Chỉ thị 04/2012/CT-UBND

Chỉ thị 04/2012/CT-UBND về tổ chức thực hiện Chỉ thị 17/2012/CT-UBND do Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi ban hành

Nội dung toàn văn Chỉ thị 04/2012/CT-UBND tổ chức thực hiện Chỉ thị 17/2012/CT-UBND


ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN CỦ CHI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 04/2012/CT-UBND

Củ Chi, ngày 15 tháng 6 năm 2012

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 17/2012/CT-UBND NGÀY 30 THÁNG 5 NĂM 2012 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngày 30 tháng 5 năm 2012 Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Chỉ thị số 17/2012/CT-UBND về quán triệt và thực hiện Thông tri số 07-TT/TU ngày 15 tháng 8 năm 2011 của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ ra những kết quả đạt được và một số hạn chế của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật như: một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa quan tâm đúng mức đến việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chưa coi trọng công tác này là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; chất lượng, hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật chưa đồng đều; chậm đổi mới, cải tiến về phương pháp; thời lượng và chất lượng tuyên truyền còn thấp; việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức và nhân dân có nơi, có lúc chưa được thường xuyên, còn mang tính hình thức; chưa kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục pháp luật với việc tổ chức kiểm tra, giám sát việc thi hành và xử lý những cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật. Nhằm quán triệt Thông tri số 07-TT/TU ngày 15 tháng 8 năm 2011 của Thành ủy, Chỉ thị số 17/2012/CT-UBND ngày 30 tháng 5 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố, Thông tri số 12-TT/HU ngày 02 tháng 02 năm 2012 của Huyện ủy Củ Chi về việc tăng cường lãnh đạo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện Củ Chi. Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi chỉ thị như sau:

1. Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật huyện

1.1. Thực hiện tốt công tác tham mưu Ủy ban nhân dân huyện xây dựng kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm, trong đó, xác định rõ trọng tâm, trọng điểm, có sự gắn kết với các kế hoạch, đề án đang được triển khai ở Trung ương,

Thành phố và Huyện, tiếp tục triển khai việc “Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

1.2. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại các cơ quan, đơn vị và các xã, thị trấn. Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và các xã, thị trấn trong triển khai thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch của Trung ương, Thành phố và Huyện. Tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, kịp thời khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và báo cáo Ủy ban nhân dân huyện kiểm điểm, phê bình, xử lý nghiêm khắc đối với những cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện nhiệm vụ được giao.

1.3. Quản lý và phát huy hiệu quả trong hoạt động tuyên truyền miệng của đội ngũ báo cáo viên pháp luật huyện; hướng dẫn xây dựng lực lượng tuyên truyền viên ở cơ sở. Thường xuyên quan tâm bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật và có các hình thức khen thưởng để động viên, khuyến khích những cá nhân, tổ chức thực hiện tốt công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

2. Phòng Tư pháp

2.1. Thực hiện nhiệm vụ Thường trực Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của huyện; thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể huyện và các xã, thị trấn.

2.2. Căn cứ vào các quy định của pháp luật, có trách nhiệm rà soát để tham mưu, kiến nghị, đề xuất Ủy ban nhân dân huyện hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện trong đó, chú trọng các chế độ, chính sách đối với Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật huyện và các xã, thị trấn, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên ở cơ sở.

2.3. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan đẩy mạnh các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật; thực hiện các biện pháp đổi mới, đa dạng hóa nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng nhóm đối tượng.

2.4. Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện có hiệu quả Chỉ thị này; định kỳ tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho Ủy ban nhân dân huyện và Ủy ban nhân dân Thành phố.

3. Phòng Giáo dục và Đào tạo

3.1. Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn công tác giảng dạy, phổ biến kiến thức pháp luật trong trường học; chú trọng giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh trên địa bàn huyện; phát huy vai trò của nhà trường trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

3.2. Đổi mới các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường; tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm phổ biến kiến thức pháp luật cho học sinh; xây dựng, hoàn thiện giáo trình, tài liệu giảng dạy các môn về giáo dục công dân, pháp luật phù hợp với các nhóm đối tượng học sinh trên địa bàn huyện.

3.3. Rà soát, bổ sung, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thực hiện tốt chế độ hỗ trợ cho đội ngũ giáo viên dạy môn giáo dục công dân trong các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện.

3.4. Chủ trì, phối hợp với Phòng Tư pháp và các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch phối hợp phổ biến pháp luật trong trường học theo Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”.

4. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội

4.1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan phổ biến, giáo dục pháp luật về: việc làm; dạy nghề; lao động, tiền lương; bảo hiểm xã hội; an toàn lao động; chính sách pháp luật đối với người có công; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; phòng, chống mại dâm, ma túy và các tệ nạn xã hội khác; vấn đề bình đẳng giới và các nội dung khác thuộc ngành, lĩnh vực quản lý.

4.2. Nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho các nhóm đối tượng đặc thù như: người lao động, người sử dụng lao động, trẻ em, người có công, đối tượng bảo trợ xã hội...; nội dung, hình thức tuyên truyền phải phù hợp với đặc điểm, nhu cầu của từng nhóm đối tượng và điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng cơ quan, đơn vị và các xã, thị trấn.

5. Đài Truyền thanh

Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng các chuyên trang, chuyên mục về phổ biến, giáo dục pháp luật; lựa chọn nội dung, hình thức hợp lý và tăng thời lượng triển khai các chương trình, đề án, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật của Trung ương, Thành phố và Huyện trên hệ thống loa truyền thanh của Đài huyện và Đài các xã, thị trấn.

6. Phòng Tài chính - Kế hoạch

Chủ trì, phối hợp với Phòng Tư pháp, Phòng Nội vụ tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện mức hỗ trợ từ ngân sách để đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, tham mưu Ủy ban nhân dân huyện chính sách hỗ trợ hoạt động của báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật và hòa giải viên ở cơ sở.

7. Các cơ quan, ban, ngành khác và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn

7.1. Tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX), Chỉ thị số 08-CT/TU ngày 25 tháng 7 năm 2008 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường lãnh đạo, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, Kết luận số 04-KL/TW của Ban Bí thư về kết quả thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW, Thông tri số 07-TT/TU ngày 15 tháng 8 năm 2011 của Thành ủy về quán triệt và tổ chức thực hiện Kết luận số 04-KL/TW, Chỉ thị số 17/2012/CT-UBND ngày 30 tháng 5 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố, Thông tri 12-TT/HU ngày 02 tháng 02 năm 2012 của Huyện ủy Củ Chi về việc tăng cường lãnh đạo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện Củ Chi.

7.2. Chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm tại cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ vào các nội dung của Thông tri số 07-TT/TU ngày 15 tháng 8 năm 2011 của Ban Thường vụ Thành ủy, Thông tri số 12-TT/HU ngày 02 tháng 02 năm 2012 của Huyện ủy Củ Chi, các đề án, chương trình, kế hoạch của Trung ương, Thành phố và Huyện. Xây dựng Kế hoạch phải xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đồng thời đảm bảo phù hợp mục tiêu nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị và các xã, thị trấn.

7.3. Bảo đảm kinh phí thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; củng cố, kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của xã, thị trấn; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

7.4. Thực hiện các biện pháp đổi mới, đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với đặc điểm, nhu cầu của từng nhóm đối tượng và điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng cơ quan, đơn vị và các xã, thị trấn. Chú trọng địa bàn đô thị hóa, các đối tượng dễ vi phạm pháp luật.

7.5. Duy trì và thực hiện nghiêm túc “Ngày Pháp luật”. Phổ biến sâu rộng các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là các lĩnh vực có liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ và đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn huyện.

7.6. Thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được quy định tại Quy chế báo cáo viên pháp luật và Quy chế Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật huyện tại Quyết định số 11836/QĐ- UBND ngày 21 tháng 11 năm 2011 của Ủy ban nhân dân huyện.

8. Hiệu lực thi hành

Chỉ thị này có hiệu lực thi hành sau 07 ngày, kể từ ngày ký.

Ủy ban nhân dân huyện yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, ban ngành, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị và các xã, thị trấn kịp thời thông báo về Phòng Tư pháp huyện Củ Chi để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân huyện xem xét, giải quyết./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Lê Minh Tấn

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 04/2012/CT-UBND

Loại văn bảnChỉ thị
Số hiệu04/2012/CT-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành15/06/2012
Ngày hiệu lực22/06/2012
Ngày công báo01/07/2012
Số công báoSố 27
Lĩnh vựcLĩnh vực khác
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật12 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 04/2012/CT-UBND

Lược đồ Chỉ thị 04/2012/CT-UBND tổ chức thực hiện Chỉ thị 17/2012/CT-UBND


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Chỉ thị 04/2012/CT-UBND tổ chức thực hiện Chỉ thị 17/2012/CT-UBND
                Loại văn bảnChỉ thị
                Số hiệu04/2012/CT-UBND
                Cơ quan ban hànhThành phố Hồ Chí Minh
                Người kýLê Minh Tấn
                Ngày ban hành15/06/2012
                Ngày hiệu lực22/06/2012
                Ngày công báo01/07/2012
                Số công báoSố 27
                Lĩnh vựcLĩnh vực khác
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật12 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Chỉ thị 04/2012/CT-UBND tổ chức thực hiện Chỉ thị 17/2012/CT-UBND

                      Lịch sử hiệu lực Chỉ thị 04/2012/CT-UBND tổ chức thực hiện Chỉ thị 17/2012/CT-UBND

                      • 15/06/2012

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 01/07/2012

                        Văn bản được đăng công báo

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 22/06/2012

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực