Văn bản khác khongso

Biên bản tóm tắt chương trình làm việc của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VI, kỳ họp thứ V do Quốc hội ban hành

Nội dung toàn văn Biên bản tóm tắt chương trình làm việc Quốc hội khóa VI, kỳ họp V


QUỐC HỘI

NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHÓA VI, KỲ HỌP THỨ NĂM
(từ ngày 27 tháng 05 đến ngày 30 tháng 05 năm 1979 tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội)

BIÊN BẢN TÓM TẮT

NGÀY 27 THÁNG 05 NĂM 1979

Buổi tối: Quốc hội họp phiên trù bị.

415 đại biểu Quốc hội có mặt,

71 đại biểu Quốc hội vắng mặt.

Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội Trường-Chinh, các Phó chủ tịch Xuân-Thủy, Hoàng Văn Hoan, Phan Văn Đáng, Nguyễn Thị Thập, Chu Văn Tấn, Nguyễn Xiển, Trần Đăng Khoa, chủ tọa phiên họp.

Chương trình làm việc:

1. Thông qua chương trình làm việc của kỳ họp Quốc hội;

2. Bầu cử Đoàn chủ tịch và Đoàn thư ký;

3. Nghe báo cáo một số vấn đề về tổ chức kỳ họp Quốc hội.

1. Thông qua chương trình làm việc của kỳ họp Quốc hội:

Quyền chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban thường vụ Quốc hội Nguyễn Việt Dũng đọc dự thảo chương trình làm việc của kỳ họp Quốc hội do Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị, như sau:

Chủ nhật 27-05-1979

19 giờ: Quốc hội họp phiên trù bị.

Thứ hai 28-05-1979

Sáng:

8 giờ : Lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

8 giờ 45 : - Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội khai mạc kỳ họp.

- Chính phủ báo cáo về tình hình và nhiệm vụ mới.

- Chính phủ trình bày đề nghị thành lập đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo.

Chiều:

14 giờ 30: Các đại biểu làm việc ở đoàn.

Thứ ba 29-05-1979

Sáng

8 giờ : Các đại biểu làm việc ở đoàn.

Chiều:

14 giờ 30: Các đại biểu đọc tham luận.

Thứ tư 30- 05 – 1979

Sáng

8 giờ : Các đại biểu đọc tham luận.

Chiều:

14 giờ 30 : Các đại biểu đọc tham luận

16 giờ : Bế mạc:

- Thông qua các nghị quyết;

- Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội bế mạc kỳ họp.

Giờ làm việc:

Sáng : Từ 8 giờ đến 11 giờ 30

Chiều : Từ 14 giờ 30 đến 17 giờ 30

Tối (nếu có): Từ 19 giờ 30 đến 21 giờ.

Riêng phiên họp trù bị từ 19 giờ.

Toàn thể các đại biểu Quốc hội nhất trí thông qua, bằng cách giơ tay, chương trình làm việc của kỳ họp Quốc hội.

2. Bầu cử Đoàn chủ tịch và Đoàn thư ký:

Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban thường vụ Quốc hội Xuân-Thủy đọc danh sách Đoàn chủ tịch và Đoàn thư ký của kỳ họp do Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị:

Đoàn chủ tịch gồm 29 đồng chí sau đây:

1. Tôn Đức Thắng

2. Nguyễn Lương Bằng

3. Nguyễn Hữu Thọ

4. Trường-Chinh

5. Phạm Văn Đồng

6. Võ Nguyên Giáp

7. Nguyễn Duy Trinh

8. Lê Thanh Nghị

9. Võ Chí Công

10. Huỳnh Tấn Phát

11. Văn Tiến Dũng

12. Võ Văn Kiệt

13. Hoàng Văn Hoan

14. Xuân-Thủy

15. Nguyễn Thị Thập

16. Nguyễn Xiển

17. Trần Đăng Khoa

18. Phan Văn Đáng

19. Hoàng Quốc Việt

20. Chu Văn Tấn

21. Phan Minh Tánh

22. Hòa thượng Thích Thiện Hào

23. Linh mục Võ Thành Trinh

24. Cầm Ngoan

25. Anh hùng Núp

26. Huỳnh Cương

27. Phạm Gia Triệu

28. Cù Thị Hậu

29. Trần Hanh.

Các đại biểu Quốc hội nhất trí thông qua, bằng cách giơ tay, danh sách Đoàn chủ tịch kỳ họp.

Đoàn thư ký gồm 5 đồng chí sau đây:

1. Nghiêm Chưởng Châu

2. Đào Văn Tập

3. Vũ Định

4. Trương Tấn Phát

5. Nguyên Ngọc.

Toàn thể các đại biểu Quốc hội nhất trí thông qua, bằng cách giơ tay, danh sách Đoàn thư ký của kỳ họp.

3. Nghe báo cáo một số vấn đề về tổ chức kỳ họp Quốc hội:

Quốc hội đã nghe đồng chí Nguyễn Việt Dũng báo cáo một số vấn đề về tổ chức kỳ họp Quốc hội

NGÀY 28 THÁNG 05 NĂM 1979

Buổi sáng: Sau khi các đại biểu Quốc hội long trọng làm lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quốc hội họp phiên khai mạc.

415 đại biểu Quốc hội có mặt.

71 đại biểu Quốc hội vắng mặt.

Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội Trường-Chinh, thay mặt Đoàn chủ tịch, đọc diễn văn khai mạc và điều khiển phiên họp.

Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Võ Nguyên Giáp, thay mặt Hội đồng Chính phủ, đọc Báo cáo về thắng lợi vĩ đại của hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và nhiệm vụ của toàn dân và toàn quân ta trước tình hình mới.

Bộ trưởng Phủ thủ tướng Vũ Tuân, thay mặt Hội đồng Chính phủ, đọc Tờ trình của Hội đồng Chính phủ về việc thành lập đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo trực thuộc trung ương.

Buổi chiều: Các đại biểu Quốc hội làm việc ở các đoàn.

NGÀY 29 THÁNG 05 NĂM 1979

Buổi sáng: Các đại biểu Quốc hội làm việc ở các đoàn.

Buổi chiều: Quốc hội họp phiên toàn thể.

402 đại biểu Quốc hội có mặt.

84 đại biểu Quốc hội vắng mặt.

Phó chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Hữu Thọ, trong Đoàn chủ tịch, điều khiển phiên họp.

Các đại biểu Quốc hội đọc tham luận:

- Đồng chí Lương Ích Lập, đại biểu Cao Bằng, đọc tham luận “Phát huy sức mạnh của chiến tranh nhân dân, sức mạnh đoàn kết dân tộc, quân dân Cao Bằng quyết tâm đánh thắng mọi âm mưu bành trướng và bá quyền nước lớn của bọn Trung-quốc xâm lược”.

- Đồng chí Nguyễn Ngọc Hồ, đại biểu Hoàng Liên Sơn, đọc tham luận “Phát huy thắng lợi, sẵn sàng chiến đấu cao và đẩy mạnh sản xuất”.

- Đồng chí Hồ Chí Sơn, đại biểu An Giang, đọc tham luận “Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, làm tốt nghĩa vụ lương thực đối với Nhà nước”.

- Đồng chí Nguyễn Văn Nới, đại biểu Tây Ninh, đọc tham luận “Nhân dân Tây Ninh quyết tâm thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ trong tình hình mới”.

- Đồng chí Vù Mí Kẻ, đại biểu Hà Tuyên, đọc tham luận “Quán triệt tình hình và nhiệm vụ mới, phát huy tinh thần tự lực tự cường, tăng cường đoàn kết các dân tộc, sẵn sàng chiến đấu và đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm, quyết tâm đánh thắng quân Trung-quốc nếu chúng liều lĩnh gây chiến tranh xâm lược trở lại”.

- Đồng chí Nguyễn Đức Tâm, đại biểu Quảng Ninh, đọc tham luận “”Quân và dân Quảng Ninh kiên quyết bảo vệ vững chắc vùng đông-bắc của Tổ quốc”.

- Đồng chí Lê Văn Tưởng, đại biểu Long An, đọc tham luận “Quân và dân biên giới tây-nam quyết tâm thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu, củng cố hậu phương và hoàn thành nhiệm vụ quốc tế”.

- Đồng chí Nguyễn Đức Thuận, đại biểu Hải Phòng, đọc tham luận “Giai cấp công nhân Việt Nam quyết xứng đáng là đội quân chủ lực đi đầu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

- Đồng chí Nghiêm Xuân Yêm, đại biểu Hà Nội, đọc tham luận “Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Việt Nam là tất thắng”.

- Đồng chí Đàm Quang Trung, đại biểu Nghệ Tĩnh, đọc tham luận “Lực lượng vũ trang quân khu I nguyện sát cánh cùng với nhân dân các dân tộc trong quân khu quyết bảo vệ biên giới Tổ quốc”.

- Đồng chí Nguyễn Thị Hằng, đại biểu Thanh Hóa, đọc tham luận “Tuổi trẻ xung kích xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.

- Đồng chí Nguyễn Thị Định, đại biểu Bến Tre, đọc tham luận “Phụ nữ với nhiệm vụ thay thế nam giới trong lao động sản xuất, phục vụ chiến đấu và đảm đang việc gia đình”.

NGÀY 30 THÁNG 05 NĂM 1979

Buổi sáng: Quốc hội họp phiên toàn thể.

409 đại biểu Quốc hội có mặt.

77 đại biểu Quốc hội vắng mặt.

Phó chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội Trần Đăng Khoa, trong Đoàn chủ tịch, điều khiển phiên họp.

Các đại biểu Quốc hội tiếp tục đọc tham luận:

- Đồng chí Phan Anh, đại biểu Nghệ Tĩnh, đọc tham luận “Nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam chống bọn Trung quốc xâm lược”.

- Đồng chí Hoàng Quốc Việt, đại biểu Quảng Ninh, đọc tham luận “Tăng cường đoàn kết, ra sức phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân, kiên quyết bảo vệ vững chắc và xây dựng thành công Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.

- Đồng chí Giàng A Páo, đại biểu Lai Châu, đọc tham luận “Nhân dân các dân tộc Lai Châu tin tưởng và quyết tâm hoàn thành mọi nhiệm vụ của Đảng và Chính phủ trong tình hình mới”.

- Đồng chí Nguyễn Trung Thành, đại biểu Cửu Long, đọc tham luận “Nông dân lao động cả nước ra sức thi đua sản xuất, chiến đấu và phục vụ chiến đấu góp phần vào sự nghiệp xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”.

- Đồng chí Trần Tạo, đại biểu Hải Hưng, đọc tham luận “Quân và dân Hải Hưng quyết tâm đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, bảo đảm đời sống nhân dân, làm tốt mọi nghĩa vụ đối với Nhà nước”.

- Đồng chí Nguyễn Hộ, đại biểu thành phố Hồ Chí Minh, đọc tham luận “Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quyết tâm làm tròn nhiệm vụ của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn”.

- Đồng chí Phan Điền, đại biểu Hà Nam Ninh, đọc tham luận “Đẩy mạnh sản xuất và chiến đấu trong tình hình mới”.

- Hòa thượng Thích Thiện Hào, đại biểu Tiền Giang, đọc tham luận “Toàn thể Phật giáo đồ cả nước nguyện đoàn kết với toàn Đảng, toàn dân, quyết tâm đánh bại mọi âm mưu, hành động của bọn bành trướng, bá quyền Trung-quốc ”.

- Đồng chí Trần Duy Hưng, đại biểu Hà Nội, đọc tham luận “Phát huy truyền thống vẻ vang Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, quân và dân thủ đô quyết tâm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ mới”.

- Đồng chí Hoàng Trường Minh, đại biểu Lạng Sơn, đọc tham luận “Quân và dân Lạng Sơn đẩy mạnh sản xuất và sẵn sàng chiến đấu”.

- Đồng chí Nguyễn Tiến Chương, đại biểu Nghệ Tĩnh, đọc tham luận “Nhân dân Nghệ Tĩnh quyết tâm cùng cả nước xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.

- Đồng chí Nguyễn Tấn Lập, đại biểu Hậu Giang, đọc tham luận “Đẩy mạnh công tác đào tạo, sử dụng và phát huy tốt hơn nữa đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật trong tình hình mới”.

- Đồng chí Nguyễn Tấn Thanh, đại biểu Kiên Giang, đọc tham luận “Đứng trước tình hình và nhiệm vụ mới, Kiên Giang quyết ra sức phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ”.

- Đồng chí Cầm Ngoan, đại biểu Sơn La, đọc tham luận “Quân và dân các dân tộc tỉnh Sơn La quyết tăng cường đoàn kết, sẵn sàng chiến đấu cao, ra sức đẩy mạnh sản xuất và tăng cường bảo đảm đời sống”.

- Linh mục Võ Thành Trinh, đại biểu Đồng Tháp, đọc tham luận “Nhiệm vụ người công giáo trước tình hình mới của đất nước”.

- Đồng chí Nguyễn Thành Phát, đại biểu Bến Tre, đọc tham luận “Bến Tre quyết hoàn thành nhiệm vụ xây dựng kinh tế và quốc phòng trước tình hình mới”.

Buổi chiều: Quốc hội họp phiên toàn thể.

409 đại biểu Quốc hội có mặt,

77 đại biểu Quốc hội vắng mặt.

Đồng chí Hoàng Quốc Việt, trong Đoàn chủ tịch, điều khiển phiên họp.

Các đại biểu Quốc hội tiếp tục đọc tham luận:

- Đồng chí Nguyễn Xiển, đại biểu Hà Nội, đọc tham luận “Về tình hình và nhiệm vụ mới”.

- Đồng chí Trần Ngọc Trác, đại biểu Thuận Hải, đọc tham luận “Thuận Hải quyết tâm hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trong tình hình mới”.

- Đồng chí Mai Dương, đại biểu Phú Khánh, đọc tham luận “Phát huy thắng lợi bước đầu, Phú Khánh quyết tâm phấn đấu hoàn thành cơ bản việc hợp tác hóa nông nghiệp trong năm 1979”.

- Đồng chí Phạm Văn Tiệp, đại biểu Hải Phòng, đọc tham luận “Nâng cao cảnh giác, quân và dân Hải Phòng quyết tâm xây dựng và bảo vệ vững chắc cửa ngõ phía đông-bắc của Tổ quốc”.

- Đồng chí Nguyên Ngọc, đại biểu Quảng Nam - Đà Nẵng, đọc tham luận “Những người làm công tác văn học, nghệ thuật Việt Nam nguyện ra sức làm tròn nhiệm vụ của mình trong thời kỳ mới của cách mạng”.

Chủ tịch điều khiển phiên họp báo cáo với Quốc hội.

Đến đây phần các đại biểu Quốc hội đọc tham luận kết thúc. Ngoài 33 đại biểu đã đọc tham luận ở hội trường, 4 đại biểu có tên sau đây đã gửi đến Đoàn chủ tịch kỳ họp bản tham luận viết của mình:

- Nguyễn Công Bình, đại biểu Tiền Giang.

- Nguyễn Duy Côn, đại biểu Hà Bắc,

- Tạ Đình Hiểu, đại biểu Hà Nội,

- Đỗ Xuân Sảng, đại biểu Hà Nội.

Các tham luận này sẽ được chuyển đến Hội đồng Chính phủ nghiên cứu và sẽ được in vào tập Các văn kiện của kỳ họp Quốc hội.

Từ 16 giờ, Quốc hội họp phiên bế mạc.

Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội Trường-Chinh, trong Đoàn chủ tịch, điều khiển phiên họp.

1) Thông qua các nghị quyết.

a) Về thắng lợi của hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

Đồng chí Đào Văn Tập, trong Đoàn thư ký, đọc dự thảo nghị quyết về thắng lợi vĩ đại của hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và nhiệm vụ của nhân dân ta trước tình hình mới.

Toàn thể các đại biểu Quốc hội nhất trí thông qua, bằng cách giơ tay, nghị quyết này.

b) Về việc thành lập đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo.

Đồng chí Đào Văn Tập đọc dự thảo nghị quyết về việc thành lập đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo trực thuộc trung ương.

Toàn thể các đại biểu Quốc hội nhất trí thông qua bằng cách giơ tay, nghị quyết này.

2) Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội bế mạc kỳ họp.

Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trường-Chinh đọc diễn văn bế mạc kỳ họp thứ năm của Quốc hội khóa VI.

Toàn thể các đại biểu Quốc hội đứng dậy vỗ tay rất lâu, nhiệt liệt hoan nghênh thắng lợi của kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa VI.

Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VI, kỳ họp thứ năm bế mạc lúc 16 giờ 15 ngày 30 tháng 05 năm 1979.

 

TM. ĐOÀN THƯ KÝ




Trương Tấn Phát

TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH




Xuân-Thủy

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật khongso

Loại văn bảnVăn bản khác
Số hiệukhongso
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành30/05/1979
Ngày hiệu lực30/05/1979
Ngày công báo01/09/1979
Số công báoSố 16
Lĩnh vựcBộ máy hành chính
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật17 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Biên bản tóm tắt chương trình làm việc Quốc hội khóa VI, kỳ họp V


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Biên bản tóm tắt chương trình làm việc Quốc hội khóa VI, kỳ họp V
                Loại văn bảnVăn bản khác
                Số hiệukhongso
                Cơ quan ban hànhQuốc hội, ***
                Người kýXuân Thuỷ, Trương Tấn Phát
                Ngày ban hành30/05/1979
                Ngày hiệu lực30/05/1979
                Ngày công báo01/09/1979
                Số công báoSố 16
                Lĩnh vựcBộ máy hành chính
                Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
                Cập nhật17 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Biên bản tóm tắt chương trình làm việc Quốc hội khóa VI, kỳ họp V

                            Lịch sử hiệu lực Biên bản tóm tắt chương trình làm việc Quốc hội khóa VI, kỳ họp V

                            • 30/05/1979

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 01/09/1979

                              Văn bản được đăng công báo

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 30/05/1979

                              Văn bản có hiệu lực

                              Trạng thái: Có hiệu lực