Chỉ thị 243-TTg

Chỉ thị 243-TTg năm 1959 về công tác phòng lụt, chống lụt, phòng bão, chống bão do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Nội dung toàn văn Chỉ thị 243-TTg công tác phòng chống bão lụt


PHỦ THỦ TƯỚNG
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 243-TTg

Hà Nội, ngày 22 tháng 06 năm 1959 

 

CHỈ THỊ

CÔNG TÁC PHÒNG LỤT, CHỐNG LỤT, PHÒNG BÃO, CHỐNG BÃO

Kính gửi:

- Các Bộ,
- Các Ủy ban hành chính khu, tỉnh, thành phố có đê

 

Hiện nay mùa mưa đã đến, việc phòng lụt, chống lụt, phòng bão, chống bão để bảo vệ tình mạng tài sản của nhân dân, bảo vệ mùa màng, công trường, xí nghiệp, kho tàng… đã trở thành một công tác vô cùng quan trọng. Năm nay lại là năm bản lề của kế hoạch dài hạn đầu tiên, sản xuất nông nghiệp, sản xuất công nghiệp, xây dựng cơ bản phát triển rất nhiều so với trước đây. Chúng ta có trách nhiệm chống lụt, chống bão, bảo vệ những thành quả của các công cuộc kiến thiết xã hội chủ nghĩa nói trên. Nó phải trở thành một công tác thường xuyên hàng năm trong mùa mưa, phải được chuẩn bị đầy đủ và chỉ đạo chặt chẽ, vì chúng ta chưa có những công trình trị thủy để giải quyết lụt một cách căn bản và vì hàng năm thường có những bão to gió lớn, sức phá hoại mạnh.

Từ hòa bình đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, nhân dân đã ra sức đắp trên 52 triệu thước khối đất đê, xếp gần 1 triệu thước khối đá kè, xây mới và củng cố hàng trăm cống dưới đê. Đó là một thành tích quan trọng. Đặc biệt trong năm nay, nhiều nơi đã gây được phong trào nhân dân mình đắp đê, nâng cao trình độ giác ngộ trong nhân dân, đắp đê được nhanh, nhiều, tốt và ít tốn kém cho ngân qũy, một số nơi vượt kế hoạch. Nói chung tuy đê điều được củng cố hơn trước  nhưng chưa đủ sức để chịu nổi những lụt lớn. Kinh nghiệm những năm gần đây chỉ cho ta thấy rõ ràng những hư hỏng nhỏ, nếu không phát hiện và sửa chữa kịp thời đều có thể gây ra thiệt hại lớn mặc dù mực nước không cao. Do đó, mọi ý nghĩ cho rằng đê đã củng cố được nhiều, đắp thêm đê chỉ làm tốn công sức nhân dân một cách vô ích, hoặc cho rằng không cần phải lo lắng nhiều đến việc chống lụt, chống bão, đều là những ý nghĩ sai lầm nguy hiểm.

Nhưng hiện nay tư tưởng chủ quan khá phổ biến trong cán bộ và nhân dân, một số tỉnh chưa đắp đê xong, chưa có kế hoạch cụ thể để phòng lụt, chống lụt, phòng bão, chưa xúc tiến tổ chức Ban chỉ huy chống lụt, chống bão, chống bão và các tổ chức nhân dân hộ đê.

Sau khi kiểm điểm tình hình, rút kinh nghiệm trong việc lãnh đạo mấy năm qua, Thủ tướng phủ quyết định đặt công tác phòng lụt, chống lụt, phòng bão, chống bão thành công tác đặc biệt quan trọng trong suốt mùa mưa kết hợp với công tác trung tâm thường xuyên là sản xuất, và yêu cầu các Bộ, các ngành, các Ủy ban hành chính các cấp gấp rút tiến hành những việc sau đây:

1. Nhận rõ tính chất quan trọng và khẩn thiết của công tác phòng lụt, chống lụt, phòng bão, chống bão, nâng cao ý thức trách nhiệm trong cán bộ các ngành, các cấp đối với việc bảo vệ tính mạng tài sản của nhân dân, bảo vệ công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa. Khắc phục tư tưởng chủ quan, động viên cán bộ, nhân viên cơ quan, quân đội và nhân dân thực hiện kế hoạch phòng lụt, chống lụt, phòng bão, chống bão, đồng thời tăng cường cảnh giác đối với âm mưu phá hoại của địch. Cần nhận thật rõ là: muốn thắng được lụt bão thì phải phòng ngừa trước cho tốt, nghĩa là phải làm ngay những công việc phòng lụt, phòng bão một cách thật chu đáo, hết sức tránh tình trạng nước đến chân mới nhẩy.

2. Các tỉnh chưa đắp đê xong phải gấp rút hoàn thành đắp đê, xếp kè, xây cống theo kế hoạch. Cần xúc tiến việc chuyên chở đá kè, đá dự trữ và vật liệu chống lụt.

3. Cần xúc tiến việc tổ chức các Ban chỉ huy chống lụt, chống bão các cấp theo nhiệm vụ và quyền hạn đã định trong nghị định số 759-TTg ngày 2/5/1956 và tổ chức các lực lượng nhân dân hộ đê, dựa vào các lực lượng sẵn có của dân quân và thanh niên và tiến hành tập dượt xong trong tháng 6/1959.

4. Kiểm tra tình hình đê kè, cống, phát hiện cho hết và kịp thời những nơi hư hỏng hoặc nơi sung yếu để có kế hoạch sửa chữa và chuẩn bị đối phó khi có thể xẩy ra nguy hiểm. Các kho tàng, cơ sở do các ngành tự ý xây dựng trên đê hoặc bên cạnh đê, nếu xét thấy nguy hiểm cho việc bảo vệ đê, đều phải dời đi nơi khác. Bộ Thuỷ lợi và Ủy ban hành chính các tỉnh có nhiệm vụ xét vấn đề này và báo cáo cho các ngành sở quan.

5. Tất cả các cơ quan, xí nghiệp, công trường, doanh trại quân đội, kho tàng của Nhà nước và nhà cửa của nhân dân phải được củng cố ngay bằng những biện pháp thiết thực để phòng lụt phòng lụt phòng bão. Các ngành có nhiều công trình, kho tàng (Kiến trúc, Nội thương, Công nghiệp, Giao thông Bưu điện…) cần kiểm tra tình hình và đặt ngay kế hoạch phòng lụt, phùng bão.

6. Phải phối hợp chặt chẽ và có kế hoạch toàn diện về chống lụt, chống bão: tuyên truyền, giáo dục, củng cố nhà cửa, kho tàng, tổ chức lực lượng chuẩn bị dụng cụ, vật liệu, đặt giao thông liên lạc để bảo đảm chuyển tin nhanh… Ngành Bưu điện có nhiệm vụ tăng cường thiết bị ở những nơi cần thiết và bảo đảm chuyển các tin về mực nước, mưa, gió, bão, lụt theo chế độ ưu tiên. Ngành Thủy lợi và ngành Khí tượng có nhiệm vụ tập trung những tài liệu để dự báo kịp thời và tăng cường mức độ chính xác. Ở ven bể, ở những nơi có nhiều thuyền bè, Ủy ban hành chính tỉnh cần đặt và quản lý các trạm tín hiệu; ngành Khí tượng và ngành Giao thông Bưu điện có nhiệm vụ giúp xây dựng và tổ chức các trạm tín hiệu nói trên. Ngành Khí tượng cần nắm lấy mạng lưới các trạm tín hiệu để góp ý kiến cho Ủy ban hành chính địa phương.

7. Bộ đội có nhiệm vụ và sẵn sàng tham gia việc chống bão, chống lụt, sẽ sử dụng các tổ chức và phương tiện của mình để chuyển tin và báo tin khi cần. Các lực lượng bộ đội trong công tác chống lụt, chống bão cần được địa phương giúp đỡ các dụng cụ: cuốc xẻng, quanh gáng, tre…

Trong trường hợp cấp bách khi dùng các xe cộ hoặc phương tiện khác của bộ đội phải thanh toán các chi phí để khỏi trở ngại cho kế hoạch của đơn vị.

Công tác phòng lụt, chống lụt, phòng bão, chống bão có một tầm quan trọng đặc biệt trong suốt mùa mưa bão. Yêu cầu các cấp các ngành đặc biệt quan tâm và lãnh đạo chặt chẽ để kiên quyết thắng được lụt, bão.

 

 

KT. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG
 
 

 
Phạm Hùng

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 243-TTg

Loại văn bảnChỉ thị
Số hiệu243-TTg
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành22/06/1959
Ngày hiệu lực07/07/1959
Ngày công báo01/07/1959
Số công báoSố 24
Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật16 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Chỉ thị 243-TTg công tác phòng chống bão lụt


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Chỉ thị 243-TTg công tác phòng chống bão lụt
                Loại văn bảnChỉ thị
                Số hiệu243-TTg
                Cơ quan ban hànhPhủ Thủ tướng
                Người kýPhạm Hùng
                Ngày ban hành22/06/1959
                Ngày hiệu lực07/07/1959
                Ngày công báo01/07/1959
                Số công báoSố 24
                Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
                Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
                Cập nhật16 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Chỉ thị 243-TTg công tác phòng chống bão lụt

                            Lịch sử hiệu lực Chỉ thị 243-TTg công tác phòng chống bão lụt

                            • 22/06/1959

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 01/07/1959

                              Văn bản được đăng công báo

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 07/07/1959

                              Văn bản có hiệu lực

                              Trạng thái: Có hiệu lực