Chỉ thị 11/CT-UBND

Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2011 về tăng cường công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng do tỉnh Thanh Hóa ban hành

Nội dung toàn văn Chỉ thị 11/CT-UBND 2011 công tác quản lý nhà nước chất lượng công trình xây dựng Thanh Hóa


UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HOÁ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 11/CT-UBND

Thanh Hoá, ngày 25 tháng 4 năm 2011

 

CHỈ THỊ

VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

Trong những năm qua, các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng, góp phần tích cực phòng ngừa lãng phí, thất thoát, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình của một số ngành, địa phương và chủ đầu tư còn yếu, xảy ra ở tất cả các khâu của quy trình đầu tư xây dựng công trình. Nguyên nhân chủ yếu của yếu kém đó là do nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các chủ đầu tư, các nhà thầu về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng chưa cao.

Để tăng cường công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các chủ đầu tư, ban quản lý dự án tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 12/4/2007 của UBND tỉnh về nâng cao hiệu quả, chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản; Chỉ thị số 26/CT-UBND ngày 13/9/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh về tăng cường quản lý hoạt động tư vấn xây dựng trên địa bàn tỉnh; đồng thời tập trung chỉ đạo thực hiện tốt một số công việc sau:

1. Sở Xây dựng.

- Nghiên cứu, ban hành văn bản hướng dẫn các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn trong tỉnh thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng; tổ chức lựa chọn hoặc chỉ định đơn vị tư vấn đủ điều kiện năng lực thực hiện giám định chất lượng, giám định sự cố công trình trong phạm vi quản lý; thường xuyên hướng dẫn, phổ biến các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, công nghệ tiên tiến, vật liệu mới áp dụng trong thiết kế, thi công xây lắp để các chủ đầu tư biết, nâng cao chất lượng công trình xây dựng.

- Tăng cường kiểm tra điều kiện năng lực hành nghề tư vấn xây dựng, năng lực thi công xây lắp của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh; thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin về năng lực, kinh nghiệm của các đơn vị tư vấn xây dựng, đơn vị thi công xây lắp để thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng cho các chủ đầu tư biết, lựa chọn tổ chức, cá nhân đủ điều kiện thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành (Giao thông, Nông nghiệp & PTNT, Công Thương) tổ chức kiểm tra việc tuân thủ quy trình đầu tư xây dựng, công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng; tập trung kiểm tra năng lực của các nhà thầu, công tác quản lý, giám sát của chủ đầu tư, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, quy phạm, đơn giá, định mức áp dụng, biện pháp tổ chức thi công, chất lượng vật tư, vật liệu, thiết bị lắp đặt vào công trình, điều kiện đảm bảo an toàn phòng, chống cháy nổ, vệ sinh môi trường; kịp thời chấn chỉnh, xử lý các sai phạm hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân sai phạm các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

- Phối hợp với Sở Nội vụ và các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành đưa nội dung quản lý chất lượng công trình xây dựng vào chương trình đào tạo cán bộ, công chức hàng năm để bồi dưỡng nâng cao kiến thức, năng lực quản lý nhà nước về quản lý chất lượng công trình cho cán bộ, công chức chuyên môn các cấp, nhất là cán bộ, công chức xã.

2. Các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành: Giao thông, Nông nghiệp & PTNT, Công Thương.

- Tăng cường hướng dẫn, phổ biến các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, công nghệ tiên tiến, vật liệu mới áp dụng trong thiết kế, thi công xây lắp các công trình xây dựng chuyên ngành.

- Tăng cường kiểm tra việc tuân thủ quy trình đầu tư xây dựng, chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành; tập trung kiểm tra công tác quản lý, giám sát của ban quản lý dự án, tư vấn quản lý dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, quy phạm chuyên ngành áp dụng, sự phù hợp giữa thi công với yêu cầu thiết kế và các công trình ở vùng sâu, vùng xa, nơi có điều kiện thi công khó khăn.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư.

- Hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố, các chủ đầu tư thực hiện tốt công tác thẩm định, phê duyệt dự án, nâng cao chất lượng hồ sơ dự án, đảm bảo dự án được triển khai khả thi và hiệu quả; tập trung thẩm định chặt chẽ các yếu tố đảm bảo chất lượng công trình xây dựng như: đầu vào của dự án, phương án công nghệ, biện pháp tổ chức thi công, các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng áp dụng, biện pháp phòng cháy, chữa cháy, đảm bảo vệ sinh môi trường, điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn, năng lực hành nghề của cá nhân lập thiết kế cơ sở theo quy định.

- Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn các chủ đầu tư thực hiện chỉ định thầu hoặc tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu tư vấn xây dựng, nhà thầu thi công xây lắp có năng lực, kinh nghiệm để thực hiện dự án.

4. Các cơ quan, đơn vị được giao làm chủ đầu tư.

- Tập trung rà soát, kiện toàn tổ chức, bộ máy, cán bộ của các ban quản lý dự án hoặc đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án cho phù hợp với quy mô, tính chất của dự án, đáp ứng yêu cầu điều kiện về năng lực, trình độ, đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ quản lý dự án pháp luật quy định.

- Tổ chức lựa chọn nhà thầu theo hình thức đấu thầu hoặc chỉ định nhà thầu khảo sát, tư vấn dự án, thi công xây lắp, giám sát xây dựng phải đảm bảo đúng quy trình, thủ tục quy định, đáp ứng các yêu cầu năng lực, kinh nghiệm triển khai thực hiện công việc của dự án đúng tiến độ.

- Tăng cường kiểm tra năng lực thực tế, giám sát chặt chẽ việc thực hiện cam kết của nhà thầu về bảo đảm phương tiện, máy móc, thiết bị, nhân lực, tài chính phục vụ thi công theo hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng đã ký kết, nhất là đối với các công trình trọng điểm, vốn đầu tư lớn, ở vùng xâu, vùng xa, nơi có điều kiện thi công khó khăn.

- Thực hiện nghiêm việc treo biển công trình xây dựng để công khai các tổ chức, cá nhân tư vấn, thiết kế, thi công xây lắp, giám sát thi công cho nhân dân biết, cùng tham gia giám sát công trình.

- Chỉ đạo ban quản lý dự án, đơn vị tư vấn quản lý dự án tăng cường giám sát chủ đầu tư; kiểm tra công tác giám sát thi công của đơn vị tư vấn giám sát; tăng cường vai trò giám sát tác giả của đơn vị tư vấn thiết kế; yêu cầu tư vấn giám sát báo cáo bằng văn bản tình hình tiến độ, khối lượng, chất lượng thi công theo định kỳ hàng tuần, hàng tháng; giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc mà tư vấn giám sát, nhà thầu thi công đề xuất, kiến nghị.

- Phối hợp chặt chẽ với tư vấn giám sát, nhà thầu thi công, tư vấn thiết kế tổ chức nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận công trình, giai đoạn thi công, hoàn thành hạng mục công trình, đưa công trình vào sử dụng, đảm bảo đúng thành phần, nội dung, trình tự theo quy định của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP của Chính phủ.

- Tổ chức thực hiện tốt công tác kiểm tra chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng theo Thông tư số 16/2008/TT-BXD ngày 11/9/2008 của Bộ Xây dựng; tập trung kiểm tra về tiêu chuẩn, quy chuẩn, về thiết kế an toàn cháy nổ, kháng chấn và đảm bảo vệ sinh môi trường.

- Thực hiện nghiêm và yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về bảo hành, bảo trì công trình xây dựng theo quy định tại Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ.

- Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng theo hướng dẫn tại Thông tư số 27/2009/TT-BXD ngày 31/7/2009 của Bộ Xây dựng. Chế độ báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư theo Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 của Chính phủ.

5. UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Tập trung rà soát, kiện toàn tổ chức, bộ máy, cán bộ của Ban quản lý dự án, đảm bảo đủ năng lực, trình độ thực hiện dự án; rà soát năng lực của các chủ đầu tư thuộc phạm vi mình quản lý về triển khai thực hiện dự án, tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu tư vấn, nhà thầu xây lắp, công tác quản lý chất lượng công trình, nhất là UBND các xã, phường, thị trấn, trên cơ sở đó có kế hoạch hướng dẫn, phổ biến, bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho cán bộ, công chức, những người được giao nhiệm vụ triển khai thực hiện dự án.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát chất lượng các công trình đang thi công xây dựng trên địa bàn; tăng cường giám sát, kiểm tra công tác giám sát thi công xây dựng của nhà thầu giám sát thi công đối với các công trình, dự án do mình làm chủ đầu tư; chú trọng kiểm tra chất lượng các công trình, dự án do các xã, phường, thị trấn làm chủ đầu tư, kịp thời uốn nắn, xử lý nghiêm các sai phạm trong quản lý dự án, giám sát thi công, việc áp dụng quy trình, quy phạm thi công, bớt xén khối lượng, sử dụng vật tư, vật liệu không đảm bảo chất lượng, ảnh hưởng đến chất lượng công trình và gây lãng phí, thất thoát vốn đầu tư.

6. Sở Khoa học và Công nghệ.

- Phối hợp với các ngành liên quan khẩn trương xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư đổi mới công nghệ, nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh, trong đó phải khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đầu tư đổi mới công nghệ, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sản xuất vật liệu nhẹ, không nung để nâng cao chất lượng vật liệu xây dựng, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.

- Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt việc công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm hàng hoá vật liệu xây dựng, nhất là gạch xây, cát, đá, sỏi, sản phẩm từ gỗ,... để các chủ đầu tư lựa chọn, giám sát nhà thầu.

7. Các cơ quan: Báo Thanh Hoá, Báo Văn hoá và Đời sống, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh.

- Tiếp tục tuyên truyền để toàn dân tham gia giám sát kỹ thuật, giám sát chất lượng các công trình xây dựng đang thi công, phát hiện và phản ánh kịp thời các sai phạm ảnh hưởng đến chất lượng công trình và hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản.

- Giới thiệu, biểu dương các công trình điển hình tiên tiến về chất lượng, đồng thời phát hiện, phản ánh các công trình kém chất lượng, có dấu hiệu tiêu cực để cấp có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra và xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp cùng các ngành có liên quan theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị này, định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo UBND tỉnh ./.

 

 

Nơi nhận:
- TTr.Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh (để b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hoá;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Chánh, Phó VP UBND tỉnh;
- Các phòng CM VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, TH (2).

CHỦ TỊCH




Trịnh Văn Chiến

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 11/CT-UBND

Loại văn bảnChỉ thị
Số hiệu11/CT-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành25/04/2011
Ngày hiệu lực25/04/2011
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Xây dựng - Đô thị
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật13 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 11/CT-UBND

Lược đồ Chỉ thị 11/CT-UBND 2011 công tác quản lý nhà nước chất lượng công trình xây dựng Thanh Hóa


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Chỉ thị 11/CT-UBND 2011 công tác quản lý nhà nước chất lượng công trình xây dựng Thanh Hóa
                Loại văn bảnChỉ thị
                Số hiệu11/CT-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Thanh Hóa
                Người kýTrịnh Văn Chiến
                Ngày ban hành25/04/2011
                Ngày hiệu lực25/04/2011
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Xây dựng - Đô thị
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật13 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Chỉ thị 11/CT-UBND 2011 công tác quản lý nhà nước chất lượng công trình xây dựng Thanh Hóa

                      Lịch sử hiệu lực Chỉ thị 11/CT-UBND 2011 công tác quản lý nhà nước chất lượng công trình xây dựng Thanh Hóa

                      • 25/04/2011

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 25/04/2011

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực