Chỉ thị 096-TTg

Chỉ thị 096-TTg năm 1959 về sử dụng séc ngân hàng trong dịp thu đổi tiền ngân hàng đang lưu hành do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Nội dung toàn văn Chỉ thị 096-TTg sử dụng séc ngân hàng dịp thu đổi tiền ngân hàng đang lưu hành


THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 096-TTg

Hà Nội, ngày 27 tháng 02 năm 1959 

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC SỬ DỤNG SÉC NGÂN HÀNG TRONG DỊP THU ĐỔI TIỀN NGÂN HÀNG ĐANG LƯU HÀNH

- Để đảm bảo việc quản lý thị trường, quản lý tài chính và tiền tệ tốt, phục vụ có hiệu lực nhiệm vụ cải tạo và phát triển kinh tế, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, làm cơ sở vững chắc cho sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước;

- Để ngăn chặn những hoạt động đầu cơ, có phương hại đến sự ổn định của thị trường, vật giá và tiền tệ, gây khó khăn cho việc phát triển sản xuất, giao lưu hàng hóa và cải thiện đời sống của nhân dân;

- Để hướng dẫn những người có nhiều tiền sử dụng vốn nhàn rỗi của mình vào việc kinh doanh chính đáng hoặc tiêu dùng tiết kiệm và hợp lý, có lợi cho quốc kế dân sinh;

- Theo nghị quyết của Hội đồng Chính phủ;

Thủ tướng Chính phủ quy định những nguyên tắc cụ thể về việc sử dụng số tiền ghi trong séc Ngân hàng của các hộ như sau:

1. Chủ hộ có quyền giữ những séc ghi số tiền trên mức thu đổi do Ngân hàng quốc gia Việt phát, không được dùng những séc đó để mua hàng, trả nợ, v.v…

2. Khi muốn rút tiền ở Ngân hàng ra chi dùng, thì chủ hộ phải giao séc cho Ngân hàng địa phương đã phát nó, và xin chuyển thành tiền gửi có kỳ hạn hay không kỳ hạn, tùy theo ý muốn của mình.

Kể từ ngày mở tài khoản tiền gửi, chủ hộ được hưởng tiền lãi theo lãi suất quy định cho các loại tiền gửi của tư nhân vào Ngân hàng quốc gia Việt .

3. Chủ hộ có thể rút tiền ở tài khoản tiền gửi của mình ra để dùng vào việc kinh doanh sản xuất theo kế hoạch phát triển kinh tế của Nhà nước, hoặc để chi dùng cho nhu cầu sinh hoạt.

4. Khi rút tiền ra, chủ hộ phải nói rõ lý do và phải có kế hoạch sử dụng. Đối với tiền rút ra để kinh doanh sản xuất cá thể, thì Ngân hàng quốc gia Việt có thể yêu cầu lấy giấy chứng nhận của Ủy ban hành chính địa phương hay của tổ chức kinh doanh có quan hệ với chủ hộ.

5. Nếu chủ hộ dùng tiền rút ra để hoạt động đầu cơ hoặc trái với lý do và kế hoạch đã khai, thì Ngân hàng quốc gia Việt Nam phải báo cáo với chính quyền cấp tương đương xét và xử lý, trong lúc đó, thì tạm thời đình chỉ việc cho rút tài khoản, đề phòng ngừa đầu cơ, đảm bảo ổn định của thị trường và tiền tệ, khỏi ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế và đời sống của nhân dân.

 

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ




Phạm Văn Đồng

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 096-TTg

Loại văn bản Chỉ thị
Số hiệu 096-TTg
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành ...
Ngày hiệu lực ...
Ngày công báo ...
Số công báo Số 9
Lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng
Tình trạng hiệu lực Không còn phù hợp
Cập nhật 6 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 096-TTg

Lược đồ Chỉ thị 096-TTg sử dụng séc ngân hàng dịp thu đổi tiền ngân hàng đang lưu hành


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

Văn bản liên quan ngôn ngữ

Văn bản sửa đổi, bổ sung

Văn bản bị đính chính

Văn bản được hướng dẫn

Văn bản đính chính

Văn bản bị thay thế

Văn bản hiện thời

Chỉ thị 096-TTg sử dụng séc ngân hàng dịp thu đổi tiền ngân hàng đang lưu hành
Loại văn bản Chỉ thị
Số hiệu 096-TTg
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Phạm Văn Đồng
Ngày ban hành ...
Ngày hiệu lực ...
Ngày công báo ...
Số công báo Số 9
Lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng
Tình trạng hiệu lực Không còn phù hợp
Cập nhật 6 năm trước

Văn bản thay thế

Văn bản được dẫn chiếu

Văn bản hướng dẫn

Văn bản được hợp nhất

Văn bản được căn cứ

Văn bản hợp nhất

Văn bản gốc Chỉ thị 096-TTg sử dụng séc ngân hàng dịp thu đổi tiền ngân hàng đang lưu hành

Lịch sử hiệu lực Chỉ thị 096-TTg sử dụng séc ngân hàng dịp thu đổi tiền ngân hàng đang lưu hành