Văn bản khác 107/BC-LĐTBXH

Báo cáo 107/BC-LĐTBXH về tình hình và kết quả hoạt động quý III và kế hoạch hoạt động quý IV-2009 của đề án “tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp từ 2009 - 2012” do Ban Điều hành đề án số 31 ban hành

Nội dung toàn văn Báo cáo 107/BC-LĐTBXH hoạt động quý III kế hoạch quý IV-2009 đề án “tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người lao động người sử dụng lao động


BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
BAN ĐIỀU HÀNH ĐỀ ÁN SỐ 31
------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

Số: 107/BC-LĐTBXH

Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2009

 

BÁO CÁO

VỀ TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG QUÝ III VÀ KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG QUÝ IV-2009 CỦA ĐỀ ÁN “TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP TỪ 2009 - 2012”

Thực hiện Quyết định số 31/2009/QĐ-TTg ngày 24/2/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Đề án Tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2009-2012” (sau đây gọi là Đề án 31), Ban điều hành Đề án đã họp ngày 28/9/2009 đánh giá tình hình triển khai hoạt động của Đề án trong Quý III/2009 và thống nhất chương trình công tác Quý IV/2009, cụ thể như sau:

I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỀ ÁN TRONG QUÝ III/2009

Một số kết quả bước đầu

1. Công tác chỉ đạo, phối hợp, hướng dẫn thực hiện

Sau khi Đề án có hiệu lực thi hành, Ban điều hành Đề án đã được thành lập theo Quyết định số 559/QĐ-LĐTBXH ngày 04/5/2009. Ban điều hành Đề án đã xây dựng Quy chế hoạt động của Ban điều hành; Tổ thư ký Đề án, và có công văn số 1848/LĐTBXH-PC ngày 02/6/2009 hướng dẫn các cơ quan, tổ chức và địa phương triển khai thực hiện Đề án Tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động theo Quyết định số 31/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Ban Điều hành Đề án đã cùng các Tiểu Đề án tổng hợp trình Bộ Tài chính phê duyệt bổ sung kinh phí năm 2009, hướng dẫn các địa phương xây dựng Kế hoạch hoạt động và lập dự toán kinh phí thực hiện Đề án tại các địa phương.

Việc chỉ đạo thực hiện các Tiểu Đề án cũng đã được triển khai tại các cơ quan, tổ chức như: Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam và tại nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Thuận, Bình Phước, Cần Thơ, Cà Mau, Gia Lai, Bắc Ninh, …

Trong quá trình tổ chức thực hiện Đề án, Ban điều hành đã kịp thời hỗ trợ, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức thành viên, các Tiểu Đề án và các địa phương triển khai các hoạt động, giải đáp những vướng mắc phát sinh.

2. Hoạt động khảo sát tình hình tuyên truyền phổ biến pháp luật tại doanh nghiệp

Đây là hoạt động khởi đầu của Đề án nói chung và của Tiểu Đề án 1 nói riêng. Cuộc khảo sát đã được tiến hành từ đầu tháng 8/2009 với 2.700 phiếu tại 80 doanh nghiệp thuộc mọi loại hình tại 16 tỉnh, thành phố trên 3 miền đất nước. Hiện nay đang nhập số liệu khảo sát. Báo cáo khảo sát sẽ được nghiệm thu và gửi các cơ quan, tổ chức liên quan trong tháng 10/2009.

Ngoài ra, Tiểu Đề án 3 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tiến hành khảo sát với 700 phiếu hỏi công nhân lao động tại 7 tỉnh và đã có kết quả khảo sát, cụ thể như sau:

- Về Luật Công đoàn: Chỉ có 6,5% công nhân lao động trong doanh nghiệp dân doanh và 5% công nhân lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài biết rõ.

- Về Luật Lao động: Chỉ có 7,2% công nhân lao động trong doanh nghiệp dân doanh và 5,6% công nhân lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài biết rõ.

- Về Luật Bảo hiểm Xã hội: Chỉ có 8,3% công nhân lao động trong doanh nghiệp dân doanh và 5% công nhân lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài biết rõ.

- Về Luật Bảo hiểm y tế: Chỉ có 10% công nhân lao động trong doanh nghiệp dân doanh và 9,1% công nhân lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài biết rõ.

Từ kết quả trên cho thấy nhu cầu đào tạo cán bộ công đoàn cơ sở và tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho cán bộ công đoàn cơ sở và công nhân lao động là rất lớn.

3. Hoạt động tập huấn

Các Tiểu Đề án đã tổ chức 05 lớp tập huấn cho cán bộ làm công tác tuyên truyền, cụ thể: cơ quan thường trực Ban Điều hành Đề án là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức 02 cuộc tập huấn cho đối tượng là cán bộ trực tiếp làm công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật (TTPBPL) tại các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại miền Bắc và miền Nam; Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã tổ chức 03 cuộc tập huấn cho cán bộ thuộc Ban điều hành Tiểu Đề án 5, các Ban, các đơn vị triển khai, đội ngũ làm công tác TTPBPL, cán bộ nhân sự, cán bộ công đoàn tại Liên minh ở hai miền Bắc, Nam. Ngoài ra các Tiểu Đề án khác đã thực hiện lồng ghép TTPBPL vào các hoạt động tập huấn, hội thảo chuyên môn cho đối tượng thuộc lĩnh vực ngành quản lý, sử dụng các nguồn ngân sách huy động và nguồn tài trợ khác (VCCI, Bộ Tư pháp).

4. Hoạt động biên soạn tài liệu TTPBPL

Hiện nay các Tiểu Đề án đang trong quá trình biên soạn tài liệu phục vụ cho hoạt động của Đề án, cụ thể: Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đang trong quá trình xây dựng cuốn “Sổ tay pháp luật lao động”, biên soạn tờ rơi với những nội dung liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động; Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đang tiến hành tập hợp và biên soạn tài liệu hướng dẫn kỹ năng tư vấn pháp luật lao động và quan hệ lao động trong các HTX; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang biên soạn cuốn “Sổ tay phổ biến pháp luật lao động”, “Những điều cần biết về Bảo hiểm tự nguyện”, ngoài ra đang tiến hành in ấn tờ rơi về Bảo hiểm thất nghiệp, chấm dứt hợp đồng lao động. Bộ Tư pháp đã biên soạn và công bố trên trang thông tin điện tử của Bộ Đề cương giới thiệu các Luật được Quốc hội thông qua gần đây, phát hành hàng tháng Đặc san tuyên truyền về các luật mới ban hành. Ngoài ra, các Tiểu đề án đều biên soạn và phát hành nhiều tài liệu phục vụ cho công tác TTPBPL theo chuyên đề với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ các chương trình, dự án khác.

5. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Tiểu Đề án 1 đã phối hợp với Báo Lao động - Xã hội ra chuyên trang “Phổ biến Pháp luật” ra hàng tuần. Đã tổ chức hội nghị Phổ biến pháp luật về Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm thất nghiệp cho hơn 100 doanh nghiệp tại Khu Công nghiệp Tiên Du, Bắc Ninh.

Các Tiểu Đề án khác và địa phương cũng có nhiều hoạt động TTPBPL cho các đối tượng của mình nhưng chưa có báo cáo.

II. ĐÁNH GIÁ

1. Mặt được

Có thể thấy, việc thực hiện Đề án tại các cơ quan, tổ chức đã triển khai và đạt được những kết quả bước đầu. Nhận thức của các cơ quan, tổ chức, người lao động và người sử dụng lao động về tầm quan trọng của công tác TTPBPL và sự cần thiết của Đề án đã có bước chuyển căn bản, nhất là cấp địa phương.

Các cơ quan, tổ chức, địa phương đã chủ động xây dựng kế hoạch triển khai Tiểu Đề án với nhiều cách làm phù hợp, có hiệu quả. Đặc biệt các Tiểu Đề án đã chú ý kết hợp, lồng ghép việc thực hiện Đề án với Chương trình công tác chuyên môn và chú trọng nhu cầu của đối tượng.

2. Mặt hạn chế

- Việc triển khai các Tiểu Đề án chưa đồng đều, nhiều địa phương chưa báo cáo về tình hình triển khai Đề án.

- Khối lượng các hoạt động đã triển khai còn ít và chất lượng chưa cao do nguồn nhân lực hạn chế, kỹ năng tuyên truyền phổ biến còn yếu, sự phối kết hợp giữa các cơ quan, tổ chức chưa thật hiệu quả;

- Chế độ báo cáo thực hiện chưa kịp thời, do đó việc đánh giá chưa toàn diện.

- Kinh phí dành cho việc triển khai Đề án còn nhiều khó khăn không đủ theo yêu cầu và cấp chậm.

III. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỀ ÁN TRONG QUÝ IV/2009

- Các Tiểu Đề án và các địa phương tiếp tục thực hiện các hoạt động của Đề án trong đó cần tập trung hoàn thành một số hoạt động chính sau đây:

+ Hoàn thành việc xử lý số liệu để xây dựng Báo cáo kết quả khảo sát tình hình TTPBPL cho người lao động và người sử dụng lao động tại doanh nghiệp làm cơ sở để xây dựng và triển khai hoạt động của Đề án trong những năm tiếp theo tốt hơn.

