Văn bản khác 178/BC-UBND

Báo cáo 178/BC-UBND về kết quả thực hiện Kế hoạch triển khai Chương trình hành động hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2007 - 2011 và định hướng chương trình hành động giai đoạn 2012-2015 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Nội dung toàn văn Báo cáo 178/BC-UBND kết quả thực hiện Kế hoạch triển khai Chương trình hành động


ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 178/BC-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 11 năm 2012

 

BÁO CÁO

KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN 2007 - 2011 VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2012-2015

Sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và chính thức thực hiện các cam kết khi gia nhập kể từ 11 tháng 01 năm 2007, thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2007 và Nghị quyết 02-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố; Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Quyết định số 66/2007/QĐ-UBND ngày 02 tháng 5 năm 2007 về Kế hoạch triển khai Chương trình hành động Hội nhập kinh tế quốc tế của thành phố giai đoạn 2007 - 2010 (sau đây gọi là Kế hoạch 66). Kế hoạch 66 đã xác định 11 nhóm nhiệm vụ với 52 công việc cụ thể giao cho các sở ngành chủ trì và phối hợp thực hiện. Phần lớn các nhóm nhiệm vụ đã được tích cực triển khai, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và hội nhập toàn diện với nền kinh tế thế giới, Ủy ban nhân dân thành phố tổng kết Chương trình hành động, rà soát đánh giá kết quả các nhóm nhiệm vụ đã triển khai và đánh giá tác động của việc gia nhập WTO sau 5 năm. Đồng thời, xây dựng định hướng Chương trình hành động giai đoạn 2012-2015, để tiếp tục thực hiện chủ trương hội nhập toàn diện của Đảng bộ và chính quyền thành phố, hỗ trợ thực hiện thắng lợi Kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm tới.

Phần 1.

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN 2007-2010 VÀ NĂM 2011

I. Kết quả đạt được:

1. Công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về WTO và lộ trình thực hiện các cam kết của nước ta khi gia nhập WTO:

1.1. Về việc mở chuyên mục thông tin tuyên truyền về WTO từ các cơ quan báo chí.

Từ tháng 4/2007, Đài Truyền hình thành phố đã kịp thời thực hiện các bản tin và ghi nhanh các nội dung liên quan đến sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, định kỳ thực hiện chuyên đề “Trên đường Hội nhập” phát vào tối hàng ngày và chuyên đề “Hội nhập và Phát triển” phát vào sáng Chủ nhật hàng tuần. Ngoài ra, còn có các chuyên đề hội nhập theo từng lĩnh vực hay theo sự kiện được thực hiện đều đặn trong 2 năm 2007-2008 và phát lại trong năm 2009.

Báo Sài Gòn Giải phóng là một trong những tờ báo có nhiều bài viết thông tin về công tác hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập WTO, ngay cả trước khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, các chuyên mục Thời sự, Doanh nghiệp - Thị trường, Tin tức, Thời sự Quốc tế, Chủ điểm... phản ánh khá đầy đủ diễn biến liên quan đến việc Việt Nam gia nhập WTO để giúp bạn đọc, doanh nghiệp và cán bộ quản lý nắm được tình hình hội nhập. Thời báo Kinh tế Sài Gòn với đặc điểm là báo tuần chuyên về kinh tế, đã có các bài phân tích chuyên sâu về cơ hội, đánh giá, bài học và các khuyến nghị sâu về những vấn đề nảy sinh trong quá trình gia nhập WTO.

1.2. Về phía các cơ quan chức năng, công tác thông tin, tuyên truyền về WTO và lộ trình thực hiện các cam kết gia nhập WTO của nước ta được thực hiện thông qua các trang web của sở ngành, đơn vị chức năng trên địa bàn thành phố.

Trung tâm WTO thành phố đã xây dựng trang web và Thư viện điện tử về hội nhập kinh tế quốc tế (ở địa chỉ http://www.hoinhap.org.vn), chuyên cung cấp các thông tin, tài liệu về WTO và hội nhập kinh tế quốc tế cho các đối tượng có nhu cầu. Trang web của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng các chuyên mục về WTO. Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ đã xây dựng trang web riêng về Hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế (Technical Barriers to Trade - TBT) của thành phố Hồ Chí Minh, làm đầu mối thông báo và trả lời hồi đáp về TBT. Trang web TBT-TP.HCM hoạt động khá tích cực theo kế hoạch, đã rà soát văn bản pháp quy, thông tin cảnh báo, hỏi đáp, phổ biến về TBT với 1.996 tin cảnh báo, 205 lần hỏi - đáp, 1.364 tin về TBT, 1.068 trang truy cập văn bản pháp quy.

1.3. Về việc phổ biến cập nhật kiến thức về hội nhập, về các cam kết và lộ trình thực hiện các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO, tổ chức các hội thảo chuyên đề về hội nhập, Viện Nghiên cứu phát triển thành phố, Trung tâm WTO thuộc Viện Nghiên cứu phát triển và các sở, ngành đã phối hợp tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức về WTO, hội nhập kinh tế cho hơn 20.000 lượt đối tượng là các cán bộ, công chức, doanh nghiệp.

Đặc biệt, trong 2 năm 2009 - 2010, được sự hỗ trợ của các Dự án, Trung tâm WTO đã tổ chức được 7 khóa tập huấn chuyên sâu với các nội dung về tăng trưởng kinh tế và tài chính, công cụ phân tích thị trường, công cụ thâm nhập thị trường Mỹ, về nông nghiệp trong hội nhập và về tài chính - ngân hàng trong hội nhập kinh tế quốc tế... cho các cán bộ, công chức của các sở ngành, doanh nghiệp, hiệp hội, giảng viên, nghiên cứu viên.

1.4. Về việc tổ chức các sự kiện truyền thông liên quan đến gia nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế, Thường trực Ban Chỉ đạo hội nhập kinh tế quốc tế thành phố cùng sở ngành thành phố phối hợp với các ngành của Trung ương, các dự án quốc tế tổ chức nhiều buổi hội thảo chuyên đề về gia nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế thu hút gần 6.000 lượt cán bộ tham dự. Các hội thảo đã thu hút được sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp và các nhà khoa học, cán bộ quản lý nhà nước và được các phương tiện truyền thông đại chúng tập trung phản ánh, tiêu biểu là Hội thảo “Đánh giá tác động sau 3 năm gia nhập WTO và tái cấu trúc kinh tế thành phố” (phối hợp với Dự án BWTO) và Hội thảo “Rà soát chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phù hợp với các quy định của WTO” (phối hợp với Cục Đầu tư nước ngoài).

Nhìn chung, các hoạt động thông tin tuyên truyền về hội nhập WTO được triển khai khá mạnh trong thời gian đầu khi Việt Nam gia nhập WTO, đã góp phần nâng cao hiểu biết và nhận thức của các doanh nghiệp, cán bộ, công chức về WTO và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, các hoạt động này chỉ mới triển khai trên diện rộng, thiếu thông tin chuyên sâu, chưa có các sản phẩm thông tin hội nhập với các chủ đề cụ thể phù hợp với nhu cầu từng nhóm đối tượng. Một trong những nguyên nhân là Thành phố còn gặp khó khăn về chương trình, tài liệu và báo cáo viên. Để nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động thông tin tuyên truyền, cần xây dựng kênh phối hợp trực tiếp với các chuyên gia của Bộ ngành Trung ương.

2. Về đẩy mạnh chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của Thành phố, doanh nghiệp và sản phẩm:

2.1. Về triển khai chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 8, lần thứ 9, Thành phố đã triển khai các chương trình, đề án chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp đô thị. Đồng bộ với các chương trình, đề án chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Thành phố đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, các khu đô thị mới, cải tạo nâng cấp các cơ sở y tế, giáo dục trong khu vực nội thành và đầu tư xây dựng mới tại các khu vực ngoại thành nhằm giảm áp lực cho khu trung tâm, từng bước khắc phục nạn ùn tắc giao thông, di dời và tái bố trí 1.261 cơ sở sản xuất vào các khu công nghiệp và vùng phụ cận, tạo điều kiện xây dựng và phát triển hạ tầng đô thị, thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố.

Với vị trí là trung tâm kinh tế, văn hóa của các tỉnh khu vực phía Nam, Thành phố đã phát huy được lợi thế, đẩy mạnh liên kết với 34 tỉnh thành, địa phương, ký kết 548 dự án hợp tác với tổng giá trị ước khoảng 116.723 tỷ đồng; đồng thời tăng cường xúc tiến thương mại với 12 tỉnh, thành phố nước bạn để tìm kiếm các cơ hội hợp tác và đầu tư.

Trong giai đoạn cuối năm 2008, đầu năm 2009, để đảm bảo kinh tế của thành phố phát triển và chuyển dịch theo đúng định hướng đề ra trong tình hình kinh tế thế giới suy thoái, bên cạnh việc triển khai thực hiện tốt những giải pháp cấp bách của Chính phủ nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, Ủy ban nhân dân thành phố đã chủ động triển khai Chương trình hành động thực hiện chủ trương kích cầu đầu tư và tiêu đùng để hỗ trợ phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố.

Kết quả sau 05 năm thực hiện, Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố đã góp phần thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành dịch vụ, giảm dần tỷ trọng các ngành nông - lâm - ngư nghiệp để dần đưa thành phố trở thành trung tâm thương mại - dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao của cả nước. Bên cạnh đó, nội bộ các ngành kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có giá trị gia tăng cao, hàm lượng khoa học - kỹ thuật cao; giảm các ngành nghề thâm dụng lao động, gây ô nhiễm môi trường, hình thành các loại hình dịch vụ chất lượng cao. Cụ thể, khu vực dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng GDP của thành phố, tăng từ 51,3% năm 2006 lên 52,3% năm 2007, lên 54,5% năm 2008, lên 54,8% năm 2009, năm 2010 tiếp tục tăng chiếm 55,2%. Các ngành dịch vụ quan trọng có tốc độ tăng trưởng khá là tài chính - ngân hàng, du lịch, dịch vụ vận tải - kho bãi, bưu chính - viễn thông, khẳng định trung tâm dịch vụ của cả Vùng. Khu vực công nghiệp và xây dựng có xu hướng giảm về tỷ trọng, năm 2006 chiếm 47,5% đến năm 2010 giảm còn 43,6%, năm 2011 chiếm 44,6%. Điều này là phù hợp với xu hướng phát triển công nghiệp thành phố đang trong giai đoạn chuyển đổi từ nền công nghiệp có giá trị gia tăng thấp, thâm dụng lao động sang nền công nghiệp hiện đại có hàm lượng chất xám cao, có giá trị gia tăng lớn. Các ngành chủ lực như cơ khí, hóa chất-nhựa-cao su, điện tử-công nghệ thông tin, chế biến tinh lương thực thực phẩm chiếm gần 60% giá trị sản xuất công nghiệp toàn Thành phố. Một số ngành, sản phẩm như: nhựa, giấy, may mặc, dệt nhuộm ... đã chuyển dịch dần ra các tỉnh lân cận. Tỷ trọng GDP của khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản có xu hướng ổn định trong những năm gần đây, chiếm khoảng 1,2%; tập trung phát triển các sản phẩm có giá trị cao như cây con giống, rau sạch, cây và hoa kiểng,... phù hợp với thế mạnh về khoa học công nghệ của Thành phố; doanh thu bình quân một hecta đất sản xuất nông nghiệp năm 2009 đạt 138,5 triệu đồng/ha, tăng gấp 2,2 lần so với năm 2005.

2.2. Về nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên địa bàn:

- Thành phố triển khai Chương trình kích cầu thông qua đầu tư, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư đổi mới trang thiết bị, mở rộng sản xuất theo chiều sâu; ưu tiên các lĩnh vực mũi nhọn, sử dụng thiết bị công nghệ hiện đại, sản xuất sản phẩm có hàm lượng khoa học công nghệ, giá trị gia tăng cao. Chỉ tính từ giai đoạn II (tháng 02/2009) đến nay, Chương trình kích cầu đã hỗ trợ 543,2 tỷ đồng lãi suất cho 98 dự án, thu hút được 8.858 tỷ đồng vốn đầu tư. Tức là bình quân ngân sách bỏ ra 6,1 đồng sẽ thu hút được 100 đồng vốn đầu tư toàn xã hội vào các dự án theo định hướng phát triển của Thành phố. Vốn bình quân của các dự án ngày càng tăng, đạt 90,4 tỷ đồng/dự án.

