Chỉ thị 14/CT-UBND

Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2007 tăng cường quản lý hoạt động khoáng sản do tỉnh Cao Bằng ban hành

Nội dung toàn văn Chỉ thị 14/CT-UBND 2007 tăng cường quản lý hoạt động khoáng sản Cao Bằng


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 14/CT-UBND

Cao Bằng, ngày 19 tháng 9 năm 2007

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN

Trong thời gian qua, hoạt động khai thác, chế biến tài nguyên khoáng sản đã góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng. Tuy nhiên khoáng sản phần lớn chỉ được tiêu thụ ở dạng tinh quặng sơ chế nên chưa phát huy được lợi thế về tiềm năng khoáng sản của tỉnh.

Tại Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI đã khẳng định: “Chấm dứt việc xuất khoáng sản ra khỏi địa bàn tỉnh (trừ quặng khai thác tại Ngườm Tráng và quặng đối lưu than cốc)” nhằm phục vụ chế biến sâu tại chỗ.

Để thực hiện chủ trương khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, chấm dứt việc xuất khoáng sản ra khỏi địa bàn tỉnh, phát huy lợi thế tiềm năng khoáng sản của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:

1. Chấm dứt việc xuất quặng sắt, mangan ra khỏi địa bàn tỉnh, trừ trường hợp xuất khẩu để đối lưu than cốc, quặng sắt khai thác tại mỏ Ngườm Tráng và trường hợp đặc biệt khác.

2. Đối với các mỏ, điểm mỏ đang được phép hoạt động:

- Nếu chưa có cơ sở chế biến, chưa có hợp đồng tiêu thụ cho chế biến trong tỉnh thì tạm ngừng hoạt động khai thác.

- Nếu đủ điều kiện về quy mô trữ lượng và đơn vị khai thác có năng lực tài chính thì cho phép đầu tư chế biến phù hợp với điều kiện của mỏ.

- Trường hợp không đủ điều kiện, năng lực đầu tư chế biến nhưng đã đầu tư cho khai thác được tiếp tục khai thác phục vụ cho các cơ sở chế biến trong tỉnh.

- Trường hợp đơn vị được cấp mỏ không đầu tư khai thác mà chỉ thuê khai thác thì thu hồi giấy phép khai thác.

3. Không cấp phép, không gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản đối với các mỏ, điểm mỏ sắt, mangan nếu đơn vị xin cấp phép, gia hạn giấy phép khai thác không có cơ sở chế biến hoặc không cam kết cung cấp cho các cơ sở chế biến trong tỉnh.

4. Yêu cầu các cơ quan chức năng, các địa phương, doanh nghiệp khai thác khoáng sản thực hiện một số việc sau:

4.1. Sở Công nghiệp phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét tính toán cụ thể lượng xuất khẩu quặng để đối lưu than cốc phục vụ chế biến khoáng sản. Soạn thảo, trình Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh ban hành quy định cụ thể tiêu chí về chế biến sâu đối với từng loại khoáng sản.

4.2. Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công nghiệp giám sát, kiểm tra hoạt động khai thác và việc chấp hành Chỉ thị này của các tổ chức hoạt động khai thác khoáng sản; hướng dẫn cho các đơn vị xây dựng các dự án chế biến phù hợp với điều kiện nguồn nguyên liệu.

4.3. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan rà soát lại các điểm mỏ đã được cấp phép khai thác không tự đầu tư khai thác, không đầu tư chế biến, cơ sở chế biến không hoạt động, không hợp đồng bán quặng cho các cơ sở chế biến trong tỉnh thì lập hồ sơ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh thu hồi mỏ.

4.4. Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Cục Hải quan tỉnh: trong phạm vi quyền hạn của mình đảm bảo ngăn chặn các hành vi vận chuyển quặng trái phép ra khỏi địa bàn tỉnh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

4.5. Đối với các doanh nghiệp được cấp mỏ đang khai thác:

Có biện pháp chuyển hoạt động khai thác theo hướng đầu tư chế biến hoặc cam kết cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở chế biến trong tỉnh phù hợp với điều kiện của mỏ.

4.6. Các địa phương có hoạt động khai thác khoáng sản:

- Bảo vệ các khu vực khoáng sản, ngăn chặn mọi hoạt động khai thác, vận chuyển, xuất quặng trái phép.

- Có kế hoạch bảo vệ, giữ gìn trật tự, an ninh khu vực các mỏ tạm dừng khai thác chờ chế biến trên địa bàn.

- Tăng cường tuyên truyền vận động nhân dân chấp hành các quy định về bảo vệ tài nguyên khoáng sản, các quy định hoạt động khoáng sản.

- Phối hợp với các doanh nghiệp bảo vệ các khu mỏ đang hoạt động theo quy định.

Chỉ thị này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành địa phương liên quan và các doanh nghiệp tham gia hoạt động khoáng sản thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này./.

 

 

CHỦ TỊCH




Lô Ích Giang

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 14/CT-UBND

Loại văn bảnChỉ thị
Số hiệu14/CT-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành19/09/2007
Ngày hiệu lực19/09/2007
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật17 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 14/CT-UBND

Lược đồ Chỉ thị 14/CT-UBND 2007 tăng cường quản lý hoạt động khoáng sản Cao Bằng


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Chỉ thị 14/CT-UBND 2007 tăng cường quản lý hoạt động khoáng sản Cao Bằng
                Loại văn bảnChỉ thị
                Số hiệu14/CT-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Cao Bằng
                Người kýLô Ích Giang
                Ngày ban hành19/09/2007
                Ngày hiệu lực19/09/2007
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật17 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Chỉ thị 14/CT-UBND 2007 tăng cường quản lý hoạt động khoáng sản Cao Bằng

                            Lịch sử hiệu lực Chỉ thị 14/CT-UBND 2007 tăng cường quản lý hoạt động khoáng sản Cao Bằng

                            • 19/09/2007

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 19/09/2007

                              Văn bản có hiệu lực

                              Trạng thái: Có hiệu lực