+ Tổ chức tập huấn về pháp luật lao động cho đội ngũ cán bộ TTPBPL nồng cốt của cơ quan, tổ chức, địa phương trong đó chú trọng một số nội dung mới mang tính thời sự như giải quyết tranh chấp lao động, bảo hiểm thất nghiệp, một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động mất việc do suy giảm kinh tế; luật công đoàn và một số luật mới ban hành liên quan tới quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động.

- Hoàn thành việc biên soạn tài liệu phục vụ cho công tác TTPBPL theo kế hoạch, đảm bảo tính thống nhất và chính xác về nội dung giữa các tài liệu do các cơ quan, tổ chức biên soạn.

- Triển khai rộng hơn các hoạt động TTPBPL cho người lao động và người sử dụng lao động tại các doanh nghiệp, nhất là trong những tháng cuối năm thường xảy ra đình công với phương châm đa dạng hóa các hình thức TTPBPL và nâng cao ý thức tìm hiểu và tuân thủ pháp luật của người lao động và người sử dụng lao động.

- Hoàn thành việc ban hành chính sách khuyến khích doanh nghiệp tự tổ chức TTPBPL. Tiểu đề án 2 (Bộ Tài chính) xem xét khả năng lồng thép Chính sách khuyến khích doanh nghiệp tự tổ chức TTPBPL vào Thông tư sửa đổi hướng dẫn về thuế doanh nghiệp đang được soạn thảo để vừa đơn giản hóa thủ tục hành chính vừa kịp thời phục vụ cho việc lập Dự toán năm 2010 của Đề án.

- Triển khai sớm công tác lập Kế hoạch hoạt động và Dự toán kinh phí cho năm 2010.

IV. KIẾN NGHỊ

1. Các Thành viên Ban điều hành tăng cường hơn nữa tính chủ động trong việc đôn đốc, giám sát và phối hợp các hoạt động của các Tiểu Đề án, đặc biệt ở cấp địa phương tránh tình trạng một số Tiểu Đề án và một số địa phương triển khai chậm ảnh hưởng tới tiến độ chung.

2. Bộ Tài chính khẩn trương xây dựng chính sách khuyến khích doanh nghiệp tự tổ chức TTPBPL và sớm ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2005/TT-BTC tạo điều kiện đảm bảo kinh phí tốt hơn cho Đề án.

3. Bộ Tư pháp quan tâm lồng ghép công tác đào tạo đội ngũ cán bộ TTPBPL của Đề án này vào hoạt động của Tiểu Đề án 2.

4. Đề nghị Vụ Kế hoạch - Tài chính của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn cụ thể về việc lập Dự toán kinh phí năm 2010.

 

 

Nơi nhận:
- Các Tiểu Đề án;
- Các thành viên BĐH Đề án;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Sở LĐTBXH (để thực hiện và phối hợp);
- Lưu PC, VT.

TM. BAN ĐIỀU HÀNH ĐỀ ÁN
TRƯỞNG BAN ĐIỀU HÀNH ĐỀ ÁN
THỨ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI




Phạm Minh Huân

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 107/BC-LĐTBXH

Loại văn bảnVăn bản khác
Số hiệu107/BC-LĐTBXH
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành12/10/2009
Ngày hiệu lực12/10/2009
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcLao động - Tiền lương
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật15 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 107/BC-LĐTBXH

Lược đồ Báo cáo 107/BC-LĐTBXH hoạt động quý III kế hoạch quý IV-2009 đề án “tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người lao động người sử dụng lao động


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Báo cáo 107/BC-LĐTBXH hoạt động quý III kế hoạch quý IV-2009 đề án “tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người lao động người sử dụng lao động
                Loại văn bảnVăn bản khác
                Số hiệu107/BC-LĐTBXH
                Cơ quan ban hànhBan Điều hành đề án số 31
                Người kýPhạm Minh Huân
                Ngày ban hành12/10/2009
                Ngày hiệu lực12/10/2009
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcLao động - Tiền lương
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật15 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Báo cáo 107/BC-LĐTBXH hoạt động quý III kế hoạch quý IV-2009 đề án “tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người lao động người sử dụng lao động

                      Lịch sử hiệu lực Báo cáo 107/BC-LĐTBXH hoạt động quý III kế hoạch quý IV-2009 đề án “tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người lao động người sử dụng lao động

                      • 12/10/2009

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 12/10/2009

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực