Văn bản khác 216-BC/BTCTW

Báo cáo 216-BC/BTCTW năm 2014 sơ kết việc thực hiện mô hình chi bộ cơ quan xã, phường, thị trấn do Ban Tổ chức Trung ương ban hành

Nội dung toàn văn Báo cáo 216-BC/BTCTW năm 2014 thực hiện mô hình chi bộ cơ quan xã phường thị trấn


BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
BAN TỔ CHỨC

-------

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

Số: 216-BC/BTCTW

Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2014

 

BÁO CÁO

SƠ KẾT VIỆC THỰC HIỆN MÔ HÌNH CHI BỘ CƠ QUAN XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

Thực hiện Kết luận số 64-KL/TW, ngày 28 tháng 5 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, một số vấn đề tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở và nhiệm vụ Ban Bí thư giao sơ kết mô hình chi bộ cơ quan xã, phường, thị trấn; Ban Tổ chức Trung ương đã gửi công văn đề nghị các tỉnh ủy, thành ủy sơ kết việc thực hiện Hướng dẫn số 10-HD/BTCTW, ngày 10 tháng 10 năm 2007 về việc thành lập chi bộ cơ quan xã, phường, thị trấn; đồng thời tổ chức các đoàn khảo sát tại 19 tỉnh ủy, thành ủy (29 đơn vị cấp huyện; 58 đơn vị cấp xã và 42 chi ủy thôn, tổ dân phố).

Trên cơ sở báo cáo của 63 tỉnh ủy, thành ủy; kết quả các đợt nghiên cứu, khảo sát, điều tra dư luận xã hội và tổng hợp ý kiến của ban tổ chức các tỉnh ủy, thành ủy tại Hội nghị toàn quốc; sau khi báo cáo Ban Bí thư, Ban Tổ chức Trung ương đánh giá sơ kết việc thực hiện mô hình chi bộ cơ quan xã, phường, thị trấn như sau:

I. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN

1. Tình hình triển khai

Sau khi có Nghị quyết Trung ương 5, khóa IX về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn; Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; căn cứ Quy định thi hành Điều lệ Đảng nhiều tỉnh, thành ủy đã chỉ đạo, thành lập chi bộ cơ quan xã, phường, thị trấn (theo báo cáo của 42 tỉnh ủy, thành ủy đã thành lập khoảng 1.000 chi bộ cơ quan xã, phường, thị trấn với trên 13.000 đảng viên)1. Tuy nhiên, do chưa có hướng dẫn của Trung ương nên số lượng, tên gọi và cơ cấu đảng viên trong chi hộ cơ quan xã, phường, thị trấn ở các địa phương còn rất khác nhau, không thống nhất: Có nơi lập 1 chi bộ, có nơi lập 2 hoặc 3 chi bộ; có nơi gọi là chi bộ văn phòng Ủy ban nhân dân, chi bộ dân chính đảng, chi bộ khối đoàn thể; đảng viên của chi bộ là cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn, có nơi có cả đảng viên là những người hoạt động không chuyên trách, lao động hợp đồng.

Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, sau khi báo cáo xin ý kiến và được Ban Bí thư khóa X đồng ý, Ban Tổ chức Trung ương ban hành Hướng dẫn số 10- HD/BTCTW, ngày 10 tháng 10 năm 2007 về việc thành lập chi bộ cơ quan xã, phường, thị trấn.

Sau khi có Hướng dẫn, các tỉnh ủy, thành ủy đã tổ chức quán triệt, xây dựng kế hoạch thực hiện. Một số tỉnh ủy như Nghệ An, Hưng Yên, Hải Dương, Thanh Hóa... chỉ đạo thí điểm thành lập chi bộ cơ quan ở một số xã, phường, thị trấn, sau đó tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm trước khi triển khai ra diện rộng2; đồng thời, ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ của chi bộ cơ quan xã, phường, thị trấn.

Ban thường vụ cấp ủy cấp huyện đã tiến hành rà soát, đánh giá tình hình tổ chức, hoạt động của chi bộ cơ quan xã, phường, thị trấn hiện có, xác định lại cơ cấu đảng viên của chi bộ, tập trung kiện toàn theo Hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương; xây dựng đề án, chỉ đạo thành lập chi bộ cơ quan đối với những xã, phường, thị trấn có đông đảng viên, đảng bộ đạt trong sạch, vững mạnh. Trong quá trình triển khai thực hiện, cấp ủy cấp huyện phân công các đồng chí ủy viên ban thường vụ, cấp ủy viên thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, kịp thời xử lý những vướng mắc ở cơ sở.

2. Kết quả thực hiện

2.1. Về tổ chức:

Thực hiện Hướng dẫn số 10-HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương, đến cuối năm 2008 đã có 62 tỉnh ủy, thành ủy thành lập được 7.104 chi bộ cơ quan xã, phường, thị trấn với 116.038 đảng viên. Có 20 tỉnh, thành ủy3 thành lập chi bộ cơ quan ở 100% xã, phường, thị trấn. Các tỉnh: Hòa Bình, Phú Yên, Bình Dương, Điện Biên, Sơn La, Lạng Sơn, Bình Phước thành lập chi bộ cơ quan ở hầu hết các xã, phường, thị trấn, chỉ còn một số ít xã chưa thành lập do số lượng đảng viên ít.

Tính đến 31 tháng 5 năm 2014, cả nước có 7.549 trên tổng số 11.144 xã, phường, thị trấn thành lập chi bộ cơ quan với 173.433 đảng viên, chiếm 6,6% đảng viên khu vực xã, phường, thị trấn (5.761 xã, 1.308 phường, 480 thị trấn) chiếm 67,74%; còn 3.595 xã, phường, thị trấn chưa thành lập chiếm 32,26%, chủ yếu là các xã vùng sâu, vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, những nơi có ít đảng viên. Có 48 tỉnh ủy, thành ủy thành lập 01 chi bộ cơ quan; 8 tỉnh ủy, thành ủy thành lập 02 chi bộ; 4 tỉnh ủy, thành ủy thành lập 03 chi bộ cơ quan ở một xã, phường, thị trấn. Ngay trong địa bàn một tỉnh, ở các xã, thị trấn có nơi thành lập 2 chi bộ, có nơi lập 3 chi bộ cơ quan4. Tổng số chi bộ cơ quan được thành lập là 8.953 chi bộ (vì có những xã, phường; thị trấn thành lập từ 2-3 chi bộ cơ quan; trong đó: 6.761 chi bộ ở xã, 1.585 chi bộ ở phường, 607 chi bộ ở thị trấn)5.

Về cơ cấu đảng viên của chi bộ cơ quan xã, phường, thị trấn tại các tỉnh miền Bắc, miền Trung cơ bản đúng Hướng dẫn của Trung ương. Tuy nhiên, ở một số nơi cơ cấu đảng viên của chi bộ cơ quan cả những đảng viên là người hoạt động không chuyên trách, lao động hợp đồng; có nơi chi bộ cơ quan chỉ gồm những đảng viên là cán bộ, công chức chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân, còn đảng viên là cán bộ, công chức làm công tác đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội sinh hoạt với chi bộ khu dân cư. Đa số các nơi cơ cấu đồng chí ủy viên ban thường vụ đảng ủy hoặc đồng chí phó bí thư đảng ủy làm bí thư chi bộ cơ quan, nhưng cũng có một số nơi cơ cấu đồng chí đảng ủy viên, hoặc phó chủ tịch hội đồng nhân dân, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân, hoặc trưởng các đoàn thể làm bí thư chi bộ.