- Thành phố đã nhanh chóng thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất phục vụ 04 nhóm ngành, lĩnh vực ưu tiên theo Thông tư số 14/2012/TT-NHNN ngày 04 tháng 5 năm 2012 (và điều chỉnh bằng Thông tư số 20). Đến nay đã có hơn 4.200 (doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn tín dụng lãi suất thấp (13% -15%/năm) với tổng dư nợ cho vay đạt 25.240 tỷ; trong đó dư nợ đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ là: 13.979 tỷ; sản xuất - kinh doanh hàng xuất khẩu: 3.250 tỷ; phát triển nông nghiệp, nông thôn: 3.558 tỷ và công nghiệp hỗ trợ: 4.454 tỷ đồng.

- Năm 2007, Thành phố đã thành lập Quỹ Bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa để bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn của các tổ chức tín dụng, phát triển sản xuất kinh doanh. Kết quả đến 31 tháng 5 năm 2012, sau hơn 5 năm hoạt động, Quỹ đã ký 92 hợp đồng bảo lãnh với tổng giá trị bảo lãnh là 702,98 tỷ đồng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng với tổng hạn mức là 1.142,05 tỷ đồng.

- Thành phố chủ động xây dựng các chương trình hỗ trợ, thiết thực cho doanh nghiệp, phù hợp với yêu cầu tình hình mới như hỗ trợ thông tin, tiếp thị, xây dựng thương hiệu, tư vấn pháp lý, tư vấn sở hữu trí tuệ... Tiêu biểu là chương trình hỗ trợ xây dựng thương hiệu và chương trình hợp chuẩn của Sở Khoa học công nghệ phối hợp Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư thành phố (ITPC) thực hiện; các lớp tập huấn cho doanh nghiệp, hiệp hội và các cơ quan quản lý về các công cụ phân tích thị trường nhằm khai thác dữ liệu thương mại toàn cầu, phục vụ công tác xuất nhập khẩu do Trung tâm WTO thành phố thực hiện; hay các lớp tập huấn sử dụng Hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá giúp các doanh nghiệp xác định sớm các nguy cơ bị điều tra áp dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu Việt Nam do Trung tâm WTO thành phố phối hợp với Cục Quản lý cạnh tranh tổ chức.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm là vấn đề cốt lõi để hội nhập kinh tế thành công. Thời gian qua, các hoạt động hỗ trợ của thành phố nâng cao hàm lượng khoa học kỹ thuật của sản phẩm, hỗ trợ nghiên cứu - triển khai (R&D) nhằm tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có sức cạnh tranh lớn trên thương trường, đồng thời ít khả năng bị khiếu kiện hơn. Một vấn đề khác cũng cần quan tâm hơn nữa là việc nâng cao năng lực của các Hiệp hội doanh nghiệp/ngành nghề và các tổ chức tư vấn, chuyển dần các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp trực tiếp từ chính quyền qua các đơn vị này nhằm nâng cao hiệu quả đối với doanh nghiệp và phù hợp với các quy định của WTO mà Việt Nam đã cam kết.

3. Về tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, thương mại, văn hóa, du lịch nhằm thu hút đầu tư và phát triển các yếu tố của kinh tế thị trường:

3.1. Đối với nhiệm vụ tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, thương mại, văn hóa, du lịch, trong thời gian qua thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều hoạt động tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ này.

3.1.1. Về công tác xúc tiến đầu tư:

Trong 05 năm qua, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã triển khai nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư. Về xúc tiến đầu tư tại chỗ: Tiếp đón và giới thiệu môi trường đầu tư của Thành phố cho các nhà đầu tư và doanh nhân nước ngoài vào Thành phố tìm cơ hội đầu tư, kinh doanh từ nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ. Hướng dẫn gián tiếp các nhà đầu tư thông qua Hệ thống mạng Đối thoại doanh nghiệp và Chính quyền của Thành phố và trang web của Sở Kế hoạch và Đầu tư phiên bản tiếng Việt và cả phiên bản tiếng Anh. Về xúc tiến đầu tư tại nước ngoài: Phối hợp tổ chức các đoàn đi quảng bá cho các dự án đang kêu gọi đầu tư tại thành phố Hồ Chí Minh, cũng như giới thiệu những tiềm năng và lợi thế của Thành phố đến các nhà đầu tư nước ngoài; phối hợp tổ chức các đoàn tham dự các hội chợ để giới thiệu sản phẩm ở nước ngoài. Để việc thu hút đầu tư nước ngoài được bền vững, Sở Kế hoạch và Đầu tư còn hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư tại Thành phố thông qua các hoạt động phối hợp cùng Ban quản lý Khu Công nghệ cao, Ban quản lý các khu công nghiệp và khu chế xuất để hỗ trợ về thông tin và thủ tục cho các dự án chuẩn bị đầu tư hoặc hỗ trợ sau phép đối với các dự án gặp vướng mắc; thực hiện công khai, minh bạch trong việc thu hút đầu tư thông qua việc xây dựng tiêu chí và các thủ tục liên quan đến việc lựa chọn nhà đầu tư các khu đất trên địa bàn thành phố, đồng thời hỗ trợ, hướng dẫn nhà đầu tư và trả lời câu hỏi của nhà đầu tư thông qua Mạng Đối thoại doanh nghiệp của Sở và của Thành phố.

Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư thành phố đã có các ấn phẩm phục vụ xúc tiến đầu tư như cẩm nang hướng dẫn đầu tư kinh doanh tại thành phố Hồ Chí Minh, Tờ rơi giới thiệu chung và tổng quan kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Phim giới thiệu tổng quan kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, USB dữ liệu các dự án đang kêu gọi đầu tư tại thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, ITPC đã tổ chức các sự kiện xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước như quảng bá thu hút đầu tư tại Diễn đàn kinh tế thế giới, Tuần lễ Đồng bằng sông Cửu Long tại Thành phố, Triển lãm cung cầu ngành công nghiệp phụ trợ, Hội thảo về tiềm năng xuất khẩu và các cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường Nam Mỹ và Trung Đông, Tổ chức đoàn tham dự Diễn đàn đầu tư Việt Nam tại Nhật Bản, ... và thường xuyên tổ chức mạng đối thoại doanh nghiệp. Năm 2011, ITPC đã tổ chức và tham gia 8 sự kiện xúc tiến đầu tư tại 6 quốc gia: Hoa Kỳ, Nhật, Đức, Indonesia, Myanmar và Philippines; Đón tiếp và cung cấp thông tin cho 65 đoàn khách đầu tư gồm 618 người đến từ các nước Hoa Kỳ, Đan Mạch, Nhật Bản, Canada, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ý, Thụy Sĩ, Malaysia, Đức, Vương Quốc Anh, Hongkong, Thái Lan, Pháp, Ấn Độ, Liên bang Nga, Tây Ban Nha... tìm hiểu về môi trường, cơ hội đầu tư trong các lĩnh vực thương mại, công nghệ thông tin, thủ tục đầu tư kinh doanh tại thành phố Hồ Chí Minh. Xây dựng và vận hành cổng thông tin thương mại điện tử (thuộc ITPC), giới thiệu các tin tức, cơ hội giao thương, chính sách và tham vấn theo từng ngành hàng, được chia thành 3 cổng riêng biệt cho 3 đối tượng khác nhau: cổng cho nhà xuất khẩu Việt Nam, cổng cho khách mua hàng quốc tế và cổng cho nhà đầu tư nước ngoài; với hơn 3.000 thành viên đăng ký sử dụng, gần 2 triệu lượt truy cập từ 190 quốc gia và vùng lãnh thổ.

3.1.2. Về xúc tiến thương mại

Sở Công thương đã chủ trì tổ chức Hội chợ quốc tế Đồ gỗ và Thủ công mỹ nghệ theo hình thức truyền thống và trực tuyến qua trang web www.tradeshow.com.vn và www.hcmcexpo.com.vn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp không trực tiếp tham dự Hội chợ có cơ hội quảng bá hình ảnh sản phẩm đến các nhà nhập khẩu nước ngoài 24 giờ/365 ngày. Tổ chức Đoàn doanh nghiệp khảo sát thị trường tại Brazil, Chi Lê và Nga vào tháng 9 năm 2009, phối hợp tổ chức hướng dẫn doanh nghiệp tham gia Hội chợ Quảng Châu - Trung Quốc, Las Vegas - Hoa Kỳ.

Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư Thành phố (ITPC) đã tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư trong và ngoài nước, về hoạt động xúc tiến thương mại, ITPC đã thành lập Câu lạc bộ doanh nghiệp xuất khẩu TP.HCM (VEXA) để cung cấp thông tin, kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh và xuất khẩu; xây dựng các đề án xúc tiến thương mại vào các thị trường truyền thống và thị trường mới như Trung Quốc, Myanmar, Nhật Bản, Nam Phi, Campuchia, Lào...; thực hiện chương trình đẩy mạnh xúc tiến thương mại hàng hóa vào thị trường Campuchia với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp cho mỗi kỳ hội chợ Triển lãm Thương mại Dịch vụ Việt Nam - Campuchia. Ngoài ra, ITPC còn tổ chức cho các đoàn lãnh đạo thành phố và doanh nghiệp đi khảo sát thị trường, xúc tiến thương mại - đầu tư tại nước ngoài, tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế lớn như: hội chợ đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ Tendence Life Style tại Frankfurt - Đức thu hút 44 lượt doanh nghiệp tham dự, hội chợ quốc tế “Sản phẩm gia dụng - Home Products” tại Hồng Kông có 55 lượt doanh nghiệp tham dự,... Đặc biệt, thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, ITPC đã tổ chức các hoạt động xúc tiến thị trường nội địa như tổ chức các Phiên chợ hàng Việt tại Khu chế xuất - Khu công nghiệp và các huyện ngoại thành; Sở Công Thương phối hợp với trường Đại học Kinh tế tập huấn kỹ năng bán hàng cho tiểu thương các chợ trên địa bàn Thành phố, riêng năm 2011 đã tổ chức thành công 07 phiên chợ hàng Việt với sự tham gia của 302 lượt doanh nghiệp.

3.1.3. Về xúc tiến du lịch:

Sở Văn hóa Thể thao Du lịch thành phố đã tiến hành xây dựng phim giới thiệu du lịch, ẩm thực của thành phố và Việt Nam trên các kênh truyền hình nước ngoài. Điểm nhấn quan trọng trong công tác quảng bá xúc tiến du lịch của thành phố là đã thành công trong tổ chức chuỗi các sự kiện du lịch mang tính định kỳ như: Lễ đón khách đầu năm mới, Lễ hội đường hoa Nguyễn Huệ, Ngày hội Du lịch, Lễ hội Trái cây Nam bộ, Liên hoan ẩm thực Món ngon các nước... Hàng năm, Sở còn chủ động tham gia nhiều sự kiện xúc tiến du lịch ra thị trường nước ngoài như: Diễn đàn du lịch ATF và hội chợ Travex tại Campuchia, hội chợ du lịch quốc tế MATKA tại Phần Lan, hội chợ du lịch tại Los Angeles (Hoa Kỳ), hội nghị thượng đỉnh về du lịch của các thành phố Châu Á tại tỉnh Cao Hùng - Đài Loan (Trung Quốc), hội thảo giới thiệu du lịch Việt nam tại California (Hoa Kỳ) do Hội Nữ doanh nhân Á - Mỹ tổ chức, Tuần lễ du lịch Hội nghị Xanh quốc tế tại Jeju (Hàn Quốc)... Trong giai đoạn 2007 - 2011 lượng khách du lịch quốc tế đến thành phố tăng bình quân khoảng 15% năm. Nếu như năm 2000 năm đầu của chương trình hành động quốc gia về du lịch - khách quốc tế đến thành phố chỉ 1,1 triệu lượt người thì đến năm 2011 số lượng khách quốc tế đến thành phố là 3,6 triệu lượt người. Trong năm 2011, Sở đã tổ chức thành công Triển lãm Du lịch quốc tế ITE-HCMC lần thứ 7 với sự tham gia 165 đơn vị của 14 quốc gia và vùng lãnh thổ với 15.700 lượt khách tham quan... Điểm chính của Triển lãm ITE- HCMC là Hội nghị đầu tư du lịch quốc tế “Bốn quốc gia - Một điểm đến” thu hút hơn 160 đại biểu là khách mời của Diễn Đàn hợp tác kinh tế đồng bằng sông Cửu Long và Ngân hàng phát triển châu Á (ADB). Nhìn chung, trong công tác quảng bá xúc tiến du lịch Sở Văn hóa Thể thao Du lịch thành phố đã có nhiều giải pháp trong việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch mà chương trình “Thành phố Hồ Chí Minh - 100 điều thú vị” là sản phẩm du lịch lần đầu tiên xuất hiện trong cả nước.

3.1.4. Về công tác hỗ trợ chung:

Thực hiện chủ trương đẩy mạnh công tác ngoại giao phục vụ kinh tế, Sở Ngoại vụ đã triển khai các hoạt động: đón tiếp các đoàn khách quốc tế; phối hợp tổ chức các sự kiện quốc tế, các quan hệ kết nghĩa, hợp tác cấp địa phương; hỗ trợ doanh nghiệp trong đầu tư, xúc tiến thương mại tại nước ngoài. Sở Ngoại vụ đã phối hợp tổ chức các đoàn lãnh đạo đi công tác nước ngoài, kết hợp xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch, tổ chức các hoạt động văn hóa của nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh và các lễ hội văn hóa của Thành phố tại các địa phương kết nghĩa, góp phần quảng bá hình ảnh, môi trường đầu tư và tiềm năng kinh tế của Thành phố đến các nước.

Ủy ban nhân dân thành phố phối hợp với Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an trong công tác cấp thẻ doanh nhân APEC (thẻ ABTC) trên địa bàn thành phố nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp trong việc đi lại, lưu trú vì mục đích kinh doanh tại các nền kinh tế thành viên APEC tham gia Chương trình thẻ ABTC.

3.2. Về phát triển các yếu tố của nền kinh tế thị trường và nâng cao hiệu quả đầu tư:

3.2.1. Về phát triển các thành phần kinh tế:

Sau 11 năm (2001 - 2011) thực hiện sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, cơ bản đã hoàn thành và tách chức năng quản lý hành chính nhà nước và chức năng chủ sở hữu về vốn đối với các doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc các sở ngành thành phố, quận huyện. Cụ thể, kết quả thực hiện từ tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2011 đạt được như sau:

Hình thức sắp xếp DNNN

Tổng số

Trong đó

DNNN độc lập từ 2001

Từ DN chuyển thể sau năm 2001

Từ đơn vị bộ phận phụ thuộc

Chuyển đổi thành công ty cổ phần

194

159

-

35

Chuyển đổi thành công ty TNHH 1 TV

87

79

02

06

Chuyển đổi thành công ty TNHH 2 TV

02

02

-

-

Sáp nhập doanh nghiệp

61

61

-

-

Giải thể doanh nghiệp

11

11

-

-

Phá sản doanh nghiệp

10

10

-

-

Chuyển thành đơn vị sự nghiệp

05

05

-

-

Giao doanh nghiệp cho người lao động

02

02

-

-

Bán doanh nghiệp

05

05

-

-

Tổng cộng

377

334

02

41

3.2.2. Về phát triển các loại hình doanh nghiệp:

Việc tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và khuyến khích thành phần kinh tế tư nhân đầu tư vào sản xuất kinh doanh đã giúp tăng số lượng và chất lượng các loại hình doanh nghiệp. Trong 5 năm qua, số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh thành lập mới như sau:

 

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Số lượng

Vốn (tỷ đồng)

Số lượng

Vốn (tỷ đồng)

Số lượng

Vốn (tỷ đồng)

Số lượng

Vốn (tỷ đồng)

Số lượng

Vốn (tỷ đồng)

Công ty TNHH

10.762

42.187

10.740

41.644

12.818

45.937

11.708

48.865

10.000

37.369

Công ty cổ phần

3.049

160.118

3.157

103.986

3.609

87.407

4.010

92.321

3.520

115.629

Công ty TNHH 1 TV

2.612

17.050

4.412

28.343

6.870

29.782

8.459

109.385

10.645

33.944

Cty hợp doanh

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

DN tư nhân

1.863

1.609

1.495

1.279

1.415

1.216

1.007

698

892

557

Tổng cộng

18.286

220.964

19.804

175.252

24.712

164342

25.184

251.269

25.057

187.502

Tốc độ tăng (%)

 

 

8.3

-20.68

24.78

-6.22

1.91

52.89

0.5

25.37

3.2.2. Về phát triển hệ thống phân phối:

Thành phố triển khai thực hiện Quy hoạch xây dựng hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ theo hướng văn minh, hiện đại và tiện lợi, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu đa dạng của người dân. Ngoài 243 chợ truyền thống, Thành phố còn có 163 siêu thị, 24 trung tâm thương mại và các chuỗi cửa hàng tiện ích (với 360 cửa hàng). Đến nay, các siêu thị hầu hết thuộc về doanh nghiệp trong nước, nổi bật là hệ thống siêu thị của Saigon Co-op, Satra, Vinatex và các chuỗi cửa hàng tiện lợi khác của Vissan, G7,... cùng với các chợ truyền thống đang chiếm lĩnh thị trường nội địa. Trong lĩnh vực phận phối hiện đại đã xuất hiện các nhà đầu tư nước ngoài lớn như Big C, Metro, Lotte Mart, Parkson,... một mặt đặt ra sự cạnh tranh cần thiết trong lĩnh vực phân phối hiện đại, mặt khác Chính quyền Thành phố quan tâm kiểm soát việc mở rộng mạng lưới thông qua công cụ Kiểm tra Nhu cầu Kinh tế (ENT), đảm bảo theo đúng quy hoạch phân phối của Thành phố và không ảnh hưởng đến giao thông đô thị. Một xu hướng khác được Thành phố khuyến khích là hình thức hợp tác giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước, nhằm khai thác thế mạnh về mặt bằng, am hiểu thị hiếu người tiêu dùng (của doanh nghiệp bán lẻ trong nước) với thế mạnh về vốn và quản trị (của nhà đầu tư nước ngoài).

Bên cạnh đó, Thành phố đã chỉ đạo triển khai việc bán hàng lưu động nhằm đưa hàng hóa có chất lượng, giá cả phù hợp đến các quận ven, huyện ngoại thành, khu công nghiệp - khu chế xuất, năm 2011-2012, tổ chức 1.689 chuyến bán hàng lưu động.

3.2.3. Về việc hình thành các thị trường nhằm cung ứng nguồn lực cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao hiệu quả đầu tư:

Trong năm 2007, Trung tâm Giao dịch chứng khoán thành phố được chuyển đổi thành Sở Giao dịch Chứng khoán nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường, tạo điều kiện nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, nghiên cứu sản phẩm dịch vụ mới, góp phần phát triển kênh huy động vốn trong và ngoài nước cho nền kinh tế. Ngoài ra, Sở còn tập trung phát triển cơ sở hạ tầng và hệ thống giao dịch hiện đại, xây dựng bộ chỉ tiêu mới; Tiếp, làm việc và thiết lập mối quan hệ với các tập đoàn lớn như FTSE, Standard & Poor, Deutsche Banks, Nasdaq, ký kết 15 bản ghi nhớ, đang nghiên cứu tính khả thi của dự án liên kết 6 Sở Giao dịch chứng khoán của ASEAN.

Thành phố đã thành lập Công ty Đầu tư tài chính Nhà nước thành phố (HFIC) trên cơ sở Quỹ Đầu tư phát triển đô thị (HIFU) trước đây nhằm huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cho hạ tầng kinh tế, hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Nhìn chung, việc xây dựng các yếu tố của nền kinh tế thị trường cùng với việc đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch giai đoạn sau gia nhập WTO không chỉ góp phần làm gia tăng thương mại và đầu tư mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với việc giữ tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố trong giai đoạn khó khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, với sự cạnh tranh mạnh mẽ ở nhiều cấp độ trong thời kỳ mở cửa và hội nhập toàn diện như hiện nay, cần tăng cường công tác xúc tiến một cách hệ thống với mô hình mới để khai thác tốt nhất thế mạnh của thành phố và thu hút các nguồn lực để phát triển.

4. Phát triển nguồn nhân lực của Thành phố:

4.1. Đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức:

Nhằm chuẩn hóa, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của thành phố theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, trong 5 năm qua thành phố đã đào tạo, bồi dưỡng trong nước 138.996 lượt học viên, bao gồm 603 cán bộ lãnh đạo sở ngành, quận huyện; 1.622 cán bộ trưởng phó phòng; 26.288 lượt học viên là chuyên viên các loại; 150 cán bộ tham gia lớp bồi dưỡng chuyên viên chính, 32 cán bộ tham gia lớp bồi dưỡng chuyên viên cao cấp; còn lại là viên chức và cán bộ cấp xã, phường. Thành phố còn đưa 2.509 lượt cán bộ đi đào tạo bồi dưỡng ở nước ngoài, bao gồm 916 cán bộ lãnh đạo, quản lý sở ngành, quận huyện; 1.270 công chức; 150 cán bộ nguồn, cán bộ quy hoạch và các đối tượng khác. Đồng thời, phối hợp với Sở Ngoại vụ tăng cường đào tạo tiếng Anh trong và ngoài nước cho hàng trăm cán bộ.

Thành phố đã ban hành chế độ đãi ngộ, sử dụng cán bộ, công chức, quản lý doanh nghiệp... nhằm tận dụng có hiệu quả nguồn nhân lực đã được đào tạo trong xã hội. Đồng thời, tiếp tục rà soát sắp xếp lại các bộ máy và đơn vị sự nghiệp của Thành phố theo hướng tinh gọn, hiệu quả; có chính sách thu hút, sử dụng đội ngũ chuyên gia giỏi trong nước, Việt kiều và các chuyên gia giỏi là người nước ngoài, nhưng trên thực tế các chính sách này chưa thật sự linh hoạt và hiệu quả.

4.2. Về chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ trẻ của thành phố:

Thành phố tiếp tục và mở rộng việc thực hiện Chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ trẻ của thành phố với nội dung, đối tượng đào tạo phù hợp, nhằm bổ sung nguồn nhân lực có trình độ cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội cũng như yêu cầu công tác hội nhập của thành phố. Đã và đang triển khai công khai giới thiệu và xét tuyển các ứng viên của Chương trình đào tạo 500 tiến sĩ, thạc sĩ giai đoạn 2006-2010; đào tạo nâng chuẩn cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên ngành giáo dục; đào tạo nguồn nhân lực công nghệ sinh học.

4.3. Về đầu tư phát triển nguồn nhân lực có trình độ, có tay nghề, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế:

Trong giai đoạn 2006-2009, Chương trình hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tổ chức được 530 lớp đào tạo thu hút 20.368 học viên tham gia và triển khai có hiệu quả Chương trình thí điểm liên kết đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề cho 450 học sinh, Chương trình phát triển nguồn nhân lực nghề cho các ngành công nghiệp trọng yếu năm 2010 - 2015.

Nhận thức được yếu tố con người đóng vai trò quyết định trong công tác hội nhập kinh tế quốc tế, chính quyền thành phố đã chú trọng công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thành phố, bao gồm nguồn nhân lực cho hệ thống chính trị và nguồn nhân lực cho các hoạt động sản xuất kinh doanh.

5. Xây dựng và triển khai chương trình phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị:

Kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị là lĩnh vực được lãnh đạo thành phố rất quan tâm nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và cải thiện chất lượng cuộc sống người dân, Ủy ban nhân dân thành phố đã nỗ lực cân đối và huy động nhiều nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, triển khai nhiễu dự án lớn chống ngập và cải tạo môi trường. Ngày 02 tháng 02 năm 2010, trên cơ sở được sự đồng ý về nguyên tắc và ủy quyền Thủ tướng Chính phủ; Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Quyết định số 576/QĐ-UBND về việc thành lập Công ty Đầu tư Tài chính nhà nước thành phố Hồ Chí Minh (HFIC) trên cơ sở tổ chức lại Quỹ Đầu tư Phát triển Đô thị thành phố theo mô hình riêng của thành phố, là một công cụ để huy động các nguồn vốn xã hội đa dạng cho đầu tư phát triển hạ tầng đô thị. Bên cạnh đó, một số tổ chức quản lý chuyên trách hạ tầng đã và đang được thành lập và Thành phố đang sử dụng các nguồn vốn hỗ trợ để nghiên cứu và thực hiện các giải pháp ứng phó tình trạng biến đổi khí hậu.

Đến nay, nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đô thị còn hạn chế so với nhu cầu. Kết cấu hạ tầng chậm cải thiện, diện tích đất dành cho giao thông còn thấp (5,8% điện tích đất xây dựng đô thị); vận chuyển hành khách công cộng mới đạt 7% nhu cầu đi lại; việc triển khai các dự án chống ngập thiếu đồng bộ nên hiệu quả chưa cao; tình trạng ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí chưa được cải thiện gây trở ngại cho việc phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh, cạnh tranh và hội nhập của Thành phố.

