Chỉ thị 03/CT-TTg

Chỉ thị 03/CT-TTg năm 2016 về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Nội dung toàn văn Chỉ thị 03/CT-TTg phòng chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn 2016 2020


THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 03/CT-TTg

Hà Nội, ngày 03 tháng 02 năm 2016

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, thời tiết, thiên tai thời gian qua diễn biến hết sức bất thường, phức tạp, khó lường theo chiều hướng cực đoan. Dự báo trong những năm tới tần suất các cơn bão hình thành ở vùng biển ngoài khơi Philippin đạt cấp siêu bão xuất hiện ngày càng nhiều; mưa lũ cường suất lớn, hạn hán, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, nắng nóng, rét đậm, rét hại tiếp tục diễn ra nhiều hơn; nguy cơ cạn kiệt nguồn nước, thiếu nước cho sản xuất, sinh hoạt ngày càng nghiêm trọng.

Để chủ động phòng, chống, ứng phó có hiệu quả với các diễn biến bất thường của thiên tai trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai thực hiện một số nhiệm vụ sau:

1. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai chủ trì, phối hp với Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục rà soát, cập nhật phương án ứng phó với các tình huống thiên tai cụ thể có thể xảy ra trên địa bàn theo từng cấp độ rủi ro thiên tai, trong đó tập trung xây dựng kế hoạch, phương án chi tiết ứng phó với bão mạnh, siêu bão, mưa lũ đặc biệt lớn và nắng nóng - hạn hán kéo dài, sạt lở đất trên diện rộng, động đất, sóng thần,... Tổ chức, chỉ đạo xây dựng các công cụ hỗ trợ điều hành theo thời gian thực để chủ động triển khai thực hiện khi có tình huống xảy ra, nhất là đối với bão mạnh, siêu bão, lũ lớn, hạn hán và điều tiết hồ chứa nưc.

2. Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn:

- Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020 theo kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục rà soát phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn, từng bước đầu tư, hiện đại hóa, nâng cao năng lực cho lực lượng tìm kiếm cứu nạn nhằm đáp ứng yêu cầu cứu hộ, cứu nạn trong mọi tình huống.

- Chỉ đạo rà soát phương án cứu hộ cứu nạn trong các tình huống thiên tai, trong đó cần chú trọng việc phối hợp và bố trí lực lượng, phương tiện tại những khu vực trọng điểm để huy động kịp thời khi có yêu cầu.

- Đẩy mạnh diễn tập cứu hộ, cứu nạn trong các tình huống thiên tai, sự cố nhằm bảo đảm chủ động ứng phó trong mọi tình huống.

- Tiếp tục tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế về lĩnh vực hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường:

- Theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, nhận định, dự báo kịp thời phục vụ chỉ đạo, ứng phó hiệu quả với các tình huống thiên tai.

- Triển khai có hiệu quả các Đán, dự án nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, nhất là các hiện tượng thời tiết cực đoan. Phối hp với Bộ Quốc phòng chỉ đạo Tập đoàn Viễn thông quân đội khẩn trương hoàn thiện Đán xây dựng hệ thống dịch vụ quan trắc phục vụ dự báo khí tượng thủy văn, đặc biệt là dự báo mưa, lũ.

- Khẩn trương triển khai cập nhật, hoàn thiện đánh giá phân vùng rủi ro thiên tai, lập bản đồ cảnh báo thiên tai, đặc biệt là các thiên tai liên quan đến bão, nước dâng do bão, lũ, lũ quét, trượt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn làm cơ sở để các Bộ, ngành, các địa phương chủ động triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tính toán cân bằng nước, xác định khả năng cung, cầu nước ở từng khu vực làm cơ sở cho các địa phương xây dựng, điều chỉnh kế hoạch phát triển kinh tế xã hội phù hợp.

- Chủ động cập nhật, công bố kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng chi tiết cho các cơ quan, địa phương.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Rà soát, cập nhật Chiến lược Quốc gia phòng, chống thiên tai trong điều kiện biến đổi khí hậu, trình cấp thẩm quyền phê duyệt.

- Đôn đốc, hướng dẫn các địa phương tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Đán nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, đồng thời chủ động rà soát, tổng hợp, báo cáo Thủ tưng Chính phủ xem xét điều chỉnh Đề án phù hợp với thực tế. Tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình, đề án, dự án phòng chống, giảm nhẹ thiên tai như: đầu tư củng cố, nâng cấp đê điều, hồ đập, khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão, hệ thống trực canh cảnh báo sóng thần, hệ thống giám sát thông tin hồ chứa. Rà soát lại quy hoạch hệ thống đê biển trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

- Khẩn trương hoàn thành việc xây dựng bản đồ ngập lụt do nước biển dâng làm cơ sở để các địa phương cập nhật, hoàn thiện phương án ứng phó với bão mnh, siêu bão; sớm triển khai xây dựng bản đồ cảnh báo ngập lụt hạ du hồ chứa nước trên một số lưu vực sông chính theo nhiệm vụ được giao.

- Triển khai rà soát, đánh giá việc thực hiện Chương trình bố trí dân cư các vùng: thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến năm 2020 (theo Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ), trong đó đánh giá cụ thể các khó khăn, vướng mắc trong thực hiện Chương trình, kết quả, hiệu quả, tính bền vững của các dự án đã đầu tư; chủ động rà soát, sắp xếp các dự án ưu tiên đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn phù hợp với khả năng cân đối ngân sách giai đoạn 2016-2020, trong đó tập trung thực hiện di dời dân cư tại các khu vực có nguy cơ sạt lở cao, lũ quét, lũ ống; phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính rà soát các dự án đu tư dở dang còn thiếu vốn, hỗ trợ các địa phương đầu tư hoàn thành để đưa dân về ở, phát huy hiệu quả đầu tư.

- Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tính toán cân bằng nước; rà soát quy hoạch sản xuất nông nghiệp, chủ động điều chỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với khả năng cấp nước của từng vùng, từng địa phương; đẩy nhanh tiến độ thi công công trình chống hạn, cấp nước, đẩy mạnh áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; chủ động theo dõi diễn biến tình hình thời tiết, hạn hán, xâm nhập mặn để chỉ đạo sản xuất hiệu quả, hạn chế thiệt hại.

- Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong hoạt động phòng, chống thiên tai. Chỉ đạo các cơ quan khoa học phối hợp với Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam khẩn trương hoàn thiện nghiên cứu các giải pháp công trình điều tiết nước trên hệ thống sông Hồng (trong đó nghiên cứu, đánh giá cụ thể hiệu quả ổn định dòng chảy mùa cạn và tác động của hệ thống đập dâng trên sông Hồng đến thoát lũ, giao thông thủy, biến động lòng dẫn và môi trường) làm cơ sở đề xuất bổ sung Quy hoạch thủy lợi vùng đồng bằng sông Hồng trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh trong năm 2016. Nghiên cứu giải pháp chnh trị sông nhằm ổn định lòng dẫn và chủ động phòng, chống, hạn chế bồi lấp, sạt l, nhất là các đoạn sông chảy qua khu vực đô thị.

Xây dựng đề án nâng cao năng lực quốc gia phòng, chống thiên tai để chđộng đối phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và các hình thái thiên tai cực đoan đã, đang diễn ra gây thiệt hại lớn về người và tài sản trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước năm 2017.

5. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an: Chủ động xây dựng, thường xuyên rà soát, cập nhật phương án điều động, chi viện lực lượng, phương tiện để hỗ trợ các địa phương ứng phó với các tình huống xảy ra thiên tai lớn, đặc biệt là bão mạnh, siêu bão, động đất, sóng thần.

6. Bộ Công Thương:

- Chỉ đạo các cơ quan chức năng và các đơn vị có liên quan theo dõi diễn biến thời tiết, phối hp với các ngành có liên quan vận hành điều tiết các hồ chứa thủy điện bảo đảm an toàn công trình và vùng hạ du trong mùa mưa lũ, đồng thời góp phần phòng, chống hạn hán hiệu quả.

- Chỉ đạo Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam và các đơn vị liên quan rà soát lại quy hoạch và phương án bảo đảm an toàn các bãi thải của ngành than, các khu mỏ, hầm lò khai thác than, khoáng sản, chủ động xử lý và có phương án đảm bảo an toàn công trình và khu dân cư lân cận, nhất là trong các tình huống xảy ra mưa lũ ln.

7. Bộ Xây dựng rà soát lại các quy chuẩn, tiêu chuẩn về thoát nước có tính tới các tác động của biến đổi khí hậu; chỉ đạo cơ quan liên quan và các địa phương rà soát quy hoạch hệ thống tiêu thoát nước, nhất là tại các đô thị, chủ động triển khai các phương án, giải pháp phù hp nhằm khắc phục nhanh tình trạng ngập úng khi mưa lớn. Sớm ban hành hướng dẫn chi tiết phân loại nhà an toàn với bão mạnh, siêu bão ứng với từng vùng miền làm cơ sở để thực hiện sơ tán dân, hoàn thành trước tháng 5 năm 2016.

8. Bộ Giao thông vận tải:

- Chỉ đạo cơ quan chức năng thực hiện lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, đảm bảo phát triển bền vững. Các công trình giao thông qua vùng thường xuyên bị ảnh hưởng do thiên tai phải có phương án thiết kế, cải tạo nâng cấp đảm bảo không ảnh hưởng đến các khu dân cư, đặc biệt tuyến đường giao thông qua vùng ngập lũ phải bố trí thoát lũ phù hợp, không gây cản trở thoát lũ (kể cả trong quá trình thi công); quản lý chặt chẽ hoạt động của các phương tiện vận tải, nhất là các phương tiện vận tải khách, đảm bảo an toàn giao thông trước, trong khi thiên tai xảy ra; phối hp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các cơ quan liên quan chú trọng lồng ghép đầu tư đa mục tiêu theo hướng kết hợp công trình thủy lợi (đê điều, đập dâng) với công trình giao thông (đường, cầu) tại những khu vực có điều kiện trong quá trình nghiên cứu, triển khai quy hoạch ngành liên quan.

- Thường xuyên kiểm tra các khu vực đường xung yếu, các cu yếu để đảm bảo giao thông thông suốt khi có sự cố do thiên tai; chuẩn bị đầy đủ vật tư dự phòng, chủ động bố trí lực lượng, phương tiện sẵn sàng khắc phục khi có sự cố, đảm bảo giao thông trong thời gian nhanh nhất.

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống thiên tai thảm họa và tìm kiếm cứu nạn đến các đối tượng hoạt động trên biển; hiện thực hóa các Công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia về tìm kiếm cứu nạn.

9. Bộ Khoa học và Công nghệ ưu tiên phối hp, tổ chức thực hiện các Đtài, dự án nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong hoạt động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và cơ quan liên quan nghiên cứu, đánh giá về động đất tại các khu vực thường xuyên xảy ra động đất chủ động công bố để chính quyền và nhân dân địa phương biết.

10. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tiếp tục cân đối, ưu tiên bố trí ngân sách trong kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn 2016-2020 để củng cố, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng đê điều, hồ đập, di dời di dân cư và các Chương trình, Đán nhằm bảo đảm an toàn, góp phần phòng, chống, ứng phó có hiệu quả với các diễn biến bất thường của thiên tai. Ưu tiên bố trí nguồn vốn dự phòng ngân sách cho khắc phục hậu quả thiên tai. Đồng thời tranh thủ, vận động các nhà tài trợ tiếp tục hỗ trợ cho công tác phòng, chống thiên tai.

11. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

- Tổ chức triển khai Luật Phòng, chống thiên tai và các văn bản hướng dẫn đến các cấp, ngành, đặc biệt là cấp cơ sở (xã, thôn, bản). Đẩy nhanh tiến độ thành lập, quản lý quỹ phòng, chống thiên tai; chủ động xây dựng kế hoạch phòng, chống và phương án ứng phó tương ứng từng loại hình, cấp độ rủi ro thiên tai, trong đó đặc biệt quan tâm đến các kế hoạch, phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão, lũ lớn và nắng nóng - hạn hán.

- Tăng cường tuyên truyền, cảnh báo thiên tai, bảo đảm thông tin chỉ đạo của các cấp chính quyền đến từng thôn, bản, người dân, đặc biệt người dân ở vùng sâu, ng xa, miền núi và hải đảo để người dân sẵn sàng ứng phó trước các tình huống thiên tai bt thường, cực đoan.

- Tiếp tục củng clực lượng, hiện đại hóa phương tiện, thiết bị phục vụ công tác phòng chống thiên tai.

- Chỉ đạo rà soát, tăng cường quản lý việc xây dựng cơ sở hạ tng, nhất là công trình giao thông, thủy lợi, hệ thống tiêu thoát nước, khu hầm lò, khai thác mỏ, khu dân cư, đô thị tại khu vực ven sông, suối, ven biển, đồi núi,... đảm bảo hạn chế tác động do thiên tai. Chủ động lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển của ngành, lĩnh vực.

- Rà soát, chủ động di dời dân cư ra khỏi các khu vực có nguy cơ chịu ảnh hưng thiên tai, đặc biệt tại khu vực nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất.

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn của đê điều, hồ đập, thiết bị phục vụ cho xả lũ, phương tiện, vật tư dự phòng để chủ động ứng phó khi có sự cố và đảm bảo an toàn công trình, vùng hạ du.

- Chủ động bố trí ngân sách địa phương và huy động các nguồn lực hợp pháp khác để thực hiện công tác phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

12. Các Bộ, ngành khác theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng và thực hiện tốt công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư cần thiết để chủ động tham gia phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo quy định.

13. Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tăng cường tuyên truyền và triển khai thực hiện các quy định pháp luật về phòng, chống thiên tai; thường xuyên rà soát, cập nhật tình hình thiên tai, chủ động triển khai các giải pháp thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai đã được phê duyệt hoặc điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với Chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai.

14. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và các quy định của Chỉ thị này khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện, bảo đảm chủ động phòng, chống, ứng phó hiệu quả với các tình huống thiên tai./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP;
- Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
-
Ủy ban Quốc gia TKCN;
- Ban Chỉ đạo TW về phòng chống thiên tai;
- HĐND, UBND các tỉnh, tp trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- V
ăn phòng Chủ tịch nước;
- Hội Đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- VPCP: BTCN, các PCN, TGĐ cổng TTĐT; các Vụ: TH, KTTH,
V.III, KGVX, NC;
- Lưu: VT, KTN (3), Tuynh.

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Hoàng Trung Hải

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 03/CT-TTg

Loại văn bảnChỉ thị
Số hiệu03/CT-TTg
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành03/02/2016
Ngày hiệu lực03/02/2016
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật9 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 03/CT-TTg

Lược đồ Chỉ thị 03/CT-TTg phòng chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn 2016 2020


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Chỉ thị 03/CT-TTg phòng chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn 2016 2020
                Loại văn bảnChỉ thị
                Số hiệu03/CT-TTg
                Cơ quan ban hànhThủ tướng Chính phủ
                Người kýHoàng Trung Hải
                Ngày ban hành03/02/2016
                Ngày hiệu lực03/02/2016
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật9 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản được căn cứ

                        Văn bản hợp nhất

                          Văn bản gốc Chỉ thị 03/CT-TTg phòng chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn 2016 2020

                          Lịch sử hiệu lực Chỉ thị 03/CT-TTg phòng chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn 2016 2020

                          • 03/02/2016

                            Văn bản được ban hành

                            Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                          • 03/02/2016

                            Văn bản có hiệu lực

                            Trạng thái: Có hiệu lực