Chỉ thị 124-TTg

Chỉ thị 124-TTg năm 1978 về giúp đỡ nhân dân ở vùng biên giới có chiến sự do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Nội dung toàn văn Chỉ thị 124-TTg giúp đỡ nhân dân vùng biên giới chiến sự


THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
*****

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******

Số: 124-TTg

Hà Nội, ngày 22 tháng 02 năm 1978

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC GIÚP ĐỠ NHÂN DÂN Ở VÙNG BIÊN GIỚI CÓ CHIẾN SỰ

Trong thời gian vừa qua và hiện nay, nhà cầm quyền Cam-pu-chia liên tiếp dùng lực lượng vũ trang tiến công xâm lấn lãnh thổ của nước ta, tàn sát nhân dân ta ở nhiều vùng thuộc biên giới phía Tây Nam và dùng súng lớn bắn phá nhiều thị trấn, làng, xóm, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng và tài sản của đồng bào ta. Các lực lượng vũ trang địa phương và nhân dân ta đã anh dũng chiến đấu, trừng trị thích đáng bọn phản động Cam-pu-chia, đồng thời Chính phủ ta đã kiên trì đề nghị thương lượng với phía Cam-pu-chia để chấm dứt xung đột và khôi phục quan hệ hữu nghị giữa hai nước; nhưng nhà cầm quyền Cam-pu-chia đã cự tuyệt đàm phán và tiếp tục những hành động tội ác đối với đồng bào ta. Chính quyền và các đoàn thể quần chúng ở các vùng biên giới vừa tổ chức chiến đấu, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân, vừa tích cực giúp đỡ đồng bào bị nạn ổn định đời sống.

Để thực hiện sự quan tâm chăm sóc chu đáo của Đảng và Chính phủ đối với đồng bào ở vùng biên giới phía tây nam, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân các cấp và thủ trưởng các ngành có liên quan ở trung ương thi hành ngay những việc dưới đây:

1. Ủy ban nhân dân các tỉnh (vùng có chiến sự) phải làm thật tốt và kịp thời việc tổ chức giúp đỡ đồng bào bị nạn; tổ chức việc cứu chữa nhanh chóng những người bị thương; chăm nom việc chôn cất những người bị chết, hết sức giúp đỡ những gia đình bị thiệt hại để tiếp tục sản xuất, công tác và ổn định đời sống. Trong việc giải quyết những hậu quả của chiến sự và giúp đỡ người bị nạn, phải kết hợp sự giúp đỡ của Nhà nước với việc phát huy tinh thần đoàn kết tương trợ trong nhân dân. Việc động viên sự đoàn kết tương trợ trong nhân dân không phải chỉ làm trong phạm vi một xã, một huyện, mà phải làm rộng trong toàn tỉnh, hoặc giữa các tỉnh; đồng thời phải thể hiện cả trong kế hoạch sản xuất, kế hoạch huy động nhân lực, vật lực của địa phương. Các Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện, xã phải chủ động lập kế hoạch và chuẩn bị chu đáo để sẵn sàng giải quyết tốt các vấn đề xảy ra. Cần huy động và sử dụng các khả năng về tài chính, vật tư tại chỗ của địa phương. Nơi nào có khó khăn về kinh phí, thì báo cáo để Chính phủ xét cấp thêm.

2. Chính sách giúp đỡ đồng bào ở vùng biên giới có chiến sự hiện nay căn cứ vào các chính sách, chế độ đã có trước đây về việc giúp đỡ đồng bào bị nạn trong chiến tranh và đồng bào ở vùng có chiến tranh phá hoại phải sơ tán đến nơi khác. Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết, sẽ áp dụng chế độ cứu tế đặc biệt.

Nội dung cụ thể về việc giúp đỡ nhân dân ở vùng biên giới có chiến sự như sau:

a. Đối với người bị thương phải điều trị tại bệnh xá, bệnh viện, Nhà nước cấp tiền ăn, tiền thuốc, tiền bồi dưỡng cho đến khi ra bệnh viện. Tiêu chuẩn ăn và bồi dưỡng theo chế độ hiện hành.

b. Đối với người chết, việc chôn cất do gia đình tự lo liệu. Nếu gia đình có khó khăn, Ủy ban nhân dân địa phương và các đoàn thể quần chúng ở nơi đó vận động nhân dân giúp đỡ, hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện trích quỹ cứu tế để lo liệu việc này.

c. Đối với những hộ được địa phương bố trí bám trụ ở vùng biên giới để vừa sản xuất vừa chiến đấu, bảo vệ biên giới, nếu mất hết hoặc mất một phần lớn tài sản, thì giúp đỡ như sau:

- Giúp các hộ này có nơi ở tương đối ổn định (tùy theo tình hình, có thể cấp một số vật liệu làm nhà, hoặc trợ cấp một số tiền, hoặc giúp mua vật liệu làm nhà).

- Tùy theo tình hình cụ thể, cấp lương thực cho đến khi có thu hoạch.

- Giúp đồng bào quần áo và một số đồ dùng thiết yếu cho sinh hoạt hàng ngày (có thể cấp hiện vật hoặc trợ cấp bằng tiền để đồng bào tự mua sắm).

- Ngân hàng Nhà nước cho đồng bào vay vốn để sản xuất, hoặc các ngành nông nghiệp, thủ công nghiệp giúp đỡ các phương tiện, dụng cụ, giống để khôi phục sản xuất.

d. Đối với những người đi sơ tán:

Giúp đỡ đồng bào ổn định đời sống và sản xuất. Ở những nơi cần phải sơ tán nhân dân đến nơi an toàn, các Ủy ban nhân dân và đoàn thể quần chúng ở địa phương phải tổ chức chu đáo việc giúp đỡ và chuẩn bị về mọi mặt, để khi nhân dân đến địa điểm mới có thể sớm ổn định sản xuất và đời sống.

đ. Đối với Việt kiều bị nhà cầm quyền Cam-pu-chia khủng bố phải trở về nước, nay lại bị thiệt hại do bọn phản động Cam-pu-chia gây ra, Nhà nước tiếp tục giúp đỡ, tạo điều kiện để ổn định sản xuất và đời sống.

e. Đối với các cụ già cô đơn, trẻ em mồ côi không có người nuôi dưỡng, người tàn tật không có người thân săn sóc, Nhà nước giúp đỡ theo chế độ cứu tế và chính sách hiện hành.

g. Đối với nhân dân lao động Cam-pu-chia chạy sang nước ta, các địa phương cần giúp đỡ và tạo điều kiện cho họ sinh sống. Đối với những hộ bị mất hết hoặc mất một phần lớn tài sản, thì căn cứ vào chính sách đối với đồng bào ta ở vùng có chiến sự mà vận dụng cho thích hợp, giúp đỡ họ có điều kiện sinh sống.

3. Việc giúp đỡ nhân dân ở vùng biên giới có chiến sự, trước hết là trách nhiệm của các Ủy ban nhân dân ở địa phương, đồng thời là trách nhiệm của các ngành có liên quan ở trung ương:

- Ủy ban nhân dân các cấp ở các tỉnh biên giới phía tây nam cần thành lập ngay một tổ chức chuyên trách việc cứu trợ đột xuất và đặc biệt ở vùng có chiến sự. Tổ chức này đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, có nhiệm vụ giúp Ủy ban lập kế hoạch dự phòng, chuẩn bị các phương tiện, vật tư cần thiết; quản lý và phân phối các vật tư theo kế hoạch; tổ chức việc giúp đỡ nhân dân bị nạn và tổ chức việc sơ tán nhân dân đến nơi an toàn.

- Bộ Thương binh và xã hội có trách nhiệm phối hợp với các ngành có liên quan ở trung ương như y tế, tài chính, nội thương, lương thực và thực phẩm, nông nghiệp, giao thông vận tải, nội vụ, quốc phòng, ngân hàng Nhà nước, v.v… đôn đốc, hướng dẫn các địa phương thi hành chỉ thị này. Các ngành có liên quan nói trên, có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Bộ Thương binh và xã hội để thực hiện tốt chỉ thị này.

 

 

KT. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG




Lê Thanh Nghị

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 124-TTg

Loại văn bảnChỉ thị
Số hiệu124-TTg
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành22/02/1978
Ngày hiệu lực22/02/1978
Ngày công báo28/02/1978
Số công báoSố 1
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật17 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Chỉ thị 124-TTg giúp đỡ nhân dân vùng biên giới chiến sự


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Chỉ thị 124-TTg giúp đỡ nhân dân vùng biên giới chiến sự
                Loại văn bảnChỉ thị
                Số hiệu124-TTg
                Cơ quan ban hànhThủ tướng Chính phủ
                Người kýLê Thanh Nghị
                Ngày ban hành22/02/1978
                Ngày hiệu lực22/02/1978
                Ngày công báo28/02/1978
                Số công báoSố 1
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
                Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
                Cập nhật17 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Chỉ thị 124-TTg giúp đỡ nhân dân vùng biên giới chiến sự

                            Lịch sử hiệu lực Chỉ thị 124-TTg giúp đỡ nhân dân vùng biên giới chiến sự

                            • 22/02/1978

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 28/02/1978

                              Văn bản được đăng công báo

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 22/02/1978

                              Văn bản có hiệu lực

                              Trạng thái: Có hiệu lực