Chỉ thị 22/2005/CT-UBND

Chỉ thị 22/2005/CT-UBND tăng cường công tác bảo vệ môi trường do tỉnh Bến Tre ban hành

Nội dung toàn văn Chỉ thị 22/2005/CT-UBND bảo vệ môi trường Bến Tre


UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 22/2005/CT-UBND

Bến Tre, ngày 12 tháng 9 năm 2005

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Trong thời gian qua, từ khi Nhà nước ban hành Luật Bảo vệ môi trường, công tác bảo vệ môi trường đã được Ủy ban nhân dân các cấp, các ngành chức năng quan tâm thực hiện, tình hình ô nhiễm môi trường đã được khắc phục trên một số lĩnh vực góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường chung của tỉnh. Tuy nhiên, hiệu quả đạt được còn thấp so với yêu cầu, tình hình ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng hơn nhất là những khu vực đông dân cư, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các chợ nông thôn. Nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chưa thực hiện tốt công tác đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, các hộ gia đình chăn nuôi, chưa đầu tư hệ thống xử lý chất thải; các dự án đầu tư về giao thông, thủy lợi không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cũng như đầu tư các công trình xử lý chất thải, khống chế ô nhiễm theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn của Trung ương cũng như của tỉnh.

Nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường, thực hiện nghiêm Nghị quyết 41-TW của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước và Luật Bảo vệ môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh Chỉ thị:

1. Sở Tài nguyên và Môi trường căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình, tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh xây dựng Chiến lược bảo vệ môi trường 2006-2010 và định hướng đến năm 2015. Hàng năm phải cụ thể hoá bằng các chương trình, kế hoạch cụ thể thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho toàn thể cán bộ, Đảng viên và nhân dân hiểu biết các chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường, Nghị quyết 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị, Quyết định số 34/2005/TTg ngày 22/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ và Chương trình hành động của Tỉnh ủy. Thường xuyên tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp cố ý vi phạm trong lĩnh vực môi trường. Phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp kiện toàn bộ máy quản lý Nhà nước về môi trường đặc biệt là ở cấp huyện và xã, phường, thị trấn. Tăng cường đầu tư kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường.

2. Sở Công nghiệp phối hợp với các ngành liên quan tổ chức điều tra, thống kê các loại hình công nghiệp gây ô nhiễm và có kế hoạch, qui hoạch di dời các cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi vùng đông dân cư. Đặc biệt là đối với địa bàn thị xã cần hoàn chỉnh đề án trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và triển khai thực hiện.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư xác định các chương trình mục tiêu ưu tiên cho công tác bảo vệ môi trường hàng năm, phân bổ vốn đầu tư cho các ngành và các huyện, thị tổ chức thực hiện, khi xem xét thẩm định các dự án phải có đánh giá tác động môi trường và đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, vận động các nguồn vốn, các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực bảo vệ môi trường.

4. Sở Tài chính cân đối nguồn ngân sách, tăng cường đầu tư kinh phí đảm bảo cho công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước và tăng dần theo tốc độ phát triển kinh tế hàng năm.

5. Sở Văn hoá Thông tin, Đài phát thanh truyền hình, Báo Đồng Khởi và các bản tin trong tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục về bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động văn nghệ, văn hoá, báo, đài để tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân.

6. Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo và thực hiện các chương trình kế hoạch, qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội phải gắn liền với công tác bảo vệ môi trường. Các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, hay khi thành lập nhà máy, xí nghiệp, công ty, các cơ sở sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường thông qua cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trước khi đi vào hoạt động. Tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị 200/TTg của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, tăng cường đầu tư các công trình vệ sinh công cộng, xây dựng các mô hình hố xí hợp vệ sinh rẻ tiền để người dân áp dụng. Chỉ đạo cho các xã, phường, thị trấn đưa nội dung bảo vệ môi trường vào qui ước nông thôn.

7. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn phối hợp với Mặt trận tổ quốc và các tổ chức, Đoàn thể cùng cấp thường xuyên tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường, phát động phong trào quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ môi trường bằng nhiều hình thức phù hợp với từng địa phương. Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào tiêu chuẩn xét gia đình văn hoá, nhằm thực hiện nhiệm vụ giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, xây dựng nếp sống văn minh, sạch, đẹp; nâng cao tỉ lệ sử dụng nước sạch trong nhân dân, đẩy mạch công tác thu gom và xử lý rác, cải tạo các hệ thống thoát nước không để ngập úng, ứ đọng. Trong đó, Đảng viên, Đoàn viên, Hội viên và toàn thể cán bộ phải gương mẫu, tích cực tham gia mọi hoạt động bảo vệ môi trường, chủ động cùng quần chúng nhân dân tham gia thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường ở từng khu dân cư, tổ nhân dân tự quản.

Vận động đoàn viên, thanh niên đi đầu trong công tác bảo vệ môi trường, thành lập các đội Thanh niên tình nguyện tham gia công tác bảo vệ môi trường, các tổ bảo vệ môi trường ở các xã, phường, thị trấn thường xuyên ra quân thực hiện các công trình vệ sinh môi trường ở những nơi đông dân cư, dễ gây ô nhiễm làm nồng cốt trong phong trào cho toàn dân tham gia bảo vệ môi trường.

Giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các ngành, các cấp có liên quan xây dựng kế hoạch hành động, tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch và báo cáo định kỳ 6 tháng một lần và sau mỗi năm phải sơ tổng kết rút kinh nghiệm.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các Sở, Ban, Ngành, Ủy ban nhân dân các cấp khẩn trương tổ chức thực hiện nghiêm Chỉ thị này. Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc báo cáo kịp thời về Ủy ban nhân dân tỉnh để được tiếp tục chỉ đạo./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Cao Tấn Khổng

 

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 22/2005/CT-UBND

Loại văn bảnChỉ thị
Số hiệu22/2005/CT-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành12/09/2005
Ngày hiệu lực22/09/2005
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật17 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 22/2005/CT-UBND

Lược đồ Chỉ thị 22/2005/CT-UBND bảo vệ môi trường Bến Tre


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Chỉ thị 22/2005/CT-UBND bảo vệ môi trường Bến Tre
                Loại văn bảnChỉ thị
                Số hiệu22/2005/CT-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Bến Tre
                Người kýCao Tấn Khổng
                Ngày ban hành12/09/2005
                Ngày hiệu lực22/09/2005
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật17 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Chỉ thị 22/2005/CT-UBND bảo vệ môi trường Bến Tre

                      Lịch sử hiệu lực Chỉ thị 22/2005/CT-UBND bảo vệ môi trường Bến Tre

                      • 12/09/2005

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 22/09/2005

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực