Chỉ thị 07/1999/CT-BCN

Chỉ thị 07/1999/CT-BCN về việc chấn chỉnh công tác an toàn trong khai thác than do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành

Chỉ thị 07/1999/CT-BCN chấn chỉnh công tác an toàn trong khai thác than đã được thay thế bởi Quyết định 5572/QĐ-BCT công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật Bộ Công thương chủ trì hoặc liên tịch hết hiệu lực pháp luật và được áp dụng kể từ ngày 05/11/2009.

Nội dung toàn văn Chỉ thị 07/1999/CT-BCN chấn chỉnh công tác an toàn trong khai thác than


BỘ CÔNG NGHIỆP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 07/1999/CT-BCN

Hà Nội, ngày 13 tháng 7 năm 1999

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC CHẤN CHỈNH CÔNG TÁC AN TOÀN TRONG KHAI THÁC THAN

Những tháng đầu năm 1999, tình hình sự cố, tai nạn lao động trong ngành than xảy ra nhiều, làm chết và bị thương nhiều người, tính chất sự cố rất nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu là do vi phạm các nguyên tắc kỹ thuật an toàn, không đủ các thủ tục pháp lý về mở mỏ (khai thác chưa có báo cáo khả thi, thiết kế kỹ thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt), đặc biệt tình trạng khai thác trái phép lại xuất hiện ngày càng nhiều.

Để nhanh chóng ngăn chặn tình trạng này, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp chỉ thị:

1- Tổng Công ty Than Việt Nam cần tổ chức thực hiện và chỉ đạo các đơn vị thành viên tiến hành ngay một số công việc sau đây:

a- Rà soát lại toàn bộ tài liệu, hồ sơ của các mỏ hiện đang khai thác và đang trong thời kỳ xây dựng mỏ, đối chiếu và hoàn thiện đủ hồ sơ theo các quy định hiện hành của Luật Khoáng sản. Chỉ có các mỏ có đủ hồ sơ theo quy định mới được tiếp tục khai thác hoặc tiến hành các công việc về xây dựng mỏ.

b- Tiến hành một đợt tự kiểm tra phát hiện những thiếu sót, có kế hoạch khắc phục và chấn chỉnh công tác kỹ thuật an toàn, bao gồm:

+ Sơ đồ mở vỉa, công nghệ đào lò và khấu than,

+ Thông gió, thoát nước cho các mỏ than hầm lò,

+ Hệ thống cung cấp điện và các trang thiết bị dùng trong các mỏ, đặc biệt đối với các mỏ hầm lò có khí cháy và bụi nổ,

+ Hệ thống và thiết bị vận tải ở các mỏ lộ thiên và hầm lò,

+ Trong thời gian ngừng hoạt động phải tổ chức thoát nước, củng cố lò, bảo vệ mỏ để tránh sụt lở tầng, hư hỏng các đường lò, ngập mỏ và đặc biệt cấm việc khai thác trộm than gây tổn thất tài nguyên và mất an toàn, trật tự an ninh xã hội.

c- Tổ chức huấn luyện lại cho toàn thể cán bộ, công nhân về công tác an toàn theo quy định của các quy phạm khai thác than hầm lò và khai thác than lộ thiên, đặc biệt huấn luyện các kiến thức, các hiểu biết cơ bản về an toàn, chống cháy, nổ, nhiễm độc khí trong các mỏ hầm lò.

d- Xúc tiến nhanh dự án về xác định hàm lượng khí CH4, xây dựng hệ thống cảnh báo phòng ngừa tai nạn cháy, nổ khí trong các mỏ hầm lò; lập báo cáo về cấp khí nổ đối với các mỏ hầm lò trình Bộ Công nghiệp phê duyệt.

2- Đối với các đơn vị ngoài Tổng Công ty Than Việt Nam có khai thác than, căn cứ vào đặc điểm, tình hình cụ thể của mình cũng phải tổ chức thực hiện các nội dung trên đây.

3- Cục Kiểm tra, giám sát kỹ thuật an toàn công nghiệp chủ trì, phối hợp với Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Vụ Quản lý Công nghệ và Chất lượng sản phẩm, vụ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức đợt kiểm tra toàn diện các nội dung trên đây đối với Tổng Công ty Than Việt Nam và một số đơn vị khác có khai thác than. Trong quá trình kiểm tra, Đoàn kiểm tra có quyền tạm đình chỉ trong trường hợp khẩn cấp các hoạt động có nguy cơ gây ra tai nạn nguy hiểm cho người hoặc tổn thất nghiêm trọng tài sản, tài nguyên, môi trường, đồng thời báo cáo ngay với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định xử lý.

4- Vụ Quản lý Công nghệ và chất lượng sản phẩm chủ trì, phối hợp với Cục Kiểm tra, giám sát an toàn Công nghiệp và Tổng Công ty Than Việt Nam hoàn chỉnh trình Bộ phê duyệt “Quy phạm an toàn trong các mỏ hầm lò than và diệp thạch”.

5- Vụ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Tổng Công ty Than Việt Nam, Vụ Quản lý công nghệ và chất lượng sản phẩm, Cục Kiểm tra, giám sát an toàn Công nghiệp xúc tiến khẩn trương dự án về khí CH4 do Tổng Công ty Than Việt Nam thực hiện.

Sau mỗi đợt kiểm tra và thực hiện các nội dung trên đây các cơ quan, đơn vị phải lập văn bản báo cáo Bộ.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ
 (để báo cáo Thủ tướng)
- Bộ LĐTB&XH (Để phối hợp),
- TCTy Than, Thép,
- CácVụ KHĐT, CNCL, PC, Cục ĐCKS,
- Lưu: VP,Cục KTAT.

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP




Đặng Vũ Chư

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 07/1999/CT-BCN

Loại văn bảnChỉ thị
Số hiệu07/1999/CT-BCN
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành13/07/1999
Ngày hiệu lực13/07/1999
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcLao động - Tiền lương
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 05/11/2009
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 07/1999/CT-BCN

Lược đồ Chỉ thị 07/1999/CT-BCN chấn chỉnh công tác an toàn trong khai thác than


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Chỉ thị 07/1999/CT-BCN chấn chỉnh công tác an toàn trong khai thác than
                Loại văn bảnChỉ thị
                Số hiệu07/1999/CT-BCN
                Cơ quan ban hànhBộ Công nghiệp
                Người kýĐặng Vũ Chư
                Ngày ban hành13/07/1999
                Ngày hiệu lực13/07/1999
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcLao động - Tiền lương
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 05/11/2009
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản được dẫn chiếu

                Văn bản hướng dẫn

                  Văn bản được hợp nhất

                    Văn bản được căn cứ

                      Văn bản hợp nhất

                        Văn bản gốc Chỉ thị 07/1999/CT-BCN chấn chỉnh công tác an toàn trong khai thác than

                        Lịch sử hiệu lực Chỉ thị 07/1999/CT-BCN chấn chỉnh công tác an toàn trong khai thác than