Sau thời gian hoạt động, khi đánh giá hiệu quả của mô hình chi bộ cơ quan xã, phường, thị trấn các tỉnh ủy, thành ủy còn có nhiều ý kiến khác nhau, chưa thống nhất. Theo báo cáo sơ kết của các tỉnh ủy, thành ủy: Tỉnh ủy Thái Bình chỉ đạo không thành lập chi bộ cơ quan xã, phường, thị trấn vì để đảng viên tập trung xây dựng cơ sở; tỉnh ủy Hà Tĩnh và Thanh Hóa qua đánh giá sơ kết cho rằng mô hình chi bộ cơ quan không thiết thực, hiệu quả nên đã giải thể 100% chi bộ cơ quan xã, phường, thị trấn vào năm 2012; tỉnh ủy Hải Dương, Phú Thọ và thành ủy Hải Phòng giải thể các chi bộ cơ quan ở xã và thị trấn, chỉ duy trì chi bộ cơ quan ở phường. Có 7 tỉnh ủy, thành ủy đề nghị giải thể chi bộ cơ quan6; 4 tỉnh ủy đề nghị chỉ duy trì chi bộ cơ quan ở phường, giải thể chi bộ cơ quan ở xã, thị trấn7; 4 tỉnh ủy đề nghị duy trì chi bộ cơ quan ở phường, thị trấn và giải thể chi bộ cơ quan ở xã8; 20 tỉnh ủy, thành ủy đề nghị duy trì ở những nơi đủ điều kiện; 28 tỉnh ủy, thành ủy đề nghị tiếp tục duy trì chi bộ cơ quan như hiện nay nhưng có hướng dẫn cụ thể hơn về chức năng, nhiệm vụ của chi bộ cơ quan xã, phường, thị trấn trong đó, có 17 tỉnh ủy, thành ủy đề nghị thành lập từ 2 - 3 chi bộ cơ quan ở 1 xã, phường, thị trấn9.

2.2. Tình hình hoạt động

Nhìn chung, đa số chi bộ cơ quan xã, phường, thị trấn đã xây dựng quy chế hoạt động, duy trì nền nếp chế độ sinh hoạt định kỳ hằng tháng. Nội dung sinh hoạt chủ yếu là đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của chi bộ; việc triển khai tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của đảng ủy. Thông qua sinh hoạt chi bộ đã phát huy tinh thần trách nhiệm của đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, thể hiện rõ hơn vai trò hạt nhân chính trị, tính chiến đấu, tiền phong gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Ngoài sinh hoạt định kỳ, nhiều chi bộ đã tổ chức sinh hoạt chuyên đề, tập trung vào việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; xây dựng nông thôn mới; thực hiện nếp sống văn minh đô thị...

Công tác quản lý, phân công công tác cho đảng viên; bồi dưỡng, phát triển đảng viên mới tà nguồn cán bộ, công chức cơ sở xã, phường, thị trấn được các chi bộ quan tâm thực hiện. Nhiều chi bộ đã xây dựng kế hoạch phát triển đảng viên hằng năm và đề ra chỉ tiêu, biện pháp phấn đấu thực hiện. Từ năm 2008 đến nay, nhiều công chức cơ sở đã được bồi dưỡng kết nạp vào Đảng (Hà Nội kết nạp được 1.416 đảng viên; Quảng Ngãi kết nạp được 682 đảng viên; Cà Mau kết nạp được 536 đảng viên ...).

Việc đánh giá xếp loại chất lượng tổ chức đảng và đảng viên hằng năm nhìn chung được chi bộ cơ quan thực hiện nghiêm túc. Theo báo cáo của các tỉnh ủy, thành ủy kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng đối với các chi bộ cơ quan xã, phường, thị trấn như sau: Năm 2012 có 7.745 chi bộ trong sạch, vững mạnh (chiếm 81,3%); 1.484 chi bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ (chiếm 15,5%); 272 chi bộ hoàn thành nhiệm vụ (chiếm 2,8%) và 41 chi bộ yếu kém (chiếm 0,4%). Năm 2013 có 7.365 chi bộ trong sạch, vững mạnh (chiếm 82,4%); 1.352 chi bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ (chiếm 15,1%); 181 chi bộ hoàn thành nhiệm vụ (chiếm 2,0%); 43 chi bộ yếu kém (chiếm 0,5%).

Cùng với việc thành lập chi bộ cơ quan, phần lớn các đảng ủy xã, phường, thị trấn đã phân công cấp ủy viên phụ trách địa bàn và dự sinh hoạt với các chi bộ khu dân cư để theo dõi, nắm bắt tình hình, nhất là những vướng mắc ở khu dân cư để báo cáo đảng ủy xem xét, giải quyết kịp thời.

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Ưu điểm và nguyên nhân

1.1. Ưu điểm:

- Việc thành lập chi bộ cơ quan xã, phường, thị trấn cơ bản đáp ứng yêu cầu thực tiễn ở cơ sở, tạo thuận lợi trong lãnh đạo, triển khai, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, đảng viên đang công tác. Mối quan hệ công tác giữa cán bộ, công chức làm công tác đảng với cán bộ làm công tác chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội cấp xã gần gũi, gắn bó và thông cảm với nhau hơn, tạo điều kiện thuận lợi để mỗi đảng viên thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

- Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, việc nắm bắt các chủ trương, nghị quyết của Đảng được kịp thời, triển khai, tổ chức thực hiện nhiệm vụ của chi bộ cơ quan có nhiều thuận lợi; việc kiểm điểm công tác hằng tháng và đánh giá phân loại cuối năm; công tác kiểm tra, giám sát và khen thưởng, kỷ luật của chi bộ đối với đảng viên được thuận lợi và sát thực tế hơn. Là môi trường tốt để các đảng viên trao đổi kinh nghiệm, nâng cao trình độ, chủ động tham mưu, góp phần tạo sự đồng thuận, tăng cường sự đoàn kết nhất trí trong cơ quan xã, phường, thị trấn.

- Thực hiện mô hình chi bộ cơ quan xã, phường, thị trấn đã khắc phục được khó khăn trong sinh hoạt đảng của đảng viên là cán bộ, công chức ở cơ sở không cư trú trên địa bàn, nhất là ở phường, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác điều động, luân chuyển cán bộ là công chức cấp huyện về cấp xã công tác, hoặc từ địa phương này sang địa phương khác.

- Công tác quản lý đảng viên và phát triển đảng viên mới đối với cán bộ, công chức đang công tác ở xã, phường, thị trấn có nhiều thuận lợi; công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý cho xã, phường, thị trấn được thực hiện tốt hơn.

1.2. Nguyên nhân của ưu điểm:

- Nhiều tỉnh ủy, thành ủy và cấp ủy cấp trên trực tiếp cơ sở đã đánh giá đúng tình hình, đặc điểm của từng địa phương, chỉ đạo thành lập chi bộ cơ quan ở những nơi đủ điều kiện; ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ của chi bộ cơ quan xã, phường, thị trấn; hướng dẫn, phân công cấp ủy viên theo dõi, chỉ đạo, đồng thời làm tốt công tác xây dựng, củng cố các chi bộ khu dân cư.

- Đa số đảng viên là cấp ủy viên, cán bộ, công chức cấp xã đề cao tinh thần trách nhiệm, bám sát cơ sở, thực hiện nghiêm túc Quy định số 76 của Bộ Chính trị về đảng viên đang công tác giữ mối liên hệ với đảng ủy, chi ủy cơ sở và gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú.

2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

2.1. Tồn tại, hạn chế:

- Đa số các chi bộ cơ quan xã, phường, thị trấn chưa xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, nhất là nhiệm vụ chính trị nên còn lúng túng trong chuẩn bị nội dung sinh hoạt; sinh hoạt chi bộ nặng về đánh giá công tác chuyên môn, có nơi còn trùng lắp, chồng chéo với nội dung họp đảng ủy. Do vậy, sinh hoạt chi bộ còn hình thức, chưa hiệu quả đã làm giảm vị trí, vai trò của chi bộ cơ quan xã, phường, thị trấn.

- Việc thành lập chi bộ cơ quan xã, phường, thị trấn đã chuyển số đảng viên là cán bộ, công chức cấp xã về sinh hoạt ở chi bộ cơ quan nên làm giảm số lượng, chất lượng đảng viên của các chi bộ khu dân cư. Có nơi thành lập 2 hoặc 3 chi bộ trong cơ quan xã, phường, thị trấn (chi bộ khối đảng - đoàn thể và chi bộ khối chính quyền; chi bộ khối đảng, chi bộ khối chính quyền và chi bộ khối vận); có nơi đưa cả đảng viên là lao động hợp đồng và những người hoạt động không chuyên trách về sinh hoạt ở chi bộ cơ quan và có những nơi thành lập chi bộ cơ quan ở cả các xã vùng sâu, vùng xa, nơi có ít đảng viên do đó số lượng, chất lượng đảng viên chi bộ khu dân cư ngày càng giảm sút.

- Các chi bộ khu dân cư không còn đảng viên là cán bộ, công chức cấp xã; chi bộ không phát triển được đảng viên trẻ, có trình độ; đảng viên trong độ tuổi lao động thường đi làm ăn xa nơi cư trú nên đảng viên của chi bộ hiện nay chủ yếu là cao tuổi, nhất là ở xã. Do đó, khả năng tham gia đề ra và thực hiện các nhiệm vụ chính trị của chi bộ hạn chế, làm giảm năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các chi bộ khu dân cư.

- Một số đảng viên là cấp ủy viên được phân công theo dõi, chỉ đạo các chi bộ khu dân cư chưa đề cao tinh thần trách nhiệm, chưa phản ánh đầy đủ, kịp thời những khó khăn, vướng mắc, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân với đảng ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp xã để xem xét, giải quyết. Một số đảng viên là cán bộ, công chức cấp xã còn quan liêu, xa dân, nắm tình hình cơ sở chưa chắc nên giải quyết công việc thiếu kịp thời.

- Việc tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt chi bộ cơ quan còn hạn chế, đảng viên trẻ thường nể nang, né tránh, ngại phê bình đảng viên là cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã và đảng viên lớn tuổi; việc đánh giá chất lượng đảng viên hằng năm chưa phản ánh đúng thực chất, còn hiện tượng "dĩ hòa, vi quý". Công tác quản lý đảng viên ở một số nơi còn lỏng lẻo, chưa nắm chắc tình hình của đảng viên ở nơi cư trú.

2.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế:

Một số tỉnh ủy, thành ủy và cấp ủy cấp trên trực tiếp của cơ sở chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức và hoạt động của chi bộ cơ quan theo Hướng dẫn của Trung ương. Chưa thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình hoạt động của chi bộ để kịp thời có biện pháp khắc phục hạn chế, khuyết điểm, nâng cao chất lượng hoạt động của chi bộ cơ quan.

- Việc bố trí bí thư chi bộ cơ quan ở một số nơi chưa được quan tâm đúng mức. Việc xây dựng quy chế, xác định trách nhiệm và phân công cấp ủy viên là đảng viên chi bộ cơ quan trong mối quan hệ với chi bộ khu dân cư ở một số nơi chưa phù hợp thực tế.

- Một số nội dung trong Hướng dẫn số 10-HD/BTCTW chưa rõ; chưa quy định, cụ thể chức năng, nhiệm vụ của chi bộ nên việc xây dựng quy chế hoạt động của chi bộ cơ quan xã, phường, thị trấn ở nhiều nơi khó khăn, lúng túng, làm ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của chi bộ.

III. MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRONG THỜI GIAN TỚI

Từ thực tiễn hiệu quả hoạt động của chi bộ cơ quan xã, phường, thị trấn, sau khi báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Ban Bí thư, Ban Tổ chức Trung ương sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn số 10-HD/TCTW, ngày 10 tháng 10 năm 2007 của Ban Tổ chức Trung ương; đồng thời tiếp tục nghiên cứu, đánh giá về tổ chức và hoạt động của chi bộ cơ quan xã, phường, thị trấn để tổng kết mô hình chi bộ này vào năm 2017. Trong thời gian tới, Ban Tổ chức Trung ương đề nghị các tỉnh ủy, thành ủy triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm như sau:

1. Tiếp tục duy trì, củng cố chi bộ cơ quan xã, phường, thị trấn ở những nơi đảng bộ đạt trong sạch, vững mạnh; các chi bộ khu dân cư trực thuộc đảng ủy cơ sở có từ 09 đảng viên chính thức trở lên (trừ số đảng viên được miễn công tác, sinh hoạt đảng và số đảng viên là cán bộ, công chức cấp xã đang sinh hoạt tại chi bộ).

2. Không thành lập mới các chi bộ cơ quan xã, phường, thị trấn ở những nơi chưa thành lập hoặc đã giải thể. Mỗi xã, phường, thị trấn chỉ thành lập một chi bộ cơ quan. Cơ cấu đảng viên của chi bộ gồm các đồng chí đảng viên là cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; bí thư chi bộ nên là đồng chí phó bí thư thường trực đảng ủy hoặc ủy viên thường vụ đảng ủy xã, phường, thị trấn.

3. Các tỉnh ủy, thành ủy chỉ đạo kiện toàn, sắp xếp chi bộ cơ quan theo Hướng dẫn mới của Ban Tổ chức Trung ương; giải thể các chi bộ cơ quan xã, phường, thị trấn không đảm bảo các điều kiện nêu trên; ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ, các mối quan hệ của chi bộ cơ quan xã, phường, thị trấn; quy định cụ thể việc phân công cấp ủy viên, đảng viên là cán bộ, công chức cấp xã có nhiệm vụ dự sinh hoạt với chi bộ khu dân cư trước khi sinh hoạt chi bộ cơ quan, nhằm phổ biến tình hình của địa phương tới đảng viên và phản ánh những kiến nghị, đề xuất của chi bộ khu dân cư với cấp ủy, chính quyền để giải quyết kịp thời

 

 

KT. TRƯỞNG BAN
PHÓ TRƯỞNG BAN




Nguyễn Ngọc Lâm

 



1 TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Phú Thọ, Quảng Ninh….

2 Nghệ An chọn 11 xã, 3 thị trấn ở 5 huyện ; tỉnh Hưng Yên mỗi huyện chọn 1-2 xã, thành ủy chọn 2 phường; tỉnh Hải Dương chọn 1 số xã ở 3 huyện; tỉnh Thanh Hóa 174 xã, 14 phường, 14 thị trấn...

3 Hà Nội, Hà Nam, Hà Giang, Bắc Ninh, Ninh Bình, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Ninh Thuận.

4 Có 48 tỉnh thành lập 1 chi bộ cơ quan gồm: 25 tỉnh miền Bắc, 12 tỉnh miền Trung và 11 tỉnh miền Nam (Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh, Sóc Trăng, Cần Thơ, Bạc Liêu, Bến Tre, Tiền Giang); 8 tỉnh thành lập 2 chi bộ cơ quan (Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Phước, Bình Định, Bà Rịa- Vũng Tàu, Vĩnh Long, Hậu Giang, Kiên Giang, Cà Mau); 4 tỉnh thành lập 3 chi bộ cơ quan (An Giang, Trà Vinh, Đồng Tháp, Long An); 2 tỉnh nơi thành lập 2-3 chi bộ cơ quan (Kiên Giang, Cà Mau)

5 Các tỉnh phía Bắc có 6.336 xã, phường, thị trấn thành lập 3.410 chi bộ cơ quan, chiếm 53,21%; các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên có 1.914 xã, phường, thị trấn thành lập 1.436 chi bộ cơ quan, chiếm 74,86%; các tỉnh phía Nam có 2.829 xã, phường, thị trấn thành lập 4.107 chi bộ cơ quan, chiếm 145,17 %.

6 Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Thanh Hóa, Bắc Ninh, Hà Tĩnh, Bình Thuận.

7 Hải Dương, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Nghệ An.

8 Lào Cai, Lạng Sơn, Điện Biên, Quảng Ngãi.

9 17 tỉnh gồm: TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Tây Ninh, Trà Vinh, An Giang, TP Cần Thơ, Long An, Hậu Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 216-BC/BTCTW

Loại văn bảnVăn bản khác
Số hiệu216-BC/BTCTW
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành10/10/2014
Ngày hiệu lực10/10/2014
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcBộ máy hành chính
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật10 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 216-BC/BTCTW

Lược đồ Báo cáo 216-BC/BTCTW năm 2014 thực hiện mô hình chi bộ cơ quan xã phường thị trấn


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Báo cáo 216-BC/BTCTW năm 2014 thực hiện mô hình chi bộ cơ quan xã phường thị trấn
                Loại văn bảnVăn bản khác
                Số hiệu216-BC/BTCTW
                Cơ quan ban hànhBan Tổ chức Trung ương
                Người kýNguyễn Ngọc Lâm
                Ngày ban hành10/10/2014
                Ngày hiệu lực10/10/2014
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcBộ máy hành chính
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật10 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Báo cáo 216-BC/BTCTW năm 2014 thực hiện mô hình chi bộ cơ quan xã phường thị trấn

                      Lịch sử hiệu lực Báo cáo 216-BC/BTCTW năm 2014 thực hiện mô hình chi bộ cơ quan xã phường thị trấn

                      • 10/10/2014

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 10/10/2014

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực