Chỉ thị 01/CT-UBND

Chỉ thị 01/CT-UBND năm 2018 về tăng cường công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận và cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính do tỉnh Lai Châu ban hành

Nội dung toàn văn Chỉ thị 01/CT-UBND 2018 về đăng ký cấp giấy chứng nhận và cập nhật biến động hồ sơ địa chính Lai Châu


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/CT-UBND

Lai Châu, ngày 07 tháng 02 năm 2018

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN VÀ CẬP NHẬT, CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH

Trong những năm qua, được sự quan tâm giúp đỡ của Trung ương, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, công tác quản lý đất đai nói chung và công tác đo đạc, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền shữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (sau đây gọi chung là giấy chứng nhận) trên địa bàn tỉnh được tập trung chỉ đạo, đạt kết quả tích cực; nâng tỷ lệ cấp giấy chứng nhận toàn tỉnh đạt 91,7%; hồ sơ địa chính cơ bản được lập đồng bộ 3 cấp cho một số loại đất chính; cơ sở dữ liệu đất đai được triển khai, đảm bảo thống nhất việc quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, đến nay số thửa đất chưa được đăng ký, cấp giấy chứng nhận còn lớn, quá trình lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận còn có sai sót; việc cập nhật chỉnh lý biến động đất đai chưa được thực hiện kịp thời, đầy đủ và thường xuyên theo quy định; làm ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước vđất đai và còn là nguy cơ gây ra tình trạng tranh chấp, vi phạm pháp luật. Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức người dân chưa thực hiện kê khai, đăng ký, cấp giấy chứng nhận, nhiều diện tích đất người dân đã sản xuất nông nghiệp lâu năm trên đất quy hoạch phát triển lâm nghiệp chưa được đo đạc, lập hồ sơ; người sử dụng đất mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất không qua chính quyền; công tác đo đạc, cấp giấy chứng nhận đồng loạt phải thực hiện với khối lượng lớn, thời gian ngắn, sử dụng nhiều loại tài liệu bản đồ đo đạc từ năm 1997-2000, bản đồ đo đạc thủ công, bản đồ rà soát đất lâm nghiệp; ranh giới thửa đất ở thực địa không rõ ràng; năng lực hạn chế của cán bộ đơn vị tư vấn trong công tác đo đạc; thiếu chặt chẽ trong việc xét, thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận tại cấp xã, cấp huyện; mức độ biến động đất đai lớn do đô thị hóa, thực hiện các dự án, công trình phát triển kinh tế - xã hội; công tác giải phóng mặt bằng, thu hồi, giao đất chưa tuân thủ nghiêm quy trình đo đạc, lập hồ sơ; Văn phòng đăng ký, Trung tâm Phát triển quỹ đất các huyện, thành phố chưa thường xuyên phối hợp cung cấp, cập nhật chỉnh lý hồ sơ địa chính; hệ thống Văn phòng Đăng ký đất đai một cấp chưa được kiện toàn; một số địa phương chưa thật sự tập trung chỉ đạo công tác đăng kí, cấp giấy chứng nhận, cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; việc đầu tư kinh phí chỉnh lý biến động đất đai vẫn còn hạn chế.

Để khắc phục những tồn tại hạn chế nêu trên, đưa công tác quản lý nhà nước về đất đai ngày càng chặt chẽ, đi vào nề nếp, ổn định, đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh; Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ sau:

1. Sở Tài nguyên và Môi trường

a) Chủ trì, phối hợp các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ Văn phòng đăng ký đất đai một cấp, để thống nhất thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận, quản lý hồ sơ địa chính, nhất là việc cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính theo quy định Luật Đất đai, đảm bảo tinh gọn, hoạt động có hiệu quả, gắn với việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Thời gian thực hiện trong năm 2018.

b) Xây dựng, tham mưu UBND tỉnh cụ thể hóa các quy định về công tác đo đạc bản đồ, công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận và chỉnh lý biến động đất đai các cấp phù hợp với điều kiện của tỉnh. Hướng dẫn, đôn đốc các huyện, thành phố thực hiện đo đạc, đăng ký, cấp giấy chứng nhận, cập nhật chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính; kịp thời chỉ đạo xử lý các sai sót trong quá trình đo đạc, cấp giấy chứng nhận đồng loạt trên địa bàn tỉnh.

c) Chỉ đạo Văn phòng Đăng ký đất đai rà soát, tổng hợp, báo cáo thống kê số lượng hồ sơ giao đất, cho thuê đất chưa thực hiện cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính; xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện công tác cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính của các tổ chức, cơ bản hoàn thành trong năm 2018.

d) Tăng cường hướng dẫn công tác chuyên môn nghiệp vụ, hướng dẫn xây dựng kế hoạch thực hiện cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai tại các huyện, thành phố.

e) Tổ chức kiểm tra về đăng ký biến động đối với trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận hoặc đăng ký mà có thay đổi theo quy định của Luật Đất đai.

f) Tiếp tục tham mưu hoàn thiện Dự án Tổng thể lập hồ sơ địa chính toàn tỉnh đã được phê duyệt. Tập trung thực hiện xây dựng dữ liệu đất đai các huyện, thành phố đã được đo đạc bản đồ địa chính chính quy; thực hiện “Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh hiện do các công ty nông, lâm nghiệp, Ban quản lý rừng và các tổ chức sự nghiệp khác, hộ gia đình, cá nhân sử dụng trên địa bàn tỉnh” theo Nghị quyết số 112/2015/NQ-QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội, Chỉ thị s11/CT-TTg ngày 04/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

g) Thường xuyên theo dõi, tổng hợp và báo cáo tình hình thực hiện công tác cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; kịp thời báo cáo các khó khăn, vướng mắc; tham mưu, đề xuất UBND tỉnh xem xét và chỉ đạo thực hiện.

2. Sở Tài chính

a) Tham mưu UBND tỉnh bố trí đủ kinh phí từ ngân sách tỉnh cho địa phương để thực hiện công tác đo đạc, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận và cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.

b) Hướng dẫn UBND các huyện, thành phố bố trí kinh phí hàng năm cho công tác đo đạc, cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai thường xuyên, không đtồn đọng hồ sơ chưa cập nhật, chỉnh lý biến động.

c) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND tỉnh kiến nghị Trung ương xem xét, hỗ trợ kinh phí hàng năm để thực hiện Dự án tổng thể lập hồ sơ địa chính toàn tỉnh, nhằm phục vụ tốt cho công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai.

3. UBND các huyện, thành phố

a) Tiếp tục tuyên truyền, triển khai các nghị quyết của Quốc hội, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành về công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận và chỉnh lý biên động đất đai. Tập trung tuyên truyền, vận động người dân khi mua bán chuyển nhượng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tách hợp thửa phải thực hiện đăng ký, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính qua Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất; chỉnh lý biến động trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho phù hợp hiện trạng đang sử dụng.

b) Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn triển khai đến các hộ dân rà soát, kiểm tra phát hiện các sai sót về ranh giới, hình thể, diện tích loại đất, số thửa đất ... đã được cấp giấy chứng nhận hoặc các thửa đất chưa có trong hồ sơ, chưa đăng ký, cấp giấy chứng nhận; tổng hợp gửi về phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện chỉnh lý hồ sơ hoặc đề nghị đo đạc bổ sung theo quy định.

c) Chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất kịp thời, thường xuyên cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai phát sinh trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính về đất đai và giải phóng mặt bằng, thu hồi, giao đất các dự án trên địa bàn. Tập trung rà soát, báo cáo thống kê số lượng hồ sơ tồn đọng chưa thực hiện cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai, kể cả các dự án, công trình do Nhà nước và Nhân dân cùng làm; xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện công tác cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính, cơ bản hoàn thành trong năm 2019.

d) Bố trí đủ kinh phí từ ngân sách địa phương để triển khai thực hiện công tác cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai hàng năm.

e) Chỉ đạo các chủ đầu tư, đơn vị làm công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn sử dụng hồ sơ, bản đồ địa chính đã có để kiểm đếm; trường hợp rà soát với hồ sơ địa chính đã có, xác định rõ lý do sai khác được người dân, chính quyền địa phương xác nhận và được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thì mới thực hiện đo đạc chỉnh lý hoặc đo đạc mới. Yêu cầu Chủ đầu tư, Trung tâm Phát triển quỹ đất phải cắm mốc ranh giới thu hồi trên thực địa để người dân biết và quản lý trong quá trình xây dựng; thực hiện đầy đủ, chặt chẽ các bước trong quá trình thực hiện đo đạc, kiểm đếm lập phương án bồi thường; chỉ thực hiện dự án khi đã hoàn thành công tác bồi thường và có quyết định giao đất của cơ quan thẩm quyền theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 330/UBND-TN ngày 01/3/2016 và Công văn số 1475/UBND-TN ngày 9/8/2017. Chuyển hồ sơ ngay sau khi có quyết định thu hồi đất cho Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất để thực hiện cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính.

f) Chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan chuyên môn phối hợp với chính quyền cấp xã giải quyết tranh chấp đất đai trên cơ sở hồ sơ địa chính, lịch sử sử dụng đất, nguồn gốc đất đai và hiện trạng sử dụng đất thực tế các bên đang sử dụng.

g) Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai. Chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện công tác kiểm tra, thẩm định đo đạc bản đồ và được Sở Tài nguyên và Môi trường xác nhận trước khi đưa vào sử dụng, nhất là sản phẩm đo đạc bản đồ phục vụ công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất phải được kiểm tra, thẩm định đạt yêu cầu mới tiến hành kiểm đếm lập phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư.

4. Các sở, ngành và đoàn thể tỉnh

a) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường hoàn thành các thủ tục về đất đai trước khi triển khai thực hiện các công trình do các sở, ngành và đoàn thể tỉnh làm Chủ đầu tư.

b) Tuyên truyền, vận động để người sử dụng đất nhận thức, thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong quá trình sử dụng đất; phối hợp với cơ quan Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp xã thực hiện thủ tục chỉnh lý biến động trên hồ sơ địa chính, giấy chứng nhận cho phù hợp với hiện trạng thực tế đang sử dụng.

UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện Chỉ thị này và thực hiện chế độ báo cáo định kỳ 6 tháng (trước ngày 10 tháng 6 hằng năm) và báo cáo năm (trước ngày 20 tháng 12 hằng năm) gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường./.

 


Nơi nhận:
- Bộ TN&MT; Báo cáo
- TT Tỉnh ủy; Báo cáo
- TT HĐND tỉnh; Báo cáo
- T
ng cục QLĐĐ;
- Chủ tịch, các Phó chủ tịch UBN
D tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành t
nh, đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- TT Công báo tỉnh, Websi
te Lai Châu;
- C
ng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, TN.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Trọng Quảng

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 01/CT-UBND

Loại văn bảnChỉ thị
Số hiệu01/CT-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành07/02/2018
Ngày hiệu lực07/02/2018
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcBất động sản
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 01/CT-UBND

Lược đồ Chỉ thị 01/CT-UBND 2018 về đăng ký cấp giấy chứng nhận và cập nhật biến động hồ sơ địa chính Lai Châu


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Chỉ thị 01/CT-UBND 2018 về đăng ký cấp giấy chứng nhận và cập nhật biến động hồ sơ địa chính Lai Châu
                Loại văn bảnChỉ thị
                Số hiệu01/CT-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Lai Châu
                Người kýLê Trọng Quảng
                Ngày ban hành07/02/2018
                Ngày hiệu lực07/02/2018
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcBất động sản
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Chỉ thị 01/CT-UBND 2018 về đăng ký cấp giấy chứng nhận và cập nhật biến động hồ sơ địa chính Lai Châu

                      Lịch sử hiệu lực Chỉ thị 01/CT-UBND 2018 về đăng ký cấp giấy chứng nhận và cập nhật biến động hồ sơ địa chính Lai Châu

                      • 07/02/2018

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 07/02/2018

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực