Chỉ thị 18/CT-BCT

Chỉ thị 18/CT-BCT năm 2013 giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm ngành công thương do Bộ Công thương ban hành

Nội dung toàn văn Chỉ thị 18/CT-BCT năm 2013 giải quyết vướng mắc an toàn thực phẩm ngành công thương


BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 18/CT-BCT

Hà Nội, ngày 26 tháng 08 năm 2013

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC TRONG QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM NGÀNH CÔNG THƯƠNG

Thực hiện nhiệm vụ quản lý ngành về an toàn thực phẩm theo quy định của Luật An toàn thực phẩm năm 2010 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2011, Bộ Công Thương đã phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương triển khai tích cực công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong phạm vi cả nước. Đồng thời, từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm đối với các lĩnh vực được phân công quản lý. Nhờ đó, công tác quản lý an toàn thực phẩm ngành Công Thương bước đầu đã đạt được một skết quả.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, Bộ Công Thương đã nhận được ý kiến phản ánh về một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm tại một số địa phương. Do đó, để giải quyết kp thời các khó khăn, vướng mắc, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu các Vụ, Cục chức năng thuộc Bộ, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ương khẩn trương thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau đây và đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung cùng phối hợp, chỉ đạo triển khai:

1. Các Vụ, Cục chức năng thuộc Bộ Công Thương

a) Các Vụ: Khoa học và Công nghệ, Thị trường trong nước, Công nghiệp nhẹ; các Cục: Quản lý thị trường, Xuất nhập khẩu

- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương nghiên cứu, hoàn thành việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm năm 2010 và Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, theo lĩnh vực được phân công trong Quý IV năm 2013.

- Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông để cung cấp thông tin định kỳ, đột xuất cho các báo, đài về công tác quản lý an toàn thực phẩm (những vụ việc, cơ sở vi phạm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện tốt các quy định về an toàn thực phẩm, những vấn đề dư luận xã hội quan tâm) để đăng tải kịp thời, chính xác.

- Tham gia tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn việc thực hiện các các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm ngành Công Thương.

b) Vụ Khoa học và Công nghệ

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tiến hành đánh giá, rà soát toàn diện Thông tư số 29/2012/TT-BCT ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Bộ Công Thương về việc quy định cấp, thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương”. Trên cơ sở đó, khn trương sửa đổi, bổ sung Thông tư số 29/2012/TT-BCT để phù hợp với tình hình thực tế;

- Trong thời gian chờ sửa đổi Thông tư số 29/2012/TT-BCT giao Vụ Khoa học và Công nghệ làm đầu mối tiếp nhận và có ý kiến bằng văn bản trả li các kiến nghị liên quan đến việc thực hiện Thông tư số 29/2012/TT-BCT.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu phù hợp với các cam kết quốc tế.

c) Vụ Công nghiệp nhẹ

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tiến hành rà soát, đánh giá khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Thông tư số 94/2012/NĐ-CP sản xuất kinh doanh">39/2012/TT-BCT ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu”, đề xuất sửa đổi, bổ sung Thông tư số 94/2012/NĐ-CP sản xuất kinh doanh">39/2012/TT-BCT phù hợp với tình hình thực tế và các văn bản liên quan của Bộ Công Thương;

- Tiếp tục chỉ đạo việc tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện các quy định của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu; xây dựng kế hoạch kiểm tra việc thực hiện Nghị định này tại một số địa bàn trọng điểm (phấn đấu ít nhất 30% số cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu ở địa phương được kiểm tra).

d) Vụ Thị trường trong nước

Có trách nhiệm liên hệ với các đơn vị chức năng của các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị chức năng trong Bộ Công Thương trao đổi thống nhất phương án giải quyết khó khăn, vướng mắc trong việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với chợ, siêu thị.

đ) Vụ Pháp chế

- Chủ trì, phối hợp với đơn vị có liên quan triển khai sâu rộng công tác tập huấn, phổ biến giáo dục pháp luật về an toàn thực phẩm tại các vùng, miền cần thiết.

- Đôn đốc các đơn vị có liên quan triển khai xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm và thực hiện các nội dung chỉ thị này.

e) Vụ Thương mại Biên giới và Miền núi

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, tổng kết, đánh giá việc thực hiện quản lý an toàn thực phẩm tại các khu vực biên giới, miền núi, hải đảo và vùng dân tộc thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

g) Vụ Chính sách Thương mại Đa biên

Chủ trì hoc phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng và hướng dẫn thực hiện chính sách trong nước về an toàn thực phẩm ngành Công Thương liên quan đến các cam kết về kinh tế - thương mại của Việt Nam trong khuôn khổ WTO, APEC, ASEM và các tổ chức kinh tế - thương mại quốc tế theo sự phân công của Bộ.

h) Cục Quản lý thị trường

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công an, Bộ Y tế và các cơ quan có liên quan xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ Đề án ngăn chặn vận chuyển và nhập khẩu trái phép thủy, hải sản, báo cáo thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành trung ương về an toàn thực phẩm trong tháng 9 năm 2013.

- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật ở thị trường trong nước; tổng hợp các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, đề xuất giải pháp khắc phục báo cáo kịp thời lãnh đạo Bộ xem xét, giải quyết.

i) Cục Xuất nhập khẩu

Phối hợp với Cục Quản lý thị trường và các đơn vị chức năng của các Bộ, ngành liên quan tăng cường các biện pháp quản lý nhập khẩu phù hợp với các cam kết quốc tế, kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hóa nhập khẩu.

2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

a) Quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn; quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn và các đối tượng theo phân cấp quản lý.

b) Chỉ đạo thực hiện các quy định của Luật An toàn thực phẩm năm 2010 và các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công Thương về an toàn thực phẩm.

c) Bố trí nguồn lực, tổ chức bồi dưỡng nâng cao chất lượng nhân lực cho công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại địa phương.

d) Tổ chức, chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục, truyền thông, nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm, ý thức chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm, ý thức trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với cộng đồng và người tiêu dùng thực phẩm tại địa phương.

3. Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

a) Có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý và tổng hợp các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật van toàn thực phẩm ngành Công Thương trên địa bàn báo cáo kịp thời Bộ Công Thương, y ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.

b) Phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Công Thương tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm ngành Công Thương cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn./.

 

 

Nơi nhận:
- Các Phó TTg: Nguyễn Thiện Nhân, Hoàng Trung Hải (để b/c);
-
Lãnh đạo Bộ Công Thương (để chđạo);
- Các B: Y tế, NNPTNT (đphối hợp);
- UBND tỉnh, TP, trực thuc TW;
- Các Vụ: KHCN, TTTN, CNN, TMMN, CSTMĐB, PC;
-
Các Cục: QLTT, XNK;
- Sở Công Thương các tỉnh, TP. trực thuộc TW;
- Lưu: VT, PC.

BỘ TRƯỞNG




Vũ Huy Hoàng

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 18/CT-BCT

Loại văn bản Chỉ thị
Số hiệu 18/CT-BCT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành 26/08/2013
Ngày hiệu lực 26/08/2013
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Thương mại
Tình trạng hiệu lực Còn hiệu lực
Cập nhật 11 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 18/CT-BCT

Lược đồ Chỉ thị 18/CT-BCT năm 2013 giải quyết vướng mắc an toàn thực phẩm ngành công thương


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

Văn bản liên quan ngôn ngữ

Văn bản sửa đổi, bổ sung

Văn bản bị đính chính

Văn bản được hướng dẫn

Văn bản đính chính

Văn bản bị thay thế

Văn bản hiện thời

Chỉ thị 18/CT-BCT năm 2013 giải quyết vướng mắc an toàn thực phẩm ngành công thương
Loại văn bản Chỉ thị
Số hiệu 18/CT-BCT
Cơ quan ban hành Bộ Công thương
Người ký Vũ Huy Hoàng
Ngày ban hành 26/08/2013
Ngày hiệu lực 26/08/2013
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Thương mại
Tình trạng hiệu lực Còn hiệu lực
Cập nhật 11 năm trước

Văn bản thay thế

Văn bản được căn cứ

Văn bản hợp nhất

Văn bản gốc Chỉ thị 18/CT-BCT năm 2013 giải quyết vướng mắc an toàn thực phẩm ngành công thương

Lịch sử hiệu lực Chỉ thị 18/CT-BCT năm 2013 giải quyết vướng mắc an toàn thực phẩm ngành công thương

  • 26/08/2013

    Văn bản được ban hành

    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

  • 26/08/2013

    Văn bản có hiệu lực

    Trạng thái: Có hiệu lực