Tiêu chuẩn ngành 28TCN204:2004

Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 204:2004 về cá nước ngọt - Cá bố mẹ các loài: lóc, lóc bông, rô đồng và sặc rằn - Yêu cầu kỹ thuật do Bộ Thuỷ sản ban hành

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 204:2004 về cá nước ngọt - Cá bố mẹ các loài: lóc, lóc bông, rô đồng và sặc rằn - Yêu cầu kỹ thuật do Bộ Thuỷ sản ban hành


TIÊU CHUẨN NGÀNH

28 TCN 204:2004

CÁ NƯỚC NGỌT - CÁ BỐ MẸ CÁC LOÀI: LÓC, LÓC BÔNG, RÔ ĐỒNG VÀ SẶC RẰN - YÊU CẦU KỸ THUẬT

Freshwater fish - Broodstock of Snakehead, Spot snakehead, Climbing perch and Snakeskin gouramy - Technical requirements

1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

1.1 Đối tượng

Tiêu chuẩn này quy định chỉ tiêu chất lượng của cá bố mẹ 4 loài sau đây:

- Cá Lóc (Channa striatus Bloch 1795);

- Cá Lóc bông (Channa micropeltes Cuvier 1831);

- Cá Rô đồng (Anabas testudineus Bloch 1792);

- Cá Sặc rằn (Trichogaster pectoralis Regan 1909).

1.2 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các cơ sở sản xuất và kinh doanh giống thủy sản trong phạm vi cả nước.

2. Yêu cầu kỹ thuật

2.1 Cá bố mẹ nuôi vỗ để cho đẻ

2.1.1 Cá bố mẹ nuôi vỗ để cho đẻ phải có nguồn gốc rõ ràng. Cơ sở sản xuất cá giống phải có sổ theo dõi nguồn gốc đàn cá bố mẹ đang nuôi.

2.1.2 Hàng năm, đàn cá bố mẹ phải được định kỳ luân phiên chuyển đổi cá đực và cá cái đến các địa phương trong khu vực, không trùng lặp để tránh tình trạng bị thoái hoá; hoặc bổ sung thay thế từng phần đàn cá bố mẹ lâu năm bằng số cá mới từ các địa phương khác nhau.

2.1.3 Chất lượng cá bố mẹ để nuôi vỗ phải theo đúng mức và yêu cầu được quy định trong Bảng 1.

Bảng 1 - Yêu cầu kỹ thuật đối với cá bố mẹ nuôi vỗ

Chỉ tiêu

Lóc

Lóc bông

Rô đồng

Sặc rằn

1. Tuổi cá (năm)

 - Cá cái

 - Cá đực

 

1 - 4

1 - 4

 

3 - 7

3 - 7

 

1 - 3

1 - 3

 

1 - 3

1 - 3

2. Khối lượng

 - Cá cái

 - Cá đực

 

0,8 - 2,0 kg

0,8 - 2,0 kg

 

3,0 - 6,0 kg

3,0 - 6,0 kg

 

40 - 120 g

30 - 40 g

 

80 - 120 g

70 - 100 g

Bảng 1 (kết thúc)

Chỉ tiêu

Lóc

Lóc bông

Rô đồng

Sặc rằn

 

3. Ngoại hình

Cân đối, không dị hình, vây vẩy hoàn chỉnh, không mất nhớt.

- Cân đối, không dị hình, vây vẩy hoàn chỉnh, không mất nhớt.

 - Con đực thon dài, con cái bụng to.

Cân đối, không dị hình, vây vẩy hoàn chỉnh, không mất nhớt.

4. Màu sắc cơ thể

Xám nhạt

Lưng xám nhạt, bụng trắng nhạt.

Lưng xám xanh, bụng xám nhạt.

5. Trạng thái hoạt động

Bơi nhanh nhẹn.

6. Tình trạng sức khoẻ

Tốt, không có bệnh.

2.2 Cá bố mẹ được tuyển chọn cho đẻ

2.2.1 Chất lượng cá bố mẹ được tuyển chọn cho đẻ phải theo đúng mức và yêu cầu quy định trong Bảng 1.

2.2.2 Độ thành thục của cá bố mẹ được tuyển chọn cho đẻ phải theo đúng yêu cầu quy định trong Bảng 2.

Bảng 2 - Độ thành thục sinh dục của cá bố mẹ được tuyển chọn cho đẻ

Loài cá

Yêu cầu

Cá cái

Cá đực

Cá Lóc

- Bụng to, mềm, da bụng mỏng; khi lật ngửa, bụng cá hơi xệ ra hai bên; lỗ sinh dục sưng hồng.

- Kiểm tra thấy các hạt trứng căng tròn, đều, rời, màu hơi vàng; đường kính hạt trứng không nhỏ hơn 1,4 mm.

 

- Bụng tròn, màu sắc thân đậm hơn bình thường.

- Lỗ sinh dục hơi lồi nhọn.

Cá Lóc bông

- Bụng to,mềm; khi lật ngửa, bụng cá hơi xệ ra hai bên; lỗ sinh dục sưng hồng.

- Kiểm tra thấy các hạt trứng đều, rời, màu vàng nhạt; đường kính hạt trứng không nhỏ hơn 1,5 mm.

 

Màu sắc thân bóng và đậm hơn bình thường.

 

Bảng 2 (kết thúc)

Loài cá

Yêu cầu

Cá cái

Cá đực

Rô đồng

- Bụng to, mềm hơn cá chưa thành thục, da bụng mỏng; lỗ sinh dục hồng, hơi lồi.

- Kiểm tra thấy các hạt trứng căng tròn, đều, rời; đường kính hạt trứng không nhỏ hơn 0,8 mm.

 

 

 

Khi vuốt nhẹ, có tinh dịch màu trắng nhạt chảy ra.

Sặc rằn

- Bụng hơi to, mềm.

- Kiểm tra thấy các hạt trứng căng, đều, rời, màu vàng nhạt; đường kính hạt trứng 0,8 mm.

Màu sắc thân sáng, nổi rõ các sọc đen chạy xiên từ lưng xuống bụng.

3. Phương pháp kiểm tra

3.1 Dụng cụ kiểm tra chất lượng cá bố mẹ được quy định trong Bảng 3.

Bảng 3 - Dụng cụ kiểm tra chất lượng cá bố mẹ

TT

Dụng cụ

Quy cách, đặc điểm

Số lượng

1

Cân đồng hồ

Loại cân được tối đa 10 kg, độ chính xác 5 g (cho cá Lóc và Lóc bông) hoặc loại cân được tối đa 2 kg, độ chính xác 5 g (cho cá Rô đồng và Sặc rằn).

1

2

Que thăm trứng bằng nhựa hoặc kim loại.

(cho cá Lóc, cá Lóc bông)

Dài 250 - 300 mm,  : 2 - 3 mm (que nhựa) hoặc  : 1 - 2 mm (que kim loại).

2

3

Lam kính

Kích thước 30 x 60 x 1 mm.

6

4

Điã petri

 : 50 - 60 mm.

6

5

Kính hiển vi hoặc kính giải phẫu (có trắc vi thị kính)

Độ phóng đại 10 - 50 lần.

1

6

Băng ca (cho cá Lóc, Lóc bông)

Bằng vải mềm, kích thước 400 x 600 mm.

4

7

Lưới cá bố mẹ

Bằng sợi mềm, mắt lưới 2a = 30 - 40 mm.

2

8

Giai chứa cá bố mẹ

Bằng sợi mềm, mắt lưới 2a = 2 - 3 mm.

2

9

Thước dây

Bằng chất liệu mềm, dài 1 - 2 m.

1

10

Giấy kẻ ô li

Có vạch chia chính xác đến mm.

1

3.2 Lấy mẫu

Lấy ngẫu nhiên 1 - 2 % số cá thể trong đàn cá bố mẹ để nuôi vỗ hoặc được tuyển chọn cho đẻ theo tỷ lệ đực/cái là 1/1.

3.3 Kiểm tra các chỉ tiêu

3.3.1 Tuổi cá

Xác định tuổi cá bằng việc theo dõi chính xác và chặt chẽ nguồn gốc, lý lịch đàn cá trong quá trình nuôi dưỡng.

3.3.2 Khối lượng cá

Bắt từng cá thể cho vào băng ca để cân xác định khối lượng cá.

3.3.3 Ngoại hình, màu sắc và trạng thái hoạt động

Quan sát cá đang bơi trong giai chứa, kết hợp quan sát trực tiếp số mẫu đã lấy. Đánh giá các chỉ tiêu về ngoại hình, màu sắc, trạng thái hoạt động của cá bố mẹ theo quy định trong Bảng 1.

3.3.4 Độ thành thục tuyến sinh dục

3.3.4.1 Cá cái

- Quan sát bụng và lỗ sinh dục cá ở nơi đủ ánh sáng để phân biệt được màu sắc, hình dạng ngoài của bụng và lỗ sinh dục.

- Dùng tay để cảm nhận độ mềm của bụng cá.

- Dùng que thăm trứng lấy một ít trứng đưa vào đĩa có nước trong, sạch quan sát hạt trứng ở nơi đủ ánh sáng để phân biệt được màu sắc, hình thái hạt trứng.

- Đo đường kính hạt trứng trên giấy kẻ ô li hoặc trên kính hiển vi hay kính giải phẫu có trắc vi thị kính.

3.3.4.2 Cá đực

- Quan sát bụng, lỗ sinh dục và màu sắc thân cá ở nơi đủ ánh sáng để đánh giá được các chỉ tiêu quy định trong Bảng 2.

- Kiểm tra tinh dịch (đối với cá Rô đồng) bằng cách vuốt nhẹ 2 bên lườn bụng cá cho tinh dịch chảy ra rồi quan sát, đánh giá chất lượng của tinh dịch.

3.3.5 Tình trạng sức khỏe

- Kiểm tra các chỉ tiêu cảm nhiễm bệnh theo Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 101 :1997.

- Kết hợp đánh giá tình trạng sức khỏe của cá bố mẹ bằng cảm quan qua chỉ tiêu trạng thái hoạt động theo quy định trong Bảng 1.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN 28TCN204:2004

Loại văn bảnTiêu chuẩn ngành
Số hiệu28TCN204:2004
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành14/06/2004
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcNông nghiệp
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật17 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download TCVN 28TCN204:2004

Lược đồ Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 204:2004 về cá nước ngọt - Cá bố mẹ các loài: lóc, lóc bông, rô đồng và sặc rằn - Yêu cầu kỹ thuật do Bộ Thuỷ sản ban hành


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 204:2004 về cá nước ngọt - Cá bố mẹ các loài: lóc, lóc bông, rô đồng và sặc rằn - Yêu cầu kỹ thuật do Bộ Thuỷ sản ban hành
                Loại văn bảnTiêu chuẩn ngành
                Số hiệu28TCN204:2004
                Cơ quan ban hànhBộ Thuỷ sản
                Người ký***
                Ngày ban hành14/06/2004
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcNông nghiệp
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật17 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 204:2004 về cá nước ngọt - Cá bố mẹ các loài: lóc, lóc bông, rô đồng và sặc rằn - Yêu cầu kỹ thuật do Bộ Thuỷ sản ban hành

                            Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 204:2004 về cá nước ngọt - Cá bố mẹ các loài: lóc, lóc bông, rô đồng và sặc rằn - Yêu cầu kỹ thuật do Bộ Thuỷ sản ban hành

                            • 14/06/2004

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực