Chỉ thị 08/CT-UBND

Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2008 tăng cường biện pháp quản lý, bảo vệ rừng do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành

Chỉ thị 08/CT-UBND 2008 tăng cường quản lý bảo vệ rừng Thừa Thiên Huế đã được thay thế bởi Chỉ thị 06/CT-UBND 2010 bảo vệ rừng phòng cháy chữa cháy rừng Thừa Thiên Huế và được áp dụng kể từ ngày 05/03/2010.

Nội dung toàn văn Chỉ thị 08/CT-UBND 2008 tăng cường quản lý bảo vệ rừng Thừa Thiên Huế


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 08/CT-UBND

Huế, ngày 05 tháng 02 năm 2008

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG.

Thời gian qua, lực lượng Kiểm lâm và các đơn vị chủ rừng phối hợp với các cơ quan chức năng đã tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát lâm sản và tổ chức nhiều đợt truy quét tại rừng trên địa bàn toàn tỉnh đạt được những kết quả đáng kể, vì vậy các tệ nạn phá rừng đã giảm rõ rệt, nhiều tụ điểm phá rừng ồ ạt trước đây đã được khống chế và dập tắt.

Tuy nhiên, hiện nay trên một số địa bàn trọng điểm như: Các tiểu khu rừng đầu nguồn sông Hương (tuyến Hữu Trạch và Tả Trạch), sông Bồ, sông Ô Lâu (Khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Điền), dọc tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua địa phận huyện A Lưới, một số tiểu khu của Vườn Quốc gia Bạch Mã ... vẫn còn tình trạng những cá nhân, ổ nhóm đang lén lút thực hiện những hoạt động khai thác, vận xuất, vận chuyển, mua bán trái phép lâm sản. Những tệ nạn này tuy chỉ diễn ra với quy mô nhỏ, lẻ nhưng những hoạt động trái phép đang xảy ra ngày đêm và đang có nguy cơ bùng phát trở lại thành các điểm nóng phá rừng.

Để kịp thời ngăn chặn tình trạng trên, nhằm bảo vệ tài nguyên rừng và duy trì sự ổn định tình hình rừng, xoá bỏ triệt để các điểm nóng, tăng cường công tác phối kết hợp chặt chẽ để phát huy sức mạnh tổng hợp giữa chủ rừng với lực lượng chuyên trách, chính quyền địa phương và các cơ quan, ban ngành chức năng trong công tác QLBVR đồng thời ngăn chặn nguy cơ tái diễn tệ nạn phá rừng; thực hiện nghiêm túc Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002, Nghị định 159/2007/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản và những quy định có liên quan của pháp luật, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu các cá nhân, đơn vị trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện các nội dung sau đây:

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh chủ trì cùng với các đơn vị có liên quan tiến hành ngay công tác rà soát, bố trí lại hệ thống các Trạm Kiểm lâm trực thuộc Hạt Kiểm lâm các huyện, thành phố Huế và Khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Điền; các Trạm Bảo vệ rừng thuộc các đơn vị chủ rừng trên địa bàn Tỉnh với yêu cầu phát huy cao nhất vai trò, hiệu quả của các Trạm Kiểm lâm, Trạm Bảo vệ rừng trong công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn được giao quản lý.

Chỉ đạo các đơn vị chủ rừng báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt phương án bố trí hệ thống các Trạm bảo vệ rừng. Trên cơ sở phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Giám đốc các Ban quản lý rừng phòng hộ, các Công ty lâm nghiệp ban hành quyết định thành lập và quy định chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của các Trạm bảo vệ rừng trực thuộc theo quy định tại Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Các Hạt Kiểm lâm, Vườn quốc gia Bạch Mã, Khu Bảo tồn thiên nhiên, các Ban quản lý rừng phòng hộ, các Công ty TNHH nhà nước một thành viên Lâm nghiệp, Ủy ban Nhân dân các xã có rừng xây dựng phương án, kế hoạch, bố trí lực lượng chốt chặn, kiểm tra, phát hiện, bắt giữ và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm tại các điểm xung yếu và phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chủ rừng triển khai công tác kiểm tra, truy quét tại các địa bàn có dấu hiệu lâm dân xâm nhập trái phép vào rừng để thực hiện các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng. Đơn vị nào không thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo luật định hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm trong phối hợp, tạo điều kiện hỗ trợ cho các chủ rừng trong công tác QLBVR dẫn đến thất thoát tài nguyên trong địa bàn rừng được phân công quản lý thì thủ trưởng đơn vị và những cá nhân có liên quan phải bị xử lý kỷ luật, trong trường hợp nghiêm trọng phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Các cơ quan chức năng như: Công an tỉnh, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy

Bộ đội biên phòng tỉnh, Cục Hải quan, Cục Thuế, Chi cục Quản lý thị trường, Thanh tra chuyên ngành... có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với cơ quan Kiểm lâm trong việc kiểm tra, thanh tra, ngăn chặn các vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; khi phát hiện hành vi vi phạm thì lập biên bản, chuyển giao hồ sơ, tang vật cho cơ quan Kiểm lâm xử lý theo quy định của pháp luật. Cơ quan Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ, tang vật vi phạm để xử lý và chịu trách nhiệm thanh toán những chi phí hợp lý trong quá trình bắt giữ, bảo quản tang vật cho cơ quan chuyển giao hồ sơ.

4. Khi phát hiện, bắt quả tang người vi phạm gây thiệt hại đến rừng do mình quản lý thì các đơn vị chủ rừng được tạm giữ lâm sản, phương tiện vi phạm và dẫn giải người vi phạm đến cơ quan Kiểm lâm gần nơi xảy ra vi phạm hoặc đến Ủy ban Nhân dân xã nơi xảy ra vi phạm để lập biên bản, xử lý.

Trường hợp phát hiện, bắt giữ tang vật vi phạm hành chính là lâm sản có nguồn gốc từ rừng tự nhiên nếu không bắt được người vi phạm hành chính thì Chủ rừng phải tiến hành ngay việc đo đếm, lập Biên bản tạm giữ và chuyển giao toàn bộ hồ sơ ban đầu, tang vật phạm pháp đến cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản là cơ quan Hạt Kiểm lâm sở tại để xác minh xử lý trong thời hạn theo luật định. Sau khi xử lý, người có thẩm quyền xử phạt không trả lại lâm sản cho chủ rừng mà quyết định thu hồi sung vào công quỹ nhà nước theo quy định hiện hành.

5. Trong những trường hợp bất khả kháng: Khi phát hiện, bắt giữ tang vật vi phạm là gỗ khai thác trái phép, trong điều kiện rừng sâu, địa hình hiểm trở, bằng mọi biện pháp nhưng không thể tổ chức được việc vận chuyển ra đến địa điểm thuận lợi để tạm giữ chờ xử lý, thì được phép huỷ gỗ tại rừng. Giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định và hướng dẫn trình tự, thủ tục huỷ gỗ tại rừng.

Chỉ thị này thay thế Chỉ thị 33 CT/UBND ngày 14 tháng 5 năm 1995 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc cấm chặt phá rừng trái phép. Những quy định trước đây trái với nội dung Chỉ thị này đều bãi bỏ.

Nhận được Chỉ thị này, yêu cầu Ủy ban Nhân dân các huyện, thành phố Huế và Thủ trưởng các cơ quan liên quan triển khai tổ chức thực nghiêm túc./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Ngọc Thiện

 

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 08/CT-UBND

Loại văn bảnChỉ thị
Số hiệu08/CT-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành05/02/2008
Ngày hiệu lực05/02/2008
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 05/03/2010
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 08/CT-UBND

Lược đồ Chỉ thị 08/CT-UBND 2008 tăng cường quản lý bảo vệ rừng Thừa Thiên Huế


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Chỉ thị 08/CT-UBND 2008 tăng cường quản lý bảo vệ rừng Thừa Thiên Huế
                Loại văn bảnChỉ thị
                Số hiệu08/CT-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Thừa Thiên Huế
                Người kýNguyễn Ngọc Thiện
                Ngày ban hành05/02/2008
                Ngày hiệu lực05/02/2008
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 05/03/2010
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản được căn cứ

                  Văn bản hợp nhất

                    Văn bản gốc Chỉ thị 08/CT-UBND 2008 tăng cường quản lý bảo vệ rừng Thừa Thiên Huế

                    Lịch sử hiệu lực Chỉ thị 08/CT-UBND 2008 tăng cường quản lý bảo vệ rừng Thừa Thiên Huế