6. Đẩy mạnh cải cách hành chính, kiện toàn tổ chức bộ máy Nhà nước:

6.1. Về cải cách thể chế:

Là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa của cả nước, thành phố Hồ Chí Minh đã luôn đi đầu trong đề xuất các sáng kiến cải cách thủ tục hành chính, tạo sự thông thoáng cho môi trường kinh doanh. Thực hiện Đề án 30 của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính, Thành phố đã công bố kết quả rà soát thủ tục hành chính tại các sở và cơ quan ngang sở, quận huyện và xã phường trong giai đoạn II và hướng đến thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố giai đoạn III. Kết quả trong tổng số 1.762 thủ tục của giai đoạn II, để kiến nghị sửa đổi, bổ sung 36,04% thủ tục, thay thế 7,5% thủ tục, bãi bỏ, hủy bỏ 29,11% thủ tục. Các thủ tục hành chính đều đã được công khai trên trang thông tin điện tử của các sở, ngành và trang web của Ủy ban nhân dân thành phố. Hoạt động của các cơ quan Nhà nước từng bước hội nhập với thế giới thông qua việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9000. Thành phố đã thực hiện cơ chế một cửa và ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giải quyết thủ tục hành chính. Cơ chế một cửa liên thông thực hiện tại các sở ngành; Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế và Công an thành phố thực hiện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế và con dấu cho doanh nghiệp, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp liên ngành giải quyết hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận và cấp giấy phép chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức đang sử dụng đất trên địa bàn thành phố; Sở Giao thông vận tải, Khu Quản lý Giao thông đô thị và Cảng vụ Đường thủy nội địa trong thủ tục cấp phép đào đường và hoạt động bến thủy nội địa.

Để hiện đại hóa nền hành chính của Thành phố, các đơn vị đã ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động. Cục Hải quan thành phố đã ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học, kỹ thuật, chương trình công nghệ tin học vào công tác giám sát quản lý hải quan, đã được Tổng cục Hải quan chọn là đơn vị thực hiện “thông quan điện tử”. Cục Thuế thành phố thực hiện kê khai thuế qua mạng nhằm giảm chi phí cho doanh nghiệp. Mạng MetroNet (mạng thông tin của thành phố) phục vụ Chính phủ điện tử đã hoàn tất giai đoạn 1 kết nối hệ thống thông tin các cấp vào hệ thống mạng. 27 cơ quan, đơn vị tham gia cung cấp tình trạng hồ sơ hành chính cho tổ chức và người dân qua hệ thống “một cửa điện tử”...

Nhằm đáp ứng nhu cầu người dân, các bộ phận liên quan đến hành chính công đẫ thực hiện làm việc ngày thứ bảy hàng tuần tại 17 đơn vị thuộc khối thành phố, Ủy ban nhân dân 24 quận huyện và 322 phường xã, thị trấn để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức và công dân.

6.2. Về cải cách tổ chức bộ máy:

Về phân cấp cho Ủy ban nhân dân quận huyện, Sở Nội vụ đã tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố ban hành các quyết định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện; về sửa đổi, bổ sung Quy chế (mẫu) tổ chức và hoạt động của Phòng Tài nguyên và Môi trường quận, huyện; ban hành Quy chế (mẫu) về tổ chức và hoạt động của Phòng Quản lý đô thị quận, huyện; Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Tài chính - Kế hoạch quận, huyện và Phòng Kinh tế quận, huyện; hướng dẫn tổ chức bộ máỵ, biên chế của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Các hoạt động này đã góp phần thực hiện nghĩa vụ công khai, minh bạch hóa các hoạt động hành chính liên quan đến sản xuất, kinh doanh theo đúng cam kết gia nhập WTO của Việt Nam.

Nhìn chung, thành phố Hồ Chí Minh là nơi tích cực và chủ động trong công tác cải cách hành chính, tham gia thực hiện và triển khai nhiều đề án và mô hình mới, góp phần cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh. Tuy nhiên, phần lớn việc triển khai theo các chương trình sẵn có trong hệ thống và từ trên xuống, chưa xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của người dân và doanh nghiệp. Trong thời gian tới, công tác cải cách hành chính cần tập trung theo chiều sâu, theo từng lĩnh vực nhằm giảm chi phí, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp.

7. Về việc điều chỉnh, bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật không phù hợp với các cam kết gia nhập WTO:

Để phù hợp với các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, Sở Tư pháp đã tổ chức rà soát toàn bộ 1.554 văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố ban hành còn hiệu lực đến ngày 15 tháng 9 năm 2011 và xác định được có 266 văn bản liên quan đến WTO. Sau khi lấy ý kiến của các cơ quan liên quan về kết quả rà soát văn bản trong danh mục 266 văn bản liên quan đến WTO, Sở Tư pháp đã tổng hợp, xác định có 82 văn bản cần được bãi bỏ, sửa đổi hoặc ban hành mới. Đồng thời, Sở Tư pháp còn thực hiện công tác góp ý, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật trước khi Ủy ban nhân dân thành phố ban hành, bảo đảm văn bản không trái quy định của WTO. Trong 5 năm qua, Sở Tư pháp đã góp ý, soạn thảo, thẩm định 1.057 lượt dự thảo văn bản.

Thực hiệp “Đề án triển khai kế hoạch hoạt động TBT từ 2008 đến 2010”, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã rà soát 14 văn bản quy phạm liên quan đến TBT và đề xuất sửa đổi 13 văn bản.

Việc rà soát các chính sách và chương trình hỗ trợ doanh nghiệp phù hợp với quy định của WTO được các Sở ngành thực hiện sớm ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Đây là hoạt động cần thiết, tuy nhiên trong khi rà soát và ban hành chính sách phù hợp với quy định của WTO, cần chú ý đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp đã và đang được hưởng sự hỗ trợ cần thiết của nhà nước.

8. Về việc giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội, môi trường, văn hóa phát sinh trong quá trình hội nhập:

- Về chương trình giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp, đã có 13/15 khu công nghiệp - chế xuất xây dựng và vận hành trạm xử lý nước thải, còn 2 khu đang triển khai và sẽ hoàn tất trong năm 2012; đã xử lý và di dời 96% cơ sở sản xuất gây ô nhiễm (1.350/1.402) vào các Khu, Cụm công nghiệp; trong 37 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần xử lý, đến cuối năm 2008 đã xử lý được 32 đơn vị, còn 05 đơn vị đang thực hiện xử lý ô nhiễm. Phối hợp với 12 tỉnh triển khai đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai; phối hợp Bình Dương, Tây Ninh kiểm soát ô nhiễm kênh Ba Bò, kênh Thầy Cai. Thu gom, vận chuyển và xử lý 100% chất thải rắn, kể cả rác thải y tế. Tiếp tục quan trắc và giám sát chất lượng không khí và môi trường nước.

- Về văn hóa, bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc, phát huy vai trò nền tảng và động lực tinh thần của văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội, trong thời gian qua, các cơ quan chức năng đã phát hiện và xử lý nhiều vụ vi phạm về văn hóa phẩm xuất - nhập khẩu với những nội dung phản động, sai trái.

- Sở Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì nghiên cứu xây dựng các chính sách, kế hoạch đào tạo nghề, giải quyết việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp, giải quyết vấn đề lao động mất việc làm, xây dựng hệ thống an sinh xã hội đối với các nhóm dân cư, nhất là nông dân, công nhân và người lao động trong bối cảnh hội nhập.

Trước ảnh hưởng của các biến động từ thị trường thế giới, thị trường trong nước cũng có những diễn biến phức tạp, thành phố Hồ Chí Minh đã tích cực giám sát chặt chẽ diễn biến thị trường, đề xuất các giải pháp thích hợp cùng với việc triển khai các giải pháp do Chính phủ ban hành, nhằm ổn định thị trường và kích thích nền kinh tế tăng trưởng. Chương trình bình ổn thị trường trên địa bàn thành phố đang được triển khai quanh năm với nhiều mặt hàng thiết yếu cho người dân. Chương trình bình ổn thị trường không chỉ góp phần ổn định cuộc sống người lao động mà còn có ý nghĩa kinh tế thông qua việc gắn kết các khâu trong chuỗi cung ứng hàng hóa.

Theo kinh nghiệm của các nước đang phát triển, vấn đề phát triển bền vững về môi trường, văn hóa, xã hội thường không được chú ý tương xứng với phát triển kinh tế sau khi gia nhập WTO. Từ đó sẽ để lại những hậu quả mà chi phí khắc phục những hậu quả này thường rất lớn, chưa kể những bất ổn do bất bình đẳng trong xã hội gia tăng. Đây là vấn đề Thành phố cần quan tâm đúng mức ngay sau khi gia nhập WTO.

9. Về nghiên cứu các tác động của hội nhập kinh tế quốc tế làm cơ sở cho các đề xuất về chính sách hội nhập:

Để có cơ sở trong việc đề ra các chính sách liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế, Thành phố đã triển khai 9 chuyên đề nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của việc gia nhập WTO trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực: hoạt động ngân hàng và thị trường chứng khoán, xây dựng và vật liệu xây dựng, thị trường bất động sản, 4 ngành công nghiệp trọng yếu, ngành dệt may, da giày, nông nghiệp, nông thôn và nông dân, tình hình kinh tế - xã hội, hệ thống phân phối, xây dựng và phát triển nhãn chứng nhận. Hiện nay, Viện nghiên cứu phát triển, Trung tâm WTO thành phố đã thực hiện báo cáo tổng hợp 9 chuyên đề nêu trên.

Viện Nghiên cứu phát triển thành phố, Trung tâm WTO thành phố tiếp tục triển khai thực hiện các đề tài đánh giá tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đối với tình hình kinh tế - xã hội của thành phố qua các năm; triển khai các đề tài rà soát chính sách hỗ trợ doanh nghiệp; rào cản thương mại đối với hàng nhập khẩu. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, Trung tâm WTO thành phố cùng với Sở Kế hoạch và Đầu tư và Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố tháo gỡ những vướng mắc khó khăn do thực hiện cam kết khi gia nhập WTO, nhưng vẫn đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.

Trung tâm WTO thành phố cũng phối hợp với Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế khảo sát và đánh giá năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của thành phố. Theo Báo cáo về năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các địa phương năm 2010, thành phố Hồ Chí Minh thuộc nhóm các địa phương có năng lực hội nhập kinh tế quốc tế tốt; đứng đầu cả nước về tổng hợp năng lực hội nhập; trong đó đứng đầu bảng ở 3/8 trụ cột khảo sát là: thương mại, đầu tư, và con người; đứng nhì bảng ở trụ cột thể chế.

10. Về đảm bảo an ninh, quốc phòng trong quá trình hội nhập:

Công an Thành phố đã xây dựng quy chế phối hợp Ban Chỉ huy Quân sự thành phố, Bộ đội Biên phòng thành phố, Sở Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và các tỉnh trong khu vực để tăng cường công tác an ninh trật tự trên địa bàn. Lực lượng Cảnh sát môi trường đã tăng cường công tác phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm về pháp luật môi trường trong thời kỳ hội nhập. Công an thành phố tăng cường đấu tranh chống các hình thức phạm tội sử dụng công nghệ cao với các phương thức, thủ đoạn du nhập từ nước ngoài, các hình thức phạm tội liên quan đến đòi nợ, xiết nợ xảy ra dưới tác động của suy giảm kinh tế, việc cư trú bất hợp pháp của người nước ngoài.

Ủy ban nhân dân thành phố đã hình thành lực lượng bảo vệ khách du lịch tại các điểm có đông du khách để đảm bảo an toàn cho khách du lịch nước ngoài.

II. Nhận xét, đánh giá chung:

Về cơ bản, các Sở ngành đã triển khai thực hiện khá đầy đủ các công việc trong 11 nhóm nhiệm vụ quy định tại Quyết định số 66/2007/QĐ-UBND Một số hoạt động thành chương trình riêng, nhưng nhiều hoạt động khác triển khai lồng ghép vào các hoạt động thường xuyên của Sở ngành. Nhiều hoạt động cần thiết có tính chất lâu dài như thông tin, tuyên truyền về kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế; hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiệu quả; xúc tiến thương mại và đầu tư; hỗ trợ nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp; nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ,... cần tiếp tục được đẩy mạnh triển khai trong giai đoạn tới.

Các hoạt động tích cực về chương trình hành động hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian qua đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua mở rộng thị trường, thu hút đầu tư, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong thời kỳ suy thoái về kinh tế vừa qua, Ủy ban nhân dân thành phố đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, nhưng không vi phạm các quy định cấm của WTO.

Một số hoạt động tích cực và đóng góp nổi bật:

- Bộ phận thường trực Ban Chỉ đạo và các Sở ngành thành phố đã chủ động triển khai chương trình phổ biến kiến thức, tập huấn về hội nhập kinh tế quốc tế các hoạt động thông tin tuyên truyền về hội nhập WTO cho các đối tượng, góp phần vào việc nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và gia nhập WTO nói riêng. Các lớp tập huấn dần đi vào chiều sâu, đáp ứng yêu cầu của từng nhóm đối tượng.

- Công tác xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch: tìm kiếm các thị trường mới, tìm cơ hội đầu tư cũng như giới thiệu cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài, quảng bá hình ảnh du lịch của thành phố được đẩy mạnh bằng nhiều phương thức phong phú khác nhau.

- Thành phố đã chủ động tổ chức nghiên cứu đánh giá tác động của gia nhập WTO đến các ngành kinh tế trọng điểm, từ đó giúp các ngành xác định các cơ hội và thách thức, phục vụ công tác quản lý điều hành.

- Cải cách và đơn giản hóa thủ tục hành chính theo Đề án 30, tăng cường đào tạo và nâng cao một bước chất lượng cán bộ công chức.

Một số vấn đề tồn tại:

Bên cạnh những kết quả đạt được, còn một số vấn đề tồn tại trong quá trình xây dựng và triển khai thực hiện chương trình hành động:

Thứ nhất, Do còn hạn chế về năng lực, việc thực hiện công tác hội nhập kinh tế quốc tế tại các địa phương còn lúng túng, đặc biệt việc xử lý các vấn đề nhạy cảm như: hỗ trợ doanh nghiệp, mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực dịch vụ quan trọng, bảo vệ người tiêu dùng trong nước,... Địa phương rất cần sự hướng dẫn nhất quán và nhanh chóng từ các Bộ ngành Trung ương.

Thứ hai, nội dung Chương trình hành động khá rộng, chưa thiết kế hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả triển khai thực hiện, do đó các hoạt động thực hiện rất nhiều, nhưng hiệu quả của Chương trình hành động chưa xác định cụ thể. Nguồn lực tổ chức thực hiện Kế hoạch triển khai chưa tương xứng với tầm quan trọng của Chương trình hội nhập kinh tế quốc tế. Cơ chế giám sát thực hiện các nhiệm vụ chưa thật chặt chẽ.

Thứ ba, tính liên kết và phối hợp thực hiện Chương trình chưa thật chặt chỗ. Các Bộ ngành đã tích cực hỗ trợ, nhưng chưa có kế hoạch cụ thể; đặc biệt việc phối hợp với các tỉnh thành trong Vùng kinh tế trọng điểm hầu như chưa tính đến trong triển khai thực hiện chương trình hành động. Chương trình hành động đã kết nối với nhiều chương trình phát triển của thành phố, như chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải cách hành chính, phát triển nguồn nhân lực,... nhưng khó đánh giá được yếu tố cộng thêm do Chương trình hành động về hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập WTO đem lại.

Thứ tư, đội ngũ chuyên gia về WTO của thành phố còn rất thiếu, chưa được đào tạo bài bản. Nhu cầu về các chuyên gia vừa nắm vững bản chất nội dung các cam kết, vừa có kiến thức thực tiễn để tập huấn hay tư vấn cho các doanh nghiệp, tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố hiện nay chưa được đáp ứng đầy đủ.

Thứ năm, thông tin về hội nhập kinh tế quốc tế chưa có tính hệ thống và chưa kịp thời, ảnh hưởng đến việc điều hành của địa phương trong điều kiện hội nhập ngày càng mở rộng. Trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp (chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa) chưa nắm rõ các cơ hội và thách thức do các cam kết đem lại, có thể dẫn đến những rủi ro trong hoạt động và lãng phí các cơ hội do thiếu thông tin. Bên cạnh đó, công tác thông tin tuyên truyền còn gặp khó khăn, thiếu các chương trình, tài liệu phù hợp với các nhóm đối tượng, lĩnh vực, ngành nghề.

Thứ sáu, các hoạt động chuyên sâu triển khai chậm. Công tác nghiên cứu về đánh giá tác động hay dự báo các tác động chưa có nhiều kinh nghiệm. Các nghiên cứu đánh giá tác động gia nhập WTO đến các ngành được chủ động triển khai sớm, nhưng chậm tổng kết và công bố kết quả nghiên cứu.

Trong chương trình hành động sắp tới, cần xem xét để khắc phục các nhược điểm này, nhằm đảm bảo hiệu quả của công tác hội nhập kinh tế quốc tế.

Phần 2.

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CHUNG ĐẾN KINH TẾ - XÃ HỘI SAU 5 NĂM GIA NHẬP WTO VÀ NHỮNG THÁCH THỨC ĐẶT RA

Hội nhập kinh tế quốc tế trong những năm quả là một quá trình liên tục, thể hiện chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước. Việc gia nhập WTO là bước hội nhập toàn diện vào kinh tế thế giới, tiếp theo lộ trình hội nhập khu vực (ASEAN, APEC, ASEM...) và các quan hệ thương mại song phương. Do đó, việc đánh giá tác động hội nhập kinh tế quốc tế gần phải xem xét một cách hệ thống và xuyên suốt quá trình thực hiện,

Trong giai đoạn 2001-2006, kinh tế thành phố Hồ Chí Minh nhanh chóng phục hồi sau giai đoạn khủng hoảng “tiền tệ châu Á” 1998-2000 và có những bước phát triển mạnh. Năm 2006, tổng sản phẩm nội địa (GDP) trên địa bàn thành phố tăng 12,2% (bằng với mức tăng năm 2005 là 12,2% và cao hơn mức tăng năm 2004 là 11,7%). Trong đó, khu vực dịch vụ năm 2006 tăng 13,8% (cao hơn mức tăng năm 2005 là 12,8% và năm 2004 là 11,3%), tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng từ 49,7% năm 2004 lên 50,6% năm 2005 và đạt 51,3% năm 2006. Khu vực công nghiệp và xây dựng năm 2006 chỉ tăng 10,5% (thấp hơn mức tăng năm 2005 là 11,8% và năm 2004 là 12,5%), do đó tỷ trọng giảm nhẹ. Kim ngạch xuất khẩu năm 2006 (không kể dầu thô) đạt 7,26 tỷ USD, tăng 22,3% so với năm 2005. Kim ngạch nhập khẩu năm 2006 đạt 14,6 tỷ USD, tăng 17,8% so với năm 2005 (kể cả xăng dầu). Thành phố đã có quan hệ thương mại với gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Về đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố, năm 2006, số dự án giảm còn 283, so với 314 năm 2005, nhưng số vốn đăng ký tăng lên 1,627 tỷ USD, so với 0,641 tỷ USD năm 2005 tăng 153,8%, vốn thực hiện tăng 13,9%.

Như vậy, trước khi gia nhập WTO, kinh tế thành phố đã từng bước hội nhập kinh tế quốc tế, thông qua việc mở rộng thị trường nền kinh tế Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, đã có bước phát triển tích cực. Việc gia nhập WTO mở đường cho Việt Nam tham gia một cách bình đẳng vào thể chế thương mại toàn cầu. Do đó, việc hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu và rộng hơn, một mặt mang lại những tác động tích cực cho nền kinh tế thành phố nhưng đồng thời sẽ đặt ra những thách thức mới đối với cho công tác quản lý.

I. Các tác động tích cực đến kinh tế-xã hội thành phố sau 5 năm gia nhập WTO:

1. Tăng trưởng kinh tế duy trì tốc độ khá và nhanh chóng phục hồi sau khủng hoảng kinh tế:

Năm 2007, kinh tế thành phố tiếp tục đà tăng trưởng và đặt mức 12,6%, cao nhất sau gần 10 năm. Sang năm 2008, do chịu ảnh hưởng trực tiếp của khủng hoảng kinh tế thế giới nên mức tăng trưởng GDP thành phố bắt đầu giảm nhanh và đạt mức thấp nhất vào năm 2009 là 8,6%. Trong năm 2010, kinh tế thành phố sớm phục hồi so với cả nước và đạt mức tăng trưởng 11,8%. Đến năm 2011, do sự sụt giảm chung tình hình kinh tế cả nước nên mức tăng trưởng giảm xuống còn 10,3%.

Chuyển dịch cơ cấu tích cực từ các ngành, năng lực cạnh tranh được cải thiện một bước; chất lượng hàng hóa, dịch vụ tăng lên.

2. Vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng:

Giai đoạn đầu sau khi gia nhập WTO, với kỳ vọng của các nhà đầu tư vào Việt Nam - một thị trường mới nổi và các cam kết cải cách, luồng vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh. Năm 2007, vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) đăng ký tại thành phố đạt 2,6 tỷ USD và lên đến hơn 8,5 tỷ USD trong năm 2008. Giai đoạn tiếp theo, do khủng hoảng kinh tế thế giới, nguồn vốn đầu tư hạn chế nên đến năm 2009 vốn FDI chỉ còn 1,3 tỷ USD và đến năm 2010 tăng lên 2,7 tỷ USD. Trên thực tế, mặc dù vốn đăng ký biến động mạnh, nhưng vốn giải ngân ổn định hơn và có xu hướng tăng so với trước khi gia nhập WTO.

3. Xuất nhập khẩu đạt kết quả khá:

Sau khi gia nhập WTO, các thị trường xuất khẩu của Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng được mở rộng. Xuất khẩu có xu hướng tăng nhưng không ổn định. Đáng chú ý là nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu, dẫn đến tình trạng nhập siêu khá lớn trong thời gian qua. Trong đó, nhập siêu từ Trung Quốc tăng liên tục hàng năm, đến năm 2010 gần 4,4 tỷ USD, chiếm 78,6% tổng nhập siêu trên địa bàn thành phố.

4. Nguồn thu ngân sách trong những năm qua tăng, trong khi thuế nhập khẩu giảm theo lộ trình:

Nguồn thu ngân sách phản ánh khá rõ nét tình hình hoạt động kinh tế. Năm 2008, thu ngân sách từ thu nội địa, xuất nhập khẩu - tiêu thụ đặc biệt và dầu thô tăng 34,2%, đến năm 2009 có nhiều khó khăn nên chỉ tăng 8,7% và năm 2010 hồi phục ở mức 26,1%. Trong khi đó, tỷ trọng thu thuế xuất nhập khẩu và tiêu thụ đặc biệt trong tổng thu từ Hải quan giảm dần (năm 2007 chiếm 42%, năm 2008 - 39%, năm 2009 - 50%, năm 2010 - 37%, năm 2011 - 32%). Nguồn thu ngân sách từ thuế xuất nhập khẩu trong thời gian qua tăng chủ yếu là từ thu thuế giá trị gia tăng của hàng nhập khẩu.

5. Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế nói chung của thành phố đạt ở mức cao:

Năm 2010, chỉ số năng lực hội nhập kinh tế quốc tế được Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế quốc tế xây dựng dựa trên 8 trụ cột (chỉ tiêu chính), bao gồm (1) thể chế, (2) văn hóa, (3) cơ sở hạ tầng, (4) đặc điểm tự nhiên, (5) thương mại, (6) du lịch, (7) đầu tư và (8) con người, Thành phố Hồ Chí Minh thuộc nhóm các địa phương có năng lực hội nhập kinh tế quốc tế tốt; đứng đầu cả nước về chỉ số tổng hợp năng lực hội nhập; trong đó đứng đầu cả nước ở 3/8 trụ cột khảo sát là: thương mại, đầu tư, và con người; đứng nhì bảng ở trụ cột thể chế.

II. Các thách thức đối với kinh tế-xã hội thành phố từ hội nhập WTO:

Hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập WTO đem đến thuận lợi cơ bản, đồng thời cũng có những thách thức không nhỏ. Qua hơn 5 năm gia nhập WTO, có thể thấy một số thách thức đối với thành phố Hồ Chí Minh xuất phát từ hội nhập toàn diện vào kinh tế thế giới, trong đó chủ yếu là thách thức từ các vấn đề nội tại.

1. Thách thức từ yếu tố bên ngoài:

1.1. Mở cửa thị trường dẫn đến cạnh tranh và các rủi ro:

Lộ trình mở cửa hội nhập WTO đã có tính toán và cân nhắc kỹ trong đàm phán. Tuy nhiên, áp lực cạnh tranh và những bước thâm nhập thị trường từ một số nhà đầu tư lớn trên thế giới và khu vực, đặc biệt trong các lĩnh vực nhạy cảm không thể xem thường. Giải pháp cần thiết là phải hỗ trợ nâng cao năng lực của các doanh nghiệp để có thể sẵn sàng hợp tác và cạnh tranh với các doanh nghiệp trên thị trường toàn cầu.

Do mở cửa thị trường trong khi các rào cản thương mại của Việt Nam còn chưa đầy đủ nên nhập siêu có xu hướng tăng, đặc biệt mất cân đối thương mại với Trung Quốc. Nhiều mặt hàng kém chất lượng, giá thành rẻ thâm nhập thị trường, gây thiệt hại cho người tiêu dùng và sản xuất trong nước, nhưng chưa có biện pháp ngăn chặn hiệu quả.

Mặt khác, mở cửa thị trường nhưng nâng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp không được nâng lên một cách tương xứng, không cải thiện môi trường đầu tư và các chính sách mới để thu hút công nghệ tiên tiến thì sẽ nhanh chóng rơi vào bẫy của tự do hóa thương mại. Theo đó Việt Nam sẽ trở thành địa điểm gia công với giá trị gia tăng và lợi ích thu được rất thấp.

1.2. Tác động của biến động kinh tế thế giới đến kinh tế Việt Nam:

Với việc gia nhập WTO, Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào kinh tế toàn cầu. Những diễn biến về kinh tế thế giới tác động đến kinh tế Việt Nam thể hiện ngày càng rõ với độ trễ ngày càng thu hẹp. Trong thời gian qua, những tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, biến động giá dầu, giá vàng... không chỉ tác động, đến kinh tế vĩ mô, mà còn gây biến động mạnh thị trường trong nước. Đây là thách thức lớn cho kinh tế Việt Nam, đặc biệt là khi các công cụ phân tích dự báo còn yếu và các biện pháp bảo hiểm chưa được sử dụng phổ biến. Đặc biệt, do chưa dự báo được khủng hoảng và suy thoái kinh tế trong giai đoạn 2008-2009 nên Thành phố chưa có các giải pháp thích hợp khi các nước đẩy mạnh bảo hộ hàng hóa trong nước, thoái đầu tư.

2. Thách thức từ yếu tố bên trong:

2.1. Mô hình phát triển kinh tế không còn phù hợp:

Mô hình phát triển kinh tế theo chiều rộng với việc đầu tư mở rộng về số lượng, chú trọng sử dụng nguyên liệu thô, thâm dụng lao động với hàm lượng chất xám và trình độ công nghệ thấp hoặc trung bình trở thành thách thức cho việc phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hội nhập. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng nhưng chậm, chưa có các giải pháp mang tính đột phá, sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân còn hạn chế. Từ đó đặt ra nhu cầu cần tái cấu trúc nền kinh tế thành phố cho phù hợp giai đoạn mới, với tầm nhìn dài hạn và chiến lược phát triển theo chiều sâu.

2.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn thấp:

- Tiềm lực của doanh nghiệp còn nhỏ, tính liên kết và thương hiệu yếu:

Nhiều doanh nghiệp có quy mô nhỏ, vốn đầu tư thấp, kinh doanh còn manh mún, chưa có chiến lược dài hạn và chưa đủ khả năng để khai thác được lợi thế của doanh nghiệp từ chính sách vĩ mô và mở cửa thị trường. Công nghiệp phụ trợ chưa phát triển ở hầu kết các ngành công nghiệp, dẫn đến chi phí sản xuất cao, giá trị gia tăng thấp. Rất ít doanh nghiệp có đủ khả năng nắm bắt và xác định vị thế để tham gia “chuỗi giá trị” toàn cầu.

Tính liên kết giữa các doanh nghiệp yếu, nên không tận dụng được lợi thế về quy mô thị trường đang được mở rộng. Các tổ chức hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề chưa thực sự phát huy tác dụng, chưa hỗ trợ cho doanh nghiệp nên hiệu quả và sức thu hút tham gia chưa cao.

Thiếu một chiến lược quảng bá thương hiệu quốc gia và thương hiệu thành phố, vì vậy, thông tin về các doanh nghiệp, về sản phẩm, về cơ hội đầu tư và du lịch chưa thu hút được đối với thị trường nước ngoài.

- Công nghiệp phụ trợ chưa phát triển:

Hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập WTO mang lại thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hóa, sản phẩm của Việt Nam trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, do công nghiệp phụ trợ chưa phát triển dẫn đến Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, đang phải đối mặt với tình trạng nhập siêu linh kiện, phụ tùng các loại, xuất khẩu càng cao thì nhập khẩu càng lớn. Tình trạng kém phát triển của công nghiệp phụ trợ không chỉ góp phần gây ra hiện tượng nhập siêu mà còn làm cho giá trị gia tăng trong sản phẩm thấp, hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, phụ thuộc vào nguyên vật liệu, linh kiện từ các nhà cung cấp nước ngoài.

- Thiếu lao động có chuyên môn, tay nghề cao;

Gia nhập WTO làm cho cạnh tranh về thị trường lao động tăng lên, trong đó việc thu hút lao động chất lượng cao được đặt lên hàng đầu. Về cơ bản nguồn cung lao động có kỹ năng và lao động quản lý trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế. Các doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động có kỹ năng, có chuyên môn sâu và lao động quản lý. Cạnh tranh trong tuyển dụng lao động là rất lớn và sự dịch chuyển lao động thường xuyên xảy ra. Mặt khác, chất lượng đào tạo và cơ cấu ngành nghề đào tạo hiện nay tại các trường dạy nghề và đại học chưa đáp ứng được yêu cầu. Do đó, để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong khi thị trường lao động trong nước chưa đáp ứng được, Thành phố buộc phải cho phép một lượng lớn lao động có kỹ năng người nước ngoài tham gia, phần nào hạn chế sự nâng cao chất lượng của lao động Việt Nam.

Ngoài ra, thông tin và dự báo về thị trường lao động chưa đầy đủ, độ tin cậy không cao, dẫn đến khó khăn cho việc vận hành cơ chế cung - cầu của thị trường.

- Hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu phát triển:

Hạ tầng kỹ thuật đô thị tuy được tập trung đầu tư, nâng cấp, mở rộng nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu và tốc độ phát triển của kinh tế - xã hội. Tiến độ thực hiện các công trình, dự án còn chậm, thêm vào đó tình trạng ô nhiễm môi trường và ô nhiễm nguồn nước chưa được giải quyết triệt để.

2.3. Hệ thống các dịch vụ và hỗ trợ có nhiều nỗ lực, nhưng chưa theo kịp diễn biến hội nhập:

Hệ thống tài chính - ngân hàng tỏ ra không chắc chắn trước biến động dồn dập của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đang cần có sự can thiệp tích cực từ phía Chính phủ. Thị trường tài chính thế giới đang tiếp tục biến động mạnh, ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường trong nước với mức độ nhanh hơn, trong khi đó khả năng dự báo và ứng phó với các tình huống của các cơ quan chức năng và các Ngân hàng thương mại Việt Nam còn chậm chạp.

Các hoạt động dịch vụ có tính chất hỗ trợ kinh doanh như dịch vụ tư vấn, dịch vụ khoa học kỹ thuật, dịch vụ logistics, ... chậm phát triển và chưa tạo được lợi thế cho các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh và nâng cao chất lượng doanh nghiệp.

Cải cách hành chính chưa đi vào chiều sâu, đội ngũ cán bộ chưa có chuyển biến thực sự từ quan niệm quản lý sang phục vụ, trong khi đời sống còn nhiều khó khăn, dẫn đến hiệu suất và hiệu quả của bộ máy hành chính chưa cao.

2.4. Chưa tận dụng tốt các cơ hội do hội nhập đem lại:

- Thiếu các thông tin chuyên sâu cần thiết:

Sự thiếu hiểu biết về thị trường thế giới, về luật pháp quốc tế, về môi trường kinh doanh ở nước ngoài đã dẫn đến việc Việt Nam gặp phải nhiều vụ kiện tụng kéo dài và tốn kém, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Các cơ chế của WTO chưa được am hiểu và vận dụng đầy đủ. Qua một số vụ kiện chống bán phá giá cho thấy các quy định của WTO như trợ cấp, thuế đối kháng... là những quy định rất mới, khó, phức tạp và nhạy cảm đối với tư duy pháp lý Việt Nam. Nhiều thuật ngữ mới, cách giải thích pháp luật, cách hiểu và áp dụng pháp luật khá rộng nhưng trong nước chưa có sự chuẩn bị chu đáo, các cơ quan ở Trung ương thiếu tập huấn, hướng dẫn cho địa phương, trong khi bản thân thành phố chưa sẵn sàng cho việc xử lý các vấn đề phức tạp này, gây ra sự lúng túng trong quá trình tiếp xúc, giải quyết vụ việc.

- Quy định pháp luật của các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan đến lĩnh vực kinh tế chưa được đổi mới phù hợp với bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế:

Về cơ bản, các cơ quan quản lý Nhà nước ở Trung ương cũng như địa phương đã có nhiều cố gắng để thay đổi các quy định pháp luật phù hợp với các cam kết gia nhập WTO, tuy nhiên, vẫn còn có một số điểm chưa rõ ràng, còn kẽ hở, gây khó khăn cho hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước.

Cụ thể việc các nhà đầu tư nước ngoài lập chuỗi bán lẻ trên địa bàn thành phố bằng hình thức liên doanh với nhà đầu tư trong nước thành lập doanh nghiệp và bằng hình thức nhượng quyền thương mại, đang gây khó khăn cho doanh nghiệp bán lẻ nội địa trên địa bàn thành phố và cho thấy hệ thống pháp luật thực thi cam kết mở cửa thị trường bán lẻ khi gia nhập WTO còn nhiều khe hở.

Trong khi ngành chăn nuôi Việt Nam có tính cạnh tranh thấp về năng suất, chất lượng và giá cả sản phẩm thì một trong các công cụ để bảo vệ thị trường trong nước khi mở cửa là các rào cản kỹ thuật chưa được vận dụng. Cho đến nay, hoàn toàn chưa có tiêu chuẩn làm căn cứ để kiểm soát chất lượng các sản phẩm thịt nhập khẩu.

Tóm lại, hội nhập WTO là cơ hội tốt để nâng cao năng lực, hiệu quả của cả hệ thống chính trị, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, ngành và sản phẩm, tận dụng các cơ hội mới, vượt qua mọi thách thức để hội nhập thành công và toàn diện vào nền kinh tế thế giới trong giai đoạn sắp tới.

Phần 3.

ĐỊNH HƯỚNG NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TRONG GIAI ĐOẠN 2012 - 2015

I. Bối cảnh kinh tế trong giai đoạn tới:

1. Bối cảnh kinh tế quốc tế và lộ trình hội nhập:

Hiện nay, sau khi tạm thời phục hồi trong một giai đoạn ngắn, kinh tế thế giới đang có những diễn biến phức tạp, như khủng hoảng nợ công (đặc biệt tại châu Âu) có thể dẫn đến suy thoái kép; bên cạnh những sự kiện có thể xảy ra bất ngờ (như bất ổn ở Bắc Phi, sóng thần ở Nhật Bản,...) tác động sâu sắc đến kinh tế - chính trị của nhiều nước. Các khủng hoảng khác có thể kể đến là khủng hoảng lương thực (có dự báo giá sẽ tăng gấp đôi đến năm 2030); khủng hoảng năng lượng do cung dầu thô sẽ không đáp ứng nhu cầu tăng nhanh do kinh tế phục hồi; và khủng hoảng môi trường với trái đất nóng lên, nước biển dâng cao, ô nhiễm môi trường sống.

Mặt khác thương mại quốc tế phát triển sẽ kèm theo các tranh chấp và các biện pháp phòng vệ thương mại, chống bán phá giá sẽ tăng lên. Tất cả các nhân tố nói trên sẽ ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu và đầu tư nước ngoài của Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Tuy nhiên, đối với Việt Nam, hội nhập kinh tế quốc tế sẽ vẫn tiếp tục phát triển về cả chiều rộng và chiều sâu, không chỉ trong việc tiếp tục thực hiện các cam kết trong khuôn khổ WTO và các hiệp định tự do thương mại đã ký mà còn sẽ đi xa hơn với các hiệp định tự do thương mại song phương, đa phương với các đối tác khác có nội dung mở cửa thị trường rộng và sâu hơn nữa, cụ thể:

- Về cam kết gia nhập WTO: đến 11/01/2012 Việt Nam kỷ niệm 5 năm gia nhập WTO; đây cũng là thời điểm hết thời hạn bảo lưu các ưu đãi đầu tư cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong nước và chương trình dành ưu đãi đầu tư dựa trên tiêu chí xuất khẩu dành cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cấp trước khi gia nhập WTO. Đồng thời là thời điểm hết hạn bảo lưu các ưu đãi tín dụng đầu tư phát triển dựa trên tiêu chí xuất khẩu và tỷ lệ nội địa hóa trong khuôn khổ Quỹ hỗ trợ phát triển, vấn đề này có ảnh hưởng đến các nhà đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp, khu chế xuất đang được hưởng ưu đãi trong giai đoạn trước đây. Ngoài ra, thương mại hàng hóa và các dịch vụ như thông tin, môi trường, tài chính ngân hàng, giải trí và vận tải tiếp tục mở cửa theo lộ trình.

- Các cam kết khu vực, đáng lưu ý nhất là khối ASEAN và các Hiệp định Thương mại tự do của khối. Ngoài Hiệp định Thương mại tự do nội khối ASEAN (AFTA) với mục tiêu cuối cùng là hình thành Cộng đồng ASEAN và Thị trường chung ASEAN vào năm 2015, trong đó dỡ bỏ tất cả rào cản phi thuế quan ở ASEAN-4 (Campuchia, Lào, Myanma, Việt Nam); mức thuế suất bình quân đối với các mặt hàng sắt thép, phụ tùng ô tô, sản phẩm điện tử, dệt may giảm xuống 0%. Khối ASEAN còn ký 7 Hiệp định Thương mại tự do với các nước và khối kinh tế khác (còn gọi là ASEAN+) như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia-New Zealand, EU và Canada. Trong đó, đáng quan tâm và lo ngại nhất là Hiệp định Thương mại tự do giữa ASEAN-Trung Quốc (AC-AFTA), vì đến 2015 cam kết hoàn thành lộ trình giảm thuế quan xuống 0% (đối với 90% danh mục hàng hóa) ở ASEAN-4, tức là hầu hết hàng hóa rẻ từ Trung Quốc xâm nhập vào Việt Nam mà không có bất cứ hàng rào thuế quan nào.

- Việt Nam còn tham gia các thể chế hợp tác kinh tế khác (như APEC, ASEM) và ký kết Hiệp định Thương mại tự do (FTA) trực tiếp với các nước như Nhật Bản, EU, Chi Lê, đang đàm phán FTA với các nước như Hàn Quốc, Liên bang Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Sĩ, A-rập Xê-Út,... Việt Nam đang tích cực tham gia Hiệp định Đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TFP) và chuẩn bị ký kết gia nhập Công ước Viên về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Chương trình hành động về hội nhập kinh tế quốc tế của thành phố phải bám sát các nội dung này để có các hoạt động thích hợp trong từng giai đoạn.

2. Bối cảnh kinh tế cả nước

Kinh tế Việt Nam chịu tác động mạnh của các tồn tại, yếu kém tích lũy từ trước nhưng không được xử lý triệt để: thâm hụt thương mại rất lớn, nhất là đối với thị trường Trung Quốc; hiệu quả đầu tư thấp, đặc biệt là đầu tư công; lạm phát cao và diễn biến phức tạp. Từ đầu năm 2011, với việc ban hành và triển khai Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011, Chính phủ đang tập trung quyết liệt thực hiện 6 nhóm giải pháp lớn nhằm tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, trước khi hậu thuẫn cho một mục tiêu tăng trưởng cao hơn trong giai đoạn sau.

Để chủ động ứng phó với diễn biến phức tạp của tình hình và tập trung cho nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, trong năm 2012, Chính phủ đề nghị điều hành theo phương án tăng trưởng khoảng 6%, khi có điều kiện thuận lợi sẽ phấn đấu để đạt mức 6,5%. Trong giai đoạn 5 năm 2011 -2015, tăng trưởng GDP bình quân khoảng 6,5 - 7%, phấn đấu đạt 7%. Về chỉ tiêu lạm phát, năm 2012 phấn đấu kiềm chế lạm phát dưới 10%, các năm sau thấp hơn, đến năm 2015 lạm phát khoảng 5 - 7%.

3. Bối cảnh phát triển kinh tế thành phố:

Thành phố đang triển khai Quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến 2025 và một số quy hoạch xây dựng và kỹ thuật khác. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các đề án, chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã ban hành giai đoạn 2005-2010, đồng thời nghiên cứu bổ sung cơ chế chính sách để triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011-2015.

Kế hoạch 5 năm về kinh tế - xã hội của thành phố Hồ Chí Minh đặt ra các chỉ tiêu lớn và định hướng phát triển như sau: tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 12%; đến cuối năm 2015, tỷ trọng dịch vụ đạt 57%, công nghiệp 42% và nông nghiệp 1% trong cơ cấu kinh tế. Yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng đạt 40%.

Thành phố đang tích cực cùng cả nước thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP đẩy mạnh tiết kiệm chi đầu tư công; Nghị quyết số 13/NQ-CP Nghị định 60/2012/NĐ-CP tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cá nhân trong bối cảnh “sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn; sức mua của thị trường giảm; nền kinh tế tuy có tăng trưởng nhưng tốc độ tăng thấp hơn so với cùng kỳ năm 2011”. Bên cạnh việc thực hiện các giải pháp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thành phố tiếp tục thực hiện việc hỗ trợ người lao động vượt qua khó khăn thông qua chương trình bình ổn thị trường một số mặt hàng thiết yếu và hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua điều chỉnh chính sách kích cầu đầu tư.

Các bối cảnh kinh tế nêu trên cần được xem xét xử lý để định hướng công tác hội nhập kinh tế quốc tế cho thành phố Hồ Chí Minh thích hợp trong 5 năm tới.

II. Mục tiêu và nguyên tắc xây dựng Chương trình hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2012-2015:

1. Về mục tiêu:

Mục tiêu của Chương trình hành động hội nhập kinh tế quốc tế nhằm hỗ trợ hiệu quả việc thực hiện Kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011- 2015, góp phần thực hiện thành công 06 chương trình đột phá của thành phố theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP.HCM lần thứ IX, trên cơ sở tận dụng các cơ hội, vượt qua các thách thức trong lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Các nội dung chương trình có tính chất hỗ trợ cho các chương trình kinh tế - xã hội của thành phố và không làm thay các sở ngành trong việc triển khai các chương trình kinh tế-xã hội này.

Một quan điểm mới đáng được lưu ý là từ Đại hội Đảng lần thứ XI, chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế đã được phát triển thành chủ động hội nhập toàn diện, trong đó ngoài các nội dung về hội nhập kinh tế quốc tế vẫn là trọng tâm, còn các nội dung hội nhập quốc tế khác về chính trị, an ninh-quốc phòng và văn hóa. Hiện nay, Chính phủ đang chỉ đạo tổng kết 10 năm hợp tác quốc tế và 5 năm gia nhập WTO, đồng thời xây dựng Chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế. Các nội dung định hướng về Chương trình hành động hội nhập kinh tế quốc tế của thành phố cơ bản phù hợp với nhu cầu phát triển của Thành phố và tiếp tục cập nhật theo chủ trương mới về hội nhập của Đảng và Chính phủ.

2. Nguyên tắc và yêu cầu nội dung chương trình:

- Thứ nhất, các nội dung đề xuất về Kế hoạch hành động về hội nhập kinh tế quốc tế của thành phố trong giai đoạn 2012-2015 cần đảm bảo tính kế thừa các nhóm nhiệm vụ chính phù hợp quy định trong Chương trình hành động ban hành kèm theo Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO), đã được Chính phủ tổng kết ngày 14 tháng 8 năm 2012 và những nhiệm vụ trong Nghị quyết số 02/NQ-TU ngày 02 tháng 4 năm 2007 của Ban chấp hành Đảng bộ thành phố về thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW. Trong đó, một số nhiệm vụ cần thiết đang triển khai thực hiện hiệu quả; những nhóm nhiệm vụ hỗ trợ về kinh tế quan trọng cần tiếp tục và đẩy mạnh.

- Thứ hai, cần định hướng các nội dung để hỗ trợ thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển thành phố trong 5 năm tới 2011 - 2015 theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ IX, nhiệm kỳ 2011 - 2015. Cập nhật tình hình biến động kinh tế trên thế giới và của Việt Nam, chủ trương mới của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế trong giai đoạn tới để bổ sung, điều chỉnh các nhiệm vụ cho phù hợp. Trong đó, xác định các nhóm nhiệm vụ chính để tập trung thực hiện hiệu quả.

- Thứ ba, các nội dung, giải pháp đề xuất xử lý được những vấn đề tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện, nhằm nâng cao hiệu quả của Chương trình hành động. Các nội dung cần được theo dõi quá trình triển khai và có các công cụ hay tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành. Nguồn lực thực hiện các hoạt động cũng cần được xem xét cụ thể, nhằm đảm bảo tính khả thi của các hoạt động của Chương trình.

III. Định hướng chương trình hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn 2012- 2015:

Từ các mục tiêu, yêu cầu nêu trên, Ủy ban nhân dân thành phố xác định có 6 nhóm nhiệm vụ chính trong Chương trình hành động về hội nhập kinh tế quốc tế của thành phố giai đoạn 2012-2015 như sau:

1. Củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác đối ngoại với các địa phương và tổ chức quốc tế phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố:

- Xây dựng kế hoạch hành động triển khai Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Ban Bí thư về “Tăng cường công tác ngoại giao kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.

- Tiếp tục mối quan hệ với các địa bàn láng giềng, bạn bè truyền thống; mở rộng quan hệ với các thị trường lớn, nhiều tiềm năng; triển khai có hiệu quả các thỏa thuận quốc tế đã ký và tiến hành tổng kết đánh giá về kết quả quan hệ hữu nghị hợp tác quốc tế của Thành phố để đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các quan hệ này.

- Nâng cao vai trò của Thành phố trong hoạt động của các tổ chức quốc tế trên cơ sở hiệu quả và thiết thực, tích cực vận động hỗ trợ từ các định chế tài chính quốc tế cho công cuộc xây dựng và phát triển Thành phố nói chung, việc triển khai 6 Chương trình trọng điểm của Thành phố nói riêng.

- Xây dựng và triển khai chương trình thông tin tuyên truyền đối ngoại và quảng bá hình ảnh phục vụ cho quá trình phát triển và hội nhập của Thành phố. Xây dựng kế hoạch hành động triển khai Chỉ thị số 26-CT/TW ngày 10 tháng 9 năm 2008 của Ban Bí thư về “Tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới”, trong đó chú trọng đến đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức, phương thức thông tin.

- Góp phần đảm bảo an ninh đối ngoại, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế-xã hội.

- Nghiên cứu đánh giá định kỳ và chuyên sâu về tình hình quốc tế, dự báo những biến động kinh tế thế giới và Việt Nam, đề xuất giải pháp ứng phó với các tình huống biến động khác nhau.

2. Nâng cao năng lực thể chế triển khai công tác hội nhập quốc tế và thực thi các Hiệp định quốc tế mà Việt Nam đã cam kết:

- Kiện toàn củng cố tổ chức Ban Chỉ đạo Hội nhập kinh tế quốc tế theo yêu cầu của Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế tại Văn bản số 87/UBQG-VP ngày 29 tháng 10 năm 2012 hướng dẫn triển khai công tác hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2012-2015. Thiết lập cơ chế tăng cường phối hợp trong công tác hội nhập quốc tế giữa thành phố Hồ Chí Minh với các bộ ngành và địa phương trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam.

- Xây dựng và triển khai các nội dung truyền thông về hội nhập quốc tế: tiếp tục tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức phổ cập và chuyên sâu về các cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO và các thể chế quốc tế khác cho cán bộ công chức và doanh nghiệp; xây dựng cổng thông tin về hội nhập quốc tế của thành phố phục vụ cho cả Vùng.

- Chủ động tổ chức lấy ý kiến doanh nghiệp và đối tác trong việc tham gia đàm phán các Hiệp định và các thể chế kinh tế; phổ biến nội dung kết quả đàm phán và các việc cần làm.

- Phối hợp với các bộ ngành trong việc cung cấp kịp thời các thông tin cảnh báo sớm cho các doanh nghiệp và thực thi các cam kết của Việt Nam. Chủ động và nhanh chóng xử lý, hướng dẫn doanh nghiệp trong giải quyết các vụ việc liên quan đến hội nhập quốc tế.

- Thực hiện báo cáo đánh giá định kỳ tác động của việc gia nhập WTO và các thể chế kinh tế quốc tế khác đến một số lĩnh vực kinh tế-xã hội quan trọng của thành phố; đề xuất các giải pháp tận dụng các cơ hội và dự báo, ứng phó với các tác động tiêu cực.

3. Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Thành phố:

- Đẩy mạnh chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thành phố đi vào chiều sâu; thí điểm nghiên cứu phát triển các cụm ngành quan trọng đã hình thành trên địa bàn Thành phố theo hướng hiện đại, cạnh tranh và có giá trị gia tăng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.

- Phối hợp với các địa phương xây dựng đề án và chính sách phát triển công nghiệp phụ trợ cho một số ngành trọng điểm; phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên tham gia vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp công nghệ cao trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

- Triển khai đề án tiếp thị địa phương của thành phố Hồ Chí Minh với nội dung tăng cường quảng bá hình ảnh, cơ hội đầu tư, thu hút du lịch, phát triển thương mại và thu hút cư dân chất lượng cao, nhằm phát huy lợi thế và vai trò của Thành phố.

- Tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh thông qua đẩy mạnh thực hiện Đề án 30 và cải thiện chất lượng các chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh của địa phương, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư và kinh doanh trên địa bàn.

- Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận công nghệ tiên tiến, tăng cường nghiên cứu triển khai (R&D); hỗ trợ thông tin thị trường nước ngoài... Hỗ trợ xây dựng nhãn chứng nhận hàng hóa, dịch vụ cho các doanh nghiệp trong nhóm sản phẩm công nghiệp ưu tiên phát triển, kể cả các ngành dịch vụ. Hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa xây dựng thương hiệu sản phẩm và doanh nghiệp.

- Đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia nắm công nghệ nguồn, công nghệ cao, khuyến khích đầu tư vào các ngành nghề, các lĩnh vực then chốt góp phần thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố, hạn chế thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành, lĩnh vực thuộc thế mạnh của Việt Nam mà các nhà đầu tư trong nước đủ sức thực hiện hiệu quả.

- Điều hòa chính sách xuất nhập khẩu theo từng sản phẩm, ngành hàng để giảm nhập siêu, nâng tỷ lệ giá trị nội địa (>50%) trong cơ cấu giá thành để tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm - hàng hóa xuất khẩu.

4. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước và các tổ chức tư vấn, hỗ trợ trong hội nhập quốc tế:

- Đẩy mạnh các chương trình đào tạo nghiệp vụ và cập nhật kiến thức chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại và xúc tiến; thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, kỹ năng quản lý và pháp luật quốc tế cho các cán bộ công chức, viên chức Thành phố. Tập trung đào tạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, cho cán bộ công chức và viên chức nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế.

- Có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức chuyên sâu về hội nhập kinh tế quốc tế cho đội ngũ luật sư, luật gia, thẩm phán, trọng tài kinh tế để hỗ trợ, tư vấn cho doanh nghiệp và giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế và các tranh chấp quốc tế khác. Tuyển chọn luật sư, chuyên viên pháp chế tại các doanh nghiệp lớn bổ sung làm ứng viên cho Chương trình đào tạo 500 tiến sĩ, thạc sĩ với những điều kiện ràng buộc phù hợp.

- Xây dựng đề án nâng cao năng lực và vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp thành phố, Hội ngành nghề và các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp khác để tăng cường khả năng hỗ trợ trong quá trình thực hiện các cam kết về hội nhập quốc tế. Các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp cần chuyển cho các Hiệp hội làm đầu mối thực hiện hoặc phối hợp chặt chẽ với các Hiệp hội trong quá trình thực hiện.

5. Đảm bảo ổn định về an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội:

- Có phương án đảm bảo an ninh chính trị, an ninh tư tưởng, an ninh thông tin, an ninh kinh tế - xã hội. Đẩy mạnh phòng chống tội phạm có tổ chức, các hành vi gây rối trật tự an toàn xã hội. Bên cạnh vấn đề an ninh truyền thống, tập trung nắm bắt và xử lý các vấn đề an ninh phi truyền thống ngày càng gia tăng như buôn lậu, ma túy, buôn bán phụ nữ và trẻ em, khủng bố, rửa tiền, tội phạm kinh tế quốc tế và tội phạm công nghệ cao.

- Tăng cường xử lý các vấn đề an ninh trật tự do việc cư trú bất hợp pháp của người nước ngoài. Củng cố lực lượng bảo vệ du khách tại các khu trung tâm để đảm bảo an ninh và trật tự cho khách du lịch nước ngoài.

6. Chủ động giải quyết các vấn đề về môi trường, văn hóa và xã hội để đảm bảo phát triển bền vững trong quá trình hội nhập quốc tế:

6.1. Các nhiệm vụ về xã hội:

- Đánh giá vấn đề bất bình đẳng về thu nhập trong quá trình hội nhập, từ đó đề xuất các giải pháp để mọi tầng lớp đều được hưởng lợi từ quá trình mở cửa và hội nhập; đánh giá và củng cố các chương trình/mạng lưới an sinh xã hội, chú trọng quyền lợi của các nhóm dễ bị tổn thương

- Nghiên cứu chính sách hỗ trợ dạy nghề, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và/hoặc chuyển đổi nghề nghiệp, giúp người lao động thích nghi với sự thay đổi về môi trường lao động trong hội nhập và giúp doanh nghiệp tăng tính cạnh tranh; nghiên cứu thị trường cung cầu lao động của thành phố để phát triển nguồn nhân lực và lao động phù hợp.

6.2. Các nhiệm vụ về văn hóa:

- Tăng cường phát triển các hoạt động giao lưu văn hóa thường xuyên giữa Thành phố với địa phương kết nghĩa của các nước.

- Xây dựng cơ chế huy động các nguồn lực nhằm giữ gìn, tồn tạo, phát huy và khai thác hiệu quả các giá trị/di sản văn hóa vật thể và phi vật thể nhằm tạo nền tảng về đời sống văn hóa tinh thần của người dân trong điều kiện hội nhập, đồng thời khẳng định bản sắc văn hóa thành phố nhằm thu hút và phát triển du lịch.

- Tăng cường công tác kiểm soát và ngăn chặn nhập khẩu trái phép các vật phẩm và dịch vụ văn hóa không lành mạnh.

6.3. Các nhiệm vụ về hạ tầng đô thị và môi trường:

- Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế và dân sinh trong điều kiện hội nhập quốc tế; triển khai hiệu quả các chương trình giảm ùn tắc giao thông, chương trình giảm ngập nước gắn với các giải pháp ứng phó đồng bộ với tình trạng biến đổi khí hậu.

- Xây dựng các tiêu chuẩn kiểm soát chặt chẽ về môi trường và hạn chế các dự án có khả năng gây ô nhiễm môi trường và/hoặc thâm dụng lao động.

IV. Tổ chức thực hiện:

1. Chương trình hành động về hội nhập kinh tế quốc tế của thành phố được thực hiện trong giai đoạn 2012-2015; trong quá trình thực hiện sẽ được điều chỉnh bổ sung phù hợp với yêu cầu công tác hội nhập và yêu cầu phát triển của thành phố hàng năm. Chương trình sẽ được rà soát và bổ sung sau khi Chính phủ ban hành Chương trình hành động trong giai đoạn đến năm 2020.

2. Giao Viện Nghiên cứu phát triển thành phố, Trung tâm WTO thành phố - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Hội nhập Kinh tế quốc tế của thành phố chịu trách nhiệm cụ thể hóa nội dung Chương trình hành động, dự kiến phân công cho các đơn vị triển khai thực hiện báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét quyết định.

Sau khi có quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố, Viện Nghiên cứu phát triển thành phố, Trung tâm WTO thành phố chịu trách nhiệm là đầu mối phối hợp với các cơ quan, đơn vị và địa phương triển khai thực hiện các hoạt động của Chương trình. Chủ động xây dựng kế hoạch kinh phí hoạt động trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt, chịu trách nhiệm huy động các nguồn tài trợ và các nguồn lực khác để thực hiện hiệu quả các nội dung của Chương trình. Hàng năm có sơ kết đánh giá, đề xuất bổ sung các công việc cụ thể cho từng nội dung, báo cáo tham mưu kịp thời cho Ủy ban nhân dân thành phố về các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các cam kết quốc tế về hội nhập kinh tế quốc tế.

3. Căn cứ vào nội dung triển khai của Chương trình này, Thủ trưởng các các sở - ban, ngành, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc các Tổng Công ty trực thuộc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện và các đơn vị có liên quan xây dựng Kế hoạch thực hiện và các đề án cụ thể; định kỳ hàng quý báo cáo kết quả thực hiện về cho Viện Nghiên cứu phát triển thành phố, Trung tâm WTO thành phố cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Hội nhập kinh tế quốc tế của thành phố để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.

4. Kinh phí thực hiện Kế hoạch này do ngân sách thành phố đài thọ, phối hợp với Chương trình Hỗ trợ kỹ thuật hậu gia nhập WTO và các Dự án tài trợ khác.

V. Kiến nghị với các cơ quan Trung ương:

1. Trung ương cần sớm xây dựng chiến lược về hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó xác định rõ mục tiêu và các bước đi hội nhập thích hợp trong từng giai đoạn. Cần thống nhất và làm rõ về quan điểm; có chiến thuật thực thi các cam kết một cách linh hoạt, nhằm đảm bảo lợi ích tối đa của doanh nghiệp, ngành và địa phương.

2. Thông tin hội nhập kinh tế quốc tế cần đảm bảo thông suốt từ khâu chuẩn bị đàm phán đến kết quả đàm phán và triển khai thực thi, để địa phương, doanh nghiệp nắm bắt rõ ràng các cơ hội và thách thức trong lộ trình mở cửa. Có cơ chế hỗ trợ để doanh nghiệp, Hiệp hội tích cực tham gia đóng góp ngay từ khâu đàm phán. Tiếp tục xây dựng cẩm nang, chương trình, tài liệu tập huấn bài bản về hội nhập kinh tế quốc tế để phổ biến cho từng nhóm đối tượng theo từng lĩnh vực, ngành nghề.

3. Chính phủ sớm chỉ đạo xây dựng các hàng rào phi thuế quan đề kiểm soát hàng nhập khẩu về số lượng và chất lượng. Sau khi gia nhập WTO, hàng Việt Nam xuất khẩu ra thị trường các nước chịu rất nhiều rào cản kỹ thuật, nhưng ngược lại chúng ta lại quá thiếu các hàng rào phi thuế quan để ngăn chặn hàng nhập khẩu tràn vào, do đó chưa bảo vệ được nhà sản xuất trong nước và người tiêu dùng. Vấn đề này đang trở nên rất bức xúc đối với một thị trường lớn như thành phố Hồ Chí Minh.

4. Cần có cơ chế điều phối đủ mạnh để phối hợp công tác hội nhập kinh tế quốc tế từ Trung ương đến địa phương và giữa các địa phương trong Vùng. Nhanh chóng tổ chức đào tạo bài bản để nâng cao năng lực đội ngữ cán bộ hội nhập kinh tế quốc tế các cấp, đặc biệt là tại các địa phương trong cả nước.

5. Kiến nghị Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương xem xét, rà soát lại chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp được hưởng ưu đãi do điều kiện xuất khẩu khi Việt Nam gia nhập WTO để có văn bản sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, bảo đảm nguyên tắc nhất quán hoặc có chính sách hỗ trợ khác mà không trái với các Cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO.

6. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính từ Trung ương đến địa phương, để đáp ứng nhu cầu hoạt động ngày càng năng động của các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Công Thương; Ủy ban Quốc gia về HTKTQT;
- Bộ Tài chính; Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐNĐ TP;
- TTUB: CT, các PCT;
- Văn phòng Thành ủy;
- Ban KTNS HĐND TP;
- Các Sở ngành là thành viên BCĐ WTO TP;
- Viện NCPT TP; Trung tâm WTO;
- Ủy ban nhân dân các quận - huyện;
- VPUB: Các PVP;
- Phòng TCTMDV, THKH;
- Lưu: VT, (TM/Cg).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH KIÊM TRƯỞNG
BAN CHỈ ĐẠO WTO THÀNH PHỐ




Nguyễn Thị Hồng

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 178/BC-UBND

Loại văn bảnVăn bản khác
Số hiệu178/BC-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành28/11/2012
Ngày hiệu lực28/11/2012
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật11 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 178/BC-UBND

Lược đồ Báo cáo 178/BC-UBND kết quả thực hiện Kế hoạch triển khai Chương trình hành động


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Báo cáo 178/BC-UBND kết quả thực hiện Kế hoạch triển khai Chương trình hành động
                Loại văn bảnVăn bản khác
                Số hiệu178/BC-UBND
                Cơ quan ban hànhThành phố Hồ Chí Minh
                Người kýNguyễn Thị Hồng
                Ngày ban hành28/11/2012
                Ngày hiệu lực28/11/2012
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật11 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Báo cáo 178/BC-UBND kết quả thực hiện Kế hoạch triển khai Chương trình hành động

                      Lịch sử hiệu lực Báo cáo 178/BC-UBND kết quả thực hiện Kế hoạch triển khai Chương trình hành động

                      • 28/11/2012

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 28/11/2012

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực