Chỉ thị 11/2011/CT-UBND

Chỉ thị 11/2011/CT-UBND về tăng cường biện pháp bảo tồn, phát triển bền vững Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Nội dung toàn văn Chỉ thị 11/2011/CT-UBND tăng cường biện pháp bảo tồn, phát triển bền vững


ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 11/2011/CT-UBND

TP. Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 3 năm 2011

 

CHỈ THỊ

VỀ TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ

Tháng 02 năm 1978, huyện Duyên Hải sáp nhập về thành phố Hồ Chí Minh, lãnh đạo thành phố đã quyết tâm khôi phục lại hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ với mục tiêu tái tạo mảng xanh và chức năng phòng hộ sinh thái, cải thiện khí hậu cho thành phố. Đến tháng 01 năm 2000, với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo thành phố cùng với những giải pháp kỹ thuật phù hợp của các cơ quan chuyên môn, nỗ lực của người dân địa phương, rừng ngập mặn Cần Giờ được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn của thế giới. Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ là thành quả của sự quyết tâm, cố gắng và nỗ lực của thành phố trong 30 năm qua trong công tác khôi phục, bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn Cần Giờ, tạo lá phổi xanh của thành phố. Cần Giờ đã được quy hoạch thành một trong những khu du lịch sinh thái trọng điểm của cả nước, cần phải phát huy thế mạnh các hoạt động mang tính truyền thống, văn hóa, lịch sử, nhân văn;

Thực hiện Chương trình đột phá giảm thiểu ô nhiễm môi trường theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX nhiệm kỳ 2011 - 2015: kiểm soát, ngăn chặn và giảm thiểu ô nhiễm không khí, nước mặt, nước ngầm, tiếng ồn, chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại; khắc phục những nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng; tăng cường cây xanh, vườn hoa, thảm cỏ, công viên;… xây dựng thành phố xanh, sạch, có môi trường sống tốt; khôi phục các hệ sinh thái, phục hồi đa dạng sinh học, bảo vệ phát triển Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ; nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng;

Để bảo tồn, phát triển bền vững Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, góp phần bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; trên cơ sở báo cáo kết quả nghiên cứu và ý kiến của các nhà khoa học trong và ngoài nước tại Hội thảo đánh giá hoạt động sau 10 năm Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ và Thủ trưởng các sở - ngành, cơ quan có liên quan tiếp tục thực hiện những nội dung sau:

1. Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ phối hợp với các sở - ngành và đơn vị có liên quan triển khai thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện phải đảm bảo gắn với việc quy hoạch phân khu chức năng Khu dự trữ sinh quyển, bảo vệ cảnh quan và bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ, thực hiện đúng quy chế bảo vệ phát triển rừng Cần Giờ mà thành phố đã phê duyệt. Đồng thời tổng kết việc phát động nhân dân, du khách trong huyện Cần Giờ (Khu dự trữ sinh quyển) không sử dụng túi nylon để nhân rộng điển hình cho các khu du lịch sinh thái và cho thành phố.

Chỉ đạo Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ:

- Khoanh nuôi tái sinh tự nhiên các diện tích đất rừng có khả năng tái sinh tự nhiên; nghiên cứu, đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng rừng, nhất là các khu rừng đước trồng thuần loại; có các giải pháp kịp thời, trồng mới, trồng thay thế tại các diện tích rừng bị chết, thoái hóa.

- Thực hiện việc trồng rừng ven biển, sông, rạch theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và của Ủy ban nhân dân thành phố.

- Thực hiện tốt công tác bảo tồn các loài động vật hoang dã.

- Nghiên cứu, đề xuất những chính sách kết hợp sản xuất nâng cao đời sống, thu nhập của các hộ dân và các đơn vị tham gia quản lý, bảo vệ rừng.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ, các Viện nghiên cứu, các trường đại học và các sở - ngành liên quan thực hiện đánh giá các kết quả nghiên cứu về biện pháp lâm sinh và đề xuất kế hoạch tác động lâm sinh để nâng cao chất lượng rừng ngập mặn Cần Giờ; khẩn trương triển khai dự án xây dựng Trung tâm Nghiên cứu rừng ngập mặn Cần Giờ; đề xuất kiện toàn Ban Quản lý Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ; chỉ đạo Chi cục Lâm nghiệp và Chi cục Kiểm lâm tăng cường công tác quản lý nhà nước về quản lý, chăm sóc và bảo vệ rừng; trong đó chú trọng đến công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

3. Sở Khoa học và Công nghệ có kế hoạch triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến việc bảo tồn và phát triển bền vững Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ; đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố các giải pháp khoa học để bảo tồn và phát triển bền vững Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.

4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ và các sở - ngành liên quan nghiên cứu kết quả khảo cổ học tại rừng ngập mặn Cần Giờ, tiến hành lập bản đồ khảo cổ học, kết hợp ứng dụng hệ thống lưu trữ dữ liệu địa lý (GIS) để quản lý, tra cứu và truy cập thông tin về các di chỉ văn hóa khảo cổ, hoàn thành nội dung bộ hồ sơ hệ thống di tích khảo cổ học huyện Cần Giờ; nghiên cứu và đề xuất các giải pháp để tập trung bảo tồn và trùng tu Khu di tích Căn cứ kháng chiến Rừng Sác, các di tích, di chỉ khảo cổ tiêu biểu, đặc biệt là di tích mộ chum; xây dựng kế hoạch quảng bá và khai thác tiềm năng du lịch sinh thái của huyện Cần Giờ và có kế hoạch từng bước thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng mà Chính phủ ban hành.

5. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ và các sở - ngành liên quan nâng cao giá trị kinh tế của các sản phẩm nông lâm ngư nghiệp trên địa bàn Khu dự trữ sinh quyển bằng việc xây dựng thương hiệu, dán nhãn sinh thái cho các loại sản phẩm xuất xứ từ Cần Giờ như trái cây, tôm, cua, cá và các loại thủy sản khác.

Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ, Thủ trưởng các sở - ngành và các đơn vị liên quan tập trung chỉ đạo và triển khai thực hiện Chỉ thị này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Trung Tín

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 11/2011/CT-UBND

Loại văn bảnChỉ thị
Số hiệu11/2011/CT-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành18/03/2011
Ngày hiệu lực28/03/2011
Ngày công báo01/04/2011
Số công báoSố 25
Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật13 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 11/2011/CT-UBND

Lược đồ Chỉ thị 11/2011/CT-UBND tăng cường biện pháp bảo tồn, phát triển bền vững


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Chỉ thị 11/2011/CT-UBND tăng cường biện pháp bảo tồn, phát triển bền vững
                Loại văn bảnChỉ thị
                Số hiệu11/2011/CT-UBND
                Cơ quan ban hànhThành phố Hồ Chí Minh
                Người kýNguyễn Trung Tín
                Ngày ban hành18/03/2011
                Ngày hiệu lực28/03/2011
                Ngày công báo01/04/2011
                Số công báoSố 25
                Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật13 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Chỉ thị 11/2011/CT-UBND tăng cường biện pháp bảo tồn, phát triển bền vững

                            Lịch sử hiệu lực Chỉ thị 11/2011/CT-UBND tăng cường biện pháp bảo tồn, phát triển bền vững

                            • 18/03/2011

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 01/04/2011

                              Văn bản được đăng công báo

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 28/03/2011

                              Văn bản có hiệu lực

                              Trạng thái: Có hiệu lực