Chỉ thị 04/2009/CT-UBND

Chỉ thị 04/2009/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý bảo vệ biên giới sau phân giới, cắm mốc do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành

Nội dung toàn văn Chỉ thị 04/2009/CT- UBND công tác quản lý bảo vệ biên giới sau phân giới cắm mốc


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

--------------

Số: 04/2009/CT- UBND

Hạ Long, ngày 23 tháng 02 năm 2009

 

CHỈ THỊ

“VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ BIÊN GIỚI SAU PHÂN GIỚI, CẮM MỐC”

Hoàn thành công tác phân giới cắm mốc trên tuyến biên giới đất liền là sự kiện có ý nghĩa lịch sử, là mốc son trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, thể hiện sự quyết tâm hợp tác giải quyết vấn đề chủ quyền lãnh thổ của hai nước Việt - Trung. Kết quả xác định đường biên giới trên đất liền rõ ràng, đầy đủ tính pháp lý với hệ thống mốc giới mới hiện đại sẽ là điều kiện cơ bản để xây dựng một đường biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định lâu dài; tạo động lực mới, phát triển vững chắc trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Đồng thời, khi có đường biên giới mới sẽ tạo điều kiện mở rộng giao lưu, hợp tác, phát triển kinh tế, văn hoá cho các tỉnh biên giới Việt - Trung nói chung, tỉnh Quảng Ninh và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây nói riêng.

Tuy nhiên, khối lượng công việc cần giải quyết sau phân giới cắm mốc còn nhiều, có việc hết sức khó khăn phức tạp như: Hoàn chỉnh Nghị định thư, bàn giao vùng đất, cồn, bãi quy thuộc... Nhận thức của một bộ phận quần chúng về ý nghĩa của việc hoàn thành phân giới cắm mốc có mặt còn thiếu toàn diện, các hoạt động vi phạm Hiệp định tạm thời, vi phạm các thỏa thuận cấp cao sẽ có những phát sinh mới cần kịp thời phát hiện đấu tranh.

Để quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới Quốc gia, giữ vững ổn định tình hình biên giới, thúc đẩy hoàn thành các công việc còn lại sau phân giới cắm mốc và xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ thị:

1. Các cấp, các ngành, các huyện, thành phố biên giới tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân biên giới nhận thức đầy đủ về ý nghĩa to lớn, tầm quan trọng của việc hoàn thành công tác phân giới cắm mốc, tránh để kẻ xấu lợi dụng kích động gây dư luận sai lệch, hành động không đúng như đập phá làm hư hại hệ thống mốc giới, ảnh hưởng đến mối quan hệ hai nước; thực hiện tốt việc bàn giao tiếp nhận diện tích đất, cồn, bãi quy thuộc mỗi bên, đồng thời chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các xã, phường, vận động nhân dân dọc biên giới phối hợp với Bộ đội Biên phòng và các lực lượng đứng chân trên địa bàn nắm chắc mọi diễn biến tình hình, xử lý tốt các vấn đề xảy ra trên biên giới.

2. Các huyện, thành phố biên giới khẩn trương rà soát, bổ sung chương trình phát triển kinh tế - xã hội gắn với Quốc phòng – An ninh ở khu vực biên giới trong tình hình mới. Kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh với xóa đói giảm nghèo; quy hoạch đường hành lang ở khu vực vành đai biên giới và đưa dân ra định cư sát biên giới, ổn định sản xuất, bảo vệ biên giới.

3. Bộ đội Biên phòng tỉnh: Phối hợp với Nhóm phân giới cắm mốc số 12 nắm chắc hệ thống đường biên, mốc giới đã phân giới cắm mốc tại thực địa, xây dựng Kế hoạch bảo vệ biên giới sau phân giới cắm mốc, tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ theo Hiệp định tạm thời năm 1991 và thành quả phân giới cắm mốc đã đạt được; tổ chức tiếp nhận, quản lý bảo vệ hệ thống mốc giới, các khu vực đất, cồn, bãi quy thuộc; phát hiện ngăn chặn kịp thời, đấu tranh hiệu quả với các hoạt động vi phạm; phối hợp với cấp ủy, chính quyền các địa phương trên biên giới làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân hiểu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc hoàn thành phân giới cắm mốc; làm tốt công tác đối ngoại Biên phòng và hướng dẫn nhân dân biên giới thực hiện đối ngoại nhân dân; vận động nhân dân các dân tộc trên biên giới tích cực tham gia bảo vệ đường biên mốc giới, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới; chủ động quan hệ, phối hợp với lực lượng bảo vệ biên giới nước láng giềng, giải quyết tốt các vấn đề nảy sinh, không để vụ việc kéo dài, gây căng thẳng, giữ ổn định tình hình trên biên giới.

4. Sở Ngoại vụ: Làm tốt công tác ngoại giao và đối ngoại biên giới; phối hợp chặt chẽ với Bộ đội Biên phòng tỉnh tham mưu cho Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh về công tác quản lý, bảo vệ biên giới trong quá trình hoàn chỉnh Nghị định thư, xây dựng Quy chế quản lý biên giới và giải quyết tốt các vấn đề phát sinh trên biên giới.

5. Công an và Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh: Tăng cường công tác nắm tình hình, dự báo các tình huống có thể xảy ra nhất là trong quá trình triển khai PGCM khu vực cửa sông Bắc Luân; phối hợp với Cấp ủy, Chính quyền địa phương và các lực lượng đứng chân trên địa bàn xây dựng thế trận Quốc phòng – An ninh ở khu vực biên giới và giải quyết tốt các tình huống đột xuất, kiên quyết không để xảy ra tình trạng nhân dân bị kẻ xấu xúi giục, kích động, ngăn cản, làm chậm tiến độ phân giới cắm mốc và quá trình giao, nhận các khu đất, cồn, bãi quy thuộc.

6. Các Sở, Ban, Ngành: Theo chức năng nhiệm vụ, phối hợp với Bộ đội Biên phòng, Công an, Quân sự tỉnh làm tốt công tác tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện các chủ trương, đối sách và đầu tư xây dựng, bảo vệ biên giới sau phân giới cắm mốc, xây dựng Bộ đội Biên phòng vững mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới trong tình hình mới.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố biên giới theo chức năng nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị này; thường xuyên báo cáo kết quả về Uỷ ban nhân dân tỉnh./.

 

 

Nơi nhận: 
- TT. Tỉnh ủy, TT. HĐND tỉnh;
- Bộ Tư lệnh BĐBP TW, QK3;  (báo cáo)
- VP/TU, các Ban, đoàn thể TU (phối hợp);
- Các Sở, Ban, ngành;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;  (thực hiện)
- Vo, V1, NC, NV, TH1;
- Lưu: NC - VP UBND.
 100 bản - CT 02

TM. UBND TỈNH QUẢNG NINH
CHỦ TỊCH




Vũ Đức Đam

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 04/2009/CT-UBND

Loại văn bảnChỉ thị
Số hiệu04/2009/CT-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành23/02/2009
Ngày hiệu lực05/03/2009
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcBộ máy hành chính
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật15 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 04/2009/CT-UBND

Lược đồ Chỉ thị 04/2009/CT- UBND công tác quản lý bảo vệ biên giới sau phân giới cắm mốc


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Chỉ thị 04/2009/CT- UBND công tác quản lý bảo vệ biên giới sau phân giới cắm mốc
                Loại văn bảnChỉ thị
                Số hiệu04/2009/CT-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Quảng Ninh
                Người kýVũ Đức Đam
                Ngày ban hành23/02/2009
                Ngày hiệu lực05/03/2009
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcBộ máy hành chính
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật15 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Chỉ thị 04/2009/CT- UBND công tác quản lý bảo vệ biên giới sau phân giới cắm mốc

                            Lịch sử hiệu lực Chỉ thị 04/2009/CT- UBND công tác quản lý bảo vệ biên giới sau phân giới cắm mốc

                            • 23/02/2009

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 05/03/2009

                              Văn bản có hiệu lực

                              Trạng thái: Có hiệu lực