng khi thử đủ số lưng và đáp ứng yêu cầu của các Điều 4.3.1 và 4.3.2.

5. Báo cáo:

Trong báo cáo phải nêu các nội dung sau:

a) S hiệu Tiêu chuẩn dùng thể thử;

b) Thông tin về lấy và th mẫu:

i/ Tên cơ quan thử và tên khách hàng;

ii/ Ký hiệu hoặc ký hiệu mẫu th;

iii/ Ngày tháng lấy mẫu và thử;

iv/ Số lượng mẫu thử;

v/ Kiểu điều hòa mẫu;

vi/ Điều kiện thử (Tiêu chun hoặc phi Tiêu chuẩn);

vii/ Nhiệt độ và độ ẩm tương đối trung bình của môi trưng điều hòa mẫu và thử mu;

viii/ Nhãn hiệu và kiểu máy thử.

c) Các giá trị tiêu biểu của:

i/ Các mu không chiếu tia (cho trường hợp thử 2 phương dọc và ngang vải)

ii/ Các mu bị chiếu tia (cho trường hợp thử 2 phương dọc và ngang vải, nếu có).

d) Thay đổi về lượng (và thay đổi phần trăm, nếu yêu cu) của lực giới hạn và của độ dãn dài tại lực giới hạn.

e) Các giá trị riêng l, gồm:

i/ Các kết quả riêng lẻ (kể cả đưng cong lực hoc dãn dài của từng mu);

ii/ Thông tin chi tiết v các kết quả.

f) Mọi thay đổi trong thủ tục thử, k cả thay đổi cách kẹp mu.

g) Chi tiết v các kết quả bị loại, k cả nguyên nhân không đưa các kết quả đó vào đ tính giá trị tiêu biểu

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN 14TCN99:1996

Loại văn bảnTiêu chuẩn ngành
Số hiệu14TCN99:1996
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành14/02/1996
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcNông nghiệp, Hóa chất
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật17 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Tiêu chuẩn ngành 14TCN99:1996 về Vải địa kỹ thuật – Phương pháp xác định khả năng chịu tia cực tím và nhiệt độ


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Tiêu chuẩn ngành 14TCN99:1996 về Vải địa kỹ thuật – Phương pháp xác định khả năng chịu tia cực tím và nhiệt độ
                Loại văn bảnTiêu chuẩn ngành
                Số hiệu14TCN99:1996
                Cơ quan ban hànhBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
                Người ký***
                Ngày ban hành14/02/1996
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcNông nghiệp, Hóa chất
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật17 năm trước

                Văn bản được căn cứ

                  Văn bản hợp nhất

                    Văn bản gốc Tiêu chuẩn ngành 14TCN99:1996 về Vải địa kỹ thuật – Phương pháp xác định khả năng chịu tia cực tím và nhiệt độ

                    Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn ngành 14TCN99:1996 về Vải địa kỹ thuật – Phương pháp xác định khả năng chịu tia cực tím và nhiệt độ