Chỉ thị 11/CT-UBND

Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2021 về tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh dại ở động vật do tỉnh Đắk Lắk ban hành

Nội dung toàn văn Chỉ thị 11/CT-UBND 2021 triển khai giải pháp phòng chống bệnh dại ở động vật tỉnh Đắk Lắk


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 11/CT-UBND

Đắk Lắk, ngày 08 tháng 6 năm 2021

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TẬP TRUNG TRIỂN KHAI QUYẾT LIỆT, ĐỒNG BỘ CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG BỆNH DẠI Ở ĐỘNG VẬT

Theo thông tin của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Y tế, từ đầu năm 2021 đến nay, cả nước ghi nhận 15 trường hợp người tử vong do bệnh Dại tại 10 tỉnh, thành phố và trên 140.000 người phải đi điều trị dự phòng bệnh Dại. Trên động vật, qua công tác giám sát chủ động, đã phát hiện 33 trường hợp chó, mèo có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút Dại tại 06 tỉnh (bao gồm: Sơn La, Điện Biên, Lạng Sơn, Phú Thọ, Đắk Lắk, Đắk Nông).

Trên địa bàn tỉnh, theo số liệu báo cáo của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh, từ đầu năm 2021 đến nay đã có 03 trường hợp tử vong do bệnh Dại (01 trường hợp tại thành phố Buôn Ma Thuột và 02 trường hợp tại huyện Ea H’leo). Qua công tác giám sát chủ động trên động vật, đã phát hiện 03 trường hợp chó, có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút Dại tại 03 địa phương (bao gồm: huyện Cư M’gar, Krông Ana, Buôn Đôn).

Nguy cơ cao dịch bệnh Dại tiếp tục xảy ra khi thời tiết chuyển sang mùa hè nắng nóng. Nguyên nhân chính: (i) Công tác quản lý đàn chó, mèo còn lỏng lẻo, chưa tốt, người nuôi chó mèo không chấp hành việc nuôi nhốt, chó thả rông cắn người tiếp tục xuất hiện, gây bức xúc cho cộng đồng; (ii) Việc tiêm phòng Dại cho chó, mèo đạt tỷ lệ rất thấp so với tổng đàn chó, mèo thuộc diện tiêm phòng của địa phương (tỷ lệ tiêm vắc xin đạt dưới 30%); (iii) Chưa thành lập các đội chuyên trách để bắt chó thả rông và động vật mắc bệnh Dại, có dấu hiệu mắc bệnh Dại; (iv) Việc áp dụng các chế tài xử lý vi phạm quy định về quản lý chó, mèo nuôi, về tiêm phòng vắc xin Dại cho chó, mèo chưa được thực hiện nghiêm theo Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ.

Để khắc phục những tồn tại, bất cập, hạn chế nêu trên và đặc biệt để giảm thiểu tình trạng chó thả rông cắn người, giảm thiểu số người bị tử vong do bệnh Dại; đồng thời, thực hiện nghiêm Chỉ thị số 2894/CT-BNN-TY ngày 18/5/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dại ở động vật. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Sở, ban, ngành liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung các nguồn lực để tổ chức thực hiện quyết liệt và đồng bộ các giải pháp về quản lý đàn chó, mèo; phòng, chống bệnh Dại theo đúng quy định của Luật Thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thú y, Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 07/9/2020 của UBND tỉnh về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh dại ở động vật tránh tình trạng chủ quan, lơ là để dịch bệnh xảy ra trên động vật và gây bệnh trên người; đặc biệt cần chú trọng thực hiện những nội dung sau đây:

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a. Tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo các địa phương: Rà soát, thống kê chính xác và báo cáo số hộ nuôi chó, mèo ở từng khu dân cư, từng xã, huyện; yêu cầu các hộ nuôi chó, mèo cam kết thực hiện nghiêm việc khai báo, chấp hành việc xích, nhốt, khi cho chó ra đường, nơi công cộng phải đeo rọ mõm cho chó theo quy định; Lập sổ theo dõi hộ nuôi chó, mèo và số chó, mèo nuôi trong từng hộ gia đình nhằm hỗ trợ công tác tiêm phòng vắc xin Dại, trước ngày 12/6/2021;

b. Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp với từng đối tượng và nguy cơ, tác hại của bệnh Dại.

c. Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y nghiên cứu, tham mưu xây dựng vùng an toàn dịch bệnh Dại, đặc biệt tại những khu du lịch, khu vực thành phố, thị xã, khu đông dân cư.

d. Chủ động phối hợp với Sở Y tế và chính quyền địa phương:

- Khi phát hiện hoặc nhận được thông tin về các trường hợp người bị chó, mèo nghi mắc bệnh Dại cắn hoặc khi động vật nghi mắc bệnh Dại thì tổ chức điều tra, xác định nguyên nhân ổ dịch theo hướng dẫn của Cục Thú y.

- Tổ chức triển khai thực hiện tổng kết Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2017 - 2021. Trong đó cần đánh giá, phân tích chi tiết các nội dung và kết quả đã đạt được; các nội dung chưa làm được, những tồn tại, bất cập, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân và giải pháp khắc phục; đề xuất cụ thể các nội dung, giải pháp phòng, chống bệnh Dại cho giai đoạn tiếp theo.

2. Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp về nguy cơ, tác hại của bệnh Dại.

3. UBND các huyện, thị xã, thành phố:

- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn: Tổ chức thực hiện tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn chó, mèo, bảo đảm đạt tỷ lệ tiêm phòng theo quy định (70% tổng đàn); thường xuyên rà soát, tiêm phòng bổ sung, tránh bỏ sót đối tượng chó, mèo thuộc diện tiêm phòng;

- Chỉ đạo Phòng Y tế phối hợp với Trạm Chăn nuôi và Thú y cung cấp thông tin, điều tra nguyên nhân khi có trường hợp người bị chó, mèo nghi mắc bệnh Dại cắn hoặc khi động vật nghi mắc bệnh Dại.

- Thành lập các Đoàn công tác do Lãnh đạo UBND cấp huyện làm trưởng đoàn đi kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Dại tại các xã, phường, thị trấn; kiểm tra công tác quản lý đàn chó, mèo và công tác tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn vật nuôi;

- Triển khai truyền thông sâu rộng trong cộng đồng dân cư bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao trách nhiệm của người nuôi chó, mèo đối với cộng đồng và nhận thức của người dân để tích cực tham gia phòng, chống bệnh Dại tại cộng đồng và quản lý chó, mèo nuôi.

Nhận được Chỉ thị này, Thủ trưởng các đơn vị liên quan triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Bộ NN&PTNT (b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: NN&PTNT, TT&TT (để thực hiện);
- UBND các huyện, TX, TP (để thực hiện);
- Lãnh đạo VPUBND tỉnh;
- Các phòng: TH, NNMT;
- Lưu: VT, NN&MT (Đg-9b).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




y Giang Gry Niê Knơng

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 11/CT-UBND

Loại văn bảnChỉ thị
Số hiệu11/CT-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành08/06/2021
Ngày hiệu lực08/06/2021
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcLĩnh vực khác
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật3 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 11/CT-UBND

Lược đồ Chỉ thị 11/CT-UBND 2021 triển khai giải pháp phòng chống bệnh dại ở động vật tỉnh Đắk Lắk


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Chỉ thị 11/CT-UBND 2021 triển khai giải pháp phòng chống bệnh dại ở động vật tỉnh Đắk Lắk
                Loại văn bảnChỉ thị
                Số hiệu11/CT-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Đắk Lắk
                Người kýY Giang Gry Niê Knơng
                Ngày ban hành08/06/2021
                Ngày hiệu lực08/06/2021
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcLĩnh vực khác
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật3 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Chỉ thị 11/CT-UBND 2021 triển khai giải pháp phòng chống bệnh dại ở động vật tỉnh Đắk Lắk

                            Lịch sử hiệu lực Chỉ thị 11/CT-UBND 2021 triển khai giải pháp phòng chống bệnh dại ở động vật tỉnh Đắk Lắk

                            • 08/06/2021

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 08/06/2021

                              Văn bản có hiệu lực

                              Trạng thái: Có hiệu lực