Chỉ thị 20/2012/CT-UBND

Chỉ thị 20/2012/CT-UBND tăng cường các biện pháp quản lý phương tiện, dụng cụ đưa vào rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Nội dung toàn văn Chỉ thị 20/2012/CT-UBND quản lý phương tiện dụng cụ đưa vào rừng Quảng Nam


UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 20 /2012/CT-UBND

Quảng Nam, ngày 21 tháng 8 năm 2012

 

CHỈ THỊ

VỀ TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHƯƠNG TIỆN, DỤNG CỤ ĐƯA VÀO RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM

Thực hiện Chỉ thị số 12/2003/CT-TTg ngày 16/5/2003, Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 08/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách ngăn chặn tình trạng chặt phá, đốt rừng, khai thác rừng trái phép; Nghị quyết số 14- NQ/TU ngày 04/6/2010 của Tỉnh ủy Quảng Nam và Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết về tăng cường các biện pháp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Chỉ thị số 33/CT-UBND ngày 12/12/2011 của UBND tỉnh Quảng Nam về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng đầu nguồn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Trong thời gian qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND cấp huyện, lực lượng Kiểm lâm và các đơn vị chủ rừng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng triển khai nhiều biện pháp thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh. Nhờ triển khai liên tục các giải pháp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng nên tình hình vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng đã được kiểm soát và kiềm chế, những vụ vi phạm có tính chất phức tạp, ngang nhiên không còn xảy ra như thời gian trước.

Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh xuất hiện tình trạng một số tổ chức, cá nhân lợi dụng việc thi công các dự án, công trình được Nhà nước cho phép để đưa các dụng cụ, phương tiện cơ giới, chất nổ, trâu bò kéo (sau đây gọi chung là phương tiện, dụng cụ) vào các khu rừng nguyên sinh, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng đặc dụng, đặc biệt là rừng ở lưu vực của các lòng hồ thủy điện để khai thác, vận chuyển lâm sản và khai thác khoáng sản trái phép. Tình hình này đang tiềm ẩn nguy cơ thành các điểm nóng về an ninh trật tự nếu các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương không tiến hành ngay các biện pháp cấp bách để bảo vệ rừng và tài nguyên khoáng sản.

Để kịp thời ngăn chặn nguy cơ trở thành các điểm nóng về phá rừng, khai thác rừng và lâm, khoáng sản trái phép, lập lại trật tự kỷ cương và bảo vệ tốt diện tích rừng tự nhiên hiện có, UBND tỉnh chỉ thị:

1. Nghiêm cấm các hành vi đưa người, phương tiện, dụng cụ vào rừng khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép.

Nghiêm cấm việc sử dụng ghe thuyền, các phương tiện vận tải khác hoạt động trong các lòng hồ thủy điện, thủy lợi khi chưa đăng ký, đăng kiểm với cơ quan có thẩm quyền.

2. Các dự án, công trình được phép hoạt động trong rừng khi đưa người, phương tiện, dụng cụ vào rừng phải đăng ký với UBND huyện, thành phố và cam kết không vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng. Chủ tịch UBND các huyện, thành phố xem xét cấp phép cho các tổ chức, cá nhân hoạt động hợp pháp trong rừng. Khi được cấp phép hoạt động ở trong rừng, các tổ chức, cá nhân phải chấp hành nghiêm túc các quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý rừng và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Nếu tổ chức, cá nhân sử dụng các phương tiện, dụng cụ thực hiện hành vi vi phạm thì kiên quyết xử lý nghiêm minh và trục xuất ra khỏi khu vực rừng; đồng thời tịch thu hoặc tiêu hủy các phương tiện, dụng cụ vi phạm theo đúng quy định.

3. Chủ tịch UBND các huyện, thành phố: Chịu trách nhiệm toàn diện về việc tổ chức các lực lượng trên địa bàn để triển khai các hoạt động nhằm thiết lập trật tự, ổn định tình hình trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn, nhất là tại các lưu vực hồ thủy điện, thủy lợi. Chỉ đạo các cơ quan chức năng, đơn vị liên quan tham mưu cho UBND huyện, thành phố cấp phép và quản lý chặt chẽ phương tiện, dụng cụ đưa vào rừng để thi công các công trình, dự án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Chỉ đạo Công an huyện, thành phố quản lý chặt chẽ người từ địa phương khác đến; thực hiện và kiểm tra đăng ký tạm trú, tạm vắng; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, trục xuất các đối tượng xâm nhập vào rừng trái phép. Đồng thời, chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để nhân dân nhận thức đúng và ký cam kết chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng.

4. Giám đốc Công an tỉnh phối hợp với Giám đốc Sở Giao thông vận tải chỉ đạo lực lượng chức năng tổ chức kiểm tra tất cả phương tiện lưu thông trong các lòng hồ thủy lợi, thủy điện; chỉ cho phép hoạt động đối với các phương tiện có đăng ký, đăng kiểm, trang bị đảm bảo an toàn cho người và phương tiện theo đúng quy định. Xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện không có giấy phép lưu hành tham gia hoạt động trong lòng hồ.

5. Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát tại các khu vực rừng trọng điểm về phá rừng để có biện pháp ngăn chặn kịp thời; đồng thời kiểm tra, giám sát các đơn vị, cá nhân đưa phương tiện, dụng cụ vào rừng thi công các công trình, dự án... Phối hợp với UBND các huyện, thành phố xem xét quy định cụ thể khu vực cấm, xác định điểm đặt biển báo cấm để các tổ chức, cá nhân dễ nhận biết; đồng thời thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để các tổ chức, cá nhân có liên quan biết và chấp hành theo đúng quy định.

6. Các cơ quan chức năng: Công an, Quân đội, Bộ Đội Biên phòng; Ban quản lý các dự án thủy điện, thủy lợi và chính quyền địa phương... có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ lực lượng Kiểm lâm và các đơn vị chủ rừng xây dựng và triển khai các phương án, kế hoạch bố trí lực lượng chốt chặn, phát hiện, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng; phối hợp triển khai các đợt kiểm tra, truy quét tại các địa bàn trọng điểm có dấu hiệu xâm hại đến tài nguyên rừng. Đơn vị nào không thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm trong phối hợp thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn thì thủ trưởng đơn vị và những cá nhân có liên quan phải bị xử lý kỷ luật, trong trường hợp nghiêm trọng phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

7. Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính cân đối nguồn thu từ xử lý vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng để tham mưu cho UBND tỉnh quyết định đầu tư lại cho công tác quản lý, bảo vệ rừng; trường hợp thiếu thì báo cáo UBND tỉnh xem xét, bố trí từ nguồn ngân sách Nhà nước để đảm bảo các điều kiện cần thiết cho lực lượng chức năng thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh.

8. Sở Tài nguyên và Môi trường tăng cường hơn nữa công tác tham mưu, quản lý các hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh, đặc biệt đối với các hoạt động khai thác khoáng sản trên diện tích đất có rừng thuộc các huyện miền núi. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp khai thác khoáng sản trái phép nhằm thực hiện tốt Chỉ thị số 08-CT/TU ngày 13/4/2011 của Tỉnh uỷ về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh và Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 15/4/2011 của UBND tỉnh về tăng cường các biện pháp nhằm lập lại trật tự, kỷ cương trong lĩnh vực quản lý khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện. Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT có trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh định kỳ hằng năm tiến hành sơ kết, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện Chỉ thị này.

Chỉ thị này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Lê Phước Thanh

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 20/2012/CT-UBND

Loại văn bảnChỉ thị
Số hiệu20/2012/CT-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành21/08/2012
Ngày hiệu lực05/09/2012
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcGiao thông - Vận tải, Tài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật12 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 20/2012/CT-UBND

Lược đồ Chỉ thị 20/2012/CT-UBND quản lý phương tiện dụng cụ đưa vào rừng Quảng Nam


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Chỉ thị 20/2012/CT-UBND quản lý phương tiện dụng cụ đưa vào rừng Quảng Nam
                Loại văn bảnChỉ thị
                Số hiệu20/2012/CT-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Quảng Nam
                Người kýLê Phước Thanh
                Ngày ban hành21/08/2012
                Ngày hiệu lực05/09/2012
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcGiao thông - Vận tải, Tài nguyên - Môi trường
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật12 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Chỉ thị 20/2012/CT-UBND quản lý phương tiện dụng cụ đưa vào rừng Quảng Nam

                      Lịch sử hiệu lực Chỉ thị 20/2012/CT-UBND quản lý phương tiện dụng cụ đưa vào rừng Quảng Nam

                      • 21/08/2012

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 05/09/2012

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực