Chỉ thị 09/2008/CT-UBND

Chỉ thị 09/2008/CT-UBND tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Chỉ thị 09/2008/CT-UBND nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự Bình Dương đã được thay thế bởi Chỉ thị 02/2015/CT-UBND tăng cường phối hợp nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự Bình Dương và được áp dụng kể từ ngày 30/07/2015.

Nội dung toàn văn Chỉ thị 09/2008/CT-UBND nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự Bình Dương


UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 09/2008/CT-UBND

Thủ Dầu Một, ngày 11 tháng 9 năm 2008

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TIẾP TỤC TĂNG CƯỜNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG

Thực hiện Chỉ thị số 20/2001/CT-TTg ngày 11/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự, trong thời gian qua, công tác thi hành án dân sự tại địa phương có những chuyển biến tích cực, số việc thi hành án xong với số tiền và tài sản thu được năm sau cao hơn năm trước; nhiều vụ việc thi hành án phức tạp đã được giải quyết dứt điểm; tổ chức bộ máy các cơ quan Thi hành án được kiện toàn, cơ sở vật chất của cơ quan Thi hành án được tăng cường; Ban Chỉ đạo thi hành án ở địa phương được thành lập và hoạt động khá hiệu quả, đã chỉ đạo, giải quyết dứt điểm nhiều vụ việc thi hành án phức tạp,… Qua đó, đảm bảo tính hiệu lực của các bản án, quyết định của Toà án, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, góp phần vào việc ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội tại địa phương. Tuy nhiên, đây vẫn là lĩnh vực còn nhiều hạn chế, tồn tại như: Số lượng việc thi hành án dân sự tồn đọng vẫn còn nhiều; đơn thư khiếu nại về thi hành án chưa giảm mạnh; sự phối hợp giữa cơ quan Thi hành án với các cơ quan hữu quan đôi lúc chưa hiệu quả; tổ chức bộ máy, địa vị pháp lý, biên chế cán bộ, cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động của cơ quan Thi hành án, chế độ, chính sách đối với cán bộ thi hành án dân sự chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Trong thời gian tới, để tạo chuyển biến cơ bản về công tác thi hành án dân sự theo tinh thần Chỉ thị số 21/2008/CT-TTg ngày 01/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự, khắc phục tình trạng số việc thi hành án tồn đọng hàng năm, đặc biệt năm 2008 cần làm giảm ít nhất từ 10% đến 15% số việc thi hành án tồn đọng so với năm 2007, giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài, giảm thiểu các vụ việc khiếu nại mới phát sinh, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương yêu cầu các Sở, ban, ngành liên quan, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã theo chức năng, nhiệm vụ được giao, tập trung triển khai thực hiện tốt một số nội dung chủ yếu sau:

1. Thi hành án dân sự tỉnh:

a) Tập trung thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm giảm dần số việc thi hành án tồn đọng hàng năm, trước mắt thực hiện ngay đợt tổng rà soát, xác minh và phân loại án, tổ chức các đợt cao điểm giải quyết việc thi hành án tồn đọng; tăng cường hướng dẫn, chỉ đạo thi hành án dân sự huyện, thị xã kịp thời tháo gỡ vướng mắc về thi hành án.

b) Chỉ đạo các cơ quan Thi hành án dân sự huyện, thị xã dừng chuyển giao việc thi hành án có giá trị không quá 500.000 đồng cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp xã) trực tiếp đôn đốc thi hành. Đối với những vụ việc thi hành án đã chuyển giao, Uỷ ban nhân dân cấp xã tiếp tục đôn đốc thi hành dứt điểm, những địa phương đôn đốc thi hành không hiệu quả thì chỉ đạo thi hành án dân sự huyện, thị xã rút hồ sơ để trực tiếp thi hành.

c) Đẩy mạnh tiến độ giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo về công tác thi hành án dân sự, đảm bảo đúng tiến độ, đúng pháp luật ngay từ cơ sở, nhằm hạn chế đến mức tối đa những khiếu nại, tố cáo phức tạp mới phát sinh, khiếu nại vượt cấp; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra về thi hành án.

d) Chủ trì phối hợp với Toà án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh xây dựng quy chế phối hợp trong thi hành án dân sự nhằm kịp thời giải quyết những vướng mắc, khó khăn về thi hành án dân sự, thực hiện tốt công tác miễn giảm thi hành án.

đ) Kiến nghị Bộ Tư pháp bổ sung, tăng cường biên chế, cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động, kinh phí xây dựng, sửa chữa trụ sở làm việc, kho vật chứng cho các cơ quan Thi hành án dân sự, nhằm khắc phục tình trạng quá tải. Đồng thời bổ sung phương tiện, điều kiện làm việc đáp ứng yêu cầu hoạt động và yêu cầu hiện đại hoá.

e) Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh thực hiện thí điểm việc uỷ quyền cho các trại giam, trại tạm giam trực tiếp đôn đốc thi hành các khoản phải thi hành án nộp ngân sách Nhà nước (án phí, tiền phạt, tịch thu sung công, bồi thường cho Nhà nước, truy thu thuế, thu lợi bất chính…) mà người phải thi hành án đang chấp hành hình phạt tại các trại giam, trại tạm giam để tạo điều kiện thuận lợi cho người phải thi hành án đang chấp hành hình phạt tù thực hiện nghĩa vụ thi hành án về dân sự, làm căn cứ xét đặc xá hàng năm, trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

2. Sở Tư pháp:

a) Tổ chức thi tuyển để tuyển dụng đủ chỉ tiêu biên chế cho các cơ quan Thi hành án dân sự nhằm tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan Thi hành án, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức thi hành án đủ về số lượng và đạt chất lượng cao.

b) Yêu cầu các cơ quan Thi hành án dân sự tăng cường tổ chức kiểm tra, thanh tra; chỉ đạo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự ở địa phương theo quy định của pháp luật.

3. Ban Chỉ đạo Thi hành án dân sự tỉnh:

Thực hiện tốt vai trò tham mưu giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh tăng cường sự chỉ đạo phối hợp trong công tác thi hành án dân sự; kịp thời có ý kiến chỉ đạo cụ thể đối với những vụ việc có khó khăn, vướng mắc, phức tạp; tham mưu, đề xuất với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh các biện pháp tháo gỡ những vướng mắc trong công tác thi hành án dân sự tại địa phương.

4. Công an tỉnh:

a) Chỉ đạo Công an các huyện, thị xã có biện pháp tăng cường công tác bảo vệ cưỡng chế thi hành án, hỗ trợ việc bảo đảm an toàn trụ sở, kho vật chứng của cơ quan Thi hành án trong trường hợp cần thiết.

b) Chỉ đạo các trại giam, trại tạm giam chú trọng việc trực tiếp đôn đốc người phải thi hành án đang chấp hành hình phạt tại các trại giam, trại tạm giam thi hành các khoản thi hành án theo uỷ quyền của cơ quan Thi hành án dân sự.

c) Chỉ đạo cơ quan điều tra chú trọng áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để hạn chế việc tẩu tán tài sản, đảm bảo hiệu quả việc thi hành án; thực hiện việc chuyển giao vật chứng và tài liệu liên quan đầy đủ, kịp thời cho cơ quan Thi hành án theo quy định của pháp luật.

5. Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã:

a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã chỉ đạo các cơ quan hữu quan thực hiện hiệu quả việc hỗ trợ tài chính để thi hành án; tăng cường sự chỉ đạo phối hợp giữa các cơ quan hữu quan, đoàn thể ở địa phương với các cơ quan Thi hành án trong việc thi hành án, thực hiện kịp thời việc chuyển dịch, đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản thi hành án theo quy định của pháp luật; bố trí đất đai, hỗ trợ đền bù, giải phóng nhanh mặt bằng cho các cơ quan Thi hành án để xây dựng trụ sở, kho vật chứng.

b) Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp xã tăng cường công tác phối hợp với cơ quan Thi hành án để thi hành có hiệu quả các việc thi hành án trên địa bàn.

6. Sở Nội vụ:

Bổ sung ngành Thi hành án dân sự vào danh mục ngành nghề cần thu hút của tỉnh, để tập trung nguồn nhân lực có trình độ đại học, sau đại học ngành Luật cho các cơ quan Thi hành án dân sự.

7. Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Dương:

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chỉ đạo các Ngân hàng, phòng Bảo hiểm xã hội huyện, thị xã và các tổ chức tín dụng khác tăng cường công tác phối hợp thi hành án; thực hiện quyết định của cơ quan Thi hành án về cưỡng chế trừ vào thu nhập, khấu trừ tài khoản, trừ vào tiền, thu hồi giấy tờ có giá của người phải thi hành án theo quy định của Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004.

Yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã; Thủ trưởng các đơn vị và cá nhân có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có kế hoạch cụ thể, khẩn trương triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này.

Sở Tư pháp có trách nhiệm theo dõi đôn đốc, kiểm tra và định kỳ báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh về kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị này./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Hoàng Sơn

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 09/2008/CT-UBND

Loại văn bảnChỉ thị
Số hiệu09/2008/CT-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành11/09/2008
Ngày hiệu lực21/09/2008
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcThủ tục Tố tụng
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 30/07/2015
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 09/2008/CT-UBND

Lược đồ Chỉ thị 09/2008/CT-UBND nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự Bình Dương


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Chỉ thị 09/2008/CT-UBND nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự Bình Dương
                Loại văn bảnChỉ thị
                Số hiệu09/2008/CT-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Bình Dương
                Người kýNguyễn Hoàng Sơn
                Ngày ban hành11/09/2008
                Ngày hiệu lực21/09/2008
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcThủ tục Tố tụng
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 30/07/2015
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản được căn cứ

                  Văn bản hợp nhất

                    Văn bản gốc Chỉ thị 09/2008/CT-UBND nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự Bình Dương

                    Lịch sử hiệu lực Chỉ thị 09/2008/CT-UBND nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự Bình Dương