Chỉ thị 18/2007/CT-UBND

Chỉ thị 18/2007/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý, thực hiện các biện pháp cấp bách kiềm chế tốc độ tăng giá để ổn định tình hình thị trường tại Hà Nội trong những tháng cuối năm 2007 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành

Nội dung toàn văn Chỉ thị 18/2007/CT-UBND thực hiện biện pháp cấp bách kiềm chế tốc độ tăng giá ổn định tình hình thị trường Hà Nội tháng cuối năm 2007


ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
*******

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******

Số: 18/2007/CT-UBND

Hà Nội, ngày 21 tháng 08 năm 2007

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP CẤP BÁCH KIỀM CHẾ TỐC ĐỘ TĂNG GIÁ ĐỂ ỔN ĐỊNH TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG TẠI HÀ NỘI TRONG NHỮNG THÁNG CUỐI NĂM 2007

Trong những tháng đầu năm 2007, thị trường giá cả trong nước và tại Hà Nội có nhiều biến động, nhiều mặt hàng thiết yếu giá cả tăng cao, thiên tai, dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp. Ngày 01 tháng 8 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 18/2007/CT-TTg về một số biện pháp cấp bách kiềm chế tốc độ tăng giá, ổn định tình hình thị trường; Bộ Tài chính đã có Công điện khẩn số: 04/BTC-QLG ngày 06/08/2007 và Công văn số 1049/BTC-QLG ngày 07/08/2007 đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cấp các ngành, các cơ quan đoàn thể và các tổ chức kinh tế, xã hội tại địa phương triển khai thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; Văn phòng Chính phủ có Công văn số 4379/VPCP-KTTH ngày 07/8/2007 về việc triển khai Chỉ thị số 18/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Để triển khai các nội dung trên, UBND Thành phố chỉ thị cho các ngành các cấp thực hiện ngay các công việc sau:

1. Giao UBND các quận, huyện, các ngành, các Tổng Công ty trên địa bàn Thành phố triển khai ngay công tác tổ chức phổ biến, tuyên truyền chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Tài chính về công tác kiểm soát giá, bình ổn giá tới mọi đơn vị, tổ chức và cá nhân trên địa bàn thuộc lĩnh vực ngành, cấp mình phụ trách. Phải đưa nhiệm vụ này là công tác trọng tâm, cấp bách của những nội dung trong các tháng cuối năm 2007 và đầu năm 2008. Yêu cầu các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn phải rà soát, tìm mọi biện pháp để tiết kiệm chi phí sản xuất để ổn định giá thành và giá bán sản phẩm, không để xảy ra hiện tượng lợi dụng sự biến động của thị trường, tình hình thiên tai, dịch bệnh để tăng giá bất hợp lý.

2. Trước mắt, UBND các quận, huyện cần tập trung chỉ đạo các đơn vị chức năng của quận, huyện: Phòng Tài chính, Quản lý thị trường, Công an, Ban quản lý các chợ… tiến hành kiểm tra rà soát các tổ chức, cá nhân kinh doanh thực hiện việc niêm yết giá hàng hóa và bán hàng theo đúng giá niêm yết, thường xuyên theo dõi diễn biến giá cả, cung cầu hàng hóa trên địa bàn quận, huyện, phát hiện những trường hợp đầu cơ, liên kết độc quyền để trục lợi bất chính báo cáo UBND Thành phố, Sở Tài chính, Sở Thương mại và phối hợp với các ngành chức năng của Thành phố có biện pháp xử lý kịp thời để sớm bình ổn giá cả thị trường.

3. Giao Giám đốc Sở Tài chính chịu trách nhiệm:

Tham mưu cho UBND điều hành giá cả trên địa bàn thông qua các biện pháp:

- Theo dõi tổng hợp tình hình giá cả thị trường trên địa bàn Thành phố, kịp thời báo cáo và tham mưu cho UBND Thành phố các giải pháp tài chính, tiền tệ cần thiết để bình ổn giá theo thẩm quyền quản lý và sử dụng ngân sách địa phương.

- Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành gồm Sở Tài chính, Sở Thương mại (Chi cục quản lý thị trường), Cục Thuế, Cục Hải quan kiểm tra các yếu tố hình thành giá cả của những hàng hóa dịch vụ độc quyền, hàng hóa dịch vụ đang có giá tăng quá cao không hợp lý do các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đang kinh doanh trên địa bàn Thành phố, không phân biệt doanh nghiệp đó thuộc thẩm quyền quản lý của Trung ương hay thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương. Kiểm tra việc chấp hành kỷ luật nhà nước về giá: bán hàng hóa dịch vụ theo đúng giá của cơ quan có thẩm quyền quy định; kiểm tra việc niêm yết giá, bán hàng theo giá niêm yết, việc kê khai giá, đăng ký giá đối với loại hàng hóa dịch vụ thuộc danh mục phải kê khai đăng ký giá, phát hiện và xử lý kịp thời theo quy định của Pháp lệnh giá và các quy định của Pháp luật có liên quan đối với các hành vi vi phạm như: quyết định giá sai thẩm quyền, quy định mức giá không tuân thủ quy trình, hạch toán vào giá các chi phí không đúng, không hợp lý hợp lệ, lợi dụng vị trí chi phối thị trường, liên minh độc quyền cạnh tranh không đúng pháp luật về giá, đầu cơ găm hành, đẩy giá lên cao… nhằm thu lợi bất chính, báo cáo UBND Thành phố xử lý theo thẩm quyền.

- Hàng tháng, đánh giá tình hình thực hiện Chỉ thị số 18/2007/CT-TTg trên địa bàn (kèm theo báo cáo giá thị trường hàng tháng) báo cáo UBND Thành phố và gửi về Bộ Tài chính để tổng hợp báo cáo Chính phủ.

4. Giao Giám đốc Sở Thương mại chịu trách nhiệm:

- Theo dõi sát diễn biến cung cầu, hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn, trước hết là lương thực, thực phẩm và các hàng hóa dịch vụ thiết yếu, kịp thời báo cáo UBND Thành phố để có biện pháp cụ thể đảm bảo đủ lượng hàng hóa đáp ứng nhu cầu, không được để xảy ra mất cân đối cung cầu, gây đột biến giá cả.

- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, ngăn chặn và kịp thời xử lý các hành vi gian lận thương mại, kinh doanh hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng trốn lậu thuế… theo thẩm quyền quy định tại Nghị định số 175/2004/NĐ-CP ngày 10/10/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại. Nghiêm cấm việc lợi dụng kiểm tra, kiểm soát thị trường làm ảnh hưởng đến lưu thông hàng hóa phục vụ nhu cầu của nhân dân.

- Phối hợp với các sở, ngành chức năng, UBND các quận, huyện hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị kinh doanh thương mại trên địa bàn (các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, Tổng công ty thương mại Hà Nội…) có các biện pháp tiết kiệm chi phí trong quá trình lưu thông hàng hóa, làm tốt các công tác thị trường, tạo nguồn hàng đủ đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, đảm bảo chất lượng, ổn định giá cả hàng hóa.

- Cử cán bộ có thẩm quyền tham gia các đoàn kiểm tra, kiểm soát thị trường theo đề nghị của Sở Tài chính để xử lý các vi phạm thuộc lĩnh vực quản lý.

5. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm:

Phối hợp với các sở ngành liên quan và UBND các quận huyện lập kế hoạch bố trí lực lượng, phương tiện đảm bảo đầy đủ, thường xuyên liên tục các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm gia súc. Tăng cường kiểm tra, ngăn chặn và xử lý kịp thời các cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định về vận chuyển, buôn bán gia súc, gia cầm có mầm bệnh hoặc gia cầm thuộc diện có dịch bệnh cần phải quản lý, tổ chức các chốt kiểm tra vệ sinh, an toàn thực phẩm tại các cửa ô ra vào Thành phố.

6. Giám đốc Sở Y tế chịu trách nhiệm:

Chủ động thực hiện phòng chống dịch cúm gia cầm ở người. Phối hợp với sở, ngành liên quan và chính quyền địa phương tổ chức các đoàn kiểm tra xử lý nghiêm các vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm tra, kiểm soát giá thuốc chữa bệnh theo thẩm quyền.

