Chỉ thị 01/1998/CT-BXD

Chỉ thị 01/1998/CT-BXD về đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính trong ngành xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành

Nội dung toàn văn Chỉ thị 01/1998/CT-BXD đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính ngành xây dựng


BỘ XÂY DỰNG
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 01/1998/CT-BXD

Hà Nội, ngày 12 tháng 03 năm 1998 

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG NGÀNH XÂY DỰNG

 Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII và Nghị quyết số 38-CP ngày 04-05-1994 của Chính phủ về cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức, thời gian vừa qua Bộ Xây dựng đã tổ chức tiến hành cải cách trên các lĩnh vực và đã đạt được những kết quả nhất định.

Để phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ, nhiều văn bản quy phạm pháp luật ngành xây dựng đã được Bộ Xây dựng ban hành hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung Chính phủ ban hành.

Các văn bản này do có hướng dẫn đồng bộ và tổ chức tập huấn kịp thời nên sớm phát huy tác dụng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các chủ đầu tư trong nước và nước ngoài, nhất là thủ tục cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài, công trình xây dựng trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đã được rút gọn lại đến giai đoạn thiết kế kỹ thuật, chủ đầu tư không phải làm thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng. Hiện nay, thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện việc phân cấp và ủy quyền việc cấp giấy phép xây dựng công trình cho Kiến trúc sư trưởng, Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện, Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, đáp ứng được yêu cầu của tổ chức và công dân. Một số thủ tục cấp đất và cấp phép xây dựng đã được đơn giản hóa. Việc cấp chứng chỉ năng lực hành nghề xây dựng được tập trung vào một đầu mối là Bộ Xây dựng hoặc Sở Xây dựng tùy theo loại doanh nghiệp.

Khối cơ quan Bộ và các đơn vị thuộc Bộ đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện cải cách hành chính, sắp xếp tổ chức, cải tiến lề lối làm việc nhằm nâng cao hiệu suất công tác, công tác pháp chế ngành được tăng cường, củng cố. Bộ đã ban hành Quy chế tiếp dân, cải tiến quy trình và thủ tục thẩm định các dự án quy hoạch xây dựng, thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán công trình xây dựng trong cơ quan Bộ, việc áp dụng công nghệ thông tin trong cơ quan Bộ và các tổ chức kinh doanh của Bộ đã phát triển phục vụ kịp thời cho công tác quản lý và điều hành sản xuất.

Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tế, công tác cải cách thủ tục hành chính tiến hành vẫn chậm và còn nhiều tồn tại cần khắc phục. Cơ chế chính sách trong quản lý đầu tư và xây dựng chưa khắc phục được những điều bất cập. Tình trạng xây dựng không có giấy phép xây dựng còn khá phổ biến do chưa được cải cách triệt để, thiếu quy hoạch xây dựng chi tiết, việc quản lý quy hoạch còn lỏng lẻo, thậm chí có nơi còn tiêu cực. Việc xử phạt theo Nghị định số 48-CP ngày 05-05-1997 về xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý xây dựng, quản lý nhà và công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị không được thực hiện nghiêm minh, sự phối kết hợp giữa các ngành chức năng trong việc giải quyết đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất theo Nghị định số 60-CP còn quá chậm trễ, trình độ quản lý của cán bộ quản lý chưa đáp ứng được với yêu cầu thực tế làm ảnh hưởng đến quá trình quản lý xây dựng ở các đô thị. Tình hình tranh chấp, khiếu kiện, nhất là trong lĩnh vực nhà đất còn nổi cộm nhiều vấn đề liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, còn thiếu các quy định của Nhà nước làm cơ sở pháp lý để giải quyết các vấn đề tồn đọng về nhà ở sau cải tạo xã hội chủ nghĩa, nhà vắng chủ.

Căn cứ Chỉ thị số 342-TTg ngày 22-05-1997 về việc đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, Quyết định số 648-TTg ngày 15-08-1997 về việc ban hành bản kế hoạch thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa VIII) và định hướng chương trình hành động của Chính phủ trong nhiệm kỳ mới; để phát huy kết quả bước đầu đã đạt được, khắc phục và giải quyết kịp thời những vướng mắc, đẩy mạnh hơn nữa công tác cải cách hành chính, đáp ứng yêu cầu của công dân và các tổ chức. Bộ trưởng Bộ Xây dựng chỉ thị cho các đơn vị thuộc Bộ, các Sở Xây dựng, Sở Nhà đất, Sở Giao thông công chính, Kiến trúc sư trưởng thành phố trong phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền của mình, triển khai thực hiện những nhiệm vụ sau đây :

1. Tiếp tục nghiên cứu, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật để đề nghị Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành hoặc trình Chính phủ ban hành nhằm tăng cường công tác quản lý đầu tư và xây dựng, quản lý nhà ở và đất ở, xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý xây dựng, quản lý nhà và công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị, quản lý quy hoạch xây dựng đôt thị, theo hướng:

- Phân cấp hợp lý trên cơ sở bảo đảm sự quản lý tập trung thống nhất của Chính phủ, đồng thời tăng cường trách nhiệm và thẩm quyền giải quyết công việc cho các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý đầu tư và xây dựng.

- Tiếp tục sửa đổi quy trình và thủ tục quản lý còn bất hợp lý, gây chậm trễn, phiền hà trong việc cấp giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại đô thị, chứng chỉ hành nghề xây dựng, tư vấn xây dựng.

- Đề xuất kịp thời các chính sách, cơ chế quản lý đầu tư và phát triển nhà, giải quyết các tồn đọng về nhà ở, từng bước đáp ứng quyền tạo lập hợp pháp về nhà ở của công dân, đặc biệt là đối tượng có thu nhập thấp, tạo cơ sở pháp lý cho các đơn vị kinh doanh nhà ở.

2. Tiếp tục sắp xếp bộ máy quản lý gọn nhẹ, phân định rõ chức năng quản lý nhà nước - quản lý sản xuất, kinh doanh: đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức hành chính có trình độ đủ sức tiếp thu những kiến thức mới, công nghệ mới, kỹ thuật tin học trong quản lý hành chính, nhân sự, nghiệp vụ về pháp chế… thực hiện sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, cổ phần hóa doanh nghiệp theo chỉ đạo của Chính phủ, tiếp tục củng cố và hoàn thiện tổ chức các tổng công ty, công ty….

3. Cải tiến lề lối làm việc, chấn chỉnh và tăng cường công tác thông tin báo cáo, bảo đảm tính hiệu lực, kịp thời, chính xác trong chỉ đạo, điều hành và thuận tiện cho các tổ chức, cá nhân đến liên hệ công tác.

4. Kiện toàn tổ chức thanh tra từ Bộ đến các địa phương đủ mạnh để làm chức năng thanh tra phục vụ quản lý Nhà nước của ngành, đồng thời kiện toàn lực lượng thanh tra, pháp chế ở các doanh nghiệp để làm tốt công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí trong xây dựng, giải quyết tốt các khiếu nại, tố cáo của công dân theo đúng quy định của pháp luật.

5. Đi đôi với việc cải tiến công tác ban hành văn bản, có kế hoạch tổ chức hội thảo, tập huấn hướng dẫn, kiểm tra các doanh nghiệp, các địa phương, các ngành, các cấp trong việc thực thi văn bản quy phạm pháp luật về các lĩnh vực xây dựng đã được công bố, nhằm đưa pháp luật thực sự đi vào cuộc sống và qua đó đúc kết những vấn đề chưa hợp lý để đề xuất cải tiến, sửa đổi, bổ sung kịp thời…

6. Thực hiện công khai hóa các thủ tục hành chính trong việc cấp các loại giấy phép, chứng chỉ, thẩm định dự án quy hoạch, thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán, tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo…

7. Hoàn thành việc rà soát và hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật ngành xây dựng (1976 – 1996) theo kế hoạch tổng rà soát và hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ nhằm tạo điều kiện cho các cơ quan Nhà nước, tổ chức và công dân thi hành nghiêm chỉnh pháp luật xây dựng.

8. Về tổ chức thực hiện :

Chỉ thị này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành.

Căn cứ các nội dung cải cách hành chính nêu trên, theo chức năng, nhiệm vụ của mình, các Cục, Vụ, Viện, doanh nghiệp thuộc Bộ, các Sở Xây dựng, Sở Nhà đất, Sở Giao thông công chính, Kiến trúc sư trưởng thành phố cần phải đánh giá những việc làm được và chưa làm được, đề ra chương trình hành động với những biện pháp thiết thực và khẩn trương tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này. Tình hình và kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính của đơn vị phải được ghi vào thành một nội dung trong báo cáo công tác quý, 6 tháng, năm của đơn vị hoặc theo yêu cầu đột xuất của Bộ Xây dựng. Bộ giao Vụ Pháp chế là đầu mối đôn đốc, kiểm tra và tổng hợp báo cáo lãnh đạo Bộ việc thực hiện Chỉ thị này.

 

 

BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG
 
 


Nguyễn Mạnh Kiểm

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 01/1998/CT-BXD

Loại văn bảnChỉ thị
Số hiệu01/1998/CT-BXD
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành12/03/1998
Ngày hiệu lực27/03/1998
Ngày công báo20/05/1998
Số công báoSố 14
Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Xây dựng - Đô thị
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật17 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 01/1998/CT-BXD

Lược đồ Chỉ thị 01/1998/CT-BXD đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính ngành xây dựng


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Chỉ thị 01/1998/CT-BXD đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính ngành xây dựng
                Loại văn bảnChỉ thị
                Số hiệu01/1998/CT-BXD
                Cơ quan ban hànhBộ Xây dựng
                Người kýNguyễn Mạnh Kiểm
                Ngày ban hành12/03/1998
                Ngày hiệu lực27/03/1998
                Ngày công báo20/05/1998
                Số công báoSố 14
                Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Xây dựng - Đô thị
                Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
                Cập nhật17 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản gốc Chỉ thị 01/1998/CT-BXD đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính ngành xây dựng

                  Lịch sử hiệu lực Chỉ thị 01/1998/CT-BXD đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính ngành xây dựng

                  • 12/03/1998

                    Văn bản được ban hành

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 20/05/1998

                    Văn bản được đăng công báo

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 27/03/1998

                    Văn bản có hiệu lực

                    Trạng thái: Có hiệu lực