Chỉ thị 1-TTg

Chỉ thị 1-TTg về tổ chức phong trào Đồng Khởi thi đua xã hội chủ nghĩa năm 1978 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Nội dung toàn văn Chỉ thị 1-TTg tổ chức phong trào Đồng Khởi thi đua xã hội chủ nghĩa năm 1978


THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
****

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*****

Số: 1-TTg

Hà Nội, ngày 02 tháng 01 năm 1978

 

CHỈ THỊ

VỀ TỔ CHỨC PHONG TRÀO ĐỒNG KHỞI THI ĐUA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA NĂM 1978

Năm vừa qua, với quyết tâm thực hiện nghị quyết Đại hội lần thứ IV của Đảng,nhân dân ta đã phát huy tinh thần cách mạng tiến công, đồng thời thi đua xã hội chủ nghĩa, lao động sản xuất và tiết kiệm, khắc phục các khó khăn của nền kinh tế sau chiến tranh, vượt qua các thiên tai, đẩy mạnh việc thực hiện kế hoạch Nhà nước năm 1977. Các nhân tố mới và điển hình tiên tiến đã xuất hiện trong các ngành, các địa phương, các đơn vị cơ sở và trong các lực lượng vũ trang nhân dân, nhất là về sản xuất nông nghiệp, thâm canh, tăng vụ, làm thủy lợi, khai hoang, xây dựng vùng kinh tế mới, v.v… phong trào cách mạng của quần chúng đã chứng minh chiều hướng đi lên của nền kinh tế nước ta và khả năng sáng tạo rất to lớn của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Tuy nhiên, những kết quả đạt được còn thấp xa so với tiềm lực sẵn có và so với yêu cầu của Đảng và Nhà nước. Nhìn chung cả nước, phong trào thi đua phát triển chưa đều khắp, chưa đồng bộ, khí thế chưa cao, hiệu quả còn thấp. Điều đáng quan tâm nhất là lực lượng lao động dồi dào của xã hội chưa được dùng hết và dùng tốt; đất đai, rừng, biển và các tài nguyên khác chưa được dùng hết và dùng tốt; đất đai, rừng, biển và các tài nguyên khác chưa được khai thác tốt; cơ sở vật chất – kỹ thuật chưa được sử dụng có hiệu quả; hiệu tượng tiêu cực trong kinh tế và đời sống xã hội còn khá phổ biến và có mặt nghiêm trọng; đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn.

Nhiều cấp ủy Đảng và chính quyền chưa thật sự quan tâm chỉ đạo phong trào thi đua. Sự phối hợp giữa chính quyền và các đoàn thể thiếu chặt chẽ và ăn khớp. Phong trào đồng khởi thi đua xã hội chủ nghĩa dấy lên từ nhà máy chế tạo máy công cụ số I Hà Nội là một nhân tố mới, tuy đã được sự hưởng ứng của nhiều ngành, nhiều địa phương và đơn vị cơ sở, nhưng chưa được sự chỉ đạo chặt chẽ và thường xuyên. Việc tổng kết kinh nghiệm và nhân các điển hình tiên tiến mới làm được ở một số địa phương.

Công tác vận động mỗi người có một sáng kiến làm chưa tốt. Việc khen thưởng làm chậm, một số vấn đề về chính sách và chế độ khen thưởng chậm được cải tiến.

Năm 1978 là năm có vị trí đặc biệt trọng yếu đối với việc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976-1980) như nghị quyết Hội nghị lần thứ hai và lần thứ ba của Ban chấp hành trung ương Đảng và nghị quyết kỳ họp thứ ba của Quốc hội khóa VI đã chỉ rõ.

Căn cứ vào yêu cầu của nhiệm vụ kế hoạch Nhà nước năm 1978 nhằm cụ thể hóa chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 477-TTg ngày 17-12-1976 về tổ chức phong trào thi đua xã hội chủ nghĩa trong kế hoạch Nhà Nước 5 năm (1976-1980), Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:

1. Thủ trưởng các ngành, các cấp cùng với các đoàn thể ra sức động viên các tầng lớp đồng bào và chiến sĩ phát huy cao độ tinh thần làm chủ tập thể và ý chí tự lực tự cường, nhận rõ các thuận lợi cơ bản và các khó khăn trước mắt của nền kinh tế nước ta, trên cơ sở đó, tổ chức và động viên mọi người đồng khởi thi đua xã hội chủ nghĩa, tạo cho được phong trào cách mạng sâu rộng trong cả nước, thực hiện thắng lợi kế hoạch Nhà nước năm 1978, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Phải làm cho mọi ngành, mọi cấp, mọi người quán triệt sâu sắc mục đích, ý nghĩa và nội dung của phong trào đồng khởi thi đua xã hội chủ nghĩa. Phong trào đồng khởi thi đua năm 1978 phải nhằm vào yêu cầu cơ bản nhất là: tăng nhanh năng suất lao động xã hội, nâng cao chất lượng, triệt để thực hành tiết kiệm, xây dựng nền nếp quản lý mới, phong cách lao động và nền sống mới trên cơ sở phát huy quyền làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa; kiên quyết đấu tranh chống những hiện tượng tiêu cực trong kinh tế và đời sống xã hội, nhằm hoàn thành thắng lợi kế hoạch Nhà nước năm 1978, tạo điều kiện thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm (1976-1980)

Nhiệm vụ cách mạng đã chuyển trọng tâm sang lĩnh vực xây dựng và cải tạo xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế phải được phát triển có kế hoạch và cân đối giữa các ngành, các địa phương và các đơn vị cơ sở; các khâu của quá trình tái sản xuất phải hoạt động nhịp nhàng, ăn khớp với nhau, tiến lên một cách đồng bộ và theo nhịp độ cao. Đồng thời thi đua chính là đáp ứng yêu cầu đó của nhiệm cách mạng và nhấn mạnh một nguyên tắc mang tính quy luật của phong trào thi đua xã hội chủ nghĩa. Đồng khởi thi đua còn gợi lên một khí thế, một truyền thống cách mạng của nhân dân ta, phát huy tinh thần làm chủ tập thể của quần chúng trong sự nghiệp cách mạng to lớn hiện nay, phản ánh kết quả và kinh nghiệm thu được trong phong trào thi đua năm qua. Đồng khởi thi đua là “người người thi đua, ngành ngành thi đua”, thi đua toàn diện, nhất là thi đua đẩy mạnh 3 cuộc cách mạng, khắc phục các mặt mất cân đối, phát huy sức mạnh tổng hợp, khai thác mọi khả năng tiềm tàng của đất nước. Đồng khởi thi đua đòi hỏi trên và dưới đều phải chuyển, cơ sở sản xuất chuyển, cơ quan quản lý và phục vụ chuyển, mọi ngành mọi cấp, mọi đơn vị và mọi người đều chuyển; chuyển từ Đảng viên, đoàn viên đến đông đảo quần chúng; chuyển từ nhận thức, tư tưởng đến hành động; chuyển mạnh, chuyển nhanh, hiệp đồng chặt chẽ như trong chiến đấu. Có được phong trào đồng khởi thi đua như thế, nhất định sẽ hoàn thành thắng lợi kế hoạch Nhà nước năm 1978 và kế hoạch 5 năm (1978-1980).

2. Nội dung thi đua năm 1978 phải xoáy chặt hơn nữa vào những vấn đề lớn sau đây:

- Lao động sản xuất và công tác đạt năng suất cao, chất lượng tốt, tiết kiệm nhiều;

- Tổ chức lại sản xuất, cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật;

- Lưu thông, phân phối kịp thời, phục vụ tốt nhất cho sản xuất và đời sống;

- Tăng cường trật tự an ninh xã hội, kiên quyết đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực trong kinh tế và đời sống xã hội.

Trong các lực lượng vũ tranh nhân dân, tổ chức đồng khởi thi đua “Quyết thắng”, huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu tốt, tham gia xây dựng kinh tế tốt.

Các ngành văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, v.v…. căn cứ vào nội dung chung đã nói ở trên và căn cứ vào nhiệm vụ của ngành mình mà đề ra nội dung cụ thể cho sát hợp.

Các phong trào thi đua của các ngành, các địa phương và các đoàn thể là những bộ phận của phong trào chung cả nước, phải góp phần thúc đẩy phong trào chung, nhằm mục tiêu chung là hoàn thành thắng lợi kế hoạch Nhà nước năm 1978 và kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976-1980).

3. Biện pháp và hình thức tổ chức thi đua

a) Làm tốt việc bồi dưỡng và nhân nhanh các điển hình tiên tiến, phát triển và củng cố các tổ và đội lao động xã hội chủ nghĩa:

Đặc trưng cơ bản nhất của các nhân tố mới và các điển hình tiên tiến trong năm qua là phát huy tinh thần làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, tổ chức phong trào cách mạng của quần chúng, khai thác tốt nguồn vốn quý nhất là lao động dồi dào, tài nguyên thiên nhiên phong phú, kết hợp với sử dụng tốt  cơ sở vật chất – kỷ thuật và công cụ lao động; không trông chờ, ỷ lại vào bên ngoài và bên trên, mạnh dạn tiến công khắc phục các khó khăn và làm được nhiều việc lớn.

Cần tổ chức tổng kết kịp thời những bài học kinh nghiệm của những đơn vị và cá nhân tiên tiến, làm sao cho tất cả các đơn vị và cá nhân có cùng điều kiện phải làm được như những đơn vị và cá nhân tiên tiến, giảm bớt số trung bình và chậm tiến. Đây là biện pháp tổ chức thi đua quan trọng bậc nhất. Năm 1978, ít nhất mỗi ngành có một đơn vị, mỗi tỉnh có một huyện, mỗi huyện có một hợp tác xã, mỗi hợp tác xã, mỗi xí nghiệp, mỗi cơ quan có một tổ, đội, phòng, ban… xuất sắc về toàn diện hoặc về một số mặt, lấy đó làm điển hình tiêu biểu nhất để đi sâu rút kinh nghiệm về tổ chức sản xuất, cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật, cải tiến lề lối làm việc, nâng cao trình độ tư tưởng và tổ chức, làm gương mẫu cho phong trào chung, động viên lòng tin tưởng và phấn khởi của quần chúng vào tiềm lực to lớn của mình để khắc phục mọi khó khăn và hoàn thành mọi nhiệm vụ.

Phải nâng cao tinh thần trách nhiệm tiến công, chủ động, sáng tạo, khiêm tốn trong công việc học tập và vận dụng kinh nghiệm của những đơn vị và cá nhân tiên tiến, trước hết là những đơn vị và cá nhân tiên tiến ngay trong ngành mình, địa phương mình. Những điển hình như hợp tác xã Định Công, Vũ Thắng, Giao An… trong nông nghiệp; công trường Kẻ Gỗ và xã Quý Sơn… trong thủy lợi; trường Bắc Lý, bệnh viện Vân Đình, v.v… cần được các ngành, các cấp nghiên cứu học tập một cách thiết thực.

Trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm và bồi dưỡng điển hình mà xây dựng các đơn vị xã hội chủ nghĩa (phân xưởng, xí nghiệp, hợp tác xã…)

Đối với những đơn vị còn trì trệ, giẫm chân tại chỗ, thì cấp ủy Đảng, thủ trưởng và đoàn thể  cấp trên phải đi sát giúp đỡ, tìm cho được nguyên nhân để đẩy phong trào nơi đó tiến lên; trong trường hợp cần thiết phải xử lý bằng biện pháp hành chính, thì phải kiên quyết làm có như vậy mới tạo ra được thế đồng khởi mới trong năm 1978.

b) Đẩy mạnh cuộc vận động “mỗi người phát huy và áp dụng một sáng kiến”, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm vào hai yêu cầu: tận dụng lao động xã hội và thời gian lao động; triệt để tiết kiệm vật tư, giải quyết được nhiều loại vật tư thay thế hàng nhập khẩu.

Các đoàn thể (công đoàn, thanh niên, phụ nữ…) phải ra sức tổ chức tốt cuộc vận động này; các cơ quan Nhà nước phải tăng cường công tác quản lý kỹ thuật, quản lý sáng kiến và cùng với các đoàn thể làm tốt việc xét duyệt, phổ biến, áp dụng và khen thưởng sáng kiến được kịp thời.

Tổng công đoàn có chủ trương tập trung sức làm tốt việc tổng kết sáng kiến, thúc đẩy phong trào này trong công nhân, viên chức. Ủy ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước, các ngành và các cấp chính quyền, các đoàn thể thanh niên và phụ nữ cần phối hợp chặt chẽ với công đoàn để thúc đẩy phong trào thi đua.

Phải rất coi trọng phong trào 3 cải tiến trong các cơ quan quản lý, hành chính, sự nghiệp; nghiêm chỉnh thi hành nghị quyết 228 của Bộ Chính trị trung ương Đảng và chỉ thị số 159-TTg ngày 14-04-1976 của Thủ tướng Chính phủ về việc chống tham ô, lãng phí, móc ngoặc, chống quan liêu, cửa quyền, gây phiền hà cho nhân dân dân, chống cục bộ, bản vị, phục vụ kịp thời và tốt nhất cho sản xuất và đời sống nhân dân.

c) Làm tốt việc giáo dục, phát động Đảng viên, đoàn viên, phát huy vai trò đầu tàu của anh hùng, chiến sĩ thi đua để làm hạt nhân thúc đẩy phong trào thi đua tập thể. Phải cố gắng, phát triển và nâng cao chất lượng của phong trào tổ và đội lao động xã hội chủ nghĩa, qua đó nâng cao tinh thần thi đua tập thể, phát huy sức mạnh tổng hợp nhằm đẩy mạnh 3 cuộc cách mạng từ cơ sở. Phải phát triển mạnh hơn nữa về số lượng nhưng nhưng lúc nào cũng phải lấy chất lượng là chính; chú ý quy định các tiêu chuẩn về tổ và đội lao động xã hội chủ nghĩa cho sát hợp với từng ngành, chấn chỉnh việc đăng ký và xét duyệt được kịp thời, chính xác. Ở những nơi có điều kiện (tổ chức sản xuất tương đối ổn định, có phong trào khá…), có thể đăng ký phấn đấu xây dựng phân xưởng, xí nghiệp, hợp tác xã lao động xã hội chủ nghĩa. Qua phong trào thi đua tập thể mà xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa.

Chuẩn bị tốt Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua.

d) Tăng cường công tác tổ chức thi đua, thực hiện sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa chính quyền và các đoàn thể dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng.

Các cấp chính quyền phải ra sức cải tiến quản lý, tạo tiền đề và điều kiện thuận lợi cho phong trào thi đua, trước hết là nhanh chóng cải tiến công tác định mức kinh tế - kỹ thuật, công tác cung ứng vật tư, công tác đời sống, đồng thời qua thi đua mà tạo ra các điều kiện vật chất – kỹ thuật, thúc đẩy trở lại công tác quản lý và sản xuất ngày càng tiến bộ.

Các cấp chính quyền phải tăng cường công tác tổ chức và chỉ đạo thi đua, cùng với các đoàn thể xây dựng mục tiêu, nội dung và biện pháp tổ chức thi đua chung trong cả năm và trong từng đợt ngắn cho cụ thể, áp dụng rộng rãi việc đăng ký thi đua từ cá nhân, từ tổ và đội, từ đơn vị cơ sở đến toàn ngành, toàn địa phương. Trước mắt, phải cùng nhau tổng kết tốt phong trào địa phương. Trước mắt, phải cùng nhau tổng kết tốt phong trào thi đua năm 1977 từ đơn vị cơ sở. Các nơi đã có phong trào đồng khởi thi đua càng phải chú trọng tổng kết cho thật tốt, rút ra những bài học thiết thực để phổ biến rộng rãi trong ngành và địa phương. Phải đôn đốc, kiểm tra việc thi hành các chính sách và chế độ khen htưởng đã có và xúc tiến ngay việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung những chính sách và chế độ không còn phù hợp với tình hình mới. Các đoàn thể chủ động phát hiện với các cơ quan Nhà nước những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung. Bộ Lao động, Bộ Tài chính, Ủy ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước, Ban thi đua trung ương… cần phối hợp với các đoàn thể để làm tốt việc này. Phải giữ vững sinh hoạt của Ban thi đua và khen thưởng (hàng quý ở các ngành, các địa phương; hàng tháng ở đơn vị cơ sở) và củng cố bộ máy giúp việc cho tốt. Ở miền Nam, nơi nào chưa thành lập Ban thi đua và khen thưởng  của tỉnh, huyện,… thì phải thành lập ngay theo tinh thần của nghị quyết số 28-CP ngày 04-02-1964 và nghị quyết số 48-CP ngày 13-04-1967.

Ban thi đua trung ương căn cứ vào chỉ thị này, hướng dẫn kế hoạch cụ thể cho các ngành và các địa phương. Các Ban của trung ương Đảng, Tổng công đoàn, trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, trung ương Hội liên hiệp phụ nữ cần có kế hoạch phối hợp thi hành chỉ thị này.

 

 

K.T. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG
 
 

 
Lê Thanh Nghị

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 1-TTg

Loại văn bảnChỉ thị
Số hiệu1-TTg
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành02/01/1978
Ngày hiệu lực02/01/1978
Ngày công báo31/01/1978
Số công báoSố 2
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật16 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Chỉ thị 1-TTg tổ chức phong trào Đồng Khởi thi đua xã hội chủ nghĩa năm 1978


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Chỉ thị 1-TTg tổ chức phong trào Đồng Khởi thi đua xã hội chủ nghĩa năm 1978
                Loại văn bảnChỉ thị
                Số hiệu1-TTg
                Cơ quan ban hànhThủ tướng Chính phủ
                Người kýLê Thanh Nghị
                Ngày ban hành02/01/1978
                Ngày hiệu lực02/01/1978
                Ngày công báo31/01/1978
                Số công báoSố 2
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
                Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
                Cập nhật16 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Chỉ thị 1-TTg tổ chức phong trào Đồng Khởi thi đua xã hội chủ nghĩa năm 1978

                            Lịch sử hiệu lực Chỉ thị 1-TTg tổ chức phong trào Đồng Khởi thi đua xã hội chủ nghĩa năm 1978

                            • 02/01/1978

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 31/01/1978

                              Văn bản được đăng công báo

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 02/01/1978

                              Văn bản có hiệu lực

                              Trạng thái: Có hiệu lực