7. Giám đốc Sở Giao thông công chính chịu trách nhiệm:

- Đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị vận tải tăng cường năng lực vận chuyển hàng hóa và hành khách công cộng để phục vụ nhân dân đi lại thuận tiện, đẩy mạnh các biện pháp tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất và giá thành vận tải.

- Phối hợp với các ngành có liên quan kiểm tra, xử lý các vi phạm về giá dịch vụ theo thẩm quyền như: giá dịch vụ tại các công viên, khu vui chơi, giá cước vận tải hành khách, việc thực hiện thu phí, lệ phí bến bãi, trông giữ xe ô tô, xe máy xe đạp…, phát hiện xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định của Nhà nước và Thành phố.

8. Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội chịu trách nhiệm:

- Tổ chức triển khai các giải pháp về thuế theo quyết định của Chính phủ và Bộ Tài chính.

- Cử cán bộ có thẩm quyền tham gia các đoàn kiểm tra, kiểm soát thị trường theo đề nghị của Sở Tài chính để xử lý các vi phạm thuộc lĩnh vực quản lý.

9. Cục trưởng Cục Hải quan Hà Nội có trách nhiệm:

- Tổ chức kiểm soát chống buôn lậu, chống gian lận thương mại, gian lận qua giá xuất nhập khẩu hàng hóa.

- Cử cán bộ có thẩm quyền tham gia các đoàn kiểm tra, kiểm soát thị trường theo đề nghị của Sở Tài chính để xử lý các vi phạm thuộc lĩnh vực quản lý.

10. Giám đốc Kho bạc Nhà nước thành phố Hà Nội chịu trách nhiệm:

Phối hợp với các Sở, Ban, ngành trong Thành phố đẩy mạnh tiến độ giải ngân, hoàn chỉnh các thủ tục thanh toán và thanh toán cho kịp thời các công trình đầu tư XDCB. Tăng cường kiểm soát chi, đồng thời chủ động phối hợp với Sở Tài chính triển khai các biện pháp chấn chỉnh việc chấp hành các quy định và các biện pháp tăng cường thực hành chống tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng và chi tiêu ngân sách nhà nước.

Yêu cầu các Sở, ngành Thành phố, UBND các quận huyện, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế nghiêm túc triển khai thực hiện Chỉ thị này.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ (để b/c);
- Bộ Tài chính (để b/c);
- TTTU, TTHĐNĐ TP (để b/c);
- Đ/c Chủ tịch UBND TP (để b/c);
- Các đ/c thành viên UBND TP;
- Văn phòng: TU, HĐND TP;
- Các Sở, ngành TP;
- Các Tổng Cty NN TP;
- UBND các quận, huyện;
- Đài PT-TH HN, Báo HNM, KTĐT;
- CPVP, các phòng chuyên viên;
- Lưu: VT

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hoàng Mạnh Hiển

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 18/2007/CT-UBND

Loại văn bảnChỉ thị
Số hiệu18/2007/CT-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành21/08/2007
Ngày hiệu lực31/08/2007
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcThương mại
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật16 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 18/2007/CT-UBND

Lược đồ Chỉ thị 18/2007/CT-UBND thực hiện biện pháp cấp bách kiềm chế tốc độ tăng giá ổn định tình hình thị trường Hà Nội tháng cuối năm 2007


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Chỉ thị 18/2007/CT-UBND thực hiện biện pháp cấp bách kiềm chế tốc độ tăng giá ổn định tình hình thị trường Hà Nội tháng cuối năm 2007
                Loại văn bảnChỉ thị
                Số hiệu18/2007/CT-UBND
                Cơ quan ban hànhThành phố Hà Nội
                Người kýHoàng Mạnh Hiển
                Ngày ban hành21/08/2007
                Ngày hiệu lực31/08/2007
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcThương mại
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật16 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Chỉ thị 18/2007/CT-UBND thực hiện biện pháp cấp bách kiềm chế tốc độ tăng giá ổn định tình hình thị trường Hà Nội tháng cuối năm 2007

                      Lịch sử hiệu lực Chỉ thị 18/2007/CT-UBND thực hiện biện pháp cấp bách kiềm chế tốc độ tăng giá ổn định tình hình thị trường Hà Nội tháng cuối năm 2007

                      • 21/08/2007

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 31/08/2007

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực