Chỉ thị 05/2006/CT-UBND

Chỉ thị 05/2006/CT-UBND về phòng chống hạn, mặn và cháy rừng năm 2006 do UBND tỉnh Tiền Giang ban hành

Nội dung toàn văn Chỉ thị 05/2006/CT-UBND phòng chống hạn mặn cháy rừng năm 2006


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 05/2006/CT-UBND

Mỹ Tho, ngày 27 tháng 02 năm 2006 

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC PHÒNG CHỐNG HẠN, MẶN VÀ CHÁY RỪNG NĂM 2006

Vào mùa khô mực nước sông rạch trên địa bàn tỉnh ở mức thấp, nước mặn theo sông rạch xâm nhập sâu vào nội đồng gây tình trạng thiếu nước ngọt làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân, nhất là tập trung khu vực các huyện phía Đông. Tình trạng cháy rừng vào mùa khô cũng thường xuyên xảy ra, nguyên nhân do một bộ phận nhân dân thiếu ý thức hoặc bất cẩn trong công tác bảo vệ rừng.

Thực hiện Chỉ thị số 02/2006/CT-TTg ngày 23/1/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả công tác phòng cháy và chữa cháy, để chủ động đối phó với hạn, mặn đảm bảo đủ nước ngọt cho yêu cầu sản xuất, sinh hoạt của nhân dân và phòng chống cháy rừng trong mùa khô năm 2006, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:

1. Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp phải chủ động vừa làm nhiệm vụ đã được phân công, vừa kiêm các công việc của Ban Chỉ huy phòng chống hạn, mặn mùa khô năm 2006. Kiện toàn Ban chỉ huy phòng chống cháy rừng huyện Tân Phước đủ năng lực điều hành công tác phòng chống cháy rừng huyện Tân Phước, thành lập Ban chỉ huy phòng chống cháy rừng huyện Gò Công Đông để đảm bảo công tác phòng chống cháy rừng phòng hộ ven biển. Lập kế hoạch phòng, chống hạn, mặn cháy rừng mùa khô năm 2006 cho từng khu vực dự án, từng địa phương, đơn vị để chủ động ứng phó kịp thời khi có tình huống xấu xảy ra.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Thủy lợi phối hợp với Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Tiền Giang và Công ty Khai thác công trình thủy lợi tỉnh thường xuyên theo dõi diễn biến hạn, mặn, đánh giá, cân đối khả năng nguồn nước trên sông, kênh, rạch và nguồn nước trữ, thông báo kịp thời cho nhân dân biết để chủ động ngăn mặn, trữ ngọt đảm bảo sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Đồng thời, có kế hoạch vận hành hệ thống công trình thủy lợi điều tiết nước phục vụ có hiệu quả cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong mùa khô.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo thực hiện lịch thời vụ và cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện khô hạn, chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết về giống, vật tư, phân bón... phục vụ gieo trồng các loại rau màu, cây lương thực ngắn ngày để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, không để nhân dân bị thiệt hại sản xuất do ảnh hưởng của hạn, mặn. Chỉ đạo các đơn vị, các địa phương kiểm tra các công trình ngăn mặn, lập kế hoạch triển khai sửa chữa, tu bổ công trình, đặc biệt các công trình do huyện, xã quản lý.

4. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã có kế hoạch huy động lao động công ích tổ chức ra quân đồng loạt làm thủy lợi nội đồng, khơi thông dòng chảy các tuyến kênh, mương, các kênh chính dẫn nước đảm bảo thông nước tới mặt ruộng, củng cố bờ vùng, bờ thửa, cống, bọng nội đồng để bơm được nước khi mực nước xuống thấp.

Thông báo nhân dân chuẩn bị các phương tiện bơm, tổ chức tốt việc bơm tưới phục vụ sản xuất trong mùa khô hạn. Tuyên truyền vận động nhân dân sử dụng tiết kiệm nước và giữ vệ sinh nguồn nước, không xả rác và nước nhiễm bẩn vào nguồn cung cấp nước, nhằm hạn chế tình trạng gây ô nhiễm nguồn nước trong mùa khô hạn.

5. Ủy ban nhân dân huyện Tân Phước phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành liên quan tổ chức tổng kết công tác phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2005 và triển khai nhiệm vụ phòng, chống cháy rừng mùa khô năm 2006. Xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy cụ thể cho từng địa phương với phương châm “phòng là chính”. Tuyên truyền, giáo dục nhân dân nâng cao ý thức chủ động phòng, chống cháy rừng. Tăng cường kiểm tra công tác phòng, chống cháy rừng trong mùa khô. Có biện pháp xử lý những nơi không đảm bảo an toàn trong phòng, chống cháy rừng.

