Chỉ thị 17/2012/CT-UBND

Chỉ thị 17/2012/CT-UBND về quản lý hoạt động kinh doanh vàng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Nội dung toàn văn Chỉ thị 17/2012/CT-UBND quản lý hoạt động kinh doanh vàng tỉnh Vĩnh Phúc


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 17/2012/CT-UBND

Vĩnh Yên, ngày 13 tháng 12 năm 2012

 

CHỈ THỊ

VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

Thực hiện Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý họat động kinh doanh vàng, Thông tư số 24/2012/NĐ-CP kinh doanh vàng">16/2012/TT-NHNN ngày 25/5/2012 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Nhằm thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh vàng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, UBND tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố, thị xã; các đơn vị và cá nhân có liên quan triển khai thực hiện tốt một số nội dung, cụ thể như sau:

1. Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc có trách nhiệm

a) Hướng dẫn các Doanh nghiệp, tổ chức (Doanh nghiệp, tổ chức tín dụng có nhu cầu kinh doanh mua, bán vàng miếng; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nhu cầu nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ; doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực khai thác vàng có nhu cầu nhập khẩu vàng nguyên liệu do doanh nghiệp khai thác ở nước ngoài và doanh nghiệp có Giấy phép khai thác vàng có nhu cầu xuất khẩu vàng nguyên liệu do doanh nghiệp khai thác) thực hiện các thủ tục, hồ sơ gửi đến Ngân hàng nhà nước Việt Nam khi có nhu cầu đề nghị cấp:

- Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng;

- Giấy phép xuất khẩu vàng nguyên liệu;

- Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực khai thác vàng).

b) Thực hiện việc cấp, thu hồi các loại giấy phép

- Cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ;

- Cấp, thu hồi Giấy phép tạm nhập khẩu vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm;

- Cấp, thu hồi Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.

c) Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan trong việc chia sẻ thông tin; phối hợp thực hiện kiểm tra, thanh tra hoạt động kinh doanh vàng trên địa bàn tỉnh.

d) Thực hiện nhiệm vụ khác có liên quan đến quản lý kinh doanh vàng theo quy định của pháp luật.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm

Hướng dẫn, thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp có nhu cầu kinh doanh vàng trên địa bàn và sao gửi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã cấp cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc; Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh vàng.

3. Sở Công thương có trách nhiệm

Trong phạm vi chức năng và quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với với các cơ quan có liên quan thực hiện chức năng quản lý, kiểm tra, thanh tra hoạt động sản xuất, gia công, kinh doanh mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ; kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật của doanh nghiệp kinh doanh vàng.

4. Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra, thanh tra và quản lý chất lượng đối với vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường; thực hiện việc kiểm định phương tiện đo lường của các doanh nghiệp kinh doanh vàng.

5. Công an tỉnh có trách nhiệm

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc đấu tranh, điều tra, xử lý các vi phạm pháp luật về kinh doanh vàng theo quy định của pháp luật.

6. Sở Tài chính có trách nhiệm

Phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có hoạt động kinh doanh vàng trên địa bàn chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập, sử dụng hóa đơn chứng từ liên quan đến hoạt động kinh doanh vàng.

7. Cục Thuế tỉnh có trách nhiệm

Hướng dẫn các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có hoạt động kinh doanh vàng trên địa bàn chấp hành tốt các quy định của pháp luật về thuế trong hoạt động kinh doanh vàng.

8. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Vĩnh Phúc có trách nhiệm

Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền các quy định của pháp luật về kinh doanh mua, bán vàng để phục vụ tốt công tác quản lý hoạt động kinh doanh vàng trên địa bàn tỉnh theo đúng các quy định của pháp luật.

9. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã có trách nhiệm

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh vàng theo quy định của Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý họat động kinh doanh vàng và các quy định pháp luật khác có liên quan.

10. Doanh nghiệp hoạt động sản xuất và kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ có trách nhiệm

a) Trách nhiệm của doanh nghiệp hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ

- Thực hiện đóng mã ký hiệu và hàm lượng vàng trên sản phẩm, công bố tiêu chuẩn áp dụng, khối lượng của sản phẩm theo quy định pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tiêu chuẩn công bố áp dụng và khối lượng sản phẩm đã công bố do doanh nghiệp sản xuất.

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tiêu chuẩn công bố áp dụng và khối lượng sản phẩm do doanh nghiệp thuê gia công.

- Chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn, chứng từ.

- Có phương án bảo đảm an toàn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ.

- Bảo đảm duy trì các điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ theo quy định tại Nghị định số 24/2012/NĐ-CP.

- Trong thời hạn 12 (mười hai) tháng kể từ ngày 25/5/2012, các tổ chức đang hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ phải thực hiện đăng ký kinh doanh lại với Sở Kế hoạch và Đầu tư và hoàn tất xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ tại Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Nghị định số 24/2012/NĐ-CP và các văn bản liên quan.

Đến hết ngày 24/5/2013, các doanh nghiệp đang sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ không được phép thực hiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.

- Thực hiện các quy định khác theo quy định tại Nghị định số 24/2012/NĐ-CP và các văn bản liên quan.

b) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ

- Niêm yết công khai tại địa điểm giao dịch về khối lượng, hàm lượng vàng, giá mua, giá bán các loại sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm bán ra thị trường.

- Chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn chứng từ.

- Tuân thủ các quy định của pháp luật về đo lường.

- Có biện pháp và trang thiết bị bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh.

- Trong thời hạn 12 (mười hai) tháng kể từ ngày 25/5/2012, các tổ chức, cá nhân đang kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ trên địa bàn được tiếp tục kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ và phải hoàn tất thủ tục đăng kinh doanh lại với sở Kế hoạch và Đầu tư. Đến hết ngày 24/5/2013, các tổ chức, cá nhân đang kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ trên địa bàn không thực hiện đăng kinh doanh lại với sở Kế hoạch và Đầu tư không được phép thực hiện kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ.

- Thực hiện các quy định khác theo quy định tại Nghị định số 24/2012/NĐ-CP và các văn bản liên quan.

11. Doanh nghiệp, tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng có trách nhiệm

a) Chỉ được phép mua, bán các loại vàng miếng (vàng được dập thành miếng, có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép sản xuất hoặc vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất trong từng thời kỳ).

b) Không được phép thực hiện kinh doanh vàng miếng thông qua các đại lý ủy nhiệm.

c) Chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn chứng từ.

d) Niêm yết công khai tại địa điểm giao dịch về giá mua và giá bán vàng miếng.

e) Có biện pháp và trang thiết bị bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh.

f) Trong thời hạn 06 (sáu) tháng kể từ ngày 10/7/2012, các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng đang kinh doanh mua, bán vàng miếng trên địa bàn tỉnh được tiếp tục kinh doanh mua, bán vàng miếng; đồng thời phải hoàn tất thủ tục đăng kinh doanh lại với sở Kế hoạch & Đầu tư và hoàn tất thủ tục đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 24/2012/NĐ-CP kinh doanh vàng">16/2012/TT-NHNN ngày 25/5/2012 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Đến hết ngày 10/01/2013, các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng đang kinh doanh mua, bán vàng miếng trên địa bàn tỉnh không có Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp không được phép thực hiện kinh doanh mua, bán vàng miếng.

g) Tuân thủ các quy định tại 24/2012/NĐ-CP và các văn bản liên quan.

Chỉ thị này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành. Giao cho Ngân hành Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Vĩnh Phúc chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và tổng hợp kết quả thực hiện Chỉ thị này báo cáo UBND tỉnh theo quy định./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Phùng Quang Hùng

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 17/2012/CT-UBND

Loại văn bản Chỉ thị
Số hiệu 17/2012/CT-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành 13/12/2012
Ngày hiệu lực 23/12/2012
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng, Thương mại
Tình trạng hiệu lực Còn hiệu lực
Cập nhật 11 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 17/2012/CT-UBND

Lược đồ Chỉ thị 17/2012/CT-UBND quản lý hoạt động kinh doanh vàng tỉnh Vĩnh Phúc


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

Văn bản liên quan ngôn ngữ

Văn bản sửa đổi, bổ sung

Văn bản bị đính chính

Văn bản được hướng dẫn

Văn bản đính chính

Văn bản bị thay thế

Văn bản hiện thời

Chỉ thị 17/2012/CT-UBND quản lý hoạt động kinh doanh vàng tỉnh Vĩnh Phúc
Loại văn bản Chỉ thị
Số hiệu 17/2012/CT-UBND
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Phúc
Người ký Phùng Quang Hùng
Ngày ban hành 13/12/2012
Ngày hiệu lực 23/12/2012
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng, Thương mại
Tình trạng hiệu lực Còn hiệu lực
Cập nhật 11 năm trước

Văn bản thay thế

Văn bản được dẫn chiếu

Văn bản hướng dẫn

Văn bản được hợp nhất

Văn bản gốc Chỉ thị 17/2012/CT-UBND quản lý hoạt động kinh doanh vàng tỉnh Vĩnh Phúc

Lịch sử hiệu lực Chỉ thị 17/2012/CT-UBND quản lý hoạt động kinh doanh vàng tỉnh Vĩnh Phúc

  • 13/12/2012

    Văn bản được ban hành

    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

  • 23/12/2012

    Văn bản có hiệu lực

    Trạng thái: Có hiệu lực