Chỉ thị 235-TTg

Chỉ thị 235-TTg năm 1994 về đẩy mạnh tổng thanh toán và xử lý nợ giai đoạn II do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Nội dung toàn văn Chỉ thị 235-TTg đẩy mạnh tổng thanh toán xử lý nợ giai đoạn II


THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 235-TTg

Hà Nội, ngày 11 tháng 5 năm 1994

 

CHỈ THỊ

VỀ ĐẨY MẠNH TỔNG THANH TOÁN VÀ XỬ LÝ NỢ GIAI ĐOẠN II 

Sau hơn một năm thực hiện Quyết định số 277-CT ngày 29-7-1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về thanh toán nợ giai đoạn II, các ngành, các cấp đã tập trung một lực lượng khá lớn cán bộ để thực hiện. Kết quả tổng hợp số liệu nợ phải thu cả nước trong giai đoạn II lên tới 6000 tỷ đồng, trên 200 triệu đô la, gần 10 tỷ Yên Nhật... Đến nay đã kê khai và xác nhận nợ được trên 70% số nợ, đã xử lý thanh toán được trên 500 tỷ đồng. Một số địa phương, ngành đã tiến hành phân tích nguyên nhân phát sinh nợ, xử lý một số trường hợp vi phạm quy định về quản lý tài chính và thanh toán nợ của các doanh nghiệp Nhà nước và tổ chức kinh tế khác.

Tuy vậy, việc triển khai kế hoạch tổng thanh toán nợ giai đoạn II quá chậm, mới dừng lại ở việc kê khai, xác nhận nợ, vẫn còn gần 30% số nợ kê khai chưa được xác nhận, đại bộ phận các khoản nợ đã xác nhận chưa được thanh toán và xử lý. Một số Bộ, ngành và địa phương chỉ đạo không chặt chẽ còn trông chờ hoặc né tránh, thiếu kiên quyết trong việc xử lý thanh toán.

Để đẩy mạnh việc thanh toán xử lý nợ, kết thúc tổng thanh toán nợ giai đoạn II trong năm 1994, nhằm lập lại trật tự kỷ luật về tài chính, tạo điều kiện hoạt động bình thường cho các doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:

1. Các đơn vị mắc nợ phải tận dụng mọi nguồn vốn hiện có bao gồm cả vốn bằng tiền, tài sản, hàng hoá, nhà cửa, thiết bị và các loại quĩ..., phải tìm mọi biện pháp để thanh toán hết các khoản nợ đã được xác nhận bao gồm cả nợ các doanh nghiệp trong nước, nợ nước ngoài, nợ Ngân hàng và nợ ngân sách. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước đang hoạt động, cơ quan chủ quản phải chỉ đạo trả nợ trong thời hạn qui định. Đối với các doanh nghiệp đã giải thể, ngừng hoạt động hoặc sáp nhập, cơ quan chủ quản phải có biện pháp cụ thể theo các qui định hiện hành để giải quyết việc trả nợ của từng doanh nghiệp.

Từ ngày 1 tháng 7 năm 1994, việc xử lý nợ đối với các doanh nghiệp mất khả năng thanh toán sẽ theo Luật Phá sản doanh nghiệp.

Mọi trường hợp cố tình dây dưa, trốn tránh trả nợ, đều bị xử lý kỷ luật về hành chính, đề nghị tổ chức Đảng thi hành kỷ luật Đảng nếu là Đảng viên, nếu nghiêm trọng bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo qui định của pháp luật, bất luận các cá nhân đó hiện nay đang giữ cương vị nào.

2. Việc tổ chức thanh toán và xử lý nợ phải thực hiện theo đúng các văn bản đã hướng dẫn và phải làm kiên quyết, khẩn trương theo hướng sau đây:

a) Các khoản nợ đã được kê khai và xác nhận giữa các doanh nghiệp Nhà nước đang hoạt động với nhau thì phải thanh toán ngay. Thường trực Ban Tổng thanh toán nợ Trung ương hướng dẫn việc thanh toán và xử lý theo phương thức đã áp dụng trong giai đoạn I.

b) Đối với các doanh nghiệp Nhà nước đã giải thể, ngừng hoạt động hoặc sáp nhập còn mắc nợ thì Ban Thanh lý được thành lập để giải quyết tài sản của doanh nghiệp đó phải chịu trách nhiệm xử lý việc thanh toán nợ. Trong trường hợp không còn Ban Thanh lý thì cơ quan chủ quản và người ký quyết định thành lập đơn vị đó phải chịu trách nhiệm đứng ra giải quyết việc thanh toán nợ. Tài sản, tiền vốn của các đơn vị mắc nợ đã bị điều động, chuyển nhượng, sử dụng vào việc khác đều phải được thu hồi để trả nợ.

Đối với các khoản nợ được bảo lãnh bằng văn bản, nếu đơn vị mắc nợ không trả được thì đơn vị hoặc cá nhân bảo lãnh phải đứng ra trả nợ thay cho các đơn vị mắc nợ.

Cán bộ quản lý doanh nghiệp thiếu tinh thần trách nhiệm gây thất thoát, mất mát vốn và tài sản hoặc có chứng cứ tham ô, lợi dụng thì phải kiên quyết áp dụng các biện pháp buộc phải bồi hoàn, trường hợp vi phạm nghiêm trọng bị truy cứu trách nhiệm hình sự và tài sản riêng bị xử lý theo tội danh. Đơn vị mắc nợ là doanh nghiệp Nhà nước thuộc cấp nào quản lý thì Ban Thanh toán nợ cấp ấy được quyền áp dụng các biện pháp kê biên phát mại tài sản của đơn vị đó để thanh toán nợ; được quyền ra lệnh thu hồi những tài sản của các doanh nghiệp đang còn mắc nợ nhưng đã giải thể, ngừng hoạt động hoặc sáp nhập để trả nợ.

c) Đối với các doanh nghiệp mắc nợ đã giải thể, ngừng hoạt động hoặc sáp nhập, ngoài việc thanh lý tài sản và tận thu mọi khả năng để thanh toán nợ, phải quy rõ trách nhiệm tập thể và cá nhân của các cơ quan đã ra quyết định thành lập, giải thể hoặc sáp nhập doanh nghiệp đó.

3. Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn chi tiết về tỷ giá thanh toán, lãi suất và phương thức thanh toán nợ đối với từng đối tượng, từng ngành, địa phương theo các nguyên tắc và trình tự đã qui định về thanh toán nợ.

4. Các ngành Nội vụ, Thanh tra phối hợp chặt chẽ với Toà án Nhân dân, Viện Kiểm sát Nhân dân chỉ đạo thực hiện việc cưỡng chế, kê biên, phát mại tài sản và truy cứu trách nhiệm hình sự, dân sự theo pháp luật đối với các trường hợp cần phải áp dụng các hình phạt đó trong quá trình tổ chức thanh toán nợ.

5. Để kết thúc tổng thanh toán nợ giai đoạn II trong năm 1994, các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan, Ban ngành ở Trung ương và Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố phải chủ động tập trung chỉ đạo và xử lý kiên quyết về kinh tế, hành chính và pháp luật như quy định thời hạn thanh toán, phong toả tài sản và tài khoản phát mại tài sản, rút giấy phép kinh doanh và đăng ký kinh doanh, Thi hành kỷ luật hành chính, đề nghị tổ chức Đảng thi hành kỷ luật Đảng nếu là Đảng viên và truy cứu trách nhiệm hình sự các trường hợp có chứng cứ phạm tội. Từng Bộ, ngành, tỉnh, thành phố cần tập trung một số cán bộ có phẩm chất và năng lực, lập các tổ công tác tập trung trong một thời gian để tổ chức việc thanh toán và xử lý nợ dứt điểm trong Bộ, ngành, địa phương mình. Ban Tổng Thanh toán nợ Trung ương trưng dụng thêm một số cán bộ thuộc các ngành là thành viên Ban Chỉ đạo, thành lập một số tổ công tác trực tiếp đôn đốc, kiểm tra một số Bộ, ngành, địa phương trọng điểm trong việc thực hiện Chỉ thị này.

6. Các cơ quan thông tin đại chúng kịp thời nêu gương những Bộ, ngành, địa phương và những đơn vị, cá nhân thực hiện tốt thanh toán và xử lý nợ, đồng thời phê bình những đơn vị, cá nhân thiếu trách nhiệm, thiếu sự chỉ đạo chặt chẽ việc tổ chức thanh toán, xử lý nợ ở những Bộ, ngành và địa phương.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần khẩn trương lập kế hoạch triển khai cụ thể Chỉ thị này ở ngành và địa phương mình, hàng tháng báo cáo kết quả với Thủ tướng Chính phủ.

 

 

Võ Văn Kiệt

(Đã ký)

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 235-TTg

Loại văn bảnChỉ thị
Số hiệu235-TTg
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành11/05/1994
Ngày hiệu lực11/05/1994
Ngày công báo30/06/1994
Số công báoSố 12
Lĩnh vựcTài chính nhà nước
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật16 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Chỉ thị 235-TTg đẩy mạnh tổng thanh toán xử lý nợ giai đoạn II


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Chỉ thị 235-TTg đẩy mạnh tổng thanh toán xử lý nợ giai đoạn II
                Loại văn bảnChỉ thị
                Số hiệu235-TTg
                Cơ quan ban hànhThủ tướng Chính phủ
                Người kýVõ Văn Kiệt
                Ngày ban hành11/05/1994
                Ngày hiệu lực11/05/1994
                Ngày công báo30/06/1994
                Số công báoSố 12
                Lĩnh vựcTài chính nhà nước
                Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
                Cập nhật16 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản được căn cứ

                        Văn bản hợp nhất

                          Văn bản gốc Chỉ thị 235-TTg đẩy mạnh tổng thanh toán xử lý nợ giai đoạn II

                          Lịch sử hiệu lực Chỉ thị 235-TTg đẩy mạnh tổng thanh toán xử lý nợ giai đoạn II

                          • 11/05/1994

                            Văn bản được ban hành

                            Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                          • 30/06/1994

                            Văn bản được đăng công báo

                            Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                          • 11/05/1994

                            Văn bản có hiệu lực

                            Trạng thái: Có hiệu lực