Chỉ thị 108/TTg

Chỉ thị 108/TTg năm 1995 về xử lý vi phạm Pháp lệnh đê điều ở đoạn đê sông Hồng thuộc phạm vi Hà Nội do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Nội dung toàn văn Chỉ thị 108/TTg xử lý vi phạm Pháp lệnh đê điều đoạn đê sông Hồng thuộc Hà Nội


THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 108/TTg

Hà Nội, ngày 22 tháng 2 năm 1995

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LỆNH ĐÊ ĐIỀU Ở ĐOẠN ĐÊ SÔNG HỒNG THUỘC PHẠM VI HÀ NỘI 

Tình hình vi phạm Pháp lệnh về đê điều ở đoạn đê sông Hồng, thuộc phạm vi Hà Nội đã xảy ra nghiêm trọng, nhất là vài năm gần đây. Chỉ tính riêng các đoạn đê thuộc quận Ba Đình và huyện Từ Liêm, đã có trên 1.100 trường hợp các cá nhân và tổ chức xây dựng nhà và các công trình vi phạm hành lang bảo vệ an toàn đê, thậm chí có công trình xây dựng sấn sâu vào cơ đê. Một số cán bộ đã vi phạm các quy định của Nhà nước, cấp phép xây cất nhà và các công trình sai nguyên tắc, sai thẩm quyền. Việc xử lý, ngăn chặn của Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội và Bộ Thuỷ lợi không kiên quyết, chần chừ trong nhiều năm.

Đây là những vụ việc vi phạm pháp luật rất nghiêm trọng, không những làm tổn hại đến sự bền vững và độ an toàn của đoạn đê bao giữ Thủ đô, không thể lường trước được nguy cơ, hậu quả, mà còn công nhiên vi phạm pháp luật, coi thường kỷ cương phép nước. Việc xử lý các vi phạm Pháp lệnh đê điều ở Hà nội đang là vấn đề ngày càng được dư luận của cả nước quan tâm, theo dõi.

Để bảo vệ an toàn tuyệt đối tính mạng và tài sản của nhân dân và Nhà nước, giữ vững đê trong mùa mưa lũ và giữ nghiêm kỷ cương phép nước, để tiếp tục thực hiện văn bản số 420/KTN ngày 25/1/1995, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị Bộ trưởng Bộ Thuỷ lợi, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà nội, các Bộ hữu quan thực hiện ngay các việc sau đây:

1/ Xử lý những vụ việc vi phạm Pháp lệnh về đê điều ở Hà Nội là công việc rất khó khăn, phức tạp, Bộ Thuỷ lợi và Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà nội phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan giải quyết một cách bình tĩnh, nghiêm túc, nhưng phải rất khẩn trương, kiên quyết, để đạt được yêu cầu là đảm bảo an toàn tuyệt đối cho đê trong mùa mưa lũ năm 1995 và giữ nghiêm được kỷ cương xã hội.

2/ Để đạt được yêu cầu trên đây, việc xử lý vi phạm Pháp lệnh đê điều ở Hà nội phải tiến hành cả bằng biện pháp hành chính và giải pháp kỹ thuật.

a) Về biện pháp hành chính:

- Bộ trưởng Bộ Thuỷ lợi và Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội phải chuẩn bị để kiểm điểm nghiêm túc trước Chính phủ về trách nhiệm quản lý Nhà nước theo ngành và theo lãnh thổ về việc để xảy ra tình hình vi phạm nghiêm trọng Pháp lệnh bảo vệ đê điều như hiện nay, đồng thời tổ chức kiểm điểm làm rõ trách nhiệm những cán bộ thuộc Bộ và địa phương có liên quan đến các vụ việc này, sau khi xác định rõ mức độ sai phạm của mỗi người, phải tiến hành xử lý theo pháp luật.

- Tất cả những người cấp giấy phép sai thẩm quyền, cho phép xây dựng nhà và các công trình trong phạm vi bảo vệ an toàn đê, những người xử phạt rồi cho công trình tồn tại không bị dỡ bỏ (phạt cho tồn tại) đều phải đình chỉ công tác ngay để kiểm điểm và thi hành kỷ luật. Đây là biện pháp xử lý đầu tiên, sau đó phải tiếp tục điều tra, xác minh và tuỳ theo mức độ vi phạm để xử lý theo pháp luật.

- Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội phải thực hiện nghiêm ngặt việc đình chỉ và xử lý ngay các trường hợp tiếp tục xây cất nhà và các công trình kiến trúc khác trong hành lang bảo vệ an toàn đê đã được quy định trong pháp lệnh về đê điều, kể cả các công trình đã có giấy phép, các công trình đang xây dựng dở dang hoặc bắt đầu khởi công, xử lý hành chính các tổ chức và cá nhân không chấp hành, truy cứu trách nhiệm hình sự những người cố ý vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

- Bộ Nội vụ phối hợp với các ngành chức năng điều tra làm rõ hành vi vi phạm Pháp lệnh về đê điều ở Hà Nội một cách toàn diện và tiến hành khởi tố vụ án hình sự, đưa ra xử lý công khai trước pháp luật.

b) Về giải pháp kỹ thuật:

- Bộ trưởng Bộ Thuỷ lợi hoàn toàn chịu trách nhiệm về xử lý kỹ thuật, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho đê Hà Nội (không thành lập Ban Chỉ đạo kỹ thuật để tư vấn cho Chính phủ chỉ đạo xây dựng phương án kỹ thuật xử lý đê Hà Nội, như đã thông báo tại văn bản số 420/KTN ngày 25/1/1995 của Chính phủ nữa).

- Để kịp thời xử lý, bảo vệ đê Hà Nội trong mùa mưa lũ năm 1995, và đảm bảo an toàn lâu dài cho đê, việc xử lý kỹ thuật được tiến hành theo 2 bước:

+ Bước 1: Xây dựng phương án xử lý cấp bách, gia cố các đoạn đê xung yếu, đảm bảo an toàn đê Hà Nội trong mùa lũ năm 1995.

+ Bước 2: Xây dựng phương án toàn diện, đảm bảo an toàn lâu bền cho đê Hà Nội.

Để thực hiện các bước trên đây, Bộ Thuỷ lợi huy động các nhà khoa học, các chuyên gia có năng lực vào việc nghiên cứu, tính toán xây dựng các phương án và phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan và Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội để lựa chọn phương án tối ưu; phương án phải bao gồm cả các giải pháp về kỹ thuật và biện pháp hành chính và kinh tế.

Bộ Thuỷ lợi chịu trách nhiệm tiến hành ngay điều tra, thống kê, xác minh các yếu tố kỹ thuật. Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội chịu trách nhiệm về hành chính, giải quyết các thủ tục, đảm bảo cho việc điều tra, nghiên cứu được thuận lợi, nhanh chóng và xong trước mùa mưa lũ, đồng thời chịu trách nhiệm thông kê, xác minh các vi phạm về hành chính để phục vụ cho việc xử lý. Bộ Nội vụ và Công an thành phố Hà Nội có trách nhiệm điều tra, xác minh các vi phạm.

Trong quá trình điều tra, nghiên cứu, nếu phát hiện những tính huống phải xử lý gấp để đảm bảo an toàn cho đê, thì Bộ Thuỷ lợi và Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội phải phối hợp và thống nhất để xử lý ngay theo thẩm quyền được giao, trường hợp vượt quá thẩm quyền, phải báo cáo ngay để Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Trong khi tập trung xử lý đê Hà Nội, Bộ Thuỷ lợi phải kịp thời phát hiện xử lý các đoạn đê xung yếu khác, đảm bảo an toàn cho đê và không để xẩy ra tình trạng vi phạm Pháp lệnh về đê điều.

3/ Về kinh phí cho việc xử lý đê Hà Nội, Bộ Thuỷ lợi tính toán và dự trù theo các phương án kỹ thuật, trước mắt để phục vụ cho việc điều tra, khảo sát và thực hiện những việc xử lý cấp bách; Bộ Thuỷ lợi và Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội làm việc với Bộ Tài chính để sử dụng một phần kinh phí trong kế hoạch giành cho tu bổ đê điều năm 1995.

Bộ trưởng Bộ Thuỷ lợi, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội và các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hữu quan thực hiện nghiêm túc chỉ thị này.

 

 

Võ Văn Kiệt

(Đã ký)

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 108/TTg

Loại văn bảnChỉ thị
Số hiệu108/TTg
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành22/02/1995
Ngày hiệu lực22/02/1995
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật16 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 108/TTg

Lược đồ Chỉ thị 108/TTg xử lý vi phạm Pháp lệnh đê điều đoạn đê sông Hồng thuộc Hà Nội


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Chỉ thị 108/TTg xử lý vi phạm Pháp lệnh đê điều đoạn đê sông Hồng thuộc Hà Nội
                Loại văn bảnChỉ thị
                Số hiệu108/TTg
                Cơ quan ban hànhThủ tướng Chính phủ
                Người kýVõ Văn Kiệt
                Ngày ban hành22/02/1995
                Ngày hiệu lực22/02/1995
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
                Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
                Cập nhật16 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản được căn cứ

                        Văn bản hợp nhất

                          Văn bản gốc Chỉ thị 108/TTg xử lý vi phạm Pháp lệnh đê điều đoạn đê sông Hồng thuộc Hà Nội

                          Lịch sử hiệu lực Chỉ thị 108/TTg xử lý vi phạm Pháp lệnh đê điều đoạn đê sông Hồng thuộc Hà Nội

                          • 22/02/1995

                            Văn bản được ban hành

                            Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                          • 22/02/1995

                            Văn bản có hiệu lực

                            Trạng thái: Có hiệu lực