Chỉ thị 21/2008/CT-UBND

Chỉ thị 21/2008/CT-UBND tăng cường công tác quản lý bảo vệ môi trường đối với hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Nội dung toàn văn Chỉ thị 21/2008/CT-UBND quản lý bảo vệ môi trường hoạt động khoáng sản Quảng Ninh


UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 21/2008/CT-UBND

Hạ Long, ngày 09 tháng 12 năm 2008

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

Trong thời gian qua, Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, các Sở ngành chức năng và các cấp chính quyền của tỉnh đã quan tâm, chú trọng công tác quản lý bảo vệ môi trường, đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo nên công tác bảo vệ môi trường của tỉnh nói chung đã có nhiều chuyển biến tích cực. Hoạt động khai thác, chế biến, vận chuyển và kinh doanh khoáng sản (gọi tắt là hoạt động khoáng sản) trên địa bàn tỉnh đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, việc thực hiện các quy định của pháp luật về khoáng sản và bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức; tình trạng ô nhiễm môi trường tại nhiều khu vực có hoạt động khoáng sản còn diễn ra và chưa được khắc phục kịp thời; Hoạt động khoáng sản tại các địa bàn trọng điểm như thành phố Hạ Long, các thị xã Cẩm Phả, Uông Bí và các huyện Đồng Triều, Hoành Bồ còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây suy thoái và ô nhiễm môi trường. Việc phân công, phân cấp quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản giữa các cấp, các ngành chưa đồng bộ, còn hạn chế. Sự phối hợp giữa các Sở, ngành và Ủy ban nhân dân các địa phương trong việc kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản chưa thường xuyên, thiếu chặt chẽ, hiệu quả chưa cao.

Nhằm tăng cường công tác quản lý bảo vệ môi trường đối với hoạt động khoáng sản theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành; khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên. Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các Sở, Ngành, các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt các nội dung sau:

1. Đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động khoáng sản:

- Khai thác và chế biến khoáng sản phải có giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Trừ các trường hợp khai thác chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường được quy định tại Khoản 3 Điều 41 Luật số 46/2005/QH11 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản).

- Tuân thủ đầy đủ các quy định về lập, thẩm định, trình duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường và các thủ tục pháp lý có liên quan khác theo quy định của Nhà nước.

- Chỉ được phép tiến hành các hoạt động khoáng sản sau khi đã thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo đúng nội dung dự án cải tạo, phục hồi môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Việc ký quỹ cải tạo, phục hồi mụi trường được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg ngày 29/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khoáng sản; các tổ chức, cá nhân đang hoạt động khai thác khoáng sản nhưng chưa ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường phải lập Dự án cải tạo, phục hồi môi trường trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt trước ngày 31/12/2008 và tổ chức thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đúng quy định tại khoản 2 Điều 6 Quyết định số 71của Thủ tướng Chính phủ.

- Tổ chức thực hiện đúng các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường đã được phê duyệt (hoặc xác nhận) và các yêu cầu cụ thể trong Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; thực hiện báo cáo định kỳ theo quy định hoặc đột xuất về công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản cho cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền để theo dõi, kiểm tra. Đối với những thay đổi về quy mô, công suất so với nội dung dự án ban đầu đã được phê duyệt, chủ dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung, trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt đúng quy định.

- Chịu mọi chi phí về bảo vệ, phục hồi môi sinh, môi trường do hoạt động khoáng sản gây ra, chấp hành nghiêm các quyết định hành chính về lĩnh vực bảo vệ môi trường của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện tốt quy định về bảo vệ trật tự, an toàn xã hội và an toàn lao động trong hoạt động khoáng sản.

2. Đối với Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam:

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật liên quan đến quản lý hoạt động khoáng sản, bảo vệ tài nguyên và môi trường đối với các đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam.

- Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thành viên của Tập đoàn thực hiện nghiêm Luật Đất đai, Luật Khoáng sản, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tài nguyên nước và các quy định pháp luật khác có liên quan; Văn bản số 109/TB-VPCP ngày 26/4/2008 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải về sản xuất, kinh doanh than và các giải pháp xử lý nạn khai thác, chế biến, vận chuyển, kinh doanh than trái phép trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và các quy định, văn bản chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân tỉnh và Uỷ ban nhân dân tỉnh liên quan đến hoạt động khoáng sản của Tập đoàn.

- Tổ chức triển khai ngay các dự án cải tạo phục hồi môi trường tại những khu vực bãi thải mỏ đã dừng hoạt động, những khu vực bị ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, các khu vực đầu nguồn nước và những khu vực có nguy cơ cao về sự cố sạt lở.

- Chỉ đạo các đơn vị thành viên của Tập đoàn thực hiện tốt công tác bảo vệ trật tự, an toàn xã hội và an toàn lao động trong hoạt động khoáng sản.

- Tổ chức kiểm tra các đơn vị thành viên trong việc thực hiện Văn bản số 491/CP – CN ngày 13/5/2002 của Chính phủ về vùng cấm và hạn chế hoạt động khoáng sản than tại Quảng Ninh, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh để có biện pháp xử lý các vi phạm.

3. Đối với Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (gọi tắt là Uỷ ban nhân dân cấp huyện) và Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi tắt là Uỷ ban nhân dân cấp xã):

- Uỷ ban nhân dân cấp huyện:

+ Tăng cường công tác quản lý các hoạt động khoáng sản trên địa bàn theo quy định của Luật Khoáng sản và theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh; xác nhận đăng ký cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các nội dung trong bản cam kết bảo vệ môi trường đối với tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản thuộc địa bàn quản lý.

+ Chỉ đạo công tác kiểm tra, thanh tra xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản theo thẩm quyền; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nộp thuế, phí, lệ phí của tổ chức, cá nhân liên quan đến bảo vệ môi trường và hoạt động khoáng sản. Thường xuyên kiểm tra và xử lý các vi phạm về trật tự an toàn xã hội và an toàn lao động trong hoạt động khoáng sản của các doanh nghiệp trên địa bàn.

- Uỷ ban nhân dân cấp xã:

+ Kiểm tra công tác bảo vệ môi trường đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trên địa bàn; phối hợp với Uỷ ban nhân dân huyện thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường đối với tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng về pháp luật bảo vệ môi trường.

+ Phát hiện và xử lý theo thẩm quyền đối với những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trên địa bàn, hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp trên để xử lý theo quy định của pháp luật.

4. Đối với các Sở, Ngành của tỉnh:

Các Sở, Ngành có chức năng tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh về công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản, căn cứ chức năng nhiệm vụ, tập trung thực hiện những nội dung sau:

a) Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tăng cường việc phổ biến, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có hoạt động khoáng sản thực hiện Luật Khoáng sản, Luật Bảo vệ môi trường; các quy định về đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường; quản lý chất thải, chất thải nguy hại, lập dự án cải tạo, phục hồi môi trường, ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường; triển khai Thông tư số 04/2008/TT-BTNMT ngày 18/9/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường “về hướng dẫn lập, phê duyệt hoặc xác nhận đề án bảo vệ môi trường”.

- Phối hợp với các ngành, địa phương có liên quan đề xuất ranh giới vùng cấm, hạn chế hoạt động khoáng sản trình Uỷ ban nhân dân tỉnh.

- Phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp huyện tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở có hoạt động khoáng sản, xử lý nghiêm theo thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.

b) Sở Công thương:

- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các Sở, ngành có liên quan kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở có hoạt động khoáng sản hoàn thành các thủ tục pháp lý liên quan đến hoạt động khoáng sản trong phạm vi trách nhiệm được giao.

- Chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tăng cường kiểm tra việc thực hiện đúng quy định về lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế mỏ; kiểm tra việc thực hiện quy trình, công nghệ khai thác so với thiết kế khai thác mỏ được cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt.

- Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng và sản xuất xi măng) trên địa bàn tỉnh; việc thực hiện các quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trong khai thác khoáng sản.

- Chỉ đạo các đơn vị khai thác mỏ tăng cường đổi mới công nghệ, sö dông thiết bị hiện đại nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và an toàn lao động.

c) Sở Xây dựng:

- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các Sở, ngành có liên quan kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở có hoạt động khoáng sản hoàn thành các thủ tục pháp lý liên quan đến hoạt động khoáng sản trong phạm vi trách nhiệm được giao.

- Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng tại địa phương nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường trong quá trình khai thác.

- Phối hợp với các ngành liên quan thực hiện tốt công tác quy hoạch các khu vực xây dựng cảng, bến bãi bốc xếp, vận chuyển, chế biến, kinh doanh khoáng sản đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh môi trường.

- Hướng dẫn, chỉ đạo việc áp dụng công nghệ tiên tiến vào khai thác nguyên vật liệu xây dựng thông thường nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên, khai thác hiệu quả, đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường.

d) Công an tỉnh:

- Chỉ đạo Công an các huyện, thị xó, thành phố và các đơn vị trực thuộc tăng cường công tác điều tra tội phạm về môi trường, kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước về hoạt động khoáng sản theo quy định;

- Kiểm tra việc thực hiện quy định về tạm trú, tạm vắng của những người có hoạt động liên quan đến khoáng sản;

- Tăng cường tuần tra, kiểm soát để phát hiện, xử lý các trường hợp khai thác, vận chuyển, mua bán trái phép khoáng sản theo quy định của pháp luật; tham mưu triển khai thực hiện các biện pháp đảm bảo An ninh trật tự trong hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

đ) Sở Lao động Thương binh Xã hội:

- Phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng có liên quan và Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý kiên quyết các đơn vị có hoạt động khoáng sản không chấp hành nghiêm qui định của pháp luật lao động trong hoạt động khoáng sản.

e) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh và các lâm trường tiến hành kiểm tra, ngăn chặn việc khai thác, vận chuyển, chế biến khoáng sản trái phép trên đất rừng và xử lý theo quy định của pháp luật.

- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các địa phương liên quan trong việc quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản trong khu vực cấm, hạn chế hoạt động khoáng sản.

- Phối hợp với các doanh nghiệp có hoạt động khoáng sản tổ chức tốt việc trồng rừng trên bãi thải, các khu vực cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác.

g) Sở Giao thông Vận tải: Tăng cường các hoạt động kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thông vận tải; thực hiện nghiêm các nội dung thuộc phạm vi trách nhiệm theo Quyết định số 825/QĐ-UBND ngày 14/3/2007 của UBND tỉnh “về việc phê duyệt đề án quy hoạch sắp xếp lại các cảng và bến thuỷ nội địa tiêu thụ than và lộ trình cho phép xe vận chuyển than hoạt động trên các tuyến đường giao thông”.

h) Bộ đội Biên phòng tỉnh, Hải quan tỉnh và Chi cục Quản lý thị trường tỉnh: căn cứ chức năng nhiệm vụ, tăng cường kiểm tra, kiểm soát, phát hiện các đối tượng buôn bán, vận chuyển, xuất khẩu trái phép khoáng sản, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

i) Các Sở, ban, ngành khác có liên quan căn cứ chức năng nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường và các ngành chức năng tăng cường kiểm tra công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản có liên quan đến phạm vi trách nhiệm ngành, đơn vị được giao quản lý.

5. Đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên tích cực phối hợp với các ngành, địa phương quản lý, bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản, giám sát việc thực hiện pháp luật về khoáng sản và bảo vệ môi trường theo quy định, đẩy mạnh các hoạt động cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường.

6. Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Ninh, Báo Quảng Ninh: Thường xuyên tuyên truyền chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết cho các doanh nghiệp và nhân dân có ý thức bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản. Biểu dương những đơn vị, cá nhân làm tốt, phát hiện và đấu tranh phê phán, lên án những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản.

Yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng các Sở, Ngành của tỉnh, người đứng đầu các tổ chức, cá nhân có hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong phạm vi trách nhiệm của mình tổ chức thực hiện nghiêm Chỉ thị này; Giao Sở Tài nguyên và Môi trường thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và định kỳ hàng năm báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh tình hình thực hiện.

Chỉ thị này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường (báo cáo);
- Bộ Công Thương (báo cáo);
- TT Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh (để báo cáo);
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp (báo cáo);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Liên đoàn LĐ tỉnh, Uỷ ban Mặt trận TQ tỉnh, Hội Liên hiệp PN Tỉnh, Đoàn Thanh niên CS Hồ Chí Minh tỉnh QN;
- Các Sở, Ban, Ngành thuộc tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Đài PT-TH QN, Báo QN;
- Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản VN;
- Các d/nghiệp hoạt động k/ sản trên địa bàn;
- V0, V1, V2, V3 và các CV VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, MT.
100 bản, H-CT 01

TM. UBND TỈNH QUẢNG NINH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đỗ Thông

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 21/2008/CT-UBND

Loại văn bảnChỉ thị
Số hiệu21/2008/CT-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành09/12/2008
Ngày hiệu lực24/12/2008
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Tài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật18 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 21/2008/CT-UBND

Lược đồ Chỉ thị 21/2008/CT-UBND quản lý bảo vệ môi trường hoạt động khoáng sản Quảng Ninh


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Chỉ thị 21/2008/CT-UBND quản lý bảo vệ môi trường hoạt động khoáng sản Quảng Ninh
                Loại văn bảnChỉ thị
                Số hiệu21/2008/CT-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Quảng Ninh
                Người kýĐỗ Thông
                Ngày ban hành09/12/2008
                Ngày hiệu lực24/12/2008
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Tài nguyên - Môi trường
                Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
                Cập nhật18 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Chỉ thị 21/2008/CT-UBND quản lý bảo vệ môi trường hoạt động khoáng sản Quảng Ninh

                      Lịch sử hiệu lực Chỉ thị 21/2008/CT-UBND quản lý bảo vệ môi trường hoạt động khoáng sản Quảng Ninh

                      • 09/12/2008

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 24/12/2008

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực