Chỉ thị 03/2011/CT-UBND

Chỉ thị 03/2011/CT-UBND về đẩy mạnh việc thực thi pháp luật lao động trong các loại hình doanh nghiệp do tỉnh Bình Thuận ban hành

Nội dung toàn văn Chỉ thị 03/2011/CT-UBND pháp luật lao động trong doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 03/2011/CT-UBND

Bình Thuận, ngày 14 tháng 7 năm 2011

 

CHỈ THỊ

ĐẨY MẠNH VIỆC THỰC THI PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG TRONG CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Trong thời gian qua, việc thực thi pháp luật lao động trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực về nhận thức và ý thức tôn trọng chấp hành pháp luật lao động của người lao động và người sử dụng lao động; từ đó bảo đảm đầy đủ nghĩa vụ, quyền lợi hợp pháp và chính đáng của hai bên trong quan hệ lao động, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng phát triển.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ các nội dung quy định của pháp luật lao động như: chưa thực hiện giao kết hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; chưa xây dựng và đăng ký nội quy lao động; chưa xây dựng và đăng ký hệ thống thang lương, bảng lương; chưa thành lập tổ chức công đoàn; chưa xây dựng và ban hành thỏa ước lao động tập thể; xử lý kỷ luật lao động còn tùy tiện, chưa đúng quy định; chế độ thông tin báo cáo định kỳ cho các cơ quan quản lý Nhà nước chưa thường xuyên, kịp thời.

Nguyên nhân của tình hình trên là do các chủ doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của pháp luật lao động, chưa chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật tại doanh nghiệp. Bản thân người lao động cũng chưa nắm rõ các quy định của pháp luật lao động nên ý thức trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong lao động còn hạn chế. Sự phối hợp của các cơ quan quản lý Nhà nước với tổ chức Đảng, đoàn thể nhất là Công đoàn tại các doanh nghiệp trong công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn triển khai thực hiện và thanh tra, kiểm tra chưa đồng bộ, thường xuyên...

Nhằm thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các nội dung quy định của pháp luật lao động trong doanh nghiệp, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu chủ doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, thủ trưởng các sở, ban, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện tốt các nội dung sau đây:

1. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế:

- Tăng cường các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động như: hệ thống loa truyền thanh nội bộ, tủ sách pháp luật, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, tranh, áp phích;

- Thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật lao động như: khai trình sử dụng lao động, ký kết hợp đồng lao động; trích đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho người lao động; lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động đối với lao động là người nước ngoài; xây dựng và đăng ký nội quy lao động; xây dựng và ban hành thỏa ước lao động tập thể; xây dựng và đăng ký hệ thống thang lương, bảng lương; xây dựng và ban hành quy chế trả lương, tiền thưởng, phụ cấp lương; thực hiện các biện pháp về an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ;

- Quan tâm bố trí, xây dựng đội ngũ nhân viên làm công tác lao động tiền lương. Nghiêm túc tổ chức tự kiểm tra thực hiện pháp luật lao động và báo cáo kết quả tự kiểm tra cho cơ quan quản lý Nhà nước về lao động theo quy định;

- Tạo điều kiện thành lập tổ chức Đảng, Công đoàn, triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở theo Nghị định số 87/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 của Chính phủ nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động.

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh theo Kế hoạch số 5949/KH-UBND ngày 24/11/2009 của UBND tỉnh về việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp từ năm 2010 đến năm 2012;

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động tại doanh nghiệp, kiên quyết xử lý những doanh nghiệp cố tình vi phạm pháp luật lao động;

- Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, cập nhật kiến thức pháp luật lao động cho đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác lao động ở các cơ quan quản lý Nhà nước về lao động các cấp, các ngành, các đoàn thể có liên quan và doanh nghiệp;

- Thực hiện chế độ đối thoại định kỳ với các hiệp hội doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để thực hiện tốt pháp luật lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.

3. Bảo hiểm xã hội tỉnh phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê, Cục Thuế tỉnh nắm chắc số lượng doanh nghiệp đang hoạt động, số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp để đôn đốc, thu nộp đầy đủ, xử lý nợ đọng. Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý những trường hợp doanh nghiệp vi phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội.

4. Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn chỉ đạo các cơ quan báo chí, Đài Truyền thanh - Truyền hình thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các nội dung pháp luật lao động, các chính sách, chế độ mới của Nhà nước đảm bảo thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời để chủ doanh nghiệp và người lao động nắm bắt và thực hiện đúng quy định.

5. Sở Tư pháp phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thường xuyên tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho các chủ doanh nghiệp và người lao động. Tăng cường công tác theo dõi chung tình hình thi hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực lao động trên địa bàn tỉnh. Thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xử lý vi phạm hành chính theo Chỉ thị số 02/2010/CT-UBND ngày 26/11/2010 của UBND tỉnh về việc nâng cao hiệu quả công tác xử lý vi phạm trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

6. Công an tỉnh chỉ đạo các lực lượng chức năng chủ động nắm chắc tình hình, phát hiện kịp thời các mâu thuẫn, xung đột trong nội bộ doanh nghiệp, các hành vi vi phạm pháp luật lao động, báo cáo UBND tỉnh có biện pháp ngăn chặn, kiềm chế các hành động quá khích, xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp kích động đình công, gây rối trật tự xã hội. Ngăn chặn và làm thất bại các âm mưu của kẻ xấu và các thế lực thù địch lợi dụng đình công, bãi công, lãn công để tác động gây mất ổn định về an ninh chính trị. Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ngành liên quan theo dõi, quản lý chặt chẽ đối với lao động là người nước ngoài.

7. UBND các huyện, thị xã, thành phố:

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn; thực hiện tốt Quy chế giải quyết đình công bất hợp pháp ban hành kèm theo Quyết định số 47/2009/QĐ-UBND ngày 05/8/2009 của UBND tỉnh;

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động tại doanh nghiệp, kiên quyết xử lý những doanh nghiệp cố tình vi phạm pháp luật lao động;

- Đẩy mạnh hoạt động của Tổ công tác liên ngành để kịp thời phát hiện và giải quyết những mâu thuẫn phát sinh trong quan hệ lao động trong doanh nghiệp trên địa bàn; đồng thời báo cáo cơ quan quản lý cấp trên để theo dõi và có biện pháp xử lý.

Chỉ thị này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký ban hành.

Nhận được Chỉ thị này yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và chủ doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế có kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện và báo cáo kết quả về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Lê Tiến Phương

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 03/2011/CT-UBND

Loại văn bảnChỉ thị
Số hiệu03/2011/CT-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành14/07/2011
Ngày hiệu lực24/07/2011
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcDoanh nghiệp, Lao động - Tiền lương
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật13 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 03/2011/CT-UBND

Lược đồ Chỉ thị 03/2011/CT-UBND pháp luật lao động trong doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Chỉ thị 03/2011/CT-UBND pháp luật lao động trong doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận
                Loại văn bảnChỉ thị
                Số hiệu03/2011/CT-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Bình Thuận
                Người kýLê Tiến Phương
                Ngày ban hành14/07/2011
                Ngày hiệu lực24/07/2011
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcDoanh nghiệp, Lao động - Tiền lương
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật13 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Chỉ thị 03/2011/CT-UBND pháp luật lao động trong doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận

                      Lịch sử hiệu lực Chỉ thị 03/2011/CT-UBND pháp luật lao động trong doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận

                      • 14/07/2011

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 24/07/2011

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực