Chỉ thị 102/CT

Chỉ thị 102/CT năm 1989 về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành

Nội dung toàn văn Chỉ thị 102/CT tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em


HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 102/CT

Hà Nội, ngày 27 tháng 4 năm 1989

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM

Mấy năm gần đây, công tác chăm sóc, bảo vệ và giáo dục thiếu niên, nhi đồng chưa được quan tâm đúng mức. Tình hình sức khoẻ, học tập và đạo đức của các em đang làm cho toàn xã hội lo ngại.

Thực hiện chủ trương của Ban Bí thư Trung ương Đảng đẩy mạnh hơn nữa công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, theo đề nghị của uỷ ban Thiếu niên nhi đồng Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội đồng Bộ trưởng quyết định lấy năm 1989 là "Năm thiếu nhi" của Việt Nam. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng chỉ thị các Bộ, Ngành và Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện một số việc sau đây:

1- Ở Trung ương và các địa phương tiến hành tổng kết 10 năm thi hành Pháp lệnh bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đồng thời có kế hoạch tiếp tục thực hiện pháp lệnh trong những năm tới. uỷ ban Thiếu niên nhi đồng Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn các cơ quan đoàn thể, các ngành, các cấp về nội dung và phương pháp tổng kết, tổng hợp ý kiến và chuẩn bị để cuối năm 1989 Hội đồng Bộ trưởng tiến hành cuộc họp tổng kết 10 năm thi hành pháp lệnh.

2- Thực hiện phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm, Trung ương và địa phương cùng làm", ngoài việc Nhà nước trích một phần ngân sách, cần động viên sự đóng góp của các ngành, các cấp, của nhân dân trong cả nước để sửa chữa, xây dựng trường học, bệnh viện và các công trình dành cho trẻ em.

Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và Bộ Tài chính cần làm việc với uỷ ban Thiếu niên nhi đồng và Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh để xác định các nguồn kinh phí chi cho các hoạt động trong Năm thiếu nhi Việt Nam như: tuyên truyền, tập huấn về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, tổng kết 10 năm thi hành pháp lệnh, tổ chức hoạt động hè cho các cháu. Trước mắt cần xác định vốn đầu tư dành cho việc xây dựng trại hè của trẻ em tại Đồ Sơn (Hải Phòng) và tại Vũng Tàu do Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đảm nhận xây dựng.

3- Tổ chức ngày "Lao động vì hạnh phúc con em chúng ta" vào dịp sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh tháng 5-1989 và dịp Tết Trung thu năm nay tại các cơ sở sản xuất, các cơ quan, các xã, phường. Động viên sự đóng góp của những người Việt Nam đang lao động và học tập ở nước ngoài, của kiều bào Việt Nam ở nước ngoài để xây dựng quỹ "Vì tuổi thơ" do uỷ ban thiếu niên nhi đồng Việt Nam quản lý và sử dụng vào mục đích chăm sóc, bảo vệ và giáo dục thiếu nhi.

4- Các Bộ Giáo dục, Văn hoá, Thông tin, Tổng cục Thể dục thể thao phối hợp với các cơ quan và đoàn thể thành viên của uỷ ban thiếu niên nhi đồng Việt Nam mở rộng việc tuyên truyền phổ biến kiến thức về bảo vệ sức khoẻ trẻ em, về giáo dục trẻ em. Cần đặc biệt chú ý nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường phổ thông cơ sở và trung học, quan tâm hơn nữa tới công tác giáo dục ngoài trường; phát động phong trào người lớn làm gương cho trẻ em trong cả ba môi trường hoạt động: nhà trường, gia đình và xã hội.

5- Uỷ ban nhân dân các cấp cùng Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh nhanh chóng kiện toàn tổ chức Uỷ ban thiếu niên nhi đồng Việt Nam, tạo điều kiện để các Uỷ ban này làm được nhiệm vụ chỉ đạo và triển khai các hoạt động trong Năm thiếu nhi Việt Nam và công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Các cấp chính quyền cần phối hợp chặt chẽ và tạo mọi điều kiện để Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát huy tính chủ động, sáng tạo và khả năng của Đoàn trong việc chăm sóc, giáo dục và bảo vệ thiếu niên nhi đồng.

6- Các Bộ, Uỷ ban Nhà nước có liên quan đến công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương có kế hoạch cụ thể thực hiện chỉ thị này.

Uỷ ban Thiếu niên nhi đồng Việt Nam có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, tổng hợp tình hình và thường xuyên báo cáo kết quả việc thi hành Chỉ thị này cho Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

 

 

Võ Văn Kiệt

(Đã ký)

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 102/CT

Loại văn bảnChỉ thị
Số hiệu102/CT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành27/04/1989
Ngày hiệu lực12/05/1989
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Thể thao - Y tế
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật18 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 102/CT

Lược đồ Chỉ thị 102/CT tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Chỉ thị 102/CT tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em
                Loại văn bảnChỉ thị
                Số hiệu102/CT
                Cơ quan ban hànhHội đồng Bộ trưởng
                Người kýVõ Văn Kiệt
                Ngày ban hành27/04/1989
                Ngày hiệu lực12/05/1989
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Thể thao - Y tế
                Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
                Cập nhật18 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Chỉ thị 102/CT tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em

                            Lịch sử hiệu lực Chỉ thị 102/CT tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em

                            • 27/04/1989

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 12/05/1989

                              Văn bản có hiệu lực

                              Trạng thái: Có hiệu lực