Ủy ban nhân dân huyện Tân Phước giáo dục, vận động các chủ rừng khẩn trương phát hoang, tăng cường canh gát lửa rừng. Riêng huyện Gò Công Đông chỉ đạo các xã có rừng quản lý thật tốt các diện tích rừng phòng hộ ven biển. Bố trí lực lượng tuần tra 24/24 giờ trong ngày, trong các tháng mùa khô nơi có nguy cơ cháy cao. Kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hoạt động vi phạm nội quy phòng, chống cháy rừng.

Kiểm tra nguồn nước trong khu rừng, đảm bảo đủ nước để phục vụ cho công tác chữa cháy khi có cháy xảy ra. Bố trí phương tiện vận chuyển, thiết bị chữa cháy và lắp đặt hệ thống biển báo, biển cấm. Chuẩn bị điều kiện vật chất và lực lượng tại chỗ để phát hiện sớm, tổ chức cứu chữa kịp thời; đồng thời dự trù phương án thông tin nhanh để các lực lượng phòng cháy, chữa cháy bên ngoài ứng cứu khi xảy ra cháy vượt ngoài khả năng chữa cháy của lực lượng tại chỗ.

6. Công an tỉnh chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với các địa phương có rừng lập kế hoạch, phương án cụ thể nhằm ứng cứu kịp thời khi có tình huống xấu xảy ra.

7. Trung tâm Nước và vệ sinh môi trường nông thôn phối hợp với Công ty Khai thác và cấp nước sinh hoạt nông thôn tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị có kế hoạch cấp nước sinh hoạt cho nhân dân trong mùa khô, đặc biệt là các xã ven biển và cù lao Lợi Quan.

8. Thường trực Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Tiền Giang thông tin kịp thời về diễn biến thời tiết, tình hình hạn, mặn và thiếu nước ở các địa phương qua mạng và trên các phương tiện thông tin đại chúng cho các ngành, các cấp và nhân dân biết để chủ động thực hiện các biện pháp khắc phục.

9. Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế có kế hoạch xử lý kịp thời các tình huống xấu về môi trường, nhất là môi trường nước trong vùng dự án Ngọt hoá Gò Công.

10. Thường trực Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn, các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã có trách nhiệm triển khai thực hiện công tác phòng, chống hạn, mặn, cháy rừng mùa khô năm 2006. Văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh có trách nhiệm theo dõi tổng hợp và báo cáo tình hình hạn, mặn và cháy rừng về Ủy ban nhân dân tỉnh để kịp thời theo dõi, chỉ đạo.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng chính phủ;
- Bộ Tư pháp;
- Bộ Nông nghiệp & PTNT;
- BCHPCLB.TW;
- Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ;
- TT.Tỉnh uỷ ;
- TT.HĐND tỉnh;
- CT và các PCT.UBND tỉnh;
- Các sở, ban ngành, đoàn thể;
- UBND các huyện, thị, thành;
- Cơ qua TW đóng tại địa phương;
- VPBCH.PCLB-TKCN tỉnh;
- LĐVP &Phòng CNN (Trọng, Nhã);
- Lưu văn thư.

TM.ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Phòng




 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 05/2006/CT-UBND

Loại văn bảnChỉ thị
Số hiệu05/2006/CT-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành27/02/2006
Ngày hiệu lực09/03/2006
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật17 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 05/2006/CT-UBND

Lược đồ Chỉ thị 05/2006/CT-UBND phòng chống hạn mặn cháy rừng năm 2006


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Chỉ thị 05/2006/CT-UBND phòng chống hạn mặn cháy rừng năm 2006
                Loại văn bảnChỉ thị
                Số hiệu05/2006/CT-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Tiền Giang
                Người kýNguyễn Văn Phòng
                Ngày ban hành27/02/2006
                Ngày hiệu lực09/03/2006
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
                Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
                Cập nhật17 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản được căn cứ

                        Văn bản hợp nhất

                          Văn bản gốc Chỉ thị 05/2006/CT-UBND phòng chống hạn mặn cháy rừng năm 2006

                          Lịch sử hiệu lực Chỉ thị 05/2006/CT-UBND phòng chống hạn mặn cháy rừng năm 2006

                          • 27/02/2006

                            Văn bản được ban hành

                            Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                          • 09/03/2006

                            Văn bản có hiệu lực

                            Trạng thái: Có hiệu lực